Chuyên mục: NHI ĐỒNG

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in NHI ĐỒNG on 26 Tháng Tám, 2024

BÀI 7. GIÔ-SÉP LÀM QUAN

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 40:1-15, 20-23; 41:1-56

II. CÂU GỐC: Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hoặc làm bất cứ việc gì, hãy làm tất cả vì vinh quang của Đức Chúa Trời.(1Cô-rinh-tô 10:31).

III. BÀI TẬP.

A. CÙNG SUY NGHĨ.

Em xem hình và trả lời các câu hỏi.

  1. Tại sao vua lại chọn Giô-sép làm việc quan trọng đó? 

………………………………………………………………………………………………..

  1. Vì sao Giô-sép hoàn thành tốt mọi công việc của vua giao?

………………………………………………………………………………………………..

  1. Giô-sép làm việc siêng năng, điều đó có biểu hiện lòng yêu mến Đức Chúa Trời không? Tại sao?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

B. NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT.

Các bạn nhỏ này đang làm những việc giúp đỡ người khác.Em hãy viết bên cạnh mỗi hình các bạn đó đang làm gì?

Những việc mà em có thể làm:

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in NHI ĐỒNG on 26 Tháng Tám, 2024

BÀI 7. GIÔ-SÉP LÀM QUAN

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 40:1-15, 20-23; 41:1-56.

II. CÂU GỐC:Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hoặc làm bất cứ việc gì, hãy làm tất cả vì vinh quang của Đức Chúa Trời.(1Cô-rinh-tô 10:31).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Giô-sép vui mừng vì được giúp vua và dân chúng trong những ngày đói kém.

– Cảm nhận: Vui mừng vì có thể giúp người khác.

– Hành động: Em quyết tâm giúp đỡ người khác trong khả năng của mình.

IV. PHẦN SINH HOẠT ĐẦU GIỜ

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Tập lắng nghe.

  1. Mục đích: Giúp các em nhận biết từ “đói kém”.
  2. Thị cụ: Kinh Thánh (gạch dưới Sáng Thế Ký 41:54-57), máy và băng cassette, lá cây khô héo, vàng úa, một tấm hình về cảnh đói kém.
  3. Thực hiện: Trước giờ học, giáo viên thu âm: “Các em nhìn xem, trước mặt các em cảnh vật tàn úa, cỏ cây chết rũ. Cách đây mấy ngày, những cây cỏ nầy còn xanh tươi nhưng bây giờ đã khô héo vì không có rễ. Các em tưởng tượng xem, nếu tất cả cây cối đều khô héo thì cảnh vật sẽ như thế nào? Nếu đất đai khô cằn nứt nẻ, không trồng trọt được thì sẽ ra sao? Cây trái không sinh sản, con người và thú vật sẽ chết đói”. (Cho các em xem hình về cảnh đói kém). Ngày nay, có nhiều nơi trên thế giới đang bị đói kém.

* Giáo viên kể ra một số nơi bị đói kém.

* Cuối cùng, nói với các em: Kinh Thánh cho chúng ta biết có một nơi đã từng bị đói kém. Đọc chung Sáng Thế Ký 41:54-57. Chúng ta cùng tìm hiểu Giô-sép làm cách nào giúp dân chúng có thức ăn khi bị đói kém.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

Chuẩn bị thị cụ lá cây khô héo, một tấm hình về cảnh đói kém.

  1. Vào đề.

Tuy Giô-sép không làm điều gì sai trái nhưng ông lại bị bắt giam. Chắc chắn Giô-sép rất thèm được tự do đi lại, làm việc và hưởng ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên trong tù Giô-sép vẫn có dịp nói về Chúa cho những người trong tù. Bây giờ các em cùng lắng nghe để biết cuộc sống của Giô-sép trong những ngày kế tiếp như thế nào nha.

  1. Bài học.

 Một thời gian sau, Giô-sép được người cai ngục giao cho mọi việc kể cả việc trông coi tù nhân. Cuộc sống của Giô-sép nhờ đó cảm thấy dễ chịu hơn.

Trong số những tù nhân, có hai vị quan đã từng phục vụ vua. Một hôm, hai ông mơ thấy giấc mơ lạ lùng và đã kể lại cho Giô-sép nghe. Giô-sép nói với người thứ nhất: “Đức Chúa Trời giúp tôi hiểu được giấc mơ của Ngài. Trong ba ngày nữa, quan sẽ bị vua xử phạt treo cổ, không còn được hầu hạ vua nữa”. Ông nói với người thứ hai: “Quan sẽ được tha ra khỏi ngục và phục chức lại như cũ”. Giô-sép nói tiếp: “Khi quan trở về cung điện, đừng quên tôi nhé, làm ơn tâu với vua đem tôi ra khỏi chốn nầy, vì tôi bị oan ức. Tôi chẳng làm gì nên tội cả”.

Mọi việc diễn ra y như Giô-sép nói. Ba ngày sau là sinh nhật của vua, vua sai treo cổ một người và thả tự do cho vị quan kia. Quá đỗi vui mừng, vị quan nầy quên mất việc Giô-sép nhờ mình cầu xin.

Giô-sép chờ đợi với hy vọng được trả tự do, nhưng thời gian cứ thế trôi qua và ông vẫn cứ ở trong tù.

