Ngày: Tháng Sáu 16, 2017

BÀI 11. SỰ CHỌN LỰA CỦA LÓT (HV)

BÀI 11. SỰ CHỌN LỰA CỦA LÓT (HV)

in QUÍ I. 2016, THIẾU NHI on 16 Tháng Sáu, 2017

BÀI 11. SỰ CHỌN LỰA CỦA LÓT

 

I. KINH THÁNH: Sáng 13:1-18.

II. CÂU GỐC: “… Ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục sự,…nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giê-hô-va” (Giô-suê 24:15).

III. BÀI TẬP.

  A. Dưới đây là một trò chơi. Em đi du lịch bắt đầu từ bên dưới góc phải. Mỗi khi đến một trạm, có hai bức hình cho em chọn lựa. Nếu em không thích hình nào, thì gạch chéo vào hình đó. Khi đi đến trạm cuối, em viết ra nội dung và sự dạy dỗ của hình đó.

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

  B. Dưới đây có ba trường hợp, em chọn một trường hợp và đặt mình trong trường hợp đó. Em sẽ cư xử ra sao?

 

1. Em đang xem tivi, mẹ bảo em dọn dẹp đồ chơi của em gái, thì em…………………………………………………….

2. Mẹ mắng em gái (Thật ra là lỗi tại em), em sẽ…………………………..

3. Em không thích bạn A gia nhập đội bóng đá của em, nên em…………………………………………

– Em chọn cách nào? …………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

– Sự chọn lựa của em, có phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời không? Tại sao?

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

BÀI 11. SỰ CHỌN LỰA CỦA LÓT (GV)

BÀI 11. SỰ CHỌN LỰA CỦA LÓT (GV)

in QUÍ I. 2016, THIẾU NHI on 16 Tháng Sáu, 2017

BÀI 11. SỰ CHỌN LỰA CỦA LÓT

 

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 13:1-18.

II. CÂU GỐC: “Tôi chẳng hề lìa bỏ các điều răn của môi Ngài, vẫn vâng theo lời của miệng Ngài hơn là ý muốn lòng tôi” (Gióp 23:12).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Tính ích kỷ làm cho sự chọn lựa trở nên sai lầm.

– Cảm nhận: Sự chọn lựa rất quan trọng, vì ảnh hưởng đến cả cuộc đời.

– Hành động: Quyết định chọn lựa trong ý muốn của Chúa.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY

A. CHUẨN BỊ.

  1. Chuẩn bị một cái hộp giấy. Vẽ các dấu hỏi (?) lên thân hộp. Trên nắp hộp ghi dòng chư “Làm thế nào để tôi chọn được điều tốt nhất?” Ghi chép các câu Kinh Thánh sau đây cho vào hộp: Thi 25:12; Châm 16:3; 21:1; Ma-thi-ơ 7:12; Phi-líp 4:8.
  2. Hai gói quà hình dáng khác nhau. Một gói trang trí thật đẹp, nhưng bên trong để ít quà, còn gói kia trang trí sơ sài, nhưng bên trong để nhiều quà.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

    1. Vào đề.

Trong sinh hoạt thường ngày, các em mỗi người đều phải đối diện với sự chọn lựa khác nhau. Nếu các em chọn lựa đúng, thì đem lại niềm vui và ích lợi. Nếu các em chọn lựa sai lầm, thì sẽ mang lại thiệt hại. Trong tâm linh, các em thường hay chọn lựa giữa  vâng lời hay chống nghịch, nhân từ hay ích kỷ?

Sự chọn lựa rất quan trọng, cho nên phải cẩn thận. Qua bài học hôm nay, các em sẽ được chứng kiến sự chọn lựa của Áp-ram và Lót. Sự chọn lựa nầy sẽ đem đến cho hai người hai kết quả khác nhau. Các em cùng chú ý theo dõi nhé!

    2. Bài học.

      (1) Trở về xứ Ca-na-an.

