Ngày: Tháng Bảy 20, 2018

BÀI 13.  BÀI ÔN (GV-HV)

BÀI 13.  BÀI ÔN (GV-HV)

in QUÍ III. 2016, THIẾU NHI on 20 Tháng Bảy, 2018

BÀI 13.  BÀI ÔN (GV-HV)

Tuần lễ cuối quý nầy, giáo viên giúp các em ôn lại những nhân vật đã học trong quí như: Môi-se, Ba-la-am, Giô-suê, hai thám tử, Ra-háp, A-can, Đê-bô-ra, Ba-rác, Ghê-đê-ôn… rút ra những việc làm đặc biệt của họ, để lấy đó làm sự dạy dỗ, nhắc nhở các em.

Cho các em ôn lại những câu gốc đã học trong quí nầy, để lời của Chúa vun đắp thêm cho đức tin của các em được trưởng thành.

Sau đó cho các em làm bài khảo sát trong tập học viên. Nếu có thể được, các bạn chuẩn bị vài gói quà nhỏ để khích lệ những em đã làm bài tốt.

SINH HOẠT.

Chúc mừng các em đã học xong 12 bài trong quý này. Các em đã học biết về gương tốt cũng như những gương xấu của các nhân vật. Trong giờ sinh hoạt hôm nay, các em sẽ chơi trò “Tâm đầu ý hiệp” để ôn lại điều nào em nên học và điều nào em nên từ bỏ.

– Chia lớp ra làm nhiều nhóm (mỗi nhóm 5-6 người), xếp thành hàng dọc. NHD phát cho mỗi nhóm một tờ giấy dài và một cây viết.         – Sau khi nghe lệnh của NHD, người đầu nhóm chọn tên một nhân vật đã học như Môi-se, A-háp, Giô-suê, Ba-la-am, A-can, Ba-rác, Đê-bô-ra, Ghê-đê-ôn… xong gấp lại rồi chuyền cho người thứ hai.

– Người thứ hai xem xong rồi viết tiếp một câu diễn tả ưu khuyết điểm của nhân vật đó, gấp lại rồi chuyền cho người thứ ba và cứ tiếp tục cho đến người cuối cùng.

– Người cuối cùng xem phần viết của người vừa đưa cho mình rồi đoán xem nhân vật đó là ai và ghi vào giấy nộp cho NHD.

Luật chơi: Chỉ được phép xem phần viết của người kế mình.

– Ví dụ: (1) Ba-la-am, (2) tham của cải vật chất, (3) lấy cái áo choàng, (4) Giấu trong trại, (5) Bị ném đá chết, (6) Ba-la-am.

BÀI 13. BÀI ÔN (GV-HV)

BÀI 13. BÀI ÔN (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ III. 2016 on 20 Tháng Bảy, 2018

BÀI 13. BÀI ÔN (GV-HV)

I. KINH THÁNH: Tất cả các đoạn Kinh Thánh đã học trong quí.

II. CÂU GỐC: Tất cả những câu gốc đã học trong quí.

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Qua đời sống của Đa-vít, Đức Chúa Trời đã thực hiện lời hứa của Ngài cho dòng dõi ông.

– Cảm nhận: Sống đẹp lòng Chúa sẽ nhận được phước hạnh Chúa ban.

– Hành động: Em quyết tâm sống đẹp lòng Chúa.

III. ÔN CÂU GỐC.

Chuẩn bị giấy trắng tương ứng với số hiện diện của các em. Giáo viên viết một câu gốc lên mỗi mẫu giấy, nhưng không viết địa chỉ hoặc viết địa chỉ nhưng không viết câu gốc (những câu gốc đã học trong quí). Gọi từng em lên bốc thăm và nói lên địa chỉ hoặc câu gốc còn thiếu. Em nào đáp đúng được thưởng một chiếc kẹo.

IV. PHẦN ÔN BÀI.

Bạn phải nắm vững nội dung của mỗi bài, điểm lại những ý nào nên nhấn mạnh, những ý nào nên lướt.

Bạn ôn bài theo thứ tự. Có thể thay đổi theo các cách ôn sau đây.

  1. Gắn hình (nếu có) của mỗi truyện tích lên bảng. Cho các em nói tên nhân vật, công việc của họ; gợi ý bằng những câu hỏi để giúp các em nhớ hết câu chuyện. Bạn cho các em nói luôn phần ứng dụng. Sau đó bạn sơ lược câu chuyện, nhấn mạnh những điểm chính, nêu lên sự dạy dỗ để các em có thể nắm vững những điều đã học.
  2. Kể lại câu chuyện em thích và nhớ nhất.
  3. Giáo viên nhắc lại đặc điểm của mỗi nhân vật nhưng không dùng tên, chỉ dùng từ “tôi” để hỏi các em: “Tôi là ai?” Ví dụ: “Tôi có một người bạn thân đàn hát rất hay. Tôi là ai?”

