Latest News From Our Blog

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 2.2.2020

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 2.2.2020

By Quản trị in THANH NIÊN on 2 Tháng Hai, 2020

Chúa nhật 02.02.2020

  1. Đề tài: THANH NIÊN VỚI VIỆC ĂN UỐNG.
  2. Kinh Thánh: Truyền Đạo 2:24; 9:7-8, Ga-la-ti 5:19-21.
  3. Câu gốc: “Chớ nộp mình vào sự quá độ và say sưa, buông tuồng và bậy bạ, rầy rà và ghen ghét” (Rô-ma 13:13b). 
  4. Đố Kinh Thánh: Mác 1-5.
  5. Thể loại: Trò chơi lớn.

* CHỈ DẪN: Trò chơi lớn.

CHỦ ĐỀ: THANH NIÊN VỚI VIỆC ĂN UỐNG.

Địa điểm: Khuôn viên nhà thờ (hoặc nơi cắm trại).

Thời gian: 90 phút.

  1. CHUẨN BỊ.

            – Cần ít nhất 2 người để phối hợp soạn câu đố Kinh Thánh và đặt mật thư tại mỗi trạm, chấm điểm, theo dõi để có thể hướng dẫn khi cần. Chuẩn bị nội dung cho mỗi trạm để các nhóm thảo luận, cung cấp giấy bút cho các nhóm có yêu cầu. Sau khi nhận mật thư, cả nhóm sẽ tham gia giải mật thư, trình ban tổ chức và đến trạm kế tiếp…

            – Mật mã: Từ nhiều tuần trước, hướng dẫn ban viên ôn lại chữ điện tín, các mật mã đã dùng trong các tài liệu trước và học thêm mật mã mới. Chỉ nên dùng mật mã nào mà ban viên biết.

            – Mật thư: Mật thư phải được viết và giữ kín đáo, kiểm tra kỹ để tránh sai sót. Nội dung mật thư là một mệnh lệnh hoặc gợi ý về những nhân vật, nơi chốn… Mật thư phải ngắn gọn và đủ nghĩa. Mật thư được giấu tại trạm hay do người đứng trạm giữ. Nếu đặt tại trạm, không nên tập trung tại một chỗ.

            – Địa điểm: Vẽ những dấu chỉ đường.

            – Vật dụng: Kinh Thánh, giấy, bút, các bản mật mã đã học.

            – Kinh Thánh: Thông báo cho ban viên học thuộc lòng câu gốc tuần nầy và đọc trước Truyền Đạo 2:24; 9:7-8, Ga-la-ti 5:19-21.

  1. THỰC HIỆN.
  2. Thể lệ cuộc thi và cách chấm điểm.
  3. Thể lệ cuộc thi.

– Tất cả nhóm viên tham gia đầy đủ.

– Đến trạm, phải sắp hàng ngay ngắn và báo cáo kết quả của trạm trước.

– Thực hiện tất cả yêu cầu tại mỗi trạm.

  1. Cách chấm điểm.

– Tinh thần tham gia (đầy đủ nhóm viên) …………….. 10 điểm.

– Giải chính xác mật thư…………………………………….. 10 điểm.

– Thực hiện đạt yêu cầu tại trạm………………………….. 10 điểm.

– Đến trạm sớm nhất…………………………………………. 10 điểm.

– Thực hiện tốt nội dung thảo luận………………………. 10 điểm.

  1. Diễn tiến trò chơi.
  2. Mở đầu.

     Ban tổ chức chia số người tham gia sinh hoạt ra làm nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 8-10 người, xếp hàng dọc. Cử nhóm trưởng và thư ký nhóm, đặt tên nhóm. Khi các nhóm đã ổn định, người hướng dẫn giới thiệu chủ đề: THANH NIÊN VỚI VIỆC ĂN UỐNG.

– Thưa các bạn! Ăn uống là chuyện rất thông thường, nhưng lại quan trọng vì nó ảnh hưởng sự sống của chúng ta. Người ta ăn uống với nhiều lý do: Ăn uống vì đói khát; ăn uống khi vui, lúc buồn; ăn uống cho khoái khẩu, thỏa dạ; ăn uống để khoe khoang sự giàu sang và sành điệu của mình… Là người Cơ đốc, chúng ta hiểu như thế nào về sự ăn uống? Kinh Thánh dạy gì về sự ăn uống? Mời các bạn tham gia vào chương trình hôm nay để cùng giải luận về sự ăn uống.

  1. Xuất phát.

NHD cho các nhóm xuất phát bằng trò chơi “ĐƯỜNG HẸP” để nhận mật thư 1.