Áp-ram dẫn theo người cháu tên Lót đi từ U-rơ đến Cha-ran, rồi đến xứ Ca-na-an. Không bao lâu, do trời không mưa, đất khô hạn không trồng được gì, nên có cơn đói kém. Áp-ram dẫn người nhà và bầy súc vật xuống xứ Ai-cập ở tạm.

Lúc mới đến, vua Ai-cập đối đãi rất tốt với Áp-ram và Lót, cho nhiều đàn gia súc như bò, chiên, lừa, lạc đà, đầy tớ. Nhưng không bao lâu, vua lại ra lịnh cho Áp-ram phải ra khỏi xứ Ai-cập. Thế là họ đành phải dọn về chỗ cũ, đó là xứ Ca-na-an. Áp-ram và Lót đóng trại ở tại đây.

      (2) Cuộc tranh giành xảy đến.

Lúc nầy, Áp-ram và vợ là Sa-rai đã cao tuổi rồi, nhưng vẫn chưa có con. Vì thế, hai ông bà rất thương cháu mình là Lót, coi Lót như con trai ruột của mình. Lót cũng được Đức Chúa Trời ban phước, nên có rất nhiều bầy bò, chiên và đầy tớ.

Nạn hạn hán đã qua rồi, cỏ mọc xanh khắp cánh đồng, nhưng vẫn không đủ cung cấp cho bầy chiên, bò của Áp-ram và Lót. Thế là việc tranh giành về đồng cỏ đã xảy ra giữa người chăn của Áp-ram và người chăn của Lót. Ai cũng muốn giành về mình phần tốt, trong lòng họ đầy sự ích kỷ.

      (3) Sự chọn lựa của Áp-ram.

Từ lâu, Đức Chúa Trời đã hứa ban cho Áp-ram miền đất tốt nhất, nhưng nay vì không đủ cỏ cho bầy súc vật, nên Áp-ram và Lót phải chia ra.

Áp-ram có quyền nói với Lót rằng: “Đây là đất của bác. Nơi nầy không đủ nước và cỏ, thì cháu hãy dẫn đàn chiên, bò đầy tớ của cháu mau mau đi chỗ khác”. Nhưng Áp-ram không phải là con người ích kỷ. Ông nói cùng Lót rằng: “Chúng ta là cốt nhục, xin ngươi cùng ta chẳng nên cãi lẫy nhau và bọn chăn ta cùng bọn chăn chiên ngươi cũng đừng tranh giành nhau nữa… Nếu ngươi lấy bên tả, ta sẽ qua bên hữu; nếu ngươi lấy bên hữu, ta sẽ qua bên tả” (Sáng 13:8-9).

Áp-ram nhường cho Lót chọn lựa trước. Ông chỉ nhận lấy phần còn lại, vì ông tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời.

      (4) Sự lựa chọn của Lót.

Khi nghe Áp-ram nói vậy, Lót liền nhìn khắp nơi, thấy đất mà Đức Chúa Trời ban cho Áp-ram có núi cao, có đồng bằng sông Giô-đanh màu mỡ, có nhiều nước, có nhiều đồng cỏ, chính là nơi lý tưởng cho việc chăn nuôi. Ông rất thích và muốn có tất cả cánh đồng đó. Lót là cháu của Áp-ram, đáng lẽ phải nhường phần đất tốt cho Áp-ram mới phải, nhưng Lót không có tấm lòng như vậy. Ngược lại, ông chọn cho mình phần tốt nhất. “Lót bèn chọn lấy cho mình hết cánh đồng bằng bên sông Giô-đanh” (Sáng 13:11).

Lót rất hài lòng với sự lựa chọn của mình, nghĩ rằng đã chọn phần đất tốt nhất rồi. Nhưng Lót không ngờ mình đã chọn lựa sai lầm. Đúng là Lót chọn phần đất phì nhiêu, nhưng đất nầy ở gần thành phố tội lỗi, đó là thành Sô-đôm. Không bao lâu, Lót sống trong một thành phố tội lỗi. Lót tính toán thiệt hơn, kết quả là mất tất cả, vì sau nầy Đức Chúa Trời hủy diệt thành Sô-đôm. Sự lựa chọn của Lót xém chút nữa hủy diệt cuộc đời của ông.

