Chuyên mục: THIẾU NHI

BÀI 9. TÌNH THƯƠNG XÓA BỎ KHOẢNG CÁCH (GV-GV)

BÀI 9. TÌNH THƯƠNG XÓA BỎ KHOẢNG CÁCH (GV-GV)

in QUÍ III. 2016, THIẾU NHI on 18 Tháng Bảy, 2018

BÀI 9. TÌNH THƯƠNG XÓA BỎ KHOẢNG CÁCH (GV)

 I. KINH THÁNH: Giô-suê 22; 24:1-28.

II. CÂU GỐC: “Chúng ta hãy yêu mến lẫn nhau; vì sự yêu thương đến từ Đức Chúa Trời, kẻ nào yêu, thì sanh từ Đức Chúa Trời và nhìn biết Đức Chúa Trời” (1Giăng 4:7).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Giô-suê và mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên sống yêu thương và quan tâm lẫn nhau.

– Cảm nhận: Tình yêu thương xuất phát từ Đức Chúa Trời.

– Hành động: Phải bày tỏ tình yêu thương đối với những người chung quanh.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ

1. Cho các em cùng nhau nói ra mối quan hệ của các em với bạn bè, anh chị em…

2. Chuẩn bị giấy bút cho các em vẽ chân dung người mà các em yêu thương nhất, rồi ghi tên của người đó vào bên dưới bức vẽ.

3. Dùng bút lông ghi chữ lớn tên mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên trên miếng bìa cứng (có thể dùng phấn ghi lên bảng).

4. Nghiên cứu bản đồ số 4 “Xứ Ca-na-an phân chia cho 12 chi phái”, ở phía sau Kinh Thánh.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH

1. Vào đề.

Các em có nhiều anh chị em không? Trong gia đình mà anh chị em yêu thương nhau thì thật hạnh phúc. Tục ngữ Việt nam có câu: “Anh em như thể tay chân”. Điều đó nói lên mối quan hệ khắng khít của tình anh em. Dầu sau nầy các em lớn lên, tự lập, thì tình anh em vẫn khắng khít và cần thiết như vậy.

Biết yêu thương anh chị em và bạn bè là điều đẹp lòng Chúa. Chúa Giêxu đã nói: “Ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy” (Giăng 13:34). Có lẽ chúng ta sẽ để một phút, mỗi người tự so sánh tình yêu thương của Chúa đối với mình, và tình yêu thương của mình đối với người khác. (Cho các em suy nghĩ). Bài học Kinh Thánh hôm nay, các em được học về tình yêu thương và sự quan tâm giữa mọi người với nhau.

2. Bài học.

Sau khi chinh phục xứ Ca-na-an, dân Y-sơ-ra-ên được sống trong hòa bình. Đức Chúa Trời liền phán dặn Giô-suê phân chia đất đai cho các chi phái để làm sản nghiệp.

Mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên đều có tên và người lãnh đạo riêng của họ. Hai chi phái Ru-bên, Gát và phân nửa chi phái Ma-na-se sống ở phía Đông bờ sông Giô-đanh, còn lại chín chi phái rưỡi sống ở phía Tây bờ sông Giô-đanh. (Cho các em xem bản đồ số 4. Nếu không có, thì có thể trình bày cách đơn giản trên bảng cho các em dễ hiểu. Vẽ dòng sông ở giữa, chín chi phái rưỡi ở bên trái, hai chi phái rưỡi ở bên phải). Giô-suê làm theo lời Chúa dặn rất cẩn thận để mỗi chi phái đều có đất đai.

a. Tình yêu thương giữa các chi phái với nhau.

(1) Hai chi phái rưỡi ở bờ Đông.

Trước khi Môi-se qua đời, đất đai ở phía đông bờ sông Giô-đanh đã được chia cho chi phái Ru-bên, chi phái Gát và phân nửa chi phái Ma-na-se. Trong những năm qua, các chiến sĩ của hai chi phái rưỡi nầy đã hết lòng giúp đỡ Giô-suê trong sự nghiệp chinh phục Đất Hứa.

Sau khi chiến tranh kết thúc, Giô-suê gọi hai chi phái rưỡi đến nói rằng: “Những năm tháng qua, anh em đã vâng giữ mọi điều mà Môi-se và tôi dặn biểu. Ngày nay, Chúa cho các chi phái kia được nghỉ ngơi như Ngài đã hứa, nên bây giờ anh em được trở về chỗ ở của mình bên kia sông Giô-đanh”.

Những chiến sĩ của hai chi phái rưỡi đó rất khâm phục và kính trọng Giô-suê, vì ông là người lãnh đạo hết lòng yêu thương dân sự. Khi họ chuẩn bị ra đi, Giô-suê còn căn dặn: “Anh em phải hết lòng yêu mến Đức Chúa Trời, vâng giữ các điều răn, và hết lòng phục vụ Ngài”. Rồi Giô-suê chúc phước lành cho họ và tiễn họ ra về.

Hai chi phái rưỡi nầy đi đến bờ sông Giô-đanh, họ nhận thấy dòng sông Giô-đanh như một biên giới chia hai bờ Đông Tây, chẳng khác gì đã chia cắt họ với chín chi phái rưỡi còn lại. Những người của hai chi phái rưỡi nầy mong muốn dòng sông Giô-đanh không chia cắt tình cảm giữa họ và chín chi phái rưỡi ở bên nầy sông, nhưng họ mãi mãi là một dân tộc, cùng thờ phượng một Đức Giê-hô-va. Nghĩ thế, nên trước khi qua sông, hai chi phái rưỡi dùng đá xây một bàn thờ ở gần sông Giô-đanh. Bàn thờ nầy rất lớn, để cho ai cũng nhìn thấy và làm chứng giữa họ với chín chi phái rưỡi bên nầy là một gia đình. Tuy dòng sông ngăn cách họ, nhưng tấm lòng họ vẫn yêu thương và nhớ nhau.

(2) Chín chi phái rưỡi ở bờ Tây.

Một bàn thờ mới đã được dựng lên ở bờ Tây sông Giô-đanh. Không bao lâu sau, tin nầy lan truyền khắp nơi. Toàn bộ dân Y-sơ-ra-ên ở phía tây sông Giô-đanh đều rất tức giận. Họ cho rằng chỉ có thể thờ phượng Đức Giê-hô-va trong đền thờ của Ngài, còn bây giờ dân Y-sơ-ra-ên ở phía đông sông Giô-đanh lập một bàn thờ khác, phải chăng là để thờ cúng thần tượng, phản nghịch Đức Giê-hô-va?

Dân Y-sơ-ra-ên ở bờ Tây cảm thấy lo lắng cho anh em mình ở bờ Đông từ bỏ Đức Chúa Trời, nên họ phái các trưởng tộc (người đứng đầu chi phái) qua sông, đến gặp người Ru-bên, người Gát và phân nửa chi phái Ma-na-se mà hỏi rằng: “Chúng tôi muốn biết tại sao anh em dám từ bỏ Chúa, xây một bàn thờ khác để tỏ lòng phản nghịch Ngài? Nếu đất đang ở không tốt, thì anh em dọn qua đất của Chúa, nơi có đền thờ Ngài, ở với chúng tôi. Chúng tôi sẽ chia đất cho anh em, chỉ xin anh em đừng phản nghịch Chúa!”

Người Ru-bên, người Gát và người của nửa chi phái Ma-na-se sau khi nghe những lời kết tội như vậy, liền la lên: “Không phải, Đức Giê-hô-va biết rằng chúng tôi lập bàn thờ không phải để phản nghịch Ngài, cũng không phải để dâng của lễ thiêu hay cúng gì cả!” Họ gấp rút giải thích cùng các trưởng tộc của hàng ngàn người Y-sơ-ra-ên ở phía bờ Tây sông Giô-đanh: “Chúng tôi lập bàn thờ nầy, vì sợ sau nầy con cháu của anh em nói với con cháu chúng tôi: Các ngươi đâu có liên hệ gì với Đức Giê-hô-va của Y-sơ-ra-ên? Vì Chúa đã đặt sông Giô-đanh làm biên giới ngăn cách chúng ta. Như thế, con cháu anh em sẽ làm cho con cháu chúng tôi thôi kính sợ Đức Giê-hô-va”.

Họ nhấn mạnh rằng, lập bàn thờ là để làm chứng giữa họ và dân ở phía Tây. Sau nầy con cháu họ đều biết tất cả dân Y-sơ-ra-ên đông tây đều thờ phượng chung một Chúa, cùng chung một gia đình.

Những trưởng tộc phía bờ Tây nghe xong rất vui lòng. Nếu lập bàn thờ chỉ vì mong muốn con cháu sau nầy không quên Đức Chúa Trời, thì đúng là một việc làm tốt đẹp. Sau đó, họ từ giã anh em mình để quay về bờ tây, thuật lại cùng dân Y-sơ-ra-ên.

Người Ru-bên, người Gát và phân nửa chi phái Ma-na-se đặt tên bàn thờ là Ết (nghĩa là bàn thờ chứng) vì nói rằng nó làm chứng giữa chúng ta: Giê-hô-va là Đức Chúa Trời.

b. Tình yêu thương của Giô-suê đối với dân sự.

Thời gian cứ thế trôi qua, Giô-suê đã cao tuổi (khoảng 110 tuổi). Ông biết không bao lâu nữa sẽ từ giã thế giới nầy, và mối quan tâm lớn nhất của ông là dân sự có tiếp tục vâng giữ điều răn và hết lòng thờ phượng Đức Chúa Trời hay không? Giô-suê đã nhiều lần nhắc nhở họ và lần cuối cùng, Giô-suê tập trung đầy đủ mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên từ hai bờ Đông Tây sông Giô-đanh tại Si-chem. (Tìm vị trí nầy trên bản đồ). Khi Giô-suê cất tiếng nói, toàn bộ dân sự đều im phăng phắc lắng nghe.

Ông nói rằng: “Đức Chúa Trời ban cho các ngươi có sự bình an nơi đây. Các ngươi không cần xây cũng có nhà để ở, không ra công trồng trọt cũng có vườn nho và ôliu, vì Đức Chúa Trời đã chuẩn bị mọi thứ cho các ngươi. Vậy bây giờ, các ngươi hãy kính sợ Đức Giê-hô-va và phụng sự Ngài cách thành tâm và trung tín. Dẹp bỏ hết các thần tượng mà tổ phụ các ngươi đã thờ”.

Dân sự đang đứng trước sự lựa chọn, còn Giô-suê vẫn tiếp tục nói: “Nếu các ngươi không thích thờ phượng Đức Giê-hô-va, thì ngày hôm nay phải quyết định thờ thần nào mà các ngươi ưa thích. Nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giê-hô-va”. Dân sự cùng nhau đáp rằng: “Chúng tôi quyết hầu việc Đức Giê-hô-va, vì Ngài là Đức Chúa Trời chúng tôi”.

Giây phút đó rất quan trọng đối với Giô-suê và toàn dân Y-sơ-ra-ên, vì họ đã quyết tâm hứa trước mặt Chúa sẽ mãi mãi thờ phượng Ngài. Giô-suê dựng một tảng đá lớn dưới cây dẻ, gần đền thờ Đức Chúa Trời để làm chứng cho sự hứa nguyện nầy. Ông còn viết chuyện nầy vào trong sách luật pháp để cho dân sự nhớ mãi lời hứa của mình.

3. Ứng dụng.

Các em thân mến! Các em thấy tình yêu thương trong câu chuyện nầy được thể hiện như thế nào? (Cho các em trả lời). Dân Y-sơ-ra-ên ở bờ Đông luôn mong muốn họ và dân ở bờ Tây mãi mãi là anh em, dù dòng sông Giô-đanh chia cắt giữa họ. Còn dân Y-sơ-ra-ên ở bờ Tây lại lo lắng, sợ anh em mình ở bờ Đông từ bỏ Đức Giê-hô-va. Giô-suê thì quan tâm đến đời sống thuộc linh của dân Y-sơ-ra-ên, hết lòng dạy dỗ họ yêu mến Chúa, chúc phước và cầu nguyện cho họ.

Các em thấy tình yêu thương của dân Y-sơ-ra-ên ở hai bờ Đông, Tây không hề giảm sút bởi sự chia cách. Dòng sông Giô-đanh không cản trở họ quan tâm, lo lắng cho nhau. Như vậy, tình yêu thương thật sự không phân biệt giàu nghèo, xấu đẹp, học giỏi học kém, ở gần hay ở xa… Chúa muốn các em xóa bỏ mọi khoảng cách, đến gần với nhau hơn, bày tỏ lòng thân thiện, sự quan tâm, chia sẻ những gì mình có cho những bạn kém may mắn, giúp đỡ những bạn yếu kém trong học tập…

Nhiều lúc, các em cảm thấy khó yêu thương người khác. Những lúc như vậy, các em cần cầu nguyện để Chúa ban cho các em tình yêu thương. Nếu Chúa ngự trong lòng các em, thì các em sẽ dễ dàng yêu thương và quan tâm đến người khác. Nên nhớ, Chúa Giêxu đã yêu thương các em đến nỗi hy sinh chính mạng vàng của Ngài, thì Ngài cũng muốn các em biết yêu thương anh em mình.

Hướng dẫn các em viết một đoạn văn ngắn về tình yêu thương. “Tình yêu thương là …” (xem tập học viên, hướng dẫn nội dung cho các em dễ viết: Tình yêu thương là chia nhau miếng bánh, nhường nhịn các em nhỏ, làm một việc gì đó để ba mẹ vui lòng, quan tâm bạn bè… Nhắc các em về những việc cần làm trong tuần lễ nầy).

Các em có nghĩ rằng quan tâm lẫn nhau là điều đẹp lòng Chúa không? Nếu các em yêu mến nhau thì các em là con cái Đức Chúa Trời (Cho các em đọc câu gốc).

 

BÀI 9.    TÌNH THƯƠNG XÓA BỎ KHOẢNG CÁCH (HV)

 I. KINH THÁNH: Giô-suê 22; 24:29.

II. CÂU GỐC: “Chúng ta hãy yêu mến lẫn nhau; vì sự yêu thương đến từ Đức Chúa Trời, kẻ nào yêu, thì sanh từ Đức Chúa Trời và nhìn biết Đức Chúa Trời” (1Giăng 4:7).

III. BÀi TẬP.

1. Bàn thờ ở mé sông.

Chi phái Ru-bên, chi phái Gát và phân nửa chi phái Ma-na-se lập bàn thờ ở mé sông Giô-đanh. Việc làm nầy có ý nghĩa gì? Em ghi câu trả lời xuống phía dưới.

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

2. Tình yêu thương là gì?

Theo em, tình yêu thương là gì? Em làm gì để biểu hiện tình yêu thương của mình? Hãy viết ra.

3. Suy gẫm câu gốc.

Câu gốc nầy nói: “Chúng ta hãy yêu mến lẫn nhau”. Đây là một mệnh lệnh bắt buộc mỗi con dân Chúa phải thi hành, đúng không? Vì sao? Vì “sự yêu thương đến từ Đức Chúa Trời, kẻ nào yêu, thì sanh từ Đức Chúa Trời và nhìn biết Đức Chúa Trời”.

Quan tâm đến người khác cũng bày tỏ tình yêu thương. Hãy nghĩ xem, ai là người quan tâm đến em nhiều nhất? Điền vào hai phần dưới đây.

a. Tên của người quan tâm đến em.

……………………………………………………………………………………

b. Việc họ quan tâm đến em.

……………………………………………………………………………………

Hãy cảm tạ Đức Chúa Trời vì những gì họ đã làm cho em. Cầu xin Chúa giúp em cũng bày tỏ lòng yêu thương đến với họ.

BAI 8. LỖI LẦM CỦA GIÔ-SUÊ (GV-HV)

BAI 8. LỖI LẦM CỦA GIÔ-SUÊ (GV-HV)

in QUÍ III. 2016, THIẾU NHI on 18 Tháng Bảy, 2018

BAI 8. LỖI LẦM CỦA GIÔ-SUÊ (GV)

I. KINH THÁNH: Giô-suê 9; 10:1-15.

II. CÂU GỐC: “Người nào để trí mình nương dựa nơi Ngài, thì Ngài sẽ gìn giữ người trong sự bình an trọn vẹn, vì người nhờ cậy Ngài” (Ê-sai 26:3).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Lỗi lầm của Giô-suê là không cầu hỏi Chúa trước khi quyết định ký hòa ước với dân Ga-ba-ôn.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời sẵn lòng tha thứ và giúp đỡ Giô-suê khi ông nhờ cậy Chúa.

– Hành động: Trước khi quyết định một việc gì dù nhỏ, em cũng phải cầu nguyện với Chúa.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

1. Để các em tự thảo luận về những câu hỏi trong tập học viên và tìm ra cách giải quyết.

2. Phát giấy và bút cho các em, bảo các em viết vào giấy những khó khăn của em (những khó khăn đã qua, đang hoặc sẽ xảy đến) và viết cách giải quyết.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

1. Vào đề.

Có ai thích khó khăn không? Nhưng trong cuộc sống, ai cũng phải gặp những khó khăn. Người lớn có những khó khăn khác các em như phải lo cơm, áo, gạo, tiền, gia đình…, còn ở lứa tuổi các em, thì cũng có những khó khăn của riêng các em, như bài tập khó, bạn bè không tốt, sức khoẻ kém… Khi gặp khó khăn, các em có muốn đến với một người nào đó để tâm sự không? Nếu tìm được một người bạn tốt, sẵn lòng góp ý và giúp đỡ các em vượt qua khó khăn, thì rất qúy. Nhưng con người không đủ khả năng để giải quyết mọi việc, ngoại trừ Chúa Giêxu. Khi cần quyết định một việc gì, hoặc gặp khó khăn, các em có thể đến với Ngài.