 

BÀI  13.  BÀI ÔN (GV-HV)

BÀI  13.  BÀI ÔN (GV-HV)

in ẤU NHI, QUÍ III. 2016 on 20 Tháng Bảy, 2018

BÀI  13.  BÀI ÔN (GV-HV)

I. KINH THÁNH: Tất cả những đoạn Kinh Thánh học trong quý.

II. CÂU GỐC: Ôn lại tất cả câu gốc đã học và chọn ra 3 câu cho các em thi.

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Nhớ lại những gì đã học trong quý.

– Cuộc đời và sự giáng sinh của Chúa Cứu Thế đã được Đức Chúa Trời báo qua các tiên tri từ thời Cựu Ước.

– Trước khi Chúa Cứu Thế giáng sinh thiên sứ loan báo cho nhiều người.

– Chúa Cứu Thế lớn lên và sống đẹp lòng Đức Chúa Trời và mọi người.

IV. CÁCH ÔN:

  1. Dùng những hình vẽ hay thị cụ minh họa cho bài học trong lúc dạy, để cho các em hứng thú trong học tập.
  2. Cho mỗi em tự thuật lại câu chuyện nào đó của Chúa Cứu Thế mà các em thích nhất.
  3. Soạn những câu hỏi cho các em trả lời để thi đua.
  4. Chia ra nhiều tổ để các em đóng kịch về những câu chuyện các em đã học.
  5. Chuẩn bị kẹo bánh, quà làm phần thưởng cho các em.

BÀI 12.  GƯƠM CỦA ĐỨC GIÊ-HÔ-VA VÀ CỦA GHÊ-ĐÊ-ÔN (GV-HV)

BÀI 12.  GƯƠM CỦA ĐỨC GIÊ-HÔ-VA VÀ CỦA GHÊ-ĐÊ-ÔN (GV-HV)

in QUÍ III. 2016, THIẾU NHI on 20 Tháng Bảy, 2018

BÀI 12.  GƯƠM CỦA ĐỨC GIÊ-HÔ-VA VÀ CỦA GHÊ-ĐÊ-ÔN (GV)

I. KINH THÁNH: Các Quan Xét 6:33; 7:22

II. CÂU GỐC: “Hãy phó thác đường lối mình cho Đức Giê-hô-va, và nhờ cậy nơi Ngài, thì Ngài sẽ làm thành việc ấy” (Thi Thiên 37:5).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Đức Chúa Trời nhiều lần bày tỏ cho Ghê-đê-ôn biết chắc sự kêu gọi của Ngài để ông vững vàng nhận lấy và hoàn thành nhiệm vụ.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời luôn giúp đỡ chúng ta khi chúng ta nhờ cậy Ngài.

– Hành động: Phó thác đời sống của mình cho Chúa và nhờ cậy Ngài.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY

* Chuẩn bị.

1. Vật liệu để thực hiện phần thủ công.

2. Thị cụ: Kèn, bình, nến.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

1. Vào đề.

Các em thân mến! Có phải Đức Chúa Trời luôn chăm sóc các em không? Nếu Ngài bảo các em làm một việc gì đó mà các em cảm thấy lo sợ thì các em có cầu xin Chúa giúp đỡ không? Và nếu như các em cầu xin Chúa giúp đỡ quá nhiều lần, Đức Chúa Trời có cho là phiền phức không? Ngài có thể vì thế mà nổi giận với các em không? (Mời các em phát biểu ý kiến).

Đức Chúa Trời muốn Ghê-đê-ôn thực hiện một việc khó. Các em còn nhớ việc đó không? (Phá đổ bàn thờ tà thần Ba-anh. Ghê-đê-ôn đã làm xong. Còn việc cứu dân Y-sơ-ra-ên khỏi tay dân Ma-đi-an thì Ghê-đê-ôn chưa hoàn thành).

2. Bài học.

a. Dấu hiệu cho Ghê-đê-ôn.

Một hôm, dân Ma-đi-an cùng với dân Amaléc lại kéo đến. Chúng vượt qua chỗ cạn của sông Giô-đanh và đóng trại tại một thung lũng gần nơi dân Y-sơ-ra-ên ở. Đây là lúc Ghê-đê-ôn phải hành động. Chàng thổi kèn tập hợp chiến sĩ của các chi phái, và sai người đến những chi phái ở xa không nghe tiếng kèn, dặn các chiến sĩ chuẩn bị sẵn sàng ra trận.

Quân số của Ma-đi-an đông hơn nhiều so với quân số của Y-sơ-ra-ên. Tuy đã chuẩn bị sẵn sàng, nhưng Ghê-đê-ôn vẫn lo lắng. Muốn biết chắc chắn có phải Đức Chúa Trời sai mình đi đánh dân Ma-đi-an không, nên trước khi hành động, Ghê-đê-ôn cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời: “Nếu thật sự Chúa muốn dùng tay con giải cứu dân Y-sơ-ra-ên, thì xin cho con một dấu hiệu. Con sẽ để miếng da chiên trên sân đạp lúa, nếu đêm nay sương chỉ làm ướt miếng da chiên, còn mặt sân khô ráo, thì con sẽ nhận biết Chúa dùng tay con giải cứu Y-sơ-ra-ên”.

