Chuyên mục: THIẾU NHI

BÀI 9. THÁP BA-BÊN (GV)

BÀI 9. THÁP BA-BÊN (GV)

in QUÍ I. 2016, THIẾU NHI on 15 Tháng Sáu, 2017

BÀI 9. THÁP BA-BÊN

 

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 11:1-9.

II. CÂU GỐC: “Sự kiêu ngạo đi trước, sự bại hoại theo sau, và tánh tự cao đi trước sự sa ngã” (Châm Ngôn 16:18).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Việc xây dựng tháp Ba-bên là theo ý riêng, chống nghịch chương trình của Đức Chúa Trời.

– Cảm nhận: Đi theo ý riêng, dẫn đến sự hỗn loạn và thất bại.

– Hành động: Em vâng theo ý muốn của Chúa.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. CHUẨN BỊ.

  1. Cố gắng sưu tầm chữ viết hoặc cho các em nghe qua băng, rađiô… tiếng nước ngoài, ít nhất là một thứ tiếng.
  2. Sưu tầm một số hình ảnh các dân tộc khác nhau trên thế giới.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

    1. Vào đề.

Các em có thích được đi du lịch nước ngoài không? Ồ, ai cũng thích hết. Nhưng nếu các em đi tới một đất nước nào, mà không biết tiếng của nước đó, thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Lúc ban đầu, loài người trên đất nầy đều nói cùng một thứ tiếng. Lúc Nô-ê đóng tàu, mọi người đều nghe, hiểu lời dặn của Nô-ê và giúp đỡ ông. Nhưng sao bây giờ lại xuất hiện nhiều thứ tiếng khó hiểu như thế nầy?

    2. Bài học.

Sau cơn nước lụt, Nô-ê còn sống ba trăm năm mươi năm nữa. Từ đó trở về sau, gia đình của Nô-ê sinh sôi nẩy nở rất nhiều thành một dân.

Ban đầu, họ di dời từ nơi nầy đến nơi khác để tìm một khu đất thuận lợi cho việc chăn nuôi, trồng trọt, và sinh sống. Cuối cùng họ đi đến một đồng bằng màu mỡ trong xứ Si-nê-a và ở luôn tại đó.

      (1) Ý định và kế hoạch của con người.

Xứ Si-nê-a là nơi ở lý tưởng, có hai con sông chảy qua, được bù đắp bởi phù sa trong cơn đại hồng thủy, nên đất đai phì nhiêu, đời sống sung túc.

Con cháu của Nô-ê phát hiện đất có thể dùng làm gạch để xây cất. Họ liền bàn với nhau: “Chúng ta hãy xây tại đây một cái thành thật lớn và trong thành dựng một cái tháp cao đến tận trời, để danh tiếng chúng ta vang khắp nơi cho đến muôn đời sau”. Sau khi đã quyết định, họ bắt tay vào việc. Người lo đào đất, người làm gạch, người đem đi nung, người xây, người trộn hồ… tất cả mọi việc đều tiến hành tốt đẹp, thuận lợi. Kế hoạch của họ là sẽ xây một thành lớn và một cái tháp cao vút tới tận trời. Nhưng một việc quan trọng mà họ quên, đó là đang làm theo ý riêng, chứ không phải ý Chúa. Lòng kiêu ngạo của họ thật đáng sợ, kể từ khi làm viên gạch đầu tiên, họ đã chống nghịch ý chỉ của Đức Chúa Trời. Khi cái tháp càng cao, họ càng đắc chí, nghĩ thầm rằng: “Tên mình sẽ được người đời nhớ đến, danh của mình sẽ được sáng rạng”.

      (2) Ý định và kế hoạch của Đức Chúa Trời.

Ý định của Đức Chúa Trời là con cháu của Nô-ê phải đầy dẫy khắp mặt đất, nhưng con người lại lập kế hoạch riêng cho mình. Đức Chúa Trời đã từng lập kế hoạch cho Nô-ê, và cũng sắm sẵn những điều tốt nhất cho họ, chỉ cần vâng lời thì được phước hạnh, nhưng con người lại không chịu vâng lời.

Đức Chúa Trời thấy hết mọi việc con cháu của Nô-ê làm, nhất là lòng kiêu ngạo của họ. Dầu “trong lòng loài người có nhiều mưu kế; song ý chỉ của Đức Giê-hô-va sẽ thành được” (Châm Ngôn 19:21). Đức Chúa Trời rất buồn lòng. Ngài phán: “Chúng ta hãy xuống, làm lộn xộn tiếng nói của chúng nó, cho họ nghe không được tiếng nói của người nầy với người kia” (Sáng 11:7).

Lúc bấy giờ, công việc xây tháp đang phát triển tốt đẹp, thì bỗng nhiên có sự lộn xộn. Nhiều người rất tức giận, vì người nầy cố sức nói mà người kia cũng không hiểu nói gì, để có thể làm cho đúng. Người nầy biểu đưa thêm gạch, thì người kia đưa hồ, biểu đưa xẻng thì đưa cuốc… Người chỉ huy hạ lệnh, công nhân không cách nào hiểu được, hàng ngũ công nhân với nhau cũng không hiểu tiếng nói của nhau. Công trình đang thi công thì phải ngưng lại, không thể tiếp tục được nữa và “họ thôi công việc xây cất thành” (Sáng 11:8).

Con người không muốn tiếp tục sống ở xứ Si-nê-a nữa, vì không hiểu ngôn ngữ của nhau. Thế là ước muốn và ý định của họ đã không thành hiện thực. Cái tháp, niềm kiêu hãnh đã bị dang dở, và họ phải sống rải rác khắp mọi nơi, y như chương trình và ý muốn của Chúa. Người ta đặt tên tháp là Ba-bên, “Vì ở nơi đó Đức Giê-hô-va làm lộn xộn tiếng nói của cả thế gian, và từ đây Ngài làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất” (Sáng 11:9). Từ đó loài người nói nhiều thứ tiếng như các em thấy ngày nay.

    3. Ứng dụng.

Kiêu ngạo, tự cao, là tội lỗi lớn nhất trong lòng người. Sách Châm Ngôn 21:4 chép rằng: “Mặt tự cao, lòng kiêu ngạo, và ngọn đèn của kẻ ác, đều là tội lỗi”.

Con cháu Nô-ê tự cao, cố xây một cái tháp để làm rạng danh mình, không tôn cao danh Đức Chúa Trời, nên họ thất bại thảm hại. Trong sinh hoạt thường ngày, các em có đang xây tháp Ba-bên không? Không nhất thiết chúng ta xây tháp bằng viên gạch, nhưng nếu các em sống theo ý riêng, thì điều đó không đẹp lòng Chúa, nghĩa là các em đang xây tháp Ba-bên.

Các em cho biết những hành động sau đây có gì sai, vì sao? (Viết lên bảng).

  1. Trốn ở nhà, không chịu đi học Trường Chúa nhật.
  2. Trêu chọc các bạn bị tật nguyền.
  3. Coi thường những bạn học dở và nhà nghèo.
  4. Không nghe lời cha mẹ.

