Chuyên mục: Chưa được phân loại

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN PHỤ NỮ. 31.05.2020

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN PHỤ NỮ. 31.05.2020

in Chưa được phân loại, PHỤ NỮ on 25 Tháng Năm, 2020

Chúa nhật 31.05.2020.

  1. Đề tài: ĐỨC CHÚA TRỜI YÊU THƯƠNG.
  2. Kinh Thánh: Giăng 3:16.
  3. Câu gốc: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (Giăng 3:16).
  4. Đố Kinh Thánh: Không đố Kinh Thánh.
  5. Thể loại: Truyền giảng.
CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 29.12.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 29.12.2019

in Chưa được phân loại on 23 Tháng Mười Hai, 2019

Chúa nhật 29.12.2019.

  1. Đề tài: SỰ HIỆP MỘT TRONG ĐẤNG CHRIST.
  2. Kinh Thánh: Ê-phê-sô 4:1-16.
  3. Câu gốc: “Cho đến chừng chúng ta thảy đều hiệp một trong đức tin và trong sự hiểu biết Con Đức Chúa Trời, mà nên bậc thành nhân, được tầm thước vóc giạc trọn vẹn của Đấng Christ” (Ê-phê-sô 4:13).
  4. Đố Kinh Thánh: Sáng 21-24.
  5. Thể loại: Tổng kết – Sinh hoạt.
CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN.08.9.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN.08.9.2019

in Chưa được phân loại on 8 Tháng Chín, 2019

Chúa nhật 08.9.2019.

  1. Đề tài: CẢM TẠ CHÚA (Sinh nhật quí 3).
  2. Kinh Thánh: Ê-sai 38:18-20.
  3. Câu gốc: “Đức Giê-hô-va là Đấng cứu tôi! Trọn đời chúng tôi sẽ đàn và hát trong nhà Đức Giê-hô-va” (Ê-sai 38:20).
  4. Đố Kinh Thánh: Ô-suê 1-5.
  5. Thể loại: Sinh nhật.

* CHỈ DẪN: Sinh nhật.

  1. Mỗi quí tổ chức một buổi sinh nhật cho các bạn sinh trong quí đó. Quí 1 dành cho các bạn sinh trong (tháng 1,2,3), quí 2 (tháng 4,5,6), quí 3 (tháng 7,8,9), quí 4 (tháng 10,11,12).
  2. Với những người không nhớ ngày sinh, xin lấy ngày tin Chúa, hoặc ngày cưới, hay bất kỳ ngày tháng nào có nhiều kỷ niệm đáng ghi nhớ để làm sinh nhật.
  3. Thư ký ghi danh sách và ngày sinh của từng ban viên. Giao danh sách các ban viên có ngày sinh nhật trong quí cho thủ quỹ để mua quà. Thủ quỹ mua quà nhiều hơn số cần, phòng khi có khách, thân hữu… đến dự và cũng có ngày sinh trong quí đó. Món quà nho nhỏ và có thể giữ lâu (cây viết bi, tấm thiệp câu gốc…).
  4. Mời những người “sinh nhật” lên phía trên. Toàn ban hát chúc mừng và cầu nguyện đặc biệt cho họ. Nếu có bánh sinh nhật thì tất cả những người sinh nhật cùng cầm dao và cắt bánh trước khi cầu nguyện.
  5. Tặng quà cho mỗi người sinh nhật.
  6. Mời từng người “sinh nhật” có lời cảm tạ Chúa hoặc hát tôn vinh Ngài. Họ có quyền mời các bạn cùng hát bài thánh ca mà mình thích.
  7. Trò chơi và ăn bánh sinh nhật

                                                      MỪNG SINH NHẬT

 

                                                    CẢM TẠ CHÚA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Méo Vặt Khi Vào Bếp 26.08.2019

Méo Vặt Khi Vào Bếp 26.08.2019

in Chưa được phân loại on 26 Tháng Tám, 2019

 

PHẦN I 

MẸO VẶT KHI VÀO BẾP

1.Cách chọn rau, cải.

Nhìn vào thấy lá tươi, không héo vàng, không dập, bẻ thấy giòn là rau mới hái, tươi ngon. Không nên mua rau cách ngày.

– Rau muống: Chọn rau xanh tươi, ngắt gãy giòn là rau non, mới; nếu dai là rau già; nếu lá úa vàng là rau cũ.

– Rau bù ngót: Chọn rau xanh đậm mướt, là còn tươi. Cầm lên giũ mạnh, lá không rụng là rau mới hái.

– Rau dền: Lựa nhữnh cây cuống to, rẽ bẻ gãy, lá không héo, dập hoặc bị sâu làm rách lá.

– Rau tần ô: Chọn rau xanh mướt, cuống, lá tươi, không bị dập úng.

– Rau xà lách soong: Chọn lá xanh, không sâu, không úng. Loại cọng  nhỏ dùng để nấu canh; lá nhỏ, cọng nhỏ dùng để trộn dầu giấm.

– Rau can nước: Có 2 loại. Loại mày xanh sẫm; cọng giòn, dùng ăn lẩu, nấu canh chua, ăn phở. Loại trắng xanh, cọng mềm, dùng trộn dầu giấm. Chọn cầm nước còn tươi xanh, không có lá úa vàng, héo.

– Cải: Chọn bẻ tươi, lá không úa vàng, gốc không bị nhũn mềm, cọng bám chặt vào cuống.

– Bắp cải, bông cải: Chọn bắp, bông cải tươi, không sâu, cầm thấy nặng tay.

  1. Cách chọn củ, quả.

– Cà rốt: Chọn củ có màu cam đậm, thuôn tròn, rẽ nhỏ, ít xơ.

– Củ cải trắng: Chọn củ tươi, da căng, cầm nặng tay.

– Khoai tây: Có loại củ to, củ nhỏ, ruột trắng, ruột vàng. Chọn củ màu vàng, vỏ nhẵn, phẳng, không nẩy mầm, úng, cầm lên hơi mềm tay.

– Su hào: Có su hào trứng, su hào nhỏ cuống, su hào bánh xe … Nên chọn su hào bánh xe, củ to, vỏ mỏng, cuống to, còn phấn.

– Khoai lang: Chọn khoai đào được vài ngày mới  ngọt. Tránh chọn khoai mới, da sầm sùi hoặc bị sùng, khoai sẽ lạt hoặc bị  đắng.

– Khoai từ, khoai mỡ: Chọn củ suông, ít rẽ, không bị lép đầu hoặc gốc.

– Hành tây: Chọn củ khô, nhìn vỏ ngoài có thể thấy những đường vân màu xanh chạy bên trong, cầm lên thấy nặng tay.

– Đậu Hà Lan: Chọn loại có cuống xanh tươi, thân mean, vỏ xanh mượt, hạt vừa.

– Đậu Cô-ve: Có 2 loại: Đậu rẫy,đậu Đà Lạt. Đậu ray khi xào lên mào sẽ không đẹp nhưng ngọt hơn Đậu Đà Iạt tái xanh, dài, xào trong đẹp mắt. Nên chọn đậu có cuống xanh tươi, thân mềm, hạt vừa.

– Đậu đũa: Chọn trái suông, chưa nổi hạt.

Có hai loại, loại màu trắng loại màu xanh, hai đầu có màu tím đậm, loại này ăn ngon hơn loại trắng.

– Khổ qua: Chọn trái nở gai lớn, da bóng, trái suông. Có 2 loại: một màu trắng, một màu xanh.Khổ qua trắng ăn ngon hơn.

– Mướp: Chọn trái thẳng, màu xanh mướt, suông, cuống tươi, khônh có dấu ong đốt.

Mướt có 2 loại: mướp hương và mướp khía. Theo quan niệm dân gian, mươp hương ăn ngọt, thơm, nhưng nếu sức khỏe không tốt nên dùng mướp khí.

– Dưa leo: Chọn trái tròn, da xanh mướt, còn phấn trắng, có những nốt gai màu đen, nhỏ.

– Bí đỏ: Chọn loại bí sáp, vàng ruột, dẻo, ngọt hoặc bí hai da, phía trong lớp vỏ là lớp xanh, ruột vàng ăn cũng rất ngon.

– Bí đao: Chọn trái suông, da xanh mướt, còn lông tơ, cầm nặng tay, bấm nhẹ móng tay vào có cảm giác mèms, cuống lớn là bí non. Loại bí nhỏ, còn gọi là bí chanh, nhồi thịt hầm ăn rất ngon.

– Măng tươi: Chọn loại trắng ngà, bấm móng tay thấy mềm, lát măng không lấm tấm những xơ.

– Bầu: Chọn trái căng bóng, da thật xanh, còn lông tơ, cuống tươi, lớn là bầu mới hãi, ăn ngọt. Hoặc bấm móng tay vào vỏ, thấy mềm, có nhựa chảy ra là bầu non.

– Cà chua: Chọn quả tươi, không giập, không sâu. Nếu xào, hấp, dồn thịt thì nên chọn cà có hình tròn, vỏ mỏng. Lan nước xốt thì chọn cà chín muồi, cầm nặng tay, dáng cao. Làm mứt chọn cà nhỏ.

– Cà chua: Chọn quả tươi, không giập, không sâu. Nếu xào, hấp, dồn thịt thì nên chọn cà có hình tròn, vỏ mỏng. Làm nước xốt thì chọn cà chín muồi, cầm nặng tay, dáng cao. Làm mứt chọn cà nhỏ.

– Cà tím: Chọn quả còn cuống, vỏ nhãn, trái căng bóng, màu tím thẫm, tai cuống dầy, cầm hơi mềm tay.

– Đu đủ: Có hai loại, một màu vàng nghệ, một màu đỏ cam. Loại màu đỏ cam thường ngọt, ít hột nhưng không thơm bằng loại đu đủ màu vàng nghệ. Khi mua, nên chọn trái nặng tay, cuống tươi, da nhẵn, dáng thon dài. Tránh chọn trái có dấu đốm đen hay bị bỏ ray bám.

– Khóm thơm: Chọn trái chín vàng, mắt to, tròn đều sẽ ngọt thanh. Qủa sẽ không ngon khi mắt nhỏ, không đều.

– Mãng cầu ta: Chọn quả mắt mở đều, không bị sâu ray bám. Ngon nhất vẫn là mẵng cầu dai, khi chín vẫn giữ độ dính chứ không bở, rã.

– Xoài: Qủa ngon có da căng bóng, màu vàng sáng. Ấn nhẹ thân quả, sẽ thấy quả mềm, dai. Không chọn xoài da thân đen, nhăn nhúm.

– Cam, quít: Qủa ngon phải tròn đều, da bóng láng, không có đốm hay sẹo. Cam, quýt chín cây sẽ có vả xanh ửng vàng. Loại chín ép sẽ không vàng đều và không còn cuống.