Sau chiến thắng thành A-hi, có một việc xảy ra với dân Y-sơ-ra-ên. Vì việc nầy mà Giô-suê phạm lỗi với Đức Chúa Trời. Chúng ta cùng xem việc gì xảy ra nhé!

2. Bài học.

a. Giô-suê trúng kế dân Ga-ba-ôn.

(1) . kế của dân Ga-ba-ôn.

Sau hai chiến thắng vang dội tại Giê-ri-cô và A-hi, các dân chung quanh đều khiếp sợ dân Y-sơ-ra-ên. Có phải dân Y-sơ-ra-ên chiến thắng là nhờ họ có vũ khí tối tân và Giô-suê lãnh đạo giỏi không? (Cho các em trả lời).

Trước tình hình đó, các vua của những nước chung quanh liền liên kết lại với nhau để đối phó với dân Y-sơ-ra-ên. Nhưng vua của Ga-ba-ôn thì không liên kết với họ. Dân Ga-ba-ôn sinh sống gần dân Y-sơ-ra-ên. Họ đã từng nghe những việc quyền năng của Đức Chúa Trời, nên vua Ga-ba-ôn vô cùng khiếp sợ. Vua biết rằng không thể nào chống cự với một Đấng đã làm cho nước sông Giô-đanh ngừng chảy, và đáy sông phút chốc khô cạn, tường thành Giê-ri-cô sập xuống… Dân Y-sơ-ra-ên nhất định sẽ tràn sang đây, và đất nước của vua cũng sẽ cùng số phận với Giê-ri-cô và A-hi mà thôi. Vì thế, vua Ga-ba-ôn không chuẩn bị chiến đấu mà chuẩn bị một mưu kế.

Dân Ga-ba-ôn quyết định dùng mưu kế để cầu hòa với dân Y-sơ-ra-ên. Họ chuẩn bị rất cẩn thận và hết sức bí mật để dân Y-sơ-ra-ên không phát hiện ra mưu kế của họ.

Một ngày kia, có một đoàn người tiến đến gần trại của dân Y-sơ-ra-ên tại Ghinh-ganh. Cả đoàn người đều mệt mỏi, nhìn qua là biết họ vừa trải qua một chặng đường rất dài. Giày của họ bị mòn đế, quần áo thì đầy bụi bặm, dơ bẩn, và rách rưới, các bình da đựng rượu thì bị thủng phải vá víu lại, còn lương thực là những mẩu bánh vụn, khô đét. Họ nói cùng Giô-suê và dân Y-sơ-ra-ên rằng: “Chúng tôi đến từ một xứ xa xôi để xin kết hòa ước cùng các ông”.

Giô-suê và dân sự hỏi họ: “Các ông là người ở đây chứ gì? Làm sao kết hòa ước được?” Họ không trả lời câu hỏi của Giô-suê mà nói tránh: “Chúng tôi là tôi tớ của ông”. Nhưng Giô-suê vẫn cứ hỏi lại: “Các ông là ai? Từ đâu đến?”

Họ trả lời: “Chúng tôi đến từ một nơi rất xa, vì nghe danh và những việc Đức Giê-hô-va đã làm, nên các trưởng lão và dân sự sai chúng tôi đến gặp các ông để xin được làm tôi tớ. Vậy, xin các ông lập giao ước cùng chúng tôi”.

Dân Ga-ba-ôn rất cẩn thận trong lời nói để không bị phát hiện. Họ dùng mọi cách để Giô-suê và dân Y-sơ-ra-ên tin vào lời họ nói: “Các ông xem, bánh của chúng tôi đem theo lúc mới ra đi còn nóng hổi, mà bây giờ đã khô và bể vụn. Còn những bình đựng rượu nầy lúc mới ra đi còn mới tinh, mà bây giờ đã cũ và rách, quần áo, giày dép chúng tôi cũng đã cũ mòn, vì đi đường xa”.

(2) Sai lầm của Giô-suê.

Mưu kế đã thành công, Giô-suê tin lời dân Ga-ba-ôn và đồng ý kết hòa ước với họ. (Mời một em đọc Giô-suê 9:14). Sai lầm của Giô-suê là do đâu? (Giô-suê không cầu hỏi Đức Chúa Trời trước khi quyết định kết hòa ước với dân Ga-ba-ôn). Khi kết ước, Giô-suê chỉ danh Đức Chúa Trời mà thề sẽ không đánh chiếm xứ họ, nhưng lại không biết rằng, những người lạ đó chính là dân Ga-ba-ôn, ở trong xứ Ca-na-an, nơi mà Đức Chúa Trời dặn dân Y-sơ-ra-ên phải tiêu diệt hết.

Ba ngày sau khi lập giao ước, mưu kế của dân Ga-ba-ôn bị bại lộ. Dân Y-sơ-ra-ên lúc nầy mới biết những kẻ lạ mặt kia không phải đến từ xứ xa xôi, mà ở gần bên họ. Họ còn phát hiện ngoài Ga-ba-ôn, còn có ba thành khác cùng liên kết lại để thực hiện mưu đồ lừa gạt dân Y-sơ-ra-ên.

Dù đã phát hiện sự thật, nhưng Giô-suê và dân Y-sơ-ra-ên vẫn phải tuân giữ hòa ước, vì đã chỉ Đức Chúa Trời mà thề với họ. Nhưng dân Y-sơ-ra-ên trừng phạt dân Ga-ba-ôn bằng cách bắt họ suốt đời làm tôi tớ, đốn củi, xách nước…

b. Đức Chúa Trời tha thứ lỗi lầm của Giô-suê.

Khi vua Giê-ru-sa-lem nghe tin dân Y-sơ-ra-ên kết hòa ước với dân Ga-ba-ôn, thì vô cùng lo lắng, vì Ga-ba-ôn là một thành lớn, liên kết với dân Y-sơ-ra-ên sẽ là mối đe dọa cho Giê-ru-sa-lem.

Vì thế, vua Giê-ru-sa-lem liên kết với bốn nước khác vây đánh Ga-ba-ôn, dưới sự lãnh đạo vua Giê-ru-sa-lem.

Ga-ba-ôn hay tin năm nước đó vây đánh mình, thì vội cầu cứu Giô-suê. Giờ đây, Giô-suê không chỉ lo lắng cho dân Y-sơ-ra-ên, mà còn phải có trách nhiệm với dân Ga-ba-ôn nữa. Đó là gánh nặng ông phải mang do lỗi lầm của mình. Dầu vậy, khi Giô-suê chạy đến nương dựa nơi Chúa, Đức Chúa Trời đã tha thứ và giúp đỡ ông. Ngài bảo Giô-suê: “Chớ run sợ vì Ta đã phó chúng nó vào tay con”.

Được sự tha thứ và giúp đỡ của Đức Chúa Trời, Giô-suê dẫn quân rời khỏi Ghinh-ganh và đi suốt đêm. Khi đến nơi, quân Y-sơ-ra-ên bất ngờ tấn công quân địch. Liên minh năm nước bị đại bại bỏ chạy, quân Y-sơ-ra-ên rượt theo tiêu diệt. Đức Chúa Trời khiến một trận mưa đá rất lớn từ trời rơi xuống đè quân địch chết vô số. Để có đủ thời gian tiêu diệt hết quân địch, Giô-suê cầu xin Đức Chúa Trời một việc mà nghe qua tưởng như không thể có được: Mặt trời và mặt trăng ngừng lại.

Mặt trời và mặt trăng phải ngừng lại ư? Đây là điều không thể có được. Vậy mà Đấng Toàn năng nghe lời cầu nguyện của Giô-suê và khiến cho mặt trời, mặt trăng thực sự ngừng lại. Ngày hôm đó kéo ra rất dài cho đến khi quân địch bị giết sạch. Mặt trời, mặt trăng ngừng lại đã chứng tỏ sự tha thứ của Đức Chúa Trời đối với Giô-suê. Theo các em, dân Ga-ba-ôn suy nghĩ như thế nào về Đức Chúa Trời?

  1. Ứng dụng.

Các em thân mến! Bài học hôm nay dạy các em điều gì? Điều quan trọng nhất mà các em cần ghi nhớ là mỗi ngày phải để trí mình nương dựa nơi Chúa, không được tự ý làm việc gì dù nhỏ hay lớn mà không cầu hỏi Chúa, kẻo lại phạm sai lầm như Giô-suê. Khi gặp khó khăn, hay đứng trước một việc cần phải quyết định, nếu các em xin ý của Chúa hoặc cầu xin Ngài giúp đỡ, chắc chắn Chúa sẽ vui lòng giúp đỡ các em. Trong trường hợp lỡ phạm sai lầm, các em cứ tin vào sự nhân từ tha thứ của Chúa. Trong tuần lễ nầy, các em học tập cách nương dựa vào Chúa nhé!

BÀI 8. LỖI LẦM CỦA GIÔ-SUÊ (HV)

I. KINH THÁNH: Giô-suê 9; 10:1-15.

II. CÂU GỐC: “Người nào để trí mình nương dựa nơi Ngài, thì Ngài sẽ gìn giữ người trong sự bình yên trọn vẹn, vì người nhờ cậy Ngài” (Êsai 26:3).

III. BÀI TẬP.

1. Nương dựa là gì?

Ai cũng có lúc gặp khó khăn, khi đó tốt nhất là có người để nương dựa. Vậy ý nghĩa của “nương dựa” là gì?

Em xem những câu sau đây, rồi đánh dấu X vào câu nào nói lên ý nghĩa của sự “nương dựa”.

Nương dựa là:

­­__ a. Tin tưởng vào lời nói của người đó.

__ b.           Nghi ngờ lời nói của người đó.

__ c.           Ỷ lại vào người đó.

__ d.           Tin rằng người đó sẽ giúp em thành công.

__ e.           Khiếp sợ người đó.

__ g.           Biết người đó sẽ trung thành với bạn.

__ h.          Lưu ý người đó, vì sợ người đó lừa dối.

__ i.            Biết người đó là bạn của mình.

__ k. Tuy rằng em yếu đuối, nhưng người đó vẫn thương yêu, giúp đỡ em.

2. Khó khăn, khó khăn, khó khăn!

Sau đây là một vài khó khăn thường gặp ở lứa tuổi của em. Nếu như em nương dựa vào Chúa, thì em sẽ có cách giải quyết khác hẳn. Em ghi cách giải quyết vào ô trống bên cạnh. Giáo viên phụ trách lớp sẽ giúp em khi cần thiết.

a. Chỉ còn một tuần lễ là em phải thi học kỳ, nhưng hiện tại em vẫn chưa chuẩn bị bài vở xong.

…………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

b. Trong trường, có người nói là em lấy cắp thước kẻ của bạn, mà thật sự em không làm thế, cây thước mà em có là của mẹ mua cho. Nhưng bạn kia cứ khẳng định như vậy.

…………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

c. Em phải phụ giúp ba mẹ một buổi, còn một buổi đi học. Về nhà, em thích xem tivi nên không còn thời gian lo cho việc học.

…………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

d. Trong khi thầy giáo đang giảng bài, em cảm thấy đói bụng và muốn ăn vụng.

…………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….  

3. Lời cầu nguyện của em.

Viết vài lời cầu nguyện ngắn. Cho dù em gặp khó khăn nhiều hay ít, cũng phải nói ra với Chúa. Cầu xin Chúa cho em luôn nương dựa nơi Ngài. Em có thể nương dựa nơi Ngài bất cứ lúc nào.

Chúa Giê-xu yêu dấu!

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

 

BÀI 7. SỰ CÁM DỖ (GV-HV)

BÀI 7. SỰ CÁM DỖ (GV-HV)

in QUÍ III. 2016, THIẾU NHI on 17 Tháng Bảy, 2018

BÀI 7. SỰ CÁM DỖ (GV)

I. KINH THÁNH: Giô-suê đoạn 7.

II. CÂU GỐC: “Như vậy, miễn là đủ ăn đủ mặc thì phải thỏa lòng; còn như kẻ muốn nên giàu có, ắt sa vào sự cám dỗ” (1Ti-mô-thê 6:8-9a).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: A-can đã sa vào sự cám dỗ vật chất, phạm tội ăn cắp.

– Cảm nhận: Trộm cắp không phải là dũng cảm.

– Hành động: Ghi ra những tình huống nào dễ nảy sinh ý trộm cắp. Nhờ cậy Chúa để chế ngự những cám dỗ đó.

IV. BÀI HỌC KINH THÁNH

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

1. Hướng dẫn các em đưa ra ý kiến: Sự cám dỗ nào các em dễ bị vướng nhất?

2. Nhằm giúp các em có ấn tượng hơn câu chuyện Kinh Thánh nầy, hướng dẫn các em đóng kịch về A-can.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH

1. Vào đề

Hai bạn gái vào cửa hàng kẹp tóc. Cô bán hàng lúc đó đang bận rộn với việc thối tiền cho khách nên không để ý đến vài chiếc kẹp tóc nhỏ nhắn, xinh xắn trên mặt quầy hàng. Hai bạn gái đều trông thấy và rất thích mấy chiếc kẹp tóc, nhưng lại không đủ tiền để mua. Một bạn nói: “Bạn dám lấy chiếc kẹp nơ màu hồng đó không? Cô bán hàng không để ý đâu!”

Nếu bạn kia thực hiện đề nghị đó, bạn ấy có phải là người dũng cảm không? Có nhiều người cho rằng khi trộm cắp giữa ban ngày mà không bị phát hiện, thì kẻ trộm đó rất bản lĩnh và can đảm! Các em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?

Sự tham muốn nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ dẫn chúng ta đến những hành động sai trái. Bài học Kinh Thánh hôm nay sẽ cho các em thấy rõ điều đó.

2. Bài học.

a. Tiến trình của sự cám dỗ.

(1) Thấy.

Các em biết không, thông thường khi chiếm được một thành nào đó, những kẻ chiến thắng sẽ được quyền lấy tất cả những gì quí giá, gọi là chiến lợi phẩm, còn những kẻ chiến bại sẽ bị bắt làm nô lệ. Nhưng khi dân Y-sơ-ra-ên chiếm thành Giê-ri-cô, Đức Chúa Trời đã phán dặn rõ ràng rằng: Vàng, bạc, và những đồ vật bằng đồng, sắt đều phải nhập vào kho trong đền Đức Chúa Trời, còn những vật khác phải thiêu hủy và dân Y-sơ-ra-ên không được đụng đến những vật đó.

Khi tường thành Giê-ri-cô sụp đổ, dân Y-sơ-ra-ên tràn vào. Họ tịch thu tất cả vàng, bạc, những đồ vật bằng đồng, sắt, y như lời Ngài phán dặn. Ngoài những vật đó ra, còn có rất nhiều vật dụng đẹp đẽ khác mà không ai dám đụng đến vì Đức Chúa Trời không cho phép. Nhưng có một người tên là A-can, trong lúc thi hành nhiệm vụ đã nhìn thấy một cái áo choàng lộng lẫy, chỉ có những người giàu mới khoác loại áo đó. Chưa bao giờ ông nhìn thấy cái áo choàng nào đẹp như thế, và chao ôi! Vàng, bạc… nhiều không xiết kể.

(2) Tham muốn.

A-can cầm cái áo choàng lộng lẫy đó lên xem xét, vàng bạc nữa. Những thứ nầy thật đẹp và qúy giá làm sao! Sự tham muốn bắt đầu nảy sinh. “Ước gì cái áo choàng nầy là của mình!” “Nếu mình có được số vàng bạc nầy, mình sẽ trở nên giàu có”. A-can muốn lấy những thứ nầy. Ông không nghe mệnh lệnh của Chúa sao? (Cho các em trả lời). Lòng tham muốn cám dỗ ông mạnh mẽ, đến nỗi ông bỏ qua mệnh lệnh của Chúa.

(3) Trộm cắp.

A-can cẩn thận quan sát chung quanh, thấy không ai để ý, liền nhanh chóng lấy ngay cái áo choàng và vàng bạc giấu vào bên trong áo.

Hoàn cảnh lúc đó thật là thuận lợi cho A-can, vì không ai nhìn thấy việc làm của ông. A-can quay trở về trại của mình, bí mật đào một cái hố bên trong trại và chôn giấu những thứ đó.

Lòng tham khiến A-can trở nên mù quáng. Tuy cái áo choàng đó rất đẹp, nhưng chất liệu vải và kiểu dáng đều không thích hợp với người Y-sơ-ra-ên. Nếu như một ngày nào đó, A-can khoác cái áo nầy, có thể những người khác sẽ suy đoán ra xuất xứ của nó. Dù không ai nhìn thấy, nhưng Đức Chúa Trời thấy. Cây kim trong bọc lâu ngày cũng phải lòi ra. Cuối cùng, mọi việc cũng bị phanh phui và tai họa xảy đến không chỉ riêng mình A-can gánh chịu.

b. Tai họa xảy ra sau khi bị cám dỗ.

(1) Dân Y-sơ-ra-ên thua trận.

Sau chiến thắng Giê-ri-cô, thành thứ hai mà dân Y-sơ-ra-ên cần phải tấn công là thành A-hi. So với Giê-ri-cô, thành A-hi nhỏ bé hơn nhiều. Dầu vậy, trước khi tấn công, Giô-suê cũng phái mấy thám tử đi do thám trước.

