Tác giả: Mai hdenayun

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in ẤU NHI on 18 Tháng Mười Một, 2024

BÀI 13.                             BÀI ÔN

 

I. KINH THÁNH: Tất cả các phần Kinh Thánh đã học.

II. CÂU GỐC: Chọn 3 câu gốc trong những câu gốc đã học cho các em thi.

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em nhớ lại những gì mình đã học.

IV. BÀI ÔN: Bạn có thể chọn một trong những cách sau đây:

  1. Dùng hình vẽ (nếu có) để gợi ý cho các em nhớ lại một nhân vật hay một câu chuyện các em đã học. Yêu cầu các em nói về nhân vật hay thuật lại câu chuyện đó.
  2. Dùng câu hỏi: Lấy từ mỗi bài học một câu hỏi. Khích lệ các em trả lời bằng kẹo hay bánh.

V. SINH HOẠT.

            * Trò chơi: SÂU RÓM BÒ THI.

            Chia các em làm hai đội, đứng hàng dọc trước NHD. Điểm đích cách điểm xuất phát 4m (nếu sân hẹp thì có thể cho đi vòng tròn). Em đứng đầu của hai đội cúi mình xuống, hai tay nắm lấy hai đầu gối. Các em phía sau đưa hai tay ôm bụng người trước mặt cho thật chặt. Khi nghe hiệu lịnh, hai đội cứ thế mà đi đến đích. Đội nào đi đến đích trước mà không đứt khúc là đội thắng.

VI. THỦ CÔNG.

– Bài tập số 13 đã làm sẵn.

– Cắt sẵn hình búp bê và chiếc áo.

– Bút chì màu.

* Cách thực hiện: Giáo viên cho các em xem bài tập đã làm sẵn, rồi cho các em dán hình búp bê và chiếc áo vào đúng vị trí của bài tập số 13 của tập học viên. Cho các em tô màu.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in ẤU NHI on 18 Tháng Mười Một, 2024

BÀI 12. CON GÁI ÔNG GIAI-RU

 

I. KINH THÁNH: Mác 5:22-23,35-43.

II. CÂU GỐC: “Nầy bé gái, Ta truyền cho con hãy trỗi dậy.” (Mác 5:41b).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Chúa Jêsus cứu sống con của ông Giai-ru.

– Cảm nhận: Chúa Jêsus cũng yêu thương em và gìn giữ em.

– Hành động: Luôn nhờ cậy nơi Chúa.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ: Sinh Hoạt Gia Đình.

* Chuẩn bị:

– Con búp bê và giường búp bê (hoặc bằng hình vẽ).

Cho các em đóng vai người nhà của bệnh nhân. Giáo viên hỏi: “Khi em của em bị bệnh, em sẽ làm gì để giúp đỡ? Em có cầu nguyện xin Chúa chữa lành không? Chúa rất yêu thương các em và luôn nghe những lời các em cầu xin. Hãy cầu nguyện xin Chúa chữa lành cho em bé nhé”.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

            * Chuẩn bị:

– Thị trợ: Hình Chúa Jêsus, ông Giai-ru, bà Giai-ru, bé gái đau bệnh, bé gái đã sống lại, bối cảnh trong phòng, đám đông.

  1. Vào đề

(Giáo viên vừa kể chuyện vừa trình bày thị trợ).

Các em thân mến! Lúc các em nằm nghỉ trên giường bệnh, ai săn sóc các em? Săn sóc, giúp đỡ các em bằng cách nào? (Nấu cháo, rót nước uống thuốc, đỡ dậy, trò chuyện an ủi,…) Ngoài gia đình ra, còn có Chúa Jêsus luôn giúp đỡ em. Ngài yêu thương em hơn cả ba mẹ em nữa.

  1. Bài học.

Có một người cha có một người con gái. Ông rất yêu thương con mình. Người cha đó tên là Giai-ru. Một ngày nọ, ông tìm đến Chúa Jêsus để xin Chúa chữa bệnh cho con gái mình. Con của ông mắc bệnh rất nặng. Ông bà lo chạy chữa hết cách mà bệnh của con mình vẫn không lành.

