Ngày: Tháng Chín 10, 2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 15.09.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 15.09.2024

in THANH NIÊN on 10 Tháng Chín, 2024

Chúa nhật 15.09.2024 – CN Thiếu nhi Tin Lành.

  1. Đề tài: HIỂU TRẺ ĐỂ DẠY TRẺ!
  2. Kinh Thánh: 2Ti-mô-thê 3:14-17.
  3. Câu gốc: “Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo; dầu khi nó trở về già, cũng không hề lìa khỏi đó” (Châm ngôn 22:6).
  4. Đố Kinh Thánh: Đố theo chủ đề.
  5. Thể loại: Tâm tình.

* CHỈ DẪN: Tâm tình.

  1. Vì là ngày Chúa nhật Thiếu nhi Tin Lành, Ban Thanh niên có thể mời Ban Thiếu nhi nhóm chung. Ban hướng dẫn có buổi họp trước một tuần lễ để thảo luận và phân công chương trình.
  2. Trong ngày này, các em thiếu nhi sẽ được dự phần trong các tiết mục như tôn vinh Chúa, đọc thi ca, múa… Ban hướng dẫn sẽ mời vài em thiếu nhi cảm tạ và làm chứng ơn phước Chúa ban.
  3. Có vài lời tâm tình của bậc Phụ huynh trong việc chăm sóc, dạy dỗ các con trong gia đình theo đường lối Chúa để khích lệ với nhau.
  4. Cầu nguyện cho Thiếu nhi – Thông công – Sinh hoạt trò chơi.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

 

HIỂU TRẺ ĐỂ DẠY TRẺ!

Chúa chúng ta phán dạy: “Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo; dầu khi nó trở về già, cũng không hề lìa khỏi đó” (Châm 22:6). Đây là một mệnh lệnh bao gồm cả một nguyên tắc giáo dục con người, đúng với mọi thời đại.

Dạy con từ thuở còn thơ bé là bổn phận của cha mẹ, của gia đình. Phụ huynh sẽ phải chịu trách nhiệm trước mặt Chúa về việc giáo dục, hướng dẫn con cái.

Bài học này chúng tôi chỉ nhắm vào mục đích dạy Lời Chúa, đem đức tin đặt vào lòng con cái, vì những lời dạy Kinh Thánh ở nhà thờ với ban Thiếu nhi… quá ít ỏi so với nhu cầu tâm linh của chúng. Chúng tôi tha thiết xin các bậc phụ huynh lưu tâm đến lãnh vực này để gây dựng một Hội Thánh tương lai thật bền vững.

Nhưng tại sao phải là phụ huynh mà không là một ai khác? Thưa quý vị, không ai có thể thay thế quý vị là cha là mẹ được. Vì cha mẹ có một tầm ảnh hưởng lớn lao trên con cái. Sau đây chúng tôi xin trình bày sơ lược vài điều về tâm lý trẻ em, mong ước quý vị hiểu thêm về con cái mình.

TỪ 1 ĐẾN 5 TUỔI.

Đây là giai đoạn ấu thơ của trẻ, nhưng có một ảnh hưởng quan trọng đến cả cuộc đời nó. Năm năm đầu đời này, là những năm trẻ được xây đắp một nền tảng căn bản. Đứa trẻ nào được sống trong tình yêu thương của ba mẹ, trong một gia đình đầm ấm yên vui sẽ phát triển tốt về mặt tinh thần, nhân cách. Những gì chúng ta đặt vào lòng trẻ lúc này sẽ có một giá trị lớn lao. Vì thế đừng coi thường trẻ em trong lứa tuổi này. Tâm trí non nớt ấy sẽ tiếp thu tất cả những gì từ gia đình, nhất là ba mẹ dành cho nó.

Đề nghị: Xin quý vị phụ huynh chịu khó để thì giờ kể chuyện Kinh Thánh cho con em mình nghe. Mỗi ngày một truyện hoặc kể đi kể lại nhiều lần một truyện, bỏ những chi tiết rườm rà, khúc mắc để chúng có thể nhớ liên tục, toàn vẹn cốt truyện.

