Chuyên mục: QUÍ II. 2016

BÀI 13.  BÀI ÔN (GV-HV)

BÀI 13.  BÀI ÔN (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ II. 2016 on 10 Tháng Bảy, 2018

BÀI 13.  BÀI ÔN (GV-HV)

 I. KINH THÁNH: Tất cả các đoạn Kinh Thánh đã học trong quí.

II. CÂU GỐC: Tất cả các câu gốc đã học trong quí.

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Đức Chúa Trời là Đấng thành tín, lời hứa của Ngài được ứng nghiệm trong Kinh Thánh.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời luôn làm thành lời hứa của Ngài.

– Hành động: Em hết lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời, vì Ngài là Đấng thành tín.

IV. ÔN CÂU GỐC.

Chuẩn bị một số giấy trắng (số giấy tương ứng với số các em). Viết lên mỗi tờ giấy một câu gốc nhưng không viết địa chỉ, hoặc viết địa chỉ nhưng không viết câu gốc (những câu gốc đã học trong quí). Xếp giấy lại, cho các em lần lượt lên rút một tờ giấy và nói lên địa chỉ hoặc câu gốc còn thiếu. Em nào đáp đúng được thưởng một chiếc kẹo.

V. ÔN BÀI.

  1. Dùng thị trợ: Dùng những hình vẽ đã sử dụng khi dạy bài học để ôn bài sẽ có hiệu quả hơn. Bạn nên cùng các em hát xen vào lúc ôn bài để tạo sự hứng thú cho các em.
  2. Dùng những câu gợi ý cách gián tiếp: Giúp các em đoán ra nhân vật.

Ví dụ:

a. Tôi được Đức Chúa Trời hứa sẽ ở cùng, gìn giữ, bảo vệ tôi bất cứ nơi nào. Vậy tôi là ai?

b. Tôi được mẹ và bà ngoại dạy Kinh Thánh từ bé. Tôi rất ham thích học Kinh Thánh. Vậy tôi là ai?

 

TRANG TÀI LIỆU 1

 

TRANG TÀI LIỆU 2

 

TRANG TÀI LIỆU 3

 

TRANG TÀI LIỆU 4

 

TRANG TÀI LIỆU 5

 

TRANG TÀI LIỆU 6

 

TRANG TÀI LIỆU 7

 

TRANG TÀI LIỆU 8

 

TRANG TÀI LIỆU 9

 

TRANG TÀI LIỆU 10

 

TRANG TÀI LIỆU 11

 

TRANG TÀI LIỆU 12

 

TRANG TÀI LIỆU 13

 

TRANG TÀI LIỆU 14

 

TRANG TÀI LIỆU 15

 

TRANG TÀI LIỆU 16

 

TRANG TÀI LIỆU 17

 

 

BÀI 12. CHÚA GIÊ-XU HIỆN RA VỚI CÁC MÔN ĐỒ (GV-HV)

BÀI 12. CHÚA GIÊ-XU HIỆN RA VỚI CÁC MÔN ĐỒ (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ II. 2016 on 10 Tháng Bảy, 2018

BÀI 12. CHÚA GIÊ-XU HIỆN RA VỚI CÁC MÔN ĐỒ (GV)

 I. KINH THÁNH: Giăng 20:19-23 (Giáo viên tham khảo thêm Lu-ca 24:35-41; 1Cô-rinh-tô 15:5-8).

II. CÂU GỐC: “Lòng các ngươi chớ hề bối rối; hãy tin Đức Chúa Trời, cũng hãy tin ta nữa” (Giăng 14:1).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Sau khi sống lại, Chúa Giê-xu hiện ra với các môn đồ, để an ủi và củng cố đức tin của họ.

– Cảm nhận: Chúa Giê-xu sống lại là một Tin Lành, một sự vui mừng cho mọi người.

– Hành động: Em nói về Tin Lành của Chúa Giê-xu cho mọi người.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Tin Vui.

