Latest News From Our Blog

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. 25.04.2021

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. 25.04.2021

By K' Abel in Chưa được phân loại, NAM GIỚI on 19 Tháng Tư, 2021

Chúa nhật 25.04.2021

  1. Đề tài: NỖ LỰC CẦN THIẾT.
  2. Kinh Thánh: Lu-ca 22:31-36.
  3. Câu gốc: Hãy tiết độ và tỉnh thức: kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được” (Phi-líp 5:8).
  4. Đố Kinh Thánh: 1Sa-mu-ên 29-31.
  5. Thể loại: Thảo luận.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 10.01.2021.

Đề tài 1: Kinh Thánh dạy chúng ta rằng “hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn” (Gia-cơ 1:2). Thế tại sao chúng ta phải cố gắng hết sức để tránh sự cám dỗ?

Đề tài 2: Chúa đã hứa gìn giữ chúng ta trong cám dỗ (1Cô 10:13; 2Phi 2:9). Thế tại sao chúng ta phải nỗ lực giữ mình khỏi sa vào chước cám dỗ?

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

  1. DẪN GIẢI.

Chúng ta đã đưa ra nhiều lý do tại sao Cơ Đốc nhân phải cố gắng hết sức tránh xa sự cám dỗ. Mọi người cần biết rõ ràng rằng đó là nhiệm vụ của chúng ta. Tuy nhiên, một số người vẫn còn đưa ra nhiều lý do phản đối có thể làm giảm sự quyết tâm của chúng ta.

  1. VUI MỪNG TRONG THỬ THÁCH, TỈNH THỨC KHI ĐỐI DIỆN VỚI CÁM DỖ.
  2. Gia-cơ không bảo chúng ta vui mừng trong sự cám dỗ mà chúng ta đang sa vào. Ông cũng không nói rằng nỗ lực hết sức để tránh xa sự cám dỗ là điều sai. Nhưng điều ông muốn nói là như vầy: Trong sự tể trị của Chúa, chúng ta đôi khi phải đối diện với cám dỗ. Trong những lúc này chúng ta phải vui mừng, không phải trong chính sự cám dỗ, nhưng trong mục đích của Chúa khi đem chúng ta vào sự cám dỗ (Gia-cơ 1:3,4).
  3. Như chúng ta đã lưu ý ở chương mở đầu, Kinh Thánh dùng chữ cám dỗ ở hai nghĩa. Bản thân Gia-cơ cũng dùng từ này ở hai nghĩa khác nhau (xem Gia-cơ 1:2 và 1:13, ở câu 2 dùng “thử thách” và ở câu 13 dùng “cám dỗ” để cho thấy sự khác nhau). Ở nghĩa thứ nhất, chính Chúa là Đấng dùng cám dỗ hay thử nghiệm và được dùng với mục đích tốt. Ở nghĩa thứ hai, có ý muốn thuyết phục một người phạm tội. Chỉ có ma quỷ mới cám dỗ theo cách này. Không ai có thể vui mừng vì mình bị ma quỷ cám dỗ phạm tội bởi mục đích của sự cám dỗ như thế hoàn toàn là gian ác. Chúa dùng thử thách vì ích lợi cho chúng ta. Nhưng điều này có thể cho ma quỷ cơ hội để cám dỗ chúng ta phạm tội. Chúng ta chỉ vui mừng trong thử thách nhưng hết sức tránh bất cứ sự cám dỗ nào khiến chúng ta phạm tội.

Đúng là Chúa Giê-xu bị cám dỗ, nhưng cũng rõ ràng là Chúa không chiều theo sự cám dỗ. Vì vậy, Ngài phán rằng “đừng thử Chúa là Đức Chúa Trời ngươi” (Ma-thi-ơ 4:7). Ngài chịu cám dỗ, nhưng Ngài không phạm tội. Ngài không bao giờ phạm tội. Khi vua chúa của thế gian đời này đến cám dỗ Chúa Giê-xu, hắn “chẳng có chi với Ta hết” (Giăng 14:30). Điều này rất khác với chúng ta. Vua chúa của thế gian đời này có điều gì đó trong chúng ta; một đồng minh là những ước muốn tội lỗi trong chúng ta. Chúng ta không bao giờ có thể ra khỏi cám dỗ như Chúa Giê-xu đã làm, thanh sạch và không bị ô uế. Chúng ta không thể nào thoát khỏi cám dỗ hoàn toàn nhưng chúng ta phải làm tất cả những gì có thể để tránh bị vướng vào và bị ô uế.