Thấy vậy, ông Giai-ru quyết định đi tìm Chúa Jêsus, xin Ngài chữa bệnh cho con mình. Ông tìm được Chúa Jêsus lúc Ngài đang đứng giảng dạy ở bờ hồ, có rất nhiều người vây quanh Chúa. Giai-ru tách đám đông, đi thẳng đến trước mặt Chúa Jêsus. Ông xin Chúa theo về nhà để chữa bệnh cho con gái mình.

Đi được nửa đường, người nhà của Giai-ru chạy đến báo tin: “Trễ quá rồi, con gái ông đã chết rồi! Đừng làm phiền Chúa Jêsus nữa”. Nhưng Chúa Jêsus phán: “Giai-ru, đừng sợ chi. Chỉ cần có lòng tin là Ta sẽ giúp đỡ ngươi”.

Khi Chúa Jêsus đến nhà Giai-ru, mọi người đều than khóc vì bé đã chết rồi. Chúa yên lặng đi vào phòng của bé gái. Chúa Jêsus thương xót phán: “Hỡi con gái, hãy ngồi dậy!” Bé gái liền mở mắt ra, ngồi dậy và bước xuống giường. Ồ, bé gái được cứu sống rồi!

Cha mẹ của bé và tất cả những người có mặt đều mừng rỡ, vì Chúa Jêsus đã yêu thương và giúp đỡ họ.

Kinh Thánh không ghi rõ bé gái thưa với Chúa điều gì sau khi sống lại, nhưng em đoán xem, bé gái sẽ thưa với Chúa điều gì? Cha mẹ của bé thưa với Chúa điều gì? Họ có biết Chúa Jêsus thương họ không? Nếu bạn bè hỏi bé gái ai chữa lành cho? Thì bé gái trả lời thế nào? Đúng vậy. Bé gái chắc chắn sẽ nói rằng: “Chúa Jêsus đã giúp đỡ tôi. Ngài yêu thương và làm cho tôi sống lại”.

Mỗi khi các em hoặc người nhà bị bịnh, các em có cầu nguyện với Chúa không? Chúa Jêsus cũng sẵn sàng giúp đỡ em vì Ngài yêu thương em.

  1. Ứng dụng.

Hỏi lại các em: Ông Giai-ru tìm Chúa Jêsus để cầu xin gì? Chúa đã làm gì sau khi gặp ông? Trên đường đi, mọi người chạy đến nói thế nào? Con gái của ông Giai-ru được sống lại bằng cách nào? Mỗi khi người nhà bị bịnh, các em làm gì?

Giáo viên hướng dẫn các em đọc câu gốc cho đến khi thuộc lòng và ôn lại câu gốc tuần trước.

C. GIỜ THỦ CÔNG.

* Chuẩn bị:

– Bài tập số 12 đã làm sẵn.

* Cách thực hiện:

– Đầu tiên giáo viên hướng dẫn cho các em gấp theo đường đứt đoạn từ ngoài vào trong sẽ được hình em bé mỉm cười. Sau đó giáo viên nói với các em khi các em bị bệnh, cầu nguyện và được Chúa chữa lành thì các em phải biết cảm tạ Chúa, hầu việc Ngài qua sức mới Chúa ban cho.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in ẤU NHI on 18 Tháng Mười Một, 2024

BÀI 11.                    NGƯỜI ĐIẾC ĐƯỢC NGHE

 

I. KINH THÁNH: Mác 7:31-37.

II. CÂU GỐC: “Ngài làm mọi việc thật tốt đẹp: Ngài khiến kẻ điếc nghe được, người câm nói được!” (Mác 7:37).

ĐỨC CHÚA TRỜI:

– Ban cho em có đôi tai nghe lời cha mẹ;

– Ban cho em có môi miệng để biết nói: “Tôi yêu thương bạn”

– Ban cho em có tay chân để giúp đỡ bạn.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in ẤU NHI on 18 Tháng Mười Một, 2024

BÀI 11. NGƯỜI ĐIẾC ĐƯỢC NGHE

 

I. KINH THÁNH: Mác 7:31-37.

II. CÂU GỐC: “Ngài làm mọi việc thật tốt đẹp: Ngài khiến kẻ điếc nghe được, người câm nói được!” (Mác 7:37).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Chúa Jêsus chữa lành bệnh cho người điếc.