Hãy cho con em mình biết rằng Chúa đã làm nên mọi sự trên đời này, làm nên bàn tay, bàn chân của chúng. Ở tuổi này, trẻ rất lưu tâm đến chính nó. Dạy con làm quen với nếp sống đạo: Cầu nguyện trước khi ăn, trước khi ngủ, lúc thức dậy – lời cầu nguyện ngắn, gọn. Trong sinh hoạt hằng ngày, tìm mọi cách, lợi dụng mọi cơ hội để nhắc đến Chúa, tạo cho chúng một khái niệm về Đức Chúa Trời.

6 TUỔI.

Ở tuổi này, các trẻ chịu đựng một thay đổi lớn về thể xác và tinh thần nên rất khó dạy. Chúng hay chống đối ba mẹ, luôn luôn trả lời “không”. Xin quý vị hãy hiểu vì trẻ đang ở trong tuổi thay răng sữa và bắt đầu phải đi học, phải rời gia đình. Những thay đổi ấy làm ảnh hưởng thật nhiều đến tâm tính nó. Trẻ bị xáo trộn, xin quý vị hãy kiên nhẫn. Nếu bảo con làm gì, nó không chịu, xin quý vị hãy nói: “Này, để mẹ (anh, chị, ba…) đếm thử đến 10 xem con làm không nhé!” – Nó sẽ làm ngay, quý vị cứ thử xem! Ở tuổi này, trẻ cũng đã có một cái nhìn rõ hơn về tôn giáo.

Đề nghị: Khi đi nhà thờ, xin quý vị chịu khó dẫn con theo. Trẻ cần làm quen, cần được bước vào những sinh hoạt Hội Thánh. Chúng nó sẽ áp dụng những gì học hỏi từ ở nhà như cầu nguyện, hát Thánh ca, nghe đọc Kinh Thánh… Đừng vì con đã có thể trông em được, nên để nó ở nhà giữ em! Trường học đối với trẻ là cả một khám phá mới mẻ, thích thú, có khi đáng sợ nữa. Xin quý vị hãy giúp trẻ hiểu thêm bài vở, vì nó còn lẫn lộn giữa mẹ và cô giáo nó. Quý vị hãy tỏ cho trẻ thấy rằng mình cũng có quyền uy, có khả năng giống như thầy cô ở trường để dễ dàng cho con cái nhận những lời dạy dỗ của mình.

7 TUỔI.

Ở độ tuổi này, các em bắt đầu biết lý luận, nên đôi lúc nó “bị” cha mẹ coi như người lớn, “bị” đòi hỏi có trách nhiệm như người lớn. Thật ra dầu lý luận, nhưng nó không có một ý thức rõ ràng như người lớn đâu. Khi các em lỗi lầm, quý vị hãy giải thích trong thông cảm, yêu thương, đừng buộc tội và phạt nó nặng quá! Từ tuổi này, các em sống hơi âm thầm, khép kín. Chúng có vẻ suy tư hơn và đã có ý niệm về đạo đức.

Đề nghị: Quý vị có thể kể và giải thích về sự chết đền tội của Chúa Giê-xu, cũng như những hành vi tốt xấu theo Kinh Thánh. Làm thế này là tốt, làm thế kia là xấu và tại sao, nghĩa là đặt con vào nếp sống đạo thực sự.

8 TUỔI.

Đây là tuổi ồn ào, thiếu cẩn thận. Tuổi thích làm, hay làm, nhưng không làm được việc gì đến nơi đến chốn cả. Cái gì các em cũng muốn biết, tò mò, thích sưu tập và lại thích đổi chác, mua bán nữa. Quý vị gặp đủ thứ lỉnh kỉnh trong cặp, trong túi áo của chúng, hay có khi nó đem cái này đổi lấy cái kia của bạn. Các em cũng bắt đầu tìm bạn để chơi, mặc dầu không bền.