Chúa đã ban cho chúng ta những lời hứa quý báu là để khích lệ chúng ta trong trận chiến chống lại cám dỗ. Công bố những lời hứa đó để làm cớ biện minh cho việc mình không chống lại sự cám dỗ là lạm dụng lời hứa của Chúa. Hãy chú ý lời hứa trong 1Cô-rinh-tô 10:13. Lời hứa này có một mạng lệnh rất rõ ràng cập theo: “Ai tưởng mình đứng, hãy giữ kẻo ngã” (1Cô-rinh-tô 10:12).

  1. GIỮ MÌNH TRONG ĐƯỜNG LỐI CHÚA VÀ LỐI SỐNG LÀM VINH HIỂN DANH CHÚA.
  2. Nếu chúng ta cố ý sa vào cám dỗ, hay nếu chúng ta xao lãng nhiệm vụ của mình và như thế là sa vào cám dỗ, thì lời hứa này không dành cho chúng ta. Lời hứa này chỉ dành cho những ai đã nỗ lực hết sức mình để tránh cám dỗ mà vẫn bị sa vào. Đây không phải là lời hứa bừa bãi dành cho chúng ta nếu chúng ta cố ý chiều theo cám dỗ. Một trong những sự cám dỗ mà ma quỷ dùng để gài bẫy Chúa Giê-xu phạm tội đó là xuyên tạc Lời Kinh Thánh khi bỏ qua cụm từ “trong các đường lối ngươi” (Thi thiên 91:11). Cụm từ này rất quan trọng. Chúa Giê-xu đã không bị đánh lừa bởi vì Ngài biết rằng lời hứa giải cứu chỉ dành cho những ai bước đi trong đường lối của Đức Chúa Trời mà thôi. Nếu chúng ta cố ý đi vào con đường cám dỗ thì có nghĩa là chúng ta đang đi ra khỏi con đường của Chúa. Những lời hứa của Chúa là dành cho những ai bước đi trong đường lối của Ngài, chứ không phải cho những người lìa khỏi đường lối đó.
  3. Con cái Chúa sẽ biết rằng ân điển của Ngài đủ để giữ người đó không rời bỏ đường lối Ngài. Người đó biết rằng mình không hề bị hư mất (Giăng 10:28). Sự hiểu biết này không là cớ để người đó bất cẩn đối với cám dỗ. Một Cơ Đốc nhân sẽ run sợ khi Danh Chúa bị ô nhơ, Phúc âm bị tai tiếng và sự tối tăm thuộc linh sẽ bao phủ linh hồn của người đó nếu bị sa vào tội lỗi.
  4. Để mình sa vào cám dỗ đơn giản vì bạn tin rằng mình sẽ không bị kết tội về điều đó cũng có nghĩa là “cứ tiếp tục phạm tội, để ân điển được gia thêm” (Rô-ma 6:1,2). Hãy tưởng tượng, một người chủ tàu vừa mới mua một số hàng hóa lớn đắt tiền. Anh ta sẽ là người dại nếu sẵn sàng để cho chiếc tàu mình va vào đá vỡ tan tành đơn giản bởi vì anh ta tin rằng mình có thể bám vào một miếng ván mà bơi vào bờ. Là Cơ Đốc nhân chúng ta có những phước hạnh lớn lao hơn là hàng hóa đắt tiền. Chúng ta có sự yên ủi, bình an và vui mừng; chúng ta có thể làm vinh hiển Danh Chúa và tôn cao Phúc âm. Thật chúng ta sẽ ngu dại gấp nhiều lần khi chịu đánh mất tất cả những điều này chỉ vì chúng ta nghĩ rằng đến cuối cùng linh hồn mình thế nào cũng được an toàn.
  5. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.
  6. Bạn hiểu như thế nào về cuộc chiến với thế gian mờ tối, Cơ Đốc nhân không thể chiến đấu bằng sức riêng?
  7. Nếu nghĩ rằng, chúng ta gặp thử thách, cám dỗ thì ngồi yên và chờ đợi Chúa “mở đường để ra khỏi” thì đúng hay sai? Tại sao?
  8. Bạn có biết trách nhiệm của mình trong lãnh vực chiến trận thuộc linh là gì không?
  9. Bạn hiểu từ ngữ “thử thách” và “cám dỗ” giống và khác nhau như thế nào?
  10. Bạn có đang nhờ cậy sức của Chúa và nỗ lực làm hết trách nhiệm của mình với tư cách là một chiến binh của thập tự giá không?

 

Post CommentLeave a reply