Các em ạ! Luôn mang tấm lòng cảm tạ, vâng giữ lời Chúa, các em mới tránh được việc xây dựng tháp Ba-bên trong đời sống của mình. “Phần thưởng của sự khiêm nhượng và sự kính sợ Đức Giê-hô-va, ấy là sự giàu có, sự tôn trọng, và mạng sống” (Châm 22:4).

BÀI 8. CON TÀU CỦA NÔ-Ê (HV)

BÀI 8. CON TÀU CỦA NÔ-Ê (HV)

in QUÍ I. 2016, THIẾU NHI on 14 Tháng Sáu, 2017

BÀI 8. CON TÀU CỦA NÔ-Ê

 

I. KINH THÁNH: Sáng 6:5 – 9:17.

II. CÂU GỐC: “Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va, chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con” (Châm 3:5).

III. BÀI TẬP.

  A. Em ghi chữ Đ trước câu đúng và chữ S trước câu sai.

__1. Đức Chúa Trời nhìn thấy tội lỗi của thế gian.

__2. Ngài là Đấng yêu thương nên có thể bỏ qua tội lỗi mà không sửa phạt.

__3. Đức Chúa Trời đẹp lòng đời sống của Nô-ê.

__4. Nô-ê rất ngạc nhiên và thắc mắc vì lời phán bảo đóng tàu của Chúa.

__5. Gia đình Nô-ê vâng lời Chúa nên được cứu khỏi cơn nước lụt.

  B. Trong hai trường hợp sau đây, nếu em gặp phải, em sẽ làm như thế nào?

1. Trời bỗng nhiên gió lớn, mây đen kéo đến mù mịt. Ba mẹ đi làm chưa về, chỉ có một mình em ở nhà. Em cảm thấy thế nào? Rồi em sẽ làm gì? Đức Chúa Trời giúp đỡ em ra sao?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

2. Em nhặt được một cái bóp, trong đó có tiền, có họ tên và địa chỉ của người đánh rơi. Em sẽ làm gì? Đức Chúa Trời giúp em thế nào để có cách chọn lựa đúng?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

3. Em nhìn thấy bạn mình lấy bài ra chép lúc kiểm tra. Em không dám nói với thầy cô giáo vì sợ lúc ra về, bạn ấy sẽ chặn đường đánh em. Vậy em sẽ làm như thế nào? Đức Chúa Trời giúp đỡ em ra sao?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Bài 8. CON TÀU NÔ-Ê (GV)

Bài 8. CON TÀU NÔ-Ê (GV)

in QUÍ I. 2016, THIẾU NHI on 14 Tháng Sáu, 2017

Bài 8. CON TÀU NÔ-Ê

 

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 6:5 – 9:17.

II. CÂU GỐC: “Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va, chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con” (Châm Ngôn 3:5).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Nô-ê tin lời cảnh cáo của Đức Chúa Trời, và vâng theo lời phán dặn của Ngài.

– Cảm nhận: Tin và vâng lời Chúa sẽ dẫn đến phước hạnh.

– Hành động: Em nhận biết ý chỉ của Chúa và làm theo.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. CHUẨN BỊ.

1. Sưu tầm các biểu tượng giao thông hoặc tự vẽ, giải thích mục đích của mỗi biểu tượng.

Dừng lại       Đi thẳng.                 Quẹo phải.

 

2. Chuẩn bị bảng, phấn để lúc lên lớp, cho vài em tình nguyện lên bảng vẽ các loài động vật mà em thích.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

    1. Vào đề.

Các em thân mến! Các em đã từng thấy cái bảng báo giao thông bao giờ chưa? Bảng báo có nhiều hình dạng khác nhau, nhưng nó có cùng một tác dụng là báo cho mọi người biết nên hoặc không nên làm điều gì. Khi đi trên đường phố, nếu để ý các em sẽ thấy những tấm bảng báo như thế nầy (Đưa cho các em xem những bảng báo mà bạn sưu tầm được hoặc tự vẽ và giải thích từng biểu tượng).

Khi đi trên đường, có đèn giao thông hướng dẫn phải dừng lại, hay tiếp tục đi. Trên biển thì có ngọn hải đăng chiếu sáng để tàu bè biết hướng mà vào bờ khi trời tối, hoặc có đài khí tượng dự báo thời tiết cho chúng ta biết trước cơn bão sẽ đến vào lúc nào, hầu sớm chuẩn bị tốt công tác phòng chống bão lụt.

Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương chúng ta, Ngài cũng nhắc nhở và cảnh cáo chúng ta về những điều không nên làm, và những điều nên làm. Đức Chúa Trời đã từng cảnh cáo A-đam và Ê-va phải tuân giữ mạng lệnh của Ngài, nếu không thì nhận lấy hình phạt. Đức Chúa Trời cũng đã từng cảnh cáo Ca-in, nếu không chịu ăn năn, nghe theo lời cảnh cáo của Ngài thì sẽ bị khốn khổ bởi tội lỗi.

Đức Chúa Trời vẫn luôn luôn nhắc nhở chúng ta. Chúng ta quyết định nghe và làm theo, để được phước, hay không nghe và không làm theo, để chịu hình phạt. Bài học hôm nay sẽ liên quan đến vấn đề nầy.

    2. Bài học.

Vài trăm năm sau khi A-đam và Ê-va bị đuổi ra khỏi vườn Ê-đen, có rất nhiều người được sinh ra trên đất nầy, và ngày càng phạm tội. Thế giới đầy dẫy sự xấu xa, tội lỗi, không nhìn biết và không kính sợ Đức Chúa Trời. Cả thế giới lúc bấy giờ, chỉ có một người sống đẹp lòng Chúa. Người đó tên là Nô-ê. Nô-ê không phải là người không bao giờ phạm tội, nhưng ông tin Đức Chúa Trời, yêu mến và kính sợ Ngài. Kinh thánh chép rằng: “Nhưng Nô-ê được ơn trước mặt Đức Giê-hô-va” (Sáng 6:8).

Đức Chúa Trời lập kế hoạch giải cứu Nô-ê và cả gia đình của ông gồm vợ, các con trai, các con dâu. Trước khi thi hành án phạt thế gian, Đức Chúa Trời cho Nô-ê biết: “…vì cớ loài người mà đất phải đầy dẫy điều hung hăng; vậy ta sẽ diệt trừ họ cùng đất” (Sáng 6:13).

      (1) Nô-ê đóng tàu.

Đức Chúa Trời phán dặn Nô-ê làm một việc rất lạ lùng, là đóng một chiếc tàu bằng gỗ gô-phe, chia thành từng phòng, rồi trét chai bề trong lẫn bề ngoài. Ngài hướng dẫn ông cách tỉ mỉ, làm bề dài tàu ba trăm thước, bề ngang năm mươi thước, bề cao ba mươi thước. Trên tàu làm một cái cửa sổ, bề cao một thước, và chừa một cửa bên hông; làm một từng dưới, một từng giữa, và một từng trên.

Nô-ê lại nghe Đức Chúa Trời phán rằng: “Ta sẽ dẫn nước lụt khắp trên mặt đất… hết thảy vật chi ở trên mặt đất đều sẽ bị chết hết. Nhưng ta sẽ lập giao ước cùng ngươi, rồi ngươi và vợ, các con và các dâu của ngươi, đều hãy vào tàu” (Sáng 6:17-18).