Đề nghị: Quý vị nên lưu tâm đến bạn bè của con em mình. Nếu các em có bạn tin Chúa thì càng tốt. Quý vị hãy giải thích ân cần những gì các em muốn tìm hiểu. Lợi dụng tuổi ham thích tìm tòi thắc mắc này để giải thích kỹ hơn, cẩn thận hơn về Lời Chúa, về nếp sống đạo, như chơi tốt với bạn bè theo Lời Chúa dạy…

9 TUỔI.

Trong độ tuổi này là giai đoạn yên lặng, các em trở nên rất dễ bảo. Các em ham học, nhớ lâu, ít đau ốm, có ý thức về trách nhiệm, nghiêm trang trong công việc hơn lúc 8 tuổi.

Đề nghị: Dạy câu gốc, học thuộc lòng từng đoạn Kinh Thánh. Dạy các em tập thói quen đọc Kinh Thánh hằng ngày!

10 TUỔI ĐẾN 13 TUỔI.

Đây là độ tuổi họp đoàn, các em thích tụ tập thành từng nhóm. Nếu ở tuổi này mà các em thích chơi một mình là bất thường, không phát triển đúng. Trong tuổi này, những sinh hoạt cộng đồng sẽ cuốn hút các em dễ dàng. Các em muốn tách ra khỏi gia đình, nên ba mẹ phải cẩn thận và giúp các em giữ vững đức tin ngay trong nhà mình.

Đề nghị: Phụ huynh nên khuyến khích con em sinh hoạt tại nhà thờ; hướng dẫn, tìm giúp con những người bạn tốt, tin kính Chúa sẽ có lợi vô cùng cho chúng. Luôn tạo một không khí yêu thương trong gia đình, để các em thấy được gia đình là chỗ yên vui, là nơi ấm cúng mà chúng luôn gần gũi, không thể rời xa. Ba mẹ là những người bạn thân thiết, hòa đồng với các em nhất, sẽ giúp các em giải tỏa những thắc mắc, chia sẻ mọi vui buồn…

Dạy các em biết kính sợ Chúa, sống cho Chúa. Gia đình nên duy trì giờ nhóm lễ bái. Cho các em phát biểu ý kiến, có thể giao cho chúng sắp đặt, tổ chức giờ nhóm lễ bái gia đình như hướng dẫn thờ phượng… Hãy tin và cho các em đóng vai một người lớn trong gia đình. Đừng chèn ép nó, bất công với nó…

Trên đây là những điều thật vắn tắt về tâm lý trẻ em, chúng tôi ao ước sẽ được quý vị lưu tâm để giúp đỡ con em mình giữ được đức tin. Hội Thánh ngày nay cần sự đóng góp quý báu này của quý vị!

Trên tất cả mọi kỹ thuật, mọi chuyên môn trong lãnh vực giáo dục, trẻ em cần có tình yêu thương thật từ gia đình. Sống trong yêu thương – không phải là sự nuông chiều – trẻ sẽ phát triển, sẽ lớn lên tốt đẹp. Với tình yêu, cha mẹ sẽ chinh phục được con cái mình, vì chính Chúa chúng ta cũng đã chinh phục thế giới bằng tình yêu!

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 15.09.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 15.09.2024

in PHỤ NỮ on 10 Tháng Chín, 2024

Chúa nhật 15.09.2024 (Chúa Nhật Thiếu Nhi Tin Lành).

  1. Đề tài: HIỂU TRẺ ĐỂ DẠY TRẺ!
  2. Kinh Thánh: 2Ti-mô-thê 3:14-17.
  3. Câu gốc: “Hãy dạy trẻ thơ con đường nó phải theo; để khi nó trở về già, nó cũng không hề lìa khỏi đó” (Châm 22:6 BTTHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 34-36.
  5. Thể loại: Tìm hiểu.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 18.8.2024.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

HIỂU TRẺ ĐỂ DẠY TRẺ!

 “Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo; để khi nó trở về già, nó cũng không hề lìa khỏi đó” (Châm 22:6). Đây là một mệnh lệnh giáo dục con người, đúng với mọi thời đại. Dạy con từ thưở còn thơ bé là bổn phận của cha mẹ của gia đình. Phụ huynh sẽ phải chịu trách nhiệm trước mặt Chúa về việc giáo dục, hướng dẫn con cái.

