Ngày: Tháng Bảy 23, 2018

BÀI 1. NGƯỜI LÃNH ĐẠO PHẢI BIẾT VÂNG LỜI (GV-HV)

BÀI 1. NGƯỜI LÃNH ĐẠO PHẢI BIẾT VÂNG LỜI (GV-HV)

in QUÍ IV. 2016, THIẾU NHI on 23 Tháng Bảy, 2018

BÀI 1. NGƯỜI LÃNH ĐẠO PHẢI BIẾT VÂNG LỜI (GV)

 I. KINH THÁNH: Xuất Ê-díp-tô 17:8-16.

II. CÂU GỐC: “Hãy nghe lời khuyên dạy, và tiếp nhận sự giáo hối, để con được khôn ngoan trong lúc cuối cùng” (Châm ngôn 19:20).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Giô-suê vâng theo chỉ thị của Môi-se và Đức Chúa Trời đã giúp ông chiến thắng dân A-ma-léc.

– Cảm nhận: Vâng theo lời khuyên dạy thì sẽ thành công.

– Hành động: Vâng phục những chỉ thị mà người lãnh đạo (ba mẹ, giáo viên…) đưa ra.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Sự hướng dẫn trên bản đồ.

1. Mục đích: Cho các em tự tìm ra câu gốc của bài học Kinh Thánh này.

2. Tài liệu: Sách học viên trang tư liệu A.

3. Thực hiện: Hướng dẫn các em mở sách học viên trang tư liệu A, cho các em theo hướng dẫn hoàn thành bài tập, tìm ra câu gốc của bài này.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

1. Vào đề.

Các em thân mến! Bây giờ chúng ta sẽ gặp gỡ một đoàn người Hê-bơ-rơ từ xứ Ai-cập đến. Trong đoàn người ấy có một thanh niên tên là Giô-suê. Giô-suê là người yêu mến Đức Chúa Trời.

2. Bài học.

Từ lúc dân Ysơ-ra-ên rời Ai-cập cho đến bây giờ, Giô-suê nhìn thấy rõ Đức Chúa Trời đã chăm lo cho dân sự Ngài. Giô-suê cũng nhận biết Đức Chúa Trời chọn lựa Môi-se làm người lãnh đạo. Dù lúc ấy Giô-suê còn trẻ, nhưng ông vẫn là người trợ giúp đắc lực của Môi-se. Lúc này, Môi-se đang hướng dẫn dân sự vượt qua đồng vắng Sin, đến vùng đất mà Đức Chúa Trời hứa ban (chỉ trên bản đồ).

Bây giờ các em nhắm mắt lại và thử tưởng tượng mình cùng đoàn dân Y-sơ-ra-ên đang đi trong đồng vắng. Các em cảm thấy thế nào? Khí hậu nóng bức cùng mùi của súc vật chung quanh. Các em nghe tiếng chân người và tiếng súc vật kêu. Bỗng nhiên, các em lại nghe có tiếng nhốn nháo phía sau. Chuyện gì vậy? Bây giờ các em mở mắt ra xem chuyện gì xảy ra nhé!

Các em đọc Xuất Ê-díp-tô 17:8 xem chuyện gì đã xảy ra? (Người A-ma-léc đến khiêu chiến). Người A-ma-léc không cho dân Y-sơ-ra-ên và đàn súc vật đi ngang qua vùng đất của họ, nên muốn khiêu chiến. Trong hoàn cảnh đó, Môi-se ra lệnh cho Giô-suê: “Ngươi hãy tuyển chọn một số thanh niên trai tráng để chiến đấu với dân A-ma-léc. Còn ta sẽ đứng trên đỉnh đồi cầm gậy của Đức Giê-hô-va trong tay”. 

Giô-suê lập tức vâng theo chỉ thị của Môi-se, nhanh chóng tuyển quân, sẵn sàng chiến đấu. Giô-suê lãnh đạo quân Y-sơ-ra-ên ra trận. Khi nhìn lên đỉnh đồi, họ thấy Môi-se đang cầm cây gậy giơ cao lên, thì biết ông đang cầu xin Đức Chúa Trời giúp đỡ.

