Latest News From Our Blog

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 20.01.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 20.01.2019

By Rim in PHỤ NỮ on 2 Tháng Tám, 2019

 Chúa nhật 20.01.2019

  1. Đề tài: NĂNG LỰC PHỤC VỤ.
  2. Kinh Thánh: Công-vụ 2:1-36.
  3. Câu gốc: “Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Đức Thánh Linh cho mình nói” (Công-vụ 2:4).
  4. Đố Kinh Thánh: 2Ti-mô-thê 1-4.
  5. Thể loại: Học Kinh Thánh nhóm.

* CHỈ DẪN: Học Kinh Thánh Nhóm.

  1. Tài liệu: Ủy viên linh vụ dựa vào tài liệu để chọn phương pháp học Kinh Thánh, soạn câu hỏi, và viết sẵn ra giấy để trao cho các nhóm.
  2. Phương pháp học Kinh Thánh phải tùy theo phần Kinh Thánh làm nền và khả năng của ban viên.
  3. Nếu bạn không có phương pháp học Kinh Thánh, bạn có thể soạn 2-3 cụm câu hỏi cho giờ học Kinh Thánh nhóm. Mỗi cụm câu hỏi gồm có:

– Câu hỏi quan sát (Nêu sự việc đã xảy ra).

– Câu hỏi suy luận (Tìm sự dạy dỗ của lời Chúa).

– Câu hỏi áp dụng (Ứng dụng sự dạy dỗ vào đời sống).

  1. Thảo luận: Để giờ học Kinh Thánh có kết quả, ủy viên linh vụ và các trưởng nhóm nên cùng học với nhau trước để nắm vững nội dung của buổi học, nhờ đó các nhóm trưởng sẽ tự tin khi hướng dẫn nhóm mình và không lệch mục tiêu ban đầu.
  2. Thời gian học Kinh Thánh.
  3. 5 phút giải thích và chia nhóm.
  4. 20 phút thảo luận.
  5. 10 phút tường trình.
  6. 5 phút đúc kết.
  7. Giải thích: Đọc phần Kinh Thánh làm nền, giải thích phương pháp học, đọc câu hỏi rồi tiến hành chia nhóm.
  8. Chia nhóm: Tùy theo số ban viên, có thể chia thành nhiều nhóm từ 5 đến 10 người.
  9. Vị trí: Ủy viên linh vụ sắp xếp chỗ học Kinh Thánh cho các nhóm.
  10. Bài học: Giao phần tài liệu và câu hỏi đã soạn trước cho các trưởng nhóm.
  11. Trưởng nhóm và thư ký nhóm: Trưởng nhóm phải được chọn trước để cùng học với ủy viên linh vụ, nhiệm vụ chính của trưởng nhóm là đưa ra câu hỏi và gợi ý để các bạn trả lời, hướng dẫn buổi thảo luận đi đúng mục tiêu. Thư ký nhóm được cử ra để ghi lại kết quả của buổi thảo luận và tường trình trong giờ đúc kết.
  12. Giờ tường trình và đúc kết: Các thư ký nhóm lần lượt trình bày kết quả giờ học Kinh Thánh viên làm theo sự dạy dỗ nhận được qua buổi thảo luận.
  13. Xem Công-vụ 1:1-3 cho biết:

(1) Thánh Linh giáng lâm vào ngày nào? Lúc đó môn đồ đang làm gì?

(2) Việc các môn đồ đầy dẫy Đức Thánh Linh minh chứng điều gì về lời hứa của Chúa Giê-xu?

(3) Bạn đã kinh nghiệm những điều Chúa hứa ban chưa? Xin chia sẻ điều bạn nhận được khi đặt đức tin trên lời Chúa hứa.

  1. Xem Công-vụ 2:4-6 cho biết:

(1) Cho biết các sứ đồ khởi sự nói các thứ tiếng khác, đó là tiếng gì? Người nghe có hiểu được không?

(2) Đức Thánh Linh ban cho môn đồ nói các thứ tiếng khác để làm gì? Điều nầy cần thiết như thế nào?