– Cảm nhận: Chúa Jêsus cũng yêu thương và giúp đỡ em.

– Hành động: Em nhờ cậy Chúa Jêsus trong mọi việc.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ: HOẠT ĐỘNG TRÊN MẶT BÀN.

* Chuẩn bị:

– Chuông, băng nhạc, còi (hoặc một cái băng tự thu các âm thanh như tiếng xe, tiếng chó sủa, tiếng kèn xe hơi, một bài hát).

     *Cách thực hiện: Giáo viên cho các em nghe các âm thanh nầy. Chúng ta cảm tạ Chúa cho chúng ta đôi tai để nghe được âm thanh. Điều quan trọng là chúng ta nhờ đôi tai để nghe và hiểu được những điều dạy dỗ trong Kinh Thánh. Lời Chúa trong Kinh Thánh dạy chúng ta phải yêu thương, giúp đỡ  nhau.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

            * Chuẩn bị:

– Thị trợ: Thuyền đánh cá, Chúa Jêsus, đám đông, người điếc và ngọng.

  1. Vào đề.

(Giáo viên vừa kể chuyện vừa trình bày thị trợ).

Đức Chúa Jêsus đi khắp nơi để giúp đỡ mọi người và nói cho họ biết Đức Chúa Trời yêu thương loài người rất nhiều. Ngài luôn bận rộn. Có những lúc Ngài mệt mỏi cần có chỗ yên tĩnh để nghỉ ngơi.

     2. Bài học.

Một hôm, Chúa Jêsus đến thăm một thành phố nhỏ cạnh bờ biển. Ở đó có một người bị điếc và ngọng. Người nầy không nghe được tiếng chim hót, tiếng gà gáy, tiếng cười đùa của các em nhỏ, tiếng nói của bạn bè,… cũng không nghe đám đông báo Chúa Jêsus đến. Bạn bè của ông dẫn ông đến gặp Chúa Jêsus để được Ngài chữa lành.

Chúa Jêsus thấy lòng tin của họ, động lòng thương xót. Ngài dẫn người bị điếc và ngọng này đến chỗ yên tĩnh. Ngài dùng ngón tay đặt vào đôi tai, rồi đặt vào lưỡi của người bệnh. Chúa Jêsus ngước lên trời phán: “Hãy mở ra!”  Tức thì, việc lạ lùng xảy ra. Người điếc đã nghe được tiếng cười nói xôn xao của mọi người và ông cũng đã nói được rõ ràng, dễ nghe. Ông vui quá, vì ông nghe được tiếng của Chúa Jêsus và biết Chúa yêu mình. Ông cảm tạ Chúa và nói cho nhiều người biết việc lạ lùng Chúa đã làm cho mình.

Chúa cũng yêu thương và giúp đỡ các em trong mọi việc. Các em hãy cầu xin và tin nơi Chúa nhé.

  1. Ứng dụng.

Hỏi lại các em: Vì sao Chúa Jêsus chữa lành cho người điếc? Chúa chữa cho người điếc bằng cách nào? Người nầy đã làm gì sau khi được chữa lành? Chúa Jêsus có yêu thương các em như người nầy không? Vì sao các em biết?

Hướng dẫn các em đọc câu gốc cho đến khi thuộc lòng.

C. GIỜ THỦ CÔNG.

* Chuẩn bị:

– Bài tập số 11 đã làm sẵn.

– Kéo, keo.

* Cách thực hiện: Cho các em xem bài thủ công giáo viên đã làm trước, gợi ý để các em kể ra ý nghĩa của mỗi hình, rồi hỏi: “Các em nầy làm thế nào để giúp đỡ cha mẹ?”

