Tác giả: andynguyen

BÀI 5. SỐNG CHÂN THẬT (GV-HV)

BÀI 5. SỐNG CHÂN THẬT (GV-HV)

in QUÍ IV. 2016, THIẾU NHI on 26 Tháng Bảy, 2018

BÀI 5. SỐNG CHÂN THẬT (GV)

I. KINH THÁNH: Sáng thế ký 25:27-34, 27:1-45.

II. CÂU GỐC: “Tình yêu thương… chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ, chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật” (1Cô-rinh-tô 13:5-6).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Bằng sự lừa dối, Gia-cốp đã đoạt quyền trưởng nam và lời chúc phước dành cho anh mình.

– Cảm nhận: Trong tình yêu thương không có sự lừa dối.

– Hành động: Sống chân thật và đối xử công bằng với mọi người trong gia đình.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

1. Sinh hoạt thứ nhất: Quyền lợi đặc biệt.

a. Mục đích: Giúp các em nhận biết bối cảnh của câu chuyện Kinh Thánh này.

b. Tài liệu: Trang tư liệu C sách học viên.

c. Thực hiện: Câu chuyện Kinh Thánh hôm nay có đề cập đến quyền trưởng nam và giá trị của lời chúc phước. Cho các em mở sách học viên trang tư liệu C, và theo chỉ dẫn hoàn thành bài tập.

2. Sinh hoạt thứ hai: Em sẽ nói gì?

a. Mục đích: Qua các tình huống, giúp các em tập luyện cách cư xử với những người thân trong gia đình.

b. Chuẩn bị: Ghi các câu hỏi tình huống vào giấy, gấp lại.

c. Thực hiện: Giáo viên bỏ các tờ giấy ghi tình huống vào một cái hộp. Chia hai em một tổ, mỗi tổ bóc một tình huống và dựa theo tình huống đó mà trả lời (có thể thực hiện theo phương pháp đóng kịch, nên giới hạn thời gian).

* Các tình huống gợi ý như sau.

– Mẹ đã bảo con cất sách vở gọn gàng, nhưng tại sao con vẫn chứng nào tật nấy vậy hả?

– Em xin lỗi! Em đã làm hư bút máy của chị rồi!

– Ba ơi! Anh Hai đánh con!

– Con đã nói dối mẹ để đi chơi phải không?

– Mẹ ơi! Các chị đang cãi nhau kìa!

– Hu…hu…hu… Sao anh bẻ gãy tay con búp bê của em!

– Chị ơi! Cái áo em dơ rồi nè!

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

1. Vào đề.

(Giáo viên chuẩn bị một ít kẹo và bánh).

Các em thân mến! Cô có một ít kẹo và bánh ở đây. Có em nào đồng ý đổi cho cô vật gì mà em yêu thích nhất để lấy chúng không? Tại sao các em có quyết định như vậy? (Cho các em tự do trả lời).

Câu chuyện Kinh Thánh hôm nay nói về một cuộc trao đổi giữa hai anh em. Chúng ta cùng xem đây có phải là một cuộc trao đổi công bằng không nhé!

2. Bài học.

Y-sác và vợ là Rê-bê-ca có hai con trai sinh đôi. Các em thấy thông thường những người sinh đôi thì như thế nào? (Giống nhau, thậm chí có người giống nhau về sở thích, tính tình). Nhưng hai con trai sinh đôi của Rê-bê-ca thì không giống nhau. Người anh sinh ra trước, thân thể đỏ hồng và toàn thân đầy lông, nên cha mẹ đặt tên là Ê-sau, có nghĩa là nhiều lông. Người em sinh ra liền sau đó, tay nắm gót chân người anh nên cha mẹ đặt tên là Gia-cốp, có nghĩa là nắm gót.

Thời gian trôi qua, Ê-sau và Gia-cốp đều đã trưởng thành. Chúng ta không biết hai anh em đã trải qua tuổi thơ như thế nào, nhưng Ê-sau thì năng động, suốt ngày chỉ thích dong ruổi ngoài đồng săn bắn. Trong khi đó, Gia-cốp thì thích ở yên tĩnh trong nhà, phụ giúp mẹ. Vì vậy, bà Rê-bê-ca yêu thương Gia-cốp hơn, còn ông Y-sác thì yêu thương Ê-sau hơn.

Ê-sau không quan tâm đến việc gì hơn là săn bắn, ngay cả quyền trưởng nam, chàng cũng xem nhẹ. Địa vị trưởng nam đối với người Do-thái có quyền lợi rất lớn (Cho các em đã thực hiện phần sinh hoạt thứ nhất chia sẻ).

Một hôm, Gia-cốp ở nhà đang nấu canh đậu đỏ, thì Ê-sau đi săn về mồ hôi nhễ nhại. Chàng vừa mệt vừa đói. Mùi thơm của canh đậu đỏ bốc lên khiến Ê-sau càng đói cồn cào. Ê-sau liền nói với Gia-cốp: “Anh đói quá! Cho anh một chén canh gì đỏ đỏ đó được không?” Các em đọc Sáng thế ký 25:30-33 xem Gia-cốp có cho Ê-sau ăn không? (Mời hai em nam đọc đối thoại phần nầy).

Các em thấy cuộc trao đổi này có công bằng không? Tất cả chúng ta đều thấy không công bằng, nhưng Ê-sau thì không quan tâm, miễn sao giải quyết cơn đói là được. Các em nghĩ như thế nào về hành động của Ê-sau và Gia-cốp? (Cho các em tự do phát biểu).

Việc này rồi cũng trôi qua. Một thời gian khá lâu sau đó, cha của Ê-sau và Gia-cốp đã già. Ông cảm thấy mình sắp qua đời nên muốn chúc phước cho Ê-sau, con trai trưởng nam của ông. Chúc phước có nghĩa là gì? (Cho các em đã hoàn thành phần sinh hoạt thứ nhất trả lời).

Trước khi chúc phước cho con, Y-sác muốn ăn một món ngon được chế biến từ thịt thú rừng mà Ê-sau săn được. Ê-sau liền vội vã cầm cung tên ra đồng.

Trước khi Ê-sau trở về, thì ở nhà đã xảy ra một việc. Bà Rê-bê-ca  nghe được cuộc nói chuyện giữa hai cha con, nên cùng Gia-cốp lập mưu để người cha chúc phước cho Gia-cốp, chứ không phải cho Ê-sau. Các em đọc Sáng thế ký 27:9-10 xem Rê-bê-ca bày mưu cho Gia-cốp như thế nào?

Chờ mẹ nấu xong, Gia-cốp lấy áo của anh mình mặc vào, lấy da dê bọc hai tay và choàng quanh cổ để giả làm Ê-sau (vì Ê-sau có nhiều lông), rồi bưng thức ăn đến mời cha.

Lúc bấy giờ, đôi mắt của Y-sác đã mờ, nên Gia-cốp nói dối mình là Ê-sau. Cha chàng cảm thấy là lạ nên bảo con đến gần, và lấy tay rờ xem có đúng là Ê-sau không. Y-sác không thể hiểu được vì ông nghe giọng nói thì giống con trai út, còn đôi tay thì giống con trai trưởng. Để cho chắc chắn, Y-sác hỏi một lần nữa: “Con có phải là Ê-sau không?” Gia-cốp thưa: “Thưa cha! Phải, con là Ê-sau đây”. Y-sác liền ăn và sau đó chúc phước cho Gia-cốp, mà cứ tưởng là chúc phước cho con trưởng nam của mình. Các em đọc Sáng thế ký 27:27-29 xem Gia-cốp được phước gì? (Được Đức Chúa Trời ban mọi thứ tốt nhất, được quyền trên các anh em mình).

Sau đó, Ê-sau trở về nhà và vội vàng làm thức ăn dâng lên cho cha. Lúc này, Y-sác mới biết mình bị con trai út lừa, còn Ê-sau thì biết mình đã bị cướp mất lời chúc phước dành cho con trưởng nam. Các em nghĩ Ê-sau cảm thấy thế nào? (Căm giận). Ê-sau định bụng chờ cha qua đời sẽ giết Gia-cốp để trả thù. Vì thế, Gia-cốp phải chạy đến nhà cậu mình để trốn khỏi cơn tức giận của Ê-sau. Tình cảm gia đình rạn nứt. Anh em thù ghét nhau, và bà Rê-bê-ca phải xa cách đứa con trai yêu dấu của mình. Sự lừa dối đã đem đến nỗi buồn cho gia đình của Y-sác.

3. Ứng dụng.

a. Ôn lại câu chuyện.

Cho các em mở sách học viên bài số 5, và theo gợi ý hoàn thành bài tập “Lời ai đã nói”. Sau đó hỏi các em: “Mỗi lời nói có gì sai, hoặc hành động nào không công bằng?” Gia-cốp đã làm hai việc gì không công bằng với Ê-sau? Điều đó mang lại hậu quả gì?

b. Học câu gốc.

Cho các em đọc câu gốc, sau đó thảo luận: “Một người sống chân thật thì sẽ có những biểu hiện như thế nào trong đời sống?” (…Chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ, chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật). “Điều gì giúp chúng ta có thể sống chân thật với mọi người?” (Tình yêu thương).

c. Áp dụng vào đời sống.

Trong gia đình đôi khi cũng có những xích mích xảy ra. Cho các em theo gợi ý làm bài tập “Đừng mắc câu”, sau đó chia sẻ: “Làm thế nào để có thể tránh những sai lầm đó?” (Cho các em chia sẻ những gì đã viết).

BÀI 5. SỐNG CHÂN THẬT (HV)

I. KINH THÁNH: Sáng thế ký 25:27-34, 27:1-45.

II. CÂU GỐC: “Tình yêu thương… chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ, chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật” (I Côrinhtô 13:5-6).

III. BÀI HỌC.

Esau và Gia-cốp là hai người con sinh đôi của Y-sác. Vì Ê-sau là anh nên được hưởng quyền trưởng nam.

Một ngày kia, Ê-sau đi săn về và rất đói. Anh vào bếp thì thấy Gia-cốp đang nấu một nồi canh đậu đỏ, bốc mùi thơm ngào ngạt. Bụng đói cồn cào, Ê-sau vội vàng đồng ý đổi quyền trưởng nam cho Gia-cốp, để lấy một tô canh đậu đỏ.

Thời gian trôi qua. Y-sác đã già nên muốn chúc phước cho con trưởng nam. Ông bảo Ê-sau đi săn rồi nấu một món ngon cho ông ăn rồi sẽ chúc phước cho. Trong khi Esau còn ở ngoài đồng, dưới sự giúp đỡ của mẹ, Gia-cốp bắt hai con dê mập béo nhất, nấu món ăn ngon rồi giả làm Ê-sau bưng vào cho cha. Gia-cốp lấy áo của Ê-sau mặc vào, lấy da dê bọc quanh cổ và tay, nên người cha không nhận ra vì mắt ông đã mù. Người cha ăn xong rồi chúc phước cho Gia-cốp mà cứ tưởng mình chúc phước cho Ê-sau.