– Bưởi: Búng tay vào vỏ nghe chắc và nặng. Nên chọn quả bưởi vỏ còn tươi, không bị móp, rám, xước.

– Vú sữa: Chọn quả xanh ủng hồng, da bóng, trơn láng, còn nguyên cuốn lá. Loại vũ sữa da láng, vỏ xanh, không phủ màu hồng, có thể để lâu nhưng ăn không ngon.

– Mít: Nhìn gai mít thấy dàn xa, không cao, nhọn, quả suông tròn đều, nặng, búng tay kêu bình bịch là mít ngon.

– Mít tố nữ: Chọn trái có cuống dài chừng 0,5 cm; nếu cuống dài hơn (1-1,5 cm) là mít tây, ăn chua, không ngon.

– Sầu rêng: Chọn cháy có gai nở tròn trịa bằng nhau, không có vết xước sâu, không bị nứt, lắc thou có cảm giác bên trong lỏng, rung, vỗ nghe trầm, lấy tay bóp 2 gai cấu vào không cứng đó là trái chín, không sương.

– Mặng cụt: Chọn trái vừa, không cần to quá cũng không được nhỏ quá, đường kính độ 4-5 cm là được. Cuống phải còn tươi, vỏ bóng còn phải, đó là trái chín cây. Trái có bụi phấn bám quanh vỏ là trái ngon, ít  mủ.

– Bơ: Nên chọn trái chín. Dùng ngón tay ấn vào chỗ cuống, nếu mềm thì đó là trái đã chín.

– Mãng cầu xiêm: Chọn trái có vỏ căng bóng, gai đều, cách khoảng xa.

– Chuối già: Chọn chuối trái vừa, da vàng thâm kim, ăn thơm và dẻo hơn loại trái to.

– Chuối cao: Chọn trái nhỏ đều, no nẩy mình, có màu vàng ươm, vỏ mỏng.

-Hồng đỏ: Chọn loại đỏ tươi có hơi boat, nhưng phải đủ chín để không bị chát. Hồng đỏ, nếu chọn đúng loại ngon sẽ dẻo và ngọt bùi.

– Hồng trứng: Có màu đỏ cam, thường nhỏ trái hơn hồng đỏ. Chọn loại hồng có màu cam vàng lẫn loan sẽ ngon hơn. Hồng trứng thường ít hạt hoặc không có hạt.

– Dừa:

  • Dừa để uống nước, nên chọn trái có đường gân trắng hơi hồng, búng nhẹ tay và vỏ nghe âm thanh trầm.
  • Dừa vắt nước cốt: Bạn nên chọn trái có gân nổi đen, búsng tay nghe âm thanh trong.
  • Dưa hấu: Chọn quả còn núm tròn đều, hơi lõm xuống. Cuống nhỏ, héo quắt là dưa già. Dưa ngon, vỏ phải căng bóng và có những lằn chỉ chạy từ núm dưa xuống. Khi chọn, dùng một tay nâng dưa lên, búng nhẹ vào lớp vỏ. Tiếng phát ra trần đục là dưa tốt, ngon; ngược lại là dưa xốp, bọng, rỗng ruột.
  • Sa pô chê: Có 2 loại. Loại tròn màu nâu đậm, vỏ dày, nhiều mủ, ít ngọt. Loại trái dài, có màu nâu nhạt, vỏ bóng nhẵn, mỏng, ít mủ, ngọt thanh.
  • Thanh long: Chọn trái vỏ mỏng, tai ngoài vỏ không còn màu xanh,da bóng căng, tròn đều, màu đỏ thẫm.
  • Trái vải: Chọn trái còn cuống, vỏ ửng màu hồng đỏ, xung quanh không có vết đen, có màu vàng hơi mốc trắng.
  • Bòn bon: Chọn trái vừa. Bên ngoài vỏ không bị vết nám đen, có màu vàng hơi mốc trắng.
  • Táo: Chọn trái xanh ửng vàng, vỏ láng, căng phồng.
  • Bôm: Chọn trái có vỏ mịn láng, tươi, không có vết đen, cầm nặng tay.

Không nên mua trái cây đầu mùa, chưa đủ độ già lại đắt. Cũng không nên chọn quả cuối mùa, vì lúc ấy cây thường cằn cỗi, trái không đủ chất bổ dưỡng cần thiết. Chọn trái đúng mùa vừa rẻ, vừa ngon.

  1. Cách chọn mua cá, thịt và các loại thực phẩm khác.

Cá cần đảm bảo tươi, khi ăn mới ngon. Cá tươi, mắt cá sẽ trong, sáng, hơi lồi ra ngoài, mang hồng đỏ, các nếp xếp mang đều và nay, mình cá cứng, vảy tươi bóng, không bị bẻ ruột, không nặng mùi,nắn mình cá còn cứng. Đối với cá nước ngọt, cá ngon, đầu sẽ nhỏ hơn mình.

  • Cá tre: Chọn con cá lườn dưới vàng, mình cá tròn. Cá đồng rau ngắn,cá nuôi cá râu dài hơn.
  • Cá chép, cá tai tượng, cá diêu hồng, cá lóc … nên chọn cá còn sống thịt sẽ ngọt, dai mềm.
  • Cá chẽm: Chọn cá mang có màu đỏ thẫm, mắt trong xanh, thịt sờ vào không bị nhũm.
  • Cá thu cá ngừ: khi mua lấy tay ấn nhẹ lên mình cá, nếu có cảm giác cứng, mang đỏ hồng là cá tươi. Nếu sờ vào thấy mềm, giữa xương sống cá có những sợi trắng dài là cá ươn.
  • Cá bóng: Có nhiều loại: Cá bòng mú, bóng cát, bóng dừa, bòng sao… Nên chọn cá sống, thịt ngọt dai. Nếu cá chết,nên chọn con còn nhớt, thịt đục trong, không có mùi lạ ngoài mùi tanh của cá.

4.Cách mua tôm tép.

Tôm nước ngọt chọn loại vỏ,râu cứng; mắt lồi, sắc xanh bóng, thịt trong bám chặt vỏ. Đối với tôm biển, chọn loại có vỏ sáng màu bị đổi, mùi tanh nồng. Riêng tôm khô, khi chọn hãy bốc lấy một nắm và bóp mạnh một cái rồi thả tay, nếu tôm rời ran ngay, đầu và mình vẫn gắn chặt, mắt còn nguyên không bị rơi rụng là tôm ngon. Nếu thả tôm ra, mất đầu, mất đuôi hay gãy vụn, có mùi là tôm không ngon.

  1. Cách chọn mua cua.

Với cua đồng, nên chọn loại có càng khỏe, luôn chía càng lên nếu bạn động vào nó, chân nay  đủ, mình to mập, mai có màu xanh xám, sùi bọt liên tục. Yếm nhọn là cua đực, yếm tròn là cua cái. Cua cái nhiều gạch nhưng thịt không béo và ngon bằng cua đực. Với cua biển cũng như cua đồng, cua cái sẽ có nhiều gạch, cua đực thì ít hơn.

Khi mua cua, lấy tay ấn vào phần bụng cua, nếu hơi mềm tay là cua ít thịt, nếu vỏ bụng cua cứng có màu trắng là cua chắc, thịt nhiều, ngon hơn.


  1. Cách chọn mua ốc, sò.

Không được chọn những con sò, ốc đã có mùi hôi. Ốc, sò sống thường há miệng và khi ta sờ vào thì ốc, sò sẽ tự khép lại. Ốc mập, mày ốc ở gần rìa ngoài vỏ. Ốc ốm, mày sẽ nằm sâu vòa trong vỏ ốc.

  1. Chách chọn trứng.

Chọn trứng có vỏ màu sáng tronh như có màu phấn dính. Đưa lên ánh sáng mặt trời hoặc soi vào bóng đen thấy tròng đỏ như một bóng mờ ở giữa, lắc không kêu.

Hoặc cho trứng vào thau nước nếu trứng mới sẽ name ngang dưới đáy thau, ung sẽ dựng đứng, trứng lộn hoặc thối sẽ nổi lên trên mặt nước.

  1. Cách chọn mua thịt bò.

Chọn thou thịt khô ráo, mịn màu đỏ hồng. Phân biệt thịt châu và thịt bò: Mỡ thịt trâu trắng, mỡ thịt bò vàng, mỡ thịt trâu thô hơn thịt bò.

  1. Cách chọn gà.

Chọn gà mắt lanh, mào đỏ, cánh không xệ, ức đầy thịt, lông mượt, hậu môn không ước, xách nặng tay. Nếu mồng gà xụ có vết thân là gà bệnh. Gà mái tơ gần đẻ là gà ngon nhất; da, lông mềm mại; cổ, đùi to; chân nhỏ; hậu môn nhỏ. Gà non: Gà mái da mỏng, còn gà trống có cửa mới nhú. Gà mái ăn ngon hơn gà trống.

  1. Cách chọn mua vịt.

Chọn con đủ lông nhưng không già quá. Ức vịt phải to, da cổ và bụng dày, mỏ to và mềm, xách lên nặng tay là vịt béo. Vịt trống ngon hơn vịt mái


  1. Cách chọn mua thịt heo.

Lựa thịt có màu hồng tươi, sớ thịt săn, da mỏng, lớp mỡ có màu sáng, mướt bóng, ngửi thấy mùi thịt bình thường.

  1. Cách chọn mua da heo khô (bóng).

Chọn miếng ở lưng dày, trắng mịn, ít lông; nếu da có màu vàng, mỏng, nhiều lông, không nên mua vì miếng đó chai, cứng, nấu ăn sẽ không ngon.

  1. Cách chọn mực khô.

Chọn con có màu hồng nhạt, có phấn trắng bề mặt, thơm, không mặn, ngọt đậm, khô phẳng, không hôi mốc.

  1. Cách chọn hải sâm.

Màu đen sẫm lớp tro than bọc ngoài, thơm tự nhiên không mốc, không khô, không hôi.

  1. Cách chọn mực tươi.

– Mực nang: Chọn loại có màu sáng, trắng như cùi dừa,dày.

– Mực ống: Chọn loại thịt đỏ ửng, màu sáng, chưa vỡ túi mực.


  1. Cách chọn mật ong.

Để phân biệt mật ong giả, thật; bạn hãy nhỏ một giọt mật lên  móng tay, nếu giọt mật không chảy ra đó là mật ong thật.

  1. Cách chọn nấm.

Khi mua nấm, thấy nấm có màu sặc sỡ, bóp nước ra đục như sữa bò, đó là nấm độc. Nấm không độc đa số có màu nâu nhạt, bóp ra nước trong như nước lọc.