Giáo viên hướng dẫn các em mở bài tập số 12, cắt theo đường kẻ đứt đoạn, và xếp hình từ lề phải gấp vào trang sau theo đường thẳng đã kẻ, và tiếp tục một lần nữa.

Sau khi làm xong, giáo viên mở ra theo thứ tự 1, 2, 3 và hỏi các câu có liên quan đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của các em.

THÔNG ĐIỆP HẰNG TUẦN

THÔNG ĐIỆP HẰNG TUẦN

in THÔNG ĐIỆP HẰNG TUẦN on 14 Tháng Mười Một, 2024

THÔNG ĐIỆP HẰNG TUẦN
14/11/2024
Chủ đề: Mối nguy của sự lười biếng
Kinh Thánh: 2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:7-10

📍Chúng ta, những tín hữu của Chúa, đã được chọn để làm đại sứ của Ngài trong thế gian lầm lạc và đầy đau khổ này. Là những người theo Chúa, chúng ta có trách nhiệm phải bày tỏ Ngài qua phẩm chất, hành động và lời nói mỗi khi chúng ta ứng xử với gia đình, bạn bè, xóm giềng hay đồng nghiệp.

📍Chúa muốn chúng ta cần mẫn và trung tín hoàn thành công việc mà Ngài giao phó (Cô-lô-se 3:23). Tuy nhiên, chúng ta thường dễ bị phân tâm và sa vào bẫy của sự lười biếng – một tội lỗi rất nguy hiểm, vì nó tiềm tàng những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống người tín hữu, có thể kể đến như: gây hại đến công tác làm chứng của chúng ta về Đấng Christ, làm tổn thương các mối quan hệ xung quanh, và lãng phí thời gian cùng những ân tứ mà Chúa ban cho chúng ta.

📍Lười biếng thường biểu hiện qua việc trì hoãn. Nếu một tín hữu được biết đến như là một người không đáng tin cậy, điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến những lời chứng của họ. Chúng ta cũng sẽ trở thành một tấm gương không tốt nếu chỉ hoàn thành trách nhiệm Chúa giao một cách qua loa, thiếu sự tận tâm.

📍Hành vi thiếu trách nhiệm như thế không phù hợp với chúng ta, những người ở trong Đấng Christ. Nếu bạn nhận ra mình đã thờ ơ trong một khía cạnh nào đó trong cuộc sống mình, xin đừng lo lắng. Lời Chúa cho biết nếu chúng ta xưng tội mình thì Ngài là thành tín, công chính sẽ tha tội cho chúng ta và tẩy sạch chúng ta khỏi mọi điều bất chính. (1 Giăng 1:9). Hãy đến với Chúa và thưa với Ngài rằng: “Lạy Chúa, những ngày qua con chưa sống đúng theo những điều Chúa muốn. Xin Chúa tha thứ cho con. Con quyết tâm từ bỏ sự lười biếng và cẩu thả của mình. Xin Chúa giúp con hoàn thành những công việc mà Ngài đã giao cho con, và trở thành người siêng năng làm việc cho Chúa. Nguyện Chúa giúp con hết lòng trong mọi công tác mà Ngài đã giao phó cho con. Trong Danh Đức Chúa Giê-xu Christ, Amen.”

Nguồn: In Touch Ministries
—————————————————————————————
HỘI THÁNH TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM
Kính CHÚA – Yêu Người – Truyền Giảng Phúc Âm – Xây Dựng Hội Thánh
📍 Địa chỉ: 68 Nguyễn Công Hoan, P7, Phú Nhuận, TP.HCM
📧 Email: hoithanhphucam2007@gmail.com
🌐 Facebook: https://www.facebook.com/httgpa2007
🌐 Youtube: www.youtube.com/@HoiThanhTruyenGiangPhucAm
🌐 Website: http://maiamviet.org
🌐 Website: http://hoithanhphucam.org
#hoithanhtruyengiangphucam #httgpa #LoiChua

HỘI THÁNH TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM

HỘI THÁNH TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM

in DƯỠNG LINH on 13 Tháng Mười Một, 2024

Bạn thân mến, có phải tuổi trẻ thường không thể tránh khỏi những phiền não? Lời Chúa hôm nay muốn nhắn nhủ bạn rằng: “Vậy, hãy xua phiền não khỏi tấm lòng, và cất bỏ điều tai hại khỏi thân xác của con; vì tuổi thiếu niên và thời thanh xuân đều là hư không mà thôi”.