Ê-sau trở về biết mọi chuyện thì rất tức giận đến nỗi muốn giết Gia-cốp. Gia-cốp sợ hãi phải chạy trốn. Sự lừa dối đã làm cho gia đình tan nát.

IV. BÀI TẬP.

1. Lời ai đã nói?

Em đọc những lời sau đây rồi lựa chọn tên người đã nói những lời đó từ thùng tên và điền vào chỗ trống sao cho thích hợp.

a. Tôi thương Ê-sau hơn. ……………..

b. Tôi thương Gia-cốp hơn. …………….

c. Anh ta chỉ biết đi săn, còn tôi thì biết nấu ăn! …………….

d. Quyền trưởng nam có ích gì khi sắp chết đói!? ……………..

e. Tôi đồng ý bán quyền trưởng nam. …………….

f. Con hãy giả làm Ê-sau! ……………

g. Tôi sẽ giết chết nó! …………..

THÙNG TÊN.

Gia-cốp. Ê-sau. Rê-bê-ca. La-ban. Giô-sép. Y-sác.

2. Đừng mắc câu!

Chọn một trường hợp em gặp phải, và ghi ra cách để tránh nó.

Trường hợp em thường gặp phải.

……………………

………………….

…………………..

Em muốn ăn cắp cây viết của anh trai.

Em muốn tát tai em gái vì nó đã hỗn với mẹ.

Em muốn đổ chén cơm và nói là ăn xong rồi!

Em muốn xin ba tiền đóng học phí để đi chơi.

Cách để tránh.

………………………

……………………..

BÀI 5. SỐNG YÊU THƯƠNG (GV-HV)

BÀI 5. SỐNG YÊU THƯƠNG (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ IV. 2016 on 26 Tháng Bảy, 2018

BÀI 5. SỐNG YÊU THƯƠNG (GV)

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 37.

II. CÂU GỐC: “Các ngươi hãy yêu nhau, cũng như ta đã yêu các ngươi” (Giăng 15:12).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Các anh của Giô-sép không lấy lòng yêu thương để đối xử với Giô-sép.

– Cảm nhận: Chúa muốn các em yêu thương nhau.

– Hành động: Nhờ cậy Chúa, tìm ra phương cách để đối đãi với người khác bằng tình yêu thương.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Nói gì?

1. Vật liệu: Trang tài liệu H trong tập học viên.

2. Thực hiện: Sinh hoạt nầy nhằm giúp các em tìm ra trọng tâm của bài học. Giáo viên giúp các em chia sẻ bằng các câu hỏi: Bạn trai trong hình sẵn lòng đối đãi với người khác bằng sự yêu thương, nhưng có người không đồng ý với những điều bạn trai ấy nói. Theo em, họ sẽ nói gì? (Đối xử gian ác với người khác để mình hưởng quyền lợi, sung sướng). Em thích đối xử thế nào với người khác? Em thích người khác đối xử với em thế nào?

B. BÀI HỌC KINH THÁNH

(Chuẩn bụ giáo cụ: Photo lớn trang tài liệu G trong sách giáo viên, tô màu rồi cắt ra.)

1. Vào đề.

Nhà các em có đông anh chị em không? Nếu có nhiều anh chị em, chắc những lúc chơi đùa sẽ rất vui. Theo em, trong một gia đình có đông anh em, khó khăn lớn nhất là gì? (Cho các em trả lời).

Hôm nay các em sẽ được nghe kể về câu chuyện của một gia đình rất đông con. Các em cùng mở Kinh Thánh trong sách Sáng thế Ký đoạn 37 để biết về gia đình nầy (Giúp các em mở Sáng thế Ký 37).

2. Bài học.

Ông Gia-cốp là cha của mười hai người con trong gia đình nầy. Gia đình họ thật đông phải không các em? Hằng ngày, các anh em trong nhà cùng nhau chăm sóc bầy gia súc của gia đình. Họ sống vui vẻ, hoà thuận với nhau, nhưng có một việc khiến họ không vui. Mười người anh không thích em trai của họ là Giô-sép. Bởi vì Giô-sép từng đem những lỗi lầm của họ nói cho cha Gia-cốp nghe khiến họ rất giận. Không bao lâu sau, việc Giô-sép được cha cho một chiếc áo choàng đặc biệt càng làm các anh trai giận dữ. Rồi Giô-sép lại kể cho họ nghe, anh ta nằm mơ thấy mình trở thành người lãnh đạo của các anh khiến họ càng tức giận hơn nữa. Các anh trai đều rất ghét Giô-sép, họ thường hay nói xấu anh ta.

Một hôm, mười người anh của Gia-cốp dẫn bầy chiên đi đến một nơi rất xa, vì ở đó có đồng cỏ xanh tươi và dòng nước trong lành cho bầy chiên ăn uống. Gia-cốp nói cùng Giô-sép: “Các anh con đi đã khá lâu, con đi thăm xem chúng có mạnh khỏe không rồi về nói cho cha biết”. Giô-sép mặc chiếc áo choàng đẹp đó, đem theo lương thực và lên đường.

Thấy Giô-sép còn ở đằng xa, các anh nói với nhau: “Kìa, thằng nằm mộng sắp đến đây. Chúng ta hãy giết nó, vất xác dưới đáy giếng, rồi báo với cha rằng, thú dữ đã ăn thịt nó rồi”. Nhưng Ru-bên lại có một đề nghị khác: “Chúng ta đừng giết chết nó, hãy quăng nó xuống một cái giếng cạn là nó đã chết queo rồi”. Giô-sép vừa đến nơi, các anh xúm nhau lột chiếc áo choàng sặc sỡ, và quăng Giô-sép xuống giếng.

Theo các em, Giô-sép có cầu xin các anh trai tha cho mình không? Chắc là có! Nhưng họ không thèm đếm xỉa gì đến, bỏ mặc Giô-sép một mình dưới giếng. Em nghĩ xem Giô-sép có sợ không? Cuối cùng chuyện gì xảy đến với anh ta? Tiếng kêu cứu của Giô-sép có làm động lòng các anh của mình không? Không một chút xót thương, các anh của Giô-sép thản nhiên ngồi ăn uống, chợt thấy một đoàn lái buôn đang đi đến. Vào thời đại Kinh Thánh, một số lái buôn kết thành đoàn, dùng lạc đà chở hàng hoá đến khắp mọi nơi để mua bán. Khi đoàn lái buôn đến gần, Giu-đa đề nghị: “Đem bán quách Giô-sép cho bọn lái buôn đó đi! Họ mua nó đem đến xứ khác bán cho người ta làm nô lệ, chúng ta sẽ không bao giờ nhìn thấy nó nữa!”. Tất cả đều đồng ý, họ kéo Giô-sép lên, đem bán cho các lái buôn được hai mươi miếng bạc.

Các anh trai đem chiếc áo choàng của Giô-sép nhúng vào máu dê và đưa chiếc áo choàng cho cha xem. Nhận ra chiếc áo choàng của con mình, Gia-cốp đau đớn, khóc than: “Con ta đã chết rồi! Thú dữ đã ăn thịt con ta rồi”.

Thấy cha quá sức đau buồn, các anh cố gắng an ủi. Nhưng sự mất mát làm ông đau đớn không nguôi, và không có người anh trai nào dám nói sự thật cho cha biết.

3. Ứng dụng.

Vì không yêu thương em mình nên các anh của Giô-sép đã làm một việc hết sức gian ác, khiến cho người cha vô cùng đau khổ. Chúa Giê-xu muốn chúng ta phải yêu thương lẫn nhau. Các em có đối đãi với nhau bằng tình yêu thương không?

Cho các em mở sách học viên bài 5. Trước tiên, giúp các em biết ý nghĩa của các hình vẽ, sau đó hướng dẫn các em đọc câu chuyện. Giáo viên đọc chữ, các em đọc ý nghĩa của hình vẽ. Nếu thời gian cho phép, hướng dẫn các em đọc thêm vài lần.

Dùng những câu hỏi sau cho các em suy nghĩ và trả lời: Các anh trai đối xử xấu với ai? (Giô-sép và cha). Điều gì bày tỏ họ không có tình yêu thương? Theo em, họ nên hành động như thế nào để bày tỏ lòng yêu thương?

Mời các em chia sẻ một vài tình huống khó có thể dùng tình yêu thương đối với người khác trong đời sống. Sau đó cho các em làm phần bài tập: “Kế hoạch và hành động”. Nếu em là người đội nón trong hình vẽ, em sẽ làm thế nào để bày tỏ tình yêu thương? (Khuyến khích các em chia sẻ ý kiến). Sau khi chia sẻ xong, mời các em chọn ra một cách bày tỏ lòng yêu thương để thực hành trong tuần nầy.

BÀI 5. SỐNG YÊU THƯƠNG (HV)

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 37.

II. CÂU GỐC: “Các ngươi hãy yêu nhau, cũng như ta đã yêu các ngươi” (Giăng 15:12).

III. BÀI TẬP

B. KẾ HOẠCH VÀ HÀNH ĐỘNG.
Nếu em là người đội nón trong hình vẽ, em sẽ làm thế nào để bày
tỏ lòng yêu thương?

 

BÀI 4.  NGƯỜI LÃNH ĐẠO NẮM LẤY LỜI HỨA (GV-HV)

BÀI 4.  NGƯỜI LÃNH ĐẠO NẮM LẤY LỜI HỨA (GV-HV)

in QUÍ IV. 2016, THIẾU NHI on 26 Tháng Bảy, 2018

BÀI 4.  NGƯỜI LÃNH ĐẠO NẮM LẤY LỜI HỨA (GV)

 I. KINH THÁNH: Giô-suê 1,3, 4:1-18.

II. CÂU GỐC: “Vậy nên, phải nhận biết rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, ấy là Đức Chúa Trời, tức Đức Chúa Trời thành tín, giữ sự giao ước và nhân từ đến ngàn đời cho những người yêu mến Ngài và vâng giữ các điều răn Ngài” (Phục truyền 7:9).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Giô-suê vâng theo chỉ thị của Đức Chúa Trời hướng dẫn dân sự qua sông Giô-đanh.

– Cảm nhận: Giô-suê tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời.

– Hành động: Trong tuần lễ này, áp dụng lời hứa của Đức Chúa Trời vào đời sống, để em làm người lãnh đạo tốt.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Mình hứa với bạn.

1. Mục đích: Giúp các em nhận biết thế nào là giữ lời hứa và thực hiện nó.

2. Thực hiện: Trước hết hỏi các em: “Thế nào là giữ lời hứa?” (Cho các em tự do trả lời). Sau đó chia 2 em một tổ, mỗi em sẽ hứa với bạn trong tổ mình một việc nào đó và thực hiện trong tuần này.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

1. Vào đề.

Tưởng tượng em được chọn làm giám đốc một công ty lớn, điều đầu tiên em sẽ làm là gì? (Cho các em trả lời). Chắc chắn sẽ có nhiều việc chờ em giải quyết. Nếu em quyết định đúng thì công ty sẽ có lợi, nhưng nếu em quyết định sai thì sẽ ra sao? Vì vậy, khi một người giữ chức vụ càng cao, thì áp lực công việc càng đè nặng khiến người đó đôi khi rất mệt mỏi.