Các thám tử sau khi do thám thành A-hi trở về báo cáo với Giô-suê: “Đó là một thành phố nhỏ, ít dân, không cần phải huy động toàn bộ quân đi đánh, chỉ cần vài ba ngàn quân là đủ tiêu diệt thành đó rồi”.

Thế là Giô-suê phái khoảng ba ngàn người đi đánh thành A-hi. Ba ngàn chiến sĩ hăng hái xung trận, còn những người ở nhà chuẩn bị chào đón chiến thắng, vì tin chắc các chiến sĩ Y-sơ-ra-ên sẽ chiến thắng. Nhưng thật bất ngờ, quân Y-sơ-ra-ên bị thất bại thảm hại trước quân A-hi. Vừa mới vào trận, quân Y-sơ-ra-ên đã phải bỏ chạy, vì không ngờ dân thành A-hi đánh trả quyết liệt, và giết khoảng chừng ba mươi sáu người.

Khi nghe tin nầy, lòng dân sự tan ra như nước.  Giô-suê và các trưởng lão xé áo mình, khóc lóc, qùi mọp trước Hòm Giao ước cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Giô-suê không hiểu nguyên nhân tại sao có sự thua trận nầy? Chẳng phải Đức Chúa Trời đã từng hứa với Giô-suê: “Trọn đời ngươi sống, thì sẽ chẳng ai được chống cự trước mặt ngươi. Ta sẽ ở cùng ngươi như Ta đã ở cùng Môi-se; Ta sẽ không lìa ngươi, không bỏ ngươi đâu”.

Đức Chúa Trời đã thất hứa rồi chăng? Giô-suê và các vị trưởng lão cứ cầu nguyện cho đến chiều tối. Cuối cùng, Đức Chúa Trời phán cùng Giô-suê rằng: “Dân Y-sơ-ra-ên đã không tuân lệnh Ta, lấy trộm vật đáng bị hủy diệt, đem giấu trong trại mình. Vì lý do đó, Y-sơ-ra-ên bị bại trận”.

Đức Chúa Trời cảnh cáo: “Nếu các vật ấy không bị đem ra thiêu hủy, Ta sẽ không ở cùng Y-sơ-ra-ên nữa”. Sau đó, Đức Chúa Trời chỉ cho Giô-suê cách phát hiện ra người phạm tội.

(2) A-can bị tử hình.

Theo sự chỉ dẫn của Đức Chúa Trời, sáng sớm hôm đó, Giô-suê cho mười hai chi phái lần lượt ra trước mặt Chúa. Chi phái Giu-đa bị chỉ ra. Giô-suê kêu chi phái Giu-đa đến gần thì họ hàng Xê-rách bị chỉ ra. Trong họ hàng Xê-rách thì gia đình Xáp-đi bị chỉ ra. Giô-suê biểu từng người trong gia đình Xáp-đi lại gần, thì A-can bị chỉ ra. Việc làm của A-can lúc trước không ai biết, bây giờ cả dân Y-sơ-ra-ên đều biết.

Giô-suê nói với A-can: “Hãy thú tội trước mặt Đức Chúa Trời. Đừng giấu điều gì cả, cứ khai ra mọi điều con đã làm”.

A-can khai: “Con đã sinh lòng tham khi thấy chiếc áo choàng lộng lẫy, hai trăm lạng bạc và một thỏi vàng nặng 50 lạng. Con lấy các vật ấy đem giấu dưới đất trong trại, để bạc dưới cùng”.

Giô-suê liền sai người đến trại của A-can. Họ tìm thấy đúng như lời A-can nói và đem hết về để trước mặt Giô-suê và dân sự. Mọi người bắt A-can cùng các vật thuộc về ông như bò, chiên, lừa… và những vật ông đã lấy cắp, đến một thung lũng. Mọi người ném đá A-can và thiêu hủy hết tất cả.

Khi tội lỗi bị trừ đi, Đức Chúa Trời nguôi cơn giận và tiếp tục ở cùng dân Y-sơ-ra-ên. Đức Chúa Trời hướng dẫn Giô-suê cách tấn công thành A-hi và dân Y-sơ-ra-ên đã toàn thắng.

3. Ứng dụng.

Các em thân mến! A-can đã không đắc thắng sự cám dỗ, nên vượt qua mạng lệnh của Đức Chúa Trời. Hành động đó khiến A-can trả giá rất đắt, không phải chỉ mình ông chịu mà còn liên lụy đến nhiều người. Nếu xem tin tức trên báo, tivi… các em sẽ thấy người trộm cắp cũng phải vào nhà tù.

Hậu quả mà A-can nhận lấy cho hành động sai trái của mình là bài học nghiêm khắc cho mỗi chúng ta ngày nay. Trong cuộc sống mỗi ngày, các em cũng gặp nhiều sự cám dỗ phải không? (Cho các em nêu ra từng trường hợp cụ thể như: Muốn lấy cắp của bạn cây viết, cuốn truyện, đồ chơi, tiền, đồ ăn…). Có những việc sai trái nho nhỏ, các em cho là không quan trọng, nhưng khi các em làm điều đó cũng phạm tội và Đức Chúa Trời nhìn thấy. Vậy, các em phải làm gì khi bị cám dỗ? Khi A-can nhìn thấy và ham thích cái áo choàng đẹp đẽ, vàng, bạc, nếu như ngay lúc đó ông cầu nguyện xin Chúa giúp ông vượt qua sự cám dỗ để vâng lời Ngài, thì Chúa có giúp đỡ ông không? Ma qủi cám dỗ các em phạm tội với Chúa, nên các em phải ở trong Chúa luôn luôn, cầu xin Chúa giúp đỡ mình. Nếu các em không thỏa lòng với những điều mình có, thì dễ sa vào sự cám dỗ (Mời một em đọc câu gốc).

Ăn cắp không phải là hành động dũng cảm, mà là tội lỗi. Sự dũng cảm đúng nghĩa là vâng lời Chúa. Nếu các em vâng lời Ngài, Ngài sẽ giúp các em vượt qua sự cám dỗ. Khi các em đắc thắng sự cám dỗ, đó là bằng chứng rõ ràng nhất để khẳng định các em là người dũng cảm.

BÀI 7.  SỰ CÁM DỖ (HV)

 I. KINH THÁNH: Giô-suê 7; 8:1-28.

II. CÂU GỐC: “Như vậy, miễn là đủ ăn đủ mặc thì phải thỏa lòng; còn như kẻ muốn nên giàu có, ắt sa vào sự cám dỗ” (1Ti-mô-thê 6:8-9a).

III. BÀI TẬP.

1. Em đánh dấu X trước những hậu quả mà tội trộm cắp gây ra.

__ a. Có được những gì mong muốn.

__ b. Dẫn đến tội dối trá.

__ c. Nghĩ đến lúc bị bắt giữ mà lo lắng.

__ d. Cảm thấy dũng cảm và vui vẻ.

__ e. Mọi người sẽ nể phục lòng can đảm của anh ta.

__ g. Không được phước của Chúa.

2. Sự cám dỗ đối với mỗi người mỗi khác nhau, có em bị cám dỗ bởi điều nầy, nhưng cũng có em lại bị cám dỗ bởi điều khác. Em đánh dấu X vào những trường hợp em đã hoặc đang bị cám dỗ.

  1. Muốn có cái áo đẹp của bạn.
  2. Ăn cắp tiền của mẹ, bạn… để mua đồ theo ý thích.
  3. Trốn học để đi chơi.
  4. Nói dối với ba mẹ.
  5. Tham của rơi.
  6. Quay cóp bài lúc kiểm tra.
  7. Mê xem tivi đến nỗi không học bài.
  8. Ăn vụng.
  9. Trường hợp khác _______________________

* Theo em, trường hợp nào khiến em dễ bị cám dỗ nhất.

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

3. Em “Vượt qua cám dỗ”.

Hãy đi theo mũi tên và lấy bút chì màu khoanh lại những quyết định đúng để tìm ra hướng giải quyết đẹp lòng Chúa.

Xin chào, tôi là Cường. Sau khi học xong câu chuyện của A-can, tôi càng hiểu rõ hơn về tai hại của sự trộm cắp. Buổi sáng thứ hai đầu tuần, tôi gặp phải nhiều cám dỗ.

BÀI 6.  CUỘC DIỄN HÀNH KỲ LẠ NHẤT THẾ GIỚI (GV-HV)

BÀI 6.  CUỘC DIỄN HÀNH KỲ LẠ NHẤT THẾ GIỚI (GV-HV)

in QUÍ III. 2016, THIẾU NHI on 17 Tháng Bảy, 2018

BÀI 6.  CUỘC DIỄN HÀNH KỲ LẠ NHẤT THẾ GIỚI (GV)

 I. KINH THÁNH: Giô-suê 6:1-25.

II. CÂU GỐC: “Bởi đức tin, các tường thành Giê-ri-cô đổ xuống, sau khi người ta đi vòng quanh bảy ngày” (Hê-bơ-rơ 11:30).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Cuộc diễn hành kỳ lạ nhất thế giới đã đưa dân Y-sơ-ra-ên vào chiếm thành Giê-ri-cô một cách dễ dàng.

– Cảm nhận: Đức tin và sự vâng lời là bí quyết để chiến thắng.

– Hành động: Em luôn sống bằng đức tin.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ

1. Thực hiện vài âm thanh, tiếng động để phụ họa, dùng máy ghi âm để ghi lại. Nếu không ghi âm được, có thể chia các em thành từng tốp nhỏ, mỗi tốp phụ trách một âm thanh hay tiếng động. Khi đến âm thanh của tốp nào, thì tốp đó sẽ phụ họa.

2. Tiếng chân của những chiến sĩ hành quân: Các em giậm chân tại chỗ, hoặc dùng hai tay vỗ lên mặt bàn.

3. Tiếng tù và: Chu miệng và u…u…u…u…u…u…4. Tiếng reo hò: “Đức Giê-hô-va đã giao thành Giê-ri-cô cho chúng ta rồi!”

6. Tường thành đổ sập xuống: Đổ vài cuốn sách to xuống bàn, hoặc đập tay xuống bàn.7. Bản đồ.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH

1. Vào đề.

Các em ơi! Các em có muốn mình trở thành người dũng cảm không? Theo các em, người như thế nào gọi là người dũng cảm? (Cho các em trả lời).

Ví dụ: Ở trường học của các em, có một bạn rất to con nói rằng sẽ vật ngã tất cả những bạn khác. Vậy, bạn ấy có phải là người dũng cảm không?

Có những người chuyên hiếp đáp những người yếu đuối và nhỏ bé hơn họ, làm như vậy, họ tưởng rằng mình là người dũng cảm, nhưng ngược lại, họ là những người hèn nhát nhất. Những người yếu đuối thì đương nhiên không dám chống cự, và trong lòng luôn sợ hãi.

Vậy mà dân tộc Y-sơ-ra-ên nhỏ bé, sống trong các lều trại ở sa mạc, lại dám tấn công dân thành Giê-ri-cô, một dân to lớn và có tường thành vững chắc. Chúng ta cùng tìm hiểu xem bằng cách nào họ có được sự dũng cảm đó?

2. Bài học.

a. Đấng lãnh đạo cuộc diễn hành kỳ lạ.

Thành Giê-ri-cô là chìa khóa của xứ Ca-na-an, vì nếu thành Giê-ri-cô bị chiếm, thì cả xứ Ca-na-an có nguy cơ bị chiếm. Vào thời đại của Giô-suê, thành đã có sự phòng vệ rất nghiêm ngặt, bốn bên đều có tường cao, dày bao bọc, trên đó là những vọng gác luôn có những chiến sĩ trang bị đầy đủ vũ khí canh gác suốt hai mươi bốn giờ trong ngày. Khi có quân địch xuất hiện, lập tức những chiến sĩ canh gác sẽ nổi còi báo động. Trong thành có dự bị lương thực, phòng khi bị tấn công, không thể ra ngoài mua được. Khi hay tin dân Y-sơ-ra-ên đến gần, Giê-ri-cô đã đóng chặt cửa thành phòng thủ, và cấm ngặt không một ai được phép ra vào.

Trong khi đó dân Y-sơ-ra-ên là những người sống rày đây mai đó, không có vũ khí, không có tường cao bao bọc. Giô-suê không biết làm cách nào để chiếm thành. Bỗng nhiên, ông nhìn thấy một người tay cầm gươm, xuất hiện trước mặt. Giô-suê lập tức hỏi: “Ông là bạn hay thù?” Người đó trả lời: “Ta là tướng đạo binh của Đức Giê-hô-va”. Giô-suê biết ngay Đức Chúa Trời sẽ là vị tướng lãnh đạo cuộc chiến nầy, nên ông sấp mặt xuống đất thờ lạy và thưa: “Chúa muốn dạy con điều gì?” Trước khi Đức Chúa Trời phán dạy, Ngài bảo Giô-suê hãy cởi giày ra, vì nơi ông đang đứng là đất thánh. Giô-suê lập tức làm theo.

Đức Chúa Trời, tướng chỉ huy của quân Y-sơ-ra-ên, đã dự tính mọi việc. Giô-suê không cần phải suy nghĩ cách tấn công hay lo lắng sự thắng bại, những việc ông cần làm là tuân theo mệnh lệnh của Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời căn dặn rõ ràng những việc cần làm. Đó là một chiến lược kỳ lạ mà con người không thể thực hiện được, nhưng Giô-suê hiểu rõ một điều, ông và dân sự phải thực hiện cho đúng mệnh lệnh của Đức Chúa Trời.

b. Thực hiện cuộc diễn hành kỳ lạ.

Sau khi nhận mệnh lệnh của Chúa, Giô-suê tập hợp các thầy tế lễ và toàn dân Y-sơ-ra-ên lại và phân công cho họ. Điều đặc biệt trong cuộc chiến nầy là toàn dân đều là chiến sĩ, các em thiếu nhi cũng là chiến sĩ. Các chiến sĩ nầy không cần phải chiến đấu bằng gươm giáo, gậy gộc. Họ chỉ cần xếp hàng theo thứ tự và đi diễn hành vòng quanh thành Giê-ri-cô sáu ngày, mỗi ngày một vòng. Đến ngày thứ bảy, phải đi bảy vòng, thì sẽ chiếm được thành. Thật đơn giản phải không các em, nhưng đòi hỏi đức tin và sự vâng lời tuyệt đối của dân sự.

Các thầy tế lễ và dân sự chuẩn bị sẵn sàng. Họ rời khỏi trại theo thứ tự như sau: Dẫn đầu cuộc diễn hành là những người cầm binh khí, kế đến là bảy thầy tế lễ thổi kèn, tiếp theo là bốn thầy tế lễ khiêng Hòm Giao ước, dân sự đi cuối cùng. Thành Giê-ri-cô cách Ghinh-ganh không xa nên một lát sau, đoàn diễn hành đã tới. Họ nhìn thấy thành trì vĩ đại, kiên cố, và những vọng gác của binh lính bảo vệ thành.

Đoàn diễn hành cứ đi vòng quanh thành Giê-ri-cô một vòng như lời Đức Chúa Trời đã dặn. Khi đi khoảng nửa thành, có hai chiến sĩ nhìn thấy một khung cửa sổ quen thuộc, ở đó cột sợi dây màu đỏ. Các em có biết cửa sổ nhà ai không? Đúng rồi, đó chính là cửa sổ nhà Ra-háp. Đi vòng quanh đủ một vòng, những binh lính trở về doanh trại.

Đây là cuộc diễn hành kỳ lạ nhất thế giới. Toàn quân đi trong im lặng, không ai được nói chuyện, chỉ nghe tiếng chân đi rầm rập và tiếng kèn. Dân thành Giê-ri-cô vô cùng bối rối, sợ hãi. Họ không biết kế hoạch của dân Y-sơ-ra-ên như thế nào, nên không biết xoay sở hay đối phó làm sao. Dầu vậy, quân lính trên các vọng gác và quân bảo vệ trong thành luôn ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Họ càng thêm hoang mang khi thấy dân Y-sơ-ra-ên đi một vòng rồi rút lui. Thông thường, quân địch luôn bao vây và không cho ai rời khỏi thành, cắt đứt nguồn nước vì giếng và sông đều ở bên ngoài thành. Ai rời thành cũng chết mà ở lại trong thành cũng chết vì khát. Nhưng trận chiến nầy lại hoàn toàn khác…

Sáu ngày liền, mỗi sáng sớm dân Y-sơ-ra-ên đều đi diễn hành giống như vậy. Đi một vòng rồi trở về. Dân Giê-ri-cô hết lo sợ, hoang mang, rồi lại chuyển sang ngạc nhiên. Họ thắc mắc không biết dân Y-sơ-ra-ên làm gì kỳ cục vậy? Có nhiều người còn cười chế nhạo nữa.

Đến ngày thứ bảy, kế hoạch diễn hành có khác đi. Họ phải dậy thật sớm và đi quanh thành, nhưng đi bảy vòng. Lần thứ bảy, những thầy tế lễ thổi một hồi kèn thật dài, thật lớn, Giô-suê nói cùng dân sự: “Hãy la lớn lên, vì Đức Giê-hô-va đã phó thành cho chúng ta”.

Dân sự vâng lời la lớn lên. Bỗng nhiên, họ thấy vách thành vĩ đại ngã sập xuống, và dân Y-sơ-ra-ên tràn vào thành khắp mọi hướng. Chỉ có nhà của Ra-háp ở trên vách thành là không bị sập, và đúng như lời hứa, hai thám tử đã đến giải cứu cả gia đình nàng ra khỏi thành. Dân thành Giê-ri-cô bị tiêu diệt và thành bị phóng hỏa. Dân Y-sơ-ra-ên hoàn toàn chiếm được thành không bởi sức mạnh, cũng không bởi sự khôn ngoan, nhưng bởi đức tin và sự vâng lời, Đức Chúa Trời đã ban cho họ sự chiến thắng.