Y-sơ-ra-ên tấn công dân A-ma-léc. Họ đang chiến thắng. Bỗng nhiên, dân A-ma-léc mạnh lên. Dân Y-sơ-ra-ên phải lùi lại. Các em đọc Xuất 17:11 xem tại sao lại như vậy?

Thì ra, thế trận tùy thuộc vào việc Môi-se giơ tay cao lên hay hạ xuống. Khi tay Môi-se hạ xuống, dân A-ma-léc trở nên mạnh mẽ. Môi-se gấp rút giơ hai tay lên, tiếp tục cầu nguyện với Đức Chúa Trời (giáo viên vừa nói vừa giơ hai tay lên, cho các em làm theo). Thật lạ lùng, người A-ma-léc bỗng trở nên yếu đuối. Xem ra, tay của Môi-se không thể nào để xuống được, nhưng ông không thể nào giơ mãi vì sẽ rất mỏi. Các em có cảm thấy mỏi không?

Các em đọc Xuất 17:12 xem Môi-se phải làm thế nào? A-rôn là anh của Môi-se, còn Hu-rơ là bạn. Hai người phải giúp đỡ Môi-se. Họ lấy đá kê cho ông ngồi, rồi hai người ở hai bên nâng cánh tay của Môi-se lên. Đây không phải là một việc dễ, vì tay họ không bao lâu cũng sẽ bị mỏi. Nhưng nhất định họ phải làm như vậy cho đến khi mặt trời lặn. Đây là khoảng thời gian quan trọng để quyết định kết quả trận chiến.

Mặt trời lặn xuống! Giô-suê đánh bại người A-ma-léc. Lúc ấy, chắc Môi-se, A-rôn và Hu-rơ lập tức để tay xuống để nghỉ ngơi. Chính Đức Chúa Trời giúp đỡ Giô-suê chiến thắng dân A-ma-léc.

Sau đó, Đức Chúa Trời nói chuyện với Môi-se. Các em đọc Xuất 17:14 xem Ngài phán dặn Môi-se làm gì? Đức Chúa Trời muốn dân Y-sơ-ra-ên ghi nhớ chính Ngài giúp họ chiến thắng.

Môi-se lập một bàn thờ cho Đức Giê-hô-va, để thờ phượng và cảm tạ Ngài đã giúp dân Y-sơ-ra-ên chiến thắng. Môi-se đặt tên bàn thờ là “Giê-hô-va cờ xí của tôi”, có nghĩa là “Đức Chúa Trời vùa giúp”. Tên gọi này nhắc nhở họ phải ghi nhớ quyền năng và sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời.

3. Ứng dụng.

a. Ôn lại câu chuyện.

Cho các em mở sách học viên bài số 1 và theo hướng dẫn hoàn thành bài tập “Cuộc chiến giữa Y-sơ-ra-ên và A-ma-léc”. Sau đó, cho các em thảo luận: “Nếu Giô-suê sợ hãi không dám vâng lời Môi-se thì sẽ ra sao? Theo em, tại sao Giô-suê vâng theo chỉ thị của Môi-se? (Giô-suê biết Môi-se là người của Đức Chúa Trời, là người lãnh đạo tốt, vâng phục Đức Chúa Trời). Lần này, Giô-suê học tập được gì ở Môi-se? (Một người lãnh đạo không bao giờ quên cầu xin Đức Chúa Trời giúp đỡ).

b. Học câu gốc.

Cho các em chia sẻ phần sinh hoạt đầu giờ, sau đó đọc câu gốc rồi thảo luận: “Trọng tâm câu Kinh Thánh này là gì? (Các em phải lắng nghe và tiếp nhận mọi lời khuyên dạy, nhất là lời khuyên dạy trong Kinh Thánh. Như thế, các em sẽ được sự khôn ngoan và thành công).

c. Áp dụng vào đời sống.

Trước hết thảo luận với các em: “Những người nào là người lãnh đạo trong đời sống của các em?” (Ba, mẹ, thầy, cô, người huấn luyện…). Em tự đánh giá mình được bao nhiêu điểm về phương diện vâng lời họ? (100 điểm là tối đa). Sau đó cho các em theo hướng dẫn hoàn thành bài tập “Lời nói của ai?”