Các em còn nhớ Giô-suê đang giữ chức vụ gì không? (Lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên). Với chức vụ này, các em nghĩ Giô-suê có cảm thấy khó khăn không? Tại sao? (Cho các em trả lời).

2. Bài học.

Các em biết không, từ khi dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập đến giờ, nhiều việc đã thay đổi. Trừ Giô-suê và Ca-lép, lớp người theo Môi-se qua Biển Đỏ đã chết hết. Bây giờ, chỉ còn con cháu họ theo Giô-suê vào xứ Ca-na-an mà thôi.

Thời điểm đã đến! Các em đọc Giô-suê 1:2 xem Đức Chúa Trời bảo Giô-suê làm gì? Đức Chúa Trời lặp lại lời hứa của Ngài đối với Giô-suê, và nhắc nhở ông phải ghi nhớ lời Ngài và cẩn thận làm theo. Như vậy, dù ông đi đến đâu, làm gì cũng sẽ được thành công.

Các em nghĩ Giô-suê cảm thấy thế nào khi nhận được lời hứa của Đức Chúa Trời? (Cho các em trả lời).

Bây giờ, Giô-suê đã chuẩn bị sẵn sàng để hướng dẫn dân sự qua sông Giô-đanh. Giô-suê tập họp các quan trưởng lại và dặn họ điều phải làm. “Hãy chuẩn bị sẵn sàng, vì ba ngày nữa các ngươi sẽ đi qua sông Giô-đanh, chinh phục xứ mà Đức Chúa Trời đã hứa ban cho chúng ta”.

Đây là một tin khiến mọi người phấn khởi. Nhưng lúc ấy, nước sông Giô-đanh đang dâng cao và chảy rất xiết, làm sao qua sông được? Xem ra rất nguy hiểm! Nhưng Giô-suê tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời và biết Ngài sẽ có cách, phần ông cứ việc làm theo lời Ngài.

Dân Y-sơ-ra-ên làm theo lời dặn của Giô-suê, thu xếp hành lý chuẩn bị lên đường, nhưng có hai chi phái rưỡi không cần chuẩn bị vì Đức Chúa Trời đã ban cho họ phần đất phía bên này sông. Giô-suê nói với hai chi phái rưỡi kia rằng: “Vợ, con và gia súc các ngươi ở lại, nhưng các ngươi phải qua sông để giúp đỡ các anh em mình chinh phục xứ. Sau đó, các ngươi có thể trở về nhà”. Các em đoán xem những người trong hai chi phái rưỡi đó có đồng ý không? (Cho các em trả lời trước, sau đó đọc Giô-suê 1:16-17).

Giô-suê hướng dẫn dân sự đến bờ sông và dựng lều tại đó để chuẩn bị qua sông. Giô-suê thông báo cho dân sự một chỉ thị đặc biệt nữa khiến họ rất phấn khởi. Các em đọc Giô-suê 3:5 xem đó là chỉ thị gì? (Làm cho mình ra thánh, vì ngày mai Đức Chúa Trời sẽ làm một việc kỳ diệu).

Cuối cùng, giờ phút chờ đợi cũng đã đến! Các thầy tế lễ khiêng Hòm giao ước của Đức Chúa Trời tiến đến mé sông Giô-đanh. Nước sông đang chảy xiết. Các thầy tế lễ vẫn cứ tiến tới và họ đặt chân xuống nước. Thật lạ lùng, nước từ thượng nguồn chảy xuống bỗng ngưng lại, nước sông dồn lại thành một đống lộ ra một con đường. Dân sự đi qua sông như đi trên đất khô. Các thầy tế lễ khiêng Hòm giao ước của Đức Chúa Trời dừng lại giữa sông, chờ cho tất cả mọi người lên hết bờ bên kia.

Điều Giô-suê nói là sự thật. Đức Chúa Trời đã làm một việc kỳ diệu. Các em còn nhớ Đức Chúa Trời đã từng làm điều kỳ diệu như thế này cho dân Y-sơ-ra-ên vào lúc nào không?

Khi dân sự qua sông an toàn, Đức Chúa Trời bảo Giô-suê chọn mỗi chi phái một người, đi xuống giữa sông, ngay chỗ các thầy tế lễ đứng, mỗi người vác một hòn đá đem lên bờ. Đức Chúa Trời muốn Giô-suê dựng 12 hòn đá này lên làm một đài kỷ niệm, để họ và con cháu họ mãi mãi không quên điều mà Đức Chúa Trời đã làm cho họ trong ngày hôm nay. Khi các thầy tế lễ vừa đặt chân lên bờ, nước sông Giô-đanh bỗng chảy xiết trở lại.

Giô-suê chỉ vào đài tưởng niệm và nói: “Sau này, khi con cháu các ngươi hỏi những hòn đá này có ý nghĩa gì? Các ngươi nói cho chúng biết Đức Chúa Trời đã khiến nước sông Giô-đanh rẽ ra, để các ngươi đi qua. Những hòn đá này để kỷ niệm quyền năng của Đức Chúa Trời”.

Đức Chúa Trời khiến dân Y-sơ-ra-ên vâng phục và tôn kính Giô-suê, như đã vâng phục và tôn kính Môi-se vậy. Họ biết Đức Chúa Trời luôn ở cùng, và đã chọn một người lãnh đạo tốt cho họ.

3. Ứng dụng.

a. Ôn lại câu chuyện.

Thảo luận với các em: “Nếu Giô-suê và dân sự cho rằng qua sông Giô-đanh vào mùa này là nguy hiểm, thì họ sẽ làm gì?” “Giả sử dân Y-sơ-ra-ên không làm theo chỉ thị của Giô-suê thì sẽ ra sao?” “Điều cần thiết nhất khi Giô-suê và dân sự qua sông Giô-đanh là gì? (Tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời).

b. Học câu gốc.

Cho các em đọc câu gốc bài này rồi thảo luận: “Thành tín” có nghĩa là gì? (Luôn luôn thực hiện lời đã hứa). Kinh Thánh cho chúng ta biết, Đức Chúa Trời thể hiện Ngài là Đấng thành tín như thế nào? (Ngài giữ sự giao ước và nhân từ đến ngàn đời cho những người yêu mến Ngài và vâng giữ các điều răn Ngài).

c. Áp dụng vào đời sống.

Cho các em theo hướng dẫn hoàn thành bài tập “Đức Chúa Trời hứa…”. Sau đó cho mỗi em thay phiên nhau nói: “Đức Chúa Trời luôn ở cùng… (tên của em) mỗi ngày”. Sau đó hỏi các em: “Trong tuần lễ này, em cần nhớ lại lời hứa nào Đức Chúa Trời đã hứa với em?” “Lời hứa đó khích lệ em như thế nào?”

BÀI 4.  NGƯỜI LÃNH ĐẠO NẮM LẤY LỜI HỨA (HV)

 I. KINH THÁNH: Giôsuê 1,3, 4:1-18.

II. CÂU GỐC: “Vậy nên, phải nhận biết rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, ấy là Đức Chúa Trời, tức Đức Chúa Trời thành tín, giữ sự giao ước và nhân từ đến ngàn đời cho những người yêu mến Ngài và vâng giữ các điều răn Ngài” (Phục truyền 7:9)

III. BÀI TẬP.

  1. Qua sông Giô-đanh.

Dân Y-sơ-ra-ên tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời, nên Ngài bày tỏ quyền năng của Ngài. Em chọn những từ ngữ thích hợp trên bảng chữ rồi điền vào chỗ trống của tảng đá, để hoàn thành lời hứa của Đức Chúa Trời và đi vào vùng Đất Hứa.

“Phàm nơi nào bàn chân các ngươi đạp đến, thì Ta ……………… các ngươi” (Giôsuê 1:3).

“Trót đời ngươi sống, thì chẳng sẽ ai được ………………………… trước mặt ngươi” (Giôsuê 1:5).

“Ta sẽ ………………… ngươi, không ……………… ngươi” (Giôsuê 1:5).

“Ngày mai, Đức Chúa Trời sẽ làm những …………………… giữa các ngươi” (Giôsuê 3:5).

Bắt đầu.

Hoàn thành.

Đất hứa.

Nghi ngờ.

Nghi ngờ.

Nghi ngờ.

BẢNG CHỮ.

Căn dặn. Chống cự. Ở cùng. Phép lạ. Lìa bỏ. Biển lớn. Vâng theo. Ranh giới. Bình an. Ban cho.

  1. Đức Chúa Trời hứa …

Một người lãnh đạo tốt luôn ghi nhớ lời hứa của Đức Chúa Trời. Em viết hoặc vẽ ra một việc khiến em nhớ đến lời của Đức Chúa Trời hứa với em. Ví dụ: Đi lạc đường, đi thi, ở nhà một mình…

BÀI 4.    PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG THỜI KINH THÁNH (GV-HV)

BÀI 4.    PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG THỜI KINH THÁNH (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ IV. 2016 on 26 Tháng Bảy, 2018

BÀI 4.    PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG THỜI KINH THÁNH (GV)

I. KINH THÁNH: Sáng thế Ký 12:1-7; Công Vụ 18:1-3; 18-26.

II. CÂU GỐC: “… Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi vẫn ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi” (Giô-suê 1:9).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Những phương tiện giao thông trong thời đại Kinh Thánh.

– Cảm nhận: Phương tiện giao thông trong thời đại Kinh Thánh chậm, cực khổ và nguy hiểm hơn nhiều so với thời nay.

– Hành động: Cảm tạ Chúa vì Ngài luôn ở cùng chúng ta dù chúng ta đi bằng bất cứ phương tiện nào.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG BÀI DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

Giáo viên dựa vào hoàn cảnh thực tế, hướng dẫn các em tiến hành 2 hoạt động hứng thú sau, hoặc chọn lấy 1.

* Gợi ý 1: Cái gì đây?

1. Vật liệu: Trang tài liệu F trong tập học viên, bút màu.

2. Thực hiện: Giáo viên dựa theo gợi ý trong tập học viên, hướng dẫn các em làm phần nầy.

* Gợi ý 2: Các phương tiện giao thông.

Vật liệu: Trang tài liệu F trong tập học viên.

1. Thực hiện: Ghi lên bảng những ký hiệu sau: ·, x, o, -, *, c. Giáo viên lần lượt đọc ra những gợi ý trong tập học viên, khi đề cập đến ký hiệu nào, thì chỉ vào ký hiệu được viết trên bảng, để giúp các em hiểu rõ. Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi để giúp các em phát huy sự liên tưởng. Ví dụ: Theo em, các nhân vật Kinh Thánh có thích những phương tiện giao thông hiện đại không? Vì sao?

