Ngày: Tháng Bảy 12, 2018

BÀI 1. NO MẤT NGON, GIẬN MẤT KHÔN! (GV-HV)

BÀI 1. NO MẤT NGON, GIẬN MẤT KHÔN! (GV-HV)

in QUÍ III. 2016, THIẾU NHI on 12 Tháng Bảy, 2018

BÀI 1. NO MẤT NGON, GIẬN MẤT KHÔN! (GV)

I. KINH THÁNH: Dân Số Ký 20:1-13.

II. CÂU GỐC: “Ví bằng anh em đương cơn giận, thì chớ phạm tội; chớ căm giận cho đến khi mặt trời lặn” (Ê-phê-sô 4:26).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Môi-se tức giận nên không vâng theo lời phán dạy của Đức Chúa Trời.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời có thể giúp các em chế ngự được cơn giận của mình.

– Hành động: Tìm hiểu xem phải làm gì khi nổi giận để có thái độ, lời nói và hành động xứng hợp là con cái Chúa.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

Tìm trong tạp chí và sách vở những hình mặt nạ người. Thử nhận xét vẻ mặt của những mặt nạ đó (buồn, vui, giận dữ…) Nếu không có thì tự làm bằng giấy bìa cứng (cắt thành hình tròn rồi vẽ nét mặt lên).

B. BÀI HỌC KINH THÁNH

  1. Vào đề

Các em thân mến! Ai cũng có những cảm xúc trong lòng hết, phải không? Có lúc chúng ta vui, có lúc buồn, có lúc giận dữ… Người khác có thể nhìn thấy cảm xúc của chúng ta qua hành động, thậm chí chỉ cần qua nét mặt cũng có thể biết được.

Khi cảm xúc chúng ta trào dâng, như vui quá, giận quá… những lúc đó sẽ ảnh hưởng đến hành động rất nhiều. (Cho các em lần luợt xem những mặt nạ có cảm xúc khác nhau, và tự các em nhận xét về vẻ mặt đó).

Kinh Thánh nói: “Lòng khoái lạc làm cho mặt mày vui vẻ; nhưng tại lòng buồn bã trí liền bị nao sờn” (Châm Ngôn 15:13).

Trong bài học mới nầy, các em biết Kinh Thánh giúp các em kềm chế những cảm xúc đó như thế nào? Dân Y-sơ-ra-ên khi gặp khó khăn đã hành động như thế nào? Đức Chúa Trời đã cho họ bài học gì từ kinh nghiệm đó?

  1. Bài học.

(1) Nguyên nhân dẫn đến sự tức giận.

  1. Không có nước uống.

Khi dân Y-sơ-ra-ên ở trong đồng vắng, họ không thể tìm được nước uống. Bây giờ, các em cùng quan sát đồng vắng, nơi họ đến nhé! (Hướng dẫn các em tìm vị trí của đồng vắng Sin và Ca-đe trên bản đồ). Họ đã đến gần đất hứa mà Chúa ban cho.

Dân Y-sơ-ra-ên dừng lại ở Ca-đe. Bây giờ, họ đang đối diện với một số khó khăn nghiêm trọng, đó là việc không tìm ra nước. Nếu tình trạng nầy kéo dài, thì mọi người và súc vật sẽ chết khát.

Khi dân Y-sơ-ra-ên nhìn thấy những nguồn nước đã khô cạn, họ bắt đầu thốt ra những lời cằn nhằn, tức giận với Môi-se: “Tại sao ông đem chúng tôi vào sa mạc để chết khát? Tại sao ông bắt chúng tôi rời bỏ Ai-cập để vào nơi khô cằn sỏi đá nầy?” Tại sao và tại sao???

Khi Môi-se và A-rôn nghe những lời trách móc của họ, thì rất giận. Thật ra việc không có nước đâu phải do lỗi của hai ông. Hai ông chỉ làm theo lời của Đức Chúa Trời dẫn dắt họ đến vùng đất hứa mà thôi.

Môi-se và A-rôn rời dân sự và đến chầu trước cửa đền tạm. (Các em đã biết rõ đền tạm trong bài học trước rồi!). Hai ông thưa với Đức Chúa Trời về việc không có nước.

Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: “Hãy cầm lấy cây gậy của A-rôn rồi truyền dân chúng tập trung lại. Trước mặt họ, con sẽ bảo vầng đá kia phun nước ra. Con sẽ cho họ và gia súc uống nước từ vầng đá!”.

Chỉ thị của Đức Chúa Trời thật rõ ràng, không có gì khó hiểu hết, phải không các em? Đức Chúa Trời sắp sửa làm một phép lạ kỳ diệu: Môi-se chỉ cần bảo vầng đá thì nuớc sẽ chảy ra từ vầng đá giữa sa mạc khô hạn.

  1. Không kềm chế cảm xúc.

Lúc mới bắt đầu, Môi-se làm đúng lời dặn của Đức Chúa Trời. Ông bảo dân chúng nhóm lại trước một vầng đá, rồi cầm cây gậy của A-rôn trong tay. Môi-se nhìn xuống hội chúng, thấy vẻ mặt giận dữ và lời nói lằm bằm thốt ra từ  miệng họ, ông nổi giận (Đưa hình mặt nạ giận dữ ra). Kinh Thánh thuật lại câu nói của ông: “Hỡi dân phản nghịch! Hãy nghe, chúng ta há dễ khiến nước chảy từ hòn đá nầy ra cho các ngươi được sao?” Sự tức giận khiến ông không kiểm soát được hành động của mình. Môi-se giơ cậy gậy lên cao, đập vào vầng đá hai lần: Bốp… bốp… Ngay lập tức nước từ vầng đá phun ra lai láng, dân chúng sung sướng vội uống lấy uống để, cả súc vật của họ cũng uống nữa.

Giờ thì vấn đề nước uống đã được giải quyết, nhưng vấn đề rắc rối lại rơi vào Môi-se và A-rôn. Em nào phát hiện được sự rắc rối đó? (Cho các em trả lời). Hai ông làm sai lời của Đức Chúa Trời. Ngài dặn rằng chỉ cần bảo với vầng đá thì nước sẽ phun ra, nhưng Môi-se đã dùng gậy đập vào hòn đá không chỉ một lần mà tới hai lần. Hành động đó xảy ra không phải Môi-se cố ý mà vì ông nhất thời giận dữ, không làm chủ được hành động của mình.

Đức Chúa Trời muốn Môi-se phải bình tĩnh giải quyết sự việc, có như vậy mới giúp dân chúng hiểu được Môi-se vì tin cậy Đức Chúa Trời nên Ngài thực hiện phép lạ ban cho nguồn nước. Nhưng Môi-se đã để cơn giận bùng lên khiến ông làm sai lời Chúa. Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se và A-rôn: “Bởi vì hai ngươi không có tin đến Ta, đặng tôn Ta nên thánh trước mặt dân Y-sơ-ra-ên, vì cớ đó, hai ngươi sẽ không đem hội chúng nầy vào xứ mà Ta đã cho nó đâu” (Dân Số Ký 20:12). Đức Chúa Trời là thánh khiết, không làm vinh hiển danh Ngài là một tội lỗi nghiêm trọng.

Môi-se dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên đã gần bốn mươi năm, bây giờ ông không được bước chân vào đất hứa. Nóng giận là một trong những thất bại của Môi-se. Nói như thế có nghĩa là những người tin Chúa sẽ không biết giận dữ sao? Có người nào mà trong suốt cuộc đời không nổi giận dù chỉ một lần? Các em nên biết nóng giận là bản tính sẵn có của con người, chỉ khác nhau ở chỗ người biết kềm chế, người không biết.

Hãy xem tình cảnh của Môi-se lúc đó, có biện pháp nào giúp ông kềm chế sự nóng giận không? (Cho các em trả lời. Biện pháp tốt nhất là xin Chúa giúp đỡ: “Chúa ơi! Ngài đã làm mọi điều cho dân nầy, nhưng họ lằm bằm làm cho con tức giận quá! Xin giúp con kềm chế sự nóng giận để con làm vinh hiển Danh Ngài”).

Dù Môi-se và A-rôn phạm tội, nhưng Chúa vẫn thực hiện phép lạ như lời hứa. Ngài vẫn ban cho họ nước uống, làm cho họ một lần nữa biết rằng Đức Chúa Trời luôn lo lắng và yêu thương con cái của Ngài.

  1. Ứng dụng.

