Ngày: Tháng Bảy 25, 2018

BÀI 3. CHỌN NGƯỜI LÃNH ĐẠO TỐT (GV-HV)

BÀI 3. CHỌN NGƯỜI LÃNH ĐẠO TỐT (GV-HV)

in QUÍ IV. 2016, THIẾU NHI on 25 Tháng Bảy, 2018

BÀI 3. CHỌN NGƯỜI LÃNH ĐẠO TỐT

I. KINH THÁNH: Dân số 27:15-23, Phục truyền 31:1-8, 34:1-12.

II. CÂU GỐC: “Chớ để người ta khinh con vì trẻ tuổi, nhưng phải lấy lời nói, nết làm, sự yêu thương, đức tin và sự tinh sạch mà làm gương cho các tín đồ” (1Ti-mô-thê 4:12).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Đức Chúa Trời chọn Giô-suê làm người lãnh đạo kế vị Môi-se.

– Cảm nhận: Giô-suê có những phẩm chất của một người lãnh đạo tốt.

– Hành động: Học tập làm một người lãnh đạo tốt trong tuần này.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Nhớ lại nhân vật.

1. Mục đích: Giúp các em nhớ lại những việc làm của nhân vật trong bài học này.

2. Chuẩn bị: Giấy bìa cứng, tư liệu về Giô-suê trong hai bài học trước.

3. Thực hiện: Trước hết, giáo viên ghi những câu ngắn tư liệu về Giô-suê lên miếng bìa cứng, rồi đem giấu trong lớp (dưới ghế, bàn, sau cánh cửa…). Khi thực hiện, cho các em tìm những miếng bìa tư liệu đó. Sau khi tìm được tất cả những miếng giấy bìa cứng đó, các em sẽ dựa trên tư liệu ngắn gọn ghi trên đó để nhắc lại việc làm của Giô-suê. Ví dụ: Tư liệu trên miếng bìa cứng là “Thám tử Giô-suê”, các em sẽ nhắc lại Giô-suê đã có thái độ như thế nào khi do thám xứ Ca-na-an?

Tư liệu gợi ý như sau: Giúp đỡ Môi-se, tin cậy Đức Chúa Trời, làm điều đúng, khích lệ người khác, can đảm, vâng lời…

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

1. Vào đề.

Các em thân mến! Có công việc gì, hoặc vật gì mà các em rất ưa thích, nhưng phải chờ đợi một thời gian khá dài mới có thể làm được hoặc mới mua được không? (Cho các em tự do phát biểu). Thật vậy, khi phải chờ đợi, thì tự nhiên các em sẽ thấy thời gian chờ đợi đó thật là dài phải không?

Các em biết không, dân Ysơ-ra-ên phải chờ đợi trong 40 năm mới được vào Đất Hứa. Tại sao họ phải chờ đợi như vậy? (Cho các em nhắc lại bài cũ). Cuối cùng, ngày họ mong đợi cũng đã đến! Ngày mà Đức Chúa Trời cho phép họ đi vào Đất Hứa.

2. Bài học.

Lúc bấy giờ, Môi-se đã 120 tuổi. Đức Chúa Trời cho Môi-se biết ông sắp qua đời. Môi-se sẵn sàng vâng phục Đức Chúa Trời, nhưng ông lo lắng dân sự sẽ ra sao nếu không có người lãnh đạo? Các em đọc Dân số 27:16-17 xem Môi-se cầu xin Đức Chúa Trời điều gì?

Dân Y-sơ-ra-ên cần một người lãnh đạo. Theo các em, ai là người thích hợp để thay thế Môi-se? Tại sao? (Cho các em trả lời). Các em đọc Dân số 27:18-20 xem Đức Chúa Trời bảo Môi-se chọn ai và tại sao phải chọn người đó?

Vậy là Giô-suê sẽ là người lãnh đạo mới của dân Y-sơ-ra-ên. Môi-se rất vui vì ông biết Giô-suê là người kính sợ và vâng phục Đức Chúa Trời. Những việc làm nào của Giô-suê cho các em thấy ông sẽ là người lãnh đạo tốt? (Cho các em chia sẻ phần sinh hoạt đầu giờ). Giô-suê hoàn toàn thích hợp với chức vụ này. Đức Chúa Trời đã chuẩn bị Giô-suê, huấn luyện ông để ông trở thành người lãnh đạo tốt cho dân Ysơ-ra-ên.

Môi-se làm theo lời Đức Chúa Trời, ông tập họp dân Ysơ-ra-ên lại và bảo họ. “Ngày nay, ta đã được 120 tuổi, không thể tiếp tục hướng dẫn các ngươi được nữa, nhưng Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi sẽ đi trước các ngươi. Ngài sẽ bảo vệ và hướng dẫn các ngươi vào xứ. Ngài cũng ban cho các ngươi người lãnh đạo mới là Giô-suê”. Tiếp đó, Môi-se khích lệ dân sự: “Hãy vững lòng bền chí, đừng sợ dân Ca-na-an, vì Đức Chúa Trời đi cùng các ngươi. Ngài không lìa khỏi các ngươi, cũng không từ bỏ các ngươi đâu!”

Sau đó, Giô-suê đi lên đứng trước mặt Môi-se, thầy tế lễ Ê-lê-a-sa và cả dân sự. Môi-se vâng theo mạng lệnh của Đức Chúa Trời đặt tay lên đầu Giô-suê, tuyên bố Giô-suê là người lãnh đạo mới của dân Y-sơ-ra-ên và khích lệ ông. Các em đọc Phục truyền 31:7-8 xem Môi-se khích lệ Giô-suê như thế nào? (Vững lòng bền chí, đừng sợ hãi vì Đức Chúa Trời sẽ ở cùng).

Cuối cùng, Môi-se nhắc nhở dân sự phải ghi nhớ lời Đức Chúa Trời và vâng theo, cũng truyền dạy cho con cháu vâng theo điều răn của Đức Chúa Trời nữa. Như thế, họ và con cháu họ sẽ nhận được phước hạnh Đức Chúa Trời ban cho.

Sau khi nói chuyện với dân sự xong, Môi-se từ giã họ rồi đi lên núi Nê-bô. Tại đó, Đức Chúa Trời cho Môi-se nhìn thấy toàn xứ Ca-na-an rồi ông qua đời. Kinh Thánh cho chúng ta biết Đức Chúa Trời chôn cất Môi-se, nhưng không cho biết mộ Môi-se ở đâu. Dân Y-sơ-ra-ên để tang Môi-se 30 ngày. Chắc họ rất thương tiếc ông.

Giô-suê bắt đầu vào chức vụ. Điều đầu tiên ông phải làm là hướng dẫn dân sự tiến chiếm Đất Hứa. Ông có hoàn thành nhiệm vụ của mình không? Tuần sau chúng ta sẽ biết nhé!

3. Ứng dụng.

a. Ôn lại câu chuyện.

Cho các em mở sách học viên bài số 3, và theo chỉ dẫn hoàn thành bài tập “Người lãnh đạo mới”. Sau đó cho các em thảo luận: “Giô-suê có tính cách đặc biệt nào để ông có thể làm một người lãnh đạo tốt? Em nghĩ Giô-suê cảm thấy như thế nào khi nhận lấy trách nhiệm lãnh đạo?

b. Học câu gốc.