B. BÀI HỌC KINH THÁNH

(Chuẩn bị giáo cụ: Photo lớn trang tài liệu D (hình 1-2), và hình 1 của trang tài liệu E, trong sách giáo viên rồi tô màu.)

1. Vào đề.

Các em có bao giờ đi chơi xa không? Nơi xa nhất mà các em đã đến là đâu? Các em đến đó bằng cách nào? (Cho các em trả lời). Ngày nay, chúng ta có thể dùng xe máy, xe hơi, xe lửa, máy bay… để đi xa. Nhưng trong thời đại Kinh Thánh không có những phương tiện nầy. Câu chuyện hôm nay sẽ cho các em biết những người trong thời đại Kinh Thánh đã đi đến những nơi rất xa bằng cách nào. Sách thứ nhất trong Kinh Thánh là Sáng Thế Ký đã ghi lại chuyện đi xa của Áp-ra-ham và Sa-ra. Thời đại Áp-ra-ham và Sa-ra sống trước Chúa Giê-xu giáng sinh rất nhiều năm (Nếu các em còn nhớ câu chuyện Áp-ra-ham di cư trong bài 5 của quí trước thì cho các em kể lại câu chuyện nầy).

2. Bài học.

a. Cuộc hành trình của Áp-ra-ham.

Ông Áp-ra-ham và và bà Sa-ra chuẩn bị chuyển chỗ ở đến nơi khác, nhưng thời đó chưa có xe cộ để vận chuyển đồ đạc. Hai ông bà cẩn thận sắp xếp đồ đạc. Họ đem lều, tấm thảm, nồi chảo để nấu ăn, những túi da đựng đầy nước và sữa đặt lên lưng lừa và lạc đà để chúng chở đi. Còn những người giúp việc thì lùa bầy chiên, dê, bò đi theo sau. Áp-ra-ham và Sa-ra đang rời khỏi quê hương, nhưng không biết mình sẽ đến nơi nào!? Như các em đã biết, Đức Chúa Trời bảo Áp-ra-ham: “Hãy rời khỏi quê hương, bà con thân thuộc, đi đến xứ ta sẽ chỉ cho”. Nhưng Đức Chúa Trời không cho Áp-ra-ham biết, vùng đất đó ở đâu (cho các em xem hình 1 trang tài liệu D). Áp-ra-ham tin cậy Chúa, vâng lời Ngài. Hết ngày nầy đến ngày khác, ban ngày họ cứ đi về phía trước, còn ban đêm dừng lại ăn uống và nghỉ ngơi. Một số người giúp việc phải thức đêm canh giữ, đề phòng trộm cắp hay là thú dữ cắn xé gia súc và làm hại mọi người. Vào thời Kinh Thánh, đi xa thường rất nguy hiểm.

Cuối cùng họ đến một vùng đất xanh tươi, có đồng cỏ bát ngát và dòng nước mát lạnh cho bầy gia súc ăn uống. Đức Chúa Trời nói cùng Áp-ra-ham: “Đây là vùng đất mà ta hứa ban cho ngươi”.

Kinh Thánh cho chúng ta biết, việc đầu tiên mà ông Áp-ra-ham làm trên vùng đất mới, là lập một bàn thờ cho Đức Chúa Trời và cảm tạ Ngài dẫn dắt, ở cùng ông suốt cuộc hành trình dài nầy.

b. Cuộc hành trình của Phao-lô.

Kinh Thánh Tân Ước được viết sau khi Áp-ra-ham và Sa-ra qua đời rất lâu. Tân Ước cho chúng ta biết về những việc Chúa Giê-xu làm trên thế gian, và những việc mà các bạn Chúa Giê-xu làm sau khi Ngài về trời. Câu chuyện nầy giúp các em biết sứ đồ Phao-lô thường đi từ nơi nầy đến nơi khác bằng cách nào.

Phao-lô yêu mến Chúa Giê-xu, và ông muốn những người khác cũng yêu mến Ngài. Vì thế, ông đi đến rất nhiều nơi để nói cho mọi người biết về Chúa Giê-xu.

Có lúc Phao-lô phải đi bộ trên những con đường trải đầy đá, nhưng cũng có lúc, Phao-lô ngồi trên lưng lừa hoặc trên xe ngựa để đi xa. Buổi tối, Phao-lô có thể nằm nghỉ bên đường, hoặc đến ở nhà bạn. Thỉnh thoảng, Phao-lô cũng ở lại nhà trọ. Nhà trọ là nơi để khách vãng lai dừng lại dùng bữa và nghỉ ngơi. Nhà trọ thường không phải là nơi lý tưởng để ở, vì rất dơ, những người thô lỗ và bần cùng thường hay tá túc ở đó.

Trong thời gian đi xa, khi thì Phao-lô phải chịu mưa gió lạnh giá, khi thì cái nắng nóng bỏng làm cho ông vừa mệt vừa khát. Phao-lô cũng phải chú ý đề phòng những tên trộm cướp xuất hiện đột ngột trên đường đi. Bọn chúng thường chặn người đi đường lại, cướp giật tiền bạc, có nhiều người còn bị chúng đánh thương tích đầy mình.

Như thế chúng ta có thể biết, vào thời đại Kinh Thánh, việc đi xa thật là gian nan và nguy hiểm. Nhưng những điều đó vẫn không cản trở được Phao-lô rao truyền Tin Lành. Ông đi hết nơi nầy đến nơi khác, dành tất cả mọi khả năng, sức lực để làm chứng về Chúa Giê-xu cho nhiều người.

c. Cuộc hành trình của Bê-rít-sin và A-qui-la.

Một trong những nơi mà Phao-lô từng đi đến, đó là thành phố Cô-rinh-tô. Tại đây, ông Phao-lô quen biết một đôi vợ chồng rất yêu mến Chúa, người chồng tên là A-qui-la, còn người vợ tên là Bê-rít-sin. Hai vợ chồng nầy mời Phao-lô ở lại nhà họ, vì Phao-lô biết may trại và họ cũng làm nghề may trại. Thế là Phao-lô ở lại với Bê-rít-sin và A-qui-la. Họ cùng nhau may trại và rao truyền Tin Lành cho mọi người. Nhưng Phao-lô chỉ ở đó một thời gian, rồi ông rời Cô-rinh-tô để đi đến Ê-phê-sô. Bê-rít-sin và A-qui-la thưa cùng Phao-lô: “Chúng tôi muốn đi cùng ông”. Thế là họ chuẩn bị sắp xếp quần áo, đồ đạc, sau đó, cùng Phao-lô đi ra bến tàu.

Họ dõi theo những đồ đạc của họ được xếp lên một chiếc tàu to, cuối cùng, đến giờ các hành khách lên tàu rồi. A-qui-la, Bê-rít-sin và Phao-lô cùng đi lên tàu. Buồm căng gió, con tàu bắt đầu khởi động, rồi thẳng tiến về hướng Ê-phê-sô (Cho các em xem trang tài liệu E hình 1, dùng tay chỉ theo con đường từ Cô-rinh-tô đến Ê-phê-sô mà hành khách có thể đi qua). Con tàu đi trên biển từ ngày nầy đến ngày khác. Rồi một hôm, có người reo lên: “Ồ, phía trước là đất liền” (Cho các em xem trang tài liệu D hình 2). Đám đông tụ tập trên boong tàu, nhìn thấy Ê-phê-sô càng lúc càng gần. Có lẽ A-qui-la và Bê-rít-sin rất phấn khởi, họ cảm tạ Đức Chúa Trời vì Ngài đưa dẫn họ đến nơi an toàn. Và tại nơi đó, họ có thể nói về Chúa Giê-xu cho rất nhiều người.     3. Ứng dụng.

So với ngày nay, phương tiện giao thông ngày xưa thật là thô sơ và nguy hiểm. Nhưng dù xưa hay nay, dù phương tiện giao thông thô sơ hay hiện đại thì chúng ta, là những con cái Chúa vẫn luôn tin cậy vào Đức Chúa Trời. Ngài hứa sẽ ở cùng chúng ta trong mọi nơi chúng ta đi. Bây giờ, các em cùng đứng lên cảm tạ Chúa vì sự bảo vệ của Ngài các em nhé!

Trong phần “Chụp hình”, khuyến khích các em vẽ ra hình ảnh theo trí tưởng tượng của mình. Sau đó hướng dẫn các em thảo luận: Em thích tham gia cuộc hành trình của ai? Của Áp-ra-ham và Sa-ra, của Phao-lô hay là của Bê-rít-sin và A-qui-la? Vì sao em thích cuộc hành trình của họ?

Hướng dẫn các em hoàn tất phần “Mất bao nhiêu thời gian?” dựa theo thứ tự sau:

a. Nói với các em: Chúng ta cùng hợp sức, tính ra đáp án từ câu 1 đến câu 4.

b. Trước tiên cho các em xem hình vẽ của câu 1, cho các em đoán ý nghĩa của hình vẽ nầy.

c. Giáo viên đọc rõ ràng nội dung của câu 1 (trong tập học viên).

d. Hỏi các em: Nhân vật trong hình sử dụng phương tiện giao thông gì? Chúng ta cần tìm điều gì?

Gợi ý: Tính theo phân đoạn của cây số, sẽ giúp các em tìm được đáp án.

BÀI 4. PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG THỜI KINH THÁNH (GV)
I. KINH THÁNH:
Sáng Thế Ký 12:1-7; Công Vụ 18:1-3; 18-26.
II. CÂU GỐC: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi vẫn ở cùng ngươi
trong mọi nơi ngươi đi”
(Giô-suê 1:9).
III. BÀI TẬP.
A. CHỤP HÌNH.

Hãy chụp hình lưu niệm về cuộc hành trình của Áp-ra-ham và
Sa-ra, hoặc của Bê-rít-sin và A-qui-la. Hình ảnh nầy sẽ như thế nào?
(Em hãy vẽ vào khung hình)

 

BÀI 4. NGƯỜI PHỤ NỮ BỊ CÒNG LƯNG (GV-HV)

BÀI 4. NGƯỜI PHỤ NỮ BỊ CÒNG LƯNG (GV-HV)

in ẤU NHI, QUÍ IV. 2016 on 26 Tháng Bảy, 2018

BÀI 4. NGƯỜI PHỤ NỮ BỊ CÒNG LƯNG (GV)

I. KINH THÁNH: Lu-ca 13:10-17.

II. CÂU GỐC: “Đức Giê-hô-va sẽ nâng đỡ… người đau bịnh” (Thi thiên

41:3).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Chúa chữa lành cho người đàn bà trong ngày Chúa nhật.

– Cảm nhận: Chúa xem con người là quan trọng hơn luật lệ.

– Hành động: Tin và nhờ cậy Chúa trong mọi sự.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Chuẩn bị: Vòng hoa đeo cổ (mỗi nhóm một vòng hoa).

