Chuyên mục: ẤU NHI

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in ẤU NHI on 26 Tháng Tám, 2024

BÀI 8. THEO CHÚA

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 4:18-22; Giăng 1:35-41.

II. CÂU GỐC: “Ngài phán với họ: “Hãy theo Ta, Ta sẽ khiến các ngươi trở nên tay đánh lưới người.” (Ma-thi-ơ 4:19).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Chúa Jêsus kêu gọi một số người theo Ngài để giảng đạo.

– Cảm nhận: Được theo Chúa là điều phước hạnh.

– Hành động: Sẵn lòng theo Chúa và làm mọi việc Chúa giao.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ. Trò chơi xếp hình.

* Chuẩn bị:

– Hình bãi biển và thuyền đánh cá.

– Một tờ giấy để xếp thuyền.

            * Cách thực hiện:

Đưa cho các em xem hình bãi biển, thuyền đánh cá và hỏi: “Đây là gì?”, “Tại sao mấy người này cần có thuyền?”, “Các em có nghĩ rằng chúng ta có thể đóng một chiếc thuyền thuyền được không?” Giáo viên xếp hình chiếc thuyền cho các em xem. “Chúng ta cần một người chèo thuyền. Bây giờ chúng ta đóng vai người đánh cá. Trong số bạn của Chúa Jêsus có rất nhiều người làm nghề đánh cá”. Sinh hoạt này giúp các em nhận biết về bối cảnh của câu chuyện Kinh Thánh.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH

* Chuẩn bị:

– Thị trợ: Hình bãi biển, Chúa Jêsus, Si-môn và Anh-rê đang thả lưới, Gia-cơ, Giăng, và người cha đang vá lưới trong thuyền.

  1. Vào đề.

(Giáo viên vừa kể chuyện vừa trình bày thị trợ).

Nếu em muốn đi câu cá thì cần mang gì theo? (Cần câu, lưỡi câu, mồi,…). Đi câu cá rất vui và hồi hộp vì phải chờ cho cá cắn câu. Đi đánh cá thì không cần mang theo cần câu mà phải mang theo cái lưới thật lớn để khi cá lọt vào lưới nhiều thì kéo lên dễ dàng.

  1. Bài học.

Một ngày nọ, Chúa Jêsus đi dọc theo bờ biển Ga-li-lê đẹp đẽ, Ngài thấy có hai người đang thả lưới bắt cá. Chúa Jêsus gọi tên: “Si-môn! Anh-rê!” Hai người này nhận ra là Chúa Jêsus, bèn kéo lưới lên, chèo thuyền cập bến để đón tiếp Ngài.

Chúa Jêsus hỏi họ: “Si-môn, Anh-rê, các con có bằng lòng bỏ nghề đánh cá không? Ta cần các con giúp việc cho Ta. Các con hãy theo Ta”. Si-môn và Anh-rê rất vui khi được Chúa gọi. Họ bỏ lưới cá và đi theo Ngài.

 Chúa Jêsus đi tiếp và gặp hai người bạn khác đang ở trong thuyền vá lưới với cha mình. Chúa Jêsus liền gọi: “Gia-cơ, Giăng! Các con có bằng lòng bỏ nghề đánh cá để theo Ta không? Ta cần các con làm việc giúp Ta”.

Gia-cơ và Giăng nghe Chúa Jêsus phán như vậy, họ bằng lòng theo Ngài cách vui vẻ.

Như vậy, Chúa Jêsus tìm được bốn người giúp đỡ Ngài. Đó là Si-môn, Anh-rê, Gia-cơ và Giăng. Sau đó, Chúa Jêsus tìm thêm một số người nữa. Ngài có tất cả là 12 người bằng lòng theo Ngài để đi giảng đạo.

Họ rất thích nghe Ngài nói về Đức Chúa Trời! Họ biết được nhiều việc lạ lùng của Đức Chúa Trời từ Chúa Jêsus. Họ nhận biết được một việc lạ lùng nhất. Việc đó là gì các em biết không? Là Đức Chúa Trời yêu thương họ và Chúa Jêsus cũng yêu thương họ nữa.

Chúa Jêsus yêu từng em trong lớp nầy. Ngài muốn các em cũng yêu Ngài và hầu việc Ngài cách vui lòng.

      3. Ôn tập.