Hướng dẫn các em đọc câu gốc, sau đó thảo luận: “Ai là gương tốt cho em trong lời nói (không nói dối, nói tục, nói lời hung dữ…), hoặc nết làm (làm điều đúng, vâng phục…), hoặc sự yêu thương (giúp đỡ, chia sẻ…) hoặc đức tin (tin cậy và vâng theo lời Chúa), hoặc sự tinh sạch (không làm điều xấu, điều sai trái)?

c. Áp dụng vào đời sống.

Giáo viên thảo luận với các em: “Mỗi người chúng ta đều có thể trở thành những người lãnh đạo tốt. Các em sẽ trở thành người lãnh đạo tốt đối với em trai hoặc em gái mình, hoặc bạn bè trong lớp. Em sẽ trở thành người lãnh đạo trên phương diện nào? (Học tập, lao động, học lời Chúa…). Tiếp đó, cho các em theo hướng dẫn hoàn thành bài tập “Sáng tác câu chuyện” và chia sẻ những gì mình đã viết. Khích lệ các em thực hiện vai trò người lãnh đạo nhỏ trong tuần này.

(Giáo viên có thể dựa vào tài liệu sáng tác một câu chuyện trước, để hướng dẫn các em dễ dàng hơn).

BÀI 3. NGƯỜI LÃNH ĐẠO LÀM GƯƠNG TỐT

I. KINH THÁNH: Dân số 27:15-23, Phục truyền 31:1-8, 34:1-12.

II. CÂU GỐC: “Chớ để người ta khinh con vì trẻ tuổi, nhưng phải lấy lời nói, nết làm, sự yêu thương, đức tin và sự tinh sạch mà làm gương cho các tín đồ” (1Ti-mô-thê 4:12).

III. BÀI TẬP.

1. Người lãnh đạo mới.

Em dựa vào mỗi số sau đường kẻ ngang để tìm từ thích hợp trên con đường lên núi, rồi điền vào chỗ trống (phải theo hướng mũi tên).

Dân Y-sơ-ra-ên lưu lạc trong ___ ___ (3) ___ ___ ___ (5). Đức Chúa Trời ___ ___ (10) với Môi-se. Lúc ấy, Môi-se đã ___ ___ (16). Đức Chúa Trời cho biết ông sắp phải ___ (8). Môi-se ___ ___ (12) Đức Chúa Trời chọn người ___ ___ (6) mới. Đức Chúa Trời bảo Môi-se tập họp ___ ___ (1) và ___ ___ ___ (2) _______ (4), tuyên bố ___ ___ (13) là người lãnh đạo mới của họ. Môi-se đặt tay trên ___ (9) của Giôsuê và nói: “Hãy ___ ___ (11), phải có ___ ___ (15) nơi Đức Chúa Trời. Sau đó, Môi-se đi lên ___ ___ (7) Nêbô và chết tại đó. Dân sự rất ___ ___ (14) ông, và họ tiếp tục đi theo người lãnh đạo mới của họ.

Lấy chữ và sắp xếp đúng như trong bản viết tay.

2. Sáng tác câu chuyện.

Em dùng tài liệu phía dưới để viết một câu chuyện về “Người lãnh đạo tốt”.

BÀI 3. THỨC ĂN TRONG THỜI ĐẠI KINH THÁNH (GV-HV)

BÀI 3. THỨC ĂN TRONG THỜI ĐẠI KINH THÁNH (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ IV. 2016 on 25 Tháng Bảy, 2018

BÀI 3. THỨC ĂN TRONG THỜI ĐẠI KINH THÁNH (GV)

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 25:27-34; Lu-ca 10:38-42.

II.CÂU GỐC: “Người nào có mắt từ thiện sẽ được phước, vì người ban bánh mình cho kẻ nghèo khó” (Châm ngôn 22:9).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Một số thức ăn thường được nấu nướng trong thời Kinh Thánh.

– Cảm nhận: Chúa vui lòng khi các em biết chia sẻ thức ăn cho những người cần dùng.

– Hành động: Em sẵn lòng chia sẻ thức ăn của mình cho người khác.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Gợi ý 1: Họ ăn thứ gì?

1. Vật liệu: Trang tài liệu D trong tập học viên, bút màu.

2. Thực hiện: Hoạt động nầy nhằm giúp các em có thể đoán những thức ăn mà nhân vật Kinh Thánh dùng, để chuẩn bị trước khi vào bài học. Giáo viên có thể dựa vào gợi ý trong tài liệu, hướng dẫn các em tiến hành hoạt động.

* Gợi ý 2: Ăn thử.

1. Vật liệu: Hạnh nhân, nho khô, trái Ôlive (có thể tìm mua trái ôlive đã ướp sẵn ở các siêu thị), táo khô, trái lựu, hành tây, mật ong, pho-mát, trứng (dùng dầu ôlive chiên trứng), dĩa giấy, nỉa nhỏ, khăn giấy.

2. Thực hiện: Trước tiên cắt thức ăn ra thành từng miếng nhỏ, cho các em ăn thử.

Hoạt động nầy giúp các em thử ăn một vài thức ăn mà người ta đã dùng trong thời Kinh Thánh. Sinh hoạt nầy không những thú vị mà còn giúp cho buổi học sinh động hơn. Giáo viên có thể nói với các em: “Để hiểu rõ hơn về thức ăn trong thời đại Kinh Thánh, chúng ta cùng nhau thử dùng một vài thức ăn mà những nhân vật Kinh Thánh thường dùng …”

*Chuẩn bị giáo cụ: (1) Photo lớn trang tài liệu C hình 1-4 trong sách giáo viên, tô màu rồi cắt ra, 4 cái bao giấy, kéo, keo dán.

(2) Dựa vào gợi ý của hình mẫu (xem hình), cắt dán khuôn mặt lên bao giấy, thành một con rối có cái miệng có thể hoạt động.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH

1. Vào đề.

Trong các bài học của quí trước, các em đã được học biết về hai anh em sinh đôi. Họ là con trai của Y-sác và Rê-bê-ca. Các em còn nhớ tên của họ là gì không? (Ê-sau và Gia-cốp). Hôm nay các em sẽ nghe được nghe họ kể lại chuyện của chính họ, các em có muốn nghe không? (Bạn có thể mời một cộng tác viên dùng con rối diễn xuất, hoặc chính bạn có thể lồng bàn tay của mình vào bao giấy con rối để thực hiện). Bây giờ các em cùng chú ý theo dõi nhé!

2. Bài học.

a. Gia-cốp chuẩn bị thức ăn.

– Rối giấy Gia-cốp: Chào các bạn nhỏ, tôi là Gia-cốp. Hôm nay tôi và anh trai tôi sẽ kể cho các em nghe về một ngày rất quan trọng trong cuộc đời của chúng tôi.

