Ngày: Tháng Tám 21, 2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 8. VÂNG PHỤC CHA MẸ

I. KINH THÁNH: 1Các vua 1:5-53.

II. CÂU GỐC: “Hỡi kẻ làm con cái, hãy vâng phục cha mẹ mình trong Chúa, vì điều đó là phải lắm” (Ê-phê-sô 6:1).

III. BÀI TẬP.

  1. Vâng phục hay không vâng phục?

Em đọc các tình huống dưới đây, rồi viết chuyện gì sẽ xảy ra nếu vâng phục hay không vâng phục.

  1. Chuyện trong hoàng cung.

 Em chọn từ thích hợp trên chiếc áo của nhân vật dưới đây, rồi điền vào chỗ trống để hoàn thành bản thông cáo của hoàng cung.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 8. VÂNG PHỤC CHA MẸ

I. KINH THÁNH: 1Các vua 1:5-53.

II. CÂU GỐC: “Hỡi kẻ làm con cái, hãy vâng phục cha mẹ mình trong Chúa, vì điều đó là phải lắm” (Ê-phê-sô 6:1).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: A-đô-ni-gia không có lòng vâng phục và yêu thương cha mình, nên chống lại ý muốn của cha và tự xưng làm vua.

– Cảm nhận: Con cái không vâng lời cha mẹ sẽ không đẹp lòng Chúa. 

– Hành động: Em vâng lời cha mẹ trong mọi sự.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

  1. Sinh hoạt thứ nhất: Vị vua này là ai?

     a. Mục đích: Cho các em nhận biết bối cảnh của câu chuyện Kinh Thánh này.

     b. Tài liệu: Sách học viên trang tư liệu G.

     c. Thực hiện: Cho các em mở sách học viên trang tư liệu G, và theo gợi ý tìm ra tư liệu về vị vua đó.

     2. Sinh hoạt thứ hai: Ý nghĩa của từ “chống lại”.

     a. Mục đích: Cho các em nói về ý nghĩa của từ “chống lại”.

     b. Chuẩn bị: Tư liệu (tình huống phía dưới), giấy, viết.

     c. Thực hiện: Giáo viên viết tư liệu vào 3 tờ giấy. Khi thực hiện, cho các em thảo luận: “Thế nào là chống lại?” (Làm những gì trái với ý của người khác). Sau đó, cho các em bốc thăm tờ giấy tư liệu và trả lời.

* Tư liệu: Một đứa con 10 tuổi sẽ chống lại cha mẹ mình như thế nào? Một đứa con 5 tuổi sẽ chống lại cha mẹ mình như thế nào? Một đứa con 18 tuổi sẽ chống lại cha mẹ mình như thế nào? (Cho các em nói ra nhận định của mình).  

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Giả sử các em làm bất cứ chuyện gì mình thích mà không bị ba mẹ ngăn cản, la rầy, thì sẽ như thế nào? (Cho các em thảo luận). Nếu trong gia đình, con cái được nuông chiều quá mức sẽ trở nên hư hỏng. Các em có thích chơi với những đứa trẻ hư hỏng không?

Bài học Kinh Thánh hôm nay nói về một gia đình cũng đang ở trong tình trạng như vậy. Gia đình này là ai? Các em biết gì về họ? (Cho các em đã hoàn thành phần sinh hoạt thứ nhất chia sẻ).

Đúng vậy, Đa-vít là một vị vua tài giỏi. Ông cai trị trên cả Y-sơ-ra-ên, nhưng trong gia đình của ông lại có một người con hư hỏng, luôn thích làm theo ý mình. Đa-vít rất đau khổ về người con này. Chúng ta xem người con này đã làm gì khiến cha mình phải đau khổ nhé!

  1. Bài học.

Lúc vua Đa-vít đã già, sức khỏe rất yếu, thì Đức Chúa Trời muốn vua truyền ngôi cho Sa-lô-môn, nhưng chưa thực hiện được thì có một việc xảy ra.

Hoàng tử A-đô-ni-gia là con thứ tư trong sáu người con trai do sáu người vợ sinh ra (tham khảo 2Sa-mu-ên 3:2-5). Thấy vua cha đã già, A-đô-ni-gia ngắm nghé ngai vàng. Một hôm, A-đô-ni-gia ra lệnh cho đầy tớ chuẩn bị xe ngựa, và chọn 50 người chạy trước mặt mình để mở đường. Đa-vít biết chuyện này nhưng vua không nói gì hết.

Không những thế, A-đô-ni-gia còn âm thầm mua chuộc các quan cận thần và thầy tế lễ để họ ủng hộ anh ta. Một hôm, A-đô-ni-gia mở đại tiệc ở bên ngoài thành Giê-ru-sa-lem, và cho mời tất cả các anh em mình, cùng các quan trong triều đến dự, trừ Sa-lô-môn và tiên tri Na-than. (A-đô-ni-gia biết Sa-lô-môn sẽ là người nối ngôi vua, còn tiên tri Na-than là bạn tốt của vua Đa-vít, không ủng hộ việc làm sai trái của A-đô-ni-gia).

Trong lúc A-đô-ni-gia và những người theo phe anh ta đang ăn mừng và tung hô: “Vua A-đô-ni-gia vạn tuế!”, thì trong hoàng cung xảy ra một việc. Tiên tri Na-than đến gặp hoàng hậu Bát-sê-ba và nói: “Bà có biết chuyện gì xảy ra không? A-đô-ni-gia tuyên bố mình làm vua, trong khi hoàng thượng không hề biết chuyện này. Nếu bà muốn cứu mình và hoàng tử Sa-lô-môn thì hãy làm theo cách này”. Các em đọc 1Các vua 1:13-14 xem Na-than bảo Bát-sê-ba làm gì?