Dù khó mà tưởng tượng nước dâng lên đến mức nào và ông cũng chưa hề đóng tàu, hay nhìn thấy hình dáng của con tàu lần nào, nhưng Nô-ê vẫn vâng theo, không hề bỏ sót một điều gì hay thắc mắc với Chúa. Nghe lời Chúa, hiểu lời của Ngài là quan trọng, nhưng quan trọng hơn hết là làm theo.

Có lẽ mọi người nhìn thấy công việc của ông đều ngạc nhiên, sau đó chế nhạo, cho ông là người không bình thường. Nhưng Nô-ê và gia đình cứ tin cậy nơi Chúa. Cuối cùng, chiếc tàu đã đóng xong. Nó thật to lớn và có nhiều tầng trông rất đẹp. Nô-ê tiếp tục chờ đợi ý chỉ của Chúa.

Đức Chúa Trời phán dặn ông phải tích trữ lương thực cho người và động vật sau khi vào tàu. Đây là lời phán dặn của Đức Chúa Trời, nên Nô-ê cùng ba con trai siêng năng canh tác và thâu trữ.

Ngày nước lụt đến gần rồi, Đức Chúa Trời phán dặn Nô-ê rằng: “Vì còn bảy ngày nữa, ta sẽ làm mưa xuống mặt đất, trong bốn mươi ngày và bốn mươi đêm; ta sẽ tuyệt diệt khỏi đất hết các loài của ta đã dựng nên” (Sáng 7:4). Ngài dặn ông hãy đem tất cả người nhà vào tàu, cùng với các loài súc vật mỗi thứ một cặp, trống và mái. Các loài côn trùng, mỗi loài một cặp, riêng các loài thú thanh sạch thì mỗi loài bảy cặp. (Tham khảo thêm Lê-vi Ký 11). Nô-ê làm y như lời Chúa dặn.

      (2) Nô-ê vào tàu.

Kinh Thánh ghi chép rằng: “Vì cớ nước lụt, nên Nô-ê vào tàu cùng vợ, các con trai và các dâu mình” (Sáng 7:7). Đức Chúa Trời khiến tất cả các loài chim, loài thú đều nghe theo sự chỉ huy của Nô-ê, từng cặp xếp hàng vào tàu. Sau đó, chính tay Đức Chúa Trời đóng cửa tàu lại.

Trên trời mây đen kịt, sấm sét nổ ầm ầm, mưa đổ xuống liên tục như trút nước, nước dâng lên nhanh chóng. Cảnh vật chung quanh thật kinh khiếp. Các em đã bao giờ chứng kiến cảnh lũ lụt chưa? Từ xưa cho đến giờ, chưa có trận lụt nào khủng khiếp như trận lụt thời Nô-ê. Cả thế giới đều chìm ngập trong nước, ngay cả đỉnh những ngọn núi cao nhất cũng bị ngập trắng xóa, vì mưa tuôn xối xả suốt bốn mươi ngày và bốn mươi đêm. Tất cả muôn loài đều bị hủy diệt, chỉ duy nhất có gia đình Nô-ê được bình an ở trong tàu.

Nước lụt phủ khắp mặt đất một trăm năm mươi ngày đêm. Nô-ê ở trong tàu an toàn. Kinh Thánh ghi chép rằng: “Vả, Đức Chúa Trời nhớ lại Nô-ê cùng các loài thú và súc vật trong tàu với người” (Sáng 8:1). Ngài không hề quên, Ngài luôn nhớ và gìn giữ con cái của Ngài.

Đức Chúa Trời khiến một cơn gió thổi qua trên mặt đất, nước dần dần hạ xuống. Qua một trăm năm mươi ngày, chiếc tàu tấp trên núi A-ra-rát.

Vài tháng sau, Nô-ê muốn biết nước đã rút hết chưa, ông thả một con quạ ra, nhưng con quạ bay đi luôn không trở về. Nô-ê thả tiếp một con chim bồ câu ra, nhưng chim bồ câu chẳng tìm được nơi nào đáp chân xuống, bèn bay trở về tàu. Ông biết nước vẫn còn nhiều. Nô-ê đợi thêm bảy ngày nữa và thả bồ câu ra khỏi tàu. Đến chiều, bồ câu bay trở về, trong miệng ngậm một lá ô-li-ve còn tươi. Ông biết nước đã hạ bớt. Nô-ê lại đợi thêm bảy ngày nữa, tiếp tục thả bồ câu ra, nhưng lần nầy bồ câu bay đi luôn, không trở về nữa. Nô-ê biết rằng nước trên mặt đất đã khô rồi. Nhưng ông chờ đợi mạng lệnh của Chúa. Một hôm, Đức Chúa Trời phán với Nô-ê: “Hãy ra khỏi tàu, ngươi, vợ, các con và các dâu ngươi”. Nghe vậy, cả gia đình Nô-ê đều mừng rỡ, vì họ được trở lại đất khô.

      (3) Nô-ê cảm tạ Đức Chúa Trời.

Cả gia đình Nô-ê và các loài động vật đều ra khỏi tàu. Từ khi bắt đầu lụt cho đến khi mặt đất khô ráo là hơn một năm. Đặt chân trên mặt đất hoang vu, việc đầu tiên mà gia đình Nô-ê phải làm là cảm tạ Đức Chúa Trời.

Nô-ê cùng các con trai lập một bàn thờ bằng đá, bắt các súc vật thanh sạch, các loài chim thanh sạch dâng lên làm của lễ thiêu cho Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời đẹp lòng tế lễ của Nô-ê, và hứa một lời hứa rất tốt đẹp: “Hễ đất còn, thì mùa gieo giống cùng mùa gặt hái, lạnh và nóng, mùa hạ cùng mùa đông, ngày và đêm, chẳng bao giờ tuyệt được” (Sáng 8:22).

Đức Chúa Trời đặt trên bầu trời một dãi ánh sáng màu sắc rực rỡ, gọi là cái mống (Cầu vồng) để lập giao ước cùng với Nô-ê, không bao giờ nước lụt sẽ hủy diệt loài người nữa.

Ngày hôm nay, khi chúng ta nhìn thấy cầu vồng trên bầu trời, hãy cảm tạ Chúa vì lời hứa của Ngài đối với chúng ta.

    3. Ứng dụng.

Các em thân mến! Nô-ê vì tin cậy và vâng lời Chúa, nên ông và cả gia đình được cứu khỏi cơn hủy diệt. Tìm biết ý Chúa, tin và vâng lời Ngài là bí quyết để dẫn các em đến sự phước hạnh. Chúa Giê-xu là con tàu bình an để các em nương náu, với điều kiện các em phải tin cậy, vâng lời Ngài.

BÀI 7. CA-IN VÀ A-BÊN (HV)

BÀI 7. CA-IN VÀ A-BÊN (HV)

in QUÍ I. 2016, THIẾU NHI on 13 Tháng Sáu, 2017

BÀI 7. CA-IN VÀ A-BÊN

 

I. KINH THÁNH: Sáng 4:1-16.

II. CÂU GỐC: “…Chúng ta phải yêu thương lẫn nhau. Chớ làm như Ca-in, là kẻ thuộc về ma qủi, đã giết em mình. Vì sao người giết đi? Bởi việc làm của người là dữ, còn việc làm của em người là công bình” (1Giăng 3:11-12).