Ghê-đê-ôn cẩn thận trải miếng da chiên ra sân đạp lúa, vì biết chắc đêm nay sương sẽ xuống nhiều. Sáng sớm hôm sau, Ghê-đê-ôn ra xem thì thấy miếng da chiên ướt đẫm đến nỗi vắt được cả chén nước, còn mặt sân lại khô ráo. Đức Chúa Trời đã trả lời y như điều Ghê-đê-ôn cầu xin.

Nhưng Ghê-đê-ôn vẫn chưa tin chắc, vì chàng nghĩ rằng gió cũng có thể thổi khô lớp sương trên sân, nhưng không thể thổi khô miếng da chiên trong một thời gian ngắn. Vì thế, một lần nữa, Ghê-đê-ôn cầu xin Đức Chúa Trời thực hiện phép lạ khác: “Xin Chúa cho lần nầy miếng da chiên khô ráo, còn khắp sân bị sương thấm ướt”. Sáng hôm sau, Ghê-đê-ôn nôn nóng chạy ra xem kết quả thế nào, thì quả nhiên thấy miếng da chiên hoàn toàn khô ráo, còn khắp sân lại ướt đẫm sương đêm. Không còn nghi ngờ gì nữa, Ghê-đê-ôn biết chắc Đức Chúa Trời kêu gọi chàng đi giải cứu dân Y-sơ-ra-ên khỏi tay Ma-đi-an và Ngài sẽ ở cùng chàng

b. Ghê-đê-ôn tuyển chọn chiến sĩ.

(1) Tuyển chọn lần thứ nhất.

Sau tiếng kèn kêu gọi của Ghê-đê-ôn, những thanh niên Y-sơ-ra-ên từ các chi phái đều tập hợp lại, tổng số được ba mươi hai ngàn người. Tuy nhiên, quân số ba mươi hai ngàn người không thấm vào đâu so với quân Ma-đi-an đông như cào cào, như cát bãi biển. Vậy mà Đức Chúa Trời bảo Ghê-đê-ôn, ba mươi hai ngàn người là quá đông, e dân Y-sơ-ra-ên kiêu ngạo cho rằng mình chiến thắng là do quân đội hùng hậu, chứ không phải do Đức Chúa Trời. “Vậy bây giờ, ngươi hãy thông báo cho các chiến sĩ: Ai lo lắng, sợ hãi, hãy trở về nhà!”

Mệnh lệnh được ban ra, có 22.000 chiến sĩ trở về.

(2) Tuyển chọn lần thứ hai.

Bây giờ chỉ còn có mười ngàn người, số quân quá nhỏ bé so với đội quân hùng hậu của dân Ma-đi-an, nhưng Chúa lại phán với Ghê-đê-ôn: “Hãy còn đông  quá!” Thế là Ghê-đê-ôn tiếp tục tuyển chọn theo cách của Chúa. Chàng quan sát mười ngàn chiến sĩ uống nước dưới suối. Đa số họ đều quì gối cúi mặt xuống uống nước. Các em nghĩ xem nếu như quân địch tấn công bất ngờ, nhưng người nầy có trông thấy không? Có lập tức cầm vũ khí phản công không? Tại sao? (Cho các em phát biểu).

Chỉ có một số ít người khom lưng xuống, dùng tay bụm nước uống. Các em nghĩ những người nầy sẽ như thế nào khi có quân địch bất ngờ tấn công? (Cho các em nhận xét). Đức Chúa Trời bảo Ghê-đê-ôn chọn những người nầy làm chiến sĩ trong quân đội mình. Các em thử đoán xem được bao nhiêu người? Chỉ có ba trăm người. Đức Chúa Trời phán rằng: “Ta sẽ dùng ba trăm người nầy để giải cứu các ngươi khỏi tay Ma-đi-an”.

Ghê-đê-ôn biết với quân số ba trăm người như vầy sẽ không làm được gì trước quân Ma-đi-an, nhưng chàng cứ phó thác và nhờ cậy Đức Chúa Trời.

c. Sự khích lệ cho Ghê-đê-ôn.

Tuy Ghê-đê-ôn sẵn sàng vâng lời, nhưng Chúa thấy trong lòng của chàng vẫn còn lo sợ, nên Ngài phán: “Nếu ngươi còn lo sợ, thì hãy đi với Phura, đầy tớ ngươi, xuống trại quân Ma-đi-an nghe ngóng những điều họ bàn tán, rồi ngươi sẽ vững tâm mà đem quân xuống đánh”.

Ghê-đê-ôn và Phu-ra đi trong bóng tối đến trại quân Ma-đi-an. Tại đây, Ghê-đê-ôn nhìn thấy trại của quân địch đông không kể xiết, còn lạc đà thì rất nhiều. Ghê-đê-ôn đến gần một trại quân, thì nghe có tiếng nói chuyện bên trong. Một người nói: “Tôi thấy một giấc mơ thật lạ. Có một cái bánh nhỏ làm bằng bột lúa mạch lăn vào trại quân Ma-đi-an, đụng phải một cái trại làm cho nó đổ sập xuống”.