* Thực hiện:

Chia các em thành 2 hoặc 3 nhóm để chơi trò chơi. Mỗi nhóm

sắp hàng dọc trước vạch khởi hành, mỗi em để tay lên đầu gối, khòm

lưng xuống. Khi có hiệu lịnh của người hướng dẫn, em đứng đầu đeo

vòng hoa đi trong tư thế đã chuẩn bị trước, đến điểm đích, quay trở lại

vạch khởi hành, đưa vòng hoa cho bạn khác đi tiếp tục. Cứ như vậy

cho đến khi em cuối cùng trong nhóm đã đi xong. Nhóm nào nhanh

nhất là thắng.

– Sau đó, cho các em ngồi yên, giáo viên hỏi: “Đóng vai khòm

lưng có dễ chịu không? Khi đi như vậy, các em thấy thế nào?” (Cho

các em trả lời – gợi ý: Mỏi cổ, mỏi lưng, khó chịu, mắt khó nhìn cao

lên…).

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

1. Vào bài.

Các em thân mến, các em đã cho cô (thầy) biết là tư thế cong

lưng lại không dễ chịu chút nào, phải không? Và nếu một người mà cứ

phải bị như vậy hoài, từ ngày nầy qua ngày khác, thì thật tội nghiệp!

Hôm nay các em sẽ làm quen với một người bị bệnh như vậy đấy và

xem những điều gì sẽ xảy đến với người nầy nhé!

2. Bài học.

Trong Kinh Thánh, có một câu chuyện kể về người đàn bà bị

cong lưng giống như các em trong trò chơi lúc nãy. Bà đã bị bệnh nầy

lâu lắm rồi. Bị cong lưng một chút mà các em còn thấy khó chịu như

vậy, thì như bà nầy chắc là khổ sở lắm, phải không các em? Người đàn

bà nầy rất buồn vì không có ai giúp đỡ bà, chữa cho bà được hết bệnh.

Một ngày Chúa nhật kia, bà đi đến nhà hội để thờ phượng Chúa.

Hôm đó có Chúa Giê-xu đến nhóm trong nhà hội nầy. Khi Chúa

Giê-xu nhìn thấy bà, biết bà đã phải mắc phải căn bệnh nầy rất lâu

rồi, nên Chúa rất thương xót. Chúa gọi bà đến, đặt tay trên bà và nói:

“Ngươi đã được lành bệnh!” Liền ngay lúc đó, bà đứng thẳng lên được.

Mọi người nhìn bà và ngạc nhiên vô cùng! Bà vui mừng lắm, cảm tạ

ơn Chúa đã cứu giúp bà. Các em biết không, Chúa Giê-xu là Con Đức

Chúa Trời, Ngài có quyền phép rất lớn nên chữa lành được bệnh của

người đàn bà nầy đó. Nếu các em thấy được một người bệnh được chữa

lành, các em có vui không?

3. Ứng dụng.

Các em ạ, không có ai nói về căn bệnh và sự mắc bệnh lâu dài

của bà cho Chúa Giê-xu hết, nhưng Chúa vẫn biết và Ngài đến chữa

cho bà được lành, vì Chúa yêu thương và muốn giúp đỡ bà. Cũng vậy,

khi các em bị bệnh, hay gặp điều sợ hãi, nguy hiểm…, các em chưa

nói với Chúa, thì Ngài cũng đã biết rồi và Ngài muốn giúp đỡ các em.

Dù vậy, Chúa cũng muốn các em cầu nguyện, thưa chuyện với Ngài vì

điều đó bày tỏ là các em yêu mến Chúa, nhờ cậy Chúa, Chúa Giê-xu

chắc chắn sẽ giúp đỡ các em trong mọi việc, các em nhé.

C. BÀI TẬP.

Làm bài tập “Em có biết bạn ấy cần gì không?” trong bài 4, tập

học viên. Giáo viên giải thích cho các em tình trạng của các nhân vật

trong hình bên trái, cho các em tìm những kết quả trong các hình bên

phải, nối lại với nhau cho đúng; nhắc nhở các em, Chúa Giê-xu biết điều

các em cần và sẽ giúp đỡ các em.

BÀI 4. NGƯỜI ĐÀN BÀ BỊ CONG LƯNG (HV)

I. KINH THÁNH: Lu-ca 13:10-17.

II. CÂU GỐC: “Đức Giê-hô-va sẽ nâng đỡ… người đau bịnh” (Thi

thiên 41:3).

III. BÀI HỌC.

Chúa Giê-xu chữa lành cho người đàn bà bị bệnh cong lưng,

trong ngày Chúa nhật tại nhà hội.

* Tô màu hình vẽ.

* Em có biết bạn ấy cần gì không? Em hãy nối hình bên phải

và bên trái lại với nhau cho thích hợp.

BÀI 3. CHỌN NGƯỜI LÃNH ĐẠO TỐT (GV-HV)

BÀI 3. CHỌN NGƯỜI LÃNH ĐẠO TỐT (GV-HV)

in QUÍ IV. 2016, THIẾU NHI on 25 Tháng Bảy, 2018

BÀI 3. CHỌN NGƯỜI LÃNH ĐẠO TỐT

I. KINH THÁNH: Dân số 27:15-23, Phục truyền 31:1-8, 34:1-12.

II. CÂU GỐC: “Chớ để người ta khinh con vì trẻ tuổi, nhưng phải lấy lời nói, nết làm, sự yêu thương, đức tin và sự tinh sạch mà làm gương cho các tín đồ” (1Ti-mô-thê 4:12).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Đức Chúa Trời chọn Giô-suê làm người lãnh đạo kế vị Môi-se.

– Cảm nhận: Giô-suê có những phẩm chất của một người lãnh đạo tốt.

– Hành động: Học tập làm một người lãnh đạo tốt trong tuần này.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Nhớ lại nhân vật.

1. Mục đích: Giúp các em nhớ lại những việc làm của nhân vật trong bài học này.

2. Chuẩn bị: Giấy bìa cứng, tư liệu về Giô-suê trong hai bài học trước.

3. Thực hiện: Trước hết, giáo viên ghi những câu ngắn tư liệu về Giô-suê lên miếng bìa cứng, rồi đem giấu trong lớp (dưới ghế, bàn, sau cánh cửa…). Khi thực hiện, cho các em tìm những miếng bìa tư liệu đó. Sau khi tìm được tất cả những miếng giấy bìa cứng đó, các em sẽ dựa trên tư liệu ngắn gọn ghi trên đó để nhắc lại việc làm của Giô-suê. Ví dụ: Tư liệu trên miếng bìa cứng là “Thám tử Giô-suê”, các em sẽ nhắc lại Giô-suê đã có thái độ như thế nào khi do thám xứ Ca-na-an?

Tư liệu gợi ý như sau: Giúp đỡ Môi-se, tin cậy Đức Chúa Trời, làm điều đúng, khích lệ người khác, can đảm, vâng lời…

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

1. Vào đề.

Các em thân mến! Có công việc gì, hoặc vật gì mà các em rất ưa thích, nhưng phải chờ đợi một thời gian khá dài mới có thể làm được hoặc mới mua được không? (Cho các em tự do phát biểu). Thật vậy, khi phải chờ đợi, thì tự nhiên các em sẽ thấy thời gian chờ đợi đó thật là dài phải không?

Các em biết không, dân Ysơ-ra-ên phải chờ đợi trong 40 năm mới được vào Đất Hứa. Tại sao họ phải chờ đợi như vậy? (Cho các em nhắc lại bài cũ). Cuối cùng, ngày họ mong đợi cũng đã đến! Ngày mà Đức Chúa Trời cho phép họ đi vào Đất Hứa.

2. Bài học.

Lúc bấy giờ, Môi-se đã 120 tuổi. Đức Chúa Trời cho Môi-se biết ông sắp qua đời. Môi-se sẵn sàng vâng phục Đức Chúa Trời, nhưng ông lo lắng dân sự sẽ ra sao nếu không có người lãnh đạo? Các em đọc Dân số 27:16-17 xem Môi-se cầu xin Đức Chúa Trời điều gì?

Dân Y-sơ-ra-ên cần một người lãnh đạo. Theo các em, ai là người thích hợp để thay thế Môi-se? Tại sao? (Cho các em trả lời). Các em đọc Dân số 27:18-20 xem Đức Chúa Trời bảo Môi-se chọn ai và tại sao phải chọn người đó?

Vậy là Giô-suê sẽ là người lãnh đạo mới của dân Y-sơ-ra-ên. Môi-se rất vui vì ông biết Giô-suê là người kính sợ và vâng phục Đức Chúa Trời. Những việc làm nào của Giô-suê cho các em thấy ông sẽ là người lãnh đạo tốt? (Cho các em chia sẻ phần sinh hoạt đầu giờ). Giô-suê hoàn toàn thích hợp với chức vụ này. Đức Chúa Trời đã chuẩn bị Giô-suê, huấn luyện ông để ông trở thành người lãnh đạo tốt cho dân Ysơ-ra-ên.

Môi-se làm theo lời Đức Chúa Trời, ông tập họp dân Ysơ-ra-ên lại và bảo họ. “Ngày nay, ta đã được 120 tuổi, không thể tiếp tục hướng dẫn các ngươi được nữa, nhưng Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi sẽ đi trước các ngươi. Ngài sẽ bảo vệ và hướng dẫn các ngươi vào xứ. Ngài cũng ban cho các ngươi người lãnh đạo mới là Giô-suê”. Tiếp đó, Môi-se khích lệ dân sự: “Hãy vững lòng bền chí, đừng sợ dân Ca-na-an, vì Đức Chúa Trời đi cùng các ngươi. Ngài không lìa khỏi các ngươi, cũng không từ bỏ các ngươi đâu!”

Sau đó, Giô-suê đi lên đứng trước mặt Môi-se, thầy tế lễ Ê-lê-a-sa và cả dân sự. Môi-se vâng theo mạng lệnh của Đức Chúa Trời đặt tay lên đầu Giô-suê, tuyên bố Giô-suê là người lãnh đạo mới của dân Y-sơ-ra-ên và khích lệ ông. Các em đọc Phục truyền 31:7-8 xem Môi-se khích lệ Giô-suê như thế nào? (Vững lòng bền chí, đừng sợ hãi vì Đức Chúa Trời sẽ ở cùng).

Cuối cùng, Môi-se nhắc nhở dân sự phải ghi nhớ lời Đức Chúa Trời và vâng theo, cũng truyền dạy cho con cháu vâng theo điều răn của Đức Chúa Trời nữa. Như thế, họ và con cháu họ sẽ nhận được phước hạnh Đức Chúa Trời ban cho.