III. BÀI TẬP.

  A. Em đọc những câu sau đây, nếu câu nào nói về Ca-in thì điền chữ C, nếu nói về A-bên thì điền chữ A, còn nếu nói về Ca-in và A-bên thì điền chữ AC vào trước câu.

 

1……….  đều là con của A-đam và Ê-va.

2……….  là người chăn chiên.

3……….  dâng hoa quả cho Đức Chúa Trời.

4……….  được Đức Chúa Trời nhậm lễ vật.

5………. nổi giận vì Đức Chúa Trời không nhậm lễ vật.

  B. Hàng loạt tội lỗi.

Giết chết, nói dối, tội lỗi, hình phạt, A-bên, nổi giận, không ăn năn.

Em hãy chọn những từ ngữ ở trên để điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây.

Đức Giê-hô-va biết Ca-in…………….., Đức Chúa Trời cảnh cáo Ca-in………………..rình đợi trước cửa, nhưng Ca-in…………………………….. Một ngày nọ, Ca-in cùng…………….ở ngoài đồng, thì xông lên …………….A-bên. Khi Đức Chúa Trời hỏi Ca-in: “A-bên đâu rồi?”, Ca-in đã……………. Ông phải chịu …………….vì cớ tội lỗi.

  C. Vướng mắc của bạn Quốc Minh.

Quốc Minh phạm tội liên tục, em đánh dấu x vào những chỗ bạn ấy đã phạm.

  1. Quốc Minh phạm lỗi thứ nhất là gì?

– Học bài.           – Nói dối.

  1. Điều gì làm cho Quốc Minh phạm lỗi liên tục?

– Không chịu làm bài.          – Mê xem tivi.

  1. Khi đối diện với cám dỗ, Quốc Minh làm gi?

– Quốc Minh nghĩ không ai biết.

– Cầu xin Chúa giúp đỡ, đắc thắng tội lỗi.

Em không nên giống như bạn Quốc Minh. Khi phạm tội, em phải xưng tội, xin Chúa tha thứ và nài xin Chúa giúp đỡ để đắc thắng tội lỗi.

…Vào lúc 7 giờ tối.

Bài 7. CA-IN VÀ A-BÊN (GV)

Bài 7. CA-IN VÀ A-BÊN (GV)

in QUÍ I. 2016, THIẾU NHI on 13 Tháng Sáu, 2017

Bài 7. CA-IN VÀ A-BÊN

 

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 4:1-16.

II. CÂU GỐC: “Chúng ta phải yêu thương lẫn nhau. Chớ làm như Ca-in, là kẻ thuộc về ma qủi, đã giết em mình. Vì sao người giết đi? Bởi việc làm của người là dữ, còn việc làm của em người là công bình” (1Giăng 3:11-12).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Lòng ghen ghét nếu không biết dập tắt, sẽ dẫn đến tội lỗi.

– Cảm nhận: Không có tội lỗi nào, dù chỉ là một ý tưởng nhỏ có thể giấu khỏi Chúa.

– Hành động: Tránh gương xấu của Ca-in và học tập yêu thương mọi người.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY

A. CHUẨN BỊ.

    1. Làm buổi trắc nghiệm không báo trước.

a. Công việc của A-đam là gì? (Trồng và canh giữ vườn Ê-đen).

b. A-đam và Ê-va phạm tội gì? (Kiêu ngạo và không vâng phục).

c. Đức Chúa Trời hứa điều gì sau khi con người phạm tội? (Hứa ban Chúa Cứu Thế).

d. Đức Chúa Trời làm thành lời hứa bằng cách nào? (Chúa Giê-xu giáng sinh).

    2. Phiếu thăm dò.

Phát mỗi em một tờ giấy nhỏ. Sau đó, cho các em ghi vào những điều mà mình hay vấp phải và khó có thể đắc thắng. Khuyến khích các em viết thật và không cần ghi tên.

3. Chuẩn bị một cái hộp nhỏ hoặc một cái túi nhỏ. Bỏ vào đó một cây đinh, một que diêm, một ít cát, và một cái lọ nhỏ chứa một ít nước.

4. Mẫu hình con chiên bằng giấy bìa cứng. Số lượng tùy thuộc vào số học viên. Bông gòn, hồ.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

    1. Vào đề.

Các em nhìn xem chị đang cầm trên tay cái gì đây? (Giơ cao hộp thị cụ lên). Các em có muốn xem nó chứa cái gì ở bên trong không? Trong nầy có một ít cát. Nếu chỉ có nhiêu đây thì không thể làm được gì, nhưng nếu tập hợp thật nhiều cát lại thì sẽ làm thành một sa mạc đấy.

Trong bình nầy chỉ có vài giọt nước không đủ để giải khát, nhưng nếu tập hợp nhiều nước lại thì có thể trở thành cơn lũ lớn.

Các em nhìn cây đinh nhỏ nầy. Nó có rất nhiều công dụng. Nhưng nếu các em không cẩn thận, đạp phải nó, thì có thể mắc bịnh phong đòn gánh làm nguy hại đến tính mạng.

Còn đây là một que diêm nhỏ, nhưng nó có thể thiêu hủy cả một tòa nhà lớn hay đốt cháy một khu rừng rộng.

Các em ạ! Những vật trên chỉ là những vật nhỏ bé, nhưng khi tập hợp lại hoặc sử dụng không cẩn thận, thì sẽ gây ra hậu quả không nhỏ. Tội lỗi cũng vậy, từ tội nhỏ, nếu không ăn năn, nó sẽ lớn dần và dẫn đến hành động gian ác. Tội lỗi có thể làm tiêu hủy cuộc đời của chúng ta, chúng ta sống trong tội lỗi, thì không thể vui vẻ được, mà còn đầy sự hận thù trong lòng. Các em biết không, trong Kinh Thánh có kể về hai anh em kia, người em kính sợ Chúa, còn người anh thì không. Tội lỗi sinh sôi nảy nở trong đời sống của người anh, khiến anh ta trở nên hung dữ và tàn bạo.

    2. Bài học.

     (1) Sự ra đời của Ca-in và A-bên.

Sau khi A-đam và Ê-va bị đuổi ra khỏi vườn Ê-đen, họ phải sống trong sự vất vả và khó nhọc. Nhưng Đức Chúa Trời vẫn yêu thương A-đam và Ê-va. Ngài ban cho họ một con trai. Ê-va nói rằng: “Nhờ Đức Giê-hô-va giúp đỡ, tôi mới sanh được một người” và đặt tên con là Ca-in. Không bao lâu sau, Ê-va sanh thêm một con trai nữa đặt tên là A-bên.

     (2) Sự trưởng thành của Ca-in và A-bên.

A-đam và Ê-va dạy dỗ cho các con trai mình nhiều điều, nhưng điều quan trọng nhất là dạy cho các con mình biết vâng phục Đức Chúa Trời, thực hiện những điều Chúa phán dặn. Vì chính ông bà đã từng trải vì cớ không thuận phục, mang lại biết bao nhiêu đau khổ.