Hoàng hậu Bát-sê-ba lập tức làm theo lời Na-than dặn, vì chuyện này rất quan trọng. Nếu A-đô-ni-gia thành công thì mạng sống của hai người sẽ bị đe dọa. Vì thế, Bát-sê-ba vào xin vua Đa-vít làm lễ đăng quang cho Sa-lô-môn trước mặt toàn thể dân Y-sơ-ra-ên. Trong lúc Bát-sê-ba còn đang nói, thì tiên tri Na-than vào tâu với vua việc làm của A-đô-ni-gia.              

Các em đọc 1Các vua 1:30 xem vua Đa-vít nói gì? Sau đó, vua ra chỉ thị cho các thầy tế lễ lập tức làm lễ xức dầu cho Sa-lô-môn làm vua. Họ đỡ Sa-lô-môn lên con la của vua Đa-vít rồi rước xuống Ghi-hôn. Thầy tế lễ Xa-đốc xức dầu cho Sa-lô-môn rồi dân chúng tung hô: “Vua Sa-lô-môn vạn tuế!”

A-đô-ni-gia và những người dự tiệc nghe tiếng kèn lẫn tiếng tung hô vang trời nhưng không biết việc gì xảy ra. Họ còn đang nhìn nhau ngơ ngác, thì một thanh niên chạy đến báo: “Vua Đa-vít đã lập Sa-lô-môn lên làm vua rồi! Các quan trong triều đều đến chúc mừng!”

Nghe vậy, A-đô-ni-gia và những người theo ông đều bàng hoàng và vội vã giải tán vì sợ liên lụy. A-đô-ni-gia biết mình đang gặp nguy hiểm liền vội vã chạy đến đền thờ Đức Chúa Trời và nắm lấy các sừng của bàn thờ. (Ngày xưa, theo luật của người Do thái, người bị truy sát nắm lấy các sừng của bàn thờ thì tính mạng được bảo toàn). A-đô-ni-gia còn yêu cầu vua Sa-lô-môn hứa sẽ không giết mình. Các em đọc 1Các vua 1:52-53 xem Sa-lô-môn đối xử với A-đô-ni-gia như thế nào?

A-đô-ni-gia lặng lẽ rời khỏi cung vua. Anh ta được cưng chiều quá nên luôn muốn làm theo ý mình thích. Sa-lô-môn đã tha thứ cho A-đô-ni-gia lần này, tưởng rằng anh ta sẽ sửa đổi, nhưng Kinh Thánh cho chúng ta biết, A-đô-ni-gia tiếp tục làm theo ý thích của mình, muốn cưới vợ của cha mình, nên cuối cùng phải bị xử tử (1Các vua 2:13-17, 23-25).

  1. Ứng dụng.

     a. Ôn lại câu chuyện.

Cho các em mở sách học viên bài số 8 và theo gợi ý làm bài tập “Chuyện trong hoàng cung”, rồi hỏi các em: “A-đô-ni-gia đã có hành động chống lại cha mình như thế nào?”, “Em nghĩ xem vua Đa-vít cảm thấy như thế nào trước hành động của con mình?”, “Người con không vâng phục cha phải nhận hậu quả như thế nào?”

     b. Học câu gốc.

Cho các em đọc câu gốc bài này, sau đó thảo luận: “Vì sao các em phải vâng lời ba mẹ?” (Vì đó là điều răn của Đức Chúa Trời). “Nếu con cái không vâng lời ba mẹ thì sẽ như thế nào?”

     c. Áp dụng vào đời sống.

Các em thân mến! Trong cuộc sống mỗi ngày, ba mẹ luôn dạy bảo các em điều nên làm và không nên làm. Các em có thái độ nào trước lời khuyên bảo của ba mẹ? Sau đó, cho các em theo gợi ý làm bài tập “Vâng phục hay không vâng phục!” rồi chia sẻ hành động vâng phục ba mẹ trong tuần này.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 7. CẦU NGUYỆN MỖI NGÀY

I. KINH THÁNH: 1Sa-mu-ên 1, 2:1-11,18-21.

II. CÂU GỐC: “Lạy Đức Chúa Trời, con kêu cầu với Ngài vì Ngài sẽ nhậm lời con. Xin Chúa nghiêng tai nghe lời cầu nguyện của con.” (Thi thiên 17:6).

III. BÀI TẬP.

     1. Nặng quá!

Viết ra hai nan đề gia đình của hai người bạn mà em biết, rồi viết ra nan đề mà gia đình em gặp phải gần đây nhất. Sau đó cầu nguyện xin Đức Chúa Trời giúp đỡ.

  1. Trước và sau khi cầu nguyện.

Em tô màu đỏ lên những ô có hình         , rồi lấy các chữ trong ô đó điền vào chỗ trống trong phần “Trước khi cầu nguyện”. Tô màu xanh lên các ô có hình           , rồi lấy các chữ trong ô đó điền vào chỗ trống trong phần “Sau khi cầu nguyện”. Sau đó trả lời câu hỏi.   

Một cái. Gia đình. Con trai. Vào. Ban cho. Nói cho. Bình an. Lấy đi. Có được. Dịu dàng. Lên. Cầu nguyện. Vui mừng. Hoà bình. Hy vọng. Dài. Vuông. An uống. Sầu khổ. Tròn. Tin tưởng. Đừng quên. Trả lời. Yêu.

 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 7. CẦU NGUYỆN MỖI NGÀY

I. KINH THÁNH: 1Sa-mu-ên 1, 2:1-11,18-21.

II. CÂU GỐC: “Lạy Đức Chúa Trời, con kêu cầu với Ngài vì Ngài sẽ nhậm lời con. Xin Chúa nghiêng tai nghe lời cầu nguyện của con.” (Thi thiên 17:6).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: An-ne có sự buồn khổ trong lòng, nên đến đền thờ cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời nghe lời cầu nguyện khi em hết lòng cầu nguyện với Ngài. 