1. Cho các em mở sách học viên, hướng dẫn các em làm bài tập “Tin Vui”.

2. Mọi người lần lượt chia sẻ tin vui của mình, hoặc của gia đình mình trong thời gian gần đây cho cả lớp cùng nghe.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

(Dùng cách đóng vai diễn để kể chuyện, gây cho các em không khí hứng thú để trả lời).

  1. Vào đề.

Trong bài học tuần trước, các em có nhớ một số phụ nữ khi đến thăm mộ Chúa Giê-xu, họ phát hiện điều gì? (Cho các em trả lời). Họ phát hiện Chúa Giê-xu không có trong ngôi mộ, Ngài đã sống lại. Thiên sứ báo cho họ biết tin nầy và dặn họ đi nói với các môn đồ. Khi nghe tin tức nầy, các môn đồ tin hay không? (Cho các em trả lời). Bây giờ các em hãy tưởng tượng rằng mình là các môn đồ của Chúa Giê-xu. Trong lúc cô (thầy) kể chuyện, sẽ hỏi các em về phản ứng cũng như cảm nhận của các em, còn các em hãy xem như mình là môn đồ của Chúa Giê-xu mà trả lời nhé.

  1. Bài học.

Đêm Chúa nhật hôm Chúa Giê-xu sống lại, các em tập trung tại một căn phòng mà các em thường nhóm lại. Cửa phòng được khóa chặt. Tại sao các em làm vậy? (Các em trả lời). Có phải là sợ những người đã giết hại Chúa Giê-xu đến hại các em không? (Các em trả lời). Có phải vì thi thể của Chúa Giê-xu không tìm thấy, các em sợ quân lính đến làm khó? (Các em trả lời). Có phải các em tập trung lại để bàn cách đối phó? (Các em trả lời). Hay là vì lo lắng không biết thi hài Chúa Giê-xu thế nào rồi? (Các em trả lời).

Đang lúc mọi người đều bối rối, đột nhiên có tiếng nói quen thuộc: “Bình an cho các ngươi”. Lúc đó các em có phản ứng gì? (Mời từng em trả lời). Có thể là sợ đến nỗi không biết nói gì. Sau khi lấy lại bình tĩnh, có ai đó hỏi: “Có phải là Chúa không?” Rồi nhiều người nói lao xao: “Chúa là người hay ma vậy?” “Đúng là Chúa rồi!” “Tại sao cửa đóng mà Ngài có thể vào được?” (Giáo viên phải dùng giọng nói khác nhau để diễn đạt).

Chúa Giê-xu nói: “Đừng sợ, các ngươi hãy xem tay và sườn ta, còn in dấu những vết thương. Hãy sờ vào ta, hồn ma thì không có xương thịt”. Nghe Chúa Giê-xu nói như vậy, các em sẽ làm gì? (Các em trả lời). Đúng rồi, sẽ đến gần Chúa để xem và sờ vào Ngài phải không? Lúc đó tâm trạng của các em như thế nào? (Các em trả lời). Từ buồn rầu trở nên vui mừng phải không? Mọi người nói với nhau: “Chúa đã sống lại rồi! Đây thật là một tin tức tốt lành”. “Thật sung sướng vì Chúa lại ở cùng chúng ta”. (Dùng giọng nói khác nhau để diễn đạt).

Chúa Giê-xu mỉm cười với họ: “Bình an cho các ngươi! Đức Chúa Trời đã sai ta thực hiện kế hoạch của Ngài, bây giờ ta cũng sai các ngươi tiếp tục hoàn thành kế hoạch đó. Hãy rao truyền Tin Lành cho mọi người được biết”. Các em có biết “Tin Lành” mà Chúa Giê-xu nói là gì không? (Các em trả lời). Đúng rồi đó là Tin Lành về Chúa Giê-xu đã chịu chết để chuộc tội cho nhân loại và Ngài đã từ kẻ chết sống lại.