Giáo viên chia sẻ: “Vâng lời đôi khi không phải là việc dễ, bởi vì chúng ta thường thích làm theo ý mình. Nếu những người hướng dẫn khuyên các em làm điều đúng mà các em không nghe theo, thì sẽ thất bại. Xin Đức Chúa Trời giúp đỡ các em vâng phục sự hướng dẫn của người khác, như: Mục sư, ba mẹ, thầy cô, anh chị hướng dẫn… Có một điều chắc chắn các em phải vâng phục, đó là phải tin Chúa Giê-xu để trở nên con cái của Đức Chúa Trời. Các em đã vâng phục Đức Chúa Trời tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa chưa? (Cho các em cầu nguyện).

BÀI 1.  NGƯỜI LÃNH ĐẠO PHẢI BIẾT VÂNG LỜI (HV)

 I. KINH THÁNH: Xuất E-díp-tô 17:8-16.

II. CÂU GỐC: “Hãy nghe lời khuyên dạy, và tiếp nhận sự giáo hối, để con được khôn ngoan trong lúc cuối cùng” (Châm ngôn 19:20).

III. BÀI TẬP

1. Cuộc chiến giữa Y-sơ-ra-ên và A-ma-léc.

Em chọn lựa hình vẽ thích hợp và trả lời câu hỏi phía dưới.

Tuyển chọn một số người ra trận.

(Hình A).

Kinh Thánh.

(Hình B).

Bàn thờ.

(Hình C).

A-rôn, Hu-rơ.

(Hình D).

Người A-ma-léc.

(Hình E).

Môi-se, A-rôn, Hu-rơ.

(Hình G).

a. Ai khiêu chiến với dân Y-sơ-ra-ên?

Hình ……

b. Môi-se chỉ thị cho Môi-se làm gì?

Hình ……

c. Ai đứng trên đỉnh đồi?

Hình ……

b. Ai giúp đỡ Môi-se khi ông mệt mỏi?

Hình ……

c. Môi-se làm gì sau khi chiến thắng?

Hình …….

d. Môi-se ghi lại sự kiện này vào đâu?

Hình ……

2. Lời nói của ai?

Trong cuộc sống, người lãnh đạo thường ra những chỉ thị. Em dùng đường vẽ nối nhân vật và lời nói sao cho phù hợp. Sau đó, em tự đánh giá mình được bao nhiêu điểm về phương diện vâng lời, nhớ tối đa là 100 điểm nhé!

(từ trên xuống dưới, từ trái qua phải)

 

Cảnh sát.

Giáo viên.

Ba.

Mẹ.

Huấn luyện viên.

Lớp trưởng.

  • Em là cầu thủ dự bị.
  • Đi xe đạp phải đúng đường dành cho xe đạp.
  • Xếp hàng ở đây.
  • Để đồ chơi đúng chỗ.
  • Cắm trại ngày mai phải dừng lại. (Hỏi Trâm câu nầy nghĩa gì?
  • Bạn bè phải giúp đỡ lẫn nhau.
  • Hôm nay bạn trực vệ sinh.
  • Phải đi trên đường dành cho người đi bộ.
  • Làm xong bài mới xem tivi.
  • Đừng đá cầu qua bên trái.
  • Mặc áo lạnh mới ra ngoài.
  • Ngày mai nộp bài.

BÀI 1.  CÁC CÔNG VIỆC TRONG THỜI ĐẠI KINH THÁNH (GV-HV)

BÀI 1.  CÁC CÔNG VIỆC TRONG THỜI ĐẠI KINH THÁNH (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ IV. 2016 on 23 Tháng Bảy, 2018

BÀI 1.  CÁC CÔNG VIỆC TRONG THỜI ĐẠI KINH THÁNH (GV)

I. KINH THÁNH: Ru-tơ 2:1-17; Công Vụ 16:11-15.

II. CÂU GỐC: “Nàng… lạc ý lấy tay mình mà làm công việc” (Châm ngôn 31:13).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: So sánh các việc làm trong thời Bô-ô và Ly-đi với nông dân và thương nhân ngày nay có gì khác nhau.

– Cảm nhận: Các công việc của nông dân hay thương nhân đều có ích.

– Hành động: Trong tuần, em chọn làm một việc hợp với khả năng để giúp đỡ những người chung quanh.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

Giáo viên dựa vào hoàn cảnh thực tế, hướng dẫn các em tiến hành hai sinh hoạt gây hứng thú sau, hoặc chọn lấy một.