  1. Cách chọn bánh chưng.

Bánh chưng ngon phải đặt những yêu cầu sau:

– Khi cầm bánh lên, cảm nhận được độ chắc vừa phải, không quá cứng hay quá mềm, chỉ cần hơi mềm là được.

– Trọng lượng bánh không quá nặng hoặc quá nhẹ so với độ lớn của bánh. Bánh nặng thường bị sống ở giữa, bánh nhẹ dễ bị nhão.

– Nhân: Mỡ trong bóng, thịt trắng hồng là ngon.

  1. Cách chọn đậu hũ.

Chọn đậu hũ có màu trắng, mặt cắt mịn và láng, tránh mua loại nay hũ có màu ngà, mặt cắt sần sùi.

  1. Cách chọn giá.

Nên chọn giá đậu. Giá làm bằng đậu có màu trắng ngà, mầm giá màu vàng, cọng không quá to, ngắn thân khỏe, có mùi thơm riêng.

Giá ủ bằng đạm hóa học có màu trắng bách, mầm màu xanh, thân nở to, cọng lớn, mập, mọng nước.


  1. Cách chọn mua dầu ăn.

Lắc mạnh dầu trong chai, nếu dầu không nổi bọt là dầu tốt.

  1. Cách chọn mua măng tươi.

Để chọn được măng non, bạn dùng móng tay bấm vào búp măng, nếu thấy mền, không xơ là măng non.

  1. Cách chọn bông bí ngon, tươi.

Lựa bông tươi, nhụy phấn, lá con xanh màu, những cánh hoa khônh bị bầm dập, cuống hoa không héo.

  1. Cách chọn mua cà.

– Dưa: Nếu chọn dưa vừa ăn, hơi non một chút, dưa khi múi xong sẽ giòn, không dai.

– Cà pháo: Nên chọn thou chưa già, nếu cà già sẽ có màu hăng.

  1. Cách chọn mua gừng.

– Nếu để ướp thịt, cá… nên chọn mua loại gừng già. Gừng già thường có màu vàng sẫm, bấm tay vào thấy có xơ.

– Chọn gừng làm mứt: Nên chọn gừng hơi non, gừng có màu vàng trắng, da mướt. Gừng còn chồi xanh là quả non, không nên chọn.


  1. Bảo quản rau.

– Nếu có tủ lạnh, rau tươi mua về bọc kỹ trong tờ giấy báo, để vào ngăn cuối cùng của tủ lạnh, sẽ giữ rau tươi được từ 3 đến 5 ngày.

– Nếu không có tủ lạnh, nên chọn loại rau tươi, chưa nhúng nước, sau đó bọc rau trong lá chuối; cũng có thể cho rau vào lá bắp cải; hoặc bọc rau trong một chiếc khăn nhúng giấm, đầu rau chúc xuống, để nơi râm mát.

  1. Bảo quản bông cải.

– Bông cải mua về cho vào ngăn chứa rau, không bọc ni-lông. Cải sẽ được giữ từ 3 đến 5 ngày.

– Hoặc chọn bông cải còn lá, mang treo chỗ thoáng, nếu không có tủ lạnh.

  1. Bảo quản xà lách.

Giữ cải thật ráo, cho vào tô nhựa đậy kín, để trong ngăn chứa rau, cải sẽ tươi từ 3 đến 5 hôm.

  1. Bảo quản hành lá, ngò cần được tươi lâu.

Rửa sạch, cắt khúc cho vào tô nhựa đậy kín, để ngăn vào  chứa rau, giữ được từ 3 đến 5 ngày.

  1. Bảo quản ớt.

– Cho ớt tươi vào bao ni-lông có lỗ thủng, đặt ở ngăn để rau,    ớt tươi nguyên tới 1 tuần đến 10 ngày.

– Nếu không có tủ lạnh:

Đem ớt tươi còn nguyên cả cuống vùi vào tro, sẽ giữ được ớt tươi lâu.

Chọn ớt chín, còn tươi, bỏ cuống,  rửa sạch để ráo, xâm bằng kim may, xếp vào keo, chế giấm pha chút muối, đường cho ngập ớt, trên cho vài tép tỏi đập giập.

  1. Bảo quản sả không bị vàng héo.

Sả rửa sạch, băm nhuyễn, cho vào bọc ni-lông, cất vào ngăn đá, trong vòng một tuần sả vẫn giữ được mùi vị và màu xanh tươi.

  1. Bảo quản nấm.

Nấm để trần hoặc gói trong lá chuối, không đặt trong túi nhựa để tránh nấm bị chua và khô, sau đó cho vào ngăn chứa rau, nấm sẽ tươi từ 3 đến 5 ngày.

  1. Bảo quản su hào.

– Mua loại mới hái, cắt bỏ lá to, cho vào ngăn rau quả, su hào sẽ giữ tươi trong vòng một tuần.

– Nếu không có tủ lạnh, su hào giữ nguyên lá, rễ, không bị giập, không bị trầy trụa, buộc túm lại từng chùm rồi treo nơi thoáng mát, có thể giữ được 3 tháng.

  1. 34. Bảo quản cà rốt.

– Đối với cà rốt chưa gọt vỏ, khi mua về đem chúng vùi vào một thùng giấy chứa cát.

– Nếu cà rốt đã gọt vỏ, nên ngâm cà rốt vào nước lã hoặc nước giấm pha đường; hoặc cho chúng vào đồ đựng khô ráo, lấy chiếc khăn thấm ướt nước phủ lên trên.

  1. Bảo quản củ cải trắng.

Củ cải mua về cắt bỏ đầu đuôi. Sau đó đặt vào thùng giấy chứa cát, xếp củ cải đứng nghiêng, đầu hướng xuống đuôi hướng lên. Cứ một lớp củ cải là một lớp cát. Nếu thời tiết lạnh, đất cho vào hơi dày. Có thể bảo quản củ cải từ 6 đến 9 tháng.

  1. Bảo quản cà chua.

– Cho cà chua vào rau ngăn rau quả của tủ lạnh, có thể bảo quản được từ 7 đến 10 ngày.

Hoặc:

  • Chọn những quả cà chua tươi, chôn vào thùng tro mịn, để nơi thoáng mát.
  • Cũng có thể chọn cà chua chín, tươi, rửa sạch để ráo, sau đó xếp vào lọ, núm day lên trên, rải muối ngập đầy núm. Cà sẽ được bảo quản được một tháng.
  1. Bảo quản tỏi.

Để tỏi không bị hư, nên cho tỏi vào túi lưới, treo nơi thoáng.

  1. Bảo quản khoai tây.

Chọn loại non, đem vùi giữa 2 lớp cát dày khoảng 20 cm, khoai sẽ không bị hư hoặc nẩy mầm quá sớm.

  • Hoặc xếp khoai tây lên giàn, để chỗ thoáng, không được xếp chung khoai lang.
  • Hoặc nấu nước sôi và để một thâu nước lạnh gần đó, rồi đem khoai trụng sơ vào nước sôi, đoạn vớt ra ngay, cho vào thau nước lạnh, vớt ra để ráo, cất vào chỗ thoáng, có thể giữ khoai từ 5 đến 7 ngày.
  1. Bảo quản khoai mì.

Muốn giữ khoai mì lâu mà không bị chạy chỉ hoặc thân đen, có thể làm theo những cách sau đây:

  • Khoai còn vỏ, cuống; nhúng vào nước vôi ăn, sau đó vớt ra, đặt lên giàn cao, để chỗ thoáng.
  • Vùi khoai vào hố cát, che chắn kỹ, không để nước thấm vào.

  1. Bảo quản bắp cải.

– Cải mua về, nên chọn bắp cải phần cuống dai, bên ngoài có lá xanh bao phủ, chưa nhúng nước, đem treo chỗ thoáng gió, như thế có thể giữ cải tươi trên dưới một tuần.

– Cũng có thể lấy lá bông cải phủ kín bông, dùng giấy có màu xanh bọc thật chặt và kín, để nơi thoáng mát.

– Cắt hết lá, cuống đến sát phần bông, sau đó treo cải lên, đầu bông trút xuống.

  1. Bảo quản khoai lang.

– Khoai lang mới thu hoạch, giữ luôn khóm, buộc túm lại, treo lên, để chỗ thoáng, có thể giữ khoai tươi vài tuần.

– Khoai đào lên, cắt bớt dây, vùi vào hố cát khô, có thể giữ khoai được hàng tháng.

– Với khoai lang khô: Xắt lát, phơi khô, đặt giữa các lớp trấu, có thể giữ khoai được trong nhiều năm.

  1. Bảo quản bắp khô.

– Để bắp nguyên trái, lột vỏ túm về một đầu, đem phơi thật khô, sau đó cột chùm lại, treo phía trên giàn bếp, khói bếp sẽ khiến sâu mọt không dám đến.

– Hoặc tách rời bắp ra từng hạt, phơi khô, trải đều ra giàn tre, dưới đặt lớp trấu dày ít nhất 10 cm. Làm thế có thể bảo quản bắp đến mùa sau.

  1. Bảo quản cam, quít, bưởi.

Cam, quít bưởi chọn loại ngon, không trầy xước hoặc bị ong đốt, lấy vôi ăn trầu bôi vào cuống. Sau đó vùi chúng trong cát, để nơi râm mát, có thể bảo quản được vài tháng.

  1. Bảo quản chanh.

Dùng vôi ăn trầu bôi vào cuống, sau đó lấy giấy gói từng quả chanh lại, rồi đặt vào thúng cát, mặt có cuống úp xuống.

  1. Bảo quản chuối.

Chọn chuối vừa chín tới, cắt rời khỏi cuống, để chỗ râm mát, có thể giữ chuối tươi từ 1 đến 2 tuần.

  1. Bảo quản hành củ.

Cho vào bọc đựng hành vài lát bánh mì khô sẽ giữ củ hành tươi lâu lại không bị mềm úng.

  1. Bảo quản tỏi.

– Trường hợp tỏi còn cuống, cột tỏi lại thành chùm treo lên chỗ râm, thoáng.

– Hoặc lột vỏ, chế dầu ăn lên, cho vào lọ thủy tinh đậy kín ăn được lâu.

  1. Bảo quản trái bơ.

– Bơ mua về, cho vào túi giấy có màu sậm, để chỗ thoáng mát, không nên cho vào tủ lạnh, bơ sẽ tươi từ 3 đến 5 ngày.

– Nếu bơ ăn còn dư, phần bơ còn lại được cắt theo chiều dọc đem vùi trong hũ bột hoặc rắc bột kín phần cắt.

  1. Bảo quản dưa hấu.

Chọn quả có cuống dài từ 6 đến 8 cm, chín vừa, dùng rượu  trắng hay nước muối nhạt lau bên ngoài vỏ. Sau đó đặt chỗ cao, cách mặt đất khoảng 20 cm. Dưa sẽ được giữ tươi từ 30 đến 35  ngày.