– Hành động: Cầu nguyện cho những người thân trong gia đình.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Tìm ra đường đi.

  1. Mục đích: Cho các em tự tìm ra hành động quan trọng của nhân vật chính trong câu chuyện Kinh Thánh này.
  2. Tài liệu: Sách học viên trang tư liệu E.
  3. Thực hiện: Câu chuyện Kinh Thánh hôm nay kể về người phụ nữ tên là An-ne. Bà gặp một khó khăn rất lớn, cần phải được giải quyết. Cho các em mở sách học viên trang tư liệu E, và theo hướng dẫn hoàn thành bài tập.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Khi sống chung trong một mái nhà, chắc chắn gia đình nào cũng gặp rắc rối. Trong bài học tuần trước, các em còn nhớ gia đình của ai đã gặp rắc rối giữa con cái trong nhà không? (Cho các em nhắc lại bài cũ). Hôm nay, các em sẽ thấy một người vợ trong gia đình đang gặp nỗi buồn khổ rất lớn. Bà rất cần được giúp đỡ. Nỗi buồn khổ của bà có được giải quyết không? Các em cùng nghe câu chuyện này nhé!

  1. Bài học.

Bà An-ne là vợ của ông Ên-ca-na. Đáng lẽ bà An-ne sống rất hạnh phúc, nhưng vì bà không có con nên bà rất buồn. Vào thời đó, người phụ nữ có chồng mà không có con là một sự sỉ nhục. Vì vậy, An-ne rất đau khổ.  

Nỗi đau khổ của bà càng lớn hơn khi người vợ thứ hai của ông Ên-ca-na là Phê-ni-na thường hay châm chọc chuyện không có con của bà (vào thời đó, một người đàn ông có hai vợ là chuyện bình thường). Bà Phê-ni-na có nhiều con, nên mỗi dịp cả gia đình đi thờ phượng Đức Chúa Trời, bà Phê-ni-na đều châm chọc An-ne. Các em nghĩ xem An-ne cảm thấy thế nào trước lời châm chọc của Phê-ni-na?

An-ne đau khổ đến phát khóc. Dù ông Ên-ca-na rất yêu thương bà, nhưng tình yêu của ông cũng không thể nào bù đắp nỗi đau khổ của bà. Bà đau buồn đến nỗi không muốn ăn uống gì hết.

Sau khi mọi người ăn uống xong, An-ne lẳng lặng đi vào đền thờ. Bà đến đó làm gì? (Cho các em đã hoàn thành phần sinh hoạt đầu giờ chia sẻ).

An-ne vừa thì thầm cầu nguyện vừa khóc. “Đức Chúa Trời ôi! Xin Ngài đoái xem nỗi sầu khổ của con! Xin Ngài đừng quên con! Nếu Ngài ban cho con một đứa con trai, con sẽ dâng nó cho Ngài. Trọn đời nó sẽ hầu việc Ngài”.

Lúc ấy, thầy tế lễ Hê-li ngồi gần đó thấy dáng điệu của An-ne thì tưởng bà say rượu. Các em đọc 1Sa-mu-ên 1:14 xem Hê-li nói gì với An-ne?

Hê-li quở trách vì ông không biết An-ne đang cầu nguyện, bà chỉ nói thầm thì trong miệng thôi. Vì thế, khi Hê-li hiểu ra, ông đã chúc phước cho bà.

Sau khi cầu nguyện xong, An-ne cảm thấy lòng nhẹ nhàng. Các em đọc 1:18 xem tâm trạng của An-ne lúc này như thế nào? (Vui vẻ, bình an, và muốn ăn uống). Trong lòng bà tràn ngập hy vọng, vì bà tin Đức Chúa Trời nghe và nhậm lời cầu nguyện của bà.

Sáng hôm sau, cả gia đình trở về nhà. Kinh Thánh cho chúng ta biết Đức Chúa Trời thực sự nghe lời cầu nguyện của An-ne. Không bao lâu sau đó, An-ne có thai và sanh một con trai. Bà đặt tên con là Sa-mu-ên, có nghĩa là “Đức Chúa Trời nhậm”.

Dĩ nhiên An-ne rất yêu thương Sa-mu-ên, không muốn rời xa con một giây phút nào. Nhưng các em còn nhớ bà đã hứa gì khi cầu nguyện với Đức Chúa Trời trong đền thờ không? (Dâng con cho Đức Chúa Trời). An-ne nhất định thực hiện lời hứa của mình. Đợi khi Sa-mu-ên dứt sữa, bà đem con đến đền thờ và dâng cho Đức Chúa Trời. Bé Sa-mu-ên ở lại với thầy tế lễ Hê-li trong đền thờ. Kinh Thánh không cho chúng ta biết chính xác lúc đó Sa-mu-ên bao nhiêu tuổi, chỉ cho biết “đứa trẻ hãy còn nhỏ lắm” (1Sa-mu-ên 1:24b). Sau khi thờ phượng Đức Chúa Trời xong, An-ne và Ên-ca-na trở về nhà, với lòng tin Đức Chúa Trời sẽ chăm sóc con mình.

Sa-mu-ên thơ ấu phục sự Đức Giê-hô-va. Đức Chúa Trời đã ban thưởng cho An-ne, bà có thêm 3 con trai và 2 con gái, còn Sa-mu-ên cứ phục sự Đức Giê-hô-va, trở thành quan xét của dân Y-sơ-ra-ên, và là tiên tri của Đức Chúa Trời.

  1. Ứng dụng.

         a. Ôn lại câu chuyện.