3. Ứng dụng.

Các em thân mến! Giê-ri-cô là một thành lớn, quân đội của họ trang bị vũ khí tốt hơn nhiều so với dân Y-sơ-ra-ên. Vậy, bí quyết nào khiến cho dân Y-sơ-ra-ên chiến thắng? (Cho các em trả lời).

Đức Chúa Trời đã từng hứa với Giô-suê, nếu như họ cứ vâng theo lời Chúa, thì chiến thắng sẽ thuộc về họ. Rút kinh nghiệm từ bao việc xảy ra trước kia, Giô-suê đã học tập tin cậy Chúa.

Theo các em, khi đứng trước khó khăn của gia đình, của bản thân không thể giải quyết được, các em có bối rối, sợ hãi không? (Chờ câu trả lời). Đức Chúa Trời cũng ban cho các em một lời hứa. Nếu các em tin vào lời hứa của Ngài, thì Ngài sẽ giúp đỡ các em giống như đã giúp đỡ dân Y-sơ-ra-ên vậy: “Hãy vững lòng bền chí, chớ run sợ, chớ kinh khủng; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi vẫn ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi” (Giô-suê 1:9).

Nếu các em tin vào lời hứa của Chúa, Chúa sẽ ban cho các em sức mạnh và lòng dũng cảm để vượt qua mọi khó khăn. Chúa vẫn luôn ở cùng các em trong mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh. Lúc các em chơi đùa, đi học, lao động, ốm, buồn, xa nhà, mất mát… Chúa vẫn ở cùng các em. Các em không nên hoang mang, sợ hãi, không nên nghi ngờ Ngài. Rồi các em sẽ thấy Đức Chúa Trời làm nhiều điều kỳ diệu khi các em tin cậy và vâng lời Ngài, giống như Ngài đã từng làm cho dân Y-sơ-ra-ên.

BÀI 6.  CUỘC DIỄN HÀNH KỲ LẠ NHẤT THẾ GIỚI (HV)

I. KINH THÁNH: Giô-suê 6:1-25.

II. CÂU GỐC: “Bởi đức tin, các tường thành Giê-ri-cô đổ xuống, sau khi người ta đi vòng quanh bảy ngày” (Hê-bơ-rơ 11:30).

III. BÀI TẬP.

1. Tường thành sụp đổ.

Điền vào chỗ trống dưới đây sẽ giúp em nhớ lâu hơn về câu chuyện kỳ diệu nầy. Hãy tham khảo các từ sau.

Thầy tế lễ, Ghinh-ganh, Giê-ri-cô, Đức Chúa Trời, vòng quanh, bảy ngày, Ra-háp, tường thành, tà thần, tiến chiếm, đức tin. 

  1. Dân Y-sơ-ra-ên ……………………… thành Giê-ri-cô.
  2. Họ đóng trại ở ………………………
  3. Dân ………………… rất sợ hãi dân Y-sơ-ra-ên.
  4. Dân Giê-ri-cô thờ lạy …………………………
  5. ………………………… là vị tướng lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên.
  6. ………………………… của Giê-ri-cô rất cao và vững chắc.
  7. Bốn ……………………… khiêng Hòm Giao ước.
  8. Dân Y-sơ-ra-ên đi diễn hành …………………………… thành Giê-ri-cô trong

…………………………………………………………………………………….

  1. Bởi ……………… của dân Y-sơ-ra-ên,

Đức Chúa Trời khiến

thành Giê-ri-cô sụp đổ.

10……………………… và người thân được cứu

2. Em tin cậy Chúa.

Giô-suê đã dũng cảm tin cậy Đức Chúa Trời. Em có tình nguyện tin cậy Chúa như Giô-suê đã từng tin không? Cho dù đến nơi đâu, Đức Chúa Trời vẫn ở cùng em.

Em suy nghĩ rồi điền vào bảng bên dưới.

Em đã, đang, hoặc sẽ tin Đức Chúa Trời

làm cho em những gì?………………………

………………………………………………………….

…………………………………………………………….

…………………………………………………………..

…………………………………………………………………….

……………………………………………………………………….

* Viết ra những việc Chúa đã giúp em trong những

ngày qua…………………………………………………………

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………

……………………………………………………………..

 

BÀI 5. HÃY TRÔNG ĐỢI CHÚA! (GV-HV)

BÀI 5. HÃY TRÔNG ĐỢI CHÚA! (GV-HV)

in QUÍ III. 2016, THIẾU NHI on 16 Tháng Bảy, 2018

BÀI 5. HÃY TRÔNG ĐỢI CHÚA! (GV)

 I. KINH THÁNH: Giô-suê 3-4.

II. CÂU GỐC: “Hãy trông đợi Đức Giê-hô-va; hãy vững lòng bền chí! Phải, hãy trông đợi Đức Giê-hô-va” (Thi Thiên 27:14).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Ở trong hoàn cảnh khó khăn dường như không vượt qua được, Giô-suê và cả dân sự vẫn trông đợi và vâng lời Chúa. Ngài đã thực hiện phép lạ để giúp đỡ họ.

– Cảm nhận: Trông đợi Chúa không bao giờ phải thất vọng.

– Hành động: Em ghi ra những hoàn cảnh phải trông cậy và vâng lời Chúa.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

1. Cùng chia sẻ với nhau về những việc Đức Chúa Trời đã giúp đỡ các em, và cả những việc Ngài chưa giúp. Sau đó, cầu nguyện cảm tạ Chúa về những việc Ngài đã giúp đỡ và tiếp tục trông đợi Chúa những việc Ngài chưa giúp đỡ.

2. Dựa theo Xuất Ê-díp-tô Ký 37:1-5, vẽ lên bảng hình của Hòm Giao ước.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH

1. Vào đề.

Trong lớp của chúng ta, có bạn rất dạn dĩ, can đảm, nhưng cũng có bạn hay sợ hãi, nhút nhát. Bài học trước, chúng ta học về Ra-háp. Cô là người như thế nào? (Cho các em trả lời).

Hôm nay, chúng ta nói về một khía cạnh khác của sự can đảm, đó là tuyệt đối tin tưởng Đức Chúa Trời luôn ở cùng chúng ta, dù đang có việc gì xảy ra. Ví dụ: Các em dọn đến nơi ở mới, vào một lớp học mới… Các em cảm thấy khó khăn, lo lắng cho những sự đổi mới nầy.

Trong những trường hợp như vậy, các em có nghĩ rằng Đức Chúa Trời sẽ giúp đỡ không? Có những việc Đức Chúa Trời giúp đỡ tức khắc, nhưng cũng có những việc các em phải trông đợi Chúa. Các em hiểu thế nào là trông đợi không? (Cho các em trả lời). Phải nhẫn nại chờ đợi sự trả lời của Chúa.

Ngày xưa, khi Giô-suê và dân sự đứng trước sự khó khăn, họ đã trông đợi Chúa như thế nào? Bài học nầy sẽ giúp các em rõ nhé!

2. Bài học.

a. Giô-suê và dân sự trông đợi Chúa.

Dân Y-sơ-ra-ên gặp phải một vấn đề khó giải quyết, đó là trước khi tiến vào Đất Hứa, họ phải vượt qua sông Giô-đanh. Thật là khó khăn, vì không có một cây cầu nào bắc qua sông Giô-đanh, cũng không có thuyền, và mọi việc càng tệ hại hơn khi nước sông lại chảy siết. Dân Y-sơ-ra-ên sẽ giải quyết việc nầy như thế nào?

Các em còn nhớ Giô-suê đã sai hai thám tử đến thành Giê-ri-cô để do thám không? Họ phát hiện được gì? (Dân Giê-ri-cô vô cùng hoảng sợ dân Y-sơ-ra-ên).

Dân Y-sơ-ra-ên vẫn còn đóng trại ở phía đông sông Giô-đanh thuộc xứ Mô-áp (xem bản đồ số 3). Khi hai thám tử trở về báo cáo tình hình, Giô-suê tin chắc chắn Đức Chúa Trời đã ban cho dân Y-sơ-ra-ên thành Giê-ri-cô. Dù tin như vậy, nhưng khó khăn vẫn ở trước mặt. Làm sao đưa được đoàn dân đông đúc nầy vượt qua sông? Giô-suê vẫn đang trông đợi mệnh lệnh của Đức Chúa Trời.

Kinh Thánh chép: Dân Y-sơ-ra-ên đóng trại bên bờ sông ba ngày thì nhận được chỉ thị của Đức Chúa Trời. Các quan trưởng đi khắp trại quân, truyền lệnh: “Khi các ngươi thấy những thầy tế lễ khiêng Hòm Giao ước của Đức Chúa Trời đi, thì phải bỏ chỗ đóng trại mình mà đi theo sau, Hòm Giao ước đó sẽ dẫn dắt các ngươi” (Cho các em xem hình Hòm Giao ước mà bạn đã vẽ, giải thích đơn giản về Hòm Giao ước).

Các quan trưởng lại dặn tiếp: “Chớ đến gần hòm đó, phải giữ khoảng cách là 800 mét”. Hòm giao ước là thánh khiết, nên cách khiêng hòm rất đặc biệt và không phải ai cũng được đến gần.

Giô-suê và dân sự không biết Đức Chúa Trời sẽ làm gì sau đó, nhưng họ vẫn cẩn thận làm theo lời dặn của Đức Chúa Trời và tiếp tục trông đợi Ngài.

Giô-suê nói với dân sự rằng: “Ngày mai, Đức Giê-hô-va sẽ làm những việc lạ lùng giữa các ngươi”. Hôm ấy là một ngày đặc biệt, nên dân sự phải giữ mình cho thánh sạch.

Cuối cùng, Đức Chúa Trời chỉ cho Giô-suê cách để dẫn dân sự vượt qua dòng sông Giô-đanh đang chảy cuồn cuộn. Đó là khi chân của các thầy tế lễ khiêng Hòm Giao ước đặt xuống nước sông Giô-đanh, thì nước sẽ rẽ ra thành một con đường để dân sự đi qua. Đây là cách hết sức mạo hiểm, đòi hỏi người thực hiện phải tuyệt đối tin tưởng Đức Chúa Trời. Toàn dân dưới sự lãnh đạo của Giô-suê, quyết tâm trông đợi và vâng lời Chúa.

b. Kết quả của lòng trông đợi Chúa.

Khi các thầy tế lễ khiêng Hòm giao ước tiến lên phía trước, thì dân Y-sơ-ra-ên nhổ trại đi theo sau. Họ rất cẩn thận giữ khoảng cách 800 mét với các thầy tế lễ đang khiêng Hòm Giao ước trên vai, dũng cảm bước về phía sông Giô-đanh.

Các em nghĩ họ có hồi hộp không? Hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh của họ xem. Ví dụ như em là một trong số các thầy tế lễ, đang đối diện với dòng sông chảy cuồn cuộn, còn Giô-suê và dân chúng đang cách em 800 mét. Nước sông có ngưng chảy và rẽ ra thật không? Nếu như nước sông vẫn chảy siết và cuốn trôi em, có ai trong số người kia cứu em kịp hay không? (Cho các em nói lên cảm nghĩ của mình).

Nếu các em đã từng được nghe về việc vượt qua biển Đỏ, thì các em có thể so sánh việc qua sông Giô-đanh. Qua biển Đỏ, Môi-se dẫn đầu dân Y-sơ-ra-ên, còn qua sông Giô-đanh, nhà lãnh đạo Giô-suê lại ở phía sau. Đức Chúa Trời nổi gió lớn trên biển Đỏ, làm ai cũng biết rằng Ngài đang hành động, còn sông Giô-đanh không có gió, thậm chí rất tĩnh lặng.

Các thầy tế lễ rất cần sự dũng cảm. Họ tin cậy và vâng lời Đức Chúa Trời nên cứ bước tới trước. Giờ đây, các thầy tế lễ đã tiến đến thật gần bờ sông. Nước vẫn cuồn cuộn chảy siết và chưa thấy việc gì xảy ra. Nhưng khi các thầy tế lễ vừa đặt chân xuống nước, ngay lúc đó, nước sông từ nguồn đổ xuống bỗng ngưng lại, dồn thành một đống giống như bức tường vĩ đại cản nước lại, còn nước dưới sông tiếp tục chảy ra biển cho đến khi lòng sông cạn nước, đáy sông lập tức khô ráo và dân sự đi qua như đi trên đất khô.

Các thầy tế lễ dũng cảm khiêng Hòm Giao ước đi đến giữa lòng sông thì dừng lại, chờ cho dân sự đi qua hết bờ bên kia.

Sau khi người và súc vật đã qua sông bình an, Giô-suê liền sai mười hai người đi đến nơi các thầy tế lễ đang đứng giữa lòng sông, mỗi người vác một hòn đá mang lên bờ, chất thành một đống. Đống đá nầy sẽ là kỷ niệm đời đời, nhắc nhở các thế hệ muôn đời sau nhớ đến việc làm kỳ diệu của Đức Chúa Trời.

Những thầy tế lễ vẫn đứng ở giữa lòng sông cho đến khi làm xong hết những gì Đức Chúa Trời đã dặn. Sau cùng, Đức Chúa Trời bảo Giô-suê truyền cho các thầy tế lễ lên bờ. Khi họ vừa bước lên bờ, lập tức nước sông tràn xuống và chảy cuồn cuộn như cũ.

Đó là một ngày tuyệt vời. Dân sự tận mắt chứng kiến quyền năng của Đức Chúa Trời, nên càng kính sợ Ngài. Đêm đó, dân Y-sơ-ra-ên hạ trại ở Ghinh-ganh, một địa điểm phía đông thành Giê-ri-cô, và đây cũng là nơi Giô-suê sai chất mười hai hòn đá làm kỷ niệm. Họ rất phấn khởi, nhưng cũng rất mệt mỏi nên cần phải nghỉ ngơi. Dân Y-sơ-ra-ên hoàn toàn được bình an khi để lòng trông cậy nơi Chúa.

  1. Ứng dụng.

Các em thân mến! Khi qua sông Giô-đanh, ai là người can đảm nhất? Theo các em, thì tại sao họ lại can đảm như vậy? (Đợi nghe ý kiến của các em. Cho các em biết họ trông cậy Đức Chúa Trời). Chúa cũng ban cho chúng ta rất nhiều lời hứa. Ngài muốn chúng ta trông cậy Ngài giống như các thầy tế lễ cùng dân Y-sơ-ra-ên cứ bước tới phía trước thì sẽ thấy những việc lạ lùng mà Đức Chúa Trời làm. Nếu họ không trông cậy Chúa, chắc chắn sẽ không dám bước tới, và dĩ nhiên cũng sẽ không kinh nghiệm quyền năng của Chúa.

Khi Đức Chúa Trời chưa giải quyết những gì chúng ta cầu xin, có phải Ngài không còn yêu thương và giúp đỡ chúng ta nữa không? Không. Đừng nản lòng, cứ tiếp tục trông đợi Chúa. “Hãy vững lòng bền chí! Phải, hãy trông đợi Đức Giê-hô-va” (Thi Thiên 27:14).

(Cùng các em thảo luận: Trong hoàn cảnh nào cần phải trông đợi Chúa? Cảm nghĩ của các em như thế nào khi phải trông đợi Chúa một thời gian khá dài?). Cho các em mở trong tập học viên, phần “Trông đợi Chúa”, xem kỹ những ý đã liệt kê, rồi giúp các em hiểu ý nghĩa của từ “Trông đợi Chúa”. (Khi các em làm một việc sai trái, hoặc xảy ra một việc không thể cứu vãn được, các em cũng không nên nản lòng. Dầu ở trong hoàn cảnh đầy khó khăn, các em vẫn cứ vâng lời và làm theo lời Chúa, tin chắc Chúa sẽ thực hiện lời hứa của Ngài và sẽ ban cho các em sự bình an chấp nhận mọi việc xảy ra).

Điều nào khó thực hiện nhất trong những ý kiến trên, các em đánh dấu vào. Sau đó, hoàn thành phần cầu nguyện trong tập. Khi các em gặp phải những khó khăn trong tuần lễ nầy, có thể dùng lời cầu nguyện nầy. Các em bền lòng trông đợi Chúa, chắc chắn sẽ không thất vọng đâu.

BÀI 5. HÃY TRÔNG ĐỢI CHÚA! (HV)

 I. KINH THÁNH: Giô-suê 3,4.

II. CÂU GỐC: “Hãy trông đợi Đức Giê-hô-va; hãy vững lòng bền chí! Phải, hãy trông đợi Đức Giê-hô-va” (Thi Thiên 27:14).

III. BÀI TẬP.

  1. Phác họa Hòm Giao ước.

Xem những lời mô tả dưới đây, em vẽ một cách đơn giản hình dáng Hòm Giao ước.

Hòm Giao ước là một khối hình chữ nhật, bên ngoài được dát bằng vàng ròng, kẽ đường viền chung quanh. Hai bên hông của Hòm Giao ước có gắn bốn cái khoen bằng vàng, mỗi đầu hai khoen để xỏ hai đòn khiêng vào. Bên trong Hòm có bảng đá ghi 10 điều răn của Đức Chúa Trời, bình mana và cây gậy của A-rôn.

  1. Phóng viên nhí!

Giả sử em là phóng viên có mặt tại sông Giô-đanh hôm ấy. Em sẽ đưa tin gì trên mặt báo?