      (5) Sự ban thưởng của Đức Chúa Trời.

Sau khi Lót dọn sang thành Sô-đôm, Áp-ram dời trại mình đến xứ Hếp-rôn, là nơi có nhiều đồi núi. Việc ông làm đầu tiên là lập một bàn thờ cho Đức Giê-hô-va.

Áp-ram không giành phần đất phì nhiêu, vì biết làm như vậy là đẹp lòng Đức Chúa Trời. Không bao lâu, Đức Chúa Trời hiện ra cùng Áp-ram và hứa ban phước nhiều hơn cho ông. “Vì cả xứ nào ngươi thấy, ta sẽ ban cho ngươi và cho dòng dõi ngươi đời đời. Ta sẽ làm cho dòng dõi ngươi như bụi trên đất; thế thì, nếu kẻ nào đếm đặng bụi trên đất, thì cũng sẽ đếm đặng dòng dõi ngươi vậy” (Sáng 13:15-16).

    3. Ứng dụng.

Các em thân mến! Lót chọn lựa theo sự khôn ngoan riêng của mình, cuối cùng chẳng được gì cả. Trong khi đó, Áp-ram chọn lựa theo ý muốn của Chúa, không tranh giành, hết lòng tin cậy Chúa, nên được phước hạnh. Chắc chắn trong cuộc sống, có lúc các em cũng phải lựa chọn. Trước khi lựa chọn làm gì, chơi gì, đi đâu… các em cần phải suy nghĩ thật kỹ, xem điều em sắp làm có đẹp lòng Chúa hay không? Có những lúc các em cảm thấy bối rối bởi không biết phải lựa chọn như thế nào, các em có thể cầu nguyện xin Chúa ban cho sự khôn ngoan để quyết định đúng. Hoặc các em xin ý kiến của người lớn chỉ dẫn, để không có những quyết định sai lầm. Nhưng quan trọng hơn hết là chọn lựa sống theo ý Chúa chớ không sống theo ý riêng, tin cậy Chúa, vâng lời, sống đẹp lòng Chúa và làm vui lòng ba mẹ. Nếu các em chọn lựa trong ý muốn của Chúa, chắc chắn đời sống của các em sẽ được phước hạnh. Khi các em đã quyết định chọn Chúa, hãy cầu nguyện để Chúa giúp đỡ các em.

BÀI 11. YÊU KẺ THÙ NGHỊCH (HV)

BÀI 11. YÊU KẺ THÙ NGHỊCH (HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ I. 2016 on 16 Tháng Sáu, 2017

BÀI 11. YÊU KẺ THÙ NGHỊCH

 

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 5:43-48.

II. CÂU GỐC: “Hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi” (Ma-thi-ơ 5:44).

III. BÀI TẬP.

A. BÁNH KẸO VÀ THIỆP SINH NHẬT.

Giả sử em là Mai và Nhân, em sẽ trao bánh kẹo và thiệp sinh nhật cho ai? Cắt dán bánh kẹo và thiệp sinh nhật bên cạnh bạn ấy. (Cắt hình bánh kẹo và thiệp sinh nhật trong trang cắt dán).

  1. Mai chuẩn bị mời các bạn dự sinh nhật của mình, nhưng lại đang suy nghĩ… (Trí từng làm đổ hộp bút của mình, Minh hôm qua làm dính mực vào áo Mai, nhưng không xin lỗi, Mỹ rất ít trò chuyện với mình, chỉ có Nhi là bạn thân nhất).

Trí   Mỹ  Nhi  Minh                        Mai.

  1. Nhân đem một bịch bánh kẹo đến Hội Thánh, bạn ấy gặp bốn người… (Bạn Chánh là bạn thân, Trung thường đánh nhau với Nhân, Linh thường mời Nhân ăn quà, Thông thường giành ghế với Nhân trong Trường Chúa Nhật).