Trong trường học cũng như trong gia đình, luôn có những việc làm các em nổi giận, phải không? (Cho các em đưa ra dẫn chứng thực tế từ cuộc sống hằng ngày để tham khảo. Ví dụ: Người bạn của em lại nói xấu em với những bạn khác, bạn bè chế giễu khuyết điểm của em, hay em trai của em làm hư bài thủ công mà ngày mai em phải đem nộp, hoặc cô giáo của em đã xử sự không công bằng, chưa hiểu rõ việc gì đã mắng em).

Các em có nghĩ rằng nóng giận cũng là một tội lỗi không? (Các em có thể tham khảo Ê-phê-sô 4:26). Khi nóng giận, các em thường làm gì? Khi làm việc đó, các em cảm thấy mình phạm tội không? Tại sao? (Cho các em trả lời. Giúp các em hiểu rằng, phải nhìn nhận sự giận dữ của mình. Sau đó cầu nguyện xin Chúa giúp mình kềm chế cơn giận và làm một việc gì đó như đọc Kinh Thánh, thu dọn nhà cửa, nghe nhạc… để quên những bực tức trong lòng).

Kinh Thánh dạy chúng ta cách xử sự khi nóng giận. Hãy xem câu gốc của bài nầy.

“Ví bằng anh em đương cơn giận, thì chớ phạm tội; chớ căm giận cho đến khi mặt trời lặn” (Ê-phê-sô 4:26). Nếu các em giận qua ngày mai, các em thấy như thế nào? (Để các em phát biểu ý kiến. Phải giải thích cho các em hiểu rõ là “giận qua ngày mai” sẽ dẫn đến việc càng suy nghĩ cơn giận càng tăng thêm).

Không thể để cơn giận kéo dài mà phải giải quyết dứt khoát càng nhanh càng tốt. Các em có thể tâm sự cùng cha mẹ, cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời về cảm nhận của mình, cầu xin Đức Chúa Trời giúp các em luôn nhớ và làm theo lời Ngài: “Ví bằng anh em đương cơn giận, thì chớ phạm tội; chớ căm giận cho đến khi mặt trời lặn” (Ê-phê-sô 4:26).

Bài 1. NO MẤT NGON, GIẬN MẤT KHÔN (HV)

 I. KINH THÁNH: Dân Số Ký 20:1-13.

II. CÂU GỐC: “Ví bằng anh em đương cơn giận, thì chớ phạm tội; chớ căm giận cho đến khi mặt trời lặn” (Ê-phê-sô 4:26).

III. BÀI TẬP.

1. Có lúc em cũng tức giận.

Trong bài học Kinh Thánh hôm nay, Môi-se đã hết sức tức giận. Có khi nào em cảm thấy mình tức giận như Môi-se không? Ai cũng có lúc nổi giận, vì đó là một trong những bản tính của con người, nhưng có người biết kềm chế và có người không biết kềm chế. Em điền vào phần 1 và phần 2 của bản thăm dò dưới đây.

1. Thể hiện tâm trạng của em.

Tùy theo hoàn cảnh chung quanh mà em có những tâm trạng khác nhau: Vui, buồn, hờn, giận, mơ màng… Đôi khi người khác nhìn vào vẻ mặt cũng có thể đoán được em đang ở trong tâm trạng nào. Em đã từng ở trong tâm trạng phẫn nộ, khiếp sợ, vui vẻ, cô đơn, buồn bã???

Hãy chọn hai hay ba tâm trạng kể trên, rồi vẽ nét mặt diễn tả tâm trạng đó vào các hình người trên. Nếu vẽ thêm tay, chân, thân người thì càng tốt.

3. Thể hiện tâm trạng của em.

Tùy theo hoàn cảnh chung quanh mà em có những tâm trạng khác nhau: Vui, buồn, hờn, giận, mơ màng… Đôi khi người khác nhìn vào vẻ mặt cũng có thể đoán được em đang ở trong tâm trạng nào.

Em đã từng ở trong tâm trạng phẫn nộ, khiếp sợ, vui vẻ, cô đơn, buồn bã???

 

 

 

 

Hãy chọn hai hay ba tâm trạng kể trên, rồi vẽ nét mặt diễn tả tâm trạng đó vào các hình người trên. Nếu vẽ thêm tay, chân, thân người thì càng tốt.