Khi hai anh em lớn lên, Ca-in làm nghề nông, trồng lúa, trái cây và rau quả; còn A-bên làm nghề chăn nuôi, chăm sóc bầy chiên của mình.

Tuổi thơ ấu, có lẽ hai anh em đã từng thấy và được dạy dỗ phải dâng của lễ cho Đức Giê-hô-va. Hồi đó, người ta thường dùng những viên đá làm bàn thờ để dâng của lễ.

Một hôm nọ, Ca-in và A-bên đều mang của lễ đến dâng cho Đức Chúa Trời. A-bên dâng cho Đức Chúa Trời một con chiên, còn Ca-in dâng thổ sản như là trái cây, ngũ cốc v.v… Kinh Thánh chép rằng: “Đức Giê-hô-va đoái xem A-bên và nhận lễ vật của người; nhưng chẳng đoái đến Ca-in và cũng chẳng nhận lễ vật của người” (Sáng 4:4).

Có lẽ các em sẽ thắc mắc, vì sao Đức Chúa Trời nhận của lễ của A-bên, mà không nhận của lễ của Ca-in? Có phải Chúa thương A-bên, hay của lễ của A-bên có giá trị hơn? (Cho các em trả lời). Kinh Thánh chép: “Bởi đức tin A-bên đã dâng cho Đức Chúa Trời một tế lễ tốt hơn của Ca-in…” (Hê-bơ-rơ 11:4). Điều đó cho thấy rõ ràng, A-bên đã dâng của lễ bằng đức tin, còn Ca-in thì không và Đức Chúa Trời là Đấng nhìn thấy trong lòng con người.

     (3) Tội của Ca-in.

Ca-in thấy lễ vật của mình không được Đức Chúa Trời nhậm, thì tức giận lắm, mặt hằm hằm. Thái độ đó bày tỏ sự bất mãn đối với Đức Chúa Trời và lòng ganh ghét đối với A-bên.

Thái độ của Ca-in là không đúng, nhưng Đức Chúa Trời yêu thương Ca-in, muốn ông biết ăn năn để không phạm tội với Chúa, nên Ngài cảnh cáo: “…Tội lỗi rình đợi trước cửa, thèm ngươi lắm; nhưng ngươi phải quản trị nó” (Sáng 4:7).

Nhưng Ca-in mặc kệ lời cảnh cáo của Đức Chúa Trời, trút cơn tức giận lên em mình. Một ngày nọ, khi hai anh em đang ở ngoài đồng, Ca-in xông tới và giết chết em mình. Ca-in tưởng hành động đó không ai biết, nhưng Đức Chúa Trời nhìn biết mọi sự. “Đức Giê-hô-va hỏi Ca-in rằng: A-bên, em ngươi, ở đâu?” Lúc nầy là lúc Ca-in cần xưng nhận tội lỗi, nhưng đáng tiếc, ông đã trả lời như thế nầy (Các em chú ý nghe câu trả lời của Ca-in), “Tôi không biết; tôi là người giữ em tôi sao?” (Sáng 4:9). Cách trả lời của Ca-in, không chỉ là nói dối, mà còn tỏ ra không kính sợ Đức Chúa Trời. Ca-in liên tiếp phạm từ tội nầy đến tội khác. Ban đầu là nổi giận, kế đó là ganh tức và giết người, bây giờ lại nói dối. Ban đầu chỉ là một tội nhỏ, nhưng Ca-in đã nuôi dưỡng nó thành một tội lớn.

Phạm tội là phải chịu hình phạt, Đức Chúa Trời phạt Ca-in: “Khi người trồng tỉa, đất chẳng sanh hoa lợi cho ngươi nữa; ngươi sẽ lưu lạc và trốn tránh trên mặt đất” (Sáng 4:12).

Sau khi nghe Đức Chúa Trời tuyên phạt, Ca-in thưa rằng: “Sự hình phạt tôi nặng quá mang không nổi”. Ông lo cho hình phạt quá nặng mà vẫn không ăn năn tội lỗi của mình.

Đức Chúa Trời hình phạt Ca-in phải rời khỏi nhà, đi lưu lạc khắp nơi. Ca-in giết em mình, lương tâm bất an, sợ bị người khác giết lại, cho nên Đức Giê-hô-va đánh dấu trên mình Ca-in, để cho ai gặp thì không giết chết ông.

Sự ganh tị và cơn tức giận của Ca-in thật là đáng sợ, mang lại cho ông sự đau khổ suốt cả cuộc đời…

    3. Ứng dụng.

Các em thân mến! Bài học nầy cho chúng ta thấy Ca-in phạm tội giết người chỉ vì ghen tị em mình tốt hơn mình, hậu quả là phải chịu hình phạt nặng.

Các em suy nghĩ xem: Giả sử em của em làm tốt hơn em, thì các em có thái độ như thế nào? Các em có cãi nhau vì chuyện vặt không? Ví dụ: Mẹ bảo quét nhà, các em đi làm ngay, hay là đẩy trách nhiệm sang cho em mình? Khi các em nhỏ làm sai, các em có kiên nhẫn khuyên lơn, dạy dỗ để bày tỏ lòng yêu thương không? (Cho các em trả lời).

Anh chị em là do Đức Chúa Trời ban cho, được ví như là các chi thể trong một thân thể. Các em phải biết yêu thương và giúp đỡ anh chị em mình. Trong gia đình phải biết nhường nhịn và tha thứ, nếu không, lòng tức giận, ganh tị sẽ dẫn các em tới tội lỗi. suy nghĩ, hành động và hậu quả của Ca-in là một bài học cho mỗi chúng ta.

(Giáo viên khuyến khích các em xưng nhận tỗi lỗi với Chúa).

BÀI 6. TỘI LỖI CỦA LOÀI NGƯỜI (HV)

BÀI 6. TỘI LỖI CỦA LOÀI NGƯỜI (HV)

in QUÍ I. 2016, THIẾU NHI on 13 Tháng Sáu, 2017

BÀI 6. TỘI LỖI CỦA LOÀI NGƯỜI

 

I. KINH THÁNH: Sáng 2:8-3:24.

II. CÂU GỐC: “Vì, như bởi sự không vâng phục của một người mà mọi người khác đều thành ra kẻ có tội, thì cũng một lẽ ấy, bởi sự vâng phục của một người mà mọi người khác sẽ đều thành ra công bình” (Rô-ma 5:19).

III. BÀI TẬP.

1. Em đã từng làm những điều nầy chưa? Đánh dấu x vào chỗ em đã từng làm.

    2. Điền vào chỗ trống.

Nếu em đã từng làm qua một trong những điều kể trên, là em không vâng lời Đức Chúa Trời. Đó là………….

Em cần sự tha tội của Đức Chúa Trời.

………………đã……….. trên cây thập tự, đền tội cho em rồi.

Nếu em tin nhận Chúa Giê-xu là……………………, và cầu xin Ngài tha tội cho em. Ngài nhất định sẽ tha thứ và nhận em làm con của Chúa.