Tuổi niên thiếu và thời thanh xuân là những giai đoạn để chúng ta phát triển cả thể chất lẫn tâm lý, cũng là khoảng thời gian mà một người trẻ có nhiều năng lượng, nhiệt huyết và tràn đầy sức sống. Mong bạn đừng để những ngày tháng đó trôi qua lãng phí, đừng mặc cho những nỗi lo toan làm đánh mất định hướng và quên đi mục đích mà Đức Chúa Trời đặt ra cho cuộc sống của mình.

Nhân lúc chúng ta còn trẻ, nhựa sống vẫn căng tràn, hãy dùng cuộc đời mình để có ích cho công việc nhà Chúa. Hãy mời Chúa vào làm chủ ngự trị trong tấm lòng của bạn. Có Ngài, bạn sẽ luôn thấy bình an và vui thỏa.

Chúng ta không thể chiến đấu một mình với những phiền não, lo toan. Nhưng khi trao cuộc đời mình cho Chúa và đầu phục Ngài, Ngài sẽ chiến đấu thay cho chúng ta, và nhờ đó chúng ta sẽ đắc thắng. ————————————————————————————— HỘI THÁNH TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM Kính CHÚA – Yêu Người – Truyền Giảng Phúc Âm – Xây Dựng Hội Thánh

📍 Địa chỉ: 68 Nguyễn Công Hoan, P7, Phú Nhuận, TP.HCM

📧 Email: hoithanhphucam2007@gmail.com

🌐 Facebook: https://www.facebook.com/httgpa2007

🌐 Youtube: www.youtube.com/@HoiThanhTruyenGiangPhucAm

🌐 Website: http://maiamviet.org

🌐 Website: http://hoithanhphucam.org #hoithanhtruyengiangphucam #httgpa #LoiChua #tinhnguyen

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 17.11.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 17.11.2024

in THANH NIÊN on 13 Tháng Mười Một, 2024

Chúa nhật 17.11.2024.

  1. Đề tài: CHÚA NGỰ CÙNG.
  2. Kinh Thánh: Xuất Ê-díp-tô Ký 25:1-9; 29:38-46; 40:16-38.
  3. Câu gốc: “Ta sẽ ở giữa dân Y-sơ-ra-ên, làm Đức Chúa Trời dân ấy” (Xuất Ê-díp-tô Ký 29:45).
  4. Đố Kinh Thánh: Thi Thiên 100-110.
  5. Thể loại: Chia sẻ.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 07.07.2024.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Trong cơn nguy nan, khốn khổ, đau buồn, hoặc vô vọng, mà có một người đến ở bên cạnh thì chắc chắn sẽ cảm thấy được yên ủi lắm. Đức Chúa Trời đã có cách cho dân sự Ngài được yên ủi khi họ mới tập bước theo Ngài. Chúa đích thân dẫn dắt bằng trụ mây lúc ban ngày và bằng trụ lửa khi ban đêm. Ngài còn ban cho họ hai tảng đá khắc ghi luật pháp của Ngài để họ biết và làm theo ý muốn của Ngài. Ngài truyền lệnh cho Môi-se dựng một Đền Tạm làm nơi hội ngộ giữa Ngài với dân sự.