Người kia đáp: “Đó chắc là gươm của Ghê-đê-ôn, người Y-sơ-ra-ên. Đức Chúa Trời đã phó Ma-đi-an và cả trại quân nầy vào tay ông ta”.

Ghê-đê-ôn lắng nghe toàn bộ câu chuyện, nỗi lo sợ tan biến. Ghê-đê-ôn quì lạy Đức Chúa Trời rồi trở về trại mình. Chúa cho chàng nghe câu chuyện nầy để biết rằng những lời Chúa nói đều sẽ thành hiện thực. Bây giờ, Ghê-đê-ôn tràn đầy niềm tin và sẵn sàng vào trận.

b. Ghê-đê-ôn tấn công lúc nửa đêm.

Sau khi trở về, Ghê-đê-ôn lập tức dẫn quân đột kích vào doanh trại của quân địch. Ghê-đê-ôn chia quân làm ba đội, mỗi đội một trăm người. Họ không mang gươm, cung tên mà chỉ mang kèn và đuốc để trong bình. Đây là thứ vũ khí đặc biệt, bình không chỉ để bảo vệ ngọn đuốc không bị gió thổi tắt, mà còn có thể giấu kín ngọn lửa cho đến khi cần thiết mới phát sáng. Khi nghe hiệu lệnh của Ghê-đê-ôn, đột nhiên trong đêm tĩnh lặng, ba trăm chiếc kèn đồng loạt thổi lên tứ phía, ba trăm cái bình bị đập vỡ nghe sổn soảng, âm thanh nghe điếc cả tai, ba trăm ngọn đuốc chiếu sáng, rồi mỗi người tay trái cầm đuốc, tay phải cầm kèn thổi vang trời. Họ la hét: “Gươm của Đức Giê-hô-va và của Ghê-đê-ôn”. Quân Ma-đi-an thức giấc trong kinh hoàng. Họ tưởng đã bị bao vây khắp nơi, nên tìm đường chạy trốn. Trong cơn hỗn loạn, Đức Chúa Trời khiến quân Ma-đi-an quay trở lại chém giết lẫn nhau, chết vô số kể. Kết quả là gươm của Đức Giê-hô-va và của Ghê-đê-ôn làm cho quân Ma-đi-an hoàn toàn bại trận. Đức Chúa Trời đã chiến đấu cho dân sự của Ngài.

3. Ứng dụng.

Các em thân mến! Nếu các em bị ai đó cứ hỏi đi hỏi lại một vấn đề, các em có cảm thấy bực mình không? Rất có thể chúng ta sẽ bực mình, và cho là người đó quấy rầy chúng ta, nhưng  Đức Chúa Trời thì không hề như vậy. Bài học hôm nay cho thấy Ghê-đê-ôn đã hỏi Chúa nhiều lần chỉ một vấn đề, dù Chúa đã trả lời rất rõ, nhưng Đức Chúa Trời không hề cho là phiền phức, cũng không quở trách. Đức Chúa Trời yêu thương các em, dùng lời nhỏ nhẹ của Ngài khích lệ các em, ban cho các em khả năng cần thiết, giống như Ngài đã từng giúp đỡ Ghê-đê-ôn vậy.

Câu gốc hôm nay dạy các em: “Hãy phó thác đường lối mình cho Đức Giê-hô-va, và nhờ cậy nơi Ngài, thì Ngài sẽ làm thành việc ấy” (Thi Thiên 37:5).

Các em hiểu “phó thác” nghĩa là gì? “Phó thác” là giao cho. Nói cách khác, “phó thác” là giao hết cho Chúa và không còn bận tâm, không còn lo lắng đến việc đó nữa. Hãy để ý đến phần cuối của câu gốc, không phải Ngài chỉ giúp đỡ mà chính Ngài sẽ làm thành việc ấy. Đây là sự khích lệ rất lớn cho mỗi chúng ta. Các em thấy không, trước việc lớn và khó quá sức mình, Ghê-đê-ôn giao phó cho Chúa và hết lòng nhờ cậy Ngài, cuối cùng Ngài đã làm thành việc lớn đó. Khi gặp khó khăn trong gia đình, của bản thân, hoặc đối diện với sự sợ hãi, các em giao phó hết mọi việc cho Chúa là cách giải quyết đúng đắn và khôn ngoan nhất.

Tuần trước chúng ta đã nói đến một vài vấn đề khó khăn phát sinh từ sự lo sợ, hoặc việc chúng ta không thích làm. Hôm nay, trong phần bài tập kết hợp với thủ công, các em sẽ làm một chuỗi dây câu gốc, để nhắc nhở các em rằng dù bất cứ việc gì xảy ra, Chúa vẫn yêu thương, quan tâm, và giúp đỡ. (Mở tập học viên, câu gốc của tuần nầy được in một mặt, còn mặt bên kia, các em có thể chọn lựa trong Kinh Thánh những câu gốc để điền vào vị trí thích hợp, tốt nhất là những câu gốc trong chương nầy. Có thể ghi ý chính của câu gốc. Dùng giấy bìa cứng để làm, có thể treo trong phòng ngủ hoặc trên đầu giường. Khi tâm trạng bất an, lo sợ một điều gì, cần đến sự khích lệ của Chúa, các em có thể nhìn lên chuỗi dây câu gốc để đức tin được vững vàng).