* Đề nghị 1: Ghép đôi.

1. Vật liệu: Trang tài liệu A trong sách giáo viên.

2. Chuẩn bị: Photo trang tài liệu A (gồm 2 phần: Hình và chữ). Tô màu phần hình, sau đó cắt tất cả ra thành hai bộ thiệp ghép đôi (một bộ thiệp ghép đôi gồm: 5 tấm hình và 5 tấm giấy có chữ cho mỗi hình).

Chia các em thành hai nhóm, phát cho mỗi nhóm một bộ thiệp ghép đôi. Hướng dẫn các em tiến hành ghép đôi các tấm thiệp hình và chữ như sau:

1. Tìm hình một phụ nữ (Gợi ý: Dưới góc hình đó có một ngôi sao).

2. Người phụ nữ đó là một góa phụ, góa phụ có nghĩa là chồng của bà ta đã chết. Vào thời đại Kinh Thánh, góa phụ không được hưởng gia tài của người chồng để lại. Vì thế họ rất nghèo, cần được sự giúp đỡ của người khác.

3. Tìm mảnh giấy có ghi từ “góa phụ”.

4. Vẽ một ngôi sao dưới góc tờ giấy nầy.

5. Tìm hình vẽ có ký hiệu hình vuông, hình này miêu tả vào thời đại Kinh Thánh, người ta gặt lúa trong đồng ruộng. Đàn ông phụ trách gặt hái, phụ nữ và trẻ em đem những bông lúa đã gặt bó thành từng bó.

6. Tìm tờ giấy có ghi từ “thu hoạch”. Vẽ dưới góc ký hiệu hình vuông.

7. Tìm hình vẽ có ký hiệu hình tròn, đây là một con dao đặc biệt, nó vừa dài vừa cong, chuyên dùng để gặt hái.

8. Con dao đó được gọi là “lưỡi liềm”. Vẽ ký hiệu hình tròn vào tờ giấy.

9. Tìm hình vẽ có ký hiệu hình bán nguyệt, góa phụ này đang lượm những bông lúa còn sót lại (Những bông lúa rơi lại sau khi đã cột thành từng bó). Vào thời đại Kinh Thánh, Đức Chúa Trời phán rằng, phải cho những người nghèo khó lượm những bông lúa rơi trên đồng ruộng.

10. Tìm tờ giấy có ghi từ “mót lúa”. Vẽ ký hiệu hình bán nguyệt vào tờ giấy.

11. Hình vẽ cuối cùng có nghĩa là gì đây? Đúng rồi, người đàn ông nầy đang đập lúa, những hạt lúa rơi chung quanh, việc nầy được gọi là “đập lúa”.

12. Tìm tờ giấy có ghi từ “đập lúa”. Vẽ ký hiệu hình tam giác vào tờ giấy.

13. Ghép đôi những hình vẽ và tờ giấy lại theo ký hiệu (Cho các em đem những hình vẽ và tờ giấy dán lên bảng).

B. BÀI HỌC KINH THÁNH

(Chuẩn bị thị cụ: Photo lớn trang tài liệu A hình 1-13 trong sách giáo viên, trang tư liệu A trong tập học viên).

  1. Vào đề.

Đức Chúa Trời tạo dựng nên mỗi người có sở thích và khả năng khác nhau, Chúa cho chúng ta tự do lựa chọn những công việc khác nhau để làm. Em thử kể ra một số công việc mà những người em biết đang làm? Họ là công nhân, nông dân, giáo viên, thầy thuốc…

Kinh Thánh cho chúng ta biết một số công việc mà những ngươi thời xưa đã làm (Cho các em xem hình, dùng những hình nầy làm ví dụ). Bài học nầy sẽ cho các em biết rõ hơn về các công việc mà người ta làm trong thời đại Kinh Thánh.

2. Bài học.

a. Câu chuyện của người nông dân.

Kinh Thánh kể rằng: Bô-ô là một nông gia rất giàu có. Lúc ấy, những cánh đồng ngút ngàn, cò bay thẳng cánh của ông đang vào mùa thu hoạch (cho các em xem hình 1). Những người làm công cho Bô-ô đang thoăn thoắt cắt những bông lúa trĩu nặng bằng chiếc lưỡi liềm bén ngót, cong vút. Sau đó, phụ nữ và trẻ em gom những bông lúa đã cắt bó lại thành từng bó. Trong mùa thu hoạch mọi người đều rất bận rộn.