Cho các em mở sách học viên bài số 7 và theo gợi ý làm bài tập: “Trước và sau khi cầu nguyện”. Sau đó hỏi các em: “Nguyên nhân nào khiến bà An-ne trút đổ tâm sự của mình với Đức Chúa Trời?” “Bà An-ne bày tỏ sự yêu thương đối với Sa-mu-ên như thế nào?” (May áo cho con). Đối với những người thân sống xa nhà, em nên làm thế nào để bày tỏ tình yêu thương?  

         b. Học câu gốc.

Cho các em đọc câu gốc bài này, rồi hỏi các em: “Vì sao các em bày tỏ nỗi lòng của mình với Đức Chúa Trời?” (Đức Chúa Trời sẽ nghe và giúp đỡ). “Các em nghĩ sau khi Đức Chúa Trời ban Sa-mu-ên cho An-ne, bà sẽ còn cầu nguyện với Đức Chúa Trời điều gì nữa?”

          c. Áp dụng vào đời sống.

Giáo viên chia sẻ: “Mỗi gia đình đều có những khó khăn riêng. Người thân hoặc bản thân em gặp khó khăn gì trong gia đình? (Cho các em tự do chia sẻ, có thể có những vấn đề phức tạp như: Ba mẹ thường xuyên gây gỗ nhau, ba mẹ ly dị, không phải ba mẹ ruột…). Sau đó, cho các em theo gợi ý làm bài tập: “Nặng quá!” và khuyến khích các em đem tất cả mọi khó khăn, cùng niềm vui lẫn nỗi buồn kể cho Đức Chúa Trời nghe. Chắc chắn, Ngài sẽ an ủi và giúp đỡ các em.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 6. SỐNG THA THỨ

I. KINH THÁNH: Sáng thế ký 32:3-23, 33:1-16.

II. CÂU GỐC: “Nếu một người trong anh em có điều gì phàn nàn với người khác thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau; như Chúa đã tha thứ anh em thể nào thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy” (Cô-lô-se 3:13).

III. BÀI TẬP.

  1. Hành động hạ nhiệt.

Em đọc các tình huống sau đây và tô màu lên nhiệt kế bày tỏ cảm nhận của em. Màu đỏ: Rất tức giận. Màu vàng: Không vui. Màu xanh: Không có vấn đề gì. Sau đó viết ra lời cầu nguyện của em xin Chúa giúp em tha thứ.

  1. Trên đường về nhà.

Em theo số thứ tự xem câu đó đúng hay sai, rồi chọn hướng đi. Nếu câu đúng thì đi theo hướng phải, còn nếu câu sai thì đi theo hướng trái.

Khởi hành

 

  • Đúng Hoặc Sai.
  1. Gia-cốp rời khỏi nhà nên mãi mãi nghèo khổ.
  2. Gia-cốp lo sợ Ê-sau sẽ giết mình.
  3. Gia-cốp cầu xin Chúa giúp đỡ.
  4. Gi-cốp tặng lễ vật của Ê-sau.
  5. Cuối cùng, Ê-sau nhất định không nhận lễ vật.
  6. Ê-sau tha thứ cho Gia-cốp.
BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 6. SỐNG THA THỨ

I. KINH THÁNH: Sáng thế ký 32:3-23, 33:1-16.

II. CÂU GỐC: “Nếu một người trong anh em có điều gì phàn nàn với người khác thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau; như Chúa đã tha thứ anh em thể nào thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy” (Cô-lô-se 3:13).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Ê-sau đã tha thứ cho Gia-cốp.

– Cảm nhận: Tha thứ cho người khác là bày tỏ tình yêu thương. 

– Hành động: Nhường nhịn và tha thứ cho anh chị em trong gia đình.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Chuyện hai anh em.

  1. Mục đích: Khơi cho các em sự thích thú để học tập câu chuyện Kinh Thánh này.
  2. Tài liệu: Sách học viên trang tư liệu D.
  3. Thực hiện: Câu chuyện Kinh Thánh hôm nay tiếp tục nói về hai anh em Ê-sau và Gia-cốp. Giáo viên cùng các em ôn lại trọng tâm câu chuyện Kinh Thánh bài trước. Sau đó, cho các em theo chỉ dẫn hoàn thành bài tập trong trang tư liệu D.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Có những lúc chúng ta làm một việc gì đó nhưng không nghĩ đến hậu quả, nên đôi lúc cảm thấy hối tiếc (Giáo viên chia sẻ kinh nghiệm của mình). Tình trạng của Gia-cốp bây giờ cũng như vậy. Có lẽ Gia-cốp rất nhớ nhà, nhất là mẹ, nhưng chàng không dám trở về. Hai mươi năm đã trôi qua. Gia-cốp đã có vợ và con cái.

Một ngày nọ, Đức Chúa Trời phán với Gia-cốp đã đến lúc trở về quê nhà. Các em đoán xem Gia-cốp suy nghĩ như thế nào? Nếu Ê-sau biết Gia-cốp trở về, thì anh ta cảm thấy thế nào? (Cho các em đã thực hiện xong phần sinh hoạt đầu giờ chia sẻ). Bây giờ, các em xem Kinh Thánh kể về câu chuyện này như thế nào nhé!

  1. Bài học.

Có một đoàn người đang đi trên đường, đàn súc vật đi theo sau. Đó là gia đình của Gia-cốp và những tôi tớ đang trên đường trở về nhà. Bây giờ, Gia-cốp đã trở nên giàu có. 20 năm qua, Gia-cốp sống trong gia đình của cậu mình, và ông vẫn luôn tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời, sẽ có một ngày ông được trở về quê hương. Bây giờ, lời hứa đó đã thành hiện thực. Dầu vậy, Gia-cốp vẫn cảm thấy lo lắng và sợ hãi.

Gia-cốp cho một vài người đi trước gặp Ê-sau. Các em đọc Sáng thế ký 32:4-5 xem Gia-cốp dặn các đầy tớ mình nói gì?