Không nên ngại ngùng, lưỡng lự hoặc có vẻ xa cách khi cầu nguyện với Chúa. Các em xem Ghê-đê-ôn đã cầu nguyện với Chúa với thái độ nào? Bất cứ lúc nào Chúa đều sẵn sàng để nghe và giúp đỡ các em, giống như Ngài đã nghe và giúp đỡ Ghê-đê-ôn.

BÀI 12. GƯƠM CỦA GHÊ-ĐÊ-ÔN (GV)

I. KINH THÁNH: Các Quan Xét 6:33 – 7:23.

II. CÂU GỐC: “Hãy phó thác đường lối mình cho Đức Giê-hô-va, và nhờ cậy nơi Ngài, thì Ngài sẽ làm thành việc ấy” (Thi Thiên 37:5).

III. BÀI TẬP.

1. Em chọn lựa rồi vẽ vào đường chấm những hình dưới đây, để đoạn văn có ý nghĩa.

…………….……… muốn biết chắc Chúa kêu gọi mình đi giải cứu dân
Y-sơ-ra-ên, nên xin Chúa vài dấu hiệu. Chàng để ……………..…………… ngoài sân đạp lúa. Kết quả …………..………………… ướt rồi khô y như lời cầu xin.

Khi đã biết chắc chắn ý muốn của Chúa, …………….…… lãnh đạo ba trăm ……………… tiến đánh Ma-đi-an. Họ thổi ……………, đập vỡ …………, giơ cao ……..…… Dân Ma-đi-an hoảng loạn tự chém giết nhau. Dân Y-sơ-ra-ên đã chiến thắng.

 

  1. Giao phó cho Chúa.

Chắc hẳn bản thân em hoặc gia đình cũng gặp vài khó khăn. Vậy khó khăn của em là gì? Em ghi ra đây. Qua bài học nầy, em sẽ giao phó cho Chúa như thế nào?

3. Làm chuỗi câu gốc.

– Cách làm: Dùng giấy bìa màu cứng để làm.

+ Cắt giấy bìa theo hình tròn (đường kính 7 cm) hoặc hình thoi (cạnh 7 cm).

+ Số lượng câu gốc bao nhiêu thì cắt số bìa bấy nhiêu.

+ Mặt này của tờ bìa ghi đề tài (Lo sợ – Can đảm – Tham lam – Yêu thương…) còn mặt kia ghi ý chính của câu gốc.

+ Bấm lỗ tròn ở phần đầu và cuối mỗi tờ bìa.

+ Dùng chỉ len hoặc dây nylon màu cột 2 tờ bìa với nhau (lỗ tròn trên của tờ này vào lỗ tròn dưới của tờ kia).

+ Cứ cột liên tục như vậy, chúng ta sẽ có một chuỗi câu gốc.

Dùng chuỗi câu gốc này treo trong phòng ngủ hoặc chỗ góc học tập của em. Khi tâm trạng bất an, lo sợ một điều gì, cần đến sự khích lệ, các em có thể nhìn vào chuỗi câu gốc nầy và đức tin em sẽ vững vàng bởi Lời Chúa

BÀi 12.  ĐỨC CHÚA TRỜI HOÀN THÀNH LỜI HỨA (GV-HV)

BÀi 12.  ĐỨC CHÚA TRỜI HOÀN THÀNH LỜI HỨA (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ III. 2016 on 20 Tháng Bảy, 2018

BÀi 12.  ĐỨC CHÚA TRỜI HOÀN THÀNH LỜI HỨA

I. KINH THÁNH: Lu-ca 1:26-35; 2:1-7.

II. CÂU GỐC: “Ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, là Christ, là Chúa” (Lu-ca 2:11).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Lời hứa của Đức Chúa Trời với Đa-vít đã trở thành sự thật. Ngài sai Chúa Giê-xu giáng sinh trong dòng dõi vua Đa-vít.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời luôn giữ lời hứa.

– Hành động: Cảm tạ Đức Chúa Trời đã ban Chúa Cứu Thế như lời Ngài hứa.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A.SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Gợi ý 1: Bối cảnh Kinh Thánh.

1. Mục đích: Giúp các em ôn lại chuyện Chúa Giê-xu giáng sinh ở Bết-lê-hem.

2. Vật liệu: Tập học viên bài 12, một tấm xốp 45 x 30cm làm mô hình, giấy nhám hoặc giấy màu xám làm đường đi, giấy màu xanh làm dòng suối, đất sét làm núi, giấy cứng làm thành Bết-lê-hem và Na-xa-rét, vài sợi kẽm 6 x 15cm để làm người, giấy màu hoặc vải làm quần áo, kéo, keo dán.

3. Thực hiện:

– Giáo viên căn cứ theo tập học viên, bài 12 để làm đường đi, dòng sông, thành Bết-lê-hem, Na-xa-rét, núi.