Hỏi lại các em: Chúa gọi Si-môn và Anh-rê khi họ đang làm gì? Hai người nầy thế nào khi được Chúa gọi? 12 người được Chúa gọi đi theo Ngài để làm gì? Các em có muốn theo Chúa không? Để làm gì?

Giáo viên hướng dẫn các em đọc câu gốc.

C. GIỜ THỦ CÔNG.

* Chuẩn bị:

– Bài tập số 8 đã làm sẵn.

– Kéo, keo, bút màu.

* Cách thực hiện:

Giáo viên đưa cho các em xem bài tập học viên, giáo viên đã làm trước, rồi hướng dẫn các em làm thủ công: Quyển Kinh Thánh. Các em cắt hình Chúa Jêsus và các em bé của tập học viên, dán vào chỗ thích hợp của bài tập số 8.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in ẤU NHI on 26 Tháng Tám, 2024

BÀI 7. CẬU BÉ JÊSUS TRONG GIA ĐÌNH

I. KINH THÁNH: Lu-ca 2:39-40,52.

II. CÂU GỐC: “Đức Chúa Jêsus khôn ngoan càng thêm, thân hình càng lớn, càng được đẹp lòng Đức Chúa Trời và người ta” (Lu-ca 2:52).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Cậu bé Jêsus ngoan ngoãn, giúp đỡ cha mẹ.

– Cảm nhận: Chúa Jêsus có đời sống tốt đáng để em noi theo.

– Hành động: Ngoan ngoãn, giúp đỡ cha mẹ giống Chúa Jêsus.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ: Sinh Hoạt Gia Đình.

* Chuẩn bị:

– 10 cái chén, vài cái dĩa, vài cái tô, một chục đũa, muỗng.

            * Cách thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn các em chơi trò chơi đãi tiệc; cho các em phụ giúp bày chén, bát, đũa, muỗng… lên bàn. Giữa lúc các em dọn bàn, giáo viên nên chọn những lời có liên quan đến nội dung bài để nói với các em, ví dụ: “Em Trung và em Hiền… vui vẻ phụ giúp bày chén bát lên bàn là tốt lắm, vì các em ngoan ngoãn, biết phụ giúp cha mẹ. Làm như thế rất đẹp lòng Chúa và cũng làm cho cha mẹ vui lòng nữa”.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

            * Chuẩn bị:

– Thị trợ: Hình Con Trẻ Jêsus, Ma-ri, Giô-sép, gỗ, con lừa, cảnh xưởng môc, cảnh trong nhà, cảnh trong đền thờ, giáo viên, vài em nhi đồng.

– Hình em bé 1 hoặc 2 tuổi.

  1. Vào đề.

(Giáo viên vừa kể chuyện vừa trình bày thị trợ).

Năm nay em Trung mấy tuổi? Em có thể tự đi, ngồi, ăn, uống được phải không? Em có thể giúp đỡ người khác điều gì? Lúc còn bé (giáo viên cho các em xem hình em nhỏ), em không làm được việc gì cả, nhưng bây giờ lớn rồi, tự em có thể làm được nhiều việc rồi đấy.

Khi Jêsus còn bé xíu, thì Ngài cần sự giúp đỡ của ông Giô-sép và bà Ma-ri. Cũng vậy, khi em còn là em bé thì cũng cần sự giúp đỡ của cha mẹ. Em bé Jêsus lớn dần lên trong sự chăm sóc của Giô-sép và Ma-ri. Cũng vậy, các em cũng lớn dần lên trong sự chăm sóc của cha mẹ.

Ở trong gia đình, Jêsus là một người con ngoan, biết giúp đỡ cha mẹ. Cậu bé Jêsus đã từng giúp bà Ma-ri đi lượm củi về nấu cơm, cho lừa ăn cỏ… giúp ông Giô-sép làm nghề mộc. Cậu bé Jêsus làm việc nhà rất là vui vẻ, vì yêu thương cha mẹ và kính yêu Đức Chúa Trời.

Hằng ngày, bà Ma-ri thường dành thì giờ nói về Đức Chúa Trời, kể chuyện Kinh Thánh, giúp cậu bé Jêsus học câu gốc và cầu nguyện. Đến tuổi đi học, cậu bé Jêsus cũng đến nhà thờ học Kinh Thánh như các em bây giờ vậy, cũng đến lớp và có các bạn nhỏ học chung giống như các em đang học trong lớp nầy (giáo viên cho các em xem hình cậu bé Jêsus đang ngồi trong lớp).