DÂN Y-SƠ-RA-ÊN DŨNG CẢM VƯỢT SÔNG GIÔĐANH.

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Trông đợi Chúa.

Trông đợi Chúa bao gồm rất nhiều ý nghĩa. Sau đây là một vài phương pháp trông đợi Chúa. Trong những cách liệt kê dưới đây, em hãy đánh dấu X vào trước câu nào mà em cảm thấy khó thực hiện nhất.

__ Những việc không làm được hoặc đã làm sai, em không nên nản lòng.

__ Khi Đức Chúa Trời chưa trả lời em, em vẫn kiên trì chờ đợi.

__ Tin tưởng Đức Chúa Trời luôn yêu thương em.

__ Tin tưởng Đức Chúa Trời luôn giúp đỡ em.

__ Vui lòng chấp nhận hoàn cảnh trước mắt.

  1. Lời em dâng Chúa.

Em hoàn thành lời cầu nguyện dưới đây.

Chúa Cha yêu dấu, xin giúp con có thể kiên nhẫn trông đợi Ngài giải quyết việc nầy:

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

 

BÀI 4.  CÔ GÁI CÓ ĐỨC TIN VÀ LÒNG CAN ĐẢM (GV-HV)

BÀI 4.  CÔ GÁI CÓ ĐỨC TIN VÀ LÒNG CAN ĐẢM (GV-HV)

in QUÍ III. 2016 on 16 Tháng Bảy, 2018

 

BÀI 4.  CÔ GÁI CÓ ĐỨC TIN VÀ LÒNG CAN ĐẢM (GV)

I. KINH THÁNH: Giô-suê 1-2.

II. CÂU GỐC: “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi” (Phi-líp 4:13).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Ra-háp là một cô gái yếu đuối, nhưng đã có hành động rất can đảm: Giấu hai thám tử đang bị truy bắt trong nhà của mình.

– Cảm nhận: Tin tưởng Đức Chúa Trời thì sẽ có được sự can đảm.

– Hành động: Tin cậy Chúa để có sự can đảm.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

1. Cho các em thảo luận: Can đảm là gì? Đưa ra dẫn chứng cụ thể.

2. Dựa theo nội dung hai câu chuyện trong tập học viên, hướng dẫn các em dựng thành vở kịch để diễn trước lớp.

3. Ghi câu “BẠN DÁM KHÔNG?” Thật lớn trên bảng.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

1. Vào đề.

“BẠN DÁM KHÔNG?” Các em đã từng thách thức với ai câu nầy chưa? Hoặc đã có ai thách thức các em bằng câu nói nầy chưa? Nó có nghĩa gì vậy? (Lắng nghe ý kiến của các em). Ý nghĩa của từ “can đảm” là gì? (Có thể viết định nghĩa lên bảng).

 

Có nhiều bạn đã biểu hiện lòng can đảm rất tốt, giúp đỡ nhiều người, nhưng cũng có nhiều bạn chỉ khoe khoang sự can đảm của mình một cách ích kỷ, khiến cho bạn bè khiếp sợ. (Cho các em diễn kịch trong phần chuẩn bị số 2. Nếu không đóng kịch được, thì mở tập học viên bài số 4, mời hai em đọc lớn cho cả lớp nghe hai câu chuyện trong sách). Sau đó, cho các em so sánh nội dung hai câu chuyện, thảo luận về hai sự can đảm đó.

Trong bài học nầy, các em sẽ được làm quen với một cô gái can đảm. Sau đó, các em rút ra kết luận: Sự can đảm đó có lợi hay có hại nhé!

2. Bài học.

Môi-se, người lãnh đạo của dân Y-sơ-ra-ên, đã qua đời. Bây giờ, Giô-suê là người lãnh đạo mới của họ.

Giô-suê truyền lệnh cho dân Y-sơ-ra-ên chuẩn bị tinh thần sẵn sàng và lương thực đầy đủ, để ba ngày nữa sẽ vượt sông Giô-đanh, tiến chiếm Đất Hứa mà Đức Chúa Trời đã hứa ban.

Lúc đó là mùa gặt, nước sông Giô-đanh dâng lên rất cao, nước chảy siết, nên việc vượt qua sông không phải là chuyện dễ. Nhưng Giô-suê đã vạch sẵn kế hoạch theo sự hướng dẫn của Chúa.

* Hai thám tử do thám thành Giê-ri-cô.

Trước khi đưa cả hội chúng qua sông, Giô-suê sai hai thám tử đến Giê-ri-cô để do thám. Hai thám tử đó bơi qua dòng nước chảy xiết của sông Giô-đanh để đến Giê-ri-cô. Họ hành động rất cẩn thận vì sợ quân địch phát hiện.

Khi trời vừa tối, có hai người lạ xuất hiện ở thành Giê-ri-cô. Họ đến một nhà trọ, nữ chủ nhân của ngôi nhà tên là Ra-háp. Dù hai người nầy vào nhà Ra-háp một cách bí mật, nhưng cuối cùng cũng có người phát hiện ra. Tin nầy lập tức truyền đến tai vua: “Đêm nay, có hai người lạ ở nhà Ra-háp, chắc là mấy người Y-sơ-ra-ên đến do thám!” Vua liền hạ lệnh cho quân lính đến nhà Ra-háp bắt hai kẻ lạ mặt đó. “Chúng nó nhất định là thám tử của dân Y-sơ-ra-ên đến do thám xứ ta”.

Chúng ta cùng quay trở lại nhà Ra-háp để xem việc gì xảy ra tại đó nhé! Khi hai người lạ vào nhà, Ra-háp đã nhận biết đây là những người Y-sơ-ra-ên, và chắc chắn họ sẽ gặp nguy hiểm. Dù Ra-háp ở Giê-ri-cô, nhưng nàng đã nghe nhiều về những việc quyền năng mà Đức Chúa Trời đã làm trên dân Y-sơ-ra-ên, và nàng cũng biết Đức Chúa Trời sẽ ban cho họ xứ sở của mình. Ra-háp tin và quyết định che giấu hai thám tử. Đây là quyết định thật can đảm, vì nếu quân Giê-ri-cô biết được, chắc chắn Ra-háp sẽ bị hình phạt.

Ra-háp vội dẫn hai thám tử lên mái nhà, giấu dưới đống cây gai mà nàng phơi trên ấy. Nàng vừa đi xuống, thì quân lính của nhà vua cũng vừa ập đến trước cửa. Họ bảo Ra-háp: “Hãy đem mấy người mới đến ra nạp cho ta, vì họ là thám tử của địch”.

Ra-háp đáp: “Có mấy người đến đây thật, nhưng tôi đâu có biết họ là thám tử. Lúc trời vừa tối, họ đã ra đi. Tôi không rõ họ đi đâu. Nếu nhanh chân, các ông có thể đuổi theo kịp”.

Quân lính tin lời Ra-háp, lập tức đuổi theo về hướng sông Giô-đanh để bắt hai thám tử. Trời đã tối và người ta đóng cửa thành lại.

* Lời cầu xin của Ra-háp.

Khi mọi sự trở nên im ắng, Ra-háp leo lên mái nhà để gặp hai thám tử. Nàng nói rằng: “Tôi biết Đức Giê-hô-va sắp ban cho các ông đất nầy, vì ở đây ai nấy đều khiếp sợ khi nghe tiếng các ông. Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ông thật là Chúa của trời và đất”.

Có thể Ra-háp không biết những điều nàng vừa nói ra thật đúng lúc và hai thám tử rất muốn nghe. Nàng lại nói tiếp: “Bây giờ, tôi xin các ông thề trước mặt Đức Giê-hô-va sẽ bảo đảm sự sống cho tất cả mọi người trong gia đình tôi. Vì tôi đã giúp các ông hôm nay, xin các ông cũng thương tình giúp lại cho chúng tôi”.

“Nàng đã cứu mạng chúng tôi, chúng tôi sẽ cứu mạng gia đình nàng. Nếu nàng giữ kín bí mật, không tiết lộ với ai về chúng tôi, thì chúng tôi sẽ giữ đúng lời hứa”. Hai thám tử nói với Ra-háp như vậy.

Sau đó, họ cùng nhau bàn kế hoạch tiếp theo. Nhà của Ra-háp ở ngay trên tường thành (tường thành Giê-ri-cô rất vững chắc, bề ngang rất rộng đến nỗi người dân ở đây cất nhà trên đó), phía sau có cửa sổ hướng ra núi. Ra-háp lấy một sợi dây thừng thật chắc, cột vào cửa sổ rồi thòng xuống tường thành. Hai thám tử bám theo sợi dây tuột xuống, thoát ra ngoài thành cách an toàn. Trước khi đi, Ra-háp dặn hai thám tử: “Các ông cứ chạy về phía núi, ẩn núp ở đó ba ngày, để những kẻ đuổi bắt các ông trở về thành rồi hẳn đi”.

Đây quả là một ý hay. Hai thám tử dặn Ra-háp treo sợi dây màu đỏ vào cửa sổ, để cho dân Y-sơ-ra-ên biết đó là nhà của nàng và không đụng đến. Hai thám tử còn nói rằng: “Gia đình nàng phải ở trong nhà. Nếu có ai ra khỏi nhà, thì chúng tôi không chịu trách nhiệm về họ. Còn nếu nàng phản bội chúng tôi, thì coi như chúng tôi không hứa với nàng điều gì hết và chúng tôi sẽ không bảo vệ cho gia đình nàng”. Ra-háp vâng theo và vội cột ngay vào cửa sổ sợi dây màu đỏ.

Hai thám tử theo lời dặn của Ra-háp ẩn náu trong hang núi ba ngày, cho đến khi những kẻ đuổi bắt  quay về thành Giê-ri-cô. Hai thám tử xuống núi, vượt sông Giô-đanh trở về gặp Giô-suê. Họ báo cáo: “Quả thật, Đức Giê-hô-va đã phó cả xứ vào tay chúng ta. Hết thảy dân xứ đó đều khiếp sợ chúng ta”.

3. Ứng dụng.

Các em thân mến! Trong câu chuyện nầy, các em thấy nổi bật lên nhân vật nào? Các em khâm phục nhân vật đó ở điểm nào? (Cho các em trả lời). Hành động của Ra-háp cho các em những suy nghĩ gì?

Đức tin nơi Đức Chúa Trời đã giúp Ra-háp can đảm giấu hai thám tử trong nhà. Kinh Thánh chép khi dân Y-sơ-ra-ên tấn công thành Giê-ri-cô, gia đình Ra-háp vẫn bình an. Các em có biết tại sao không? Hãy xem Hê-bơ-rơ 11:31: “Bởi đức tin, kỵ nữ Ra-háp không chết với kẻ chẳng tin, vì nàng đã lấy ý tốt tiếp rước những kẻ do thám”. Bởi đức tin và lòng can đảm, Ra-háp đã được xếp vào danh sách các anh hùng đức tin: Áp-ra-ham, Y-sác, Môi-se, Ra-háp, Ghê-đê-ôn, Sam-sôn, Giép-thê, Đa-vít, Sa-mu-ên… (xem Hê-bơ-rơ 11).

Đức tin và sự can đảm luôn luôn đi đôi với nhau. Nếu các em có đức tin nơi Chúa, thì các em sẽ can đảm nhận lấy những công việc Chúa giao, hoặc can đảm sống cho Chúa. Bây giờ là thì giờ để mỗi em tự đánh giá mình trong những ngày qua. Các em có sẵn sàng làm hoặc nói về Chúa cho bạn bè không? Hay các em vẫn còn nhút nhát sợ hãi, không dám nói, không dám làm? Các em có can đảm sống cho Chúa không? (Mọi người nói dối, em vẫn thành thực, bày tỏ em là Cơ Đốc nhân, cầu nguyện trước bữa ăn dù bị bạn bè chế nhạo…).

“Em không dám!”, “Em không đủ can đảm để làm công việc đó!” Có lẽ đó là những câu các em thường nói. Chúng ta lấy đâu ra sức mạnh để làm những việc đó? Câu gốc sẽ trả lời cho các em. (Mời một em đọc to câu gốc). Chúa Giê-xu sẽ ban cho các em lòng can đảm, miễn là các em tin cậy Ngài.

BÀI 4. CÔ GÁI CÓ ĐỨC TIN VÀ LÒNG CAN ĐẢM (HV)

I. KINH THÁNH: Giô-suê 1,2.

II. CÂU GỐC: “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi” (Phi-líp 4:13).

III. BÀI TẬP.

1. Ai can đảm?

Em từng hỏi ai câu nầy chưa? Hay đã có người hỏi em? Khi nào thì cần phải can đảm?

Hãy xem hai câu chuyện dưới đây, bạn nào thực sự can đảm. Sau đó trả lời những câu hỏi bên dưới.

a. Minh giết chết một con rắn và cầm xác rắn dọa các bạn nữ. Các bạn ấy đều sợ tránh ra xa. Lúc đó, Minh nhìn thấy Cúc là một bạn bị liệt đôi chân phải ngồi trên xe lăn. Minh nghĩ: “Thử xem bạn ấy sẽ làm như thế nào?” Minh liền ném con rắn đến gần Cúc.

b. Lài vừa đi học về, ngang qua nhà của Thắng thì thấy trong nhà có nhiều khói bốc lên. Lài liền kêu lớn để gọi hàng xóm và tay liên tục nhấn chuông nhà Thắng. Trong khi đó, Thắng và mẹ bạn ấy ở trong nhà cũng đã phát hiện đám cháy nên gọi cứu hỏa ngay. Còn Lài thì chạy xông vào nhà để bế em của Thắng ra khỏi nơi cháy.

* Suy nghĩ kỹ.

Ai can đảm, Minh hay Lài? Tại sao? Hành động của Minh có ý gì? Em nghĩ xem Lài có sợ hãi không? Theo em, thế nào là can đảm?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

2. Đọc kỹ những câu sau, xem đúng hay sai, rồi ghi chữ Đ vào trước câu đúng, chữ S vào trước câu sai.

__a. Giô-suê dẫn dắt dân sự vào miền Đất Hứa và tin rằng Đức Chúa Trời luôn ở cùng, giúp đỡ mình.

__b. Hai thám tử không dám vào thành Giê-ri-cô, vì họ sợ hãi dân bản xứ.

__c. Ra-háp rất can đảm khi che giấu hai thám tử.

__d. Hai thám tử không đủ can đảm tin tưởng vào Ra-háp.

__e. Ra-háp nghe và tin rằng Đức Chúa Trời là Đấng quyền năng.

3. Suy gẫm câu gốc tuần nầy.

Phải chăng có lúc em cũng cần có sự can đảm để nhận lãnh công việc Chúa giao?

Ai có thể cho em sự can đảm để làm những công việc đó?

…………………………………………………………………………………………………………………………

Em có dự định làm một việc gì đó mà thiếu sự can đảm không? Bây giờ, em cầu nguyện với Chúa, xin Ngài ban cho em sức mạnh và sự can đảm để làm công việc đó nhé!

 

BÀI 3.  LÒNG THAM KHÔNG ĐÁY (GV-HV)

BÀI 3.  LÒNG THAM KHÔNG ĐÁY (GV-HV)

in QUÍ III. 2016, THIẾU NHI on 13 Tháng Bảy, 2018

BÀI 3.  LÒNG THAM KHÔNG ĐÁY (GV)

 I. KINH THÁNH: Dân Số Ký 22:1-41; 24:10-14, 25.

II. CÂU GỐC: “Chớ tham tiền; hãy lấy điều mình có làm đủ rồi, vì chính Đức Chúa Trời có phán rằng: Ta sẽ chẳng lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu” (Hê-bơ-rơ 13:5).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Vì tham tiền mà Ba-la-am làm theo ý riêng của mình.

– Cảm nhận: Lòng tham lam dễ khiến chúng ta làm những việc sai trái.

– Hành động: Nhờ Chúa khắc phục tính tham lam, không để cho tính xấu đó phát triển thành vấn đề nghiêm trọng.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ

1. Các em cùng thảo luận những vấn đề liên quan đến sự “tham lam”. Gợi ý cho các em tự suy nghĩ và viết lên bảng hoặc bìa cứng một vài vấn đề như: Tham lam là gì? Tôi có tham lam không?… Những vấn đề nầy có thể thảo luận với nhau, hoặc viết ra giấy.

2. Hướng dẫn các em tìm đọc 2Phi-e-rơ 2:15-16; Giu-đe 11.

3. Viết lên bảng những lỗi lầm mà Ba-la-am đã phạm.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

1. Vào đề.

Các em thân mến! Những suy nghĩ trong lòng và hành động bên ngoài có liên quan mật thiết với nhau. Khi đang vui, các em cảm thấy mình rất dễ chịu với bạn bè, nhưng khi đang bực bội thì sao? (Cáu gắt, thấy ai cũng ghét…). Đức Chúa Trời cho con người có ý chí, tình cảm, biết nhận thấy điều sai, điều đúng, biết vui, buồn, hờn, giận, và Kinh Thánh dạy chúng ta biết cách tự chủ. Các em còn nhớ Kinh Thánh dạy về sự kềm chế cơn giận dữ như thế nào không? (Cho các em nhắc lại Ê-phê-sô 4:26). Nếu em có bản tính khác biệt, không bao giờ biết tạ ơn Chúa thì em phải làm sao? (1Tê-sa-lô-ni-ca 5: 18).

Hôm nay, các em sẽ được học về một người có cảm nhận trong lòng và hành động bên ngoài rất trái ngược nhau. Hãy xem cảm nhận và hành động của người nầy có giống cảm nhận và hành động của các em không?