            Hai năm sau, người của nhà vua bỗng đến nhà giam, gặp Giô-sép và nói: “Nhà vua muốn gặp ông”. Giô-sép được đem ra khỏi tù. Người ta cho ông tắm rửa, thay quần áo sạch sẽ, rồi đưa ông đến gặp vua.

Giô-sép không hiểu vua muốn gặp mình để làm gì? Nhà vua nói cùng Giô-sép rằng: “Trẫm thấy một giấc mơ kỳ lạ, nhưng không ai có thể giải nghĩa giấc mơ đó được. Có người nói ngươi có khả năng giải mộng phải không?”.

Bây giờ, Giô-sép đã hiểu vì sao vua muốn gặp ông. Thì ra vị quan được ông giúp khi xưa rốt cuộc đã nhớ lại và tâu với nhà vua về Giô-sép. Giô-sép nói: “Không phải tôi, nhưng Đức Chúa Trời giúp tôi hiểu ý nghĩa giấc mơ đó”.

Nhà vua kể lại những gì mình đã thấy: “Trẫm thấy bảy con bò gầy guộc nuốt bảy con bò mập tốt, và bảy gié lúa khô lép nuốt bảy gié lúa chắc mập. Thật trẫm không hiểu được giấc chiêm bao nầy!”

Giô-sép tâu: “Giấc mơ của bệ hạ có nghĩa là: Trong bảy năm Ai-cập sẽ được mùa dư dật, nhưng bảy năm kế tiếp sẽ đói kém, mất mùa”. (Giáo viên gọi các em làm “Phần Sinh Hoạt Đầu Giờ”, giải nghĩa từ “đói kém” – Cho các em xem hình về cảnh đói kém). Đói kém: Tức là mọi cây cỏ đều không sống được vì không có mưa, không có nước, do đó, không có lúa, con người và cả các loài vật đều không có thức ăn. Vua lo lắng lắm. Giô-sép liền tâu với vua: “Bảy năm đầu được mùa dư dật, bệ hạ hãy chọn người thông minh trí tuệ, thâu góp số lúa dư dật cất vào kho để dự trữ. Khi bảy năm đói kém xảy đến thì mọi người sẽ có đủ thức ăn”. Nhà vua suy nghĩ hồi lâu, sau đó nhìn Giô-sép và nói: “Đức Chúa Trời dạy khanh mọi việc, chắc chắn khanh chính là người thông minh trí tuệ để giúp trẫm việc này”. Nhà vua liền cởi chiếc nhẫn trong tay mình đeo vào tay Giô-sép. Ông được vua tặng cho quần áo mới và đeo vòng vàng vào cổ. Vua nói: “Từ nay, khanh sẽ cầm quyền trên cả nước Ai-cập, dân chúng phải vâng lời khanh, chỉ có trẫm là người duy nhất có quyền hơn khanh”.

Giô-sép không thể nào tin được! Vừa mới đây ông còn là một tù nhân khốn khổ, mà bây giờ đã đứng đầu cả xứ Ai-cập! Giô-sép đi đến đâu mọi người đều quì xuống lạy ông. Giô-sép ra lệnh xây nhiều nhà kho để chứa lúa. Mỗi năm, lúa được trữ vào kho ngày càng nhiều, đến nỗi người ta không đếm được.

            Bảy năm được mùa đã qua. Mưa không đổ xuống nữa, rau xanh và những cây ăn trái bắt đầu khô héo, cây lúa không sống nổi, nạn đói kém đã đến đúng như lời Giô-sép đã nói trước đây. Cả xứ Ai-cập bị đói, dân chúng đến kêu cầu vua. Nhà vua nói: “Hãy đến gặp Giô-sép và làm theo những gì người chỉ bảo”.

Giô-sép cho mở các kho lúa bán cho dân chúng. Trong bảy năm đói kém đó, Đức Chúa Trời đã giúp cho Giô-sép có đủ lương thực cho khắp xứ.

  1. Ứng dụng.

Giúp các em ôn lại bài học bằng câu hỏi trong phần “Cùng suy nghĩ”.

Hướng dẫn các em nhận xét các bạn nhỏ trong hình đang làm gì? (Giúp các em suy nghĩ, ví dụ: Muốn quét nhà phải dùng tay cầm chổi, dùng sức mà quét, tay di động, mắt phải chú ý, đầu thì điều khiển quét thế nào cho sạch sẽ, lòng phải muốn làm tốt công việc đó nữa…).

Cho các em viết ra một số khả năng của mình để giúp đỡ người khác. Nhận xét về công việc của các em rồi khuyên bảo và khích lệ.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in NHI ĐỒNG on 26 Tháng Tám, 2024

BÀI 6. GIÔ-SÉP TRONG TÙ

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 39:1-23.

II. CÂU GỐC: “Đừng sợ vì Ta ở với con, chớ kinh khiếp vì Ta là Đức Chúa Trời của con! Ta sẽ làm cho con mạnh mẽ; phải, Ta sẽ giúp đỡ con, dùng tay phải công chính của Ta mà nắm giữ con. (Ê-sai 41:10).

III. BÀI TẬP.

A. CÙNG SUY NGHĨ.

Em xem hình rồi trả lời các câu hỏi.