Sau khi nói chuyện với dân sự xong, Môi-se từ giã họ rồi đi lên núi Nê-bô. Tại đó, Đức Chúa Trời cho Môi-se nhìn thấy toàn xứ Ca-na-an rồi ông qua đời. Kinh Thánh cho chúng ta biết Đức Chúa Trời chôn cất Môi-se, nhưng không cho biết mộ Môi-se ở đâu. Dân Y-sơ-ra-ên để tang Môi-se 30 ngày. Chắc họ rất thương tiếc ông.

Giô-suê bắt đầu vào chức vụ. Điều đầu tiên ông phải làm là hướng dẫn dân sự tiến chiếm Đất Hứa. Ông có hoàn thành nhiệm vụ của mình không? Tuần sau chúng ta sẽ biết nhé!

3. Ứng dụng.

a. Ôn lại câu chuyện.

Cho các em mở sách học viên bài số 3, và theo chỉ dẫn hoàn thành bài tập “Người lãnh đạo mới”. Sau đó cho các em thảo luận: “Giô-suê có tính cách đặc biệt nào để ông có thể làm một người lãnh đạo tốt? Em nghĩ Giô-suê cảm thấy như thế nào khi nhận lấy trách nhiệm lãnh đạo?

b. Học câu gốc.

Hướng dẫn các em đọc câu gốc, sau đó thảo luận: “Ai là gương tốt cho em trong lời nói (không nói dối, nói tục, nói lời hung dữ…), hoặc nết làm (làm điều đúng, vâng phục…), hoặc sự yêu thương (giúp đỡ, chia sẻ…) hoặc đức tin (tin cậy và vâng theo lời Chúa), hoặc sự tinh sạch (không làm điều xấu, điều sai trái)?

c. Áp dụng vào đời sống.

Giáo viên thảo luận với các em: “Mỗi người chúng ta đều có thể trở thành những người lãnh đạo tốt. Các em sẽ trở thành người lãnh đạo tốt đối với em trai hoặc em gái mình, hoặc bạn bè trong lớp. Em sẽ trở thành người lãnh đạo trên phương diện nào? (Học tập, lao động, học lời Chúa…). Tiếp đó, cho các em theo hướng dẫn hoàn thành bài tập “Sáng tác câu chuyện” và chia sẻ những gì mình đã viết. Khích lệ các em thực hiện vai trò người lãnh đạo nhỏ trong tuần này.

(Giáo viên có thể dựa vào tài liệu sáng tác một câu chuyện trước, để hướng dẫn các em dễ dàng hơn).

BÀI 3. NGƯỜI LÃNH ĐẠO LÀM GƯƠNG TỐT

I. KINH THÁNH: Dân số 27:15-23, Phục truyền 31:1-8, 34:1-12.

II. CÂU GỐC: “Chớ để người ta khinh con vì trẻ tuổi, nhưng phải lấy lời nói, nết làm, sự yêu thương, đức tin và sự tinh sạch mà làm gương cho các tín đồ” (1Ti-mô-thê 4:12).

III. BÀI TẬP.

1. Người lãnh đạo mới.

Em dựa vào mỗi số sau đường kẻ ngang để tìm từ thích hợp trên con đường lên núi, rồi điền vào chỗ trống (phải theo hướng mũi tên).

Dân Y-sơ-ra-ên lưu lạc trong ___ ___ (3) ___ ___ ___ (5). Đức Chúa Trời ___ ___ (10) với Môi-se. Lúc ấy, Môi-se đã ___ ___ (16). Đức Chúa Trời cho biết ông sắp phải ___ (8). Môi-se ___ ___ (12) Đức Chúa Trời chọn người ___ ___ (6) mới. Đức Chúa Trời bảo Môi-se tập họp ___ ___ (1) và ___ ___ ___ (2) _______ (4), tuyên bố ___ ___ (13) là người lãnh đạo mới của họ. Môi-se đặt tay trên ___ (9) của Giôsuê và nói: “Hãy ___ ___ (11), phải có ___ ___ (15) nơi Đức Chúa Trời. Sau đó, Môi-se đi lên ___ ___ (7) Nêbô và chết tại đó. Dân sự rất ___ ___ (14) ông, và họ tiếp tục đi theo người lãnh đạo mới của họ.

Lấy chữ và sắp xếp đúng như trong bản viết tay.

2. Sáng tác câu chuyện.

Em dùng tài liệu phía dưới để viết một câu chuyện về “Người lãnh đạo tốt”.

BÀI 3. THỨC ĂN TRONG THỜI ĐẠI KINH THÁNH (GV-HV)

BÀI 3. THỨC ĂN TRONG THỜI ĐẠI KINH THÁNH (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ IV. 2016 on 25 Tháng Bảy, 2018

BÀI 3. THỨC ĂN TRONG THỜI ĐẠI KINH THÁNH (GV)

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 25:27-34; Lu-ca 10:38-42.

II.CÂU GỐC: “Người nào có mắt từ thiện sẽ được phước, vì người ban bánh mình cho kẻ nghèo khó” (Châm ngôn 22:9).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Một số thức ăn thường được nấu nướng trong thời Kinh Thánh.

– Cảm nhận: Chúa vui lòng khi các em biết chia sẻ thức ăn cho những người cần dùng.

– Hành động: Em sẵn lòng chia sẻ thức ăn của mình cho người khác.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Gợi ý 1: Họ ăn thứ gì?

1. Vật liệu: Trang tài liệu D trong tập học viên, bút màu.

2. Thực hiện: Hoạt động nầy nhằm giúp các em có thể đoán những thức ăn mà nhân vật Kinh Thánh dùng, để chuẩn bị trước khi vào bài học. Giáo viên có thể dựa vào gợi ý trong tài liệu, hướng dẫn các em tiến hành hoạt động.

* Gợi ý 2: Ăn thử.

1. Vật liệu: Hạnh nhân, nho khô, trái Ôlive (có thể tìm mua trái ôlive đã ướp sẵn ở các siêu thị), táo khô, trái lựu, hành tây, mật ong, pho-mát, trứng (dùng dầu ôlive chiên trứng), dĩa giấy, nỉa nhỏ, khăn giấy.

2. Thực hiện: Trước tiên cắt thức ăn ra thành từng miếng nhỏ, cho các em ăn thử.

Hoạt động nầy giúp các em thử ăn một vài thức ăn mà người ta đã dùng trong thời Kinh Thánh. Sinh hoạt nầy không những thú vị mà còn giúp cho buổi học sinh động hơn. Giáo viên có thể nói với các em: “Để hiểu rõ hơn về thức ăn trong thời đại Kinh Thánh, chúng ta cùng nhau thử dùng một vài thức ăn mà những nhân vật Kinh Thánh thường dùng …”

*Chuẩn bị giáo cụ: (1) Photo lớn trang tài liệu C hình 1-4 trong sách giáo viên, tô màu rồi cắt ra, 4 cái bao giấy, kéo, keo dán.

(2) Dựa vào gợi ý của hình mẫu (xem hình), cắt dán khuôn mặt lên bao giấy, thành một con rối có cái miệng có thể hoạt động.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH

1. Vào đề.

Trong các bài học của quí trước, các em đã được học biết về hai anh em sinh đôi. Họ là con trai của Y-sác và Rê-bê-ca. Các em còn nhớ tên của họ là gì không? (Ê-sau và Gia-cốp). Hôm nay các em sẽ nghe được nghe họ kể lại chuyện của chính họ, các em có muốn nghe không? (Bạn có thể mời một cộng tác viên dùng con rối diễn xuất, hoặc chính bạn có thể lồng bàn tay của mình vào bao giấy con rối để thực hiện). Bây giờ các em cùng chú ý theo dõi nhé!

2. Bài học.

a. Gia-cốp chuẩn bị thức ăn.

– Rối giấy Gia-cốp: Chào các bạn nhỏ, tôi là Gia-cốp. Hôm nay tôi và anh trai tôi sẽ kể cho các em nghe về một ngày rất quan trọng trong cuộc đời của chúng tôi.

– Rối giấy Ê-sau: Chào các em, tôi là Ê-sau. Tôi thích săn bắn và rất thích ăn thịt thú rừng. Vì thế sáng sớm tôi đã vào rừng săn bắn. Dù hết sức cố gắng, nhưng cả một ngày tôi chẳng săn được một con thú nào cả. Vừa đói vừa mệt, tôi quay về nhà để kiếm thứ gì có thể bỏ vào bụng cho no.

– Rối giấy Gia-cốp: Trong khi anh Ê-sau đi săn, tôi bận rộn với công việc trong nhà. Trước tiên tôi nhóm lửa trên bếp lò. Sau đó, tôi đổ nước vào nồi và đặt lên bếp. Khi nước sôi, tôi bỏ đậu cô-ve vào nồi. Các em có biết đậu cô-ve không? Nó giống như đậu Hoà lan vậy, là một loại hạt mình dẹp. Chúng tôi thường hay ăn đậu cô-ve. Tôi bỏ đậu cô-ve và hành tây vào cùng một lúc, khi nồi súp nầy chín rồi, thì trở thành màu đỏ. Ồ, nó rất thơm.

– Rối giấy Ê-sau: Tôi cũng nhận thấy nồi súp nầy rất thơm. Về gần đến nhà, mùi thơm của nồi súp khiến cho bụng tôi đói cồn cào. Tôi bảo Gia-cốp: “Mau múc cho anh một tô súp”.

– Rối giấy Gia-cốp: Nhưng tôi không đem súp cho anh ấy ngay. Như các em đã biết, Ê-sau được sinh ra trước tôi, nên anh ấy được hưởng quyền trưởng nam. Điều đó có nghĩa là anh ấy sẽ được cha chia cho phần gia tài gấp đôi chúng tôi. Tôi muốn có được quyền trưởng nam. Vì thế tôi nói với Ê-sau: “Anh hãy bán quyền trưởng nam cho em thì em sẽ cho anh ăn súp”.

– Rối giấy Ê-sau: Vì quá đói nên tôi sẵn sàng đổi bất cứ thứ gì để có thức ăn ngay. Thế là tôi nói: Quyền trưởng nam có ích gì? Nếu không có thức ăn tôi sẽ chết vì đói. Vì thế tôi đồng ý đổi quyền trưởng nam để lấy thức ăn.

Giáo viên bỏ con rối giấy xuống, nói với các em: Trong câu chuyện nầy, Gia-cốp lợi dụng thức ăn để đoạt lấy những gì anh ta muốn có từ người anh của mình một cách ích kỷ.

Các em sẽ nghe thêm một câu chuyện về Chúa Giê-xu và các bạn của Ngài là Ma-ri và Ma-thê. Câu chuyện nầy được chép trong Kinh Thánh Tân Ước, sách Lu-ca. Bây giờ, người xuất hiện sẽ là Ma-ri và Ma-thê, họ đang chuẩn bị đón tiếp Chúa Giê-xu đến thăm nhà mình.

b. Chuẩn bị thức ăn cho Chúa Giê-xu.

– Rối giấy Ma-thê: Chào các em, tôi là Ma-thê.