2. Bài học.

a. Nảy sinh lòng tham không đáy.

Đức Chúa Trời luôn giúp đỡ dân Y-sơ-ra-ên trên suốt cuộc hành trình đến đất hứa. Họ đánh bại dân Ca-na-an và dân A-mô-rít. Tin tức về chiến thắng và sức mạnh của dân Y-sơ-ra-ên truyền đi rất nhanh, làm cho vua Mô-áp là Ba-lác rất sợ hãi.

Dân Y-sơ-ra-ên đóng trại trong đồng bằng Mô-áp đối diện Giê-ri-cô (Bản đồ số 3: Cuộc hành trình dân Y-sơ-ra-ên). Vua Mô-áp hay tin dân Y-sơ-ra-ên đang hướng về đất của mình, thì vô cùng hoảng sợ. Vua cũng được nghe về Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên và biết rằng họ chiến thắng được là nhờ Đấng đó. Vua và dân Mô-áp rất khiếp đảm. Họ sẽ làm gì để đối phó đây?

Dân Mô-áp liền liên kết với dân Ma-đi-an, hy vọng khi hiệp sức lại sẽ đủ sức đối phó với dân Y-sơ-ra-ên. Họ nói: “Dân nầy sẽ ăn nuốt chúng ta như bò ăn cỏ vậy”.

Tuy rằng đã liên kết với dân Ma-đi-an, nhưng vua Ba-lác vẫn lo sợ. Ba-lác liền nảy ra một ý. Vua sai sứ giả đi tìm tiên tri Ba-la-am để nhờ Ba-la-am nguyền rủa dân Y-sơ-ra-ên làm cho họ phải suy yếu đi. Sứ giả đến gặp Ba-la-am nói rằng: “Có một dân tộc đến từ Ai-cập đông như kiến, phủ đầy mặt đất, đang đóng đối diện chúng tôi. Xin ông đến nguyền rủa họ… Có lẽ nhờ ông chúng tôi có thể đuổi họ đi” (Dân Số Ký 22:5-6). Kèm theo lời yêu cầu của sứ giả là vô số vàng bạc nhằm thuyết phục Ba-la-am chịu đi rủa sả dân Y-sơ-ra-ên.

Vàng bạc của Ba-lác đã làm cho Ba-la-am nảy sinh lòng tham muốn. Ông nói cùng sứ giả: “Xin các ông nghỉ lại đây đêm nay. Tôi sẽ trả lời các ông tùy theo lời của Đức Giê-hô-va phán cùng tôi”. Thật ra, ngay từ đầu Ba-la-am đã biết Đức Chúa Trời sẽ không cho phép ông đi rủa sả dân sự của Ngài. Đáng lẽ ông phải trả lời dứt khoát là “Không”.

Đêm đó, Đức Giê-hô-va hỏi: “Ba-la-am, những người trong nhà ngươi là ai?” Đức Chúa Trời biết rõ tất cả mọi chuyện, nhưng Ngài muốn chính Ba-la-am phải nói ra. Ba-la-am thưa: “Ba-lác, vua Mô-áp muốn tôi đến rủa sả dân Y-sơ-ra-ên, để vua có thể đánh đuổi họ đi”. Đức Chúa Trời phán cùng Ba-la-am: “Ngươi không được đi với họ, không được nguyền rủa dân kia, vì đó là dân được ban phước” (Dân Số Ký 22:12).

b. Thực hiện lòng tham không đáy.

(1) Lần 1.

Đức Chúa Trời đã phán dặn rất rõ ràng. Sáng hôm sau, Ba-la-am nói cùng sứ giả: “Các ông về đi! Đức Chúa Trời cấm tôi đi với các ông”. Dù nói vậy nhưng lòng Ba-la-am vẫn đang bị ám ảnh vàng bạc của Ba-lác.

(2) Lần 2.

Vua Ba-lác thất vọng vì Ba-la-am không nhận lời đề nghị của mình. Không nản lòng, Ba-lác cử một đoàn sứ giả khác đông hơn, đem nhiều vàng bạc châu báu hơn lần trước để mời cho được Ba-la-am. Họ đến gặp ông, năn nỉ: “Vua Ba-lác khẩn khoản mời ông đến. Vua hứa sẽ ban cho ông chức vụ cao nhất và tất cả những gì ông muốn, miễn là ông đi rủa sả dân Y-sơ-ra-ên cho vua”. Các em thấy lời đề nghị nầy như thế nào? Thật là hấp dẫn phải không?

Ba-la-am không thể kềm chế lòng tham, nhưng vẫn nói rằng: “Dầu Ba-lác cho tôi cung điện chứa đầy vàng bạc, tôi cũng không thể làm gì ngoài những điều Đức Chúa Trời đã phán dạy tôi”. Câu trả lời của Ba-la-am mới nghe qua tưởng rất dứt khoát, nhưng thực ra không phải như vậy. Các sứ giả của Ba-lác nhìn thấy được sự phân vân trong lòng của Ba-la-am, nhất là khi ông nói: “Xin các ông nghỉ lại đêm nay nữa, để xem Đức Chúa Trời có phán thêm điều gì khác không”. Rõ ràng trong lòng của Ba-la-am khao khát có được quyền thế cũng như sự giàu có mà vua Ba-lác hứa ban cho. Dù ông biết rất rõ ý muốn của Đức Chúa Trời, và cũng biết rằng Đức Chúa Trời ban phước cho dân Y-sơ-ra-ên, nhưng lòng tham không đáy đã khiến cho Ba-la-am hy vọng Đức Chúa Trời sẽ đổi ý mà cho phép ông đi.

Đức Chúa Trời thấy lòng của Ba-la-am nhất quyết muốn đi, nên đêm đó Ngài phán cùng Ba-la-am rằng: “Cứ đi với họ, nhưng chỉ được làm theo lời Ta phán”.

(3) Lần 3.

Ba-la-am hí hửng thắng lừa và sáng sớm hôm sau đã lên đường đi Mô-áp. Ba-la-am chỉ nghĩ đến sự vinh hiển và vàng bạc mà Ba-lác hứa ban cho, còn những lời phán dặn của Đức Chúa Trời thì ông hoàn toàn quên mất. Đức Chúa Trời thấy được những suy nghĩ của Ba-la-am, nên Ngài rất buồn.

Trên đường đi, Đức Chúa Trời đã làm một việc mà chắc chắn Ba-la-am sẽ không bao giờ quên được. Ba-la-am đang cỡi lừa tiến thẳng trên đường cái, tự nhiên con lừa đi tránh vào đồng ruộng. Thông thường, loài súc vật nầy không bao giờ có hành động lạ như vậy. Ba-la-am tức giận, đánh và bắt nó phải trở ra đường cái. Ông không nhận biết rằng đây là cách nhắc nhở của Đức Chúa Trời. Ngài cho thiên sứ đứng ở bên đường, Ba-la-am không trông thấy, nhưng con lừa thấy và vì thế nó mới tránh ra mà đi vào ruộng.

Con lừa tiếp tục đi trên đường cái được một quãng thì đến chỗ đường rất hẹp, hai bên lại có vách che chắn. Thiên sứ của Đức Chúa Trời đứng ở trên đường. Con lừa vì muốn đi qua, nên nép sát vào tường làm kẹt chân của Ba-la-am, và ông nổi giận đánh nó lần nữa. Thiên sứ của Đức Chúa Trời đi tới xa hơn một chút, đứng trong một khúc đường rất hẹp đến nỗi không thể lách qua phải hay qua trái được. Còn lừa tội nghiệp không còn cách nào để đi qua được nữa, chỉ biết nằm mọp xuống. Ba-la-am tức quá vung gậy đánh nó tới tấp. Lúc nầy, để cho Ba-la-am hiểu được mọi việc, Đức Chúa Trời làm một việc lạ lùng là cho con lừa nói tiếng người: “Tôi đã làm gì sai mà ông đánh tôi ba lần?” Có lẽ vì quá giận nên Ba-la-am không còn đủ tỉnh táo để nhận biết tại sao một con lừa lại nói được tiếng người? Ông trả lời: “Vì mày sỉ nhục tao. Nếu có kiếm trong tay, tao đã giết mày rồi!” Lừa lại nói cùng Ba-la-am: “Tôi chẳng phải là con lừa mà ông đã cỡi luôn cho đến ngày nay sao? Có bao giờ tôi làm như vậy chưa?” Ông đáp: “Chưa!”

Ngay lúc đó, Đức Chúa Trời mở mắt Ba-la-am, ông nhìn thấy thiên sứ của Đức Chúa Trời đứng ở bên đường, tay cầm một cây thanh gươm sáng loáng. Ông vội sấp mặt xuống đất. Thiên sứ của Chúa hỏi: “Sao ngươi đánh con lừa ba lần? Ta đến để ngăn cản ngươi, vì ta thấy ngươi đi theo con đường dẫn mình đến nơi hư nát”.

Thiên sứ của Đức Chúa Trời cho phép Ba-la-am tiếp tục lên đường đến Mô-áp, nhưng cảnh cáo ông rằng: “Ngươi chỉ nói điều chi ta phán dặn ngươi”.

c. Hậu quả của lòng tham không đáy.

(1) Không thể thực hiện theo ý riêng.

Vua Ba-lác hay tin Ba-la-am đến liền vui mừng ra tận nơi đón tiếp. Hôm sau, Ba-lác dẫn Ba-la-am lên một đỉnh núi cao, là nơi có thể nhìn xuống thấy toàn bộ trại quân của người Y-sơ-ra-ên đóng ở phía dưới. Ba-la-am yêu cầu Ba-lác xây tại đây bảy bàn thờ, trên mỗi bàn thờ dâng một con bò và một con chiên. Ba-la-am đi tới một chỗ vắng vẻ, hy vọng sẽ được nói chuyện với Chúa. Đức Chúa Trời hiện ra cùng Ba-la-am và lặp lại lời nói của Ngài: “Không được rủa sả dân Y-sơ-ra-ên”.

Ba-la-am quay về chỗ bảy bàn thờ, ông nhìn xuống dân Y-sơ-ra-ên đang đóng trại rồi chúc phước cho họ.

Ba-lác sửng sốt hỏi: “Ông làm gì vậy? Tôi mời ông đến nguyền rủa, ông lại đi chúc phước cho họ”.

Ba-lác dẫn Ba-la-am đến một đỉnh núi khác, nơi đây nhìn xuống chỉ thấy một phần trại quân của người Y-sơ-ra-ên mà thôi. Ba-lác nghĩ rằng có lẽ nơi đây Ba-la-am dễ thốt lời nguyền rủa hơn. Theo yêu cầu của Ba-la-am, Ba-lác dựng bảy bàn thờ như lần trước. Dù biết rất rõ ý muốn của Chúa, nhưng Ba-la-am vẫn tìm một nơi vắng vẻ để dò hỏi ý Chúa. Sau đó, Ba-la-am quay trở lại và nói: “Đức Chúa Trời không phải là người để nói dối, hoặc thay đổi ý kiến. Tôi được lệnh chúc phước, sao dám cãi lời?” Thế rồi lại một lần nữa, Ba-la-am chúc phước cho dân Y-sơ-ra-ên. Thấy thế, Ba-lác rất thất vọng. Vua nói với Ba-la-am rằng: “Nếu ông không nguyền rủa thì cũng đừng chúc phước cho họ chứ?”

Dầu vậy, Ba-lác vẫn muốn thử thêm một lần nữa, hy vọng lần nầy Đức Chúa Trời cho phép rủa sả dân Y-sơ-ra-ên. Ba-lác dẫn Ba-la-am lên một đỉnh núi thứ ba. Tại đây nhìn xuống chỉ thấy toàn sa mạc, có lẽ Ba-lác nghĩ rằng khi không nhìn thấy trại quân của người Y-sơ-ra-ên, Ba-la-am sẽ dễ dàng rủa sả. Ba-la-am yêu cầu xây bảy bàn thờ và dâng của lễ y như những lần trước, và lại thêm một lần nữa ông chúc phước cho dân Y-sơ-ra-ên, theo ý của Đức Chúa Trời.

(2) Không được gì cả.

Đến lúc nầy thì Ba-lác không còn kiên nhẫn được nữa, ông nổi giận đập hai tay vào nhau và nói lớn: “Ta mời ngươi đến đây để rủa sả kẻ thù cho ta, nhưng ngươi lại chúc phước cho chúng nó ba lần. Thôi ngươi hãy về đi. Ta đã hứa ban cho ngươi sự vinh hiển và giàu có, nhưng Đức Chúa Trời đã cản trở ngươi nhận lãnh. Vậy ngươi hãy mau về đi!”

Lời nói của Ba-lác làm Ba-la-am vỡ mộng, thế là không có quyền thế lẫn tiền bạc gì cả. Nhưng Ba-la-am đã bị tiền bạc của Ba-lác quyến rũ quá mạnh, không dứt ra được. Ngoài mặt thì Ba-la-am làm như không còn nghĩ đến những lễ vật của Ba-lác. Nhưng thật ra thì không phải vậy.

(3) Bị giết chết.

Không thể thực hiện theo ý riêng được, Ba-la-am quay sang mưu kế khác. Ông biết Đức Chúa Trời rất ghét tội thờ lạy thần tượng, nên bày mưu cho dân Mô-áp gả con gái họ cho các con trai Y-sơ-ra-ên, dẫn dụ dân Y-sơ-ra-ên thờ cúng thần của dân Mô-áp. Đáng buồn là dân Y-sơ-ra-ên lại trúng kế của Ba-la-am, kết hôn cùng con gái Mô-áp và thờ lạy thần tượng. Thế là cơn giận của Đức Chúa Trời nổi lên cùng dân Y-sơ-ra-ên, khiến nhiều người chết. Ba-la-am cũng bị giết chết (Dân Số Ký 31:8). Lòng tham không đáy của Ba-la-am đã dẫn đến tai họa cho nhiều người. Cuối cùng, bản thân Ba-la-am không hưởng được sự vinh hiển, giàu sang, mà còn bị giết chết cùng với dân ngoại bang nữa.

3. Ứng dụng.

Các em thân mến! Qua bài học trên, các em suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau.

Tại sao Ba-la-am lại cho rằng con lừa không vâng lời? Ông cảm thấy thế nào khị bị Đức Chúa Trời cản lại giữa đường? Tại sao Ba-la-am lại cầu xin đến ba lần để mong Đức Chúa Trời cho phép mình nguyền rủa dân Y-sơ-ra-ên? Tại sao em biết Ba-la-am khao khát có được vàng bạc và vinh hiển của Ba-lác ban cho? (Cho các em trả lời).

Ba-la-am cảm nhận trong lòng một đường, nhưng thực hiện một nẻo. (Biết rõ Đức Chúa Trời không đồng ý, nhưng vẫn bằng mọi cách thực hiện theo ý muốn của mình). Các em suy nghĩ xem Đức Chúa Trời có đẹp lòng với những hành động của Ba-la-am không? (Cho các em tham khảo 2Phi-e-rơ 2:15; Giu-đe 11 và ghi lên bảng tội lỗi mà Ba-la-am đã phạm).

Các em thân mến! Khi các em mắc phải những ý nghĩ giống như Ba-la-am, thì đã có câu Kinh Thánh giúp đỡ các em: “Chớ tham tiền; hãy lấy điều mình có làm đủ rồi, vì chính Đức Chúa Trời có phán rằng: Ta sẽ chẳng lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu” (Hê-bơ-rơ 13:5).

Khi trong lòng các em muốn có những vật của người khác, ví dụ như cây thước kẻ, cây bút, đồ chơi… thì câu Kinh Thánh nầy sẽ giúp được gì cho các em? (Giúp các em hiểu rằng điều quan trọng không phải là mình có được những gì, mà là vui lòng với những gì mình có).

(Hướng dẫn các em làm bài tập trong sách học viên. Có hai câu chuyện các em phải hoàn thành. Mời hai em đọc lớn cho cả lớp cùng nghe rồi để các em thảo luận với nhau. Sau đó mỗi em tự làm bài của mình).

Tại sao Minh và Mai lại có những ý nghĩ như vậy? Minh nói rằng, “vẽ là trò chơi của trẻ em”, em nhận thấy câu nói nầy như thế nào? Hãy giải thích? Con người có khả năng hiểu biết mọi vật, mọi việc không? Có phải ai cũng hài lòng với hình dáng bên ngoài của mình hết, phải không? Minh có nên ngưng vẽ để dành tất cả thời gian luyện bóng không? Tại sao Mai tâm sự với mẹ mình về mái tóc? Có thay đổi được gì không?

Các em nhận thấy câu gốc của buổi học hôm nay có giúp được cho Minh và Mai không? Nếu có, đó là gì?

Các em ạ! Đức Chúa Trời tạo ra mỗi con người đều khác nhau, từ vóc dáng, tính tình cho đến năng khiếu, hoàn cảnh gia đình… Đối với Ngài, mỗi chúng ta đều có nét riêng biệt của mình, và Ngài luôn ở cùng, không bao giờ lìa xa chúng ta. Vì thế, các em phải cố gắng phát huy mặt tốt của mình. Khi các em nghĩ rằng: Ở phương diện nào đó, mình giỏi hơn, may mắn hơn người khác, chính là lúc các em cảm thấy vui và tự tin ở mình hơn, hoặc thấy mình đầy đủ hơn những bạn đồng lứa khác. Tự nhiên, các em sẽ thoải mái hơn, sẽ thỏa lòng hơn và cả những việc các em làm cũng trở nên tốt đẹp hơn.