Cách chơi: Vẽ trên nền nhiều con đường quanh co bằng 2 vạch có bề rộng khoảng 20 cm. Cho các nhóm thi đua trên các “con đường” giống nhau. Các nhóm xếp hàng trước điểm xuất phát, mỗi người cầm đôi dép của mình (hoặc hai tấm giấy bìa cắt bằng chiếc dép). Thổi còi, mỗi người đi bằng cách đặt một chiếc dép xuống đường, bước chân lên. Đặt chiếc dép thứ hai xuống, bước chân lên đó, quay lại lấy chiếc dép thứ nhất (phải co chân lên) đặt xuống và bước chân lên, cứ thế bước tới.

Ai đặt dép ra ngoài đường hoặc đặt chân xuống đất, hoặc đặt chân ra ngoài dép… phải trở lại điểm xuất phát để tiếp tục cuộc chơi. Nhóm nào đi trên con đường hẹp nhanh nhất sẽ thắng. Nhóm thắng cuộc sẽ được nhận mật thư trước.

* Mật thư 1:

T I M F H I E E U R T
S L Y S C U A R C O R
C S N H A A N D W I
I S V O W I S S D D E
J A W N U O O U O D E
G S N W O O T

Ö Trạm 1.

² Yêu cầu:

– Thảo luận các câu hỏi sau và ghi ra câu trả lời.

  1. Tìm hiểu trong Sáng Thế Ký 1:29; 1Các Vua 19:7-9; Truyền Đạo 2:24; thường người ta ăn uống vì hai lẽ nào?
  2. Theo 1Cô-rinh-tô 6:19-20; 10:31: Người Cơ đốc ăn uống vì lẽ gì? Tại sao?
  3. Đọc Ma-thi-ơ 4:4; 6:25,31-32: Người Cơ đốc nên đặt việc ăn uống vào thứ tự nào? Thứ tự này khác với người thế gian ra sao?
  4. Xin cho biết sự khác biệt giữa triết lý sống của người Cơ đốc và của người thế gian đối với sự ăn uống (1Côr 10:31; 15:22b).

* Mật thư 2:

H Y T M T E U H A N C A N U W F
 

A

 

X

 

I

 

F

 

I

 

E

 

C

 

U

 

A

 

R

 

U

 

R

 

G

 

O    O

 

I OI  I

C W D O S R N S W A N O N S
 

O

 

D

 

O

 

C

 

T

 

O

 

G

 

U

 

J

 

W

 

U

 

O

 

G

Ñ:

Răng cưa

Ö Trạm 2.

² Yêu cầu: Khoanh tròn câu đúng nhất.

  1. Vì nhu cầu sự sống, vì sức khỏe của thân thể để sống hầu việc Chúa, vậy:
  2. Ăn uống một cách hà tiện (Lu-ca 12:15).
  3. Ăn uống một cách xa hoa, phung phí (Lu-ca 16:19).
  4. Ăn uống để khoe khoang (1Côr 11:20-21).
  5. Ăn uống quá độ say sưa (Rô-ma 13:13; Ga-la-ti 5:16-21).
  6. Ăn uống trong sự tuyệt vọng (1Côr 15:22b).
  7. Ăn uống ở mức bình thường (Ma-thi-ơ 6:11).
  8. Vì mục đích làm vinh hiển danh Chúa, trong vấn đề ăn uống con dân Chúa cần phải:
  9. Thể hiện được nhân cách của người Cơ đốc.
  10. Đơn giản, không đặt nặng việc ăn uống, tùy theo khả năng.
  11. Điều độ, không bị rơi vào thói quen trong sự say sưa ăn uống cách quá độ.
  12. Câu a, b, c đều đúng.

* Mật thư 3: HAYX CAANF TIMF PHAIR HIEEUR TIEETS VIF DDOOJ SAO TRONG NGUOWIF SUWJ COW AWN DDOOCS UOONGS.

Ñ: Cóc nhảy hai lần.

Ö Trạm 3.

² Yêu cầu:

            – Thảo luận và ghi câu trả lời ra giấy: Dựa vào Lu-ca 21:34; Ga-la-ti 5:16-22; Dân Số Ký 11:31-34 cho biết vì sao người Cơ đốc cần phải tiết độ trong sự ăn uống?

  1. Kết thúc.

Các bạn thân mến, thanh niên Cơ đốc ăn để sống và sống để hầu việc Chúa, vì vinh hiển danh Ngài. Ăn uống bình thường không phung phí, không hà tiện là tiêu chuẩn sống của chúng ta. Mục đích của đời sống chúng ta là làm vinh hiển danh Chúa, nên trong việc ăn uống cần phải đơn giản và tiết độ.