Nếu em muốn trở thành con cái của Đức Chúa Trời, thì em có thể cầu nguyện như sau:

    3. Lúc không vâng lời, em đã suy nghĩ như thế nào? Em đánh dấu X vào ô em đã suy nghĩ rồi.

 

 

BÀI 6. TỘI LỖI CỦA LOÀI NGƯỜI (GV)

BÀI 6. TỘI LỖI CỦA LOÀI NGƯỜI (GV)

in QUÍ I. 2016, THIẾU NHI on 13 Tháng Sáu, 2017

BÀI 6. TỘI LỖI CỦA LOÀI NGƯỜI 

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 2:8-3:24.

II. CÂU GỐC: “Vì, như bởi sự không vâng phục của một người mà mọi người khác đều thành ra kẻ có tội, thì cũng một lẽ ấy, bởi sự vâng phục của một người mà mọi người khác sẽ đều thành ra công bình” (Rô-ma 5:19).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Nguồn gốc của tội lỗi là do A-đam và Ê-va không vâng phục Đức Chúa Trời.

– Cảm nhận: Tội lỗi dẫn đến hậu quả thật kinh khiếp.

– Hành động: Em nhờ cậy huyết Chúa Giê-xu để đắc thắng tội lỗi.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. CHUẨN BỊ.

  1. Sưu tầm một số hình ảnh về luật pháp như: Luật giao thông, pháp luật của nhà nước…
  2. Cho học viên trả lời cách đơn giản: “Tội lỗi là gì?” trên tờ giấy.
  3. Chứng minh sức hút của trái đất. Dùng hiện tượng quyển sách hay quả bóng rơi.
  4. Giấy màu, hồ, một bong bóng.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH

    1. Vào đề.

Ở trường các em phải tuân theo nội qui của trường, trong lớp học, thầy cô thường hay nhắc nhở các em phải giữ trật tự, ở nhà thì ba mẹ bảo các em phải nghe lời ba mẹ. Đôi lúc các em bực mình và mong trở thành người lớn. Nhưng khi lớn lên, các em cũng phải tuân giữ pháp luật của nhà nước. Ví dụ: Tuân giữ luật giao thông, giữ pháp luật nhà nước qui định. Tất cả mọi người đều phải học tập tuân giữ luật pháp, nhưng điều quan trọng hơn là học tập tuân giữ luật pháp của Đức Chúa Trời. Trong bài học hôm nay, có đề cập đến hai người không tuân giữ luật pháp của Đức Chúa Trời.

    2. Bài học.

(1) Công việc của A-đam.

Các em thân mến! Con người đầu tiên được được Đức Chúa Trời dựng nên trên thế giới nầy, là một người đàn ông, Chúa đặt tên là A-đam. Đức Chúa Trời cho A-đam ở trong một khu vườn tuyệt đẹp. Trong vườn, có một con sông nước trong xanh chảy qua, nhiều động vật, cây ăn trái và hoa quả. Khu vườn đó tên là Ê-đen. A-đam ở đó để chăm sóc cây cối và coi giữ vườn. Ngoài ra Đức Chúa Trời còn giao thêm cho A-đam một nhiệm vụ quan trọng nữa, là đặt tên cho các loài thú đồng và các loài chim trời. Tên nào A-đam đã đặt thì trở thành tên riêng của nó.

A-đam sống một mình trong vườn Ê-đen đẹp đẽ, Đức Chúa Trời phán rằng: “Loài người ở một mình thì không tốt; ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó” (Sáng 2:18). Đức Chúa Trời làm cho A-đam ngủ mê và lấy một xương sườn của ông tạo dựng nên người nữ đầu tiên, đặt tên là Ê-va.

A-đam và Ê-va sống trong vườn Ê-đen thật là hạnh phúc. Đức Chúa Trời thường hay đến vườn trò chuyện với hai người.

Một hôm, Đức Chúa Trời bảo với họ: “Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn; nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai người ăn, chắc sẽ chết” (Sáng 2:16-17).

Đức Chúa Trời đã ban cho A-đam và Ê-va đầy đủ mọi thứ, mà chỉ yêu cầu họ vâng lời. Nếu vâng lời, thì đời sống họ luôn được hạnh phúc.

(2) Sự dụ dỗ của Sa-tan.

Một hôm nọ, Sa-tan lấy hình dạng con rắn đến trước mặt Ê-va để trò chuyện.

Đầu tiên, Sa-tan nói: “…Các ngươi không được phép ăn trái các cây trong vườn sao?” (Sáng 3:1). Một câu nói nghe qua tưởng là bình thường, nhưng mục đích của ma quỉ là muốn Ê-va nghi ngờ Đức Chúa Trời. Nghi ngờ Đức Chúa Trời là một việc rất nguy hiểm. Ngày hôm nay, Sa-tan cũng không ngừng gieo sự nghi ngờ làm cho Cơ Đốc Nhân không tin cậy Đức Chúa Trời.

Ê-va nhớ lời của Đức Chúa Trời phán dặn: “Được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn; nhưng về cây biết đều thiện và đều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết” (Sáng 2:16-17). Một mạng lệnh rất rõ ràng.

Sa-tan trả lời rằng: “Hai người chẳng chết đâu” (Sáng 3:4). Sa-tan không chỉ nói dối mà còn cố tình cám dỗ để Ê-va cảm thấy Đức Chúa Trời bất công. Sa-tan nói tiếp: “Nhưng Đức Chúa Trời biết rằng, hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác”.

(3) Tội lỗi ban đầu.

Lời của Sa-tan làm cho Ê-va lưu ý. “Giống như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác”. Bà muốn được như Đức Chúa Trời. Chính vì đó, bà không coi trọng mạng lệnh của Đức Chúa Trời. Nhìn thấy các quả treo lủng lẳng trên cây thật là hấp dẫn, muốn được nếm thử cho biết, cộng với lời nói quyến rũ của con rắn, cuối cùng, Ê-va nghe lời Sa-tan ăn trái cấm và còn đưa cho chồng mình ăn nữa.

A-đam và Ê-va đã phạm tội. Đây là tội lỗi đầu tiên, vì họ không vâng lời Đức Chúa Trời, ăn trái cấm. Do sự không vâng lời của họ, tội lỗi đã đi vào thế gian, lưu truyền từ đời nầy sang đời khác (Rô-ma 5:12).

Ngày hôm nay, Sa-tan dùng cách gì để dụ dỗ các em? (Cho các em phát biểu). Có thể Sa-tan sẽ nói: “Không ai thấy đâu, cứ bỏ vào túi đi“, “Nói dối một câu không sao đâu”… Nhưng hậu quả của những việc làm đó thì thật là kinh khủng.

(4) Chạy trốn Đức Chúa Trời.                  

Khi các em không vâng lời cha mẹ, hoặc thầy cô thì các em cảm thấy thế nào? (Buồn, sợ hãi, nói dối…). A-đam và Ê-va trước khi phạm tội, rất thích trò chuyện với Đức Chúa Trời, nhưng từ khi phạm tội, họ rất sợ hãi, và tránh mặt Đức Chúa Trời. Kinh Thánh chép: “Lối chiều, nghe tiếng Giê-hô-va Đức Chúa Trời đi ngang qua vườn, A-đam và vợ ẩn mình giữa bụi cây, để tránh mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời” (Sáng 3:8). Hai người đã phạm từ sai lầm nầy đến sai lầm khác: Tránh mặt Chúa. Đức Chúa Trời nhìn thấy mỗi một chúng ta. “Có người nào có thể giấu mình trong các nơi kín cho ta đừng thấy chăng?” (Giê-rê-mi 23:24).