50 . Để đậu phụng ăn được lâu.

Bạn có thể chọn 1 trong 2 cách:

  • Chọn hạt đậu già, khô, mang rửa sạch, vớt ra để ráo. Đậu chính, đem phơi nắng, đậu khô cho vào lọ hoặc bao ni-lông, bịt kín lại.
  • Cho 1, 2 điếu thuốc thơm vào bọc hoặc lọ đựng đậu rồi bịt kín không để không khí lọt vào. Làm thế có thể giữ đậu từ 2 đến 3 năm.

 

  1. Để đậu không bị mọt.

Các loại đậu để lâu rất dễ bị mọt. Chỉ cần cho vào lọ đậu một vài tép tỏi, bạn có thể an tâm để dành đậu từ 2 đến 3 năm.

  1. Bảo quản bột không bị mốc, sâu.

Bạn hãy cho vào bột một dúm muối, theo tỷ lệ 5 g muối cho 1 kg bột.

  1. Bảo quản gạo.

Để gạo không bị mọt, khi cần dự trữ bạn nên cho vào lu gạo một cục than củi.

Cũng có thể để dưới đáy lu một lớp tiêu hột sẽ ngăn ngừa được mọt.

  1. Bảo quản muối.

Để muối được khô ráo, khi muối cho vào lọ cần để một lớp giấy thấm.

  1. Bảo quản dầu mỡ lâu hư.

Khi thắng mỡ, cho vào một ít nước chanh hoặc cho ít đường vào dầu, mỡ. Sau đó cho vào lọ thủy tinh hoặc lọ sành sứ và đậy thật kín.

  1. Bảo quản sữa.

– Muốn giữ sữa không bị hỏng, nên cho vào sữa một ít muối hoặc ít đường, đun sôi sữa lên.

– Với sữa uống không hết, để sữa không bị chua, vữa; bạn nên đun sữa lại, cho vào ít đường, sữa sẽ trở lại bình thường.

  1. Bảo quản mật ong.

Để chai mật ong nơi có bóng tối, râm mát nhưng không ẩm ướt và đậy nút thận kín.

  1. Muốn giấm chua lâu.

Hãy cho vào giấm một số tỏi và ớt, giấm sẽ chua đến 4, 5 tháng.

  1. Bảo quản nước suối, nước ga uống dở.

Đậy kín nút chai lại, dốc ngược chai xuống sẽ giữ nguyên chất nước suối, nước ga uống dở.

  1. Bảo quản bánh mì.

Có nhiều cách:

– Cho bánh mì vào bao ni-lông, để thêm một cục đường, buộc kín bọc lại, để chỗ mát, lâu lâu thay đường.

– Hoặc cho bánh mì vào bao ni-lông, cho thêm vào cọng rau cần đã rửa sạch, bánh sẽ không bị cứng lại thơm ngon.


  1. Bảo quản trà.

– Trà gói kỹ, cất vào tủ lạnh, trà sẽ giữ được mùi trong một thời gian dài.

– Hoặc cho trà vào lọ thiếc có lót giấy hoặc lọ bằng sành sứ, không nên cho vào lọ thủy tinh, để nơi thoáng.

– Hoặc cho cục vôi sống vào túi vẩn nhỏ, bên ngoài là lớp giấy báo, dưới đáy hộp đựng trà, trên lót thêm tờ giấy trắng, sau đó cho trà vào, trà sẽ không bị ẩn mốc, không mất mùi.

  1. Để cơm nấu chín, không bị thiu nhanh.

Khi nấu cho thêm vài lát gừng hoặc ít giấm, lúc hong cơm lại, cho thêm tí muối. Cơm sẽ bảo quản từ 2 đến 3 ngày.

  1. Bảo quản đậu hũ.

Đậu hũ mua về ngâm với nước muối pha loãng. Nước phải ngập đậu. Làm cách này có thể giữ đậu hũ tươi ngon trong một tuần.

  1. Bảo quản nước tương không bị mốc.

– Đun sôi nước tương, để nguội, cho vào chai, lọ thủy tinh, bỏ thêm vào đó vài khúc hành tây, vài lát tỏi hoặc vài giọt rượu trắng.

– Cũng có thể lên bề mặt nước tương một lớp dầu ăn, xong đậy kín lại.

  1. Cách giữ tương hột không bị hư hoặc chua.

Hãy cho dầu ăn, giấm vào lọ tương, xong khuấy đều, giữ tương được nhiều tháng.

  1. Bảo quản mắm ruốc.

Trữ mắm trong lọ thủy tinh hoặc sành, sứ; phía trên rắc một ít muối ăn, hay chút rượu trắng, rồi đóng nắp thật chặt.

  1. Để trái cây không bị thâm đen sau khi gọt vỏ.

Trước khi gọt, cần chuẩn bị một tô nước muối nhạt, sau khi gọt xong cho trái cây vào trong nước muối, ngâm vài phút rồi vớt ra để ráo, xếp ra đĩa. Trái cây sẽ giữ độ trắng như ban đầu.

  1. Để thịt giăm bông không bị khô, cứng.

– Thịt giăm bông để lâu thường bị khô cứng hoặc sậm màu vừa không đẹp mắt vừa không ngon. Để khắc phục tình trạng này, hãy đem thịt ngâm vào sữa tươi, thịt sẽ mềm trở lại.

– Thịt giăm bông để lâu bị mốc vỏ ngoài, gặp trường hợp này nên dùng miếng vải thấm nước muối thật mặn rồi lau sạch chỗ mốc, chỗ mốc sẽ không còn nữa.

  1. Bảo quản lạp xưởng, xúc xích.

– Hãy cho xúc xích, lạp xưởng vào lọ sành hoặc keo thủy tinh rồi đậy kín lại. Có thể bảo quản xúc xích, lạp xưởng từ 3 đến 4 tháng.

– Với xúc xích, lạp xưởng dùng dở, bạn hãy cắt lát chanh áp vào chỗ cắt, xúc xích sẽ giữ được lâu.

  1. Bảo quản trứng.

Có nhiều cách:

  • Chọn trứng mới, bôi lên lớp dầu mè, xong xếp vào vại. Cách này có thể giúp trứng tươi từ 30 đến 40 ngày.
  • Chọn trứng tươi, rửa sạch bằng nước lã, sau đó ngâm vào giấm ăn khoảng 4 đến 5 phút, vớt ra thả vào nước muối pha sẵn, theo công thức 50 trứng 1 kg muối ăn, nước ngập trứng. Trứng được giữ tươi từ 20 đến 30 ngày.

  1. Bảo quản tôm, cá mực khô không bị mốc.

Chọn loại khô thật khô rồi cho vào lọ kín, bên dưới để vài nhánh tỏi khô đã bóc vỏ, bạn sẽ bảo quản chúng tươi nguyên vài tháng.

  1. Bảo quản thịt.

– Thịt mua về, rửa sạch để ráo, ướp chút muối, cho vào bọc nhựa, cột kín để ngăn đá, thịt sẽ giữ độ tươi nhiều tuần.

– Nếu bạn không có tủ lạnh, muốn giữ thịt tươi 3- 4 ngày. Khi mua thịt về, bạn ngân thịt vào nước phèn chua (10g phèn/1 lít nước chín để nguội). Sau một giờ lấy ra xát muối rang, tán nhỏ vào khắp miếng thịt, đem treo chỗ thoáng.

– Hoặc gói thịt vào khăn vải nhúng giấm, để qua đêm thịt vẫn tươi ngon.

  1. Bảo quản tôm.

– Tôm còn nguyên cả đầu, mua về rửa sạch, cho vào thố nhựa đậy kín, để ngăn đá tủ lạnh. Tôm giữ được độ tươi từ 7 đến 10 ngày.

– Hoặc trần hoặc rán (không ướp gia vị ) sơ qua cho tôm chết, để nguội, cho vào thố nhựa, để ngăn đá.

  1. Bảo quản cua.

Cho cua vào một cái hũ hoặc thau, dưới đáy để ít đất, cho thêm ít mè hoặc đập quả trứng vào để chỗ râm mát. Cần cho vào một miếng “mút” thấm nước để cua không bị khô. Đậy kín, tránh muỗi đốt vào mắt cua, cua sẽ bị chết.

  1. Bảo quản ốc, hến, sò được lâu.

– Ốc, hến, trai, sò… mua về, ngâm vào nước lã với vài giọt dầu ăn, để một ngày cho sạch bùn đất, sau đó luộc chín, gỡ lấy phần thịt, cho vào ngăn đá, thịt luôn tươi, ngọt.

– Sò, ốc để nguyên bùn đất cho vào bọc đệm, cho đá nhỏ vào, có thể bảo quản được nửa tháng.

  1. Giữ lươn sống lâu.

 Lươn mua về ngâm qua nước sạch một lúc, vớt lên cho vào túi ni-lông có ít nước, buộc miệng túi chặt lại, cho vào ngăn đá tủ lạnh, để bao lâu lươn cũng không chết.

  1. Giữ hẹ tươi lâu.

Hẹ dùng không hết, lấy dây buộc lại, để ngược trong nước, phần rễ quay lên trên, hẹ sẽ tươi lâu, không khô héo không bị úng.

  1. Cách giữ gừng tươi.

Cho ít cát vàng ẩm vào lọ, vùi gừng vào, khi nào cần mới lấy ra. Làm vậy, gừng có thể tươi lâu. Chú ý giữ cát luôn ẩm.

  1. Cách giữ hải sâm không bị teo tóp.

Sau khi rửa sạch, xắt miếng xong, tuyệt đối không được tẩm mỡ vào, nếu không hải sâm sẽ bị teo tóp khi chế biến.

  1. Để cá hấp, thịt hấp được tươi ngon.

Khi hấp cá thịt, nên chờ nước sôi mới cho cá, thịt vào. Tránh thêm nước trong quá trình hấp.


  1. Để cá chiên rán thơm, bùi.

Trước khi rán nên xóc cá với chút rượu hoặc giấm, để 5 phút mới cho vào chảo dầu.

  1. Để cá không bị khô cứng khi đông lạnh.

Khi cá đông lạnh đặt trong tủ lạnh thường bị khô và cứng. Để khắp phục tình trạng này, trước khi cho cá vào đông lạnh, bạn nên ngân cá với nước trước khoảng 5 phút.

  1. Chiên xúc xích sao cho đẹp mắt.

Xúc xích khi chiên thường bị vỡ ra, để khắp phục tình trạng này, trước khi xúc xích vào chiên, bạn nên nhúng nó vào ly sữa nóng rồi đưa lăn qua bột mì, sau đó mới thả vào chiên.