I. NHỮNG NHU LIỆU CHO ĐỀN TẠM (25:1-8).

Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên trời đất, muôn vật trên đất. Ngài ở khắp mọi nơi thì chắc chắn không cần phải có một đền thánh nào để Ngài ngự. Vua Sa-lô-môn đã nói lời ấy trong lễ cung hiến đền thờ mà ông xây cất cho Chúa (1Các Vua 8:27). Đức Chúa Giê-xu phán rằng: “Đức Chúa Trời là thần, nếu ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy” (Giăng 4:24).

Tuy nhiên, tuyển dân của Chúa cần Đền Tạm làm một nơi biệt riêng ra cho Chúa. Nơi đó làm chứng với dân sự về sự hiện diện của Ngài. Đó cũng là trung tâm sinh hoạt thuộc linh của họ, là nơi họ có thể cảm nhận được sự hiện diện của Đức Chúa Trời.

Chúa dạy rằng chính họ phải thành tâm mang lễ vật cho Ngài để dùng cho việc dựng Đền Tạm này. Dân sự có tự nguyện góp công, góp của vào và họ mới biết quý mến tài sản của mình. Tất cả những vật liệu dân sự phải dâng là những vật tốt và giá trị mà họ sẵn có. Chúa không đòi hỏi vật gì quá hiếm hoặc quá tầm thường cho Đền Tạm của Ngài.

Hai điều chúng ta học được trong lời dạy của Chúa ở đây là:

– Khi chúng ta dâng hiến cho Chúa thì dâng với tất cả lòng thành của chúng ta (Xuất Ê-díp-tô ký 25:2) không phải vì sự ép buộc, nhưng vì lòng yêu mến Chúa.

– Sự dâng hiến của chúng ta cũng đo lường mức độ tăng trưởng tâm linh của mình đối với Chúa.

II. NHỮNG ĐÒI HỎI VỀ CỦA LỄ DÂNG (29:42-44).

Đức Chúa Trời cũng chỉ dạy dân sự về việc dâng của lễ cho Ngài khi họ ra mắt Ngài. Mỗi ngày họ phải chọn hai con chiên một tuổi, một con dâng vào buổi sáng và một con dâng vào buổi chiều (Xuất Ê-díp-tô Ký 29:38-39). Ngoài hai con chiên, họ còn phải dâng một ít bột mì mịn, nhồi với dầu và dâng một ít rượu nho. Ngài dạy họ dâng những của lễ này mỗi ngày khi đền thánh của Ngài còn ở giữa họ. Dân sự Do-thái tiếp tục dâng như vậy từ đó cho đến năm 70 sau Chúa, là năm quân La-mã phá hủy đền thờ Giê-ru-sa-lem.

Dân Do-thái đã phạm tội trước mặt Ngài nhiều lần và đã bị trừng phạt, có khi phải chết. Là một tội nhân thì không thể nào đến gần Đức Chúa Trời thánh khiết được. Cho nên của lễ dâng lên Chúa tượng trưng sự thế mạng cho tội nhân. Mặc dù của lễ thiêu không chuộc tội lỗi của họ được nhưng cũng đủ để nhắc cho họ nhớ rằng vì tội của họ mà có chiên con vô tội phải chịu chết. Họ cần phải ăn năn và từ bỏ tội mình.

Những của lễ chỉ là hình ảnh tượng trưng cho sự chuộc tội, nhưng chúng nó không có khả năng chuộc tội cho con người. Hê-bơ-rơ 10:11 chép: “Phàm thầy tế lễ mỗi ngày đứng hầu việc và năng dâng của lễ đồng một thức, là của lễ không bao giờ cất tội lỗi được”. Nhưng Đức Chúa Trời lấy con chiên làm của lễ để chỉ về chiên con của Ngài là “Đấng cất tội lỗi thế gian đi” (Giăng 1:29). Bởi vậy như Hê-bơ-rơ có viết về sự hy sinh của Đức Chúa Giê-xu như vậy: “Nhưng hiện nay đến cuối cùng các thời đại, Ngài đã hiện ra chỉ một lần, dâng mình làm tế lễ để cất tội lỗi đi” (Hê-bơ-rơ 9:26b).