(3) Bạn có khao khát nói được các thứ tiếng không? Mục đích để làm gì?

III. Xem Công-vụ 2:7-36 cho biết:

            (1) Khi nhận Đức Thánh Linh Phi-e-rơ đã mạnh dạn làm điều gì?

            (2) Bài giảng của Phi-e-rơ nhấn mạnh về điều gì và đem lại kết quả như thế nào trong ngày lễ Ngũ-tuần?

(3) Xin cho biết đời sống bạn có phải là bài giảng sống cho mọi người chung quanh nhìn biết Đức Chúa Trời chưa?

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Vào cuối năm 1999, tại nơi tôi làm việc có một cái máy in đột nhiên ngừng hoạt động. Ông bạn già của tôi đến bên máy in rút sợi dây điện ra rồi bước sang nơi gần đó pha cà phê uống. Mấy phút sau, ông trở lại bên máy in, cắm đầu dây diện vào một chỗ trống của “powerge protector” thay vì cắm vào ổ điện trong vách tường. Ông cứ đứng ngắm nghía mãi mà không thấy máy in khởi động gì cả. Sau đó có người nhắc ông là sắp đến tuổi hưu trí thật rồi.

Giả sử bạn có sử dụng dụng cụ cắt tóc bằng điện thật tốt, còn mới tinh nhưng không có điện sử dụng, thì bạn không thể dùng dụng cụ cắt tóc đó được. Trường hợp khác, xe của bạn có thể là xe rất tốt nhưng xe lại hết xăng hoặc ống dẫn xăng bị nghẹt, hoặc bơm xăng hư, bạn cũng không thể sử dụng chiếc xe đó được.

Nguồn năng lực của môn đồ chính là Đức Thánh Linh. Môn đồ của Chúa sống động và hiện hữu cách ý nghĩa là nhờ quyền năng của Đức Thánh Linh.


  1. ĐỨC THÁNH LINH GIÁNG LÂM (Công-vụ 2:1-3).

Trước khi lìa trần gian, Chúa Giê-xu gọi các môn đồ đến bên Ngài để phán dặn cách rõ ràng: “Nhưng vì Ta đã nói những điều đó cho các ngươi, thì lòng các ngươi chứa chan sự phiền não. Dầu vậy, Ta nói thật cùng các ngươi: Ta đi là ích lợi cho các ngươi; vì nếu Ta không đi, Đấng Yên ủi sẽ không đến cùng các ngươi đâu; song nếu Ta đi, thì Ta sẽ sai Ngài đến. Khi Ngài đến thì sẽ khiến thế gian tự cáo về tội lỗi, về sự công bình và về sự phán xét. Về tội lỗi, vì họ không tin Ta; về sự công bình, vì Ta đi đến cùng Cha và các ngươi chẳng thấy Ta nữa;  về sự phán xét, vì vua chúa thế gian này đã bị đoán xét. Ta còn có nhiều chuyện nói với các ngươi nữa; nhưng bây giờ những điều đó cao quá sức các ngươi. Lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật; vì Ngài không nói tự mình, nhưng nói mọi điều đã nghe, và tỏ bày cho các ngươi những sự sẽ đến. Ấy chính Ngài sẽ làm sáng danh Ta, vì Ngài sẽ lấy điều thuộc về Ta mà rao bảo cho các ngươi” (Giăng 16:6-14).

Lời hứa này của Chúa Giê-xu được ứng nghiệm vào ngày lễ Ngũ tuần. Trong khi các môn đồ đang nhóm lại, thình lình có tiếng từ trời vang lên như tiếng gió thổi ào ào khắp cả nhà. Kinh Thánh không cho biết cảnh trạng đó xảy ra trong bao lâu, nhưng có lẽ đủ lâu để các môn đồ nhận biết quyền năng phi thường của Đức Thánh Linh. Sức mạnh của Chúa là sức mạnh vô song. Sự hiện diện của Chúa là sự hiện diện lạ lùng, trước chưa từng có, sau cũng không có y như ngày hôm đó. Khi Đức Thánh Linh giáng xuống cùng các môn đồ, họ không còn có thể tự mình làm gì hoặc nói gì. Họ được Thánh Linh cai quản, cảm thúc. Họ cảm thấy giống như có lửa trên lưỡi của mình. Rồi sau đó họ mở miệng ra nói tiếng lạ, một thứ tiếng khác với ngôn ngữ họ thường dùng mỗi ngày.