Gia-cốp hy vọng những lời chào hỏi trước sẽ khiến anh trai mình nguôi giận và tha thứ cho. Nhưng khi các tôi tớ về thuật lại là Ê-sau sẽ đem 400 người đi đón, thì Gia-cốp rất sợ hãi. Các em thấy 400 người giống một đội quân không? Ê-sau có ý định gì đây? Gia-cốp rất lo lắng! Ông nghĩ cách làm thế nào để tránh bị thiệt hại nếu Ê-sau tấn công. Vì vậy, ông chia những người đi theo làm hai đội, súc vật cũng chia làm hai. Nếu Ê-sau tấn công 1 trong 2 đội thì đội còn lại có thể chạy thoát. Tiếp đến, Gia-cốp làm một việc khôn ngoan hơn, đó là cầu xin Đức Chúa Trời bảo vệ gia đình của mình.

Đến tối, Gia-cốp chọn những súc vật mập nhất và chia ra ba bầy để làm quà cho Ê-sau. Các em đọc Sáng 32:17,18 xem lần này Gia-cốp dặn các đầy tớ mình nói gì? Gia-cốp nghĩ rằng gởi quà đi trước sẽ khiến Ê-sau vui lòng, không tấn công mình nữa.

Sáng hôm sau, Gia-cốp nhìn thấy từ xa có rất nhiều người đi về phía mình. Đúng là đoàn người của Ê-sau rồi! Gia-cốp lập tức bảo phụ nữ và trẻ em đi ra phía sau, còn chính ông đi trước. Khi đến gần anh trai, Gia-cốp cúi mình xuống liên tiếp 7 lần, bày tỏ sự hạ mình. Các em nghĩ Ê-sau có thấy tấm lòng của Gia-cốp không?

Kinh Thánh cho chúng ta biết, Ê-sau chạy đến ôm choàng lấy em mà hôn. Một hình ảnh rất cảm động, phải không? Chắc nhiều người chứng kiến cảnh đó đã khóc, nhất là phụ nữ. Không những các bà thôi đâu, mà chính Ê-sau và Gia-cốp cũng khóc. Các em thấy hình ảnh hai anh em ôm nhau khóc nói lên điều gì? (Cho các em nói ra suy nghĩ của mình). Gia-cốp biết Ê-sau đã thực sự tha thứ cho mình.

Gia-cốp giới thiệu vợ con của mình cho Ê-sau biết, và nài xin Ê-sau vui lòng nhận lễ vật của mình. Vậy là sau 20 năm xa cách, tình yêu thương và sự tha thứ đã nối họ lại với nhau. Nếu không có sự tha thứ, chắc chắn sẽ không có cuộc gặp mặt cảm động ngày hôm nay, và mãi mãi họ sống trong hận thù.

  1. Ứng dụng.

      a. Ôn lại bài học.

Cho các em mở sách học viên bài số 6 và theo chỉ dẫn làm bài tập “Trên đường về nhà”. Sau đó cho các em thảo luận: “Gia-cốp đã có những hành động gì chứng tỏ ông rất muốn làm hòa với Ê-sau?” “Ê-sau đã bày tỏ tình yêu thương và sự tha thứ đối với Gia-cốp như thế nào?” “Nếu Ê-sau không chịu tha thứ thì sẽ ra sao?” (Cho các em trả lời).

      b. Học câu gốc.

Cho các em đọc câu gốc rồi thảo luận: “Thế nào là phàn nàn?” “Có từ nào đồng nghĩa với nó không?”, “Thế nào là sự nhịn nhục?” (Chịu đựng sự quấy phá của người khác với tinh thần cảm thông, cho người đó có cơ hội sửa đổi). “Thế nào là tha thứ?” (Không nhớ đến lỗi lầm của người khác, trở lại mối quan hệ như trước). Vì sao chúng ta phải tha thứ cho người khác? (Vì Đức Chúa Trời đã tha thứ cho chúng ta).

     c. Áp dụng vào đời sống.

Giáo viên: “Có lúc người khác không cố ý làm những việc khiến cho các em buồn. Vì vậy, các em cần phải học tập tha thứ, cho dù người đó có cố ý làm cho các em buồn đi nữa, thì cũng phải tha thứ. Các em nên ghi nhớ: Chúa đã và luôn luôn tha thứ cho các em. Ngài muốn các em tha thứ cho người khác. Việc làm đó bày tỏ các em có tình yêu thương, và là con cái của Đức Chúa Trời.

Tuy nhiên, tha thứ không phải là việc dễ làm, nhất là người khác làm cho em bị tổn thương quá nhiều. Phải mất 20 năm, Ê-sau mới có thể tha thứ cho Gia-cốp. Các em có thể tha thứ được không? Nếu các em thật lòng muốn tha thứ, Đức Chúa Trời sẽ giúp các em”.

Sau đó cho các em theo gợi ý làm bài tập: “Hành động hạ nhiệt” rồi thảo luận: “Trong tình huống nào, người thân của các em làm cho các em rất tức giận?” “Em đã làm gì?” (Cho các em chia sẻ những gì đã viết). 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in NHI ĐỒNG on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 13. YÊU THƯƠNG GIÚP ĐỠ NHAU

I. KINH THÁNH: Công Vụ 9:31-43.

II. CÂU GỐC:Hãy lấy lòng yêu thương mà phục vụ nhau”. (Ga-la-ti 5:13b).

III. BÀI HỌC.

IV. CÙNG SUY NGHĨ.

   Trả lời cầu hỏi.

  1. Bà Đô-ca là một người như thế nào?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Phi-e-rơ đã làm điều gì khiến Đô-ca sống lại?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Bà Đô-ca sống lại làm cho mọi người như thế nào?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

TRANH PHỤC SINH

*Vật liệu: – 1 tấm bìa cứng (14 x 16 cm).