III. CHÚA HIỆN DIỆN GIỮA DÂN SỰ (29:45-46).

Đức Chúa Trời hứa với dân sự rằng Ngài sẽ ngự giữa họ. Ngài dạy rằng các chi phái của mỗi đại tộc Do-thái phải đóng trại xung quanh Đền Tạm theo bốn hướng Đông Tây Nam Bắc, mỗi khi dân sự dừng lại trong sa mạc. Ngài sẽ ngự vào để ở giữa họ, họ sẽ làm dân Ngài và Ngài sẽ làm Đức Chúa Trời của họ.

Đền Tạm nằm ở trung tâm của trại quân Do-thái, gợi lại ý nghĩa của sự liên hệ giữa Chúa với dân sự Ngài. Chúa nhắc cho họ rằng Ngài đã giải cứu họ ra khỏi Ê-díp-tô bằng quyền năng Ngài. Điều đó chứng tỏ cho dân sự và con cháu của họ rằng Ngài luôn luôn chăm sóc họ. Nếu họ xây dựng đền thánh cho Chúa y như ý Ngài muốn thì Ngài sẽ ngự xuống ở giữa họ.

Về phần chúng ta ngày nay, nếu chúng ta dọn lòng mình, ăn năn tội, và mời Đức Chúa Giê-xu ngự vào thì Ngài sẽ biến thân thể hèn mọn chúng ta thành đền thờ của Ngài. (2Cô-rinh-tô 6:16; Giăng 14:23).

  1. VINH HIỂN CHÚA TRONG ĐỀN TẠM (40:33c-38).

Đoạn cuối cùng của sách Xuất Ê-díp-tô ký thuật rằng Môi-se vâng mạng Chúa làm đủ mọi điều Ngài chỉ thị cho ông. Môi-se chẳng dám chậm trễ trong công việc dựng đền thánh cho Đức Chúa Trời (Xuất Ê-díp-tô Ký 40:16-17). Kinh Thánh nhắc đến việc Môi-se vâng mạng lệnh của Chúa tất cả chín lần, mà mỗi lần đều nói: “Môi-se làm y như mọi điều Đức Giê-hô-va đã phán dặn mình” (Xuất Ê-díp-tô Ký 40:19-32). Sự vâng lời của Môi-se làm đẹp lòng Chúa và Ngài ngự xuống trong Đền Tạm ấy.

Đền thờ của Chúa là biểu tượng sự hiện diện của Ngài, Đức Chúa Giê-xu phán: “Vì nơi nào có hai ba người nhơn danh ta nhóm nhau lại, thì ta ở giữa họ” (Ma-thi-ơ 18:20). Một Hội Thánh sống là Hội Thánh có Chúa ngự cùng.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 17.11.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 17.11.2024

in NAM GIỚI on 12 Tháng Mười Một, 2024

Chúa nhật 17.11.2024 

  1. Đề tài: THỰC HIỆN MẠNG LỆNH “MÔN ĐỒ HÓA MUÔN DÂN”.
  2. Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 28:20, Công vụ 14:21, 2Tê-sa-lô-ni-ca 2:13-15.
  3. Câu gốc: “Vậy, thưa anh chị em, hãy đứng vững và vâng giữ những điều dạy dỗ mà chúng tôi đã truyền cho anh chị em, hoặc bằng lời nói, hoặc bằng thư từ” (2Tê-sa-lô-ni-ca 2:15 BHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Ca Thương 4-5.
  5. Thể loại: Học Kinh Thánh nhóm.

* CHỈ DẪN:

  1. Chia số người tham dự ra làm hai hay ba nhóm, mỗi nhóm cử thư ký ghi chép và người đại diện nhóm, trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình.
  2. Sau khi các nhóm đã trình bày xong các câu hỏi thảo luận, mời Ủy viên Linh vụ hay nhóm trưởng chịu trách nhiệm phần đúc kết cho buổi học.
  3. Xin xem thêm phần chỉ dẫn Học Kinh Thánh nhóm vào ngày 11.08.2024.