Các em ạ! Khi các em cảm thấy mình không thỏa lòng với những gì mình có, hoặc có tư tưởng tham lam, ích kỷ, hãy cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời, xin Ngài nhắc nhở và giúp đỡ các em khắc phục, không để nó lớn lên biến thành hành động xấu.

Suy nghĩ xem có cảm nhận nào trong lòng mà các em cần cầu nguyện với Chúa? Nên nhớ rằng Đức Chúa Trời luôn ở cùng các em, và không có việc gì khó khăn đối với Ngài.

BÀI 3. LÒNG THAM KHÔNG ĐÁY (HV)

 I. KINH THÁNH: Dân Số Ký 22:1-41; 24:10-14, 25.

II. CÂU GỐC: “Chớ tham tiền; hãy lấy điều mình có làm đủ rồi, vì chính Đức Chúa Trời có phán rằng: Ta sẽ chẳng lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu” (Hê-bơ-rơ 13:5).

III. BÀI TẬP.

1. Bằng lòng với những gì em có.

Đức Chúa Trời mong em bằng lòng với những gì Chúa ban cho. Ngài biết tất cả những gì các em cần cho cuộc sống của mình.

Em góp ý cho hai bạn Minh, Mai và có lời gì nhắn nhủ với hai bạn ấy?

Minh:………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Mai:……………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

2. Trò chuyện với Chúa.

Em có thỏa lòng với bản thân không? (Hình dáng, gia đình, năng khiếu, vật chất…). Em hoàn tất lời cầu nguyện ở dưới. Xin Chúa ban cho em sự thỏa lòng và sống vui vẻ.

3. Giải mật mã.

Ba câu dưới đây đều liên quan đến Ba-la-am. Em hãy tìm ý nghĩa của nó. Chìa khóa sẽ giúp em mở được lời giải. Hãy viết lời giải vào đường gạch ngang.

a. LAM THAM TRI TIÊN MỘT LÀ BA-LA-AM.

* Chìa khóa: Cá lội ngược giòng.

………………………………………………………………………………………………………………………

b. BA-LA-AM LÀ MONG HẾT MUỐN TIỀN CUỘC CHƠI SỐNG VUI GIÀU SỤ SANG, TRỌNG NÊN VÌ ĐÃ ĐẾN ĐI ĐÂU THEO SỰ Ý MÌNH RIÊNG RẼ, KHÔNG BIẾT VÂNG DẠ LỜI DẠY CHÚA.

* Chìa khóa: Ăn miếng nhả miếng.

………………………………………………………………………………………………………………………

c. CÓ, NHỮNG GÌ, BẰNG LÒNG, MÌNH, VỚI.

* Chìa khóa: Đứng đúng vị trí.

…………………………………………………………………………………………………………………..

BÀI 2.  DÂNG LỜI TẠ ƠN (GV-HV)

BÀI 2.  DÂNG LỜI TẠ ƠN (GV-HV)

in QUÍ III. 2016, THIẾU NHI on 13 Tháng Bảy, 2018

BÀI 2.  DÂNG LỜI TẠ ƠN (GV)

 I. KINH THÁNH: Dân Số Ký 20:14-21; 21:1-9.

II. CÂU GỐC: “Phàm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa; vì ý muốn của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Giê-xu Christ đối với anh em là như vậy” (1Tê-sa-lô-ni-ca 5:18).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Khi dân Y-sơ-ra-ên gặp khó khăn, họ đã thốt ra những lời nói oán trách Đức Chúa Trời, quên đi vô số ơn lành mà Chúa đã ban cho họ.

– Cảm nhận: Không thỏa lòng luôn dẫn đến sự vô ơn.

– Hành động: Liệt kê một số việc em cần phải tạ ơn Chúa và tạ ơn Ngài.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ

Lập một bảng tạ ơn của lớp, để các em có việc gì cần tạ ơn Chúa thì ghi vào. Mỗi em đều có thể làm một bảng như vậy cho riêng mình.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH

  1. Vào đề.

Trong tuần lễ vừa qua, khi sắp nổi giận vì một chuyện gì đó, các em có làm như Ê-phê-sô 4:26 đã dạy không? Câu Kinh Thánh đó giúp các em như thế nào? Khi kềm chế được cơn giận của mình, các em có nhận thấy mình càng yêu mến người đó không? Khi làm theo điều Chúa dạy, các em cảm thấy thế nào? (Cho các em trả lời).

Hôm nay, chúng ta có dịp thảo luận về một vấn đề khác cũng làm cho chúng ta cảm thấy không vui, đó là bản tính khác biệt của một người. Các em có hiểu thế nào là bản tánh khác biệt không? Ví dụ trong lớp có một bạn luôn quậy phá, hay cáu gắt, lạnh lùng… không thích chơi với bất cứ ai. Cô giáo và các bạn trong lớp gọi bạn ấy là khác biệt. Khi đã hiểu về người bạn khác biệt đó, các em sẽ biểu hiện người bạn ấy bằng nét mặt như thế nào? (nhíu mày, cau mặt, trợn mắt, nghiêm mặt…).

Còn đối với người không bao giờ nói lời cảm ơn ai thì sao? Người đó có bản tánh khác biệt không? (Cho các em nêu ý kiến).

Ba mẹ, anh chị, bạn bè, thường giúp đỡ các em việc nầy, việc kia, nhưng tất cả những gì các em có được (ba mẹ, anh chị em, bạn bè, cơm ăn áo mặc, sức khoẻ…) đều do Đức Chúa Trời ban cho. Vì thế, trong mọi việc các em đều phải nương dựa vào Ngài, và Ngài mới thực sự là người giúp đỡ các em trong mọi việc. Có bao giờ các em suy nghĩ Chúa sẽ buồn và trách, nếu các em không cảm ơn Ngài không?

Không biết cảm ơn Chúa, thì các em sẽ không thỏa lòng với những điều Chúa ban cho. Từ chỗ không thỏa lòng, các em cảm thấy buồn chán, buồn chán sinh ra thất vọng, thất vọng sinh oán trách Chúa. Các em có biết khi chúng ta thất vọng, thì sẽ có những suy nghĩ như thế nào không? (Nghi ngờ tình yêu và quyền năng của Chúa, bất mãn…). Tâm trạng đó cũng giống như tâm trạng của dân Y-sơ-ra-ên khi đi trong đồng vắng.

Dân Y-sơ-ra-ên cũng có rất nhiều việc cần tạ ơn Chúa. (Cho các em liệt kê vài việc: Đức Chúa Trời ban thức ăn, nước uống, trụ mây, trụ lửa…). Hãy xem dân Y-sơ-ra-ên có tạ ơn Chúa không nhé!

2. Bài học.

Các em còn nhớ tại Ca-đe, Đức Chúa Trời đã ban cho dân Y-sơ-ra-ên điều gì không? (Nước uống chảy ra từ vầng đá).

Sau khi sự việc đó xảy ra, Môi-se muốn đưa dân sự đi ngang qua xứ Ê-đôm, để đến đất hứa. Đây là con đường ngắn và tiện lợi nhất, nhưng ông phải xin phép vua Ê-đôm, nếu không, chiến tranh sẽ xảy ra.

Môi-se hy vọng vua Ê-đôm sẽ đồng ý nên sai sứ giả đến trình bày: “Xin cho chúng tôi đi nhờ qua xứ của bệ hạ. Chúng tôi sẽ đi tránh đồng ruộng, vườn nho, cũng không múc nước dưới giếng mà uống. Chúng tôi cứ theo đường cái mà đi cho đến khi ra khỏi biên giới của bệ hạ”.

Đây là lời đề nghị rất hợp tình hợp lý, nhưng vua Ê-đôm vẫn từ chối. “Không được đi qua đất nước ta! Nếu không nghe, ta sẽ đem quân ra đánh”. Thế là Môi-se dẫn dân chúng quay trở lại để đi vòng đường khác. Từ Ca-đe, họ đi đến núi Ê-đôm.

Dân Y-sơ-ra-ên đi theo hướng nam để vòng qua xứ Ê-đôm, thì lại gặp phải A-rát là vua Ca-na-an. Vua Ca-na-an nghe tin dân Y-sơ-ra-ên đang tiến đến thì đem quân ra đánh. Dân Y-sơ-ra-ên kêu cầu Đức Chúa Trời, Ngài lập tức nhận lời giúp họ chiến thắng. Lần nầy, dân Y-sơ-ra-ên có cần phải tạ ơn Chúa không? Tại sao?

a. Dân Y-sơ-ra-ên không dâng lời tạ ơn Chúa.

Từ núi Hô-rơ, dân Y-sơ-ra-ên tiếp tục cuộc hành trình quay trở lại hướng biển Đỏ, vòng qua xứ Ê-đôm. Cuộc hành trình vô cùng gian nan, vất vả. Trên đồng vắng vừa khô cằn nóng bức, vừa hoang vu không một bóng người, hoàn toàn không có bóng râm của cây xanh, lại thường xuyên gặp những cơn lốc cát bất ngờ tấn công. Trong hoàn cảnh đó, dân Y-sơ-ra-ên đã quên rằng Chúa vẫn ở bên cạnh họ, vừa mới bảo vệ họ khỏi tay A-rát, vua Ca-na-an.

Kinh thánh ghi: “Giữa đường dân sự ngã lòng”. Họ nghĩ họ sẽ chết trong đồng vắng trước khi đến được đất hứa.

Các em cũng biết bước tiếp theo sẽ là thế nào rồi. Họ nói phạm Đức Chúa Trời và Môi-se rằng: “Vì sao ông đem chúng tôi ra khỏi Ai-cập để chết trong sa mạc nầy? Chúng tôi chẳng có nước uống, cũng chẳng có gì ăn ngoài loại bánh đạm bạc mà chúng tôi đã chán ngấy”.

Chỉ vì một chút khó khăn mà họ đã quên mất những gì mà mỗi ngày Chúa ban cho họ. Đức Chúa Trời vẫn nuôi nấng họ bằng ma-na mỗi ngày, nhưng họ chê không muốn ăn nữa. Không những cho ăn mà Ngài cho ban cho họ nước uống, và suốt cuộc hành trình, họ vẫn được bình an trong sự bảo vệ của Chúa. Đáng lẽ họ phải tạ ơn Chúa luôn luôn, nhưng ngược lại họ lằm bằm oán trách.

b. Hậu quả của việc không biết tạ ơn Chúa.

Đức Chúa Trời rất buồn trước thái độ vô ơn đó, nên Ngài quyết định sửa phạt họ.

Một ngày nọ, dân Y-sơ-ra-ên phát hiện trong trại có rất nhiều rắn độc, trên đầu có màu đỏ mà người ta gọi là rắn lửa. Nếu người nào bị rắn cắn sẽ phát sốt, khô họng rồi chết. Kinh Thánh ghi lại dân Y-sơ-ra-ên bị rắn lửa cắn chết nhiều vô số. Khi sự việc xảy ra như vậy, dân Y-sơ-ra-ên mới nhận thấy lỗi lầm của mình. Họ liền đến nói cùng Môi-se: “Chúng tôi có phạm tội, vì đã nói phạm đến Đức Chúa Trời và ông. Xin ông cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời để Ngài  khiến rắn lìa xa chúng tôi”. Môi-se cầu khẩn cho dân sự. Đức Chúa Trời nghe lời cầu nguyện của Môi-se. Chúa dặn: “Con hãy làm một con rắn lửa bằng đồng và treo trên cây sào. Người nào bị rắn cắn chỉ cần nhìn nó là được sống”. Môi-se liền làm y như lời Đức Chúa Trời phán dặn.

Tin nầy truyền đi rất nhanh, những người bị rắn cắn, dù già hay trẻ, đàn ông hay đàn bà, chỉ cần nhìn lên con rắn đồng đó thì đều được cứu sống. Nên nhớ rằng bản thân con rắn đồng không có quyền năng chữa lành. Dân Y-sơ-ra-ên được chữa lành vì tin cậy và vâng lời lời phán của Đức Chúa Trời. Giả sử có ai đó không tin vào lời Chúa, nghĩa là không nhìn lên con rắn đồng trên cây sào thì sẽ không được cứu. Con rắn đồng treo trên cây sào tượng trưng cho Chúa Giêxu chịu chết trên thập tự giá, ai tin nhận Ngài thì sẽ được cứu rỗi.

  1. Ứng dụng.

Các em thân mến! Dân Y-sơ-ra-ên khi gặp phải khó khăn liền oán trách Đức Chúa Trời, nhưng sau đó họ đã nhận lỗi thì Ngài tha thứ cho họ. Đây là chân lý kỳ diệu. Dù chúng ta lầm lỗi bao nhiêu, chỉ cần ăn năn và cầu xin sự tha thứ, thì Ngài cũng sẽ tha thứ cho chúng ta. Các em có thường tạ ơn Chúa vì Ngài tha thứ tội lỗi của các em không?

Dân Y-sơ-ra-ên có rất nhiều việc cần phải tạ ơn Chúa. Chúng ta cũng vậy, Ngài ban cho chúng ta rất nhiều ơn phước trong cuộc sống hằng ngày (Cho các em nêu ra). Điều cần tạ ơn Chúa nhất là Chúa Giêxu chịu chết vì tội lỗi của chúng ta. Vậy mà có nhiều lúc chúng ta thường hay buồn rầu, thậm chí lằm bằm oán trách Chúa khi gặp khó khăn hoặc thua kém bạn bè, hoặc không thỏa lòng với điều đã có. Khi lằm bằm oán trách, chúng ta chỉ thấy toàn khó khăn, bất hạnh trước mắt chứ không thấy ơn phước của Chúa. Lời Chúa dạy chúng ta “Phàm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa; vì ý muốn của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Giêxu Christ đối với anh em là như vậy” (1Tê-sa-lô-ni-ca 5:18).

Ngoài việc nói lên lời tạ ơn, còn có cách nào để biểu hiện lòng biết ơn của các em đối với Ngài không? (Hát thánh ca, thuật lại ơn phước của Chúa cho người khác biết, làm việc tốt giúp mọi người…).

Kinh Thánh không chỉ bảo chúng ta phải tạ ơn, mà còn nói rõ cho chúng ta biết tại sao phải tạ ơn Chúa. (Mời một em đọc Thi Thiên 103). Qua đoạn Kinh Thánh nầy, các em liệt kê ra những lý do phải tạ ơn Chúa (tha tội, chữa lành bệnh tật, nhân từ, thương xót…). Sau đó, cho các em cầu nguyện tạ ơn Chúa vì mọi điều tốt đẹp Chúa đã làm cho đời sống các em.

B. SINH HOẠT.

            Trong lúc gặp khó khăn, chúng ta thường hay lằm bằm, oán trách lắm phải không? Chúng ta cùng nhau chơi trò “Tìm đoạn kết” nhé!

            * Trò chơi: Tìm đoạn kết.

– Chuẩn bị: Một câu chuyện về đề tài “Tạ ơn Chúa trong hoàn cảnh khó khăn”.

– Cách chơi: Giáo viên kể câu chuyện thật sinh động và tỉ mỉ từng chi tiết, đến đoạn kết giáo viên ngừng lại và cho các nhóm tự tìm đoạn kết. Nhóm nào tìm đoạn kết hay và có ý gần giống đoạn kết câu chuyện, nhóm đó sẽ thắng.

BÀI 2. DÂNG LỜI TẠ ƠN (HV)

 I. KINH THÁNH: Dân Số Ký 20:14-21; 21:1-9.

II. CÂU GỐC: “Phàm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa; vì ý muốn của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Giê-xu Christ đối với anh em là như vậy” (1Tê-sa-lô-ni-ca 5:18).

III. BÀI TẬP.

1. Em ghi chữ (Đ) vào trước câu đúng và chữ (S) vào trước câu sai.

___ a. Vua Ê-đôm đồng ý cho dân Y-sơ-ra-ên đi ngang qua xứ.

___ b. Vì phải đi đường vòng rất xa, gặp nhiều khó khăn, nên dân Y-sơ-ra-ên lằm bằm oán trách Chúa.

___ c. Đức Chúa Trời sửa phạt dân sự, nên sai rắn lửa đến cắn  họ.

___ d. Trước nạn rắn lửa, dân Y-sơ-ra-ên ra sức tiêu diệt rắn để tự bảo vệ mình.

___ e. Ai bị rắn cắn, phải nhìn lên con rắn bằng đồng treo trên  cây sào thì sẽ được sống.    

2. Em cầu nguyện tạ ơn Chúa.

Em dùng lời văn của mình viết ra những gì Chúa đã ban cho em và dâng lên lời cảm tạ Ngài.

a. Những điều Chúa ban cho con.

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

b. Con tạ ơn Chúa.

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

3. Em bày tỏ lòng biết ơn Chúa.

Em có thể làm một vài việc để chứng tỏ lòng biết ơn của em đối với Đức Chúa Trời. Hãy viết vào ô trống những việc làm đó hoặc những việc em mong muốn làm.

 

BÀI 1. NO MẤT NGON, GIẬN MẤT KHÔN! (GV-HV)

BÀI 1. NO MẤT NGON, GIẬN MẤT KHÔN! (GV-HV)

in QUÍ III. 2016, THIẾU NHI on 12 Tháng Bảy, 2018

BÀI 1. NO MẤT NGON, GIẬN MẤT KHÔN! (GV)

I. KINH THÁNH: Dân Số Ký 20:1-13.

II. CÂU GỐC: “Ví bằng anh em đương cơn giận, thì chớ phạm tội; chớ căm giận cho đến khi mặt trời lặn” (Ê-phê-sô 4:26).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Môi-se tức giận nên không vâng theo lời phán dạy của Đức Chúa Trời.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời có thể giúp các em chế ngự được cơn giận của mình.