 

 

 

 

 

 4. Suy gẫm câu gốc tuần nầy.

Căm giận là ẩn chứa sự phẫn nộ trong lòng, nhưng chưa bộc phát ra. Nếu em đang căm giận, có nên giữ mãi trong lòng không? Câu Kinh thánh nầy dạy em phải làm gì? Vì sao phải làm như vậy?

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

Bài 1. NGƯỜI CHĂN CHIÊN (GV-HV)

Bài 1. NGƯỜI CHĂN CHIÊN (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ III. 2016 on 12 Tháng Bảy, 2018

Bài 1. NGƯỜI CHĂN CHIÊN (GV)

 I. KINH THÁNH: Thi Thiên 23:1-3.

II. CÂU GỐC: “Đức Giê-hô-va là Đấng chăn giữ tôi, tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì” (Thi Thiên 23:1).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Đa-vít ca ngợi và cảm tạ Đức Chúa Trời đã yêu thương, chăm sóc ông như người chăn yêu thương, chăm sóc chiên.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời yêu thương em vô cùng, Ngài ban cho em đủ mọi nhu cầu trong cuộc sống.

– Hành động: Cám ơn Chúa đã yêu thương và chăm sóc em.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

B. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

Bối cảnh thời đại Kinh Thánh.

1. Vật liệu: Một tấm giấy dày (hoặc bảng), 6 tờ giấy màu cắt thành băng dài, bút màu, keo dán.

2. Thực hiện: Giáo viên vẽ theo mẫu sau đây lên giấy màu, sau đó cắt ra và dán lên bảng (xem hình).

* NGƯỜI CHĂN CHIÊN.

1. Mục đích: Giúp các em biết công việc chăm sóc chiên của người chăn để thấy được chân lý trong Thi Thiên 23:1-3.

2. Vật liệu: Giấy cứng, dây kẽm, xốp hoặc bông gòn, vải trắng, kéo, viết, keo dán, đất sét.

3. Thực hiện:

Giáo viên chuẩn bị trước bốn tờ giấy cứng (xem tập học viên bài 27) và hình người chăn chiên theo chỉ dẫn sau đây:

 

– Giờ học, chia các em thành 4 tổ, mỗi tổ làm một loại đề mục.

* Gợi ý 1: Đồng cỏ và chiên con.

1. Vật liệu: Giấy cứng, 2 dây kẽm dài 7,5cm, 3 dây kẽm dài 10cm, bông gòn, giấy hoặc vải màu xanh, kéo, keo dán, màu.

2. Thực hiện:

– Giáo viên nhìn theo hình mẫu và hướng dẫn các em làm.

– Khi các em làm xong, giáo viên hỏi: Đồng cỏ là gì? Chiên con làm gì ngoài đồng cỏ? Đặt thị cụ vừa làm xong bên cạnh thiệp.

* Gợi ý 2: Con đường.

1. Vật liệu: Giấy cứng, giấy nhám hoặc giấy màu nâu, kéo.

2. Thực hiện:

– Trước hết, dùng bút gạch dưới câu Kinh Thánh Giăng 10:4.

– Hướng dẫn các em cắt giấy màu nâu thành hình con đường, rồi dán vào giấy cứng (xem).

– Hướng dẫn các em cắt giấy màu nâu thành hình con đường, rồi dán vào giấy cứng (xem hình).

– Hỏi các em: Làm thế nào chiên biết được đường đi? Người chăn đi trước hay đi sau chiên? Sau đó hướng dẫn các em đọc Giăng 10:4.

* Gợi ý 3: Đồi và suối nước.

1. Vật liệu: Giấy cứng, giấy màu xanh dương, bông gòn, kéo, đá nhỏ, chì màu, keo dán.

2. Thực hiện: Làm theo hướng dẫn trong hình (xem hình).

– Hỏi các em: Người chăn phải làm thế nào để cho chiên con uống nước? (Người chăn làm một cái máng riêng để chiên con có thể thoải mái uống nước). Có thể đập bể máng với một viên đá nhỏ không? (Không, vì máng làm bằng đá rất cứng).

* Gợi ý 4: Giếng và máng nước.

1. Vật liệu: Giấy cứng, đất sét, đá nhỏ.

2. Thực hiện:

– Dùng đá nhỏ xây giếng và máng nước lên một tờ giấy cứng (xem hình).