* Đọc Kinh Thánh: 2Tê-sa-lô-ni-ca 2:13-17 và thảo luận các câu hỏi sau:

(1.1) Sứ đồ Phao-lô đã khuyên giục các tín hữu ở Tê-sa-lô-ni-ca điều gì?

(1.2) Truyền giáo là quan trọng nhưng việc môn đồ hóa còn quan trọng hơn, vì sao?

(1.3) Bạn học được những gì qua cách môn đồ hóa của sứ đồ Phao-lô?

(2.1) Môn đồ hóa có nghĩa là gì?

(2.2) Để có thể môn đồ hóa người khác, chúng ta cần trang bị những gì?

(2.3) Bạn đã thực hiện việc môn đồ hóa cho những người xung quanh như thế nào?

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Đối với sứ đồ Phao-lô, truyền giáo là việc quan trọng, nhưng môn đồ hóa còn quan trọng hơn nữa. Qua những bức thư ông gửi cho các Hội Thánh, cho thấy ông cầu thay, hướng dẫn, nhắc nhở, khích lệ, đôi khi khiển trách với mục đích giúp họ lớn lên trong đức tin. Trong phần Kinh Thánh hôm nay, trước khi khuyên giục họ đứng vững, ông nhắc sự kêu gọi Đức Chúa Trời dành cho họ, để họ được hưởng sự vinh hiển của Ngài. Muốn đứng vững hãy vâng giữ những điều họ đã được dạy dỗ bằng lời nói hay thư từ.

Trước khi Chúa Giê-xu về trời, Ngài truyền dạy cho các môn đồ: “Đi dạy dỗ muôn dân, dạy họ giữ mọi điều Chúa truyền dạy” (Ma-thi-ơ 28:20). Vì vậy, môn đồ hóa người khác là một kỷ luật thuộc linh mang tính phục vụ, và cũng là trọng trách cho mỗi con dân Chúa. Môn đồ hóa một người là trang bị, huấn luyện, và giúp đỡ họ lớn lên trong Chúa. Môn đồ hóa là đồng hành với họ để giúp họ biết Chúa và trở nên giống Ngài nhiều hơn. Trong Kinh Thánh, Đa-vít có bạn là Giô-na-than, Giăng Mác có Ba-na-ba, Phao-lô có Ba-na-ba, Ti-mô-thê có Phao-lô, và các sứ đồ có Chúa Giê-xu; những người này được môn đồ hóa bởi một người đã đi trước mình.

Môn đồ hóa cũng có nghĩa là chúng ta giúp họ học biết và thực hành các kỷ luật thuộc linh trong đời sống hằng ngày. Có nhiều cách để môn đồ hóa một người hay một nhóm người. Họp lại học Kinh Thánh với nhau, cầu nguyện và khích lệ nhau; dạy họ biết cách học và dạy Kinh Thánh; làm gương trong nếp sống, qua hành vi, lời nói; cùng bước với họ trong lúc họ gặp khó khăn, nản lòng, yếu đuối… Môn đồ hóa là sử dụng các ân tứ Chúa ban (thì giờ, tài năng, tiền bạc) để góp phần đào tạo thế hệ tiếp theo tiếp nối công việc Chúa. Phần lớn chúng ta ít để ý đến công tác môn đồ hóa người khác; hoặc chúng ta nghĩ mình không có khả năng, hoặc cho đó là công việc của Mục sư. Chúng ta không làm được vì không chịu học để biết cách môn đồ hóa người khác. Ngay trong gia đình, chúng ta vẫn có trách nhiệm môn đồ hóa con cháu của mình. Nếu không làm trọn trọng trách này, làm sao chúng ta có thể môn đồ hóa người khác được?

“Xin Chúa giúp con quyết tâm học biết Chúa nhiều hơn, và học biết cách môn đệ hóa con cháu và gia đình của con, và xin Chúa cho con cơ hội để môn đệ hóa người khác. Con biết kỷ luật thuộc linh này giúp con có trách nhiệm với công việc Chúa chung nhiều hơn”.