  1. Vì sao Giô-sép bị bắt giam vào ngục?

…………………………………………………………………………………………………………..

  1. Theo em, Giô-sép sẽ ra sao nếu ông oán trách Chúa?

…………………………………………………………………………………………………………..

  1. Tại sao ai cũng giao hết mọi việc quan trọng cho Giô-sép làm?

……………………………………………………..

……………………………………………………..

B. NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in NHI ĐỒNG on 26 Tháng Tám, 2024

BÀI 6. GIÔ-SÉP TRONG TÙ

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 39.

II. CÂU GỐC: “Đừng sợ vì Ta ở với con, chớ kinh khiếp vì Ta là Đức Chúa Trời của con! Ta sẽ làm cho con mạnh mẽ; phải, Ta sẽ giúp đỡ con, dùng tay phải công chính của Ta mà nắm giữ con. (Ê-sai 41:10).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Giô-sép bị vu oan phải ở tù, nhưng Đức Chúa Trời vẫn bảo vệ, giúp đỡ Giô-sép đối xử tốt với người khác.

– Cảm nhận: Dù người ta đối xử không tốt đối với Giô-sép, nhưng ông luôn đối xử với họ bằng tình yêu thương.

– Hành động: Xin Chúa giúp các em dù ở trong hoàn cảnh nào cũng luôn đối xử với người khác bằng tình yêu thương.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

     * Lời Hứa.

  1. Mục đích: Giúp các em điền tên mình vào lời hứa của Đức Chúa Trời. Cầu nguyện xin Chúa giúp đỡ.
  2. Học cụ: Kinh Thánh, giấy bìa trắng, viết chì màu, kéo.
  3. Thực hiện: Giáo viên viết sẵn câu gốc Ê-sai 41:10 lên giấy bìa. Cắt ra thành nhiều tấm nhỏ, hình dạng khác nhau.

Phát cho mỗi em hai tấm bìa có hình dạng như tấm bìa có chữ “ngươi”. Các em sẽ ghi tên mình lên hai tấm bìa đó. Cho các em luân phiên ghép các tấm kia lại và đọc câu gốc có tên mình trong đó.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Tuần trước các em đã được biết câu chuyện Giô-sép bị các anh bán cho các lái buôn đem sang Ai-cập. Tuần nầy các em sẽ được nghe tiếp tục về câu chuyện của Giô-sép.

  1. Bài học.

   (Trong khi kể chuyện, mở Kinh Thánh và đưa thị cụ ra khi thích hợp). Nếu các em là Giô-sép, bị các anh mình quăng xuống hố, rồi bị bán làm nô lệ, các em cảm thấy thế nào? Chắc chắn sẽ rất buồn vì không được trở về nhà mà lại phải sống với những người hoàn toàn xa lạ.

Trên đường đi, Giô-sép cảm thấy cô đơn và lo lắng lắm. Ông cầu nguyện rất nhiều với Chúa. Đến Ai-cập, đoàn lái buôn bán Giô-sép cho Phô-ti-pha, quan thị vệ của Pha-ra-ôn. Phô-ti-pha đem Giô-sép về nhà để giúp việc. Ngày xưa, Giô-sép sống trong lều trại, còn bây giờ chàng sống trong một tòa nhà đẹp lộng lẫy. Giô-sép có làm được những việc chủ giao không?

Giô-sép học tập rất nhanh. Chỉ trong một thời gian ngắn, Giô-sép đã làm được mọi công việc Phô-ti-pha giao cho. Cậu luôn siêng năng cần mẫn trong công việc. Phô-ti-pha thấy Giô-sép thành thật và chịu khó nên giao những việc quan trọng như cai quản nhà cửa, của cải, ruộng vườn và gia nhân cho Giô-sép.

Một ngày kia, khi Giô-sép vào nhà làm việc thì có điều rắc rối đã xảy ra! Bà Phô-ti-pha nói dối để làm hại Giô-sép. Phô-ti-pha tin vợ nên nổi giận bắt giam Giô-sép vào ngục, dùng xiềng xích lại.

Trước tình cảnh đó, Giô-sép phải làm gì? Thật ra Giô-sép không làm điều gì sai, chàng không phải bị phạt một cách bất công như vậy. Lẽ ra Giô-sép phải hết sức tức giận và tìm cách trả thù. Nhưng Giô-sép không làm vậy.

Trong tù, Giô-sép dành nhiều thời gian trò chuyện với Đức Chúa Trời. Ngài giúp Giô-sép đối xử với người khác bằng tình yêu thương. Giô-sép được người cai ngục quí mến và mọi việc cậu làm đều được tốt đẹp.

Thấy nếp sống của Giô-sép, người cai ngục thương mến nên giao cho những công việc đặc biệt. Chẳng bao lâu sau, Giô-sép trông coi hết tất cả tù nhân! Đức Chúa Trời giúp Giô-sép làm tốt công việc được giao. Giô-sép biết rằng dù ở bất cứ nơi đâu, Đức Chúa Trời luôn ở cùng, bảo vệ và ban phước cho mình trong mọi công việc.

  1. Ứng dụng.

Cho các em mở sách học viên, dùng các câu hỏi trong phần “Cùng suy nghĩ” giúp các em ôn bài.