Các em có muốn được giống như Chúa Jêsus không? Ở nhà các em nhớ ngoan ngoãn, phụ giúp cha mẹ trong việc nhà nhé. Các em cũng siêng năng đi nhà thờ học lời Chúa nữa. Chúa rất yêu thương các em và Ngài rất vui khi các em làm được những điều đó.

  1. Ôn tập.

Hỏi lại các em: Chúa Jêsus là người con thế nào trong gia đình? Chúa Jêsus giúp đỡ cha trong việc gì? Chúa Jêsus đã làm gì khi được đi đến đền thờ? Em thích điều tốt nào của Chúa Jêsus?

Cho các em học thuộc lòng câu gốc.

C. GIỜ THỦ CÔNG.

* Chuẩn bị:

– Bài tập số 7 đã làm sẵn.

– Cắt hình bé Hùng, bé Mai – chó con, bé Lâm, bé Trang.

– Kéo, hồ dán.

* Cách thực hiện:

Cho các em mở bài tập số 7 của tập học viên. Dùng hình đã cắt sẵn cho các em gấp hình theo đường thẳng đứt đoạn. Dán phần gạch xéo.

Gợi ý bằng những câu hỏi đơn sơ giúp các em hiểu ý nghĩa trong hình vẽ.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in ẤU NHI on 22 Tháng Tám, 2024

BÀI 6. ĐỨC CHÚA TRỜI GÌN GIỮ EM BÉ JÊSUS

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 2:13-23.

II. CÂU GỐC: “Đức Giê-hô-va là Đấng gìn giữ ngươi” (Thi Thiên 121:5a).

AI SẼ GIÚP TÔI…

Khi đồ chơi của tôi bị hư?       Khi quần áo của tôi bị bẩn?

________________cảm tạ Đức Chúa Trời đã chăm sóc gia đình của em.

   (tên học viên)

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in ẤU NHI on 22 Tháng Tám, 2024

BÀI 6. ĐỨC CHÚA TRỜI GÌN GIỮ EM BÉ JÊSUS

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 2:13-23.

II. CÂU GỐC: “Đức Giê-hô-va là Đấng gìn giữ ngươi” (Thi thiên 121:5a).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Đức Chúa Trời giúp Ma-ri, Giô-sép gìn giữ Con Trẻ Jêsus khỏi sự chết.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời dùng ba mẹ để săn sóc, gìn giữ em.

– Hành động: Cảm tạ và tin cậy Đức Chúa Trời luôn luôn.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ. Sinh Hoạt Gia Đình.

* Chuẩn bị:

– 1 cái áo mưa, 1 áo ấm, 1 cái nón.

            * Cách thực hiện:

Người mẹ săn sóc và gìn giữ con cái thế nào? (Giặt quần áo, tắm rửa, nấu cơm cho ăn, kể chuyện cho nghe… Khi trời lạnh thì cho con mặc áo ấm; lúc ra mưa thì khoác áo mưa; đi nắng thì đội nón). Ba mẹ cho các em ăn mặc đúng cách như vậy để làm gì? (Để tránh bị đau ốm, để các em luôn khoẻ mạnh). Đức Chúa Trời lập nên gia đình có cha mẹ, ông bà… để chăm sóc, giữ gìn chúng ta luôn luôn. Chúng ta cảm tạ Đức Chúa Trời chăm sóc, giữ gìn mỗi một người trong gia đình mình.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH

            * Chuẩn bị:

– Thị trợ: Hình cảnh trong nhà, thiên sứ, Giô-sép, Ma-ri (đứng), Ma-ri (cỡi lừa), hài nhi Jêsus, con lừa, đám đông.

– Hình gia đình chụp chung (của một vài em trong lớp).

  1. Vào đề.

(Giáo viên vừa kể chuyện vừa trình bày thị trợ).

Gia đình em có những người nào? (Giáo viên cho các em xem hình; cho các em tự giới thiệu từng người trong gia đình mình. Giáo viên cần có thái độ thân mật, quan tâm đến hoàn cảnh của các em).

Có một gia đình rất vui vẻ, đầm ấm. Đó là gia đình của ông Giô-sép. Giô-sép và Ma-ri hết lòng nuôi nấng, chăm sóc em bé Jêsus.

