Ngày: Tháng Năm 15, 2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 15 Tháng Năm, 2024

BÀI 3. CHỌN NGƯỜI LÃNH ĐẠO TỐT

I. KINH THÁNH: Dân số 27:15-23, Phục truyền 31:1-8, 34:1-12.

II. CÂU GỐC: “Đừng xao lãng ân tứ trong con, là ân tứ đã ban cho con qua lời tiên tri khi hội đồng trưởng lão đặt tay trên con.” (1Ti-mô-thê 4:12).

III. BÀI TẬP.

1. Sáng tác câu chuyện.Em dùng tài liệu phía dưới để viết một câu chuyện về “Người lãnh đạo tốt”.

 

Nhân vậtBa, mẹ, Anh, chị

Hàng xóm, người lạ

Hiệu trưởng, giáo viênBạn thân, bạn học

Địa điểmTrường học

Trong nhà, bãi biển

Công viên, đường phố, Chợ

Vấn đềTranh cãi, lạc đường, cô đơn, bị thương

Không đạt

Biểu hiệnDũng cảm

Vâng phục

Vui lòng giúp đỡ

Tin cậy Chúa

 

Ví dụ: Một hôm, mẹ đi chợ thì thấy một em bé bị lạc trên đường phố…

  1. Người lãnh đạo mới.

Em dựa vào mỗi số sau đường kẻ ngang để tìm từ thích hợp trên con đường lên núi, rồi điền vào chỗ trống (phải theo hướng mũi tên).

   Dân Y-sơ-ra-ên lưu lạc trong ___ ___ (3) ___ ___ ___ (5). Đức Chúa Trời ___ ___ (10) với Môi-se. Lúc ấy, Môi-se đã ___ ___ (16). Đức Chúa Trời cho biết ông sắp phải ___ (8). Môi-se ___ ___ (12) Đức Chúa Trời chọn người ___ ___ (6) mới. Đức Chúa Trời bảo Môi-se tập họp ___ ___ (1) và ___ ___ ___ (2) _______ (4), tuyên bố ___ ___ (13) là người lãnh đạo mới của họ. Môi-se đặt tay trên ___ (9) của Giô-suê và nói: “Hãy ___ ___ (11), phải có ___ ___ (15) nơi Đức Chúa Trời. Sau đó, Môi-se đi lên ___ ___ (7) Nê-bô và chết tại đó. Dân sự rất ___ ___ (14) ông, và họ tiếp tục đi theo người lãnh đạo mới của họ.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 15 Tháng Năm, 2024

BÀI 3. CHỌN NGƯỜI LÃNH ĐẠO TỐT

I. KINH THÁNH: Dân số 27:15-23, Phục truyền 31:1-8, 34:1-12.

II. CÂU GỐC: “Đừng xao lãng ân tứ trong con, là ân tứ đã ban cho con qua lời tiên tri khi hội đồng trưởng lão đặt tay trên con.” (1Ti-mô-thê 4:12).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Đức Chúa Trời chọn Giô-suê làm người lãnh đạo kế vị Môi-se.

– Cảm nhận: Giô-suê có những phẩm chất của một người lãnh đạo tốt.

– Hành động: Học tập làm một người lãnh đạo tốt trong tuần này.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Nhớ lại nhân vật.

  1. Mục đích: Giúp các em nhớ lại những việc làm của nhân vật trong bài học này.
  2. Chuẩn bị: Giấy bìa cứng, tư liệu về Giô-suê trong hai bài học trước.
  3. Thực hiện: Trước hết, giáo viên ghi những câu ngắn tư liệu về Giô-suê lên miếng bìa cứng, rồi đem giấu trong lớp (dưới ghế, bàn, sau cánh cửa…). Khi thực hiện, cho các em tìm những miếng bìa tư liệu đó. Sau khi tìm được tất cả những miếng giấy bìa cứng đó, các em sẽ dựa trên tư liệu ngắn gọn ghi trên đó để nhắc lại việc làm của Giô-suê. Ví dụ: Tư liệu trên miếng bìa cứng là “Thám tử Giô-suê”, các em sẽ nhắc lại Giô-suê đã có thái độ như thế nào khi do thám xứ Ca-na-an?