– Rối giấy Ê-sau: Chào các em, tôi là Ê-sau. Tôi thích săn bắn và rất thích ăn thịt thú rừng. Vì thế sáng sớm tôi đã vào rừng săn bắn. Dù hết sức cố gắng, nhưng cả một ngày tôi chẳng săn được một con thú nào cả. Vừa đói vừa mệt, tôi quay về nhà để kiếm thứ gì có thể bỏ vào bụng cho no.

– Rối giấy Gia-cốp: Trong khi anh Ê-sau đi săn, tôi bận rộn với công việc trong nhà. Trước tiên tôi nhóm lửa trên bếp lò. Sau đó, tôi đổ nước vào nồi và đặt lên bếp. Khi nước sôi, tôi bỏ đậu cô-ve vào nồi. Các em có biết đậu cô-ve không? Nó giống như đậu Hoà lan vậy, là một loại hạt mình dẹp. Chúng tôi thường hay ăn đậu cô-ve. Tôi bỏ đậu cô-ve và hành tây vào cùng một lúc, khi nồi súp nầy chín rồi, thì trở thành màu đỏ. Ồ, nó rất thơm.

– Rối giấy Ê-sau: Tôi cũng nhận thấy nồi súp nầy rất thơm. Về gần đến nhà, mùi thơm của nồi súp khiến cho bụng tôi đói cồn cào. Tôi bảo Gia-cốp: “Mau múc cho anh một tô súp”.

– Rối giấy Gia-cốp: Nhưng tôi không đem súp cho anh ấy ngay. Như các em đã biết, Ê-sau được sinh ra trước tôi, nên anh ấy được hưởng quyền trưởng nam. Điều đó có nghĩa là anh ấy sẽ được cha chia cho phần gia tài gấp đôi chúng tôi. Tôi muốn có được quyền trưởng nam. Vì thế tôi nói với Ê-sau: “Anh hãy bán quyền trưởng nam cho em thì em sẽ cho anh ăn súp”.

– Rối giấy Ê-sau: Vì quá đói nên tôi sẵn sàng đổi bất cứ thứ gì để có thức ăn ngay. Thế là tôi nói: Quyền trưởng nam có ích gì? Nếu không có thức ăn tôi sẽ chết vì đói. Vì thế tôi đồng ý đổi quyền trưởng nam để lấy thức ăn.

Giáo viên bỏ con rối giấy xuống, nói với các em: Trong câu chuyện nầy, Gia-cốp lợi dụng thức ăn để đoạt lấy những gì anh ta muốn có từ người anh của mình một cách ích kỷ.

Các em sẽ nghe thêm một câu chuyện về Chúa Giê-xu và các bạn của Ngài là Ma-ri và Ma-thê. Câu chuyện nầy được chép trong Kinh Thánh Tân Ước, sách Lu-ca. Bây giờ, người xuất hiện sẽ là Ma-ri và Ma-thê, họ đang chuẩn bị đón tiếp Chúa Giê-xu đến thăm nhà mình.

b. Chuẩn bị thức ăn cho Chúa Giê-xu.

– Rối giấy Ma-thê: Chào các em, tôi là Ma-thê.

– Rối giấy Ma-ri: Chào các em, tôi là Ma-ri, em của Ma-thê. Bây giờ tôi sẽ đi chợ, còn Ma-thê đang bận rộn với công việc ở nhà.

– Rối giấy Ma-thê: Tôi phải làm nhiều việc để chuẩn bị mời Chúa Giê-xu dùng bữa tối. À! tôi sẽ xay sẵn bột mì để làm bánh. Không biết Ma-ri đi chợ sắp về chưa? Cô ấy có biết rằng trước bữa tối chúng tôi phải chuẩn bị rất nhiều thứ hay không? A! Ma-ri đã về. Nhanh lên, em đã mua gà chưa? Em có mua được cá tươi không? Chúng ta phải chuẩn bị thứ tốt nhất để mời Chúa Giê-xu.

– Rối giấy Ma-ri: Chị ơi, em đã cố gắng mua được con gà rất ngon, tiếc là không có cá tươi, em chỉ mua được cá ướp muối.

– Rối giấy Ma-thê: Ôi, hỏng rồi! Thôi được, lúc làm bánh mì, thêm vào một chút bạc hà và nhục quế, để nó được đặc biệt một chút. Ma-ri, em còn đứng đó làm gì. Chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. Chị còn chưa xay bột mì. Em đi xay được không? Đá mài ở trên kệ phía sau. Chị chuẩn bị nướng bánh đây. Đúng rồi, em phải dùng tiểu mạch chứ không phải đại mạch để làm bột mì. Chúng ta phải dành loại ngon nhất để đãi Chúa Giê-xu.

– Rối giấy Ma-ri: Chị ơi, có lẽ Chúa Giê-xu đến sớm, chúng ta sẽ được nghe Ngài giảng dạy. Ngài có biết bao điều kỳ diệu để kể cho chúng ta nghe…

– Rối giấy Ma-thê: Ma-ri, nếu chúng ta chưa làm xong bữa tối, thì làm sao có thể ngồi nghe Chúa Giê-xu dạy dỗ được. Nhanh lên! Hãy nấu nước cho chị làm gà, đừng quên bỏ muối.

– Rối giấy Ma-ri: Em còn phải đi lấy trái vả khô và đậu.

– Rối giấy Ma-thê: Để xem, chị phải đem bột nhồi từ hôm qua, trộn với bột mới nhồi, sau đó chị phải đợi bánh mì nở. Như vậy, bánh mì nướng mới dòn xốp, bột ở đây nầy. (Ngừng giây lát) Ma-ri! Em đâu rồi?

– Rối giấy Ma-ri: Dạ, em đây. Em đang xem Chúa Giê-xu đến chưa? Trái vả và trái đậu đều ở đây.

– Dẫn chuyện: Ma-thê bắt đầu bỏ gà vào nồi, rồi đem bánh mì vào lò nướng.

– Rối giấy Ma-thê: Chị làm bánh bông lan nho khô cho Chúa Giê-xu, để khi rời khỏi đây Ngài có thể mang theo ăn dọc đường.

– Rối giấy Ma-ri: Ngài đến rồi, chị ơi! Chúa Giê-xu đến rồi.

– Rối giấy Ma-thê: Chà! Ma-ri bỏ lại tất cả công việc, để chạy đến trò chuyện với Chúa Giê-xu. Muốn có một bữa tối thật ngon để đãi Chúa Giê-xu thì Ma-ri phải giúp mình chứ (tức giận).

– Dẫn chuyện: Ma-thê bực tức chạy vào phòng, nơi Ma-ri đang ngồi nghe Chúa Giê-xu giảng dạy.

– Rối giấy Ma-thê: Thưa Chúa, em con để một mình con làm hết mọi việc, xin Ngài bảo Ma-ri phụ giúp con với.

– Dẫn chuyện: Chúa Giê-xu nói với Ma-thê: Con chịu khó làm nhiều việc, nhưng có một việc cần mà thôi. Ma-ri đã lựa phần tốt là phần không có ai giành lấy được.

Ma-ri muốn có nhiều thời gian nghe Chúa Giê-xu dạy dỗ, cô yêu mến Chúa và học được từ Ngài những điều tốt đẹp. Ma-thê cũng rất yêu mến Chúa Giê-xu, cô muốn làm những việc đặc biệt cho Ngài.