                 – 1 tấm bìa cứng (11 x 15 cm).

                 – Keo dán, kéo, bút chì màu.

*Cách thực hiện.

  1. Cắt hình theo đường kẻ đậm. Gấp theo dường kẻ đứt đoạn.
  2. Dán hình theo 2 và 3 chồng lên nhau giống như hình vẽ.
  3. Dán mặt sau của hình 1 và hình 4 lên giấy bìa cứng.
  4. Dùng 1 miếng giấy bìa cứng có chiều rộng đủ che kín

phần tranh. Dán 1 phần có gạch chéo lên tấm bìa trước.

  1. Mặt trước của tấm thiệp, cho các em trang trí và viết tên để tặng cho bạn thân của mình.
  2. Cho các em đọc những chữ viết trong hình và giải thích ý nghĩa.

Học thuộc câu gốc: Tồ màu hình cuốn Kinh Thánh.

Hiện diện: Tồ màu hình em

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in NHI ĐỒNG on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 13. YÊU THƯƠNG GIÚP ĐỠ NHAU

 I. KINH THÁNH: Công Vụ 9:31-43.

II. CÂU GỐC:Hãy lấy lòng yêu thương mà phục vụ nhau”. (Ga-la-ti 5:13b).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Nhóm tín đồ đầu tiên đã bàytỏ lòng yêu thương lẫn nhau.

– Cảm nhận: Tình yêu thương phải được bày tỏ bằng hành động cụ thể.

– Hành động: Bày tỏ lòng yêu thương với các bạn trong lớp Trường Chúa nhật.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

*Ba ký hiệu.

  1. Mục đích: Giúp các em ôn lại câu gốc của các bài học trước.
  2. Vật liệu: Câu gốc đã học trong cả quí, giấy trắng, viết.
  3. Thực hiện: Chia hai em một nhóm, mỗi nhóm 1tờ giấy trắng và viết, hướng dẫn các em chia thành 12 ô trên giấy (xem hình).

   Mỗi em chọn cho mình 1 ký hiệu “o” hoặc “x”, luân phiên đọc thuộc câu gốc theo thứ tự từ bài 1đến12. Em nào đọc suôn sẻ và chính xác, thì đánh dấu ký hiệu của mình (“o”hoặc “x”) vào ô; nếu đọc sai thì không được đánh dấu. Ai vượt qua năm ô trước thì thắng.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Phi-e-rơ bước nhanh trên con đường nhộn nhịp tiến về thành phố Ly-đa. Ông nghe nói dân chúng ở đó rất yêu mến Chúa, nên mong muốn đến thăm và giúp họ hiểu biết Chúa nhiều hơn.

  1. Bài học.

   Dọc đường, Phi-e-rơ nhớ lại những ngày tháng ở cùng Chúa Jêsus. Ông đã cùng Ngài đi đến nhiều nơi khác nhau, tận mắt chứng kiến lòng nhân ái và tình yêu thương của Chúa Jêsus đối với mọi người.

   Khi đến Ly-đa, Phi-e-rơ gặp một người tên là Ê-nê, bị bệnh bại liệt, nằm trên giường đã tám năm rồi. Nếu các em phải nằm trên giường suốt tám năm, hoàn toàn không cử động, các em sẽ như thế nào? (Để các em tự do phát biểu).

   Phi-e-rơ nhìn người bại và nhớ lại Chúa Jêsus đã từng chữa lành người bệnh. Vì yêu thương và muốn giúp đỡ Ê-nê nên Phi-e-rơ nói: “Ê-nê, Chúa Jêsus đã chữa lành cho ông. Hãy đứng dậy!”.

   Ê-nê từ từ ngồi dậy, cả người của ông có thể cử động được rồi! Ông đã lành bệnh! Bạn bè của ông Ê-nê vui mừng báo tin cho người khác biết. Chẳng bao lâu, dân thành Ly-đa và cả vùng đều biết chuyện. Rất nhiều người tìm đến năn nỉ Phi-e-rơ: “Xin nói cho chúng tôi biết việc Chúa Jêsus chữa lành người bệnh”. Vì vậy, Phi-e-rơ quyết định ở lại thành Ly-đa một thời gian để giảng dạy cho họ về Chúa Jêsus.

   Trong khi Phi-e-rơ đang ở Ly-đa, có một chuyện buồn xảy ra tại Giốp-bê. Một phụ nữ hiền lành tên Đô-ca vừa mới qua đời. Bà làm việc rất siêng năng, thường may quần áo cho kẻ thiếu thốn và sẵn lòng giúp đỡ mọi người.

   Ai cũng quí mến Đô-ca, những việc bà đã làm khiến nhiều người cảm động, nên khi Đô-ca qua đời, họ buồn bã, thương tiếc. Một số người nghe nói ông Phi-e-rơ vẫn còn ở thành Ly-đa, cách đó vài cây số, thế là họ bànvới nhau: “Nghe nói một người bại liệt tám năm đã được ông Phi-e-rơ chữa lành, hay là chúng ta mời ông ấy đến giúp bà Đô-ca. Chắc ông Phi-e-rơ sẽ có cách”.

   Đây là một ý kiến hay, mọi người đều đồng ý. Họ cử hai người vội vã đến Ly-đa tìm Phi-e-rơ.

   Khi gặp Phi-e-rơ, họ nói: “Ông Phi-e-rơ ơi, có một phụ nữ nhân từ tên Đô-ca. Bà đối xử tốt, sẵn lòng giúp đỡ mọi người nên ai cũng yêu quí bà. Bây giờ bà đã qua đời, xin mời ông đến xem có giúp được gì không?”