Tư liệu gợi ý như sau: Giúp đỡ Môi-se, tin cậy Đức Chúa Trời, làm điều đúng, khích lệ người khác, can đảm, vâng lời…

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Các em thân mến! Có công việc gì, hoặc vật gì mà các em rất ưa thích, nhưng phải chờ đợi một thời gian khá dài mới có thể làm được hoặc mới mua được không? (Cho các em tự do phát biểu). Thật vậy, khi phải chờ đợi, thì tự nhiên các em sẽ thấy thời gian chờ đợi đó thật là dài phải không?

Các em biết không, dân Ysơ-ra-ên phải chờ đợi trong 40 năm mới được vào Đất Hứa. Tại sao họ phải chờ đợi như vậy? (Cho các em nhắc lại bài cũ). Cuối cùng, ngày họ mong đợi cũng đã đến! Ngày mà Đức Chúa Trời cho phép họ đi vào Đất Hứa.

  1. Bài học.

Lúc bấy giờ, Môi-se đã 120 tuổi. Đức Chúa Trời cho Môi-se biết ông sắp qua đời. Môi-se sẵn sàng vâng phục Đức Chúa Trời, nhưng ông lo lắng dân sự sẽ ra sao nếu không có người lãnh đạo? Các em đọc Dân số 27:16-17 xem Môi-se cầu xin Đức Chúa Trời điều gì?

Dân Y-sơ-ra-ên cần một người lãnh đạo. Theo các em, ai là người thích hợp để thay thế Môi-se? Tại sao? (Cho các em trả lời). Các em đọc Dân số 27:18-20 xem Đức Chúa Trời bảo Môi-se chọn ai và tại sao phải chọn người đó?

Vậy là Giô-suê sẽ là người lãnh đạo mới của dân Y-sơ-ra-ên. Môi-se rất vui vì ông biết Giô-suê là người kính sợ và vâng phục Đức Chúa Trời. Những việc làm nào của Giô-suê cho các em thấy ông sẽ là người lãnh đạo tốt? (Cho các em chia sẻ phần sinh hoạt đầu giờ). Giô-suê hoàn toàn thích hợp với chức vụ này. Đức Chúa Trời đã chuẩn bị Giô-suê, huấn luyện ông để ông trở thành người lãnh đạo tốt cho dân Ysơ-ra-ên. 

Môi-se làm theo lời Đức Chúa Trời, ông tập họp dân Ysơ-ra-ên lại và bảo họ. “Ngày nay, ta đã được 120 tuổi, không thể tiếp tục hướng dẫn các ngươi được nữa, nhưng Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi sẽ đi trước các ngươi. Ngài sẽ bảo vệ và hướng dẫn các ngươi vào xứ. Ngài cũng ban cho các ngươi người lãnh đạo mới là Giô-suê”. Tiếp đó, Môi-se khích lệ dân sự: “Hãy vững lòng bền chí, đừng sợ dân Ca-na-an, vì Đức Chúa Trời đi cùng các ngươi. Ngài không lìa khỏi các ngươi, cũng không từ bỏ các ngươi đâu!”

Sau đó, Giô-suê đi lên đứng trước mặt Môi-se, thầy tế lễ Ê-lê-a-sa và cả dân sự. Môi-se vâng theo mạng lệnh của Đức Chúa Trời đặt tay lên đầu Giô-suê, tuyên bố Giô-suê là người lãnh đạo mới của dân Y-sơ-ra-ên và khích lệ ông. Các em đọc Phục truyền 31:7-8 xem Môi-se khích lệ Giô-suê như thế nào? (Vững lòng bền chí, đừng sợ hãi vì Đức Chúa Trời sẽ ở cùng).

Cuối cùng, Môi-se nhắc nhở dân sự phải ghi nhớ lời Đức Chúa Trời và vâng theo, cũng truyền dạy cho con cháu vâng theo điều răn của Đức Chúa Trời nữa. Như thế, họ và con cháu họ sẽ nhận được phước hạnh Đức Chúa Trời ban cho.        