Hãy đoán xem, nếu lúc đó Chúa Giê-xu không hiện ra với các em thì các em sẽ như thế nào? (Các em trả lời). Rất có thể trở nên thất vọng, chán nản, không có dũng khí để tự nhận mình là môn đồ của Chúa Giê-xu, không còn tâm trí nào để nhắc đến những sự việc xảy ra với Chúa Giê-xu, thậm chí suốt đời không vui. Vì vậy sau khi Chúa Giê-xu sống lại, Ngài phải hiện ra với các môn đồ. Thứ nhất là để an ủi họ, thứ nhì là để củng cố đức tin của họ. Sau đó, các môn đồ đã thật sự mạnh mẽ, dạn dĩ rao truyền Tin Lành Chúa Giê-xu sống lại.

Hiện nay các em có vui không khi biết rằng Chúa Giê-xu đã sống lại? Các em có đem tin vui nầy nói với người khác không? (Cho các em trả lời).

  1. Ứng dụng.

Cho các em thảo luận bằng cách trả lời những câu hỏi sau: Tại sao các môn đồ tập trung tại căn phòng họ thường nhóm lại? Khi Chúa Giê-xu chào thăm họ, họ có phản ứng gì? Sau đó họ làm thế nào xác định Chúa Giê-xu đã thật sự sống lại? Chúa Giê-xu căn dặn các môn đồ điều gì?

Cho các em làm bài tập “Dán ký hiệu đặc biệt”, sau đó hướng dẫn các em làm bài tập “Truyền cho ai”. (Đáp án: Thiên sứ – Những người phụ nữ – môn đồ – chúng ta – những người thân chưa tin Chúa). Sau khi hoàn thành, mời một hoặc hai em lên chia sẻ tại sao phải truyền Tin Lành cho các đối tượng đó.

Cuối cùng giáo viên nói với các em: Mỗi khi có tin vui, em thường thích nói với người khác, nhất là bạn thân và người trong gia đình của em. Qua bài học nầy các em biết được Tin Lành về Chúa Giê-xu đã từ kẻ chết sống lại vì mọi người, đó là một tin vui cho mọi người. Vì thế các em phải vui mừng nói với mọi người về điều nầy để ai cũng có thể tin nhận Chúa Giê-xu và được cứu rỗi.

BÀI 12. CHÚA GIÊ-XU HIỆN RA VỚI CÁC MÔN ĐỒ (HV)

 I. KINH THÁNH: Giăng 20:19-23.

II. CÂU GỐC: “Lòng các ngươi chớ hề bối rối; hãy tin Đức Chúa Trời, cũng hãy tin ta nữa” (Giăng 14:1).

III. BÀI TẬP.

A. TIN VUI.

Hãy viết tin vui mà em muốn chia sẻ vào khung trống.

 

Tin vui: Mẹ mình vừa sinh một bé gái

Tin vui: “Mẹ ơi! Tuần sau nhà trường tổ chức cắm trại”.

B. KÝ HIỆU ĐẶC BIỆT.

Các môn đồ nhìn vào vị trí nào trên thân thể Chúa Giê-xu để khẳng định, Ngài thật sự là Chúa? Em hãy khoanh vào hình nhé! Vì sao đó là dấu trên thân thể Chúa Giê-xu, em còn nhớ không? Hãy chia sẻ.

 

  1. TRUYỀN CHO AI?

Tin Chúa Giê-xu sống lại được truyền đi như thế nào? Hãy dán giấy cắt dán và ghi tên gọi vào dấu ngoặc đơn. Trong vòng tròn vẽ hình chúng ta và người chưa tin Chúa. (Đáp án trong sách giáo viên).

 

 

TRANG CẮT DÁN

 

THƯ CẢM TẠ ĐỨC CHÚA TRỜI.

 

Em hãy viết lời cảm tạ Đức Chúa Trời vào khung, có thể vẽ hình để diễn đạt, sau khi hoàn tất, có thể cắt ra dán vào báo tường hoặc góc học tập.