Hướng dẫn các em học câu gốc, nói với các em: Đức Chúa Trời ở cùng Giô-sép, và giúp đỡ ông trong mọi việc. Nhắc các em đọc câu gốc có tên mình trong đó như phần “Sinh hoạt đầu giờ”. Sau đó hỏi: Theo em, Chúa có thể giúp em làm tốt mọi việc không? Ngài sẽ giúp em như đã giúp Giô-sép không? Đức Chúa Trời có giúp em đối xử tốt với những người thường đối xử xấu với em không? Làm sao em biết Chúa giúp em? Sau cùng, giáo viên kết luận: Kinh Thánh cho biết Đức Chúa Trời luôn luôn giúp đỡ chúng ta. Những lời trong Kinh Thánh đều đúng.

Hướng dẫn các em đọc câu chuyện của Tâm và Vỹ. Hỏi các em: Nếu em là Vỹ, em sẽ làm gì? Vẽ một bức hình hoặc viết ra cho thấy việc làm của Vỹ.

Lúc các em làm bài tập, hỏi các em: Có khi nào các em muốn làm việc tốt nhưng thấy khó không? Chẳng hạn như khó đối xử tốt với người khác khi người đó đối xử không tốt với em? Lúc đó, Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm gì? Chúng ta phải nhờ cậy Chúa giúp đỡ để có thể đối xử tốt với những người không tốt với mình. Cuối cùng, hướng dẫn các em cầu nguyện, xin Chúa giúp các em đối xử tốt với mọi người.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in NHI ĐỒNG on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 13. YÊU THƯƠNG GIÚP ĐỠ NHAU

I. KINH THÁNH: Công Vụ 9:31-43.

II. CÂU GỐC:Hãy lấy lòng yêu thương mà phục vụ nhau”. (Ga-la-ti 5:13b).

III. BÀI HỌC.

IV. CÙNG SUY NGHĨ.

   Trả lời cầu hỏi.

  1. Bà Đô-ca là một người như thế nào?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Phi-e-rơ đã làm điều gì khiến Đô-ca sống lại?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Bà Đô-ca sống lại làm cho mọi người như thế nào?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

TRANH PHỤC SINH

*Vật liệu: – 1 tấm bìa cứng (14 x 16 cm).

                 – 1 tấm bìa cứng (11 x 15 cm).

                 – Keo dán, kéo, bút chì màu.

*Cách thực hiện.

  1. Cắt hình theo đường kẻ đậm. Gấp theo dường kẻ đứt đoạn.
  2. Dán hình theo 2 và 3 chồng lên nhau giống như hình vẽ.
  3. Dán mặt sau của hình 1 và hình 4 lên giấy bìa cứng.
  4. Dùng 1 miếng giấy bìa cứng có chiều rộng đủ che kín

phần tranh. Dán 1 phần có gạch chéo lên tấm bìa trước.

  1. Mặt trước của tấm thiệp, cho các em trang trí và viết tên để tặng cho bạn thân của mình.
  2. Cho các em đọc những chữ viết trong hình và giải thích ý nghĩa.

Học thuộc câu gốc: Tồ màu hình cuốn Kinh Thánh.

Hiện diện: Tồ màu hình em

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in NHI ĐỒNG on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 13. YÊU THƯƠNG GIÚP ĐỠ NHAU

 I. KINH THÁNH: Công Vụ 9:31-43.

II. CÂU GỐC:Hãy lấy lòng yêu thương mà phục vụ nhau”. (Ga-la-ti 5:13b).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Nhóm tín đồ đầu tiên đã bàytỏ lòng yêu thương lẫn nhau.

– Cảm nhận: Tình yêu thương phải được bày tỏ bằng hành động cụ thể.

– Hành động: Bày tỏ lòng yêu thương với các bạn trong lớp Trường Chúa nhật.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

*Ba ký hiệu.

  1. Mục đích: Giúp các em ôn lại câu gốc của các bài học trước.
  2. Vật liệu: Câu gốc đã học trong cả quí, giấy trắng, viết.
  3. Thực hiện: Chia hai em một nhóm, mỗi nhóm 1tờ giấy trắng và viết, hướng dẫn các em chia thành 12 ô trên giấy (xem hình).

   Mỗi em chọn cho mình 1 ký hiệu “o” hoặc “x”, luân phiên đọc thuộc câu gốc theo thứ tự từ bài 1đến12. Em nào đọc suôn sẻ và chính xác, thì đánh dấu ký hiệu của mình (“o”hoặc “x”) vào ô; nếu đọc sai thì không được đánh dấu. Ai vượt qua năm ô trước thì thắng.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Phi-e-rơ bước nhanh trên con đường nhộn nhịp tiến về thành phố Ly-đa. Ông nghe nói dân chúng ở đó rất yêu mến Chúa, nên mong muốn đến thăm và giúp họ hiểu biết Chúa nhiều hơn.

  1. Bài học.

   Dọc đường, Phi-e-rơ nhớ lại những ngày tháng ở cùng Chúa Jêsus. Ông đã cùng Ngài đi đến nhiều nơi khác nhau, tận mắt chứng kiến lòng nhân ái và tình yêu thương của Chúa Jêsus đối với mọi người.