Sau khi nói chuyện với dân sự xong, Môi-se từ giã họ rồi đi lên núi Nê-bô. Tại đó, Đức Chúa Trời cho Môi-se nhìn thấy toàn xứ Ca-na-an rồi ông qua đời. Kinh Thánh cho chúng ta biết Đức Chúa Trời chôn cất Môi-se, nhưng không cho biết mộ Môi-se ở đâu. Dân Y-sơ-ra-ên để tang Môi-se 30 ngày. Chắc họ rất thương tiếc ông.

Giô-suê bắt đầu vào chức vụ. Điều đầu tiên ông phải làm là hướng dẫn dân sự tiến chiếm Đất Hứa. Ông có hoàn thành nhiệm vụ của mình không? Tuần sau chúng ta sẽ biết nhé!

  1. Ứng dụng.

         a. Ôn lại câu chuyện.

Cho các em mở sách học viên bài số 3, và theo chỉ dẫn hoàn thành bài tập “Người lãnh đạo mới”. Sau đó cho các em thảo luận: “Giô-suê có tính cách đặc biệt nào để ông có thể làm một người lãnh đạo tốt? Em nghĩ Giô-suê cảm thấy như thế nào khi nhận lấy trách nhiệm lãnh đạo?

         b. Học câu gốc.

Hướng dẫn các em đọc câu gốc, sau đó thảo luận: “Ai là gương tốt cho em trong lời nói (không nói dối, nói tục, nói lời hung dữ…), hoặc nết làm (làm điều đúng, vâng phục…), hoặc sự yêu thương (giúp đỡ, chia sẻ…) hoặc đức tin (tin cậy và vâng theo lời Chúa), hoặc sự tinh sạch (không làm điều xấu, điều sai trái)?

         c. Áp dụng vào đời sống.

Giáo viên thảo luận với các em: “Mỗi người chúng ta đều có thể trở thành những người lãnh đạo tốt. Các em sẽ trở thành người lãnh đạo tốt đối với em trai hoặc em gái mình, hoặc bạn bè trong lớp. Em sẽ trở thành người lãnh đạo trên phương diện nào? (Học tập, lao động, học lời Chúa…). Tiếp đó, cho các em theo hướng dẫn hoàn thành bài tập “Sáng tác câu chuyện” và chia sẻ những gì mình đã viết. Khích lệ các em thực hiện vai trò người lãnh đạo nhỏ trong tuần này.

(Giáo viên có thể dựa vào tài liệu sáng tác một câu chuyện trước, để hướng dẫn các em dễ dàng hơn).

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in NHI ĐỒNG on 15 Tháng Năm, 2024

BÀI 3. HAI CÂU CHUYỆN VỀ SỰ CẦU NGUYỆN

I. KINH THÁNH: Lu-ca 18:1-14.

II. CÂU GỐC: “Hãy vui mừng mãi mãi, cầu nguyện không thôi” (1Tê-sa-lô-ni-ca 5:16).

III. BÀI HỌC.

  1. Nối các câu phù hợp với những người trong hình bằng mũi tên:

– Khoe khoang về bản thân trước người khác.

– Cảm thấy xấu hổ trước Chúa.

– Một người chỉ nói đếnlợi ích riêngmình.

– Một người chỉ cầu xin Chúa tha thứ.

* Hãy nghĩ xem Chúa thích lắng nghe lời cầu xin của ai?

  1. Nối các câu sau đây với những người trong hình bằng mũi tên:

Người này không ngừng cầu xin giúp đỡ.

Người này hoàn toàn không để ý đến bà.

Người này vẫn tiếp tục khẩn khoản cầu xin.

Cuối cùng người này đồng ý giúp đỡ bà.

IV. CÙNG SUY NGHĨ.

  1. Tại sao lúc đầu quan án từ chối lời cầu xin của người đàn bà?
  2. Chúa có giống với quan án không? Vì sao?
  3. Người Pha-ri-si đã phạmlỗi gì khi cầu nguyện?
  4. Lời cầu nguyện của người thâu thuế có điểm gì đáng cho chúng ta học tập?

BÁNH XE CẦU NGUYỆN.

*Cách chơi.