Một đêm kia, khi cả nhà Giô-sép đang ngủ, Đức Chúa Trời sai thiên sứ đến báo tin cho Giô-sép: “Giô-sép, dậy mau! Vua muốn giết hại Con Trẻ Jêsus. Ngươi mau đem Ma-ri và Con Trẻ Jêsus chạy trốn sang nước Ai-cập”.

Giô-sép thức dậy thuật lại điều đó cho Ma-ri nghe. Hai vợ chồng nhanh chóng thu xếp đồ đạc. Giô-sép cho Ma-ri ẵm em bé, ngồi trên lưng lừa, đương ban đêm, họ vội vàng chạy trốn. Đức Chúa Trời đã gìn giữ Chúa Jêsus bình yên ở tại nước Ai-cập.

Họ đã sống ở đó nhiều ngày… Rồi lại có một đêm, Đức Chúa Trời sai thiên sứ báo tin cho Giô-sép rằng: “Ông vua định làm hại em bé Jêsus đã chết. Ngươi hãy đem Ma-ri và em bé Jêsus trở về quê”.

Giô-sép, Ma-ri, cùng Con Trẻ vâng lời Chúa, trở về quê nhà.

Họ về đến nơi, gặp lại bà con, bạn bè thật là vui. Giô-sép và Ma-ri vui mừng hơn ai hết. Họ cảm tạ Đức Chúa Trời đã yêu thương, gìn giữ họ ngày đêm.

      2. Ứng dụng.

Hỏi những câu đơn giản, gợi ý giúp các em suy nghĩ cách Đức Chúa Trời giữ gìn các em qua gia đình như: Chuẩn bị thức ăn đầy đủ hằng ngày, chăm sóc khi em đau ốm,… Giáo viên có thể mời một hoặc hai em cầu nguyện cảm tạ Chúa.

Sau đó, cho các em học thuộc lòng câu gốc.

C. GIỜ THỦ CÔNG.

* Chuẩn bị:

– Bài tập số 6 đã hoàn tất.

– Cắt hình người đàn ông và đàn bà (của tập học viên).

– Kéo cắt, hồ dán, bút chì và bút màu.

* Cách thực hiện:

Cho các em mở bài tập số 6, hướng dẫn các em dán hình người đàn ông và người đàn bà vào chỗ thích hợp, rồi cắt theo đường kẻ đứt đoạn và gấp theo đường kẻ giống như hình mẫu.

Dựa vào hình vẽ để nói lên sự sự giúp đỡ của những người trong gia đình.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in ẤU NHI on 20 Tháng Tám, 2024

BÀI 13. BÀI ÔN

I. KINH THÁNH: Tất cả những đoạn Kinh Thánh đã học.

II. CÂU GỐC: Ôn lại 12 câu gốc đã học, chọn ra 3 câu cho các em thi.

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Nhớ lại những điều đã học trong quí.

– Biết Chúa Jêsus là người bạn tốt của em.

– Biết noi gương Chúa đối xử tốt với mọi người.

– Biết cảm tạ Chúa, cảm ơn khi người khác làm điều tốt cho mình.

IV. CÁCH ÔN.

  1. Dùng hình vẽ hoặc thị trợ: Dùng những hình hoặc thị trợ đã sử dụng khi dạy bài học để ôn lại bài thì có hiệu quả hơn. Trong một thời gian ngắn, phải ôn cả 12 bài học thì rất khó, trẻ em 4-5 tuổi sẽ thấy chán, giáo viên nên thay đổi cách ôn và xen lẫn ca hát vào lúc ôn để tạo sự thu hút các em.
  2. Dùng những câu gợi ý cách gián tiếp: Giúp các em đoán ra nhân vật.

Ví dụ:

  1. Tôi là người được Chúa giúp đỡ.

Tôi biết cảm tạ Chúa.

Vậy, “Tôi” là ai? (Người phung).

  1. Tôi là người cần được giúp đỡ.

    Tôi có 12 người bạn thường giúp tôi trong công việc.         

    “Tôi” là ai? (Chúa Jêsus).

V. SINH HOẠT.

* Trò chơi: THIẾU AI?

– Chuẩn bị: Mỗi em một cái khăn.

– Số lượng: Số học viên có trong lớp.