– Hỏi các em: Người chăn làm gì khi chiên khát nước? (Người chăn đến bên giếng, múc nước đổ vào máng cho chiên con uống).

B. BÀI HỌC KINH THÁNH

(Chuẩn bị thị cụ: Kinh Thánh, hình trong phần “Sinh hoạt đầu giờ” (xem phụ lục), tập học viên bài 1).

  1. Bài Ca Người Chăn Chiên.

Các em biết không, Thi thiên là một sách ở giữa Kinh Thánh (mở Kinh Thánh ra), gồm có 150 bài thơ. Các em sẽ nhận biết về Chúa nhiều hơn khi học Thi Thiên. Hôm nay chúng ta sẽ cùng xem Thi Thiên 23. (Giáo viên đọc cả đoạn rồi hướng dẫn các em đọc câu 1. Có thể mở tập học viên đọc câu gốc bài 1).

Thi Thiên 23 được gọi là “Bài Ca Của Người Chăn”. Chúa Giê-xu phán: “Ta là người chăn hiền lành”. (Hỏi các em ý nghĩa của câu nầy). Ngài yêu thương và chăm sóc các em như người chăn chăm sóc chiên của mình vậy.

  1. Người Chăn Đáp Ứng Nhu Cầu Của Chiên.

(Cho các em đọc Thi Thiên 23:2). Thế nào là đồng cỏ xanh tươi? (Cho các em xem hình 1 hoặc “Gợi ý 1” trong “Sinh Hoạt Đầu Giờ”).

Vào thời ấy, trong xứ không có nhiều đồng cỏ xanh tươi như vậy (cho các em xem hình 2), nên người chăn rất vất vả khi tìm kiếm đồng cỏ xanh tươi cho chiên ăn. Nếu bị đói khát, sợ hãi hoặc ruồi muỗi quấy nhiễu, chiên không thể nào ngủ yên được. Vì thế, ngoài việc lo thức ăn, nước uống, người chăn phải canh chừng để cho chiên được yên ổn. Suối nước đã ít lại khó tìm, mùa nắng lại khô cạn. Theo các em thì ngoài sông suối ra, tìm nước ở đâu cho đàn chiên uống? (Cho các em xem hình giếng và máng nước). Lúc gặp dòng suối chảy mạnh, người chăn thận trọng khi cho chiên uống vì sợ dòng nước chảy xiết khiến chiên hoảng sợ, té xuống và bị nước cuốn trôi.

  1. Người Chăn Dẫn Dắt Chiên.

(Đọc Thi Thiên 23:3). Lúc chiên đi lạc đường, người chăn lặn lội tìm kiếm. Khi tìm được chiên thì người chăn bồng chiên lên và đem về nhà. “Ngài bổ lại linh hồn tôi”, nghĩa là Ngài tha thứ mọi tội lỗi và cho chúng ta được an nghỉ khi mệt mỏi. (Đọc Thi Thiên 23:3a, cho các em mô tả lại sự việc xảy ra trong hình). Làm thế nào chiên biết đường đi? (Người chăn dẫn dắt).

  1. Ứng dụng.

Em có thể mô tả tình yêu thương của người chăn đối với chiên không? Đức Giê-hô-va là Đấng chăn giữ chúng ta. Ngài ban cho chúng ta mọi nhu cầu và dẫn dắt chúng ta như người chăn dẫn dắt chiên mình.

– Nhu cầu hằng ngày của các em là gì? (Thức ăn, quần áo, gia đình, nhà cửa…). Là người chăn, Đức Chúa Trời dùng cách gì để cung cấp mọi nhu cầu cho các em? (Ngài ban cho thực vật và động vật làm thức ăn, áo quần và những vật liệu khác. Ngài ban cho các em cha mẹ và những người yêu thương các em). Hướng dẫn các em học câu gốc và cùng cầu nguyện cảm tạ Đức Chúa Trời đã cung cấp mọi sự.

– Đức Chúa Trời dạy dỗ các em bằng cách nào? (Qua Kinh Thánh, cha mẹ, thầy cô và những người chung quanh…).

– Hướng dẫn các em hoàn tất bài tập, sau đó khuyến khích các em chia sẻ lại những điều đã học được trong tuần nầy.