Hai em cùng chơi với nhau. Em thứ nhất chọn một ô của vòng ngoài, rồi nói rõ về những điều sẽ cầu nguyện với Chúa, còn em kia chọn một đáp án ở vòng trong, và suy nghĩ xem đáp án này dẫn đến việc gì? Hai em có thể đổi vai cho nhau.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in NHI ĐỒNG on 15 Tháng Năm, 2024

BÀI 3. HAI CÂU CHUYỆN VỀ SỰ CẦU NGUYỆN

I. KINH THÁNH: Lu-ca 18:1-14.

II. CÂU GỐC: “Hãy vui mừng mãi mãi, cầu nguyện không thôi” (1Tê-sa-lô-ni-ca 5:16).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Chúa Jêsus dạy các em biết cách cầu nguyện để được Đức Chúa Trời nhậm lời.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời luôn yêu thương và lắng nghe lời cầu nguyện của các em.

– Hành động: Em cầu nguyện cách chân thành và bền đỗ.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

*Bàn tay cầu nguyện.

  1. Mục đích: Giúp các em hiểu rằng tư thế khi cầu nguyện biểu hiện sự kính trọng Chúa.
  2. Vật liệu: Mỗi em một tờ giấy để vẽ và một hộp bút chì màu.
  3. Cách thực hiện: Giáo viên vẽ sẵn hình hai bàn tay chắp lại cầu nguyện.

– Giáo viên giải thích tại sao khi cầu nguyện các em phải nhắm mắt và chắp hai tay lại với nhau? Điều đó chứng tỏ em kính trọng Chúa. Sau đó, cho các em vẽ bàn tay cầu nguyện theo mẫu đã vẽ sẵn (em nào không vẽ được thì vẽ theo bàn tay đặt lên giấy), rồi tô màu.

   Sau khi các em vẽ xong, mời tất cả nhắm mắt, chắp tay và giáo viên hướng dẫn các em cầu nguyện.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Các em có thích nghe kể chuyện không? (Cho các em trả lời). Chúa Jêsus đã từng kể nhiều câu chuyện rất hay. Hôm nay các em sẽ được nghe hai câu chuyện về sự cầu nguyện do Chúa Jêsus kể.

  1. Bài học.

   Bây giờ các em cùng theo dõi câu chuyện thứ nhất nhé!

   Tại một thành phố kia có một quan án gian ác, không kính sợ Đức Chúa Trời. Tại đó cũng có một bà góa bị người khác lừa gạt, đến xin quan tòa xét xử, mong đòi lại được của cải. Bà thưa với quan án: “Thưa quan, tôi bị người ta lừa gạt, xin quan giúp tôi vì ngoài quan chẳng ai có thể giúp tôi đòi lại của cải cả”.

   Quan tòa không thèm nghe lời cầu xin đó vì bà không có tiền đút lót. Nhưng bà góa vẫn không nản lòng, cứ van nài mãi, vị quan vẫn không nghe, bà đành phải ra về.

   Hôm sau, bà lại đến tìm quan án tiếp tục khẩn cầu nhưng quan tòa vẫn làm ngơ. Tuy thế, bà góa cứ nài nỉ mãi cho đến khi quan tòa cảm thấy bực mình. Ông nghĩ thầm: “Bà góa nầy thật đáng ghét, nếu mình không xét xử, bà ấy cứ đến quấy rầy hoài chịu sao nổi. Thôi thì xét xử cho bà ta để khỏi phiền phức”.

   Thế là cuối cùng vị quan tòa lắng nghe nỗi khổ của bà góa và xét xử cho bà.

   Các em thấy không, lúc đầu quan tòa không muốn nghe lời kêu oan của bà góa nhưng vì bà nài xin mãi nên vị quan phải đồng ý giúp bà, huống chi Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương các em. Ngài khác hẳn vị quan kia. Ngài luôn lắng nghe lời cầu nguyện của các em. Ngài thích các em nói chuyện với Ngài. Ngài muốn các em kiên nhẫn kể cho Ngài nghe những nhu cầu của mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào Đức Chúa Trời cũng ban cho các em tất cả những điều các em cầu xin, nhưng sự trả lời của Ngài là điều tốt đẹp nhất cho các em. Chúa yêu thương các em vô cùng. Ngài biết rõ những điều các em cần.