– Rối giấy Ma-ri: Chào các em, tôi là Ma-ri, em của Ma-thê. Bây giờ tôi sẽ đi chợ, còn Ma-thê đang bận rộn với công việc ở nhà.

– Rối giấy Ma-thê: Tôi phải làm nhiều việc để chuẩn bị mời Chúa Giê-xu dùng bữa tối. À! tôi sẽ xay sẵn bột mì để làm bánh. Không biết Ma-ri đi chợ sắp về chưa? Cô ấy có biết rằng trước bữa tối chúng tôi phải chuẩn bị rất nhiều thứ hay không? A! Ma-ri đã về. Nhanh lên, em đã mua gà chưa? Em có mua được cá tươi không? Chúng ta phải chuẩn bị thứ tốt nhất để mời Chúa Giê-xu.

– Rối giấy Ma-ri: Chị ơi, em đã cố gắng mua được con gà rất ngon, tiếc là không có cá tươi, em chỉ mua được cá ướp muối.

– Rối giấy Ma-thê: Ôi, hỏng rồi! Thôi được, lúc làm bánh mì, thêm vào một chút bạc hà và nhục quế, để nó được đặc biệt một chút. Ma-ri, em còn đứng đó làm gì. Chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. Chị còn chưa xay bột mì. Em đi xay được không? Đá mài ở trên kệ phía sau. Chị chuẩn bị nướng bánh đây. Đúng rồi, em phải dùng tiểu mạch chứ không phải đại mạch để làm bột mì. Chúng ta phải dành loại ngon nhất để đãi Chúa Giê-xu.

– Rối giấy Ma-ri: Chị ơi, có lẽ Chúa Giê-xu đến sớm, chúng ta sẽ được nghe Ngài giảng dạy. Ngài có biết bao điều kỳ diệu để kể cho chúng ta nghe…

– Rối giấy Ma-thê: Ma-ri, nếu chúng ta chưa làm xong bữa tối, thì làm sao có thể ngồi nghe Chúa Giê-xu dạy dỗ được. Nhanh lên! Hãy nấu nước cho chị làm gà, đừng quên bỏ muối.

– Rối giấy Ma-ri: Em còn phải đi lấy trái vả khô và đậu.

– Rối giấy Ma-thê: Để xem, chị phải đem bột nhồi từ hôm qua, trộn với bột mới nhồi, sau đó chị phải đợi bánh mì nở. Như vậy, bánh mì nướng mới dòn xốp, bột ở đây nầy. (Ngừng giây lát) Ma-ri! Em đâu rồi?

– Rối giấy Ma-ri: Dạ, em đây. Em đang xem Chúa Giê-xu đến chưa? Trái vả và trái đậu đều ở đây.

– Dẫn chuyện: Ma-thê bắt đầu bỏ gà vào nồi, rồi đem bánh mì vào lò nướng.

– Rối giấy Ma-thê: Chị làm bánh bông lan nho khô cho Chúa Giê-xu, để khi rời khỏi đây Ngài có thể mang theo ăn dọc đường.

– Rối giấy Ma-ri: Ngài đến rồi, chị ơi! Chúa Giê-xu đến rồi.

– Rối giấy Ma-thê: Chà! Ma-ri bỏ lại tất cả công việc, để chạy đến trò chuyện với Chúa Giê-xu. Muốn có một bữa tối thật ngon để đãi Chúa Giê-xu thì Ma-ri phải giúp mình chứ (tức giận).

– Dẫn chuyện: Ma-thê bực tức chạy vào phòng, nơi Ma-ri đang ngồi nghe Chúa Giê-xu giảng dạy.

– Rối giấy Ma-thê: Thưa Chúa, em con để một mình con làm hết mọi việc, xin Ngài bảo Ma-ri phụ giúp con với.

– Dẫn chuyện: Chúa Giê-xu nói với Ma-thê: Con chịu khó làm nhiều việc, nhưng có một việc cần mà thôi. Ma-ri đã lựa phần tốt là phần không có ai giành lấy được.

Ma-ri muốn có nhiều thời gian nghe Chúa Giê-xu dạy dỗ, cô yêu mến Chúa và học được từ Ngài những điều tốt đẹp. Ma-thê cũng rất yêu mến Chúa Giê-xu, cô muốn làm những việc đặc biệt cho Ngài.

3. Ứng dụng.

Con người cần phải có thức ăn để sống, mọi thức ăn đều do Chúa tạo ra cho loài người. Chúa vui lòng khi chúng ta biết chia thức ăn của mình cho những người cần đến. Đó là việc làm đẹp lòng Chúa, nhất định Chúa sẽ ban phước cho chúng ta.

Hướng dẫn các em trả lời phần bài tập trong bài 3 sách học viên. Sau khi các em làm xong, dựa vào lời thoại sau hướng dẫn các em chia sẻ: Những thức ăn được vẽ trong hình là những thứ người ta thường ăn trong thời đại Kinh Thánh. Trong số nầy, những thức ăn nào hiện nay chúng ta thường hay ăn? Em thích thức ăn nào nhất?

Trong phần bài tập B, hỏi các em: Gia-cốp làm thế nào để nấu chín nồi súp? Ma-thê dùng cách gì để nướng bánh?

Dựa theo gợi ý trong tập học viên, hướng dẫn các em kể ra ba loại dụng cụ điện hiện đại trong hình và hỏi các em: Những dụng cụ điện nầy có công dụng gì? Các em nghĩ nhân vật Kinh Thánh sẽ dùng cách gì, hoặc công cụ gì để thay thế những dụng cụ điện nầy?

BÀI 3. THỨC ĂN TRONG THỜI ĐẠI KINH THÁNH (HV)

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 25:27-34; Lu-ca 10:38-42.
II. CÂU GỐC: “Người nào có mắt từ thiện sẽ được phước, vì người
ban bánh cho kẻ nghèo khó”
(Châm ngôn 22:9).
III. BÀI TẬP.
A. CHỌN THỨC ĂN

Xem hình và đánh dấu “V” lên thức ăn được nhắc đến trong câu
chuyện Kinh Thánh hôm nay.

B. ĐIỆN KHÍ HOÁ
Xem hình rồi nêu ra 6 loại dụng cụ phải sử dụng điện khí, vì thế
chúng không có trong thời đại Kinh Thánh. Sau đó kể ra công dụng
của các dụng cụ nầy. Trong thời đại Kinh Thánh, dùng cách gì để
thay thế những dụng cụ điện khí hoá nầy.

 

 

BÀI 3. CHÚA CHỮA LÀNH NGƯỜI BẠI (GV-HV)

BÀI 3. CHÚA CHỮA LÀNH NGƯỜI BẠI (GV-HV)

in ẤU NHI, QUÍ IV. 2016 on 25 Tháng Bảy, 2018

BÀI 3. CHÚA CHỮA LÀNH NGƯỜI BẠI (GV)

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 9:1-8; Lu-ca 5:17-20.

II. CÂU GỐC: “Đức Chúa Trời làm ơn cho người” (Gióp 33:24a).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Chúa Giê-xu chữa cho người bại được lành.

– Cảm nhận: Chúa Giê-xu là Đấng hay làm ơn.

– Hành động: Tin và nhờ cậy nơi Chúa.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

Trò chơi: GIÚP BẠN.

* Chuẩn bị:

– Hai cái ghế nhựa lớn.

– Chia các em thành hai nhóm có nam, nữ bằng nhau.

– Vạch hai đường thẳng cách nhau 5m làm điểm đầu và điểm

cuối.

* Cách chơi:

Mỗi nhóm chọn ra bốn em nam (hoặc nữ khỏe mạnh) để làm

người khiêng ghế, những em còn lại trong nhóm đóng vai người bại.

Khi nghe hiệu lịnh của người hướng dẫn, một em trong nhóm

ngồi trên ghế, bốn em kia khiêng đi từ vạch khởi hành đến điểm cuối,

cho bạn đó xuống, quay về nhóm khiêng bạn khác qua, cho đến khi nào

bạn cuối cùng trong nhóm đã qua hết. Nhóm nào xong trước là nhóm

thắng.

* Lưu ý: Nhắc nhở các em không nên đi quá nhanh, kẻo bị té ngã.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

1. Vào bài.

Các em thân mến, các em vừa chơi một trò chơi thật vui phải

không? Trò chơi nầy nói lên rằng những người bạn biết yêu thương,

giúp đỡ người bị bại đi được đến điểm mong muốn. Đó cũng là nội dung

của câu chuyện Kinh Thánh hôm nay cô (thầy) sắp kể cho các em nghe,

các em yên lặng lắng nghe nhé!

2. Bài học.

Có một người bị mắc bịnh bại đã lâu lắm rồi. Các em có biết bịnh

bại là bịnh gì không? (Cho các em trả lời) Người bị bịnh sẽ phải nằm

một chỗ, không đi, không chạy nhảy, không làm bất cứ việc gì được cả,

như vậy rất buồn, phải không các em? Dù vậy, cũng có những người

bạn thường đến thăm, trò chuyện để cho ông vui.

Rồi một ngày kia, họ đến gặp và báo cho ông một tin: Chúa

Giê-xu đã đến một làng gần đó, Ngài giảng đạo và đã chữa lành bệnh

cho nhiều người. Người bại nghe vậy cũng mừng lắm, nhưng làm sao

ông có thể đi đến đó được? Các em nghĩ xem, làm sao ông có thể đi

đến gặp Chúa Giê-xu? (Cho các em suy nghĩ và trả lời). Các em biết

không, những người bạn của ông rất tốt. Họ bảo rằng họ sẽ đặt ông nằm

trên giường và khiêng ông đi đến nơi. Các em thấy họ tính như vậy có

được không? (Cho các em trả lời). Người bại cũng rất ngại vì đoạn

đường khá xa mà vừa đi bộ vừa khiêng chắc các bạn ông cũng mệt lắm.

Nhưng những người bạn nầy rất muốn ông được lành bệnh vì họ tin rằng

Chúa Giê-xu sẽ chữa được, nên họ nhất định khiêng ông đi. Các em biết

không, họ đã phải đi một đoạn đường dài, có chỗ lên dốc, xuống dốc…

rất cực khổ, nhưng rồi cuối cùng, họ cũng đến được nơi Chúa Giê-xu đang

ở. Có lẽ họ cũng mừng lắm, nhưng mà trong nhà, ngoài sân đều chật

ních người, không có chỗ nào để vào được bên trong, nơi Chúa Giê-xu

ngồi.

Họ liền nghĩ ra một cách, khiêng người bại lên trên mái nhà, giở

mái nhà ra và dòng người bại xuống. Chỉ còn có cách đó thôi và họ làm

ngay.

Mọi người trong nhà đang ngồi nghe Chúa Giê-xu giảng dạy, bỗng

họ thấy có một người được thả xuống từ mái nhà, dừng lại trước mặt

Chúa Giê-xu. Chúa nhìn ông cách thương xót và thấy lòng tin nơi những

người bạn của ông rất lớn, nên Ngài phán: “Ngươi hãy đứng dậy, vác

giường trở về nhà!” Thật là kỳ diệu, người bại đã từ từ ngồi dậy rồi

đứng lên trước sự ngạc nhiên của mọi người nơi đó! Người bại, các bạn

của ông và mọi người đều rất vui mừng, cảm tạ và ca ngợi Đức Chúa

Trời.