3. Ứng dụng.

Con người cần phải có thức ăn để sống, mọi thức ăn đều do Chúa tạo ra cho loài người. Chúa vui lòng khi chúng ta biết chia thức ăn của mình cho những người cần đến. Đó là việc làm đẹp lòng Chúa, nhất định Chúa sẽ ban phước cho chúng ta.

Hướng dẫn các em trả lời phần bài tập trong bài 3 sách học viên. Sau khi các em làm xong, dựa vào lời thoại sau hướng dẫn các em chia sẻ: Những thức ăn được vẽ trong hình là những thứ người ta thường ăn trong thời đại Kinh Thánh. Trong số nầy, những thức ăn nào hiện nay chúng ta thường hay ăn? Em thích thức ăn nào nhất?

Trong phần bài tập B, hỏi các em: Gia-cốp làm thế nào để nấu chín nồi súp? Ma-thê dùng cách gì để nướng bánh?

Dựa theo gợi ý trong tập học viên, hướng dẫn các em kể ra ba loại dụng cụ điện hiện đại trong hình và hỏi các em: Những dụng cụ điện nầy có công dụng gì? Các em nghĩ nhân vật Kinh Thánh sẽ dùng cách gì, hoặc công cụ gì để thay thế những dụng cụ điện nầy?

BÀI 3. THỨC ĂN TRONG THỜI ĐẠI KINH THÁNH (HV)

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 25:27-34; Lu-ca 10:38-42.
II. CÂU GỐC: “Người nào có mắt từ thiện sẽ được phước, vì người
ban bánh cho kẻ nghèo khó”
(Châm ngôn 22:9).
III. BÀI TẬP.
A. CHỌN THỨC ĂN

Xem hình và đánh dấu “V” lên thức ăn được nhắc đến trong câu
chuyện Kinh Thánh hôm nay.

B. ĐIỆN KHÍ HOÁ
Xem hình rồi nêu ra 6 loại dụng cụ phải sử dụng điện khí, vì thế
chúng không có trong thời đại Kinh Thánh. Sau đó kể ra công dụng
của các dụng cụ nầy. Trong thời đại Kinh Thánh, dùng cách gì để
thay thế những dụng cụ điện khí hoá nầy.

 

 

BÀI 3. CHÚA CHỮA LÀNH NGƯỜI BẠI (GV-HV)

BÀI 3. CHÚA CHỮA LÀNH NGƯỜI BẠI (GV-HV)

in ẤU NHI, QUÍ IV. 2016 on 25 Tháng Bảy, 2018

BÀI 3. CHÚA CHỮA LÀNH NGƯỜI BẠI (GV)

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 9:1-8; Lu-ca 5:17-20.

II. CÂU GỐC: “Đức Chúa Trời làm ơn cho người” (Gióp 33:24a).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Chúa Giê-xu chữa cho người bại được lành.

– Cảm nhận: Chúa Giê-xu là Đấng hay làm ơn.

– Hành động: Tin và nhờ cậy nơi Chúa.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

Trò chơi: GIÚP BẠN.

* Chuẩn bị:

– Hai cái ghế nhựa lớn.

– Chia các em thành hai nhóm có nam, nữ bằng nhau.

– Vạch hai đường thẳng cách nhau 5m làm điểm đầu và điểm

cuối.

* Cách chơi:

Mỗi nhóm chọn ra bốn em nam (hoặc nữ khỏe mạnh) để làm

người khiêng ghế, những em còn lại trong nhóm đóng vai người bại.

Khi nghe hiệu lịnh của người hướng dẫn, một em trong nhóm

ngồi trên ghế, bốn em kia khiêng đi từ vạch khởi hành đến điểm cuối,

cho bạn đó xuống, quay về nhóm khiêng bạn khác qua, cho đến khi nào

bạn cuối cùng trong nhóm đã qua hết. Nhóm nào xong trước là nhóm

thắng.

* Lưu ý: Nhắc nhở các em không nên đi quá nhanh, kẻo bị té ngã.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

1. Vào bài.

Các em thân mến, các em vừa chơi một trò chơi thật vui phải

không? Trò chơi nầy nói lên rằng những người bạn biết yêu thương,

giúp đỡ người bị bại đi được đến điểm mong muốn. Đó cũng là nội dung

của câu chuyện Kinh Thánh hôm nay cô (thầy) sắp kể cho các em nghe,

các em yên lặng lắng nghe nhé!

2. Bài học.

Có một người bị mắc bịnh bại đã lâu lắm rồi. Các em có biết bịnh

bại là bịnh gì không? (Cho các em trả lời) Người bị bịnh sẽ phải nằm

một chỗ, không đi, không chạy nhảy, không làm bất cứ việc gì được cả,

như vậy rất buồn, phải không các em? Dù vậy, cũng có những người

bạn thường đến thăm, trò chuyện để cho ông vui.

Rồi một ngày kia, họ đến gặp và báo cho ông một tin: Chúa

Giê-xu đã đến một làng gần đó, Ngài giảng đạo và đã chữa lành bệnh

cho nhiều người. Người bại nghe vậy cũng mừng lắm, nhưng làm sao

ông có thể đi đến đó được? Các em nghĩ xem, làm sao ông có thể đi

đến gặp Chúa Giê-xu? (Cho các em suy nghĩ và trả lời). Các em biết

không, những người bạn của ông rất tốt. Họ bảo rằng họ sẽ đặt ông nằm

trên giường và khiêng ông đi đến nơi. Các em thấy họ tính như vậy có

được không? (Cho các em trả lời). Người bại cũng rất ngại vì đoạn

đường khá xa mà vừa đi bộ vừa khiêng chắc các bạn ông cũng mệt lắm.

Nhưng những người bạn nầy rất muốn ông được lành bệnh vì họ tin rằng

Chúa Giê-xu sẽ chữa được, nên họ nhất định khiêng ông đi. Các em biết

không, họ đã phải đi một đoạn đường dài, có chỗ lên dốc, xuống dốc…

rất cực khổ, nhưng rồi cuối cùng, họ cũng đến được nơi Chúa Giê-xu đang

ở. Có lẽ họ cũng mừng lắm, nhưng mà trong nhà, ngoài sân đều chật

ních người, không có chỗ nào để vào được bên trong, nơi Chúa Giê-xu

ngồi.

Họ liền nghĩ ra một cách, khiêng người bại lên trên mái nhà, giở

mái nhà ra và dòng người bại xuống. Chỉ còn có cách đó thôi và họ làm

ngay.

Mọi người trong nhà đang ngồi nghe Chúa Giê-xu giảng dạy, bỗng

họ thấy có một người được thả xuống từ mái nhà, dừng lại trước mặt

Chúa Giê-xu. Chúa nhìn ông cách thương xót và thấy lòng tin nơi những

người bạn của ông rất lớn, nên Ngài phán: “Ngươi hãy đứng dậy, vác

giường trở về nhà!” Thật là kỳ diệu, người bại đã từ từ ngồi dậy rồi

đứng lên trước sự ngạc nhiên của mọi người nơi đó! Người bại, các bạn

của ông và mọi người đều rất vui mừng, cảm tạ và ca ngợi Đức Chúa

Trời.