– Đến lớp, hướng dẫn các em mở tập học viên làm mô hình Chúa Giê-xu giáng sinh. Dán hình đường đi, sông, núi, thành Bết-lê-hem, Na-xa-rét vào tấm xốp. Sau đó giúp các em làm hình người bằng dây kẽm.

– Khi các em làm xong, giáo viên nói: “Ngày xưa, Ma-ri và Giô sép từ thành Na-xa-rét đến Bết-lê-hem theo con đường này. Họ phải vượt qua nhiều đồi núi, lội qua sông”, giáo viên vừa nói vừa cắm hình người bằng kẽm vào mô hình.

– Khuyến khích các em kể lại chuyện Chúa Giê-xu giáng sinh. Có thể vừa kể vừa di chuyển hình người trên mô hình để minh họa. Đến đoạn thiên sứ báo tin cho Ma-ri tại Na-xa-rét, giáo viên đặt câu hỏi: “Chúa Giê-xu giáng sinh tại thành nào?”

* Gợi ý 2: Ráp câu gốc.

1. Mục đích: Giúp các em mau thuộc câu gốc.

2. Vật liệu: Cắt giấy cứng ra thành nhiều tờ hình vuông (3 x 3cm), viết màu, kéo, bì thư (mỗi nhóm một cái).

3. Thực hiện:

– Dùng bút màu ghi câu gốc lên giấy hình vuông (mỗi tờ một chữ) rồi bỏ vào bao thư.

– Chia các em thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhận một bao thư, xem nhóm nào xếp nhanh nhất và giải thích được ý nghĩa của câu gốc.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH

(Chuẩn bị thị trợ: Kinh Thánh, mô hình “Bối cảnh Kinh Thánh” trong phần “sinh hoạt đầu giờ”, tập học viên bài 12).

1. Vào đề

Các em thân mến, các em còn nhớ vua Đa-vít yêu mến Đức Chúa Trời nên muốn xây dựng gì cho Ngài?” (Đền thờ). “Tiên tri Na-than báo cho Đa-vít biết điều gì?” (Đức Chúa Trời muốn con của vua Đa-vít sẽ xây dựng đền thờ cho Ngài). Đức Chúa Trời cho Đa-vít biết chương trình đặc biệt của Ngài khi ban cho ông lời hứa kỳ diệu. “Lời hứa ấy là gì?” (Ngài sẽ sai một vị Vua vĩ đại đến thế gian. Vị vua đó được sinh ra từ dòng dõi Đa-vít và sẽ làm vua đời đời).

2. Bài học.

Một hôm, Đức Chúa Trời cho biết Cứu Chúa sắp đến. Trước tiên, Ngài sai thiên sứ báo tin cho Ma-ri, các em còn nhớ đó là tin gì không? (Cho các em trả lời). Tin tức mà thiên sứ báo cho Ma-ri nhắc các em về điều gì? (Lời hứa của Đức Chúa Trời với Đa-vít). Bấy giờ, Ma-ri biết rằng Chúa Cứu Thế sắp đến thế gian và biết mình sẽ là mẹ của Ngài.

Em nào nhớ Ma-ri sống ở đâu? (Na-xa-rét). Con Thánh sinh ra ở đâu? (Bết-lê-hem). Đây là những sự kiện quan trọng vì là lời hứa của Đức Chúa Trời. Bây giờ các em xem sự việc xảy ra như thế nào nha.

Một hôm, Sê-sa Au-gút-tơ ra lệnh phải lập sổ bộ cho cả dân sự. Như vậy, Giô-sép và Ma-ri phải đi đâu để khai tên vào sổ? Họ đến Bết-lê-hem, vì Giô-sép, chồng của Ma-ri là dòng dõi vua Đa-vít nên phải về quê hương của Giô-sép để đăng ký sổ bộ. (Cho các em cùng thực hiện phần “Sinh hoạt đầu giờ 1”, dùng “Bối cảnh Kinh Thánh thuật chuyện).

Đêm đó, Con của Đức Chúa Trời giáng sinh. Ngài được sinh ra từ dòng dõi Đa-vít và ngay tại thành Đa-vít là Bết-lê-hem, ứng nghiệm lời Đức Chúa Trời phán trong Kinh Thánh (cho các em đọc Kinh Thánh Lu-ca 2:11). Hỏi các em vì sao gọi là thành Đa-vít?

Như vậy, Đức Chúa Trời đã hoàn thành lời hứa của mình. Giờ đây, Chúa Giê-xu đang ngự trên trời, nhưng một ngày nào đó Ngài sẽ trở lại và làm Vua đời đời. Đó là lúc lời Đức Chúa Trời hứa với Đa-vít hoàn thành trọn vẹn.

3. Ứng dụng.

Đức Chúa Trời biết tất cả các em đều cần đến Cứu Chúa là Đấng đã gánh lấy tội lỗi. Đó là Chúa Giê-xu và qua Ngài, các em được làm hòa với Đức Chúa Trời, được tha thứ mọi tội lỗi để trở nên con cái Ngài (đọc Kinh Thánh Giăng 1:12). Đức Chúa Trời hứa rằng, Ngài sẽ làm thành những điều đã phán (Ê-xê-chi-ên 36:36). Vì biết Đức Chúa Trời luôn thực hiện lời Ngài hứa nên các em có thể đặt trọn lòng tin nơi lời hứa của Ngài.