– Cách chơi: Các em đi theo vòng tròn. Khi nghe hiệu lịnh “Bịt mắt lại”, thì mỗi em vừa đi vừa phải lấy khăn che mắt lại. Giáo viên kéo một em ra khỏi vòng tròn và cho ra ngoài. Sau đó ra lịnh “Dừng lại, đổi chỗ cho nhau!” Các em vẫn bịt mắt, đổi chỗ cho nhau (hai em gần nhau đổi chỗ cho nhau). Khi nghe “Mở mắt ra!” Tất cả các em mở mắt ra và giáo viên yêu cầu bất kỳ một em nào đó cho biết thiếu bạn nào trong lớp, nếu đáp được, em đó sẽ được tiếp tục chơi, còn nếu không, thì bị đứng riêng ra, chờ phạt. Cho em ở bên ngoài trở vào vòng tròn, trò chơi lại tiếp tục.

TRANG TÀI LIỆU 1

TRANG TÀI LIỆU 2

Ho, Sổ mũi.

TRANG TÀI LIỆU 3

Sốt, Đau bụng.

TRANG TÀI LIỆU 4

TRANG TÀI LIỆU 5

Gặp cướp, Thầy tế lễ đi qua

TRANG TÀI LIỆU 6

Người Lê-vi, Thầy Sa-ma-ri đi qua.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in ẤU NHI on 20 Tháng Tám, 2024

BÀI 12. BẠN BÈ THƯƠNG MẾN NHAU

I. KINH THÁNH: Giăng 12:1-8; Lu-ca 10:38-42.

II. CÂU GỐC: “Bạn bè thương mến nhau luôn luôn, và anh em sinh ra để giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn.” (Châm ngôn 17:17).

III. BÀI HỌC.

Chúa Jêsus và các bạn Ngài yêu thương nhau. Em và các bạn của mình cũng thương mến lẫn nhau.

* Tô màu hình vẽ.

* Em và bạn bè có thương yêu nhau không?

Em dán hình vào đúng vị trí.

TRANG CẮT DÁN

TRANG CẮT DÁN

TRANG CẮT DÁN

TRANG CẮT DÁN

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in ẤU NHI on 20 Tháng Tám, 2024

BÀI 12. BẠN BÈ THƯƠNG MẾN NHAU

I. KINH THÁNH: Giăng 12:1-8; Lu-ca 10:38-42.

II. CÂU GỐC: “Bạn bè thương mến nhau luôn luôn, và anh em sinh ra để giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn.” (Châm ngôn 17:17).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Chúa Jêsus và các bạn Ngài yêu thương nhau.

– Cảm nhận: Chúng ta phải yêu Chúa và yêu thương lẫn nhau.

– Hành động: Làm điều tốt cho người khác vì lòng yêu thương.

* GIÁO VIÊN SUY GẪM.

Theo Kinh thánh ghi lại thì Ma-thê, Ma-ri và La-xa-rơ là ba anh em, thường xuyên liên hệ với Chúa Jêsus. Tin Lành Giăng 11 thuật lại, khi La-xa-rơ bị bệnh nặng, Ma-thê và Ma-ri lập tức xin Chúa Jêsus đến chữa trị. Khi Chúa Jêsus đến, La-xa-rơ đã chết và chôn trong mộ bốn ngày rồi. Ngài khóc La-xa-rơ và Ngài đã kêu ông sống lại từ trong mồ mả, bày tỏ lòng Chúa yêu thương họ. Giăng 12:1-8 thì thuật lại ba anh em Ma-thê rất muốn được ở gần bên Chúa Jêsus. Ma-thê muốn hầu hạ Chúa, Ma-ri thích nghe lời Ngài, còn La-xa-rơ thì ngồi chung bàn với Ngài. Hành động của họ đều thể hiện lòng yêu mến Chúa Jêsus, sự thương mến của họ bày tỏ một mối quan tâm sâu sắc.

Bài học nầy là tổng kết cho cả quý, nói lên mối quan hệ giữa con người với nhau là sự tương trợ, biết đáp lại tình cảm của người khác một cách thích đáng, tiếp đến là chăm lo lẫn nhau, đối xử nhân từ, yêu thương. Đó là mạng lịnh mà Chúa truyền cho chúng ta phải làm.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

Cho các em đứng thành vòng tròn.

            * Băng reo: YÊU THƯƠNG NHAU.

– NHD: Tôi chính là (chỉ vào mình).

– TC: Con Chúa (tay phải giơ ra).

– NHD: Bạn cũng là (tay phải chỉ người bên trái).