Muốn có tiết độ trong sự ăn uống, chúng ta cần có đời sống tiết chế với sự tham muốn của xác thịt. Đây là công việc của Đức Thánh Linh. Vậy, hãy vâng theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh, để đời sống chúng ta càng ngày được sanh bông trái Thánh Linh (Ga-la-ti 5:16-22).

– Cầu nguyện theo sự dạy dỗ.

– Công bố kết quả và phát thưởng.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Thức ăn là nhu cầu cần thiết cho sự sống con người. Tuy nhiên, vấn đề ở đây không phải là ăn uống vì cớ nhu cầu đói, khát; không phải là tôi có gì để ăn, nhưng là tôi sẽ ăn và uống gì?

Trong xã hội văn minh, người ta bị thu hút trong lối sống xa hoa, hưởng thụ ăn uống vui chơi không biết chán! Là Cơ đốc nhân, chúng ta hiểu thế nào về sự ăn uống và có thái độ nào với vấn đề này?

  1. DẪN GIẢI.
  2. TRIẾT LÝ CỦA CƠ ĐỐC NHÂN ĐỐI VỚI SỰ ĂN UỐNG.

Ăn uống là chuyện rất bình thường, nhưng lại quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống thể chất của chúng ta.

Người ta ăn uống với nhiều lý do: Ăn uống vì đói, vì khát; ăn uống khi vui, lúc buồn; ăn uống cho khoái khẩu, thỏa dạ; ăn uống để khoe khoang sự giàu sang của mình… Đối với người đời, sự sống thể chất được xem trọng nên vấn đề ăn uống cũng được đặt vào hàng ưu tiên. Sống ở đời lo ăn lo mặc là điều trước hết. Dường như có một vòng luẩn quẩn trong triết lý sống hiện sinh khoái lạc của người đời. Đó là ăn để sống, sống để làm, làm để ăn (hưởng thụ) và cứ như thế xoay vần trong cuộc sống.

Theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh, chúng ta hiểu như thế nào về sự ăn uống?

  1. Ăn uống vì nhu cầu của sự sống thể chất: Khi dựng nên loài người, Đức Chúa Trời cũng đã dự bị thức ăn cho nhu cầu thể chất con người (Sáng 1:29). Trong Tân ước, Chúa Giê-xu cũng đã bày tỏ cho môn đồ biết rõ Đức Chúa Trời là Đấng chăm sóc nhu cầu của con cái Ngài (Ma-thi-ơ 6:25-30).
  2. Sự ăn uống là phần thưởng công lao của con người do Chúa ban cho: Làm việc và hưởng thụ là điều hợp lẽ. Sự ăn uống vui vẻ sau công việc nhọc nhằn không có gì là sai. Tuy nhiên sự ăn uống quá độ, say sưa là điều Kinh Thánh cảnh cáo, vì là dịp thuận lợi cho hoạt động của xác thịt (Truyền 2:24; 9:7-8, Rô-ma 13:13).
  3. Ăn uống vì vinh hiển Đức Chúa Trời (1Côr 10:31): Ăn uống vì nhu cầu, vì phần thưởng của công lao, nhưng mục đích sự ăn uống của Cơ đốc nhân được hướng đến là vì vinh hiển của Đức Chúa Trời. Người tin Chúa là người được cứu cả phần linh hồn lẫn thể xác. Trước khi tin Chúa, thân thể chúng ta làm nô lệ cho bản ngã xác thịt, cho sự mê tham ăn uống và say sưa. Sau khi tin Chúa, thân thể chúng ta được giải cứu để nên công cụ cho sự công nghĩa, làm sáng danh Đức Chúa Trời, và sự ăn uống chúng ta cũng vì mục đích ấy (1Côr 6:19-20; 10:31).
  4. Sự ăn uống quan trọng: Dĩ nhiên chúng ta cần ăn để sống, tuy nhiên đây không phải là điều ưu tiên số một trong đời sống tin kính Chúa của Cơ đốc nhân (Ma-thi-ơ 4:4; 6:30-33). Sự đặt thứ tự ưu tiên này giúp cho người Cơ đốc tránh sự mê tham ăn uống, và có thể từ chối sự ăn uống vì lý do không làm sáng danh Đức Chúa Trời, hay vì cớ gây vấp phạm cho anh em yếu đuối.