   Khi đến Ly-đa, Phi-e-rơ gặp một người tên là Ê-nê, bị bệnh bại liệt, nằm trên giường đã tám năm rồi. Nếu các em phải nằm trên giường suốt tám năm, hoàn toàn không cử động, các em sẽ như thế nào? (Để các em tự do phát biểu).

   Phi-e-rơ nhìn người bại và nhớ lại Chúa Jêsus đã từng chữa lành người bệnh. Vì yêu thương và muốn giúp đỡ Ê-nê nên Phi-e-rơ nói: “Ê-nê, Chúa Jêsus đã chữa lành cho ông. Hãy đứng dậy!”.

   Ê-nê từ từ ngồi dậy, cả người của ông có thể cử động được rồi! Ông đã lành bệnh! Bạn bè của ông Ê-nê vui mừng báo tin cho người khác biết. Chẳng bao lâu, dân thành Ly-đa và cả vùng đều biết chuyện. Rất nhiều người tìm đến năn nỉ Phi-e-rơ: “Xin nói cho chúng tôi biết việc Chúa Jêsus chữa lành người bệnh”. Vì vậy, Phi-e-rơ quyết định ở lại thành Ly-đa một thời gian để giảng dạy cho họ về Chúa Jêsus.

   Trong khi Phi-e-rơ đang ở Ly-đa, có một chuyện buồn xảy ra tại Giốp-bê. Một phụ nữ hiền lành tên Đô-ca vừa mới qua đời. Bà làm việc rất siêng năng, thường may quần áo cho kẻ thiếu thốn và sẵn lòng giúp đỡ mọi người.

   Ai cũng quí mến Đô-ca, những việc bà đã làm khiến nhiều người cảm động, nên khi Đô-ca qua đời, họ buồn bã, thương tiếc. Một số người nghe nói ông Phi-e-rơ vẫn còn ở thành Ly-đa, cách đó vài cây số, thế là họ bànvới nhau: “Nghe nói một người bại liệt tám năm đã được ông Phi-e-rơ chữa lành, hay là chúng ta mời ông ấy đến giúp bà Đô-ca. Chắc ông Phi-e-rơ sẽ có cách”.

   Đây là một ý kiến hay, mọi người đều đồng ý. Họ cử hai người vội vã đến Ly-đa tìm Phi-e-rơ.

   Khi gặp Phi-e-rơ, họ nói: “Ông Phi-e-rơ ơi, có một phụ nữ nhân từ tên Đô-ca. Bà đối xử tốt, sẵn lòng giúp đỡ mọi người nên ai cũng yêu quí bà. Bây giờ bà đã qua đời, xin mời ông đến xem có giúp được gì không?”

   Chẳng chút do dự, Phi-e-rơ đi ngay với hai người nầy. Trên đường đi, hai người thay phiên nhau kể cho Phi-e-rơ nghe những việc tốt mà Đô-ca đã làm.

   Khi đến Giốp-bê, nhà bà Đô-ca đầy những người khóc than. Các phụ nữ đưa cho Phi-e-rơ xem quần áo mà Đô-ca may cho họ trước đây. Phi-e-rơ bảo mọi người ra ngoài rồi quì xuống cầu nguyện.

   Sau đó, Phi-e-rơ gọi Đô-ca: “Bà Đô-ca ơi, hãy chờ dậy!” Bà Đô-ca từ từ mở mắt, nhìn thấy Phi-e-rơ liền ngồi dậy. Ông đưa tay đỡ bà đứng lên rồi gọi mọi người đến. Các em có tưởng tượng được bạn bè của bà Đô-ca vui mừng như thế nào không? Bà Đô-ca sống lại rồi!

   Tin nầy lan nhanh khắp thành Giốp-bê. Mọi người đều vui mừng vì Đô-ca mà họ yêu mến đã sống lại. Họ rất vui vì thấy được lòng yêu thương của Phi-e-rơ đối với họ. Ông Phi-e-rơ nán lại Giốp-bê để giảng dạy cho họ nhận biết tình yêu thương của Chúa Jêsus.

  1. Ứng dụng.

   Cho các em mở sách học viên, tô màu các bức hình.

   Giáo viên cho các em xem hình và trả lời câu hỏi để giúp các em ôn lại câu chuyện.

  1. Trong câu chuyện nầy, ai là người có lòng yêu thương?
  2. Đô-ca bày tỏ lòng yêu thương như thế nào?
  3. Bạn bè của Đô-ca làm gì để bày tỏ lòng yêu thương của họ đối với bà?
  4. Lòng yêu thương của Phi-e-rơ được bày tỏ như thế nào?

– Những người yêu thương nhau đều thích nhóm họp lại. Các em có thể hưởng được cuộc sống yêu thương và bày tỏ lòng yêu thương của mình với bạn bè trong Hội Thánh. Các em nhìn xem vẻ mặt hai bạn nhỏ trong hình bày tỏ điều gì? Làm sao em biết được? Em thích làm bạn với ai nhất trong lớp Trường Chúa Nhật? Vì sao em thích học Trường Chúa Nhật? Hãy ghi câu trả lời vào ô vuông.

  Sau khi các em viết xong, khuyến khích các em đưa tập học viên cho các bạn khác ký tên lưu niệm, vì đây là bài cuối quí.