– TC: Con Chúa (tay phải giơ ra).

– NHD: Chúng ta đều (nắm tay hai người bên cạnh)

– TC: Yêu thương nhau (choàng vai hai người bên cạnh).

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào bài.

Các em thân mến, các em có bạn không nào? Tất cả mỗi em trong lớp đều là bạn của nhau, phải không? Chúng ta có thể là bạn thân của nhau nữa nếu như chúng ta luôn đối xử tốt với nhau. Các em biết không, Chúa Jêsus cũng có những người bạn thân nữa đó. Những người nầy làm gì cho Chúa, qua câu chuyện Kinh Thánh hôm nay, chúng ta sẽ được rõ hơn, các em lắng nghe nhé!

  1. Bài học.

Chúa Jêsus đi rất nhiều nơi để giảng đạo. Có một nơi mà Chúa Jêsus thường hay ghé đến để thăm và nghỉ lại, đó là nhà của Ma-thê, Ma-ri và La-xa-rơ. Ba anh em của họ rất yêu mến Chúa và Chúa cũng rất yêu thương họ. Một lần kia, Ma-thê bày tỏ lòng yêu mến Chúa bằng cách nấu nhiều món ngon để thết đãi Ngài. Cô rất vui khi Chúa dùng những món ngon do cô nấu, và Chúa cũng rất vui khi nhìn thấy tấm lòng của cô đối với Ngài như vậy. Cô Ma-ri cũng tỏ lòng yêu Chúa nhưng bằng cách khác. Cô ngồi bên cạnh Chúa để nghe Chúa giảng dạy, vì cô nghĩ rằng những lúc được nghe Lời Chúa, ở gần bên Chúa là quý báu. Một lần khác, khi Chúa Jêsus đang dùng bữa với nhiều người, cô Ma-ri đã đem bình dầu thơm rất quý, xức cho Chúa Jêsus, còn lấy chính tóc của mình mà lau chân của Ngài. Thái độ của cô Ma-ri đã bày tỏ lòng tôn kính Chúa. Cô kính yêu Chúa đến nỗi không tiếc bình dầu rất quý, rất đắt tiền đó, vì cô biết Chúa Jêsus là người xứng đáng được làm như vậy. 

Chúa Jêsus cũng yêu thương họ. Trước lòng tốt mà họ đối với Ngài, một lần kia, Ngài cũng đã giúp họ một việc lớn. La-xa-rơ bị bệnh rất nặng và chết. Người ta đem chôn ông ở trong mộ. Ma-thê, Ma-ri và những người thân than khóc ông rất nhiều. Chúa Jêsus cũng khóc khi đến nơi. Sau đó, Chúa Jêsus đã đi đến mộ và kêu ông La-xa-rơ sống lại. Ông đã bước ra khỏi mộ trước sự ngạc nhiên của mọi người. Chắc chắn là gia đình của Ma-thê, Ma-ri vui mừng và cảm tạ Chúa nhiều lắm, phải không các em? Như vậy, lòng yêu thương người khác phải được bày tỏ bằng việc làm, như Chúa đã đối với các bạn của Ngài và như họ đã đối với Chúa.

  1. Ứng dụng.

Các em yêu Chúa thì sẽ làm gì? (Đi nhà thờ, dâng tiền, học câu gốc, hát…). Yêu mến cha mẹ thì sẽ làm gì? (Quét nhà, giữ em, ngoan ngoãn, vâng lời…). Yêu thương bạn thì sao? (Cho mượn đồ chơi, chia xẻ bánh kẹo, không nói xấu bạn…). Cô (thầy) mong rằng các em luôn kính yêu Chúa và yêu mến lẫn nhau nhé.

C. BÀI TẬP.

* Chuẩn bị:

– Bút chì màu, hồ dán, kéo.

– Cho các em cắt hình bài 12 trong trang cắt dán.

* Thực hiện:

– Làm bài tập “Em và bạn bè có yêu thương nhau không?” Giáo viên giải thích từng hình vẽ, rồi cho các em dán hình vào vị trí thích hợp.

– Tô màu hình vẽ.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in ẤU NHI on 20 Tháng Tám, 2024

BÀI 11. NGƯỜI PHUNG BIẾT ƠN

I. KINH THÁNH: Lu-ca 17:11-19.

II. CÂU GỐC: “Ta cảm tạ Đức Chúa Trời, là Đấng ta phục vụ với lương tâm trong sáng như tổ phụ ta đã làm; cả ngày lẫn đêm, ta luôn nhớ đến con trong khi cầu nguyện.” (2Ti-mô-thê 1:3).