   Chúa Jêsus lại kể một câu chuyện khác về sự cầu nguyện. Câu chuyện đó như sau:

   Có hai người đến đền thờ cầu nguyện, một người thuộc phái Pha-ri-si và người kia làm nghề thu thuế. Người Pha-ri-si chọn đứng ở một nơi mà mọi người đều trông thấy rồi lớn tiếng cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, con tạ ơn Ngài, vì con không phải như những người khác: tham lam, bất nghĩa, gian dâm, cũng không phải như người thu thuế nầy. Con kiêng ăn mỗi tuần hai lần, và nộp một phần mười về mọi lợi tức của con.” Người Pha-ri-si liên tục kể về những điểm tốt của mình trong khi cầu nguyện.

   Còn người thu thuế thì cầu nguyện khác hẳn. Ông đứng xa mọi người, cúi đầu, mắt đẫm lệ, thì thầm cầu nguyện với Đức

Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót con, vì con là một tội nhân!”.

   Khi hai người cầu nguyện xong, họ ra về. Các em nghĩ Đức Chúa Trời vui lòng với lời cầu nguyện của ai? Vì sao? (Cho các em trả lời). Người Pha-ri-si cầu nguyện với mục đích khoe khoang, còn người thu thuế thật lòng xin Chúa tha thứ những lỗi lầm của mình.

   Câu chuyện nầy giúp các em hiểu rằng, Chúa muốn các em cầu nguyện cách chân thành, khiêm nhường, xưng nhận những lỗi lầm của mình và cầu xin Ngài tha thứ.

   Như vậy, qua hai câu chuyện nầy Chúa Jêsus dạy các em điều gì? (Cho các em trả lời). Xin Chúa cho các em biết hạ mình trước mặt Chúa, ăn năn về những lỗi lầm mà mình đã vi phạm và bền đỗ trong sự cầu nguyện.

  1. Ứng dụng.

   Cho các em mở sách học viên, giáo viên giải thích trò chơi: “Bánh xe cầu nguyện”. Vành ngoài cho biết trong mỗi tình huống phải cầu nguyện ra sao. Vành trong cho biết câu trả lời sau khi cầu nguyện.

   Sau đó, giáo viên hướng dẫn các em chơi. Ví dụ: “Trí, em hãy chọn một hình ở vòng ngoài và nghĩ xem trong hoàn cảnh nầy bạn nhỏ trong hình sẽ cầu nguyện như thế nào? Trí nói đúng lắm! Bây giờ Mỹ Duyên chọn một đáp án ở vành trong cho Trí. Ví dụ: Đức Chúa Trời trả lời “không”, chuyện gì sẽ xảy ra?…”. Giáo viên cứ thế tiếp tục hướng dẫn các em tham gia trò chơi.

   Giáo viên giúp các em hiểu rằng dù Đức Chúa Trời trả lời như thế nào, các em cũng đều phải cảm ơn Ngài, bởi vì Ngài luôn ban cho các em điều tốt lành nhất.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in ẤU NHI on 15 Tháng Năm, 2024

BÀI 3. CHÚA CHỮA LÀNH NGƯỜI BẠI

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 9:1-8; Lu-ca 5:17-20.

II. CÂU GỐC: “Thương xót người ấy và cầu khẩn” (Gióp 33:24a).

III. MỤC ĐÍCH: Gíup các em:

– Biết: Chúa Jêsus chữa cho người bại được lành.

– Cảm nhận: Chúa Jêsus là Đấng hay làm ơn.

– Hành động: Tin và nhờ cậy nơi Chúa.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

Trò chơi: GIÚP BẠN.

* Chuẩn bị:

                                    – Hai cái ghế nhựa lớn.

– Chia các em thành hai nhóm có nam, nữ bằng nhau.

                                    – Vạch hai đường thẳng cách nhau 5m làm điểm đầu và điểm cuối.

* Cách chơi:

Mỗi nhóm chọn ra bốn em nam (hoặc nữ khỏe mạnh) để làm người khiêng ghế, những em còn lại trong nhóm đóng vai người bại.