  Hướng dẫn các em học câu gốc, động viên các em yêu thương và giúp đỡ nhau bằng tình thương của Chúa (có thể đưa ra những ví dụ cụ thể). Cùng cầu nguyện cảm ơn Đức Chúa Trời vì mình có những anh chị em trong Hội Thánh.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in NHI ĐỒNG on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 12. TRUYỀN GIÁO

I. KINH THÁNH: CôngVụ 8:1, 4-8, 14-15, 25-39.

II. CÂU GỐC: “Vậy, hãy đi khiến muôn dân trở nên môn đồ Ta, hãy nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh làm báp-têm cho họ” (Ma-thi-ơ 28:19).

III. BÀI HỌC:

   Trên con đường vắng vẻ, bỗng có một chiếc xe ngựa rất đẹp đang đến, một vị quan Châu Phi ngồi trên xe đang đọc Kinh Thánh. Phi-líp giải thích và giảng đạo cho ông. Vị quan tin Chúa Jêsus là Con của Đức Chúa Trời. Ông mừng rỡ trở về quê hương nói cho mọi người biết điều đó.

IV. CÙNG SUY NGHĨ.

   Xem hình và trả lời các câu hỏi:

  1. Phi-líp đang giảng đạo cho ai?

……………………………………………….

  1. Sau khi nói chuyện cùng Phi-líp,

vị quan làm gì?

……………………………………………………..

BẢN TRẮC NGHIỆM

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in NHI ĐỒNG on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 12. TRUYỀN GIÁO

I. KINH THÁNH: CôngVụ 8:1, 4-8, 14-15, 25-39.

II. CÂU GỐC: “Vậy, hãy đi khiến muôn dân trở nên môn đồ Ta, hãy nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh làm báp-têm cho họ” (Ma-thi-ơ 28:19).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Nhóm Cơ Đốc nhân đầu tiên phái các nhà truyền giáo đến những nơi xa rao giảng về Chúa Jêsus.

– Cảm nhận: Truyền giáo là điều Chúa muốn chúng ta làm.

– Hành động: Em cầu nguyện và dâng hiến cho việc truyền giáo.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

*Giới thiệu nhà truyền giáo.

  1. Mục đích: Giúp các em nhận biết công tác truyền giáo.
  2. Vật liệu: Bản đồ thế giới, hình giáo sĩ và các tài liệu khác.
  3. Thực hiện: Cho các em xem hình các nhà truyền giáo hoặc những tài liệu liên quan, kể cho các em nghe về tình hình công tác của các giáo sĩ, chỉ cho các em xem khu vực, đất nước nơi người truyền giáo công tác trên bản đồ thế giới, đồng thời nói về hoàn cảnh đất nước đó.

– Giáo viên hỏi các em: “Theo em, các nhà truyền giáo cần làm những gì? Họ cần giúp đỡ gì không?” (Cho các em trả lời).

  Cuối cùng hướng dẫn các em cầu nguyện cho công tác và nhu cầu của các nhà truyền giáo, xin Đức Chúa Trời giúp họ phục vụ có kết quả tốt.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Thành Giê-ru-sa-lem không còn yên ổn như xưa nữa, các tín đồ Chúa Jêsus bị bắt bớ vì rao truyền Danh Ngài. Việc họ làm chứng về Chúa khiến cho lãnh đạo nhà hội nổi giận. Họ sai lính lục  soát từng nhà, bắt trói tín đồ giam vào ngục, không kể nam, nữ, già, trẻ, lớn, bé. Bất cứ ai, nếu nhắc đến Chúa Jêsus đều có thể bị bắt. Nhiều tín đồ phải rời khỏi Giê-ru-sa-lem để tránh cơn bắt bớ nầy. Nhưng dù đi đâu, họ vẫn tiếp tục rao truyền về Chúa Jêsus cho người khác.

  1. Bài học.

   Trong số những tín đồ rời khỏi Giê-ru-sa-lem có một người tên là Phi-líp. Ông quyết định đi đến thành Sa-ma-ri vì Chúa Jêsus đã bảo các môn đồ đến xứ Sa-ma-ri truyền giảng Tin lành. Phi-líp đi khắp xứ truyền giảng, dân chúng vui thích lắng nghe ông kể về các phép lạ và những lời dạy dỗ của Chúa Jêsus. Khi kể đến việc Chúa Jêsus chữa lành bệnh tật, dân chúng liền đem những người bệnh đến cùng Phi-líp, và bởi quyền năng của Đức Chúa Trời, ông chữa lành cho họ. Mọi người đều kinh ngạc và vui mừng.

   Cả đám đông đi theo Phi-líp, già trẻ, lớn bé, giàu nghèo, mạnh khỏe hay bệnh tật đều muốn nghe Phi-líp kể về Chúa Jêsus. Vì vậy, có nhiều người tin Chúa Jêsus là Con Đứ Chúa Trời.

   Chẳng bao lâu, những việc xảy ra ở Sa-ma-ri truyền đến tận Giê-ru-sa-lem. Các tín đồ ở Giê-ru-sa-lem cảm thấy vui mừng phấn khởi khi biết người Sa-ma-ri tin Chúa. Một số tín đồ hỏi: “Công việc của Phi-líp chắc hẳn rất bận rộn, không biết ông ấy có cần ai giúp đỡ không? ” Một tín đồ khác đáp: “Chúng ta hãy cử thêm người đến giúp đỡ Phi-líp”. Các tín đồ ở thành Giê-ru-sa-lem quyết định cử Phi-e-rơ và Giăng đến Sa-ma-ri để giúp Phi-líp. Phi-e-rơ và Giăng trở thành nhóm truyền giáo đầu tiên.