 

Cha trên trời thân yêu.

 

 

Kinh Thánh.

 

 

 

Vui vẻ cô đơn sợ hãi buồn rầu.

Cô đơn hoảng sợ rất đau thương rất buồn.

Cô đơn hoảng sợ rất đau thương rất buồn.

Cô đơn hoảng sợ rất đau thương rất buồn.

 

Gương tốt Gương tốt.

 

Bài số 2.

 

 

 

TRÁI TIM CỦA TÔI.

 

1. Khi thấy Chúa Giê-xu bị bắt, tôi cảm thấy….

 

2. Khi thấy Chúa Giê-xu bị đóng đinh trên thập tự giá, tôi cảm thấy…

 

3. Khi phát hiện xác Chúa Giê-xu không có trong mộ, tôi cảm thấy….

 

4. Khi Chúa Giê-xu hiện ra, tôi cảm thấy…

BÀI 11. CHÚA GIÊ-XU SỐNG LẠI (GV-HV) 

BÀI 11. CHÚA GIÊ-XU SỐNG LẠI (GV-HV) 

in NHI ĐỒNG, QUÍ II. 2016 on 9 Tháng Bảy, 2018

BÀI 11. CHÚA GIÊ-XU SỐNG LẠI (GV) 

I. KINH THÁNH: Lu-ca 24:1-12.

II. CÂU GỐC: “Ngài không ở đây đâu, song Ngài đã sống lại rồi” (Lu-ca 24:6).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Chúa Giê-xu sống lại theo kế hoạch của Đức Chúa Trời.

– Cảm nhận: Sự kiện Chúa Giê-xu sống lại là sự thật.

– Hành động: Em tin chắc Chúa Giê-xu thật đã sống lại.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Tìm xem.

1. Chuẩn bị: Sách học viên, bài tập “Tìm xem”.

2. Thực hiện: Trước hết hướng dẫn các em hoàn tất bài tập “Tìm xem”. Sau đó hỏi các em: Khi đồ vật yêu thích của em bị thất lạc, em cảm thấy thế nào? Mục đích của bài tập nầy nhằm giúp các em nhận biết tâm trạng của những người phụ nữ khi không thấy xác của Chúa Giê-xu.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

(Chuẩn bị thị trợ: Photo lớn trang tài liệu 16-17 trong sách giáo viên, rồi tô màu cho đẹp).

  1. Vào đề.

Giả sử các em đau ốm hoặc bị lạc đường, thì ai sẽ lo lắng, đau buồn? (Cho các em trả lời). Đúng rồi, chắc chắn đó sẽ là người thân trong gia đình, bạn thân, thầy cô…

Các em còn nhớ tuần trước chúng ta có nói đến sự đau đớn của Chúa Giê-xu trên cây thập tự không? Hãy đoán xem những người nào sẽ đau lòng vì thương Chúa? Có phải là quân lính hành hình Ngài không? (Cho các em trả lời). Có phải là vị quan đã định tội Chúa Giê-xu? (Các em trả lời). Có phải là những người đã hãm hại Chúa? (Các em trả lời). Vậy đó là những ai? (Các em trả lời). Chắc chắn đó là những người yêu mến Chúa Giê-xu, tận mắt thấy cảnh Ngài chịu đau đớn. Họ là các môn đồ đi theo Chúa Giê-xu, mẹ của Chúa Giê-xu và những người phụ nữ chăm sóc Ngài, ngoài ra còn có những người tin kính Chúa Giê-xu cách kín giấu.

Trong số đó có một người rất giàu có tốt bụng, vì lòng yêu mến Chúa đã lấy ngôi mộ chuẩn bị cho mình chôn cất Chúa Giê-xu. Ông đến xin quan tổng đốc cho đem thi thể Chúa Giê-xu về, dùng vải liệm tốt nhất mà bọc, rồi cẩn thận để vào mộ. Thời xưa ngôi mộ là một cái huyệt đục vào đá, bên trong rộng như căn nhà, bên ngoài có một hòn đá lớn chặn cửa huyệt lại, để thú dữ không thể chui vào được.