Kinh nghiệm của các môn đồ trải qua là kinh nghiệm hết sức đặc biệt. Kinh nghiệm đó đánh giá sự khởi đầu một chuyển biến quan trọng, một kỷ nguyên mới trong lịch sử Hội Thánh Chúa. Trong kỷ nguyên mới đó Đức Thánh Linh bắt đầu thi hành công tác của Ngài để tiếp nối công việc của Đấng Christ trong các Hội Thánh của Ngài, khởi đầu từ thành Giê-ru-sa-lem cho đến khắp cả toàn cầu.

  1. QUYỀN NĂNG CỦA CHÚA (Công-vụ 2:4-6).

Như chúng ta đã biết, khi Đức Thánh Linh bắt đầu ngự trị trong đời sống của các môn đồ, Ngài không ngừng ban phước cho họ. Đức Thánh Linh cảm động lòng của nhiều người đến nỗi họ cứ vui mừng, hớn hở, muốn nhóm hiệp lại với nhau luôn luôn. Có thật nhiều người Giu-đa và những kẻ mộ đạo từ khắp các nơi cùng đến Giê-ru-sa-lem. Điều làm họ ngạc nhiên nhiều hơn cả là họ được nghe các sứ đồ làm chứng, giảng dạy bằng tiếng mẹ đẻ của họ, không phải tiếng nói các sứ đồ vẫn dùng thường ngày. Thật là lạ lùng. Các sứ đồ có vào trường ngoại ngữ để học tiếng bao giờ đâu, nhưng khi họ mở miệng cắt nghĩa về lẽ đạo của Đức Chúa Trời, thì lời họ nói ra thật là rõ ràng, bày tỏ được những sự cao trọng của Đức Chúa Trời.

Công-vụ 2:4 cho biết các sứ đồ khởi sự nói các thứ tiếng khác. Công-vụ 2:6-12 nhận định các thứ tiếng khác đó là tiếng của những dân tộc sống rải rác quanh vùng Giê-ru-sa-lem: Bạt-thê, Mê-đi, Ê-la-mít, Mê-sô-bô-ta-ni, Giu-đê, Cáp-ra-đốc, Bông, A-si, Phi-ri-gi, Bam-phi-ly, Ê-díp-tô, Ly-by, Rô-ma, Cơ-rết, Ả-rập. Như vậy, tiếng khác hoặc tiếng lạ cũng là tiếng nói phổ thông của một dân tộc nào đó.

Khi giảng dạy Lời Chúa bằng tiếng nước ngoài cần phải có người thông dịch hoặc cắt nghĩa, ngoại trừ trường hợp người rao giảng có thể giảng trực tiếp bằng tiếng nước ngoài. Đức Thánh Linh chẳng hề ban phước cho môn đồ của Ngài để họ “chạy bá vơ, đánh gió” bao giờ. Thà rằng nói chỉ có đôi lời mà ích lợi cho người nghe còn hơn là nói thật nhiều lời mà chẳng có ai hiểu, cũng chẳng gây dựng được điều gì cả.

III. LÀM CHỨNG QUA ĐỨC THÁNH LINH (Công-vụ 2:7,8,11b,13).

Lời chứng của các môn đồ nhân ngày Lễ Ngũ tuần là lời chứng ý nghĩa đối với người nghe. Chúng ta không rõ các môn đồ đã chuẩn bị bài học, bài giảng hoặc bài làm chứng như thế nào nhưng chúng ta biết họ là những người đã từng đi với Đức Chúa Giê-xu Christ, họ đã từng sống với Ngài. Điều đó quan trọng hơn tất cả mọi kỹ thuật, mọi phương pháp. Họ không tự nói ra sự hiểu biết của mình, nhưng họ được Đức Thánh Linh cảm động để nói ra Lời của Ngài. Công-vụ 2:11 nói rõ là các môn đồ đã bày tỏ được sự cao trọng của Đức Chúa Trời.