  1. Để thịt nấu chín có mùi vị độc đáo.

Bạn hãy  dùng bia để nấu hoặc ham thịt, món bò hầm của bạn  sẽ mềm thơm hơn.

  1. Để giữ mùi tươi của cá đông lạnh.

Cá để tủ lạnh, khi đem chế biến sễ không ngon. Muốn khắp phục, bạn hãy cho vào cá một ít sữa bò tươi.

  1. Cách sào rau giòn mền.

Khi xác các món dưa leo, măng… sau khi giửa sạch, xắt miếng xong ướp với chúng chút rượu chừng vài phút rồi mới chế biến, rau sẽ giòn và mền hơn.

  1. Cách làm bột gừng tươi để được lâu.

Gừng tươi, gọt vỏ, hong khô, rồi băm nhuyễn. Sau đó chộn với muối rồi cho vào lọ đậy kín nút, gừng sẽ giữ độ tươi rất lâu.

  1. Cách chữa thức ăn lỡ quá cay.

Bạn sẽ cho thêm vào thức ăn chút giấm, nồng độ cay của ớt giảm ngay.

  1. Cách chữa cơm bị khét.

– Với trường hợp khét nhiều, bạn nên cho vào nồi cơm một miếng than củi, mùi khét sẽ không còn.

– Trường hợp mùi khét không nặng lắm. Bạn hãy cắt một đoạn ống hành dài khoảng

7cm,cắm vào nồi, đậy vung lại, một lúc sau mùi khét sẽ hết.

  1. Cách luộc sủi cảo, hoành thánh không dính.

Khi luộc bạn hãy cho vào một ít nước muối hoặc cho vào nước luộc vài cạnh hành, giúp sủi cảo, hoành thánh khi luộc xong không bị dính vào nhau.


  1. Cách xắt thịt mỡ không trơn tuột.

Mỡ mua về bạn rửa sạch với nước lã, đặt lên thớt xắt, vừa xắt vừa rắc ít nước lã, mỡ  không bị trộn lại, không dính thớt.

  1. Cách thắng mỡ heo không bị vàng.

Mỡ xắt hình vuông nhỏ, cho vào chảo thêm nước ấm ngập mỡ, cho vào ít muối, đậy kín đun lửa vừa khi nghe tiếng lách tách thì bắc chảo xuống, với tép mỡ ra.

  1. Cách hấp trứng không dính chén.

Trước khi cho trứng vào chén để hấp, bạn hãy  bôi vào thành chén lớp mỡ hoặc dầu ăn.

  1. Cách làm mất mùi tanh của tôm.

Tôm cắt bỏ râu, đuôi, rửa sạch với nước muối pha loãng, vớt ra, để ráo nước, tôm sẽ dai, giòn, mất mùi tanh.

  1. Cách làm sạch nhớt cá trê.

– Cá mua về, cho vào nhau nước muối có nồng độ 10%, chờ khoảng 5 phút vớt cá ra, cạo sạch nhớt, rửa lại bằng nước lã, cá không còn nhớt nữa.

– Cũng có thể thay nước muối bằng giấm.

  1. Cách làm sạch nghê, sò, ốc…

Hãy đem ngân chúng vào nước vo gạo khoảng nửa giờ. Khi nga 6m cho thêm ít ớt băm nhuyễn. Khi luộc cho vào soong một ít lá sả, lá ổi… sẽ không còn nhớt nữa.

  1. Cách làm sạch bao tử.

– Bao tử mua về rửa sạch bằng nước lạnh, sau đó cho vào nước đun lửa to, trở đều. Thấy nước sắp sôi thì gắp ra và lột sạch những chất ở hai bề mặt bao tử, chà lại bằng muối, gừng rửa sạch, tru ng5 sơ bằng nước nóng.

– Bao tử mua về rửa sơ, bắc chảo nóng, cho bao tử vào chở qua, trở lại vài lần, kế cho vô muỗng nước mắm, trở đều, lấy xuống rửa lại bằng nước muối + phèn, xả sạch.

  1. Làm sạch muồi hôi của ruột heo.

Để xử lý muồi hôi của ruột có nhiều cách:

  • Rửa ruột bằng nước sạch, để ráo, bóp với hỗn hợp giấm, rựu, gừng, sau đó trụng sơ lại với nước, với ra để ráo.
  • Ruột mua về,lộn trái, lấy bột mì xà thật kỹ rồi rửa lại bằng nước lã cho sạch.
  • Pha hỗn hợp: giấm + phèn chua, cho ruột vào bóp kỹ, rửa lại bằng nước cho sạch.
  1. Làm sạch mùi gà,vịt.

Gà, vịt làm sạch, sau đó dùng giấm hoặc muối thoa lên mình gà hoặc vịt, để khoảng 15 phút, rửa lạy bằng nước, để ráo là có thể mang ra chế biến.

  1. Lám mất mùi tanh của cá.

– rửa cá bằng nước muối hoặc nước giấm loãng.

– Khi kho cho vào nồi một ít nước trà.


  1. Làm sạch mùi gây của dê.

Muốn khử mùi gây của dê, khi nấu nướng, cho vào nồi một củ cải trắng có đục lỗ nhỏ. Lúc ăn vớt bỏ củ cải đi. Sauk hi ăn nên dùng một tách trà.

  1. Làm sạch mùi cật heo.

Khi mua cật về, bổ đôi cập ra, bóc hết màng trắng, dùng dao khứa hình lát chổi bề mặt cật, sau đó chộn với muống canh giấm hoặc rượu trắng, xóc đều, để một lát, rồi cho vào nước ngâm từ 5 đến 10 phút, vớt ra, để ráo, cật sẽ không còn mùi  khai nữa.

  1. Cách làm sạch nhớt ở lươn.

Có hai cách:

  • Ngâm lươn vào nước muối đậm đặc cho lươn chết, vớt ra dùng vải tuất sạch, rửa kỹ để ráo.
  • Cho lươn vào thau có chữa sẵn tro bếp, chờ lươn chết. Sau đó tuốt sạch cho bếp đi và rửa kỹ bằng nước.

Lám thế, thịt lươn sẽ rất thơm, ngon khi nấu nướng, chế biến.

  1. Muốn thịt luột thơm ngon.

Khi luột thịt, hãy cho vào nồi chút bột ngọt, chút đường, chút múi và vài lát hành xắt mỏng, thịt sẽ rất thơm và ngon.

  1. Để gà rán thơm, giòn.

Gà làm sạch, để ráo, ngoài những thứ gia vị những đường, muối, tiêu, bột ngọt…dùng để ướp thịt, bạn nên cho thêm vài muỗng mật ong.

  1. Để luộc lòng heo được ngon, trắng, giòn.

Khi luộc lòng heo không nên cho muối vào mà cho cục phèn chua chừng nửa lòng tay, rồi bỏ lòng heo vào.

  1. Muốn rã đông thịt.

Muốn rã đông thịt, dùng nước muối nhạt ngân thịt vào, su đó ngân thịt vào tô nước gừng. Thịt sẽ chóng mềm và tươi  ngon như cũ.

  1. Khử muồi khai ở cá đuối.

Khi làm nên nhúng cá vào nước đun sôi, cạo thật sạch rồi thái thành từng miếng vừa ăn. Sau đó nhúng cá vào nước lá trầu vò nát, chừng mười lăm phút, cá đuối sẽ bớt khai.

  1. Khử mùi hôi ở thịt bò.

Bạn nướng một củ gừng chín, cạo bỏ lớp vỏ cháy đen, giã gừng thật nhuyễn rồi xát lên thịt.

  1. Muốn nhổ lông vịt nhanh.

Khi làm vịt, lúc cắt tiết, không nên để vịt xuống đất vì cắt lông măng của vịt sẽ mọc ra tua tủa.

Sau đó nhúng vịt vào nước đun sôi có pha chút vôi ăn. Làm cách này vịt sẽ dễ nhổ lông cũng như bùi môi hôi.


  1. Cách nướng cá không bị tróc da.

Trước khi nướng cá, bạn hãy thoa ngoài da cá một lớp mỡ. Lúc mới nướng để lửa to, từ từ bout lửa dần. Làm vậy khi cá chín vàng sẽ còn nguyên vẹn hình dáng con cá.

  1. Cách nướng thịt không chảy mỡ.

Khi nướng chả thịt, mỡ hay chảy ra trên lò nướng làm bốc lửa khiến thịt bị cháy đen. Để tránh tình trạng này, bạn hãy dùng mè tán nhổ, đem ướp một đều một lớp mỏng lên mặt thịt, mỡ sẽ không chảy xuống bếp, thịt lại thơm ngon.

  1. Cách chiên khoai tây giòn, đẹp.

Khoai gọt vỏ sạch, xắt lát dày 1cm, chờ dầu thật sôi, áo lớp bột mì mỏng lên ngoài khoai, xong cho khoai vào chảo dầu.

Khoai hơi vàng, vớt ra khoai, có lót giấy hút dầu, để ráo, xong cho khoai vào chảo chiên lại đến lúc vàng đều, làm cách này khoai sẽ giòn lâu hơn.

  1. Để ngón sen khônbg bị biến màu.

Ngó sen mang về cắt khúc, nhúng ngay vào nước sôi sau đó vớt ra ngay, ngân vào chậu nước muối loãng, để khoảng 10 phút, rửa  lại bằng nước lã, vớt ra, để ráo.

  1. Luộc đậu bắp không bị nhớt.

Khi luộc nên cho vào nồi một vài giọt chanh.

  1. Cách luộc miến, mì không dính.

Đun nước sôi tim, cho miến hoặc mì vào, khuấy đều, đậy vung lại. Chờ nước sôi, cho thêm tí nước lạnh vào, đun thêm khoảng một phút, nhắc xuống, trút ra rổ, phun rượu vào mì, miến sẽ không bị dính.

  1. Cách luộc trứng bị nứt.

Chỉ cần thoa lên vết nứt một chút nước cốt chanh hay giấm, lòng trắng trứng sẽ không bị lọt ra ngoài.

  1. Để lột vỏ trứng dễ.

Khi luộc xong, đổ ngay vào thau nước lạnh, trứng sẽ bóc vỏ không chút khó khăn. Bạn đừng quên trong quá trình luộc trứng cần cho vào nửa chén giấm.

  1. Để luộc rau, đậu không bị biến màu.

Khi luộc,nấu nên cho vào vài giọt nước chanh hay nửa muỗng giấm vào.

  1. Để dầu, mỡ không bắn ran ngoài khi chiên rán.

Khi mở, dâu vừa được đun nóng, bạn hãy rắc vào chảo một vài hạt tiêu hay muối.


  1. Để dầu, mỡ trắng lại khi đã sử dụng.