3. Ứng dụng.

Các bạn của người bại bởi lòng tin đã giúp ông gặp được Chúa

Giê-xu và được lành bệnh. Các em cũng phải có lòng tin nơi Chúa.

Những lúc bị bệnh, lúc sợ hãi… các em nhớ đến Chúa, cầu nguyện với

Ngài thì Ngài sẽ giúp đỡ các em ngay.

C. BÀI TẬP.

* Chuẩn bị:

– Cắt hình bài 3 trong trang cắt dán.

– Bút chì màu, kéo, hồ dán.

* Thực hiện:

– Cho các em làm bài tập “Em làm gì để giúp bạn?”: Dán hình

vào hình vẽ bài 3 cho thích hợp.

BÀI 3. CHÚA CHỮA LÀNH NGƯỜI BẠI (HV)

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 9:1-8; Lu-ca 5:17-20.

II. CÂU GỐC: “Đức Chúa Trời làm ơn cho người” (Gióp 33:24a).

III. BÀI HỌC.

Bởi đức tin của những người bạn người bại, Chúa Giê-xu đã

chữa cho ông được lành.

* Tô màu hình vẽ.

* Em làm gì để giúp bạn? Em trả lời bằng cách dán hình vào

cho đúng vị trí nhé.

 

BÀI 2. NGƯỜI LÃNH ĐẠO TIN CẬY CHÚA (GV-HV)

BÀI 2. NGƯỜI LÃNH ĐẠO TIN CẬY CHÚA (GV-HV)

in QUÍ IV. 2016, THIẾU NHI on 25 Tháng Bảy, 2018

BÀI 2. NGƯỜI LÃNH ĐẠO TIN CẬY CHÚA (GV)

I. KINH THÁNH: Dân số ký 13-14:35.

II. CÂU GỐC: “Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va, chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con”(Châm ngôn 3:5).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Lời báo cáo của Giô-suê và Ca-lép về xứ Ca-na-an, khác với lời báo cáo của 10 thám tử còn lại.

– Cảm nhận: Giô-suê và Ca-lép không hùa theo số đông, quyết giữ vững lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời.

– Hành động: Làm theo lời Chúa, không nghe theo lời bạn xúi giục làm điều không đẹp lòng Ngài.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Sự chọn lựa của em. 

1. Mục đích: Các em thảo luận giữa việc nên làm và không nên làm.

2. Tài liệu: Trang tư liệu B sách học viên.

3. Thực hiện: Cho các em mở sách học viên trang tư liệu B, và theo hướng dẫn hoàn thành bài tập. Sau đó hỏi các em: “Mỗi người trong hình vẽ muốn em làm gì? Em chọn lựa thế nào? Tại sao?”

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

1. Vào đề.

Có khi nào em và một nhóm bạn quyết định làm một việc nào đó, nhưng trong số đó có người phản đối không? Ví dụ: Mọi người quyết định cùng xem phim hoạt hình, nhưng một vài bạn lại muốn xem chương trình “Em yêu khoa học”… (Cho các em tự do chia sẻ). Hôm nay, các em sẽ thấy có 12 người nhưng chia làm hai phe, với hai ý kiến trái ngược nhau. Bây giờ chúng ta sẽ xem ý kiến của họ như thế nào nhé!

2. Bài học.

Dân Ysơ-ra-ên đóng trại tại đồng vắng Pha-ran. Đức Chúa Trời bảo Môi-se cho người do thám xứ Ca-na-an trước khi đưa dân sự vào. Các em đọc Dân số ký 13:2 xem Đức Chúa Trời chỉ thị Môi-se như thế nào? (Cho các em đọc câu Kinh Thánh).

Môi-se làm theo lời Đức Chúa Trời phán dặn, chọn trong 12 chi phái mỗi chi phái 1 người để đi do thám xứ. Trong 12 người được chọn, có Giô-suê và Ca-lép.

Môi-se nói: “Hãy đi xem xứ đó như thế nào. Dân sự ở đó mạnh hay yếu, đất đai tốt hay xấu, và hái trái cây xứ đó đem về đây!”

Mười hai thám tử chuẩn bị lên đường. Họ là người đầu tiên nhìn thấy xứ tốt đẹp mà Đức Chúa Trời hứa ban. Một tháng trôi qua, họ cũng chưa trở về. Mọi người ở nhà trông đợi. Rồi ngày thứ 40, mười hai thám tử trở về, đem theo những chùm nho nặng trĩu đến hai người khiêng, cùng nhiều loại trái cây khác. Các em đọc Dân số ký 13:27 xem các thám tử báo cáo với Môi-se về xứ đó như thế nào?

Các thám tử thấy xứ Ca-na-an thật sự “đượm sữa và mật”. Trái cây họ đem về đã nói lên điều đó. Nhưng, họ nói tiếp: “Dân xứ đó rất mạnh, thành trì rất vững vàng. Còn nữa, chúng tôi thấy những người khổng lồ sống ở đó nữa!”

Dân sự hoang mang lo lắng. Nhưng thám tử Ca-lép khích lệ dân sự: “Chúng ta hãy đi lên chiếm xứ, vì chúng ta sẽ chinh phục được”. Nhưng các thám tử khác phản đối: “Không được! Không được! Chúng ta không thể đánh chiếm xứ đó, vì dân xứ đó mạnh hơn chúng ta! So với họ, chúng ta chỉ như những con cào cào mà thôi!”

Lời nói của các thám tử này khiến dân sự sợ hãi. Họ bắt đầu khóc lóc, lằm bằm oán trách Môi-se: “Chúng tôi thà chết tại Ai-cập hoặc trong đồng vắng còn hơn! Tại sao Đức Chúa Trời dẫn chúng tôi vào đất này để bị giết?!” Rồi họ bàn với nhau lập một người lãnh đạo khác để dẫn họ quay trở về Ai-cập.

Dân sự hoàn toàn không tin cậy lời hứa của Đức Chúa Trời cho họ. Họ đã quên những ngày tháng đi trong đồng vắng, Ngài đã nuôi nấng, chăm sóc, giải cứu, giúp đỡ họ như thế nào.

Trước tình hình đó, Giô-suê và Ca-lép xé áo mình bày tỏ lòng đau thương. Hai ông nói với dân sự. Các em đọc Dân số ký 14:7-9 xem hai ông có cái nhìn khác với những thám tử kia như thế nào?

Dĩ nhiên Giô-suê và Ca-lép cũng nhìn thấy thành trì vững chắc và những người khổng lồ, nhưng họ tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời. Ngài đã hứa ban cho họ vùng đất này. Giô-suê và Ca-lép khuyên dân sự đừng sợ dân cư ở đó, vì Đức Chúa Trời sẽ ở cùng họ. Dân sự không những không nghe mà còn muốn ném đá giết chết hai ông nữa.