Một hôm, ông Bô-ô đến thăm một trong những cánh đồng của mình, ông thấy một phụ nữ đang mót những bông lúa mà những thợ gặt làm rơi lại. Bô-ô chưa từng gặp người nầy bao giờ, ông hỏi những người làm công: “Người phụ nữ đó là ai?” Người ta trả lời: “Đó là dâu của bà Na-ô-mi, tên là Ru-tơ”. Tuy chưa từng gặp Ru-tơ, nhưng ông Bô-ô có nghe rằng chồng cô đã qua đời – như vậy, cô ta là một góa phụ (Đưa ra hình 1 và mời một em tìm tờ giấy có ghi từ “góa phụ”). Ông Bô-ô cũng biết bà Na-ô-mi là một góa phụ, vì ông là bà con xa với gia đình chồng bà. Bô-ô còn biết, Ru-tơ không trở về nhà cha mẹ mình mà quyết định ở lại sống cùng Na-ô-mi. Ông biết Ru-tơ yêu thương Na-ô-mi, sẵn lòng giúp đỡ Na-ô-mi trong lúc tuổi già. Vì thế, ông Bô-ô quyết định giúp đỡ Ru-tơ. Ông bảo Ru-tơ cứ tiếp tục mót lúa trong ruộng của mình, cũng như được uống nước trong bình như các thợ gặt khác. Đến giờ ăn, Bô-ô gọi Ru-tơ: “Đến đây ăn với chúng tôi”. Bô-ô đem bánh và hột mạch rang cho Ru-tơ ăn no nê. Phần còn dư lại, Ru-tơ nghĩ thầm: “Mình sẽ gói đem về cho mẹ. Nhất định mẹ mình rất thích những hột mạch rang nầy”.

Sau đó, Ru-tơ tiếp tục mót lúa. Ông Bô-ô dặn những người giúp việc: “Hãy để cho nàng mót lúa bất cứ nơi đâu. Thỉnh thoảng rút ra ít bông lúa bỏ cho nàng nhặt”. Còn Ru-tơ cứ mãi miết mót nhặt đến chiều tối, Ru-tơ rất vui vì số lúa có được nhiều hơn so với suy nghĩ. Nhờ sự nhân từ của Bô-ô mà Ru-tơ và Na-ô-mi có đủ lương thực để sống trong những ngày khó khăn.

b. Câu chuyện của người thương gia.

Buôn bán là một công việc quan trọng ngày nay. Đó cũng là một công việc quan trọng trong thời đại Kinh Thánh. Những người làm công việc nầy được gọi là thương gia.

Vào thời đại Kinh Thánh, đa số các cửa hiệu trong thành phố đều tập trung tại một khu vực, được gọi là chợ. Các cửa hiệu đều hướng về mặt đường (cho các em xem hình).

Kinh Thánh Tân Ước có nói đến một thương nhân tên là Ly-đi (Mở Kinh Thánh Công vụ 16, đồng thời đưa ra hình 12). Bà Ly-đi có một cửa tiệm buôn bán hàng sắc tía. Vào thời đó, hàng sắc tía rất quí, chỉ có những người giàu có sang trọng mới mặc những áo quần bằng loại vải nầy. Quần áo của vua chúa và những người bà con của họ đều may bằng hàng sắc tía.

Bà Ly-đi buôn bán hàng sắc tía, đương nhiên là rất giàu có. Trong căn nhà rộng lớn bà có rất nhiều người giúp việc. Kinh Thánh còn cho chúng ta biết, bà Ly-đi là người yêu mến Đức Chúa Trời. Cứ mỗi thứ bảy, bà đều cùng một vài phụ nữ cầu nguyện bên bờ sông. Vào một thứ bảy nọ, khi những phụ nữ nầy đang cầu nguyện, sứ đồ Phao-lô đến trò chuyện với họ. Ông phát hiện họ vẫn chưa hiểu biết về Chúa Giê-xu. Phao-lô liền giải thích cho họ biết, Chúa Giê-xu là Con Một của Đức Chúa Trời, Ngài đã chịu chết trên thập tự giá để loài người được tha tội. Tiếp sau đó, Phao-lô cho họ biết Chúa Giê-xu đã từ kẻ chết sống lại và hiện nay đang ngồi bên hữu Đức Chúa Trời để cầu thay cho loài người.