     (5) Đổ tội cho người khác.

Đức Chúa Trời gọi và hỏi A-đam rằng: “Ngươi ở đâu?” Đức Chúa Trời hỏi như vậy không phải là không biết A-đam trốn ở đâu, mà là muốn gợi mở cho A-đam xưng nhận tội. Nhưng rất tiếc là A-đam và Ê-va đều không nhận tội mình. Ông đổ lỗi cho bà đã đưa ông ăn, bà đổ lỗi cho con rắn dụ dỗ.

(6) Phải gánh chịu hình phạt của tội lỗi.

Đức Chúa Trời không chấp nhận lời đổ lỗi của A-đam và Ê-va. Họ phạm tội là phải chịu hình phạt. Ê-va phải chịu đau khổ và A-đam phải làm lụng vất vả suốt đời mới có đủ lương thực nuôi sống gia đình. Đồng thời, Đức Chúa Trời cũng hình phạt con rắn: “Vì mầy đã làm điều như vậy, mầy sẽ bị rủa sả trong vòng các loài súc vật, các loài thú đồng, mầy sẽ bò bằng bụng và ăn bụi đất cả trọn đời” (Sáng 3:14).

Đức Chúa Trời đuổi A-đam và Ê-va ra khỏi vườn Ê-đen phước hạnh và mãi mãi hai ông bà không thể trở về đây được nữa.

(7) Hứa ban Chúa Cứu Thế.

A-đam và Ê-va dù đã phạm tội cùng Đức Chúa Trời, nhưng Ngài vẫn yêu thương họ. Đức Chúa Trời giết một con thú để lấy da may áo cho họ mặc và chuẩn bị một chương trình cứu rỗi. Ngay từ đầu, Đức Chúa Trời đã hứa ban một Đấng Cứu Chuộc. Sáng 3:15: “Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chơn người”.

    3. Ứng dụng.

Các em thân mến! Kể từ khi tổ phụ của chúng ta phạm tội tại vườn Ê-đen, thì tất cả mọi người đều ở trong vòng tội lỗi, chỉ có Chúa Giê-xu Christ là không có tội.

Sách Rô-ma 6:23 cho chúng ta biết hậu quả của tội lỗi thật là khủng khiếp. “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết“. Đức Chúa Trời biết rõ mỗi hành động, cử chỉ, tư tưởng của chúng ta. Dù chúng ta có đổ lỗi cho người khác, vẫn không thể che giấu tội lỗi trước mặt Đức Chúa Trời được. Vì thế, khi phạm tội, cách tốt nhất là xưng nhận và ăn năn tội lỗi với Chúa để được Ngài tha thứ.

(Chứng minh lực hút của trái đất bằng quyển sách hay quả bóng rơi, ví sánh như sức hút của tội lỗi. Các em cần phải giấu lời Chúa trong lòng để có thể đắc thắng sức hút của tội lỗi).

BÀI 5. ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN CON NGƯỜI (HV)

BÀI 5. ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN CON NGƯỜI (HV)

in QUÍ I. 2016, THIẾU NHI on 12 Tháng Sáu, 2017

BÀI 5. ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN CON NGƯỜI

 

I. KINH THÁNH: Sáng 1:20 – 2:7.

II. CÂU GỐC: “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời. Ngài dựng nên người nam và người nữ” (Sáng 1:27).

III. BÀI TẬP.

Đức Chúa Trời tạo dựng nên nhiều thứ trong bốn ngày: Trời đất, biển, sông ngòi, bông hoa, cây cối, mặt trời, mặt trăng, ngôi sao.

  1. Đức Chúa Trời dựng nên những gì trong ngày thứ 5 (Sáng 1: 20-23)? Em hãy vẽ ra.

 

 

 

 

  1. Đức Chúa Trời đã tạo dựng vũ trụ và những vật trong đó, em có thích không? Tại sao?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Đức Chúa Trời dựng nên những gì trong ngày thứ 6?

(Sáng 1:24-25)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Tất cả mọi thứ đã tạo dựng xong, cuối cùng Ngài tạo nên gì? ………………………………………………………………………………………………………………
  2. Hãy viết tên ba con vật mà em biết của các loài sau.

Thú hoang     …………..             …………….               ……………..

Gia súc            ……………          …………….               ………………

Côn trùng        ……………          …………….               ………………

Loài cá            ……………          …………….               ………………

Loài chim        ……………          …………….               ………………

  1. Hãy đánh dấu Đ vào câu đúng, dấu S vào câu sai.

__a. Đức Chúa Trời là Đấng không có bắt đầu và kết thúc.

__b. Đức Chúa Trời tạo dựng là làm cho không có trở nên có.

__c. Lúc Đức Chúa Trời tạo dựng thế gian, Đấng Christ không có mặt.

__d. Đức Chúa Trời phán, muôn vật liền được dựng nên.

__e. Loài chim và loài cá được dựng nên không cùng một ngày.

__g. Có một ngày, Đức Chúa Trời không có tạo dựng gì cả.

__h. Loài người được dựng nên trong ngày thứ 7.

__i. Chúng ta biết sự tạo dựng trời đất qua Kinh Thánh.

BÀI 5. ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN CON NGƯỜI (GV)

BÀI 5. ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN CON NGƯỜI (GV)

in QUÍ I. 2016, THIẾU NHI on 12 Tháng Sáu, 2017

BÀI 5. ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN CON NGƯỜI

 

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 1:20 – 2:7.

II. CÂU GỐC: “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam và người nữ” (Sáng 1:27).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Đức Chúa Trời là Đấng tạo dựng nên con người theo hình ảnh của  Ngài.

– Cảm nhận: Con người có giá trị thật cao trọng trước mặt Chúa, vì con người được Chúa tạo dựng nên cách đặc biệt và kỳ diệu.

– Hành động: Tôn thờ Đấng Tạo Hóa và sống đẹp lòng Ngài.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. CHUẨN BỊ.

1. Tiếp tục sử dụng tờ báo tường của bài học tuần trước.

a. Bạn sưu tầm hình ảnh loài chim, cá, ghi tên từng loài vào bên cạnh.

b. Sưu tầm một số hình ảnh các dân tộc trên các quốc gia mà bạn biết.

2. Vẽ những bức tranh đơn sơ về những ngày sáng tạo của Đức Chúa Trời. Đặt những tấm tranh không theo thứ tự, cho các em xếp lại theo thứ tự sáng tạo sau khi đã học xong bài.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

    1. Vào đề.

Ở nhà mẹ có thường bảo các em dọn dẹp không? Tại sao mẹ lại hay bảo em như vậy? Bởi vì mẹ muốn em trở nên người trật tự, ngăn nắp. Đức Chúa Trời của chúng ta rất coi trọng việc ngăn nắp, trật tự. Ngài dựng nên trời đất rất trật tự. Ngài dựng nên bầu trời trước, sau đó đến mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao. Dựng nên đất trước khi dựng nên thực vật, có thực vật rồi mới dựng nên động vật. Chương trình của Ngài rất là trật tự. Hôm nay, các em sẽ biết công việc của Chúa trong ngày thứ năm, thứ sáu và thứ bảy nhé!