   Chẳng chút do dự, Phi-e-rơ đi ngay với hai người nầy. Trên đường đi, hai người thay phiên nhau kể cho Phi-e-rơ nghe những việc tốt mà Đô-ca đã làm.

   Khi đến Giốp-bê, nhà bà Đô-ca đầy những người khóc than. Các phụ nữ đưa cho Phi-e-rơ xem quần áo mà Đô-ca may cho họ trước đây. Phi-e-rơ bảo mọi người ra ngoài rồi quì xuống cầu nguyện.

   Sau đó, Phi-e-rơ gọi Đô-ca: “Bà Đô-ca ơi, hãy chờ dậy!” Bà Đô-ca từ từ mở mắt, nhìn thấy Phi-e-rơ liền ngồi dậy. Ông đưa tay đỡ bà đứng lên rồi gọi mọi người đến. Các em có tưởng tượng được bạn bè của bà Đô-ca vui mừng như thế nào không? Bà Đô-ca sống lại rồi!

   Tin nầy lan nhanh khắp thành Giốp-bê. Mọi người đều vui mừng vì Đô-ca mà họ yêu mến đã sống lại. Họ rất vui vì thấy được lòng yêu thương của Phi-e-rơ đối với họ. Ông Phi-e-rơ nán lại Giốp-bê để giảng dạy cho họ nhận biết tình yêu thương của Chúa Jêsus.

  1. Ứng dụng.

   Cho các em mở sách học viên, tô màu các bức hình.

   Giáo viên cho các em xem hình và trả lời câu hỏi để giúp các em ôn lại câu chuyện.

  1. Trong câu chuyện nầy, ai là người có lòng yêu thương?
  2. Đô-ca bày tỏ lòng yêu thương như thế nào?
  3. Bạn bè của Đô-ca làm gì để bày tỏ lòng yêu thương của họ đối với bà?
  4. Lòng yêu thương của Phi-e-rơ được bày tỏ như thế nào?

– Những người yêu thương nhau đều thích nhóm họp lại. Các em có thể hưởng được cuộc sống yêu thương và bày tỏ lòng yêu thương của mình với bạn bè trong Hội Thánh. Các em nhìn xem vẻ mặt hai bạn nhỏ trong hình bày tỏ điều gì? Làm sao em biết được? Em thích làm bạn với ai nhất trong lớp Trường Chúa Nhật? Vì sao em thích học Trường Chúa Nhật? Hãy ghi câu trả lời vào ô vuông.

  Sau khi các em viết xong, khuyến khích các em đưa tập học viên cho các bạn khác ký tên lưu niệm, vì đây là bài cuối quí.

  Hướng dẫn các em học câu gốc, động viên các em yêu thương và giúp đỡ nhau bằng tình thương của Chúa (có thể đưa ra những ví dụ cụ thể). Cùng cầu nguyện cảm ơn Đức Chúa Trời vì mình có những anh chị em trong Hội Thánh.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in NHI ĐỒNG on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 12. TRUYỀN GIÁO

I. KINH THÁNH: CôngVụ 8:1, 4-8, 14-15, 25-39.

II. CÂU GỐC: “Vậy, hãy đi khiến muôn dân trở nên môn đồ Ta, hãy nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh làm báp-têm cho họ” (Ma-thi-ơ 28:19).

III. BÀI HỌC:

   Trên con đường vắng vẻ, bỗng có một chiếc xe ngựa rất đẹp đang đến, một vị quan Châu Phi ngồi trên xe đang đọc Kinh Thánh. Phi-líp giải thích và giảng đạo cho ông. Vị quan tin Chúa Jêsus là Con của Đức Chúa Trời. Ông mừng rỡ trở về quê hương nói cho mọi người biết điều đó.

IV. CÙNG SUY NGHĨ.

   Xem hình và trả lời các câu hỏi:

  1. Phi-líp đang giảng đạo cho ai?

……………………………………………….

  1. Sau khi nói chuyện cùng Phi-líp,

vị quan làm gì?

……………………………………………………..

BẢN TRẮC NGHIỆM

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in NHI ĐỒNG on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 12. TRUYỀN GIÁO

I. KINH THÁNH: CôngVụ 8:1, 4-8, 14-15, 25-39.

II. CÂU GỐC: “Vậy, hãy đi khiến muôn dân trở nên môn đồ Ta, hãy nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh làm báp-têm cho họ” (Ma-thi-ơ 28:19).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Nhóm Cơ Đốc nhân đầu tiên phái các nhà truyền giáo đến những nơi xa rao giảng về Chúa Jêsus.

– Cảm nhận: Truyền giáo là điều Chúa muốn chúng ta làm.

– Hành động: Em cầu nguyện và dâng hiến cho việc truyền giáo.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

*Giới thiệu nhà truyền giáo.

  1. Mục đích: Giúp các em nhận biết công tác truyền giáo.
  2. Vật liệu: Bản đồ thế giới, hình giáo sĩ và các tài liệu khác.
  3. Thực hiện: Cho các em xem hình các nhà truyền giáo hoặc những tài liệu liên quan, kể cho các em nghe về tình hình công tác của các giáo sĩ, chỉ cho các em xem khu vực, đất nước nơi người truyền giáo công tác trên bản đồ thế giới, đồng thời nói về hoàn cảnh đất nước đó.

– Giáo viên hỏi các em: “Theo em, các nhà truyền giáo cần làm những gì? Họ cần giúp đỡ gì không?” (Cho các em trả lời).