V. PHỤ LỤC.

* Thị cụ: Sổ tay “Bài ca người chăn chiên”.

1. Vật liệu: 6 tờ giấy, bút màu, bút chì, bấm sách.

2. Thực hiện: Trước tiên, giáo viên xếp đôi 6 tờ giấy, bấm thành quyển sách. Sau đó vẽ theo các hình dưới đây và chép vào các câu Kinh Thánh liên quan (xem hình).

 

* Hình phụ trợ.

1. Vật liệu: 2 tờ giấy trắng cứng, bút màu, bút chì.

2. Cách làm: Giáo viên vẽ hình lên giấy cứng theo mẫu (1) và (2) rồi tô màu (xem hình).

Bài 1.  NGƯỜI CHĂN CHIÊN (HV)

I. KINH THÁNH: Thi Thiên 23:1-3.

II. CÂU GỐC: “Đức Giê-hô-va là Đấng chăn giữ tôi, tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì” (Thi Thiên 23:1).

III. BÀI TẬP.

A. CHÚNG TA CÙNG LÀM.

* Người chăn chăm sóc chiên như thế nào?

  1. Đồng Cỏ Và Chiên Con.

Đồng cỏ là một vùng đất rộng mênh mông, mọc đầy cỏ xanh tươi tốt (Dùng giấy hoặc vải màu xanh lá cây để làm đồng cỏ.)

 

 

 

 

 

Làm mấy con chiên đặt lên đồng cỏ; đọc Thi Thiên 23: “Bài ca chăn chiên”. Tìm xem chiên làm gì trên đồng cỏ. Em có làm cho con chiên của mình được như vậy không?

  1. Đường Đi.

Dùng giấy màu nâu hoặc giấy nhám làm mấy con đường.

 

 

 

 

  1. Khe Núi, Thung Lũng Và Dòng Suối.

Dùng giấy màu xanh dương làm dòng suối chảy ra sông lớn. Dùng đất sét làm núi rồi dán giấy màu xanh lên cho suối chảy từ triền núi xuống thung lũng, bên bờ suối có những hòn sỏi nhỏ.

 

 

 

 

  1. Giếng Và Máng Nước.

Dùng đất sét làm một cái giếng và máng nước (làm từng viên gạch xếp lên nhau). Đây là nơi người chăn cho chiên uống nước.

 

 

 

B. CHÚA GIÊ-XU LÀ NGƯỜI CHĂN HIỀN LÀNH.

  1. Chúa dạy em phải đối xử với người khác như thế nào?

Viết những điều Chúa dạy em vào đây:

 

 

 

  1. Đọc những câu Kinh Thánh dưới đây và làm theo.

– Đánh dấu X vào ô vuông trước câu Kinh Thánh em đã làm theo.

“Hỡi kẻ làm con cái, hãy vâng phục cha mẹ mình trong Chúa, vì điều đó là phải lắm” (Ê-phê-sô 6:1).

“Các ngươi hãy yêu nhau cũng như Ta đã yêu các ngươi” (Giăng 15:12).

“Hãy yêu kẻ thù mình, làm ơn cho kẻ ghét mình” (Lu-ca 6:27).

BÀI 1. LỜI HỨA VỀ CHÚA CỨU THẾ (GV-HV)

BÀI 1. LỜI HỨA VỀ CHÚA CỨU THẾ (GV-HV)

in ẤU NHI, QUÍ III. 2016 on 12 Tháng Bảy, 2018

BÀI 1. LỜI HỨA VỀ CHÚA CỨU THẾ (GV)

 I. KINH THÁNH: Ê-sai 9

II. CÂU GỐC: “Vì có một con trẻ sanh cho chúng ta… Ngài sẽ được xưng là Đấng Lạ lùng, là Đấng Mưu luận, là Đức Chúa Trời Quyền năng, là Cha Đời đời, là Chúa Bình an” (Ê-sai 9:5).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Đức Chúa Trời hứa ban Chúa Giê-xu đến thế gian cứu chuộc tội lỗi loài người.

– Cảm nhận: Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời, Ngài là Chúa Bình An của em.