TỪ 1 ĐẾN 5 TUỔI.

Đây là giai đoạn ấu thơ nhưng có ảnh hưởng quan trọng đến cả cuộc đời. Năm năm đầu đời nầy là những năm được xây đắp một nền tảng căn bản. Đứa trẻ nào được sống trong một gia đình đầm ấm yên vui sẽ phát triển tốt về mặt tinh thần, nhân cách. Những gì chúng ta đặt vào lòng trẻ lúc nầy sẽ có một giá trị lớn lao.

Đề nghị: Xin phụ huynh để thì giờ kể chuyện Kinh Thánh cho con em mình nghe.

Hãy cho chúng biết Chúa đã làm nên mọi sự, làm nên tay, chân của chúng. Dạy con làm quen với nếp sống đạo: Cầu nguyện trước khi ăn, khi ngủ, lúc thức dậy. Trong sinh hoạt hằng ngày, tìm mọi cách, lợi dụng mọi cơ hội để nhắc đến Chúa, gây cho trẻ một khái niệm về Đức Chúa Trời.

6 TUỔI.

Ở tuổi nầy trẻ chịu đựng một thay đổi lớn về thể xác và tinh thần nên rất khó dạy. Trẻ hay chống đối ba mẹ, luôn luôn trả lời “không”. Xin hãy hiểu vì nó đang ở trong tuổi thay răng sữa, bắt đầu đi học. Những thay đổi ấy làm ảnh hưởng nhiều đến tâm tính.

Đề nghị: Khi đi nhà thờ, xin quý vị chịu khó dẫn con theo, nó cần được bước vào những sinh hoạt Hội Thánh như cầu nguyện, hát thánh ca, nghe đọc Kinh Thánh… Trường học đối với nó là cả một khám phá mới mẻ, thích thú, có khi đáng sợ nữa.

7 TUỔI.

Trẻ bắt đầu biết lý luận nên đôi lúc nó “bị” cha mẹ coi như người lớn, “bị” đòi hỏi có trách nhiệm như người lớn. Thật ra, dầu lý luận, nhưng nó không có một ý thức rõ ràng như người lớn đâu. Nó lỗi lầm, quý vị hãy giải thích trong thông cảm, yêu thương, đừng buộc tội và phạt nặng.

Đề nghị: Quý vị có thể kể và giải thích về sự chết đền tội của Chúa Giê-xu, cũng như những hành vi tốt xấu theo Kinh Thánh.

8 TUỔI.

Đây là tuổi ồn ào, thiếu cẩn thận. Cái gì trẻ cũng muốn biết, cái gì cũng tò mò, cũng sưu tập và lại thích đổi chác, mua bán nữa. Quý vị gặp đủ thứ lỉnh kỉnh trong cặp, trong túi áo của trẻ hay có khi nó đem cái nầy đổi lấy cái kia của bạn. Trẻ cũng bắt đầu tìm bạn để chơi.

Đề nghị: Nên lưu tâm đến bạn bè của trẻ, nếu trẻ có bạn tin Chúa thì càng tốt. Hãy giải thích ân cần những gì trẻ muốn tìm hiểu. Lợi dụng tuổi ham thích tìm tòi thắc mắc nầy để giải thích kỹ hơn, cẩn thận hơn về Lời Chúa.

9 TUỔI.

Đây là giai đoạn yên lặng của trẻ, trẻ trở nên rất dễ bảo. Tuổi này ham học, nhớ lâu, ít đau ốm, có ý thức về trách nhiệm. Đề nghị: Dạy câu gốc, đọc Kinh Thánh, học thuộc lòng từng đoạn Kinh Thánh hằng ngày!

 

10 TUỔI ĐẾN 13 TUỔI.

Đây là tuổi trẻ thích tụ tập thành từng nhóm. Nếu ở tuổi nầy mà trẻ thích chơi một mình là trẻ bất thường, không phát triển đúng. Trong tuổi nầy, những sinh hoạt cộng đồng sẽ cuốn hút trẻ dễ dàng.