Khi nghe hiệu lịnh của người hướng dẫn, một em trong nhóm ngồi trên ghế, bốn em kia khiêng đi từ vạch khởi hành đến điểm cuối, cho bạn đó xuống, quay về nhóm khiêng bạn khác qua, cho đến khi nào bạn cuối cùng trong nhóm đã qua hết. Nhóm nào xong trước là nhóm thắng.

* Lưu ý: Nhắc nhở các em không nên đi quá nhanh, kẻo bị té ngã.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào bài.

Các em thân mến, các em vừa chơi một trò chơi thật vui phải không? Trò chơi nầy nói lên rằng những người bạn biết yêu thương, giúp đỡ người bị bại đi được đến điểm mong muốn. Đó cũng là nội dung của câu chuyện Kinh Thánh hôm nay cô (thầy) sắp kể cho các em nghe, các em yên lặng lắng nghe nhé!

  1. Bài học.

Có một người bị mắc bịnh bại đã lâu lắm rồi. Các em có biết bịnh bại là bịnh gì không? (Cho các em trả lời) Người bị bịnh sẽ phải nằm một chỗ, không đi, không chạy nhảy, không làm bất cứ việc gì được cả, như vậy rất buồn, phải không các em? Dù vậy, cũng có những người bạn thường đến thăm, trò chuyện để cho ông vui.

Rồi một ngày kia, họ đến gặp và báo cho ông một tin: Chúa Jêsus đã đến một làng gần đó, Ngài giảng đạo và đã chữa lành bệnh cho nhiều người. Người bại nghe vậy cũng mừng lắm, nhưng làm sao ông có thể đi đến đó được? Các em nghĩ xem, làm sao ông có thể đi đến gặp Chúa Jêsus? (Cho các em suy nghĩ và trả lời). Các em biết không, những người bạn của ông rất tốt. Họ bảo rằng họ sẽ đặt ông nằm trên giường và khiêng ông đi đến nơi. Các em thấy họ tính như vậy có được không? (Cho các em trả lời). Người bại cũng rất ngại vì đoạn đường khá xa mà vừa đi bộ vừa khiêng chắc các bạn ông cũng mệt lắm. Nhưng những người bạn nầy rất muốn ông được lành bệnh vì họ tin rằng Chúa Jêsus sẽ chữa được, nên họ nhất định khiêng ông đi. Các em biết không, họ đã phải đi một đoạn đường dài, có chỗ lên dốc, xuống dốc… rất cực khổ, nhưng rồi cuối cùng, họ cũng đến được nơi Chúa Jêsus đang ở. Có lẽ họ cũng mừng lắm, nhưng mà trong nhà, ngoài sân đều chật ních người, không có chỗ nào để vào được bên trong, nơi Chúa Jêsus ngồi.

Họ liền nghĩ ra một cách, khiêng người bại lên trên mái nhà, giở mái nhà ra và dòng người bại xuống. Chỉ còn có cách đó thôi và họ làm ngay.

Mọi người trong nhà đang ngồi nghe Chúa Jêsus giảng dạy, bỗng họ thấy có một người được thả xuống từ mái nhà, dừng lại trước mặt Chúa Jêsus. Chúa nhìn ông cách thương xót và thấy lòng tin nơi những người bạn của ông rất lớn, nên Ngài phán: “Ngươi hãy đứng dậy, vác giường trở về nhà!” Thật là kỳ diệu, người bại đã từ từ ngồi dậy rồi đứng lên trước sự ngạc nhiên của mọi người nơi đó! Người bại, các bạn của ông và mọi người đều rất vui mừng, cảm tạ và ca ngợi Đức Chúa Trời.

  1. Ứng dụng.

Các bạn của người bại bởi lòng tin đã giúp ông gặp được Chúa Jêsus và được lành bệnh. Các em cũng phải có lòng tin nơi Chúa. Những lúc bị bệnh, lúc sợ hãi… các em nhớ đến Chúa, cầu nguyện với Ngài thì Ngài sẽ giúp đỡ các em ngay.

C. BÀI TẬP.

            * Chuẩn bị:

– Cắt hình bài 3 trong trang cắt dán.

– Bút chì màu, kéo, hồ dán.

            * Thực hiện:

– Cho các em làm bài tập “Em làm gì để giúp bạn?”: Dán hình vào hình vẽ bài 3 cho thích hợp.