Ngày nay, khi chúng ta giảng dạy, huấn luyện hoặc chứng đạo chúng ta có để ý đến mục tiêu bày tỏ được sự cao trọng của Đức Chúa Trời chăng? Chúng ta yêu thương nhau, nhờ đó mà thế nhân nhận biết chúng ta là con cái Đức Chúa Trời. Chúng ta làm việc lành, nhờ đó mà thiên hạ ngợi khen Cha chúng ta ở trên trời. Chúng ta nói lời tốt đẹp hoặc lời ân hậu để làm sáng danh Cha chúng ta trên trời cao.

  1. NHẬN BIẾT ĐỨC THÁNH LINH (Công-vụ 2:14-17a,33).

Trong số những môn đồ thân tín của Chúa Giê-xu, Phi-e-rơ là người nhanh nhẹn, bạo dạn hơn cả. Ngay sau khi nhận lãnh quyền năng của Đức Thánh Linh, ông lập tức đứng lên kêu gọi dân chúng cẩn thận lắng nghe lời ông rao giảng về Đức Chúa Giê-xu Christ. Trước hết, ông cho biết kinh nghiệm lạ lùng mà họ chứng kiến trong ngày Lễ Ngũ tuần là kinh nghiệm thật. Các môn đồ của Chúa chẳng phải vì say rượu mà nói ra lời bậy bạ, nhưng họ là những người được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Họ làm được những việc lạ lùng kỳ diệu, chẳng hạn như nói tiếng của người xứ khác, vì cớ Đức Thánh Linh ở cùng họ. Họ nhận biết Đức Thánh Linh ở cùng mình và họ muốn người chưa tin Chúa cũng hiểu rõ điều đó.

Phi-e-rơ sau đó nói tiếp rằng Đức Thánh Linh giáng xuống như thế là để ứng nghiệm lời tiên tri Giô-ên đã nói từ trước. Người ta thường nói: “Nói có sách, mách có chứng”. Lời nói có nguồn gốc hẳn hoi, có xuất xứ minh bạch là lời có giá trị. Kinh nghiệm thuộc linh của các môn đồ không tự nhiên mà xảy ra. Đức Chúa Trời khiến điều đó xảy ra theo ý định Ngài đã từng có trước.

Tại đây, chúng ta học thêm được một điều nữa là Phi-e-rơ thường trưng dẫn Cựu ước vì đó là căn bản niềm tin của người Do-thái. Đối với họ, Cựu ước mang tính cách thiêng liêng, cao quí, cần thiết cho đời sống mỗi ngày. Ngoài những sự dạy dỗ nhằm xây dựng đời sống tin kính, trong Cựu ước còn có những lời tiên tri về sự giáng sinh, về đời sống, về chức vụ, sự chết, và sự sống lại của Chúa Giê-xu. Hơn thế nữa, trong Cựu ước còn có lời dự ngôn về sự quang lâm của Đức Thánh Linh.

Lập luận của Phi-e-rơ thật là vững vàng, chứng cớ ông trưng dẫn hết sức rõ ràng. Bao nhiêu hồ nghi phải tiêu tán. Cũng không nên ngờ vực, hoang mang, trái lại cần phải vững lòng tin cậy Đức Chúa Giê-xu người làng Na-xa-rét, Đấng công bình, thánh khiết trọn vẹn nhưng lại bị vu oan và đã chết thay cho nhiều người. Sau khi Chúa sống lại và về trời, Ngài ban Đức Thánh Linh cho các môn đồ hầu cho họ có thể hầu việc Chúa cách đắc thắng.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC

Tự làm mặt nạ không cần tốn nhiều tiền.

Sữa bò tươi: Khi uống sữa bò tươi còn lại một ít, thoa lên mặt, có hiệu quả rất tốt trong việc làm da mặt nõn nà.

Post CommentLeave a reply