III. BÀI HỌC.

            Chúa chữa lành cho mười người bịnh phung, nhưng chỉ có một người biết ơn, cảm tạ Chúa.

            * Tô màu hình vẽ.

* Cảm ơn.

Em tô màu vào người nào em thấy cần phải cảm ơn.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in ẤU NHI on 20 Tháng Tám, 2024

BÀI 11. NGƯỜI PHUNG BIẾT ƠN

I. KINH THÁNH: Lu-ca 17:11-19.

II. CÂU GỐC: “Ta cảm tạ Đức Chúa Trời, là Đấng ta phục vụ với lương tâm trong sáng như tổ phụ ta đã làm; cả ngày lẫn đêm, ta luôn nhớ đến con trong khi cầu nguyện.” (2Ti-mô-thê 1:3).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

                        – Biết: Chỉ có một người phung biết ơn, cảm tạ Chúa.

– Cảm nhận: Đừng quên cảm tạ Chúa trong mọi điều Ngài ban cho.

                        – Hành động: Cảm tạ Chúa mỗi khi cầu nguyện.

* GIÁO VIÊN SUY GẪM.

Sách Lu-ca 17:11-19 ghi lại câu chuyện mười người mắc bệnh phung, cầu xin Chúa Jêsus chữa lành cho, Chúa liền chữa cho họ. Nhưng khi phát hiện mình được lành, chỉ có một người (là người Sa-ma-ri) quay trở lại cảm tạ Chúa, ca ngợi Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus phán: “Đức Chúa Jêsus phán: “Không phải mười người đều được sạch cả sao? Còn chín người kia ở đâu? Chẳng ai trở lại tôn vinh Đức Chúa Trời ngoại trừ người ngoại quốc nầy sao?” (Lu-ca 17:17-18). Qua điều nầy, chúng ta cần nhận biết rằng, không phải Chúa Jêsus cần con người báo đáp ân huệ của Ngài mà là muốn con người hiểu được một điều: Nếu nhận biết việc làm của Đức Chúa Trời thì phải có lòng cảm tạ. Không những chỉ cảm tạ Đức Chúa Trời mà khi ai làm điều gì cho mình, cũng phải biết cảm ơn họ.

                        Chúng ta thử xét xem, có người nào đã từng giúp đỡ, chăm lo cho chúng ta mà chúng ta quên cảm ơn họ không? Nếu chúng ta không cảm ơn có nghĩa là cho việc đó đương nhiên người đó phải làm, không cần phải cảm ơn. Trong gia đình, trong những người bạn, có lẽ nhiều người đã tận tình giúp đỡ bạn lúc đang có nhu cầu, bạn có cảm ơn họ không? Có cảm tạ Đức Chúa Trời vì đã cho những người đó ở bên cạnh mình không?

                        Nếu bạn nhận biết bất cứ điều gì đều là đến từ Đức Chúa Trời, biết ơn Ngài, biết ơn người khác, hãy bày tỏ lòng biết ơn của bạn đi. Đó là phẩm chất tốt đẹp cần được phô bày. Nếu bạn không quen nói lời cảm ơn, hãy luyện tập. Điều quan trọng là không ngừng tra xét mình và rèn luyện những điều tốt. Chúng ta cũng cần giúp các em nhận biết và thực hiện điều nầy đối với Đức Chúa Trời và con người ngay từ khi còn bé.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Trò chơi: “CẢM ƠN”.

– Chuẩn bị: Một gói bánh hoặc kẹo.

– Cách chơi: Cho các em ngồi vòng tròn. Khi giáo viên hô “Mời đứng lên!”, thì đồng loạt các em đứng lên; khi nghe hô “Mời bạn ngồi!” thì ngồi xuống ngay, nhưng đồng thời nói “cảm ơn” liền. Em nào nói chậm hoặc không nói thì bị mời ra và chờ phạt. Muốn cho vui nhộn thì giáo viên hô càng lúc càng nhanh hơn. Cuối cùng còn lại chừng hai em thì ngưng trò chơi, cho hai em đó nhận bánh và đi mời các bạn trong lớp cùng ăn, nhắc các em nhớ cảm ơn bạn.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào bài.