– Nếu em nào muốn biết nhiều hơn về Cứu Chúa Giê-xu và sự tha tội của Ngài, mời các em đến nói chuyện với cô (thầy) để có thể hiểu rằng lời hứa của Chúa với các em là chân thật. Sau giờ học, giáo viên có thể trò chuyện với những em chưa tin Chúa.

– Hướng dẫn các em cầu nguyện cảm tạ tình thương của Chúa Cứu Thế đối với các em, xin Đức Chúa Trời tha thứ mọi tội lỗi và cảm tạ về lời hứa của Ngài. Sau cùng, giáo viên cầu nguyện kết thúc.

BÀI 12. ĐỨC CHÚA TRỜI HOÀN THÀNH LỜI HỨA

I. KINH THÁNH: Lu-ca 1:26-35; 2:1-7.

II. CÂU GỐC: “Ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, là Christ, là Chúa” (Lu-ca 2:11).

III. BÀI TẬP.

A. CON RỐI: CÂU CHUYỆN CHÚA GIÊ-XU GIÁNG SINH.

Nhân vật: Ma-ri, Giô-sép, em bé Giê-xu, thiên sứ, con lừa. (Dùng dây kẽm, giấy màu hoặc vải để làm con rối như hình vẽ).

Nội dung

 

Ít lâu sau…

 

Thế là Ma-ri và Giô-sép rời Na-xa-rét đến Bết-lê-hem. Tại đó, Con Đức Chúa Trời giáng sinh, đúng như lời Ngài đã hứa.

 

 

 

B. MÔ HÌNH TRUYỆN KINH THÁNH

1. Làm mô hình truyện Kinh Thánh, tượng trưng đường từ Na-xa-rét đến Bết-lê-hem.

– Dùng giấy nhám hoặc giấy màu xám làm đường đi.

 

– Dùng giấy màu xanh dương làm dòng suối.

 

 

– Dùng đất sét làm núi.

 

 

– Dùng giấy cứng làm thành, cắm lên đất sét hay cát.

 

Tặng thiệp này cho bạn và mời tham dự lớp Trường Chúa Nhật, hoặc đặt lên bàn để nhắc mình luôn cảm tạ Đức Chúa Trời.

IV. PHỤ LỤC.

CẢM ƠN.

1. Ai đã giúp đỡ hoặc đối xử tốt với em?

………………………………………………………………………………………….

2. Người ấy đã làm gì cho em? ………………………………………..

– Em có cần cảm ơn người đó không?

– Em có yêu thương người đó không?

* Dưới đây là một vài cách bày tỏ lòng biết ơn.

THIỆP CẢM ƠN.

– Cắt một tờ giấy cứng.

– Viết vài lời cảm ơn.

– Dùng bút màu hoặc giấy màu trang trí cho đẹp.

CÂY CẢM ƠN.

Tìm một cành cây khô, cắm vào đất hoặc xốp. Làm một tấm thiệp, một mặt ghi tên người nhận, một mặt ghi vài lời cảm ơn.

Xỏ chỉ treo lên cành cây. Đặt trong nhà, trong lớp Trường Chúa Nhật hay tặng cho người đã giúp mình.

 

TRỒNG CÂY.

* Vật liệu:

– Một vỏ hộp hoặc lon rỗng.

– Đất và nước.

– Giấy hoa.

– Keo dán, kéo.

* Cách làm:

a. Dán giấy hoa chung quanh hộp.

2. Đổ đất vào, gieo hạt giống hoặc trồng cây.

3. Tưới nước.

4. Tặng người đã giúp đỡ hoặc đối xử tốt với em.

 

 

BẢNG THÀNH TÍCH

Những hình dưới đây ghi lại thành tích của em trong lớp học Trường Chúa Nhật. Mỗi hình chia làm hai phần: A – Hiện diện, B – Câu gốc.

Tuần nào em có đi học Trường Chúa Nhật, tô màu phần A, thuộc câu gốc, tô màu phần B. Hãy cố gắng lên để những búp bê của em có nhiều sắc màu đẹp đẽ.

Tên của em……………..……………………………………………………………

 

LỜI GÓP Ý CỦA GIÁO VIÊN.

 

Giáo viên……………………….

BÀI 2. CHÚA CỨU THẾ NĂM MƯỜI HAI TUỔI (VG-HV)

BÀI 2. CHÚA CỨU THẾ NĂM MƯỜI HAI TUỔI (VG-HV)

in ẤU NHI, QUÍ III. 2016 on 20 Tháng Bảy, 2018

BÀI 2. CHÚA CỨU THẾ NĂM MƯỜI HAI TUỔI (VG)

I. KINH THÁNH: Lu-ca 2:41-52.

II. CÂU GỐC: “Đức Chúa Giê-xu khôn ngoan càng thêm, thân hình càng lớn, càng được đẹp lòng Đức Chúa Trời và người ta” (Lu-ca 2:52).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Chúa Giê-xu càng lớn càng khôn ngoan và càng khôn ngoan đẹp lòng Đức Chúa Trời và người ta.