Các em nghĩ Đức Chúa Trời cảm thấy thế nào trước hành động của dân sự? (Rất buồn). Theo em, Ngài sẽ làm gì? (Ngài sửa phạt họ). Những người không tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời và đã nói: “Chúng tôi thà chết trong đồng vắng” thì sẽ nhận được như điều họ nói. Hành động không tin cậy Đức Chúa Trời của họ khiến họ phải trả giá: 40 năm lưu lạc trong đồng vắng cho đến khi chết hết, chỉ con cháu họ sinh ra trong thời gian đó, cùng Giô-suê và Ca-lép được vào xứ Ca-na-an mà thôi. Còn 10 thám tử cùng đi với Giô-suê và Ca-lép bị Đức Chúa Trời phạt chết ngay sau đó trong một tai vạ.

Sau 40 năm, Giô-suê hướng dẫn lớp người sinh ra và lớn lên trong đồng vắng đi vào xứ Ca-na-an. Lời hứa của Đức Chúa Trời cho dân Y-sơ-ra-ên đã được thực hiện.

3. Ứng dụng.

a. Ôn lại câu chuyện.

Cho các em mở sách học viên bài số 2 và theo chỉ dẫn hoàn thành bài tập “Hai cách nhìn”. Sau đó hỏi các em: “10 thám tử có cảm nhận như thế nào đối với việc tiến vào xứ Ca-na-an?” “Còn Giô-suê và Ca-lép thì có cảm nhận như thế nào?” “Giô-suê và Ca-lép đã thể hiện họ là người lãnh đạo tốt như thế nào?” (Tin cậy Đức Chúa Trời, làm điều đúng, khích lệ dân sự).

b. Học câu gốc.

Cho các em đọc câu gốc, sau đó thảo luận: “Chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con có nghĩa gì?” “Vì sao lại không nên như vậy? Bằng cách nào để em có được sự hướng dẫn của Chúa và thêm lòng tin cậy Ngài?”

c. Áp dụng vào đời sống.

Trước hết thảo luận với các em: “Qua Giô-suê và Ca-lép, em nhận thấy phẩm chất của người lãnh đạo tốt là gì? (Tin cậy Đức Chúa Trời, làm điều đẹp lòng Chúa, từ chối làm điều không đúng, giúp người khác nhận ra cái sai, và khích lệ họ làm điều đúng). Sau đó, cho các em theo hướng dẫn làm bài tập “Lời nói của người lãnh đạo tốt”, rồi chia sẻ những gì đã viết.

BÀI 2. NGƯỜI LÃNH ĐẠO TIN CẬY CHÚA (HV)

 I. KINH THÁNH: Dân số ký 13-14:35.

II. CÂU GỐC: “Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va, chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con” (Châm ngôn 3:5).

III. BÀI TẬP.

1. Hai cách nhìn.

Em nối chữ ở hàng dọc và số ở hàng ngang để tìm từ ghi trên đường kẻ.

Báo Cáo Của 10 Thám Tử.

Dân xứ đó có những A5 B2.

Chúng ta như A1 C3.

Báo Cáo Của Giôsuê Và Calép.

Chúng ta A3 B5 phải B4 C2 xứ đó, bởi vì A2 A4 B1 C4 C1 B3 C5.

2. Lời nói của người lãnh đạo tốt.

Em đọc lời thoại phía dưới và trả lời vào chỗ trống của B và D để thể hiện họ là người lãnh đạo tốt.

A. Anh ơi! Mẹ có ở nhà không?

B. Mẹ chưa về!

A. Khi mẹ về nói với mẹ là hôm nay em không có ra ngoài nhen!

B. ……………………………………………………….

C. Em muốn xem phim này không?

D. Ba em nói không nên xem.

C. Hay lắm!

D. Ba em nói không thích hợp với trẻ em!

C. Vậy, em đến nhà anh xem. Ba sẽ không biết!

D. ……………………………………………………….

BÀI 2.TRANG G TRONG THỜI ĐẠI KINH THÁNH (GV-HV)

BÀI 2.TRANG G TRONG THỜI ĐẠI KINH THÁNH (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ IV. 2016 on 25 Tháng Bảy, 2018

BÀI 2.TRANG PHỤC TRONG THỜI ĐẠI KINH THÁNH (GV)

I. KINH THÁNH: Giô-suê 6:17-19; 7:19-21; 1Sa-mu-ên 18:1-4; Công Vụ 9:36-43

II. CÂU GỐC: “Còn về phần quần áo, các ngươi lại lo lắng mà làm chi?… Cha các ngươi ở trên trời vốn biết các ngươi cần dùng những điều đó rồi” (Ma-thi-ơ 6:28a; 32b).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Áo quần trong thời đại Kinh Thánh và ngày nay có gì khác nhau.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời ban cho chúng ta đủ mọi nhu cầu.

– Hành động: Cảm tạ Chúa ban cho em các loại quần áo khác nhau.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

Giáo viên có thể dựa vào hoàn cảnh thực tế tại địa phương, hướng dẫn các em tiến hành hai hoạt động sau đây để gây hứng thú học tập hoặc chọn lấy một.

* Đề nghị 1: Con chiên và quần áo.

1. Vật liệu: Trang tài liệu B trong tập học viên.

2. Thực hiện: Giáo viên nói với các em: Các em thử nghĩ xem con chiên và quần áo có liên hệ gì? Một con chiên có thể biến thành một bộ quần áo không? Đúng rồi, con chiên không thể biến thành quần áo, nhưng lông của nó có thể biến thành quần áo. Mời các em xem quá trình từ lông chiên biến thành quần áo rất thú vị nầy (Hướng dẫn các em mở trang tài liệu B trong tập học viên).

Để giúp các em hiểu trang tài liệu nầy, giáo viên đọc câu hỏi từng bước một, sau đó ngưng giây lát để các em có đủ thời gian trả lời.

Quá trình thiết kế quần áo không đơn giản, vì thế vào thời đại Kinh Thánh quần áo rất quí, và Đô-ca là một phụ nữ chuyên may quần áo.

* Đề nghị 2. Mặc quần áo.

1. Vật liệu: Trang tài liệu C trong tập học viên, kéo, keo dán.

2. Thực hiện: Giáo viên mời các em giúp đỡ mặc đồ cho nhân vật Kinh Thánh. Cho các em mở trang tư liệu C trong tập học viên và hướng dẫn các em làm. Khi các em hoàn tất, mời các em đưa ra sản phẩm của mình và dùng những câu hỏi sau để giúp các em chia sẻ: “Hãy nghĩ xem vì sao người thời đó thích mặc loại quần áo vừa dài vừa rộng?” (Đợi sau khi các em phát biểu ý kiến xong, có thể giải thích: Loại quần áo như vậy dễ may hơn, trong khí hậu nóng bức mặc những loại quần áo nầy cũng sẽ mát hơn. Nếu thời gian cho phép, có thể giải thích thêm: Người thời đó thích mặc loại quần áo nhộm màu sắc sặc sỡ, phụ nữ thích đeo đồ trang sức trên áo choàng, mạng che mặt và trên dây lưng).

B. BÀI HỌC KINH THÁNH

(Chuẩn bị giáo cụ: Photo lớn trang tài liệu B, hình 1-5 trong sách giáo viên, rồi tô màu và cắt ra, bảng, băng keo hai mặt, mạng che mặt, áo choàng (hóa trang theo cách ăn mặc của nhân vật trong thời đại Kinh Thánh).