Đề nghị: Nên khuyến khích trẻ sinh hoạt tại nhà thờ, hướng dẫn, tìm giúp con những người bạn tốt, tin kính Chúa. Gây một không khí yêu thương trong gia đình để trẻ thấy được gia đình là chỗ yên vui, là nơi ấm cúng nó muốn trở về. Ba mẹ là những người bạn thân thiết nhất, hòa đồng với chúng nhất, sẽ giúp chúng giải tỏa những thắc mắc, chia sẻ với chúng những vui buồn. Dạy trẻ biết kính sợ Chúa, sống cho Chúa, gia đình nên duy trì giờ nhóm lễ bái.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 15.09.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 15.09.2024

in NAM GIỚI on 10 Tháng Chín, 2024

Chúa nhật 15.09.2024

  1. Đề tài: KHẮC PHỤC CHÍNH MÌNH.
  2. Kinh Thánh: 1Cô-rinh-tô 9:24-27.
  3. Câu gốc: “Song tôi đãi thân thể tôi cách nghiêm khắc, bắt nó phải phục, e rằng sau khi tôi đã giảng dạy kẻ khác, mà chính mình phải bị bỏ chăng” (1Cô-rinh-tô 9:27).
  4. Đố Kinh Thánh: Giê-rê-mi 34-36.
  5. Thể loại: Trò chơi lớn.

* CHỈ DẪN: Trò chơi lớn.

– Chủ đề: KHẮC PHỤC CHÍNH MÌNH.

– Địa điểm: Khuôn viên nhà thờ.

– Thời gian: 1h30’.

I. CHUẨN BỊ.

Ban tổ chức cần ít nhất 2 người để phối hợp soạn câu đố Kinh Thánh và đặt mật thư tại mỗi trạm, chấm điểm, theo dõi để có thể hướng dẫn khi cần. Chuẩn bị nội dung cho mỗi trạm để các nhóm thảo luận, cung cấp giấy bút cho các nhóm có yêu cầu. Sau khi nhận mật thư, cả nhóm sẽ tham gia giải mật thư, trình ban tổ chức và dựa vào điều đó để tìm đến trạm. Sau khi thực hiện xong các yêu cầu của ban tổ chức, cả nhóm theo chỉ dẫn của mật thư thứ hai để đến trạm kế tiếp…

– Mật mã: Từ nhiều tuần trước, hướng dẫn ban viên ôn lại chữ điện tín, các mật mã đã dùng trong các tài liệu trước và học thêm mật mã mới. Chỉ nên dùng mật mã nào ban viên có thể dịch thành thạo.

                         Ôn chữ.                        Các dấu.

     Â = AA                    Ê = EE                          – Sắc = S

     Ă = AW                   Ư = UW = W                – Huyền = F

     Ô = OO                    Đ = DD                         – Hỏi = R

     Ơ = OW                   ƯƠ = UOW                  – Ngã = X

                                                                            – Nặng = J

– Mật thư: Mật thư phải được viết và giữ kín đáo, kiểm tra kỹ để tránh sai sót. Nội dung mật thư là một mệnh lệnh hoặc gợi ý về những nhân vật, nơi chốn… mà ban viên đã quen thuộc, đồng thời phải ngắn gọn và đủ nghĩa. Mật thư được giấu tại điểm đặt trạm hay do người đứng trạm giữ. Nếu đặt tại trạm, không nên tập trung tại một chỗ.

– Địa điểm: Vẽ những dấu chỉ đường tùy theo địa điểm mỗi nơi.

– Vật dụng: Kinh Thánh, giấy, bút, các bản mật mã đã học.

– Kinh Thánh: Thông báo cho ban viên học thuộc lòng câu gốc tuần nầy và đọc trước 1Cô-rinh-tô 9:24-27; Hê-bơ-rơ 12.

II. THỰC HIỆN.

  1. Thể lệ cuộc thi và cách chấm điểm.
  1. Thể lệ cuộc thi.

– Tất cả nhóm viên tham gia đầy đủ.

– Đến trạm, phải xếp hàng ngay ngắn và báo cáo kết quả của trạm trước.