  Cuối cùng hướng dẫn các em cầu nguyện cho công tác và nhu cầu của các nhà truyền giáo, xin Đức Chúa Trời giúp họ phục vụ có kết quả tốt.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Thành Giê-ru-sa-lem không còn yên ổn như xưa nữa, các tín đồ Chúa Jêsus bị bắt bớ vì rao truyền Danh Ngài. Việc họ làm chứng về Chúa khiến cho lãnh đạo nhà hội nổi giận. Họ sai lính lục  soát từng nhà, bắt trói tín đồ giam vào ngục, không kể nam, nữ, già, trẻ, lớn, bé. Bất cứ ai, nếu nhắc đến Chúa Jêsus đều có thể bị bắt. Nhiều tín đồ phải rời khỏi Giê-ru-sa-lem để tránh cơn bắt bớ nầy. Nhưng dù đi đâu, họ vẫn tiếp tục rao truyền về Chúa Jêsus cho người khác.

  1. Bài học.

   Trong số những tín đồ rời khỏi Giê-ru-sa-lem có một người tên là Phi-líp. Ông quyết định đi đến thành Sa-ma-ri vì Chúa Jêsus đã bảo các môn đồ đến xứ Sa-ma-ri truyền giảng Tin lành. Phi-líp đi khắp xứ truyền giảng, dân chúng vui thích lắng nghe ông kể về các phép lạ và những lời dạy dỗ của Chúa Jêsus. Khi kể đến việc Chúa Jêsus chữa lành bệnh tật, dân chúng liền đem những người bệnh đến cùng Phi-líp, và bởi quyền năng của Đức Chúa Trời, ông chữa lành cho họ. Mọi người đều kinh ngạc và vui mừng.

   Cả đám đông đi theo Phi-líp, già trẻ, lớn bé, giàu nghèo, mạnh khỏe hay bệnh tật đều muốn nghe Phi-líp kể về Chúa Jêsus. Vì vậy, có nhiều người tin Chúa Jêsus là Con Đứ Chúa Trời.

   Chẳng bao lâu, những việc xảy ra ở Sa-ma-ri truyền đến tận Giê-ru-sa-lem. Các tín đồ ở Giê-ru-sa-lem cảm thấy vui mừng phấn khởi khi biết người Sa-ma-ri tin Chúa. Một số tín đồ hỏi: “Công việc của Phi-líp chắc hẳn rất bận rộn, không biết ông ấy có cần ai giúp đỡ không? ” Một tín đồ khác đáp: “Chúng ta hãy cử thêm người đến giúp đỡ Phi-líp”. Các tín đồ ở thành Giê-ru-sa-lem quyết định cử Phi-e-rơ và Giăng đến Sa-ma-ri để giúp Phi-líp. Phi-e-rơ và Giăng trở thành nhóm truyền giáo đầu tiên.

   Sau đó, có một việc lạ lùng đã xảy ra với Phi-líp. Thiên sứ hiện đến cùng Phi-líp, bảo ông đi về phía Nam, trên con đường vắng vẻ từ thành Giê-ru-sa-lem đến Ga-xa. Phi-líp liền làm theo lời thiên sứ. Trên đường đi, ông nghe văng vẳng tiếng vó ngựa. Chẳng mấy chốc, Phi-líp thấy một chiếc xe ngựa rất đẹp. Người ngồi trong xe là một vị quan Châu Phi quản lý tiền bạc cho nữ hoàng, đang trên đường từ đền thờ Giê-ru-sa-lem trở về Ê-thi-ô-bi.

   Khi chiếc xe tiến đến gần, Đức Thánh Linh bảo Phi-líp chạy theo kịp xe đó. Phi-líp thấy vị quan đang chăm chú đọc sách, nhìn kỹ đó là quyển Kinh Thánh.

   Phi-líp hỏi vị quan: “Ông có hiểu đoạn Kinh Thánh đang đọc không?”

   Viên quan trả lời: “Không có ai chỉ dẫn nên tôi không hiểu rõ lắm! Ông có thể giải thích đoạn Kinh Thánh này không?” Phi-líp liền nói: “Tôi sẽ giải thích cho ông hiểu”.

   Vị quan liền mời Phi-líp lên xe ngồi bên cạnh mình. Trong khi xe chạy, Phi-líp giải thích cặn kẽ đoạn Kinh Thánh đó, rồi vị  uan hỏi Phi-líp nhiều câu hỏi, Phi-líp đều lần lượt giải đáp. Cuối cùng vị quan tin rằng Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời.

   Xe chạy ngang một lạch nước, vị quan hỏi: “Tại đây có nước, tôi có thể chịu báp-tem được không?” Xe ngựa dừng lại cho hai người xuống. Phi-líp làm lễ báp-tem cho vị quan. Sau đó, vị quan lên xe tiếp tục về xứ. Ông vui mừng hớn hở vì nhận biết Chúa Jêsus. Bây giờ ông cũng trở thành một nhà truyền giáo cho dân tộc mình.

  1. Ứng dụng.

   Trong mấy tuần vừa qua, các em đã được học những câu chuyện về nhóm tín đồ đầu tiên. Những việc họ đã làm ngày xưa thì ngày nay, Hội Thánh Chúa vẫn đang tiếp tục làm. Ví dụ: Họ cử những nhà truyền giáo, đi khắp nơi rao giảng Tin Lành thì ngày nay Hội Thánh chúng ta cũng giúp đỡ… (Nêu tên nhà truyền giáo hoặc công việc truyền giáo mà Hội Thánh nhà đang ủng hộ).

   Cho các em mở tập học viên cùng đọc bài học và trả lời các câu hỏi trong phần “Cùng suy nghĩ”. Sau đó, làm bài trắc nghiệm: “Có ba câu hỏi liên quan đến nhà truyền giáo, mỗi câu có 3 đáp án. Các em xem đáp án nào đúng nhất thì đánh dấu X vào đó”.

   Làm xong, giáo viên giới thiệu sơ lược công tác truyền giáo trong nước. Sau đó, hướng dẫn các em cầu nguyện cho các nhà truyền giáo, xin Đức Chúa Trời giúp họ trong công tác rao truyền tình thương của Chúa đến cho mọi người.