Nhờ các em xếp gọn lại những tài liệu được dùng trong phần “Sinh Hoạt Đầu Giờ”. Trong khi các em đang sắp xếp, giáo viên nhanh chóng đeo mạng che mặt lên, mặc áo choàng vào, hoặc có thể mời một người đã chuẩn bị sẵn. Sau đó, tự giới thiệu: Chào các bạn nhỏ. Hôm nay chúng ta sẽ học đến những trang phục mà người trong thời đại Kinh Thánh mặc, tôi là giáo viên đặc biệt của các em. Nhìn áo quần tôi đang mặc, các em có thể biết được trang phục của những người trong thời đại Kinh Thánh khác với những gì chúng ta đang mặc ngày nay (Mời em nào đã hoàn thành “Mặc quần áo” trong phần Sinh Hoạt Đầu Giờ giới thiệu sản phẩm của mình cho các bạn xem).

1. Vào đề.

Áo quần của nhân vật trong thời đại Kinh Thánh tốn nhiều thời gian để may hơn so với ngày nay (Mời các em kể ra các bước cần thực hiện khi may quần áo trong phần sinh hoạt đầu giờ “Con chiên và quần áo”). Vì may quần áo tốn nhiều thời gian và công sức, nên quần áo rất quí giá. Những người mặc quần áo bằng vải tốt, được cắt may khéo léo, đẹp đẽ, có thể chứng tỏ mình là người giàu có. Câu chuyện hôm nay sẽ cho các em biết về một số trang phục của người xưa.

2. Bài học.

a. A-can và chiếc áo choàng đẹp.

Cô (thầy) sẽ giới thiệu cho các em một người lính trong Kinh Thánh tên là A-can. Một lần nọ, A-can cùng những người lính Y-sơ-ra-ên đi chiến đấu. Đức Chúa Trời ra lệnh không được lấy bất cứ thứ gì sau khi chiến thắng quân thù. Nhờ Đức Chúa Trời giúp đỡ, quân Y-sơ-ra-ên thắng trận, họ tiến vào thành trong tiếng hò reo chiến thắng. Chính lúc đó, A-can nhìn thấy chiếc áo choàng đẹp đẽ và một số vàng bạc quí giá khác nữa. Lòng tham nổi lên, A-can lén lấy đem về trại của mình giấu thật kỹ. Sau đó, vị chỉ huy điều tra và biết A-can không tuân lệnh, nên xử phạt anh ta rất nặng.

Từ câu chuyện nầy các em có thể thấy chiếc áo choàng tốt đẹp đối với A-can cũng quan trọng như vàng bạc. Và điều đáng buồn là những thứ nầy đối với anh ta còn quan trọng hơn cả vâng lời Chúa.

b. Chiếc áo của Giô-na-than tặng Đa-vít.

Vào thời đại Kinh Thánh, quần áo đối với người thời đó rất quí. Một trong những câu chuyện mà cô (thầy) rất thích, đó là câu chuyện Giô-na-than tặng áo cho Đa-vít.

Từ khi đánh thắng người khổng lồ Gô-li-át, Đa-vít được sống bên cạnh vua Sau-lơ cùng gia đình ông. Ở đó Đa-vít quen biết Giô-na-than là con trai của vua Sau-lơ, và họ trở thành một đôi bạn tốt (dán hình 2 lên bảng, đem hình 3 (áo choàng) đặt vào tay của Giô-na-than). Như các em biết, bạn tốt thường giúp đỡ lẫn nhau. Một hôm, Giô-na-than tặng Đa-vít chiếc áo choàng quí giá mà các hòang tử thường mặc (Đem hình áo choàng từ tay của Giô-na-than sang hình của Đa-vít. Khi nói đến những thứ có liên quan thì đem hình 4 và 5 từ hình Giô-na-than sang hình Đa-vít).  Giô-na-than còn tặng cho Đa-vít áo giáp, đai thắt lưng, kiếm cung của mình. Giô-na-than muốn bày tỏ cùng Đa-vít rằng, anh ta mong muốn mãi mãi là bạn của Đa-vít. Đa-vít cũng mong muốn mãi là bạn của Giô-na-than khi nhận những món quà nầy. Họ là bạn tốt của nhau suốt đời.

c. Đô-ca may áo cho người khác.

Những câu chuyện mà các em vừa nghe đều xảy ra trước khi Chúa Giê-xu giáng sinh nhiều năm, và được chép trong Kinh Thánh Cựu Ước. Vào thời đại sau khi Chúa Giê-xu giáng sinh, quần áo vẫn tương đối quan trọng. Có một phụ nữ tên là Đô-ca thường may áo cho những người nghèo khổ. Một hôm, bà bị bệnh và qua đời. Bạn bè của bà vô cùng thương tiếc. Nghe tin ông Phi-e-rơ đang ở trong thành phố gần đó, họ liền sai người mời ông xuống gấp. Đến nơi, họ đưa ông lên căn phòng trên gác. Các bà góa đứng bên ông khóc lóc và đưa cho Phi-e-rơ xem những chiếc áo choàng, áo dài mà bà Đô-ca đã may cho, họ nhớ lại tấm lòng và sự quan tâm của bà Đô-ca đối với họ. Ông Phi-e-rơ mời các góa phụ ra khỏi phòng, rồi quì gối cầu nguyện. Sau khi cầu nguyện xong, Phi-e-rơ đứng dậy gọi: “Đô-ca, hãy vùng dậy”. Bà Đô-ca mở mắt, trông thấy Phi-e-rơ liền ngồi dậy. Ông Phi-e-rơ đưa tay đỡ bà đứng lên, rồi gọi các tín hữu và những bà góa vào phòng, cho gặp người vừa sống lại.

Mọi người đều vui mừng vì Đức Chúa Trời nhậm lời cầu nguyện của Phi-e-rơ, cho Đô-ca sống lại. Qua việc đó, có rất nhiều người tin nhận Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời. Và chắc có lẽ bà Đô-ca sẽ tiếp tục may áo cho những góa phụ cần được giúp đỡ.

3. Ứng dụng.

Bài học nầy giúp các em biết những sự khác nhau của trang phục thời nay và thời Kinh Thánh. Nhưng có một điều, dù ở bất cứ thời đại nào, thái độ của con người đối với việc ăn mặc cũng đều giống nhau. Người ta thường lo lắng về việc ăn mặc, nhưng Chúa bảo chúng ta đừng lo lắng, vì Ngài biết rõ nhu cầu của chúng ta và ban cho đủ mọi sự cần dùng.

Theo sự gợi ý trong sách học viên, cho các em trả lời phần “Quà tặng cho Đa-vít”. Sau đó hỏi để các em chia sẻ: Giô-na-than tặng áo choàng, kiếm, cung, dây thắt lưng cho Đa-vít để bày tỏ điều gì? Nếu Đa-vít và Giô-na-than sống trong thời nay, em thử nghĩ xem Giô-na-than sẽ tặng cho Đa-vít thứ gì?

Trong phần “Xưa và nay”, giáo viên dựa vào gợi ý trong tập học viên, hướng dẫn các em trả lời. Giáo viên đọc những câu hỏi trong hình vẽ cách rõ ràng.