– Thực hiện tất cả yêu cầu tại mỗi trạm.

     b. Cách chấm điểm.

– Tinh thần tham gia (đầy đủ nhóm viên) ………….. 10 điểm.

– Giải chính xác mật thư………………………………….. 10 điểm.

– Thực hiện đạt yêu cầu tại trạm……………………….. 10 điểm.

– Đến trạm sớm nhất……………………………………….. 10 điểm.

– Nội dung thảo luận thực hiện tốt…………………….. 10 điểm.

     2. Diễn tiến trò chơi.

  1. Mở đầu.

Ban tổ chức chia số người tham gia sinh hoạt ra làm nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 8-10 người, xếp hàng dọc theo mỗi nhóm, cử nhóm trưởng và thư ký nhóm. Khi các nhóm đã ổn định, người hướng dẫn giới thiệu chủ đề: “Khắc Phục Chính Mình”.

Thưa các bạn! Trong xã hội hiện đại, làm việc gì cũng phải thật nhanh và hiệu quả, chậm một chút thì trở nên thua kém, đó là cuộc chạy đua của thế giới bên ngoài. Còn ở trong Chúa thì sao? Cuộc chạy đua ở trong Chúa quan trọng hơn nhiều vì đến cuối cùng chúng ta nhận được phần thưởng Chúa ban cho. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải chạy thật nhanh và có kết quả cho công việc nhà Chúa. Nhưng trong cuộc chạy đua nầy, chúng ta cần khắc phục chính mình như Phao-lô đã nói: “E rằng sau khi tôi giảng dạy kẻ khác, mà chính mình phải bị bỏ chăng”. Hôm nay chúng ta cùng tham gia chương trình sinh hoạt này, để thấy được sự “khắc phục chính mình” là cần thiết trong cuộc chạy đua là thế nào!

    b. Xuất phát.

Tất cả các nhóm phải tập trung tại điểm xuất phát. Ban tổ chức phổ biến thể lệ cuộc thi và mỗi nhóm cử ra một người, đại diện nhóm để “Vượt chướng ngại vật”.

(“Chướng ngại vật” có thể là những câu hỏi hoặc những động tác do ban tổ chức đưa ra như: Vì sao sự khắc phục chính mình là cần thiết? Bạn có thái độ nào đối với chính mình?… Tuỳ chỗ chúng ta chơi hoặc có thể yêu cầu các bạn tìm cho 10 con kiến vàng cột thành xâu, có thể yêu cầu lột một trái dừa còn nguyên vỏ cho BTC…).

Đại diện nhóm nào vượt qua được “chướng ngại vật” mới được nhận mật thư.

* Mật thư 1: 20 9 13 6  14 7 21 15 23 9 6  20 23 6  

2 15 18  17 21 25 5 5 14 6  12 15 23 9 10  18 9 55 14 7.

A-đam là người Chúa tạo dựng đầu tiên.

(Dùng mật mã thế chữ bằng số: A=1; B=2; C=3; D=4...).

Trạm 1.

Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi viết sẵn ra giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi.

  1. Khi khuyến khích cuộc sống tự chế ngự, Phao-lô ví sánh Cơ Đốc nhân với hình ảnh nào?
  2. Tại sao cần có sự tự chế ngự trong đời sống người Cơ Đốc? (c.24-25).
  3. Muốn thắng cuộc chạy đua thuộc linh, người Cơ Đốc cần kiêng cữ điều gì? Và đặt mình trong lề lối nào? (1Giăng 2:15-17).

* Mật thư 2: BIS CUAR TUWJ CHEES SUWJ QUYEETS TIMF.

Rắn ăn đuôi ăn đầu.

Trạm 2.

Yêu cầu

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát trò chơi: Ai là Đa-vít?

Nhóm trưởng nhận các lá thăm đã được viết sẵn và phát lá thăm cho các bạn trong nhóm. Trong số lá thăm có 2 hoặc 3 lá mang chữ “Đa-vít”, 2 hoặc 3 lá mang chữ “Gô-li-át”, số còn lại để trống.