– Hành động: Tìm hiểu xem phải làm gì khi nổi giận để có thái độ, lời nói và hành động xứng hợp là con cái Chúa.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

Tìm trong tạp chí và sách vở những hình mặt nạ người. Thử nhận xét vẻ mặt của những mặt nạ đó (buồn, vui, giận dữ…) Nếu không có thì tự làm bằng giấy bìa cứng (cắt thành hình tròn rồi vẽ nét mặt lên).

B. BÀI HỌC KINH THÁNH

  1. Vào đề

Các em thân mến! Ai cũng có những cảm xúc trong lòng hết, phải không? Có lúc chúng ta vui, có lúc buồn, có lúc giận dữ… Người khác có thể nhìn thấy cảm xúc của chúng ta qua hành động, thậm chí chỉ cần qua nét mặt cũng có thể biết được.

Khi cảm xúc chúng ta trào dâng, như vui quá, giận quá… những lúc đó sẽ ảnh hưởng đến hành động rất nhiều. (Cho các em lần luợt xem những mặt nạ có cảm xúc khác nhau, và tự các em nhận xét về vẻ mặt đó).

Kinh Thánh nói: “Lòng khoái lạc làm cho mặt mày vui vẻ; nhưng tại lòng buồn bã trí liền bị nao sờn” (Châm Ngôn 15:13).

Trong bài học mới nầy, các em biết Kinh Thánh giúp các em kềm chế những cảm xúc đó như thế nào? Dân Y-sơ-ra-ên khi gặp khó khăn đã hành động như thế nào? Đức Chúa Trời đã cho họ bài học gì từ kinh nghiệm đó?

  1. Bài học.

(1) Nguyên nhân dẫn đến sự tức giận.

  1. Không có nước uống.

Khi dân Y-sơ-ra-ên ở trong đồng vắng, họ không thể tìm được nước uống. Bây giờ, các em cùng quan sát đồng vắng, nơi họ đến nhé! (Hướng dẫn các em tìm vị trí của đồng vắng Sin và Ca-đe trên bản đồ). Họ đã đến gần đất hứa mà Chúa ban cho.

Dân Y-sơ-ra-ên dừng lại ở Ca-đe. Bây giờ, họ đang đối diện với một số khó khăn nghiêm trọng, đó là việc không tìm ra nước. Nếu tình trạng nầy kéo dài, thì mọi người và súc vật sẽ chết khát.

Khi dân Y-sơ-ra-ên nhìn thấy những nguồn nước đã khô cạn, họ bắt đầu thốt ra những lời cằn nhằn, tức giận với Môi-se: “Tại sao ông đem chúng tôi vào sa mạc để chết khát? Tại sao ông bắt chúng tôi rời bỏ Ai-cập để vào nơi khô cằn sỏi đá nầy?” Tại sao và tại sao???

Khi Môi-se và A-rôn nghe những lời trách móc của họ, thì rất giận. Thật ra việc không có nước đâu phải do lỗi của hai ông. Hai ông chỉ làm theo lời của Đức Chúa Trời dẫn dắt họ đến vùng đất hứa mà thôi.

Môi-se và A-rôn rời dân sự và đến chầu trước cửa đền tạm. (Các em đã biết rõ đền tạm trong bài học trước rồi!). Hai ông thưa với Đức Chúa Trời về việc không có nước.

Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: “Hãy cầm lấy cây gậy của A-rôn rồi truyền dân chúng tập trung lại. Trước mặt họ, con sẽ bảo vầng đá kia phun nước ra. Con sẽ cho họ và gia súc uống nước từ vầng đá!”.

Chỉ thị của Đức Chúa Trời thật rõ ràng, không có gì khó hiểu hết, phải không các em? Đức Chúa Trời sắp sửa làm một phép lạ kỳ diệu: Môi-se chỉ cần bảo vầng đá thì nuớc sẽ chảy ra từ vầng đá giữa sa mạc khô hạn.

  1. Không kềm chế cảm xúc.

Lúc mới bắt đầu, Môi-se làm đúng lời dặn của Đức Chúa Trời. Ông bảo dân chúng nhóm lại trước một vầng đá, rồi cầm cây gậy của A-rôn trong tay. Môi-se nhìn xuống hội chúng, thấy vẻ mặt giận dữ và lời nói lằm bằm thốt ra từ  miệng họ, ông nổi giận (Đưa hình mặt nạ giận dữ ra). Kinh Thánh thuật lại câu nói của ông: “Hỡi dân phản nghịch! Hãy nghe, chúng ta há dễ khiến nước chảy từ hòn đá nầy ra cho các ngươi được sao?” Sự tức giận khiến ông không kiểm soát được hành động của mình. Môi-se giơ cậy gậy lên cao, đập vào vầng đá hai lần: Bốp… bốp… Ngay lập tức nước từ vầng đá phun ra lai láng, dân chúng sung sướng vội uống lấy uống để, cả súc vật của họ cũng uống nữa.

Giờ thì vấn đề nước uống đã được giải quyết, nhưng vấn đề rắc rối lại rơi vào Môi-se và A-rôn. Em nào phát hiện được sự rắc rối đó? (Cho các em trả lời). Hai ông làm sai lời của Đức Chúa Trời. Ngài dặn rằng chỉ cần bảo với vầng đá thì nước sẽ phun ra, nhưng Môi-se đã dùng gậy đập vào hòn đá không chỉ một lần mà tới hai lần. Hành động đó xảy ra không phải Môi-se cố ý mà vì ông nhất thời giận dữ, không làm chủ được hành động của mình.

Đức Chúa Trời muốn Môi-se phải bình tĩnh giải quyết sự việc, có như vậy mới giúp dân chúng hiểu được Môi-se vì tin cậy Đức Chúa Trời nên Ngài thực hiện phép lạ ban cho nguồn nước. Nhưng Môi-se đã để cơn giận bùng lên khiến ông làm sai lời Chúa. Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se và A-rôn: “Bởi vì hai ngươi không có tin đến Ta, đặng tôn Ta nên thánh trước mặt dân Y-sơ-ra-ên, vì cớ đó, hai ngươi sẽ không đem hội chúng nầy vào xứ mà Ta đã cho nó đâu” (Dân Số Ký 20:12). Đức Chúa Trời là thánh khiết, không làm vinh hiển danh Ngài là một tội lỗi nghiêm trọng.

Môi-se dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên đã gần bốn mươi năm, bây giờ ông không được bước chân vào đất hứa. Nóng giận là một trong những thất bại của Môi-se. Nói như thế có nghĩa là những người tin Chúa sẽ không biết giận dữ sao? Có người nào mà trong suốt cuộc đời không nổi giận dù chỉ một lần? Các em nên biết nóng giận là bản tính sẵn có của con người, chỉ khác nhau ở chỗ người biết kềm chế, người không biết.

Hãy xem tình cảnh của Môi-se lúc đó, có biện pháp nào giúp ông kềm chế sự nóng giận không? (Cho các em trả lời. Biện pháp tốt nhất là xin Chúa giúp đỡ: “Chúa ơi! Ngài đã làm mọi điều cho dân nầy, nhưng họ lằm bằm làm cho con tức giận quá! Xin giúp con kềm chế sự nóng giận để con làm vinh hiển Danh Ngài”).

Dù Môi-se và A-rôn phạm tội, nhưng Chúa vẫn thực hiện phép lạ như lời hứa. Ngài vẫn ban cho họ nước uống, làm cho họ một lần nữa biết rằng Đức Chúa Trời luôn lo lắng và yêu thương con cái của Ngài.

  1. Ứng dụng.

Trong trường học cũng như trong gia đình, luôn có những việc làm các em nổi giận, phải không? (Cho các em đưa ra dẫn chứng thực tế từ cuộc sống hằng ngày để tham khảo. Ví dụ: Người bạn của em lại nói xấu em với những bạn khác, bạn bè chế giễu khuyết điểm của em, hay em trai của em làm hư bài thủ công mà ngày mai em phải đem nộp, hoặc cô giáo của em đã xử sự không công bằng, chưa hiểu rõ việc gì đã mắng em).

Các em có nghĩ rằng nóng giận cũng là một tội lỗi không? (Các em có thể tham khảo Ê-phê-sô 4:26). Khi nóng giận, các em thường làm gì? Khi làm việc đó, các em cảm thấy mình phạm tội không? Tại sao? (Cho các em trả lời. Giúp các em hiểu rằng, phải nhìn nhận sự giận dữ của mình. Sau đó cầu nguyện xin Chúa giúp mình kềm chế cơn giận và làm một việc gì đó như đọc Kinh Thánh, thu dọn nhà cửa, nghe nhạc… để quên những bực tức trong lòng).

Kinh Thánh dạy chúng ta cách xử sự khi nóng giận. Hãy xem câu gốc của bài nầy.

“Ví bằng anh em đương cơn giận, thì chớ phạm tội; chớ căm giận cho đến khi mặt trời lặn” (Ê-phê-sô 4:26). Nếu các em giận qua ngày mai, các em thấy như thế nào? (Để các em phát biểu ý kiến. Phải giải thích cho các em hiểu rõ là “giận qua ngày mai” sẽ dẫn đến việc càng suy nghĩ cơn giận càng tăng thêm).

Không thể để cơn giận kéo dài mà phải giải quyết dứt khoát càng nhanh càng tốt. Các em có thể tâm sự cùng cha mẹ, cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời về cảm nhận của mình, cầu xin Đức Chúa Trời giúp các em luôn nhớ và làm theo lời Ngài: “Ví bằng anh em đương cơn giận, thì chớ phạm tội; chớ căm giận cho đến khi mặt trời lặn” (Ê-phê-sô 4:26).

Bài 1. NO MẤT NGON, GIẬN MẤT KHÔN (HV)

 I. KINH THÁNH: Dân Số Ký 20:1-13.

II. CÂU GỐC: “Ví bằng anh em đương cơn giận, thì chớ phạm tội; chớ căm giận cho đến khi mặt trời lặn” (Ê-phê-sô 4:26).

III. BÀI TẬP.

1. Có lúc em cũng tức giận.

Trong bài học Kinh Thánh hôm nay, Môi-se đã hết sức tức giận. Có khi nào em cảm thấy mình tức giận như Môi-se không? Ai cũng có lúc nổi giận, vì đó là một trong những bản tính của con người, nhưng có người biết kềm chế và có người không biết kềm chế. Em điền vào phần 1 và phần 2 của bản thăm dò dưới đây.

1. Thể hiện tâm trạng của em.

Tùy theo hoàn cảnh chung quanh mà em có những tâm trạng khác nhau: Vui, buồn, hờn, giận, mơ màng… Đôi khi người khác nhìn vào vẻ mặt cũng có thể đoán được em đang ở trong tâm trạng nào. Em đã từng ở trong tâm trạng phẫn nộ, khiếp sợ, vui vẻ, cô đơn, buồn bã???

Hãy chọn hai hay ba tâm trạng kể trên, rồi vẽ nét mặt diễn tả tâm trạng đó vào các hình người trên. Nếu vẽ thêm tay, chân, thân người thì càng tốt.

3. Thể hiện tâm trạng của em.

Tùy theo hoàn cảnh chung quanh mà em có những tâm trạng khác nhau: Vui, buồn, hờn, giận, mơ màng… Đôi khi người khác nhìn vào vẻ mặt cũng có thể đoán được em đang ở trong tâm trạng nào.

Em đã từng ở trong tâm trạng phẫn nộ, khiếp sợ, vui vẻ, cô đơn, buồn bã???

 

 

 

 

Hãy chọn hai hay ba tâm trạng kể trên, rồi vẽ nét mặt diễn tả tâm trạng đó vào các hình người trên. Nếu vẽ thêm tay, chân, thân người thì càng tốt.

 

 

 

 

 

 4. Suy gẫm câu gốc tuần nầy.

Căm giận là ẩn chứa sự phẫn nộ trong lòng, nhưng chưa bộc phát ra. Nếu em đang căm giận, có nên giữ mãi trong lòng không? Câu Kinh thánh nầy dạy em phải làm gì? Vì sao phải làm như vậy?

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

BÀI 13. BÀI ÔN (GV-HV)

BÀI 13. BÀI ÔN (GV-HV)

in QUÍ II. 2016, THIẾU NHI on 10 Tháng Bảy, 2018

BÀI 13. BÀI ÔN (GV)

Cảm ơn Chúa đã giúp đỡ bạn truyền đạt cho các em xong loạt bài nầy. Bạn có thỏa lòng với việc giảng dạy của mình không? Các em của bạn có tiến bộ hơn trong sự nhận biết Chúa không? Trước khi qua loạt bài mới, bạn cho các em ôn lại những điều các em đã học trong ba tháng qua.

I. CÁCH ÔN: Có thể dùng những cách ôn trước.

Vì loạt bài nầy có nhiều nhân vật, đi theo đó là những tình tiết hay. Nên bạn có thể cho các em đóng kịch. Nhưng lần nầy các em không được chọn lựa, mà cử đại diện bốc thăm. Dĩ nhiên, bạn phải chuẩn bị thăm trước. Nhóm nào bốc thăm nhân vật nào, thì phải đóng kịch nhân vật đó. Cho các em thời gian chuẩn bị ngắn. Bạn khuyến khích các em tinh thần tập thể, đoàn kết, sáng tạo… Dầu vậy, bạn đừng quên cho các em nói lên sự dạy dỗ mà các em nhận được qua bài học đó, hoặc có những hành động cụ thể. Sau đó, cho các em làm bài khảo sát.

BÀI 13.  BÀI ÔN (HV)

BÀI KHẢO SÁT.

Em khoanh tròn câu đúng nhất.

1. Lót ở thành phố nào?

a. Ca-na-an.

b. Giê-ru-sa-lem.

c. Sô-đôm.

2. Vì sao Đức Chúa Trời giải cứu Lót, khi Ngài hủy diệt thành phố tội lỗi?

a. Áp-ra-ham cầu thay.

b. Chúa thương xót.

c. Cả hai đều đúng.

3. Y-sác ra đời sau 25 năm chờ đợi, cho em biết Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?

a. Chu đáo.

b. Thành tín.

c. Chữa lành.

4. Thử thách lớn nhất trong cuộc đời của Áp-ra-ham là gì?

a. Dâng Y-sác làm của lễ.

b. Ra khỏi quê hương.

c. Chia đất cho Lót.

5. Vì sao Áp-ra-ham xuất sắc vượt qua thử thách?

a. Có đức tin nơi Chúa.

b. Là người lãnh đạo.

c. Ông mạnh mẽ.

6. Ê-li-ê-se đã dựa vào điều gì để chọn vợ cho Y-sác?

a. Sự khôn ngoan của mình.

b. Cầu xin Chúa dẫn dắt.

c. Kinh nghiệm.

7. Vì sao Ê-sau thù ghét Gia-cốp?

a. Không hợp tính tình.

b. Cùng cha khác mẹ.

c. Gia-cốp lừa dối.

8. Hậu quả của sự thù ghét là gì?

a. Giết nhau.

b. Chạy trốn.

c. Không gặp nhau cho đến chết.

9. Sau 20 năm xa cách, tình cảm giữa Ê-sau và Gia-cốp có gì thay đổi?

a. Tha thứ nhau.

b. Làm hòa với nhau.

c. Cả hai đều đúng.

10. Nguyên nhân nào các anh ganh ghét Giô-sép?

a. Được cha yêu thương.

b. Kể những giấc mơ lạ.

c. Cả hai đều đúng.

12. Hành động ganh ghét của các anh biểu lộ như thế nào?

a. Bán Giô-sép làm nô lệ.

b. Chê bai.

c. Nói xấu.

12. Điều gì chứng tỏ Giô-sép được Chúa ở cùng khi cuộc sống hoàn toàn thay đổi?

a. Mọi việc làm đều tốt.

b. Mọi người tin tưởng và yêu mến.

c. Cả hai đều đúng.

13. Nhờ đâu Giô-sép ra khỏi ngục?

a. Giải nghĩa giấc mơ cho vua.

b. Vượt ngục.

c. Hết hạn tù.

14. Sau khi ra khỏi ngục, Giô-sép được vua ban cho chức vụ gì?

a. Phò mã.

b. Tể tướng.

c. Đại tướng.

15. Kế hoạch của Đức Chúa Trời đối với Giô-sép là gì?

a. Muốn ông chịu khổ.

b. Giàu có.

c.  Giúp đỡ gia đình qua cơn đói kém.

16. Vì sao Giô-sép tha thứ cho các anh?

a. Không cố chấp.

b. Nhận biết ý muốn của Chúa.

c. Yêu thương các anh.

d. Câu b, c đúng.

17. Gia đình Giô-sép được đoàn tụ và họ sinh sống tại đâu?

a. Tại Ai-cập.

b. Tại Si-chem.

c. Tại Ca-na-an.

18. Hoạn nạn mà Gióp chịu là gì?

a. Tài sản mất, con cái chết, bản thân bệnh.

b. Tài sản mất, bạn thân lìa bỏ.

c. Con chết, vợ trách móc.

19. Vì sao Gióp đứng vững trong hoạn nạn?

a. Yêu mến và kính sợ Chúa.

b. Được vợ an ủi.

c. Cả hai đều đúng.

20. Đức Chúa Trời ban cho Gióp những gì, sau khi ông vượt qua hoạn nạn?

a. Tài sản, con cái, sự sống.

b. Quyền thế.

c. Nhiều vợ.