    2. Bài học.

(1) Ngày thứ 5 của sự tạo dựng.

Mở ra sách Sáng Thế Ký 1:20-21 đọc lớn cho các em nghe. Đức Chúa Trời tạo dựng hai loại nữa, đó là gì? (Cá và chim). Nếu để ý một chút, các em sẽ thấy trước khi Đức Chúa Trời tạo dựng nên loài cá, Ngài đã chuẩn bị cho nó có một tổ ấm. Em nào phát hiện ra được? (Biển, được dựng nên trong ngày thứ ba). Theo lời phán của Ngài, các loài cá xuất hiện: Cá mập nè, cá heo… (tiếp tục cho các em kể thêm một số tên các loại cá), và các loài sinh vật trong nước. Trong ngày nầy, Ngài còn dựng nên loài chim, làm cho thế giới càng thêm đẹp đẽ (Cho các em nói một số hiểu biết về loài chim như tên, cách sống…).

          (2) Ngày thứ sáu của sự tạo dựng.

Đây là ngày cuối cùng của công cuộc sáng tạo và cũng là ngày quan trọng nhất. Trước tiên, Ngài tạo dựng nên loài thú. Kinh Thánh chép: “Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đất phải sanh các vật sống tùy theo loại, tức súc vật, côn trùng, và thú rừng, đều tùy theo loại; thì có như vậy” (Sáng 1:24). Em nào có thể cho biết sự khác nhau giữa súc vật và côn trùng không? (Cho các em phát biểu). Súc vật là động vật đi bằng bốn chân như con mèo, con chó…; còn côn trùng là những động vật bò bằng bụng hoặc đi bằng chân ngắn như con rết, con trùng, con rắn, thằn lằn…

Các em còn nhớ ý nghĩa chữ “tùy theo loại” không? (loại cây nào thì ra quả nấy). Cũng vậy, con chó không thể sinh ra con mèo và ngược lại. Thực vật lẫn động vật đều phải sinh ra tùy theo loại, đúng như lời phán của Chúa.

          (3) Đức Chúa Trời dựng nên con người.

Các em ạ! Thế là trong sáu ngày, Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên thế giới thật tuyệt diệu. Có ban ngày và ban đêm, có không khí, trên đất có hoa cỏ cây cối đẹp đẽ, trên trời có mặt trời chiếu sáng ban ngày, ban đêm có mặt trăng và các ngôi sao chiếu sáng, có loài cá bơi lội dưới nước, có loài chim bay lượn trên bầu trời, có các loài động vật đi trên đất. Khi ngày thứ sáu chưa qua đi, Đức Chúa Trời dựng nên con người. Sự tạo dựng con người rất đặc biệt, không giống như các loài khác. Chúng ta cùng tìm hiểu sự khác biệt nầy nhé!

Thứ nhất: Muôn vật được dựng nên bởi lời phán của Chúa, nhưng khi dựng nên con người thì “Đức Chúa Trời phán rằng: chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta…”. Điều nầy có nghĩa là con người có thể yêu thương, trò chuyện, thờ phượng Đức Chúa Trời…

Thứ hai: Đức Chúa Trời “…lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sinh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh” (Sáng 2:7). Chỉ có con người mới có thân thể và linh hồn.  Linh hồn là bộ phận quan trọng của con người, bao gồm tình thương, hờn giận, tư tưởng và tình cảm.

Thứ ba: Đức Chúa Trời tạo nên muôn vật với mục đích phục vụ con người, còn con người được dựng nên để cai quản muôn vật. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta thức ăn, quần áo, gia đình và tất cả các thứ cần dùng, là bảo chúng ta phải quản lý tốt. Ngày hôm nay con người có quản lý tốt loài động vật và thực vật không? (Cho học viên tự do phát biểu). Các em có là một quản gia tốt không? Các em phải biết bảo vệ cây xanh, không làm ô nhiễm môi trường, chăm sóc những động vật nhỏ (gà, chó, mèo…) trong gia đình, cho ăn đúng giờ và yêu thương chúng.

          (4) Ngày thứ bảy của sự tạo dựng.

Kinh Thánh chép: “Ấy vậy, trời đất và muôn vật đã dựng nên xong rồi. Ngày thứ bảy, Đức Chúa Trời làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm” (Sáng 2:1-2). Ngày thứ bảy là ngày yên nghỉ. Đức Chúa Trời rất hài lòng với công trình sáng tạo tuyệt vời của Ngài. “Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh”. Ngày thứ bảy khác với sáu ngày trước, là ngày yên nghỉ thánh.

    3. Ứng dụng.

Các em thân mến! Ví dụ như gia đình các em dọn đến một căn nhà mới, các em thấy bố mẹ dành cho các em một phòng rất đẹp, trong đó có bàn học tập nè, có một cái giường ngủ xinh xắn và nhiều thứ khác nữa, thì điều đầu tiên là em làm gì? (Cảm ơn bố mẹ). Cũng vậy, Đức Chúa Trời tạo dựng nên thế gian, giống như một ngôi nhà mới khổng lồ, sắm sẵn mọi thứ cần dùng. Không khí mà các em hít, là do Ngài ban, sự sống của các em là thuộc về Ngài, vì Ngài là Đấng dựng nên sự sống. Vì thế các em phải biết cảm ơn Chúa. Hơn thế nữa, Đức Chúa Trời rất coi trọng và quý sự sống của các em. Ngài muốn các em cùng hưởng sự sống đời đời với Ngài. Cho nên Chúa Giê-xu Christ đã đến thế gian, hầu cho ai tin nhận Ngài thì trở thành người trong nhà Chúa. “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài” (Giăng 1:12).

Chúng ta cùng cầu nguyện, cảm tạ tình yêu thương lớn của Chúa và cầu xin Chúa giúp đỡ để sống đẹp lòng Ngài.

BÀI 4. CỘI NGUỒN CỦA TRỜI ĐẤT (HV)

BÀI 4. CỘI NGUỒN CỦA TRỜI ĐẤT (HV)

in QUÍ I. 2016, THIẾU NHI on 2 Tháng Sáu, 2017

BÀI 4. CỘI NGUỒN CỦA TRỜI ĐẤT

 

I. KINH THÁNH: Sáng 1:9-19.

II. CÂU GỐC: “Chính Ngài là Đấng đã lấy quyền năng mình dựng nên đất, lấy sự khôn ngoan mình lập thành thế gian, lấy sự sáng suốt mình giương các từng trời ra” (Giê-rê-mi 51:15).

III. BÀI TẬP.

A. Quan sát hình vẽ.

Tìm trong hình vẽ dưới đây. Ngày thứ 3 và ngày thứ 4 Đức Chúa Trời đã dựng nên những gì?

a. Thứ 3…………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

b. Thứ 4…………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….

             

B. Nhìn vào hình vẽ dưới đây và ghi ra điều gì em thích nhất trong sự tạo dựng của Chúa. Tại sao? Em dâng lời cảm tạ Chúa.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………