Sau khi nhận lá thăm, mỗi người sẽ im lặng không để cho ai biết vai trò của mình được ghi trong lá thăm. Mỗi người sẽ lặng lẽ quan sát nhau và người mang thăm “Gô-li-át” sẽ nhìn một người nào bất kỳ và nheo mắt cho người đó, nếu người đó mang thăm trắng sẽ “Á” lên một tiếng và thế là chết. Còn nếu người mang thăm Gô-li-át nheo mắt nhằm người mang thăm “Đa-vít” thì “Đa-vít” sẽ giơ tay ra và bắn “Gô-li-át” lúc đó người mang thăm “Gô-li-át” sẽ chết.

Người nào đã xuất hiện rồi thì không được tham gia nữa. Trò chơi sẽ kết thúc khi Đa-vít và Gô-li-át đều đã xuất hiện.

Nhóm nào sau khi Đa-vít đã tiêu diệt Gô-li-át rồi thì được nhận mật thư trước.

* Mật thư 3:

AB CD EF
GH IJ KL
MN OP QR

 

Trạm 3.

Yêu cầu

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi viết sẵn ra giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời:

  1. Sự Phao-lô “đãi thân thể mình cách nghiêm khắc” có nghĩa gì? (c.27).
  2. Tại sao Cơ Đốc nhân phải có thái độ nghiêm khắc đối với chính mình?
  3. Qua đời sống tự chế ngự của Phao-lô, cho chúng ta tìm thấy bí quyết nào trong sự khắc phục chính mình? (c.26-27).

     3. Kết thúc.

Thưa các bạn! Khắc phục được chính mình là một điều rất khó. Xin Chúa cho chúng ta biết nương nhờ sức Chúa để khắc phục chính mình, hầu cho đến ngày gặp Chúa chúng ta không hổ thẹn mà vui mừng nhận lãnh mão triều thiên không hay hư nát.

– Cầu nguyện theo sự dạy dỗ.

– Công bố kết quả và phát thưởng.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Trong cuộc sống con người thường có những trái ngược nhau. Có người thành công bên ngoài, nhưng thất bại bên trong. Có những bậc vua chúa quyền hành lớn chinh phục cả thiên hạ, nhưng lại không thắng được chính mình!

Trong đoạn 9, Phao-lô đã nêu cao ba gương sáng qua đời sống của mình trước mặt tín hữu Cô-rinh-tô:

– 9:1-18: Gương sáng về sự từ bỏ quyền lợi riêng.

– 9:19-23: Gương sáng về sự từ bỏ tự do cá nhân.

– 9:24-27: Gương sáng về sự tự tiết chế.

Tại sao Phao-lô rất quan tâm đến sự tự chế, và thách thức Cơ Đốc nhân một đời sống tự chế?

I. DẪN GIẢI.

  1. Sự tự chế cần thiết.

Tự chế là sự tự giữ mình khỏi những ham muốn của tư dục. Với vấn đề tự do, điều Phao-lô lo ngại là nếu người Cơ Đốc không biết tự chế thì sẽ rơi vào ách nô lệ tội lỗi! Cho nên sau khi nêu lên gương sáng về sự từ bỏ quyền lợi và tự do của mình vì Tin Lành, Phao-lô thách thức tín hữu Cô-rinh-tô một đời sống tự chế.

Trong bối cảnh của một thành phố mà dân chúng Hy-lạp ưa chuộng thể thao, với những cuộc tranh tài của những lực sĩ trong vận động trường to lớn, nổi tiếng, Phao-lô ví sánh người Cơ Đốc trong hình ảnh của người chạy đua để làm sáng tỏ lẽ cần của sự tự chế.

Như lực sĩ muốn thắng cách vinh dự thì phải chịu kiêng cử, chịu khó nhọc luyện tập thân mình. Cũng vậy, trong cuộc chạy đua thuộc linh, người Cơ Đốc cần kiêng cử. Đó là sự khắc phục bản ngã, tự chế đối với những ham muốn của xác thịt (Rô-ma 13:13-14). Vì:

– Để đạt đến mục đích Chúa gọi.

– Để nhận được mão triều thiên không hay hư nát.