Tóm lại, qua những điểm ghi nhận trên, chúng ta có thể diễn tả triết lý ăn uống của Cơ đốc nhân trong câu ngắn gọn như sau: Ăn để sống và sống để làm vinh hiển Đức Chúa Trời. Trái với triết lý ăn uống của người đời là sống để ăn, ăn để hưởng thụ và khoái lạc.

  1. TIÊU CHUẨN TRONG SỰ ĂN UỐNG.

Trong sự ăn uống, có những điều chúng ta nên tránh như sau:

– Xa hoa, phung phí (Lu-ca 16:19) và hà tiện (Lu-ca 12:15).

Phung phí và hà tiện là hai thái cực, nhưng cả hai đều đến từ một nguyên nhân là ích kỷ và tham lam. Mặc dù ăn uống là thuộc quyền tự do cá nhân của mỗi người, nhưng trên phương diện đạo đức mà xét, sự ăn uống phung phí quá độ là điều chẳng xứng đáng với tinh thần Cơ đốc nhân, là người cầu nguyện xin Chúa cho “đồ ăn đủ ngày” (Ma-thi-ơ 6:11). Cho nên được sự dư dật của Chúa, có nghĩa là chúng ta có dịp chia sẻ cho người nghèo đói, chớ không như người nhà giàu kia chỉ biết ăn sung mặc sướng cho thân mình, trong khi đó người nghèo khổ La-xa-rơ phải trông chờ từng miếng bánh vụn từ bàn ăn của ông rơi xuống! Tuy nhiên hà tiện là điều chẳng nên, vì đó là sự khắc khổ làm hao mòn thân thể và thân thể cần được bồi dưỡng khỏe mạnh để hầu việc Chúa.

– Khoe khoang trong sự ăn uống là gây cớ vấp phạm cho anh em trong cảnh túng thiếu (1Côr 11:20-21).

– Ăn uống quá độ say sưa sẽ trở thành thói quen cho sự phục dịch theo điều xác thịt ưa thích, là điều trái với Đức Thánh Linh (Rô-ma 13:13, Ga-la-ti 5:16-21).

– Ăn uống như là một mốt sống hiện sinh chỉ biết hưởng thụ và khoái lạc vật chất, lối sống phản ảnh cho một đời sống không có hy vọng về sự sống trong cõi đời sau, “hãy ăn, hãy uống, vì ngày mai chúng ta sẽ chết” (1Côr 15:32b).

Tóm lại, sự ăn uống của chúng ta được đặt trên những tiêu chuẩn sau:

  1. Vì nhu cầu cho sự sống, vì sức khoẻ của thân thể để sống hầu việc Chúa: Vì vậy, sự ăn uống không nên quá hà tiện, cũng không nên quá phung phí, nhưng ở mức độ bình thuờng.
  2. Vì mục đích làm vinh hiển danh Đức Chúa Trời: Sự ăn uống cần đi đôi với nhân cách. Một trong những biểu lộ của bản tánh xác thịt là “mê ăn uống”. Một trong những bông trái của bản tánh thuộc linh là “tiết độ”. Vì vậy, bất cứ chúng ta ăn uống ở đâu, trong trường hợp nào, chúng ta phải tự hỏi: Sự ăn uống của tôi có làm sáng danh Chúa không? Sự ăn uống của tôi có phản chiếu được nhân cách của người Cơ Đốc không?
  3. Đơn giản: Không đặt nặng việc ăn uống, nhưng tùy khả năng.
  4. Điều độ: Ăn uống vì nhu cầu để không bị rơi vào sự say sưa và ăn uống cách quá độ.
  5. SỰ TIẾT ĐỘ TRONG SỰ ĂN UỐNG.

Tại sao trong sự ăn uống có sự tiết độ? Sau đây là những lý do:

  1. Sự quá độ trong sự ăn uống sẽ dẫn đến sự ham mê ăn uống.
  2. Ham mê ăn uống là công việc của bản tánh xác thịt.
  3. Kẻ ham mê ăn uống không có phần trong nước thiên đàng (Ga-la-ti 5:19-21).
  4. Người mê ăn uống sẽ mắc tật ham ăn, là một tánh xấu, có thể gây hại đến con người trong ba khía cạnh:

– Về thân thể: Sanh bệnh tật vì ăn uống không điều độ.

– Về nhân cách: Phá đổ phẩm hạnh vì tánh háo ăn.

– Về tâm linh: Vì sự mê ăn uống đã để cho bản tánh xác thịt hành động và bắt phục người ta trong công việc của tội lỗi, làm ô uế tâm linh.