Bà Ly-đi nhận biết những lời Phao-lô nói là thật, bà tin Chúa Giê-xu và trở thành một thành viên trong gia đình của Chúa. Rồi bà mời Phao-lô cùng bạn của ông đến thăm nhà bà và ở với gia đình bà một thời gian để rao giảng Tin Lành.

3. Ứng dụng

Hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi sau: Bô-ô giúp đỡ Ru-tơ bằng cách nào? Thương nhân Ly-đi làm thế nào để giúp đỡ Phao-lô và bạn của ông? Em có cho rằng Bô-ô và Ly-đi đều thích công việc của mình không? Vì sao?

Trong phần trắc nghiệm, giáo viên dựa vào gợi ý trong tập học viên hướng dẫn các em chia sẻ: Nhận biết công việc của Bô-ô và Ly-đi có giúp em hiểu biết về Kinh Thánh hơn không? Các em sẽ làm gì để giúp đỡ người chung quanh mình? (Những gì được Kinh Thánh chép lại đều là người thật việc thật).

BÀI 1. CÁC CÔNG VIỆC TRONG THỜI ĐẠI KINH THÁNH (HV)

I. KINH THÁNH: Ru-tơ 2:1-17; Công Vụ 16:11-15.

II. CÂU GỐC: “Nàng … lạc ý lấy tay mình mà làm công việc” (Châm

ngôn 31:13).

III. BÀI TẬP.

A. CÁC CÔNG VIỆC XƯA VÀ NAY.

Nối các công việc của Bô-ô và các công việc tương tự hiện nay

lại với nhau. Dùng cách như vậy tìm ra công việc ngày nay tương tự với công việc của Ly-đy ngày xưa.

B. TRẮC NGHIỆM.
Đánh dấu “x” vào hình vẽ không đúng.
– Người mót lúa là người …
– Những ai thường đến mua hàng
sắc tía?
– Dụng cụ mà người nông dân dùng
để gặt lúa.
– Các cửa hiệu trong thời đại Kinh
Thánh …

 

BÀI 1.  EM BÉ GIÊ-XU (GV-HV)

BÀI 1.  EM BÉ GIÊ-XU (GV-HV)

in ẤU NHI, BAN NGÀNH, QUÍ IV. 2016 on 23 Tháng Bảy, 2018

BÀI 1.  EM BÉ GIÊ-XU (GV)

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 1:18-25; Lu-ca 2:1-7.

II. CÂU GỐC: “Đức Chúa Giê-xu đã sanh tại thành Bết-lê-hem” (Ma

thi-ơ 2:1a).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Đức Chúa Giê-xu đã giáng sinh tại thành Bết-lê-hem.

– Cảm nhận: Chúa đến thế gian nầy vì yêu thương em.

– Hành động: Cảm tạ và sẵn lòng làm bạn của Chúa.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Chuẩn bị:

– Một con búp bê bằng nhựa hoặc vải.

– Giấy thủ cong màu nâu hoặc xám đen (đủ để làm “cỏ khô”

trong một cái máng).

– Kéo (không nhọn), mỗi em một cây.

– Một thùng giấy lớn, nhưng không cao quá 10 cm, để làm

“máng cỏ” (nhưng trong khi làm, giáo viên tạm thời không cho biết đó

là máng cỏ).

* Thực hiện:

– Cho các em cắt giấy thủ công thành sợi để làm cỏ khô, rồi đem

cỏ khô để vào thùng giấy, làm thành máng cỏ.

– Cho búp bê nằm trong “máng cỏ” và đố các em đó là cái gì,

cuối cùng mới nói với các em là đã làm ra một cái máng cỏ. Giải thích

cho các em máng cỏ là dùng để đựng thức ăn của loài vật.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

1. Vào bài.

Các em thân mến, chúng ta vừa làm một cái máng cỏ, là vật

dụng để đựng thức ăn cho loài vật. Có một câu chuyện trong Kinh

Thánh cũng kể về một cái máng cỏ, nhưng máng cỏ nầy lại còn được

dùng cách đặc biệt cho một việc khác, các em hãy theo dõi câu chuyện

để biết nhé!