  1. Bí quyết tự chế (c.26-27).

Phao-lô chẳng những kêu gọi tín hữu tự chế, nhưng chính đời sống Phao-lô cũng là gương mẫu của sự tự chế. Qua gương tự chế của Phao-lô cho chúng ta học biết thế nào tự chế chính mình.

  1. Nhắm mục đích: “Tôi chạy, chẳng phải chạy bá vơ…” như lực sĩ nhắm vào lằn mức cuối cùng của cuộc chạy đua để thắng cuộc, người Cơ Đốc cần hướng về mục đích của Chúa gọi, không để cho sự ham muốn của tư dục chi phối đôi mắt, chi phối tấm lòng của mình.
  2. Ý thức mình đang ở trong cuộc chạy đua cam go: “…Tôi đánh, chẳng phải là đánh gió…” Phao-lô nói trong ý nghĩa của người đấu võ, mỗi cú đánh phải trúng địch thủ. Cũng vậy, người Cơ Đốc phải biết tính chất quan trọng trong cuộc chạy đua của mình, từ chối mọi cám dỗ của tư dục, hầu chạy cách nào để được thưởng.
  3. Đãi thân thể nghiêm khắc: “…Tôi đãi thân thể cách nghiêm khắc, bắt nó phải phục…”

Những chữ “đãi thân thể nghiêm khắc” không có nghĩa Phao-lô kêu gọi người tín hữu phải ép xác, khổ tu để diệt dục như một số tôn giáo loài người chủ trương. Nhưng chỉ thái độ cứng rắn, nghiêm chỉnh trước sự luông tuồng của tư dục, với ý chí quyết định đặt mình dưới qui luật của Đấng Christ. Như người võ sĩ quyền anh phải luyện tập thân mình cứng rắn, để đối phó với địch thủ mang găng tay sắt nhọn theo cách đấu võ thời đó.

  1. Bài học cho đời sống.

Sau lời kêu gọi tự chế, Phao-lô kết thúc với lời cảnh cáo chính mình “…e rằng tôi đã giảng dạy kẻ khác, mà chính mình phải bị bỏ chăng?”

Chữ “bị bỏ” không có nghĩa bị mất sự cứu rỗi nhưng chỉ về sự thất bại trong công tác Chúa gọi. Như người không đủ tiêu chuẩn, bị loại ra khỏi cuộc chạy, mất phần thưởng của mình. Thật là bi thảm cho người không tự chế được chính mình, tự chế được tham dục.

Alexander đại đế, người có lần chinh phục gần cả thế giới, nhưng lại không thắng được chính mình, không thắng được ma lực của rượu. Theo sử sách ghi lại, Alexander đã kết thúc cuộc đời cách buồn thảm trong buổi ăn sáng với gần lít rượu, và ngã chết với tuổi mới vừa 33, để lại sự nghiệp dở dang với dòng chữ lịch sử ghi lại vua chết vì rượu!

Hãy trở về với chính mình. Có thể chúng ta lạc quan với những thành công nào đó, nhưng có những câu hỏi giúp chúng ta tự kiểm điểm: Tôi đang sống chìu theo tư dục hay khắc phục tư dục?

II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ THẢO LUẬN.

  1. Khi khuyến khích về sự tự chế, Phao-lô khuyến khích Cơ Đốc nhân trong hình ảnh nào?
  2. Tại sao cần có sự tự chế trong đời sống Cơ Đốc nhân? (c.24-25).
  3. Muốn thắng cuộc đua, người lực sĩ phải kiêng cữ những gì? Muốn thắng cuộc chạy đua thuộc linh, người Cơ Đốc cần kiêng cữ điều gì? Và đặt mình trong lề lối nào? (1Giăng 2:15-17).
  4. Sự Phao-lô “đãi thân thể mình cách nghiêm khắc” có nghĩa gì? (c.27).
  5. Tại sao có thái độ nghiêm khắc ấy đối với chính mình?
  6. Qua đời sống tự chế của Phao-lô cho chúng ta tìm thấy bí quyết nào trong sự khắc phục chính mình? (c.26-27).