Khi sử dụng lại dầu, mỡ; hãy cho vào vài miếng khoai tây sống, mỡ dầu sẽ trắng như mới.

  1. Để cá không bi nát khi chiên.

Trước khi cho cá vào chảo chiên, nên nhúng cá váo nước ấm vả lửa phải to.

  1. Để gà, vịt được mau mền.

Có hai cách:

  • Trước khi nấu, bạn nên ngân thịt vào nước pha một ít giấm, khoảng 2 giờ, vớt ra để ráo rồi mới chế biến.
  • Hoặc khi nấu cho thêm vào nồi một miếng thịt heo băm nhỏ.
  1. Cách nấu cơm mau chín.

Bạn nấu nước sôi lên rồi cho vào một miếng muỗng súp dầu ăn, chút muối, rồi cho gạo sạch vào nấu. Cơm sẽ chín rất nhanh.

  1. Để đánh trứng nổi.

– muốn đánh trứng thật nổi, bạn nên nhỏ vài giọt chanh và một chút xíu đường vào trứng trước khi đánh.

  1. Cách lấy cơm dừa cho dễ.

Bổ trái dừa ra làm hai rồi đặt ngửa dừa lên mặt lửa, lửa hun vào vỏ dừa, cơm dừa sẽ được tách ra dễ dàng.

  1. Để chả giò khi chiên được giòn.

Bạn hãy dùng giấm pha với bia hoặc đường để tẩm vào bánh trắng cho mềm và cuốn chả.

  1. Cách đánh kem mau dày.

Trước khi đánh, bạn chỉ cần cho vào kem một chút muối.

  1. Cách nướng bánh, thịt không bị cháy đen.

Trước khi đặt thịt hoặc bánh lên nướng, bạn hãy lấy một nắm muối hoặc rắc vào lò nướng, bánh hoặc thịt sẽ không bị cháy nám khi nướng.

  1. Khi thức ăn lỡ bị nêm mặn.

Có nhiều cách.

  • Dùng 1 lòng trắng trứng cho vào nồi thức ăn, đun lại cho sôi rồi vớt bỏ lòng trắng. Lòng trắng đã hút bớt chất mặn trong canh, súp.
  • Xắt 1 hoặc 2 củ khoai tây thả vào. Khoai tây sẽ hút bớt chất mặn đi.
  • Cho gạo vào túi vải, buộc chặt lại, thả vào nồi canh, súp, nấu cho gạo nở ra, gạo sẽ hút bớt vị mặn.

  1. Cách chứa bánh nướng quá lửa.

Nếu bạn lỡ bánh quá lửa, hãy lấy một chiếc khăn sạch cuộn thật dày vào đên đặt lên trên mặt ổ bánh ngay lúc vừa lấy bánh ra khỏi lò và để như vậy cho đến khi bánh thật nguội. Bánh sẽ mềm trở lại.

  1. Cách quết tôm dai.

Tôm lột xong, lau thật khô trước khi quết. Sau đò nêm gia vị và một lòng trắng trứng vào, trộn thật đều. Quết thêm một chúc nữa là được.

  1. Cách làm giòn các loại dưa món.

Trước hết, phải chọn nguyên liệu tươi, lựa nắng tốt để phơi. Phơi độ hai giờ, đem chần vào nước muồi có pha chút phèn chua, vớt ra để ráo, ngân vào nước mắm đường hoặc giấm đường đã đun sôi, để nguội.

  1. Cách nấu nước lèo trong.

– Đun nước thật sôi mới bỏ xương, thịt vào. Sau đó cho thêm một củ hành tây nướng hoặc một củ cải trắng cắt khúc.

– Vớt bọt thường.

– Nếu lỡ nước lọt bị đục, hãy cho vào một lòng trắng trứng. Sau đó đun sôi lại, vớt bỏ trứng đi, nước lèo sẽ trong lại ngay.

  1. Cách nấu thịt bò mau mềm.

Có nhiều cách:

  • Thịt bỏ mua về, đem bỏ vào ngăn đá tủ lạnh, hôm sau mới đêm ra chế biến.
  • Hoặc khi hầm thịt nên cho vào nồi một ít nước thơm hay vài muỗng giấm ăn, thịt sẽ mau mềm ăn.
  1. Để cá khô không bị nát.

– Trước khi khô cá, nên ướp gia vị, để khoảng 15 phút.

– Hoặc trước khi ướp cá nên xóc cá một ít muối, sau đó để thật ráo mới ướp gia vị.

  1. Để dầu, mỡ khi chiên không bị bắn ra ngoài.

Khi đang chiên bạn hãy bỏ vào chảo dầu một miếng củ hành.

  1. Để nấu cơm ít bị thiu.

Vào mùa nóng cơm rất dễ bị thiu. Để tránh tình trạng này, khi nấu nên cho vào nồi nước một ít giấm ăn. (1 kg gạo, một muống canh giấm).

Khi hấp cơm nên cho vào ít muối, cơm sẽ ngon như mới nấu.

  1. Nhồi bột không bị vón cục.

Bạn hãy cho vào bột một ít muối rồi hồi, bột sẽ tan đều.

  1. Cách làm bột bánh lên men nhanh.

– Khi ủ bột, bạn chọc tay vào giữa khối bột  thành một lỗ hổng, rồi cho vào ít rượu trắng, dùng khăn ướt trùm bột lại khoảng vài phút là được.

– Lúc hấp,đặt ly rượu nhỏ giữa nồi dưới ngăn đựng bánh để hấp. Bánh sẽ xốp và mềm.

– Lúc nhồi bột, bạn hãy dùng nước ấn ấn trộn giấm ăn theo tỷ lệ 1 kg bột 700g nước ấn, 100g giấm; để 10 phút.


  1. Để bánh bong lan phồng, xốp, bóng mướt.

– Khi đánh bột,bạn hãy cho vào một muỗng canh giấm cho mỗi 300g bột.

– Trước khi bánh chín độ vài ba phút, lấy bánh ra khỏi lò nướng, rồi dùng nước đường pha loãng hoặc sữa phết đều lên mặt bánh, xong đặt bánh vào nướng thêm vài phút.

  1. Để bánh xèo vẫn giòn khi đã nguội.

Có hai cách:

  • Cho vào gạo một chén cơm nguội trước khi đưa gạo đi xay, với tỷ lệ 1,5 kg gạo, 1 chén cơm nguội.
  • Hoặc cứ 1,5 kg gạo pha thêm 200g dừa nạo rồi mới đem xay.
  1. Để cà rốt làm dưa chua được ngon.

Cà rốt xắt xong bạn hãy ngân cà rốt với nước cốt chanh sẽ ngon hơn là ngân với giấm.

  1. Để cà tím không bị thâm đen khi chế biến.

Bạn hãy ngân cà tím vào nước muối khoảng nửa giờ trước khi đem chế biến.

  1. Để rau luộc giữ được màu xanh.

Đun nước thật sôi, cho thêm vài muống cà phê nước cốt chanh hoặc giấm, sau đó mới cho rau vào.

  1. Để không bị cay mắt khi lột hoặc băm hành.

Khi lột vỏ hoặc băm một số lượng lớn củ hàng, bạn hãy để một bát nước muối bên cạnh.

  1. Để nước đun sôi mau nguội.

Ngân ấm nước hoặc nối nước sôi vô trong thâu nước lạnh có thêm chút muối, nước sôi sẽ mau nguội.

  1. Cách pha chế món chua ngọt.

Bất kỳ món gì, bạn chỉ cần giựa theo tỷ lệ: 2 đường, 1 giấm, độ chua sẽ đặt yêu cầu.

  1. Cách làm mền các loại rau khô.

Các loại rau khô như: rong biển , măng khô, mộc nhĩ, rau tiến vua … muốn lám mền nhanh, bạn hãy dùng nước vo gạo để ngân.

Làm cách này khi nấu khi nấu rau sẽ chóng nhừ và mùi vị lại thơm ngon.

  1. Để thịt vò viên không bị khô, cứng.

Khi pha chế, bạn nên thực hiện theo công thức: 100g thịt, 10g tinh bột. Làm vậy món thịt viên sẽ ngon hơn.

  1. Để luộc gan heo trắng, ngọt ngon.

Bạn hãy đun nước thật sôi, cho thêm vài lát củ hành tín xắt mỏng và ít muối. Dùng đũa xâm thường cho gan mau chín. Làm cách này gan chín sẽ trắng, ngọt, ngon.

  1. Cách kho cá biển không bị tanh.

Khi kho cá , bạn có thể dùng nước trà đậm đà cho vào nồi cá vài muống cà phê. Đun cạn nước, cá sẽ thơm và không có mùi tanh.

Cũng có thể thay nước trà đậm bằng rượu.

  1. Để luộc măng khỏi đáng.

Từ lúc luộc cho tới lúc vớt ra, bạn không nên đụng đũa vào, nếu không măng sẽ bị đắng, rất khó ăn.

  1. Để lòng gà, vịt, heo không bị hôi.

Khi rửa lòng và dạ dày các loại gia súc, cho một  ít sô đa và giấm vào rồi vò xát kỹ, chất nhầy và mùi lạ sẽ không còn.

  1. Để nấm hương thơm, ngon hơn.

Trước khi chế biến nấm hương khô, tốt nhất là ngân nấm trong nước nóng. Ngân nước lạnh , nấm sẽ mất hương thơm.

  1. Cách làm canh rong biển mền, thơm ngon.

Khi nấu, bạn nên cho vào nồi vài giọt giấm, rong biển sẽ mền và có mùi thơm ngay.

  1. Để sốt cà chua mua nhừ.

Bạn hãy cho vào chảo cà một chút muối, đảo đều, bạn sẽ tiết kiện được phân nửa thời gian.

  1. Để lột vỏ hạt sen hoặc đậu phọng dễ dàng.

Đổ  nước vô nồi hòa chung với một chút muối ăn, sau đó cho hạt sen hoặc đậu phọng vào, nước phải ngập đậu. Bắc soong lên bếp, vừa nấu vừa đảo nhẹ, chừng 10 phút vỏ hạt nhăn lại vớt ra thả vào nước lạnh. Lúc này bạn sẽ bóc vỏ rất dễ dàng.

  1. Để không bịt khói khi nướng thức ăn.

Bạn hãy bỏ vào lò than một ít muối hột, khói sẽ tan hết.

  1. Để giữ đậu phọng rang giòn lâu.

Khi đậu phọng rang còn nóng, bạn hãy phun vào đậu một ít rượu trắng, trộn đều lên và đợi đậu gần hết nóng thì rắc một ít muối ăn đã rang khô. Làm cách này, đậu dù để vài ngày vẫn giòn như lúc ban đầu.


  1. Để giá gừng không bị bắn ra ngoài.