   Sau đó, có một việc lạ lùng đã xảy ra với Phi-líp. Thiên sứ hiện đến cùng Phi-líp, bảo ông đi về phía Nam, trên con đường vắng vẻ từ thành Giê-ru-sa-lem đến Ga-xa. Phi-líp liền làm theo lời thiên sứ. Trên đường đi, ông nghe văng vẳng tiếng vó ngựa. Chẳng mấy chốc, Phi-líp thấy một chiếc xe ngựa rất đẹp. Người ngồi trong xe là một vị quan Châu Phi quản lý tiền bạc cho nữ hoàng, đang trên đường từ đền thờ Giê-ru-sa-lem trở về Ê-thi-ô-bi.

   Khi chiếc xe tiến đến gần, Đức Thánh Linh bảo Phi-líp chạy theo kịp xe đó. Phi-líp thấy vị quan đang chăm chú đọc sách, nhìn kỹ đó là quyển Kinh Thánh.

   Phi-líp hỏi vị quan: “Ông có hiểu đoạn Kinh Thánh đang đọc không?”

   Viên quan trả lời: “Không có ai chỉ dẫn nên tôi không hiểu rõ lắm! Ông có thể giải thích đoạn Kinh Thánh này không?” Phi-líp liền nói: “Tôi sẽ giải thích cho ông hiểu”.

   Vị quan liền mời Phi-líp lên xe ngồi bên cạnh mình. Trong khi xe chạy, Phi-líp giải thích cặn kẽ đoạn Kinh Thánh đó, rồi vị  uan hỏi Phi-líp nhiều câu hỏi, Phi-líp đều lần lượt giải đáp. Cuối cùng vị quan tin rằng Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời.

   Xe chạy ngang một lạch nước, vị quan hỏi: “Tại đây có nước, tôi có thể chịu báp-tem được không?” Xe ngựa dừng lại cho hai người xuống. Phi-líp làm lễ báp-tem cho vị quan. Sau đó, vị quan lên xe tiếp tục về xứ. Ông vui mừng hớn hở vì nhận biết Chúa Jêsus. Bây giờ ông cũng trở thành một nhà truyền giáo cho dân tộc mình.

  1. Ứng dụng.

   Trong mấy tuần vừa qua, các em đã được học những câu chuyện về nhóm tín đồ đầu tiên. Những việc họ đã làm ngày xưa thì ngày nay, Hội Thánh Chúa vẫn đang tiếp tục làm. Ví dụ: Họ cử những nhà truyền giáo, đi khắp nơi rao giảng Tin Lành thì ngày nay Hội Thánh chúng ta cũng giúp đỡ… (Nêu tên nhà truyền giáo hoặc công việc truyền giáo mà Hội Thánh nhà đang ủng hộ).

   Cho các em mở tập học viên cùng đọc bài học và trả lời các câu hỏi trong phần “Cùng suy nghĩ”. Sau đó, làm bài trắc nghiệm: “Có ba câu hỏi liên quan đến nhà truyền giáo, mỗi câu có 3 đáp án. Các em xem đáp án nào đúng nhất thì đánh dấu X vào đó”.

   Làm xong, giáo viên giới thiệu sơ lược công tác truyền giáo trong nước. Sau đó, hướng dẫn các em cầu nguyện cho các nhà truyền giáo, xin Đức Chúa Trời giúp họ trong công tác rao truyền tình thương của Chúa đến cho mọi người.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in NHI ĐỒNG on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 11. GIÚP ĐỠ NGƯỜI NGHÈO

I. KINH THÁNH: Công Vụ 2:44,45; 4:32-37; 6:1-7.

II. CÂU GỐC:Họ phải làm việc thiện, làm nhiều việc phước đức, có lòng rộng rãi, sẵn sàng chia sẻ” (1Timô-thê 6:18).

III. BÀI HỌC.

   Ba-na-ba bán ruộng đất đem tất cả tiền có được dâng hiến cho Chúa. Phi-e-rơ sử dụng tiền đó giúp đỡ người nghèo thiếu.

IV. CÙNG SUY NGHĨ.

Xem hình và trả lời câu hỏi:

  1. Tại sao Ba-na-ba lại vui mừng như vậy?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Phi-e-rơ dùng số tiền đó để làm gì?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

HỌ CẦN GÌ?

   Em nhìn xem những người trong hình cần gì? Dùng mũi tên chỉ những vật họ cần.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in NHI ĐỒNG on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 11. GIÚP ĐỠ NGƯỜI NGHÈO

I. KINH THÁNH: Công Vụ 2:44,45; 4:32-37; 6:1-7.

II. CÂU GỐC:Họ phải làm việc thiện, làm nhiều việc phước đức, có lòng rộng rãi, sẵn sàng chia sẻ” (1Timô-thê 6:18).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Nhóm Cơ Đốc nhân đầu tiên dùng nhiều cách để giúp đỡ người có nhu cầu.