Đáp án: Hình cặp thứ 1: v x; thứ 2: v x; thứ 3: v x; thứ 4: v v.

C. SINH HOẠT THỰC HÀNH.

* Tô màu ghép hình.

1. Vật liệu: Trang tài liệu B hình 6 trong sách giáo viên, bút màu.

2. Chuẩn bị: Photo lớn hình 6, cắt dọc theo đường viền thành 8 phần (nếu các em đông, giáo viên có thể làm hai bộ hình hoặc cắt thành mười phần như khăn choàng và áo choàng cắt rời ra v. v…). Sau đó chia cho mỗi em một tấm, cho các em tô màu lên hình đó, rồi mời các em đem hình ghép lên bảng.

BÀI 2. TRANG PHỤC TRONG THỜI ĐẠI KINH THÁNH (HV)

I. KINH THÁNH: Giô-suê 6:17-19; 7:19; 1Sa-mu-ên 18:1-4; (Công Vụ
9:36-43).
II. CÂU GỐC: “Còn về phần quần áo, các ngươi lại lo lắng mà làm
chi? …Cha các ngươi ở trên trời vốn biết các ngươi cần dùng
những điều đó rồi” (Ma-thi-ơ 6:28a, 32b).
III. BÀI TẬP.
A. QUÀ CỦA GIÔ-NA-THAN TẶNG ĐA-VÍT.
Tô màu lên những thứ Giô-na-than tặng Đa-vít.

B. XƯA VÀ NAY.
– So sánh từng cặp hình vẽ, sau đó trả lời.
– Hình nào đúng, đánh dấu “V” vào ô vuông, hình nào sai, thì đánh
dấu “X”.

BÀI 2. GIA ĐÌNH CỦA CHÚA GIÊ-XU (GV)

BÀI 2. GIA ĐÌNH CỦA CHÚA GIÊ-XU (GV)

in ẤU NHI, QUÍ IV. 2016 on 25 Tháng Bảy, 2018

BÀI 2. GIA ĐÌNH CỦA CHÚA GIÊ-XU (GV)

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 2:13-18; Mác 6:3.

II. CÂU GỐC: “Con trẻ lớn lên… được đầy dẫy sự khôn ngoan” (Lu-ca

2:40).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Chúa Giê-xu lớn lên trong gia đình có thêm những người em

trai và gái.

– Cảm nhận: Mỗi người đều có một gia đình giống như Chúa

Giê-xu.

– Hành động: Cảm tạ Chúa về gia đình của mình.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

Giáo viên gọi vài em kể về gia đình của mình và hỏi các em có

yêu thương gia đình mình không, bày tỏ bằng hành động như thế nào.

Giáo viên cũng dành chút thời gian kể về gia đình mình và nói cảm

nghĩ cho các em biết.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH

1.Vào bài.

Các em thân mến, các em nhắc lại cho cô bài học lần trước đã

dạy những gì nhé! Chúa Giê-xu được sinh ra nơi nào nè? (Cho các em

trả lời) Đúng rồi, trong một chuồng chiên, nằm trong máng cỏ. Vì sao

Chúa Giê-xu là Con của Đức Chúa Trời lại phải sinh ra trong nơi nghèo

khổ như vậy, các em? (Là vì Chúa yêu thương chúng ta, muốn tất cả

mọi người từ giàu đến nghèo, từ nhỏ đến lớn đều được đến với Ngài,

được làm bạn với Ngài). Các em nhớ bài rất tốt. Hôm nay, cô sẽ kể

cho các em nghe phần kế tiếp của câu chuyện em bé Giê-xu nhé.

2. Bài học.

Em bé Giê-xu mỗi ngày một lớn hơn và rất dễ thương. Rồi có

một đêm, ông Giô-sép đang ngủ, thiên sứ của Chúa hiện đến, báo cho

Giô-sép biết một việc rất nguy hiểm, đó là vua Hê-rốt đang tìm để giết

em bé Giê-xu. Vì thế ông Giô-sép phải đem bà Ma-ri và con trẻ

Giê-xu trốn qua nước Ê-díp-tô, và cứ ở đó cho đến khi có sự chỉ dẫn

của Đức Chúa Trời.

Lúc ấy, Giô-sép tỉnh dậy, nghĩ đến những lời thiên sứ nói trong

giấc mơ. Ông liền chuẩn bị mọi thứ cần dùng để mau chóng đem bà

Ma-ri và em bé Giê-xu đi trốn. Trời vẫn chưa sáng, nhưng gia đình ông

bà đi ngay. Họ đã đi thật xa, xa lắm và cuối cùng đến được xứ Ê-díptô. Gia đình của Chúa Giê-xu đã ở nơi đó rất lâu ngày, vui vẻ, bình yên.

Em bé Giê-xu bây giờ cũng đã lớn lên hơn nhiều rồi đó.

Đến một ngày nọ, thiên sứ lại báo tin cho ông Giô-sép trong giấc

mơ, bảo rằng vị vua độc ác kia đã chết, Giô-sép và Ma-ri hãy đưa cậu

bé Giê-xu trở về quê hương, sẽ không còn nguy hiểm nữa. Ông

Giô-sép vâng theo lời thiên sứ đem gia đình trở về lại xứ của mình. Cậu

bé Giê-xu sống trong tình yêu thương của cha mẹ và sau đó lại có

thêm những em trai và em gái của Ngài được sinh ra. Chúa Giê-xu rất

kính yêu cha mẹ và yêu thương những người em trai, em gái của mình.

3. Ứng dụng.

Các em ạ, em nào cũng giống như Chúa Giê-xu, có gia đình, cha

mẹ, anh chị em, để yêu thương, chăm sóc cho nhau. Ngoài ra, các em

còn có bạn bè để cùng học tập cũng như vui đùa với nhau nữa. Mọi

điều đó đều là do Chúa ban cho, chúng ta nên nhớ cảm ơn Chúa nhé.

C. BÀI TẬP.

– Cho các em xem hình trong trang đầu bài tập bài 2, và hỏi các

em ai là mẹ Chúa Giê-xu và dùng bút chì khoanh tròn lại (là người

đang ẵm em bé), cho các em biết Chúa Giê-xu rất yêu thương em trai

và em gái của mình.

– Tô màu phần bài tập “Gia đình Chúa Giê-xu”, và cho các em

chỉ vào từng người trong gia đình Chúa Giê-xu để nhận biết đó là ai

(giáo viên tham khảo Mác 6:3 để nói cho các em biết).

BÀI 2. GIA ĐÌNH CỦA CHÚA GIÊ-XU (HV)

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 2:13-18; Mác 6:3.

II. CÂU GỐC: “Con trẻ lớn lên… được đầy dẫy sự khôn ngoan”

(Lu-ca 2:40).

III. BÀI HỌC.

Chúa Giê-xu có em trai và em gái. Anh em của Ngài rất yêu

thương nhau.

* Trong hình nầy, ai là Chúa Giê-xu, em hãy khoanh tròn lại

và tô màu lên nhé.

* Đây là gia đình của Chúa Giê-xu, em có biết là những ai

không?