Trước khi giá gừng nên cho vào chén gừng một ít muối, gừng sẽ không còn trơn nữa.

  1. Để măng khô mau mếm.

Đun sôi măng với nước lá khoảng 30 phút, chuyển sang lửa nhỏ, đun tiếp, vớt ra, cắt bỏ chỗ già, rửa sạch ngâm với nước gạo, làm vậy khi nấu măng sẽ mềm, thơm.

  1. Để làm mất vị đắng của mật.

Khi làm cá, bị vỡ mật, hãy cho ít rượu vào bụng cá, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

  1. Để sỏ, ốc, nghêu, tôm… nưuo7ng1 thêm ngon.

Bạn nên nên nướng với lửa vừa, khi thấy nghêu, sò, ốc… sắp chín tới, bạn hãy lấy bơ rưới vào, sau đó mới sắp ra đĩa.

  1. Cách nấu rau câu, thạch được trong.

Khi nấu, bạn hãy cho vào nồi một chút nước cốt chanh.

  1. Cách bóc vỏ hạt dẻ dễ dàng.

Sau khi luộc hạt dẻ xong, không nên bóc vỏ ngay mà để vào ngăn đá tủ lạnh, vài giờ sau mang ra bóc vỏ dễ hơn.

  1. Để bánh rán giòn hơn.

Bạn hãy cho vào bột bánh một muống bia, bánh sẽ giòn thơm hơn.

  1. Làm mất mùi tanh của mỡ cá.

Cho vài nồi cá kho hoặc cạnh cá một muỗng bia, sẽ giúp cho mỡ cá mất mùi tanh.

  1. Để canh thịt, canh sườn có mùi thơm ngon.

Khi nấu canh, bạn nên cho vào soong canh vài miếng vỏ quít khô, canh sẽ rất thơm.

  1. Để dưa muối không bị đóng váng.

Khi muối dưa, bạn hãy cho vào chút hành tây, dưa sẽ không bị đóng váng.


171.Để mất vị cay khi ăn ớt.

Khi bị cay miệng, bạn hãy ngậm nước lã, sau đó nhai thêm chút trà khô, vị cay sẽ không còn.

  1. làm sạch lông của quả đào.

Đào mua về, ngân vào nước muối một lúc, rồi rửa lại bằng nước lã.

  1. làm sạch vị chát của quả hồng.

– Cho hồng vào túi ni lông, cho thêm vào đó vài quả táo rồi buộc chặt miệng túi lại. Hai nhày sau lấy ra ăn, hồng sẽ không còn vị chát nữa.

– Hoặc cho hồng vào lõ sành, phun rượu vào đậy kín, để từ 2 đến 3 ngày hồng sẽ không chát.

  1. Cách bóc vỏ táo khô.

Bạn hãy ngân táo vào nước, đu n sôi đến khi vỏ táo rộp đều, lấy xuống, bóc vỏ rất dễ.

  1. Cách làm quả mau chín.

Khi thấy các loại trái cây chận chín sau khi đã háy, bạn hãy đem bỏ chúng vào các đồ đựng bằng sành có diện tích tương ứng, rồi phun đều lên một ít rượu trắng và đậy thật chặt lại.

Sau hai ba ngày, mở ra đã thấy sắc xanh ngả vàng hai hồng, chứng tỏ chúng đã chín.

Với mẵn cầu, mít bạn có thể ngân ướt qua nước lã, sau đó đem phơi nắng, chỉ một nắng là đủ, kế đến đem trái cây vào nhà để chỗ thoáng, độ 2 ngày sẽ chín.

Với xoài, ủ kín trong lá chuối.

Với chuối, đục ở cuống buồng chuối, cạn hay sâu tùy độ to nhỏ của buồng chuối. Sau đó lấy rượu trắng đổ vào chỗ đã đục, cho chuối vào một tuối ni lông kín hơi, buộc chặt miệng túi lại, để nơi tối, kín gió, chuối sẽ chín rất nhanh.

  1. Cách làm sạch vết mỡ trên tường bếp

Chỉ cần bạn bôi lên một lớp kem đánh răng, chờ lớp kem khô bong ra, cáu bẩn sẽ bong theo.

  1. Cách khử mùi tanh cho soong, nồi.

Soong, nồi sau khi kho, chiên cá thường để lại muồi tanh rất khó chịu. Muốn khử sạch bạn hãy bỏ vào nay một ít trà khô, cho nước vào đun lên, mùi tanh sẽ hết.

  1. Cách làm sạch bếp gas, nồi, chảo bằng inox cháy xám, ố vàng.

Bạn hãy lấy dầu thắng xe tẩn giẻ lao và chùi kỹ vài lần, vết dơ sẽ biến mất ngay. Sau đó lao lại bằng xăng cho thật sạch, rồi rửa lại bằng xà phòng.

  1. Cách làm sạch nồi nấu nước đường.

Khi rửa, bạn nên dùng nước xà phòng vừa đun vừa rửa sẽ rất sạch.

  1. Tẩy vết bẩn của quạt thông hơi ở nhà bếp.

Muốn làm  sạch muội khói bám vào quạt chi cần bạn lấy giẻ thấm giấm ăn lau sẽ rất sạch. Nếu cần, bạn có thể đun nước nóng giấm.


  1. Cách tẩy vết mỡ bám vào chai.

– Dùng một nhún tro bỏ vào chai rồi đổ vào một ít nước nóng, súc mạnh nhiều lần, sau đó rửa lại bằng nước rửa chén.

– Hoặc dùng bã cà phê bỏ vào chai, đổ thêm chút nước nóng, súc mạnh.

  1. Khử mùi hôi trong tủ lạnh.

Có nhiều cách:

  • Để vào tủ lãnh một chén sữa tươi.
  • Để vào tủ lạnh một chén nước đường thắng kẹo, hoặc cục than củi nhỏ.
  • Cũng có thể cho vào tũ vỏ quít, tủ sẽ không còn mùi hôi nữa.
  1. Khử mùi hôi trong soong, chảo kim loại.

Soong, chảo mới mua về thường có mùi hôi đặt biệt của nó. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy bỏ nhiều trà tươi vào soong, chảo rồi đổ nước vô nấu sôi một lúc, làm thế chừng 2 lần, soomng, chảo sẽ mất mùi hôi hẳn.

  1. Soong chảo bị khét.

Bạn hãy, cho vào song, chảo một dún muối, chế vào chút nước và đặt soong, chảo và thau nước lạnh, ngân vài giờ rồi chùi rửa sạch.

  1. Cách rửa sạch ấm trà bằng nhôm.

Ấn trà, ấm cà phê sử dụng lau ngày sẽ bị đóng đen. Bạn hãy bỏ chánh xắt lát vào ấm rồi chế nước vô đem nấu sôi, sau đó chùi rửa lại thật sạch, ấm sẽ trắng lại.

  1. Cách chữa dao bị rỉ sét.

Bạn hãy dùng củ hành tây chẻ hai rồi chấm đường cát mà chùi dao, đoạn lấy khăn khô lao lại thật sạch.

  1. Làm sạch bình thủy khi bị dơ bên trong.

Hãy chế giấm vào trong bình, cho thêm vài vỏ trứng bóp nhuyễn, một nhùn cát mịn rồi lắc nhẹ. Sau đó súc lại thật kỹ.

  1. Tẩy sạch vết bẩn trong tủ lạnh.

– dùng nước xà phòng âm ấm, nhúng vào giẻ lau sạch các ngăn, xong rửa lại bằng nước lã.

– Bạn cũng có thể thay thế xá phòng bằng kem đánh răng, và sau đó cũng rửa sạch bằng nước lã.

Lám sạch đá trong tủ lạnh.

Để lam sạch đá trong ngăn đá tủ lạnh, bạn không được dùng vật cứng để cạy đá mà nên làm theo cách sau: Hãy rút day điện ra, mở cửa tủ, dùng máy say tóc để thổi hơi nóng vào ngăn đá, sau đó lau khô.

  1. Để lấy đá dễ dàng.

Trước khi đặt nước vào trong ngăn đá, bạn dùng nếm trà ở dưới đáy của nó.


  1. Làm sạch dầu mỡ trên bàn ăn.

Ăn cơm xong trên bàn thường bị dính dầu mỡ rất khó lau. Để khắp phục tình trạng này, bạn hãy đổ một ít rượu trắng lên trên mặt bàn rồi dùng khăn sạch lau vài lần, vết dầu mỡ sẽ hết.

  1. Lám sạch bề mặt kim loại có sơn của tủ lạnh, tủ đựng thức ăn, lò nấu, lò nướng, lò vi ba.

Bạn nhúng bông hoặc giẻ mềm vào cồn 900

Chùi qua vài lần, mọi thứ sẽ sạch bóng.

  1. Làm sạch bệ bếp.

Để làm sạch dầu mỡ trên bệ bếp, bạn hãy dùng xác trà đổ lên rồi dùng tấn mút lau sạch một lược là sạch trơn.

  1. Làm sạch mùi hôitrong nhà bếp.

– Đun nóng một ít giấm ăn cho bốc hơi lên, mùi hôi trên nhà bếp sẽ hết.

– Hoặc để cạnh bếp vài miếng vỏ quít tươi cũng rất hiệu quả.

  1. Tẩy vết đen ở đáy soong.

Soong dùng lâu, bên trong sẽ bị đen. Bạn hãy lấy bạn quả táo tươi cho vào nồi, cho nước vừa phải đun sôi khoảng 15 phút. Sau đó dùng nước lã rửa sạch, soong sẽ sáng bóng như mới.

  1. Để soong không bị đen khi nấu.

Trước lúc bắc soong lên bếp để nấu thức ăn, hãy thoa bên ngoài soong lớp xà bông; làm cách này sau khi nấu xong, chỉ việc rửa sạch nồi là nồi sẽ trắng như mới.

  1. Tẩy sạch dầu, mỡ, khói, bụi… bán trên tường bếp.

– phần gạch men: Dùng khăn tẩn mỗi ngày hai lần, lau liên tục trong hai ba ngày, sau đó dùng khăn ướt lau sạch.

– Phần sắt: Ngâm với nước pha giấm.

– Phần gỗ: Sử dụng rượu trắng để lau.

  1. Để làm trắng đồ dùng bằng sứ, thủy tinh (tô, chén, đĩa..)

Bạn hãy lấy ít muối ăn trộn đều ít giấm đem chùi các loại đồ dùng trê, những vết bẩn bám sẽ hết ngay.

  1. Tẩy sạch tách uống trà.

Bạn nên dùng kem đánh răng cọ rửa với một miếng giẻ, sau đó dùng nước sạch rửa lại.