– Cảm nhận: Lớn lên trong sự chỉ dẫn của Lời Chúa là đẹp lòng Đức Chúa Trời.

– Hành động: Em học Lời Chúa để được lớn lên trong sự hướng dẫn của Ngài.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Thợ mộc tí hon.

1. Mục đích: Giúp các em biết công việc Chúa Giê-xu làm trong tuổi thơ.

2. Chuẩn bị: Đồ nghề thợ mộc (búa, kềm, cưa, bào, đinh, ốc vít…), hai cái khăn lông.

3. Thực hiện: Chúa Giê-xu khi còn nhỏ đã học được nghề thợ mộc. Bây giờ các em cũng học nghề thợ mộc để biết nghề ấy cần những dụng cụ gì nha!

Giáo viên giới thiệu công dụng của từng công cụ và làm mẫu cho các em xem.

Cho các em lần lượt chọn một dụng cụ, và cho biết công cụ đó để làm gì? Các em làm động tác như đang sử dụng công cụ đó (bắt chước động tác làm mẫu của giáo viên).

A. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Các em thân mến! Vào thời Chúa Giê-xu, hằng năm dân Do Thái kỷ niệm Lễ Vượt Qua rất long trọng. Lễ này được tổ chức để nhớ lại ngày Đức Chúa Trời giải phóng dân Do Thái khỏi ách nô lệ tại Ai Cập hằng trăm năm trước. Vậy là vào năm Chúa Giê-xu mười hai tuổi Ngài cũng được cha mẹ dẫn đến đền thờ để dự lễ. Chúa Giê-xu làm gì tại đền thờ? Các em cùng theo dõi câu chuyện hôm nay để biết nha!

  1. Bài học.

Đền thờ là nơi đẹp nhất trong thành Giê-ru-sa-lem, đó là một tòa nhà nguy nga, lộng lẫy, có nóc bằng vàng, cánh cửa rộng lớn. Khi Chúa Giê-xu và gia đình vào đền thờ thì đã đông nghẹt những người đến dự lễ.

Mấy hôm liền, Chúa Giê-xu cùng ba mẹ thờ phượng Đức Chúa Trời trong đền thờ. Khi những ngày lễ đã qua, Giô-sép, Ma-ri cùng bà con, bạn bè trở về. Dọc đường, họ phát hiện không có Chúa Giê-xu đi cùng. Giô-sép và Ma-ri vội quay lại thành Giê-ru-sa-lem tìm Chúa Giê-xu. Theo các em Chúa Giê-xu ở đâu, Giô-sép và Ma-ri có tìm được Chúa Giê-xu không? (Cho các em trả lời).

Vừa đến đền thờ, họ thấy có một đám đông đang bàn luận về Kinh Thánh, Chúa Giê-xu ngồi giữa các giáo sư vừa nghe vừa giải thích cho họ hiểu về Đức Chúa Trời. Mọi người ai cũng ngạc nhiên về sự hiểu biết của cậu bé Giê-xu mười hai tuổi.

Ma-ri gọi: “Giê-xu! Sao con không theo ba mẹ, để ba mẹ đi tìm con khắp nơi”. Chúa Giê-xu thưa: “Ba mẹ tìm con làm chi? Ba mẹ không biết con phải lo việc Cha con sao?” Nhưng Giô-sép và Ma-ri đều không hiểu ý của Chúa Giê-xu trong câu này.

Sau đó, Chúa Giê-xu theo cha mẹ về Na-xa-rét. Ngài ngoan ngoãn vâng lời cha mẹ, tiếp tục học và làm nghề như các bạn trai thời đó. Còn bà Ma-ri thì luôn ghi nhớ những lời Chúa Giê-xu nói trong đền thờ. Chúa Giê-xu càng lớn, càng khôn ngoan, đẹp lòng Đức Chúa Trời và mọi người.

  1. Ứng dụng.

Các em thân mến! Các em đã biết Chúa Giê-xu là người con ngoan ngoãn, vâng lời ba mẹ, thường hay cầu nguyện, siêng năng đọc Kinh Thánh, sống hòa thuận với mọi người. Em có phải là người con ngoan không? Các em hãy học theo gương Chúa Giê-xu, sống đẹp lòng Đức Chúa Trời và mọi người xung quanh nhé.

* Chuẩn bị.

– Kéo, keo, viết chì màu, viết chì.

* Thực hiện.

– Cho các em tô màu hình vẽ.

BÀI 12.  CHÚA CỨU THẾ NĂM MƯỜI HAI TUỔI (HV)

I. KINH THÁNH: Lu-ca 2:41-52.

II. CÂU GỐC: “Đức Chúa Giê-xu khôn ngoan càng thêm, thân hình càng lớn, càng được đẹp lòng Đức Chúa Trời và người ta” (Lu-ca 2:52).

III. BÀI HỌC: Chúa Giê-xu càng lớn càng khôn ngoan và càng đẹp lòng Đức Chúa Trời và người ta.

1. BÀI TẬP: Cho các em tô màu hình vẽ.