Khi nãy các em đã chơi trò chơi “Cảm ơn” có vui không? Đó là lời nói mình nên dùng khi nào? (Cho các em trả lời – gợi ý: Khi được ai cho vật gì hoặc làm giúp mình điều nào đó). Khi cho bạn món đồ chơi nào đó hoặc mời bạn dùng bánh kẹo mà bạn không cảm ơn, các em có vui không? Chắc là không vui đâu, phải không? Chúa Jêsus cũng vậy. Kinh Thánh cho chúng ta biết điều nầy qua câu chuyện ngày hôm nay cô (thầy) sẽ kể cho các em nghe.

  1. Bài học.

Có lần kia, Chúa Jêsus đi đến một ngôi làng, có mười người bị bệnh phung tìm đến với Ngài. Các em có biết bệnh phung là bệnh gì không? Đó là bệnh cùi mà có một số người ăn xin ngoài đường chúng ta thường thấy, bị mắc phải. Họ rất đau đớn, khổ sở vì căn bệnh hành hạ và còn buồn vì không ai dám đến gần. Mọi người thân đều xa lánh họ. Khi biết Chúa Jêsus đi ngang qua đây, họ mừng lắm vì đã từ lâu nghe nói Ngài đầy quyền năng, làm nhiều phép lạ, chữa lành bệnh tật. Họ mong rằng sẽ được Chúa chữa lành cho. Họ cùng nhau kéo đến cầu xin Ngài chữa bệnh cho mình. Chúa Jêsus thấy họ rất đáng thương, nên chữa lành bệnh cho họ. Các em biết không, nếu được lành, da của họ trở nên sạch sẽ, mịn màng. Khi họ nhận biết trong người có sự thay đổi, nhìn thấy da thịt trở nên liền mịn, họ biết mình đã được lành rồi. Họ vui mừng lắm, vội chạy về để báo tin cho những người thân biết rằng mình đã được lành.

Nhưng trong mười người đó có một người làm gì các em biết không? (Cho các em thử trả lời) Người đó nhớ đến Chúa Jêsus, là người đã chữa lành cho mình, liền quay trở lại, gặp Chúa và cảm tạ Ngài, lớn tiếng ca ngợi Đức Chúa Trời nữa. Ông làm như vậy là có đúng không, các em? À, rất đúng, vì Chúa đã chữa lành cho ông, đã làm điều rất tốt cho ông, nên ông cảm tạ Ngài. Điều nầy rất đẹp lòng Chúa nên Chúa đã khen ông, và hỏi: “Còn mười người kia đâu? Sao chỉ có một mình ngươi trở lại ca ngợi Đức Chúa Trời?” Các em thấy không, chín người phung kia cũng đã được chữa lành, nhưng không biết cảm ơn Chúa. Làm như vậy là không đúng đâu, các em ạ, vì họ đã được người khác giúp đỡ cho mà lại không biết cảm ơn.

  1. Ứng dụng.

      Như vậy, các em muốn giống như người phung nọ hay giống như chín người kia? (Cho các em trả lời) Đúng rồi, chúng ta nên giống như người nầy, biết ơn Chúa và cảm tạ Chúa vì Chúa đã làm điều tốt cho mình. Nhất là những lúc cầu nguyện, chúng ta phải nhớ cảm ơn Chúa vì Ngài đã cho chúng ta mạnh khỏe, có cha mẹ, anh chị em để yêu thương, chăm sóc nhau, có bạn bè để vui đùa, trò chuyện… Khi có một người nào khác cho quà các em, hoặc giúp các em việc gì đó, các em cũng phải nhớ cảm ơn họ nhé. Làm như vậy, các em sẽ vui và người được cảm ơn cũng vui lắm đấy.

  1. BÀI TẬP.

* Chuẩn bị:

– Bút chì màu.

     * Thực hiện:

– Cùng các em làm bài tập “Cảm ơn”: Có nhiều nhân vật khác nhau (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, giáo viên, bạn bè), cho các em tìm xem người nào các em cần cảm ơn (giáo viên cần gợi ý cho các em những điều cần cảm ơn nơi mỗi người) và tô màu mà em thích (có thể tô tất cả).

– Nhắc lại cho các em biết phải nhớ cảm tạ Chúa mỗi khi cầu nguyện, cảm ơn người khác khi họ làm một việc gì đó cho mình. Như vậy các em mới là người lễ phép.