  1. Cách chống khét cho nồi đất.

Trước khi nấu, dùng chiếc đĩa út lên đáy nồi, như vậy có thể chống thức ăn khét bám vào đáy.


  1. Để tay không còn tanh mùi cá.

– Chỉ cần xà phòng rửa tay, sau đó chờ tay khô cho vài giọt dầu gió vào lòng bàn tay, xoa đều rồi dùng nước rửa sạch.

– Hoặc rửa bằng nước oxy già pha loãng.

– Cũng có thể vò nát trên tay một nắm rau răm; không cần rửa tay lại.

– Hoặc dùng bã cà phê, trà, xát vào, rửa lại bằng nước lã.

  1. Tẩy vết nhựa rau dinnh1 trên tay.

Khi lặt rau xong, nhất là rau muống, bạn thường thấy ngón tay bị đen vì dính nhựa rau.

Muốn làm sạch, bạn dùng giấm pha vào nước để rửa tay hoặc dùng chanh xát vào chỗ bẩn.

  1. Tẩy nhựa mít dính trên tay.

Bạn hãy dùng dầu ăn xoa lên tay cho tróc nhưa ra, sau đó rửa lại bằng nước xà phòng.

  1. Làm sạch vết vôi quyết tường.

Hãy dùng chanh tươi chà lên vết vôi rồi rửa lại bằng nước sạch.

  1. Tẩy vết sơn trên tay.

Bạn hãy dùng khăn thấm dầu hôi hoặc xăng lau sạch, sau đó rửa lại bằng xà phòng.

  1. Tẩy vết bẩn do nấu nướng.

Khi làm bếp xong, tay bạn có thể dính dầu, mỡ, bơ, nhọ nồi… Hãy dùng xà phòng rửa sạch tay, hoặc tro bếp sền sệp.

  1. Tẩy mùi hánh tỏi trên tay.

Bạn hãy dùng bã cà phê, bã trà để trà xát lên tay, sau đó rửa lại bằng xà phòng.

  1. Tẩy mùi gà, vịt bám trên tay.

Bạn hãy dùng muối bọt, bã cà phê lá sả xát mạnh vào tay, sau đó rửa lại bằng nước xà phòng mùi tanh sẽ không còn.

  1. Tẩy sạch đũa gà, muống gà…

Bạn dùng bông gà thấm nước cốt chanh tươi hoặc thấm nước lạnh có pha oxygene và đánh bóng.

  1. Tẩy sạch rổ nhựa, thau nhựa…

Bạn hãy dùng cồn 90 độ mà chùi rửa chúng. Nếu nhựa bị vàng, cứng, bạn nên ngâm chúng vào nước muối, chúng sẽ trắng ra và mềm mại như mới.


  1. Làm sạch soong nhôm.

Bạn hãy cho vỏ táo vào trong nhôm bị cáu bẩn, để một lúc sau, dùng vỏ táo sát vào chỗ bẩn, soong sẽ sạch bóng.

  1. Làm sạch và tẩy chùm cho thớt.

Mỗi lần dùng thất xong, bạn lấy dao cạo sạch mặt thớt rồi rắc lên chút muối ăn, thớt sẽ sạch và chống được vi khuổn bán vào.

Vứt thớt nhựa, bạn có thể ngân thớt vào nước tẩy pha loãng, khoảng 15 phút, lấy ra rửa sạch bằng nước nóng.

  1. Tẩy sạch vết cháy khết của soong, nồi.

– Bạn hãy rắc lên chỗ bị cháy một lớp muối, vài giờ sau là có thể sáng được.

– Với nồi áp suất: Bạn hãy cho vào nồi đun thức ăn vài giọt nước cốt chanh tươi, vết đem sẽ được tẩy ngay.

– Nếu là nồi thường: Bỏ vỏ chanh và nước vào nồi, đun sôi, những vết đem sẽ không còn nữa.

  1. Cách đánh bóng soong nhôm.

– Ngâm nồi vào dung dịch pha loãng.

Sau đó rửa sạch bằng nước rửa chén.

  • Hoặc dung hỗn hợp dầu ăn + cồn 90 độ rồi đem lau.
  • Hoặc lấy gạch vụn giã nát nhưu bột rồi dùng bùi nhùi mềm nhúng bột ấy mà chùm.
  1. Để nồi, chảo gang được sử dụng lau bền.

Nồi, chảo mới mua về, cho trà tươi vào, đổ nước cho đầy, đun sôi. Sau đó đổ nước trà đi rồi rửa sạch là có thể dùng lau lại không bị gỉ.

  1. Cách sử dụng soong, nồi bắng đất nung.

Nồi, niêu, khuôn đổ bánh… mới mua vế, không nên sử dụng vào việc nấu nướng ngay. Bạn cần mua loại bột vàng  (có bán ở tiện sơn) đem về pha vào nước thành dạng lỏng, sệt, phếp lớp nước bột này lên bên ngoài đồ vật một lớp mỏng rồi đẻ cho khô.

Sau đó dùng vài củ tỏi trà dưới đáy nồi, để một ngày một đêm, kế tiếp cho nước lã vào, đun sôi, nhất xuống, đổ nước ra, để ráo là dùng được.

  1. Tẩy sạch bẩn cho bồn rửa chén.

– Với bồn inox: Trước tiên bạn hãy dùng njước xà bông rửa sạch, sau đó lao khô rồi lấy giẻ nhúng ít dầu máy mai lau sơ, bồn sẽ bóng lên ngay.

– Với bồn gạch men: Chùi rửa bằng nước xà bông, sau đó tẩy cho hết hôi bằng nước tẩy quần áo.

  1. Tẩy mùi hôi ở bồn rửa chén.

Chỉ cần đặt ở lổ thoát nước nửa quả chanh là mùi hôi sễ hết. Thỉnh thoảng nhớ thay miếng chanh mới.

  1. Để bìng lọc cà phê không có mùi hôi, mốc.

Bạn hãy rửa sạch bình sau mỗi ngày dùng, sau đó lao khô rồi cho vào bình một cục đường, khi dùng bình sẽ không bị hôi.

  1. Làm sạch bếp ga.

Bạn dùng giẻ chấm ít dầu ăn để lau sạch cáu bẩn bám xung quanh bếp ga, sau đó lau lại bằng giẻ sạch hoặc rửa bằng xà phòng pha loãng, lau lại cho thật sạch.


  1. Làm sạch lò nướng.

Lò nướng hoặc ló vi ba khi sử dụng xong thường bị bẩn, bạn nên lau chùi lúc lò còn nóng bằng giẻ ước, sau đó dùng nước tẩy rửa lau qua một lượt, lau lại bằng giẻ khô.

  1. Để nhà bếp được thơm tho.

Bạn hãy dùng nước + va ni pha loãng, sau đó xịt vào bồn rửa chén, góc phòng, nhà bếp, kệ chén… làm thường xuyên thì nhà bếp của bạn lúc nào cũng thơm tho.

  1. Để soong nồi không bị đen khi luộc rau, củ, trứng.

Lớp màu xám đen khi luộc rau, củ, trứng rất khó chùi sạch, để sử lý trước khi bắc nồi bếp, bạn hãy vắt vào nước luộc một ít nước chanh.

  1. Để tủ đựng thức ăn không bị giám vào.

Bạn hãy lấy quả dưa chuột cắt thành lát xếp quanh tủ, giám sẽ không dám tới.

  1. Để làm tan mùi khói dầu khi đun bếp dầu lửa.

Mùi khói dầu lửa, nhất là khi tắt bếp, mỗi khi bốc lên thật khó chịu, để khắp phục tình trạng này, bạn nên cho vào dầu ít giấm.

  1. Để bình thủy không còn mùi hôi.

Bình thủy sử dụng lâu ngày sẽ có mùi hôi rất khó chịu. Để xử lý tình trạng này, bạn chỉ cần xúc bình thủy bằng giấm, mùi hôi sẽ hết.

  1. Để cốc, ịo thủy tinh không bị rạn vỡ khi rót nước nóng vào.

Bạn hãy cho vào ly, cốc, lọ thủy tinh một chiếc muỗng inox, nó sẽ hút bớt nhiệt và làm cho nhiệt độ giảm xuống, như vậy cốc, lọ… sẽ không bị rạn hoặc vỡ.

  1. Cách đánh bóng pha lê, thủy tinh:

– Bên trong: Cho cái mịn và nước xà phòng vào lắc mạnh, rửa lại bằng nước sạch.

– Bên ngoài: Lấy bông thấm cồn 90 độ để lau sạch.

Ngoài ra bạn có thể cho vỏ chanh vào nước rửa, chất a xít tronmg vỏ chanh sẽ tạo sự bóng làng cho thủy tinh hoặc pha lên.

  1. Tẩy mùi lạ ở lò vi ba.

Bạn hãy cho vỏ quả chanh hoặc nước chanh, đậy lại và hâm nóng khoảng 5 phút, sau thấm nước đó vào giẻ sạch để lau, mùi lạ sẽ không còn.

Nếu mùi lạ là mùi cá, nên dùng nửa chén nước + nửa chén giấm đun sôi, để hơi nguội, dùng giẻ thấm hỗn hợp trên để lau chùi.

  1. Tẩy mùi hôi của máy xay sinh tố.

Máy xay sinh tố sau khi xay thịt, cá thường có mùi hôi.

Để khắp phục tình trạng trên, bạn hãy cho vào máy một ít nước trà, cho máy chạy tiếp chừng vài phút, mùi hôi sẽ mất.


  1. Dùng bình thủy nấu cháo.

Nếu bạn dùng bình thủy nấu cháo, hoặc để giữ cháo nóng lâu trong bình thủy, bạn nên nhớ là không được cho muối vào. Vì như thế, bình thủy sẽ bị nổ.

  1. Làm sạch chanh sơn dầu.

Khi chanh sơn dầu bị bẩn, bạn chỉ việc dùng ruột bánh mì chấm vào nước cốt chanh, đoạn thấm nhẹ lên vết bẩn, ruột bánh mì sẽ hút hết chất bẩn ra, mà không làm ảnh hưởng đến nước sơn.

  1. Làm cho khăn trải bàn được giữ nguyên màu mãi.

Khăn trải bàn thường được thiêu hoa lá sặc sờ.

Nếu bạn giặt thường, màu sẽ phải đi trong không đẹp.

Để khắp phục tình trạng ấy, khi khăn mới mua về, bạn nên giặt khăn trong nước xà phòng ấm có pha chút muối ăn. Tránh vắt mạnh tay, cần xả thật sạch.

Nhạc: Ngàn Lời Chúc Tán – Lê Nguyệt Anh

Nhạc: Ngàn Lời Chúc Tán – Lê Nguyệt Anh

in Chưa được phân loại on 28 Tháng Tám, 2017

[wonderplugin_audio id=”24″]