2. Bài học.

(Cho xem hình Giô-sép, Ma-ri đang tìm quán trọ).

Đây là ông Giô-sép (chỉ vào hình Giô-sép) và đây là bà Ma-ri

(chỉ vào bà Ma-ri). Hai người nầy đang đi tìm quán trọ. Các em có biết

quán trọ là gì không? Là nơi để những người không có nhà, thuê để ở

tạm vài ngày, sau đó trả tiền cho chủ nhà rồi ra đi. Nhưng ngay lúc

nầy, những người chủ quán ở nơi nào cũng nói với họ là không còn chỗ

nữa.

Các em xem, bụng của bà Ma-ri rất lớn, đó là vì bà đang có em

bé. Trông bà rất mệt mỏi, phải không? Bởi vì ông bà đã đi một đoạn

đường quá xa và em bé trong bụng bà Ma-ri dường như muốn ra đời.

Đang lúc như vậy mà không có phòng trọ, thì làm sao được? (Ngưng

một chút cho các em suy nghĩ). Cuối cùng, một người chủ quán thấy

dáng vẻ bà Ma-ri quá mệt và nặng nhọc, nên bảo rằng: “Quán chúng

tôi chỉ còn một chỗ, nhưng ở đó không được sạch, lại không có giường

nằm, chỉ là nơi để cho chiên, bò, lừa của khách trọ ở mà thôi, ông bà

có thể ở tạm nơi đó được không?” Ông Giô-sép thấy bên ngoài thì

đang lạnh lẽo, mà bà Ma-ri thì đau bụng dường như muốn sinh em bé,

không thể đi nổi nữa, nên ông đành phải ở tạm nơi đó.

Đêm đó, các em biết không, em bé đã được sinh ra. Ông Giô-

sép và bà Ma-ri đã đặt tên cho em bé là Giê-xu. Vì không có giường,

nên em bé được đặt nằm trong máng cỏ lót bằng rơm. (Cho các em

xem máng cỏ tự làm, lót cỏ khô làm bằng giấy sợi, cho búp bê nằm

bên trong làm em bé Giê-xu, cho học viên vỗ vỗ em bé). Chắc các em

đã biết em bé Giê-xu sau nầy là ai rồi, phải không? Các em nói thử

xem nào! (Cho các em trả lời – Chúa Giê-xu). Như vậy, ngày Chúa

Giê-xu sinh ra, bây giờ người ta gọi là ngày gì? (Ngày Lễ Giáng sinh).

3. Ứng dụng.

Các em thấy nơi Chúa Giê-xu sinh ra như vậy có tốt không? Vì

sao Con của Đức Chúa Trời lại phải sinh ra trong nơi nghèo hèn như

thế? Đó là vì Chúa yêu thương chúng ta, Ngài muốn tất cả mọi người

đều được đến cùng Ngài, từ người giàu cho đến người nghèo, từ người

lớn cho đến các bạn nhỏ như các em. Chúa Giê-xu bằng lòng làm bạn

với tất cả mọi người.

Các em có thích được làm bạn với Chúa Giê-xu không?

C. BÀI TẬP.

* Chuẩn bị.

– Giáo viên dùng giấy màu cắt sợi nhỏ làm cỏ (làm đủ lượng cần

thiết cho cả học viên trong lớp), keo dán.

– Cắt hình trong bài 1, tập học viên.

* Thực hiện.

– Làm bài tập “Chúa Giê-xu giáng sinh ở máng cỏ”, cho các em

bôi keo lên máng cỏ, rồi dán cỏ vào, sau cùng, dán hình em bé

Giê-xu vào đó.

BÀI 1. EM BÉ GIÊ-XU (HV)

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 1:18-25; Lu-ca 2:1-7.

II. CÂU GỐC: “Đức Chúa Giê-xu đã sanh tại thành Bết-lê-hem”

(Ma-thi-ơ 2:1a).

III. BÀI HỌC.

Đức Chúa Giê-xu đã giáng sinh tại thành Bết-lê-hem.

* Tô màu hình vẽ.

* Chúa Giê-xu giáng sinh ở máng cỏ.

Em dán hình máng cỏ và em bé Giê-xu vào đúng vị trí.