 

Nhân     Chánh      Trung     Linh    Thông

BÀI 11. YÊU KẺ THÙ NGHỊCH (GV)

BÀI 11. YÊU KẺ THÙ NGHỊCH (GV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ I. 2016 on 16 Tháng Sáu, 2017

BÀI 11. YÊU KẺ THÙ NGHỊCH

 

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 5:43-48; Châm Ngôn 25:21-22.

II. CÂU GỐC: “Hãy yêu kẻ thù nghịch và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi” (Ma-thi-ơ 5:44).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Chúa Giê-xu dạy dỗ các môn đồ phải thương yêu những người có lỗi với mình và cầu nguyện cho họ.

– Cảm nhận: Yêu thương người có lỗi với mình là việc làm đẹp lòng Chúa.

– Hành động: Sẵn lòng cầu nguyện cho người có lỗi với mình và học tập yêu thương họ như lời Chúa dạy.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Trò chơi truyền tin.

Hướng dẫn các em biết, nếu truyền sang bên trái thì nói: “Xin lỗi”, nếu truyền sang bên phải thì nói: “Mình tha thứ cho bạn”. Giáo viên sẽ bắt đầu nói trước. Nếu giáo viên nói với người bên trái: “Xin lỗi”, người bên trái có thể nói tiếp với người bên trái kế bên: “Xin lỗi”, phương hướng là truyền sang bên trái; nếu người bên trái không muốn tiếp tục truyền bên trái, thì có thể nói với người bên phải: “Mình tha thứ cho bạn”, thì phương hướng sẽ chuyển sang bên phải, cứ tiếp tục chơi như thế, em nào quên qui tắc sẽ bị phạt.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

(Giáo viên chuẩn bị ba em có khả năng, tập đóng vai các nhân vật trong vở kịch ngắn dưới đây).

    1. Vào đề: Kịch ngắn.

(Cảnh 1. Phi đang ngồi một mình, vẻ mặt rất buồn, Kiệt vừa hát vừa đi tới.)

– Kiệt (Tỏ vẻ ngạc nhiên): Ủa, Phi! Sao bạn lại ngồi đây một mình? Mọi người đều chơi ở bên kia, chúng ta cùng qua đó chơi đi.

– Phi (Lắc đầu): Không, mình không muốn chơi với Huy và Mạnh!

– Kiệt: Tại sao vậy?

– Phi: Hôm qua Huy đụng mình té, hôm nay lại lấy bút màu tô lên tay mình.

– Kiệt: Huy không xin lỗi bạn sao?

– Phi: Có, nhưng mình không muốn tha thứ cho bạn ấy?

– Kiệt: Tại sao bạn lại giận Mạnh?

– Phi: Ai bảo nó chơi với Huy. Nếu bạn chơi với họ, mình cũng không chơi với bạn.

(Cảnh 2. Ngay lúc ấy, giáo viên đi đến. Giáo viên đã nghe các bạn ấy nói chuyện).

– Giáo viên: Em giận Huy, rồi giận những bạn cùng chơi với Huy, em cảm thấy vui không? (Phi lắc đầu). Cô (thầy) hỏi em: Em có bao giờ có lỗi với người khác không?

– Phi (Suy nghĩ một lát): Dạ có, hôm trước em làm cho anh của em bị té chảy máu chân!

– Giáo viên: Lúc đó em cảm thấy thế nào?

– Phi: Dạ em rất sợ ạ.

– Giáo viên: Em sợ gì vậy?

– Phi: Em sợ anh của em sẽ không chơi với em nữa, lại sợ bị mẹ phạt.

– Giáo viên: Sau đó thế nào?

– Phi: Sau đó mẹ xức thuốc cho anh và bảo em xin lỗi anh.

– Giáo viên: Vậy anh của em có tha thứ cho em không?

– Phi: Dạ có.

– Giáo viên: Nếu anh của em không chịu tha thứ cho em, em sẽ thế nào?