– Cảm nhận: Cảm thông với những người cần giúp đỡ.

– Hành động: Em sẵn lòng giúp đỡ người khác những gì em có.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

*Đời sống của tín đồ.

  1. Mục đích: Giúp các em biết đời sống và việc làm của nhóm tín đồ đầu tiên.
  2. Vật liệu: 2 con rối bằng vải hoặc giấy (để bàn tay vào trong điều khiển).
  3. Thực hiện: Ghi âm sẵn mẫu đối thoại sau đây:

     a. Cơ Đốc nhân là ai?

     b. Cơ Đốc nhân là những người yêu mến Chúa Jêsus.

     a. Ồ! Chắc có nhiều Cơ Đốc nhân lắm.

     b. Cơ Đốc nhân rao truyền sứ điệp gì?

     a. Chúa Jêsus là Con ĐứcChúaTrời.

     b. Các Cơ Đốc nhân giúp đỡ nhau như thế nào?

     a. Họ giúp nhau thức ăn, áo mặc và chỗ ở.

     b. Như vậy, các Cơ Đốc nhân phải yêu thương nhau cách cụ thể.

   Chọn hai em tập dùng con rối theo mẫu đối thoại trên, tập nói chính xác và truyền cảm, rồi tập trình diễn.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Dân chúng ở thành phố Giê-ru-sa-lem bàn tán xôn xao về các Cơ Đốc nhân. Các em lắng nghe xem họ đang nói gì nha. (Cho hai em hoặc giáo viên diễn lại vở rối: “Đời sống tín đồ” trong phần “Sinh hoạt đầu giờ).

  1. Bài học.

   Hội Thánh đầu tiên cũng có một số Cơ Đốc nhân nghèo khó, nhưng không ai bị đói cả. Các Cơ Đốc nhân khá giả giúp những người thiếu thốn bằng những phương cách khác nhau. Mọi người trong Hội Thánh đều hết lòng yêu thương nhau.

   Trong số những Cơ Đốc nhân đầu tiên có một người tên là Ba-na-ba. Sau khi nhận biết Chúa, ông sẵn lòng giúp đỡ người khác để bàytỏ lòng yêu mến Chúa Jêsus. Ba-na-ba bán hết ruộng vườn, lấy tiền đem giao cho các sứ đồ và nói: “Các ông dùng số tiền nầy này mua thức ăn, áo quần hoặc nhà cửa giúp các Cơ Đốc nhân nghèo khó”. Các môn đồ đã làm theo ý nguyện của Ba-na-ba.

   Một thời gian sau, các tín đồ gặp khó khăn, một số phụ nữ nói: “Chồng chúng tôi mất rồi, có một mình chúng tôi không ai quan tâm, ngày nào cũng thiếu ăn cả!” Ông Phi-e-rơ và các sứ đồ rất buồn khi nghe những lời phàn nàn nầy, bởi quá bận rộn nên họ không thể chăm sóc hết những người nghèo thiếu. Họ họp lại bàn bạc với nhau: “Chúng ta phải giúp đỡ những người thiếu thốn, phải đối xử công bằng với họ”. Một người góp ý: “Đúng vậy, nhưng tín đồ ngày càng đông, trong khi chúng ta không đủ thì giờ giảng dạy, dẫn dắt họ nhận biết

Chúa”. Một ý kiến khác: “Nếu vậy, chúng ta sẽ chọn những người trung tín, yêu mến Chúa và có khả năng để lo việc nầy”.

   Mọi người đều đồng ý, nhưng ai thích hợp với công việc nầy đây? Họ bắt đầu tìm kiếm, cuối cùng chọn được Ê-tiên, Phi-líp và năm người khác.

   Những người được chọn đều vui mừng vì có cơ hội hầu việc Đức Chúa Trời. Họ mong muốn làm tốt công việc, nhiệt tình giúp đỡ và đối xử công bình với những người gặp khó khăn. Phie-rơ, Giăng và các sứ đồ cầu nguyện cho bảy người nầy, xin Đức Chúa Trời giúp họ làm trọn mọi việc.

   Những người đó bắt tay vào việc. Họ quản lý tiền dâng của Tín đồ, mua thức ăn và áo quần cho những người thiếu thốn. Tất cả đều hiệp ý, tận tâm làm việc để bày tỏ lòng yêu mến Chúa và vâng lời Ngài, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau như Lời Ngài đã dạy.

  1. Ứng dụng.

   Các em thân mến, chung quanh các em, có ai thiếu thốn cần được giúp đỡ không? Đức Chúa Trời rất vui lòng nếu các em biết giúp đỡ người khác.

     Trong mục “Họ cần gì?” Mời các em xem hình vẽ. Giáo viên thảo luận cùng các em xem những người trong hình cần gì, rồi dùng mũi tên nối người với vật có liên quan. Sau đó nói đến nhu cầu của những người chung quanh các em.

     “Ngày nay, chúng quanh chúng ta có rất nhiều người cần giúp đỡ, em có sẵn lòng giúp họ không? Em có yêu mến Chúa Jêsus không? Hãy viết một lá thư cho cô (thầy), nói lên quyết tâm trong tuần này sẽ giúp đỡ người khác”. Khi viết xong, các em đọc thư đó cho các bạn khác nghe.