  1. Người ăn uống say sưa sẽ bị ru ngủ trong tội lỗi và không có sự tỉnh thức với ngày Chúa tái lâm, như lời Chúa Giê-xu cảnh cáo môn đồ rằng: “Vậy, hãy tự giữ lấy mình, e rằng vì sự ăn uống quá độ, sự say sưa và sự lo lắng đời nầy làm cho lòng các người mê mẩn chăng và e ngày ấy đến thình lình trên các ngươi như lưới bủa” (Lu-ca 21:34).
  2. Sự ăn uống vì lòng tham là sự đoán phạt: Dân Y-sơ-ra-ên đã để lại chúng ta một bài học đáng nhớ. Vì lòng ham muốn của xác thịt, họ lằm bằm Chúa đòi ăn thịt. Ngài ban cho họ thịt chim cút, nhưng cũng giáng tai họa trên những kẻ tham ăn và có nhiều người ngã chết. Người ta chôn những người ấy tại một nơi gọi là “Kíp-rốt Ha-tha-va” có nghĩa là mồ của sự tham muốn (Dân 11:31-34).
  3. Vì những lý do trên, tiết độ trong sự ăn uống là điều cần thiết: Muốn có tiết độ trong sự ăn uống, chúng ta cần có đời sống tiết chế với sự tham muốn của xác thịt. Đây là công việc của Đức Thánh Linh. Hãy vâng theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh, để đời sống chúng ta càng ngày được sanh bông trái và có kết quả của Thánh Linh (Ga-la-ti 5:16-22).

Tóm lược.

  1. Sự ăn uống đối với Cơ đốc nhân là ăn để sống và sống là để hầu việc Chúa, vì vinh hiển danh Ngài.
  2. Tiêu chuẩn của Cơ đốc nhân về sự ăn uống gồm tóm trong những điều sau: Trung bình (đơn giản, điều độ, không phung phí, không hà tiện), vì mục đích làm vinh hiển danh Chúa.
  3. Sự tiết chế trong sự ăn uống là điều cần thiết để không bị quá độ, không bị ru ngủ trong tội lỗi, không bị mất phần trong thiên đàng, để thân thể khoẻ mạnh, phẩm cách không bị phá hỏng và tâm linh không bị ô uế vì tội lỗi.
  4. Vâng theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh là bí quyết để đời sống được tiết chế.
  5. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.
  6. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu:
  7. Sáng Thế Ký 1:29, 1Các Vua 19:7-8, Truyền Đạo 2:24: Thường người ta ăn uống vì hai lẽ nào?
  8. 1Cô-rinh-tô 6:19-20, 10:31: Ngoài hai lý do trên, đối với Cơ đốc nhân, sự ăn uống phải vì lẽ nào hơn nữa? Tại sao?
  9. Truyền Đạo 2:24; 9:7-8, Rô-ma 13:13: Với sự ăn uống vui chơi, thế nào là hợp lẽ và thế nào là không hợp lẽ? Tại sao?
  10. Ma-thi-ơ 4:4; 6:25; 31-32: Sự ăn uống phải được đặt trong thứ tự ưu tiên nào của đời sống Cơ đốc? Thứ tự này khác với ý nghĩa của người đời thế nào về sự ăn uống?
  11. Qua những điều ghi nhận trên:
  12. Xin viết vài dòng diễn tả triết lý của Cơ đốc nhân đối với việc ăn uống.
  13. Xin viết một câu ngắn diễn tả điểm khác biệt giữa triết lý sống của người Cơ Đốc và triết lý sống của người đời đối với sự ăn uống (1Côr 10:31; 15:22b).
  14. Xin đọc những câu Kinh Thánh sau đây và tìm hiểu trong sự ăn uống nên tránh những điều nào? Tại sao?
  15. Lu-ca 12:15,16:19.
  16. 1Cô-rinh-tô 11:20-21, Rô-ma 14:6,20,21.
  17. Rô-ma 13:13.
  18. 1Cô-rinh-tô 15:22b.
  19. Sự ăn uống của người Cơ đốc cần được đặt trên tiêu chuẩn nào?
  20. Ga-la-ti 5:21, Lu-ca 21:34: Tại sao ăn uống quá độ là điều Kinh Thánh cảnh cáo?
  21. Dân số ký 11:31-34: Sự ngã chết của dân Y-sơ-ra-ên vì đòi ăn thịt cho chúng ta bài học gì?
  22. Xin tìm hiểu những lý do tại sao cần có sự tiết chế trong sự ăn uống? Và làm thế nào để tiết chế? (Ga-la-ti 5:16-22).

 

 

Post CommentLeave a reply