– Phi: Dạ, em sẽ rất buồn.

– Giáo viên: Vậy em có nên học theo gương anh của em, tha thứ cho người có lỗi với mình không?

(Phi từ từ gật đầu).

    2. Bài học.

Các em ơi, các em có cảm thấy rằng, tha thứ cho người có lỗi với mình sẽ đem lại niềm vui không? Mình sẽ không còn nhớ những việc khiến mình không vui nữa, và người có lỗi với mình cũng rất vui vì được tha thứ. Ngoài ra Cha Trên Trời của chúng ta cũng rất vui lòng khi chúng ta tha thứ cho người khác.

Chúa Giê-xu dạy: “Hãy yêu kẻ thù nghịch và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các con, hầu cho các con được làm con của Cha ở trên trời”. À thì ra yêu người có lỗi với mình, cầu nguyện cho họ là yêu cầu của Chúa dành cho con cái Ngài. Bởi vì chúng ta là con của Đức Chúa Trời, thì phải giống Ngài và học theo Ngài. Chúa Giê-xu cũng nói rằng Đức Chúa Trời ban ánh sáng mặt trời cho người tốt cũng như người xấu, ban mưa xuống không chỉ cho người lành, nhưng cũng cho cả kẻ ác nữa. Điều đó có nghĩa là Đức Chúa Trời yêu người tốt, và cũng yêu người xấu. Vậy chúng ta nhận biết rằng Đức Chúa Trời yêu thương mọi người trên thế gian nầy.

Chúa Giê-xu còn nói, nếu chúng ta chỉ yêu thương những ai thương yêu, đối đãi tốt với chúng ta, thì chúng ta có khác gì những người không tin Chúa. Chúng ta là con Đức Chúa Trời, vì thế chúng ta phải giống Ngài, yêu thương hết thảy mọi người.

Nếu có người làm điều có lỗi với em và không xin lỗi, em có tha thứ cho người đó không? (Cho các em trả lời). Mặc dù người ta không xin lỗi, trong lòng mình không vui, cũng phải học tập tha thứ cho người khác. Nếu em có thể thật lòng cầu nguyện cho người ấy, là em đã tha thứ, không để tâm đến lỗi lầm của người ấy nữa.

Ngoài ra, trong sách Châm ngôn cũng dạy chúng ta phải đối đãi tốt với người có lỗi với mình. Nếu người ấy có đói thì cho ăn, có khát thì cho uống. Nếu em đối đãi tốt với người có lỗi với mình, thì đó là việc làm đẹp lòng Đức Chúa Trời và cũng là cách tốt nhất để giải toả tất cả những buồn giận nhau. Vì có thể khi em đối xử tốt với họ, người có lỗi với em sẽ cảm thấy lương tâm cắn rứt và sẽ ăn năn. Chúa sẽ vui lòng khi chúng ta đối đãi với nhau bằng tình yêu thương.

Bây giờ các em đã biết thế nào là thương yêu người có lỗi với mình chưa? (Cho các em trả lời). Làm thế nào để yêu thương họ? (Tha thứ, đối đãi tốt đối với họ và cầu nguyện cho họ).

    3. Ứng dụng.

Cho các em mở sách học viên bài 11 ra và hướng dẫn các em thảo luận bằng cách hỏi các em: Nếu người có lỗi với em không chịu xin lỗi, em phải làm thế nào? Sau khi thảo luận xong cho các em làm bài tập: “Bánh kẹo và thiệp sinh nhật”. Giáo viên có thể chia sẻ kinh nghiệm về sự tha thứ để khích lệ các em.

Trong phần B của bài tập, giáo viên cho các em suy nghĩ xem có người nào từng có lỗi với em mà hiện nay em chưa tha thứ. Viết tên người đó lên giấy, và lời cầu nguyện xin Chúa ban phước cho người ấy. (Giáo viên gợi ý một số lời cầu xin Chúa ban phước). Sau đó viết tên của mình vào và nộp cho giáo viên.