– Hành động: Tin vào lời hứa của Chúa dù phải chờ đợi.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

1. Mục đích: Giúp các em hiểu Bài và hứng thú trong học tập.

2. Chuẩn bị: Danh xưng (tên) của Chúa Giê-xu.

3. Thực hiện: Cho các em học thuộc các danh xưng của Chúa Giê-xu. Viết các danh xưng của Chúa Giê-xu tấm bìa cứng màu (hình trái tim, trái táo, hình vuông, hình tròn…) để cho các em có thể nhận tên qua màu sắc và hình dáng của hình.

Ví dụ: Hình trái tim tên: Chúa Bình An, hình tròn tên Đấng Mưu Luận…

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

1. Vào đề.

Các em thân mến! Có bao giờ các em được ba mẹ hứa sẽ cho đi du lịch nè, mua cho một một bộ quần áo mới nè, hoặc một con búp bê dễ thương… không? Khi nghe lời hứa của ba mẹ tâm trạng của các em như thế nào? (Cho các em tự do nói lên những lời hứa và tâm trạng của các em). Dân Y-sơ-ra-ên ngày xưa cũng nhận được lời hứa của Đức Chúa Trời về Chúa Cứu Thế. Bài học nầy sẽ cho các em biết dân Y-sơ-ra-ên đã nhận lời hứa như thế nào nha.

2. Bài học.

Ngày xưa dân Y-sơ-ra-ên phạm tội và bị đày đi làm phu tù cho dân ngoại, họ phải làm việc ngoài đồng án và nhiều việc cực nhọc khác nữa. Nên lòng họ lúc nào cũng trông ngóng có một ai đó đến giải cứu họ ra khỏi cảnh tôi mọi (xiềng xích của nô lệ). Đức Chúa Trời dùng điều đó dạy họ rằng, nếu họ ở trong hoàn cảnh làm tôi mọi cho con người mà họ còn cực khổ như vậy thì ở trong cảnh nô lệ của tội lỗi suốt đời (xiềng xích của tội lỗi) còn khốn khổ hơn nhiều, vì tội lỗi sẽ dẫn họ đến sự chết đời đời, nên họ cần được cứu, và Ngài hứa sẽ sai chính Chúa Cứu Thế xuống thế gian để cứu họ ra khỏi xiềng xích của tội lỗi.

Một trong số lời hứa đó từ tiên tri Ê-sai, ông được Đức Chúa Trời cho biết Chúa Cứu Thế thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Các em còn nhớ vua Đa-vít không? (Cho các em trả lời). Đa-vít là vị vua của dân Y-sơ-ra-ên. Tiên tri Ê-sai còn nói trước một loạt tên gọi của Chúa Cứu Thế: “Ngài sẽ được xưng là Đấng Lạ lùng, là Đấng Mưu luận, là Đức Chúa Trời Quyền năng, là Cha Đời đời, là Chúa Bình an”. Những danh xưng này là tên của Chúa Giê-xu. Các em cùng đọc lại các tên của Ngài nha (Cho các em cùng đọc lại).

Từ đó dân Y-sơ-ra-ên luôn luôn chờ đợi Chúa Cứu Thế đến để giải cứu họ. Theo các em điều họ chờ đợi có thật hay không? (Các em trả lời). Muốn biết có hay không các em cùng chờ xem vào tuần sau nha.

3. Ứng dụng.

Các em thân mến! Đức Chúa Trời luôn yêu thương con người trong đó có các em. Nên Ngài đã hứa ban Chúa Giê-xu xuống thế gian để cứa mọi người. Qua đó các em có thấy Chúa của mình là Đấng lạ lùng không? Các em có tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời không? (Các em trả lời).

* Chuẩn bị.

– Kéo, keo, viết chì màu, viết chì.

* Thực hiện.

– Cho các em tô màu hình vẽ.

Bài 1. LỜI HỨA VỀ CHÚA CỨU THẾ ( HV)

I. KINH THÁNH: Ê-sai 9

II. CÂU GỐC: “Vì có một con trẻ sanh cho chúng ta… Ngài sẽ được xưng là Đấng Lạ lùng, là Đấng Mưu luận, là Đức Chúa Trời Quyền Năng, là Cha Đời đời, là Chúa Bình An” (Ê-sai 9:11).

III. BÀI HỌC: Đức Chúa Trời hứa ban Chúa Giê-xu đến thế gian cứu chuộc tội lỗi loài người.

1. BÀI TẬP: Cho các em tô màu hình vẽ.