3. Ứng dụng.

Các bạn của người bại bởi lòng tin đã giúp ông gặp được Chúa

Giê-xu và được lành bệnh. Các em cũng phải có lòng tin nơi Chúa.

Những lúc bị bệnh, lúc sợ hãi… các em nhớ đến Chúa, cầu nguyện với

Ngài thì Ngài sẽ giúp đỡ các em ngay.

C. BÀI TẬP.

* Chuẩn bị:

– Cắt hình bài 3 trong trang cắt dán.

– Bút chì màu, kéo, hồ dán.

* Thực hiện:

– Cho các em làm bài tập “Em làm gì để giúp bạn?”: Dán hình

vào hình vẽ bài 3 cho thích hợp.

BÀI 3. CHÚA CHỮA LÀNH NGƯỜI BẠI (HV)

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 9:1-8; Lu-ca 5:17-20.

II. CÂU GỐC: “Đức Chúa Trời làm ơn cho người” (Gióp 33:24a).

III. BÀI HỌC.

Bởi đức tin của những người bạn người bại, Chúa Giê-xu đã

chữa cho ông được lành.

* Tô màu hình vẽ.

* Em làm gì để giúp bạn? Em trả lời bằng cách dán hình vào

cho đúng vị trí nhé.

 

BÀI 2. NGƯỜI LÃNH ĐẠO TIN CẬY CHÚA (GV-HV)

BÀI 2. NGƯỜI LÃNH ĐẠO TIN CẬY CHÚA (GV-HV)

in QUÍ IV. 2016, THIẾU NHI on 25 Tháng Bảy, 2018

BÀI 2. NGƯỜI LÃNH ĐẠO TIN CẬY CHÚA (GV)

I. KINH THÁNH: Dân số ký 13-14:35.

II. CÂU GỐC: “Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va, chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con”(Châm ngôn 3:5).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Lời báo cáo của Giô-suê và Ca-lép về xứ Ca-na-an, khác với lời báo cáo của 10 thám tử còn lại.

– Cảm nhận: Giô-suê và Ca-lép không hùa theo số đông, quyết giữ vững lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời.

– Hành động: Làm theo lời Chúa, không nghe theo lời bạn xúi giục làm điều không đẹp lòng Ngài.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Sự chọn lựa của em. 

1. Mục đích: Các em thảo luận giữa việc nên làm và không nên làm.

2. Tài liệu: Trang tư liệu B sách học viên.

3. Thực hiện: Cho các em mở sách học viên trang tư liệu B, và theo hướng dẫn hoàn thành bài tập. Sau đó hỏi các em: “Mỗi người trong hình vẽ muốn em làm gì? Em chọn lựa thế nào? Tại sao?”

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

1. Vào đề.

Có khi nào em và một nhóm bạn quyết định làm một việc nào đó, nhưng trong số đó có người phản đối không? Ví dụ: Mọi người quyết định cùng xem phim hoạt hình, nhưng một vài bạn lại muốn xem chương trình “Em yêu khoa học”… (Cho các em tự do chia sẻ). Hôm nay, các em sẽ thấy có 12 người nhưng chia làm hai phe, với hai ý kiến trái ngược nhau. Bây giờ chúng ta sẽ xem ý kiến của họ như thế nào nhé!

2. Bài học.

Dân Ysơ-ra-ên đóng trại tại đồng vắng Pha-ran. Đức Chúa Trời bảo Môi-se cho người do thám xứ Ca-na-an trước khi đưa dân sự vào. Các em đọc Dân số ký 13:2 xem Đức Chúa Trời chỉ thị Môi-se như thế nào? (Cho các em đọc câu Kinh Thánh).

Môi-se làm theo lời Đức Chúa Trời phán dặn, chọn trong 12 chi phái mỗi chi phái 1 người để đi do thám xứ. Trong 12 người được chọn, có Giô-suê và Ca-lép.

Môi-se nói: “Hãy đi xem xứ đó như thế nào. Dân sự ở đó mạnh hay yếu, đất đai tốt hay xấu, và hái trái cây xứ đó đem về đây!”

Mười hai thám tử chuẩn bị lên đường. Họ là người đầu tiên nhìn thấy xứ tốt đẹp mà Đức Chúa Trời hứa ban. Một tháng trôi qua, họ cũng chưa trở về. Mọi người ở nhà trông đợi. Rồi ngày thứ 40, mười hai thám tử trở về, đem theo những chùm nho nặng trĩu đến hai người khiêng, cùng nhiều loại trái cây khác. Các em đọc Dân số ký 13:27 xem các thám tử báo cáo với Môi-se về xứ đó như thế nào?

Các thám tử thấy xứ Ca-na-an thật sự “đượm sữa và mật”. Trái cây họ đem về đã nói lên điều đó. Nhưng, họ nói tiếp: “Dân xứ đó rất mạnh, thành trì rất vững vàng. Còn nữa, chúng tôi thấy những người khổng lồ sống ở đó nữa!”

Dân sự hoang mang lo lắng. Nhưng thám tử Ca-lép khích lệ dân sự: “Chúng ta hãy đi lên chiếm xứ, vì chúng ta sẽ chinh phục được”. Nhưng các thám tử khác phản đối: “Không được! Không được! Chúng ta không thể đánh chiếm xứ đó, vì dân xứ đó mạnh hơn chúng ta! So với họ, chúng ta chỉ như những con cào cào mà thôi!”

Lời nói của các thám tử này khiến dân sự sợ hãi. Họ bắt đầu khóc lóc, lằm bằm oán trách Môi-se: “Chúng tôi thà chết tại Ai-cập hoặc trong đồng vắng còn hơn! Tại sao Đức Chúa Trời dẫn chúng tôi vào đất này để bị giết?!” Rồi họ bàn với nhau lập một người lãnh đạo khác để dẫn họ quay trở về Ai-cập.

Dân sự hoàn toàn không tin cậy lời hứa của Đức Chúa Trời cho họ. Họ đã quên những ngày tháng đi trong đồng vắng, Ngài đã nuôi nấng, chăm sóc, giải cứu, giúp đỡ họ như thế nào.

Trước tình hình đó, Giô-suê và Ca-lép xé áo mình bày tỏ lòng đau thương. Hai ông nói với dân sự. Các em đọc Dân số ký 14:7-9 xem hai ông có cái nhìn khác với những thám tử kia như thế nào?

Dĩ nhiên Giô-suê và Ca-lép cũng nhìn thấy thành trì vững chắc và những người khổng lồ, nhưng họ tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời. Ngài đã hứa ban cho họ vùng đất này. Giô-suê và Ca-lép khuyên dân sự đừng sợ dân cư ở đó, vì Đức Chúa Trời sẽ ở cùng họ. Dân sự không những không nghe mà còn muốn ném đá giết chết hai ông nữa.

Các em nghĩ Đức Chúa Trời cảm thấy thế nào trước hành động của dân sự? (Rất buồn). Theo em, Ngài sẽ làm gì? (Ngài sửa phạt họ). Những người không tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời và đã nói: “Chúng tôi thà chết trong đồng vắng” thì sẽ nhận được như điều họ nói. Hành động không tin cậy Đức Chúa Trời của họ khiến họ phải trả giá: 40 năm lưu lạc trong đồng vắng cho đến khi chết hết, chỉ con cháu họ sinh ra trong thời gian đó, cùng Giô-suê và Ca-lép được vào xứ Ca-na-an mà thôi. Còn 10 thám tử cùng đi với Giô-suê và Ca-lép bị Đức Chúa Trời phạt chết ngay sau đó trong một tai vạ.

Sau 40 năm, Giô-suê hướng dẫn lớp người sinh ra và lớn lên trong đồng vắng đi vào xứ Ca-na-an. Lời hứa của Đức Chúa Trời cho dân Y-sơ-ra-ên đã được thực hiện.

3. Ứng dụng.

a. Ôn lại câu chuyện.

Cho các em mở sách học viên bài số 2 và theo chỉ dẫn hoàn thành bài tập “Hai cách nhìn”. Sau đó hỏi các em: “10 thám tử có cảm nhận như thế nào đối với việc tiến vào xứ Ca-na-an?” “Còn Giô-suê và Ca-lép thì có cảm nhận như thế nào?” “Giô-suê và Ca-lép đã thể hiện họ là người lãnh đạo tốt như thế nào?” (Tin cậy Đức Chúa Trời, làm điều đúng, khích lệ dân sự).

b. Học câu gốc.

Cho các em đọc câu gốc, sau đó thảo luận: “Chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con có nghĩa gì?” “Vì sao lại không nên như vậy? Bằng cách nào để em có được sự hướng dẫn của Chúa và thêm lòng tin cậy Ngài?”

c. Áp dụng vào đời sống.

Trước hết thảo luận với các em: “Qua Giô-suê và Ca-lép, em nhận thấy phẩm chất của người lãnh đạo tốt là gì? (Tin cậy Đức Chúa Trời, làm điều đẹp lòng Chúa, từ chối làm điều không đúng, giúp người khác nhận ra cái sai, và khích lệ họ làm điều đúng). Sau đó, cho các em theo hướng dẫn làm bài tập “Lời nói của người lãnh đạo tốt”, rồi chia sẻ những gì đã viết.

BÀI 2. NGƯỜI LÃNH ĐẠO TIN CẬY CHÚA (HV)

 I. KINH THÁNH: Dân số ký 13-14:35.

II. CÂU GỐC: “Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va, chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con” (Châm ngôn 3:5).

III. BÀI TẬP.

1. Hai cách nhìn.

Em nối chữ ở hàng dọc và số ở hàng ngang để tìm từ ghi trên đường kẻ.

Báo Cáo Của 10 Thám Tử.

Dân xứ đó có những A5 B2.

Chúng ta như A1 C3.

Báo Cáo Của Giôsuê Và Calép.

Chúng ta A3 B5 phải B4 C2 xứ đó, bởi vì A2 A4 B1 C4 C1 B3 C5.

2. Lời nói của người lãnh đạo tốt.

Em đọc lời thoại phía dưới và trả lời vào chỗ trống của B và D để thể hiện họ là người lãnh đạo tốt.

A. Anh ơi! Mẹ có ở nhà không?

B. Mẹ chưa về!

A. Khi mẹ về nói với mẹ là hôm nay em không có ra ngoài nhen!

B. ……………………………………………………….

C. Em muốn xem phim này không?

D. Ba em nói không nên xem.

C. Hay lắm!

D. Ba em nói không thích hợp với trẻ em!

C. Vậy, em đến nhà anh xem. Ba sẽ không biết!

D. ……………………………………………………….