Đêm thứ sáu, những người phụ nữ từ Ga-li-lê đi theo Chúa, tận mắt thấy Chúa Giê-xu đau đớn chết trên cây thập tự, họ xót xa vô cùng. Và khi thấy có người đứng ra an táng Chúa Giê-xu, họ cũng được an ủi phần nào. Mặc dù không muốn rời khỏi đó, nhưng họ cũng phải về vì ngày hôm sau là ngày Sa-bát, ngày nghỉ của dân Do-thái, không ai được làm bất cứ công việc gì.

Đến ngày thứ ba, tức là Chúa Nhật, trời vừa mờ sáng, những phụ nữ ấy chuẩn bị thuốc thơm đem đến mộ của Chúa. Họ nói với nhau: “Chúng ta hãy đi nhanh lên! Phải nhanh chóng đem thuốc thơm xức xác của Chúa Giê-xu”. Khi đến gần ngôi mộ của Chúa Giê-xu, họ hết sức ngạc nhiên. Các em có biết tại sao không? (Cho các em trả lời). Họ hỏi nhau: “Có phải chúng ta đã thấy tảng đá lớn chặn cửa mộ rồi phải không? Tại sao bây giờ cửa mộ lại mở toang như thế?” Khi phát hiện không có xác của Chúa Giê-xu trong mộ, họ rất bối rối. Làm thế nào đây? Ai đã lấy xác của Chúa Giê-xu? Đang thắc mắc, bỗng xuất hiện hai thiên sứ mặc áo sáng láng khiến họ sợ hãi, cúi mặt xuống đất. Thiên sứ nói với họ: “Tại sao các ngươi tìm người sống trong mồ mả? Chúa không ở đây đâu, Ngài sống lại rồi. Các người có nhớ Ngài từng nói rằng: Ngài phải bị nộp trong tay bọn gian ác, bị đóng đinh trên cây thập tự, đến ngày thứ ba sẽ sống lại sao?” Họ như sực tỉnh: “Đúng rồi, tôi đã nhớ lại rồi”. Họ nhanh chóng chạy về thuật lại cho mọi người, nhưng các môn đồ và những người khác lại không tin (trình bày hình vẽ). Phi-e-rơ liền chạy đến mộ, cúi xuống nhìn vào trong, chỉ thấy vải liệm mà thôi. Ông trở về, ngạc nhiên không biết thi hài Chúa ở đâu.

Các em có cảm thấy lạ không? Tại sao Chúa Giê-xu lại biết trước những sự việc sẽ xảy ra đối với Ngài? (Cho các em trả lời). Bởi vì Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời, Ngài biết kế hoạch của Đức Chúa Trời, và biết chắc rằng Đức Chúa Trời sẽ khiến Ngài từ kẻ chết sống lại. Em có tin chắc Chúa Giê-xu đã thật sự sống lại không?

  1. Ứng dụng.

Cho các em thảo luận bằng cách trả lời các câu hỏi sau: Ai đã an táng Chúa Giê-xu? Chúa Giê-xu được chôn ở đâu? Những người đàn bà đến mộ Chúa Giê-xu vào lúc nào? Tại sao họ kinh ngạc? Họ tìm được xác của Chúa Giê-xu không? Tại sao?

Sau đó hướng dẫn các em làm bài tập “Thật và giả”, rồi thảo luận về cách nhìn của hai sự kiện trên (1), (2), (3) là câu chuyện thần thoại, hư cấu, không thể xem là sự thật. Chỉ có sự kiện Chúa Giê-xu là sự thật. Ngài đã từ kẻ chết sống lại.

Các em thân mến, đa số các em thích xem truyện thần thoại hoặc phim khoa học giả tưởng, nhưng các em biết đó không phải là những sự việc có thật trong cuộc sống. Sự sống lại của Chúa Giê-xu không giống như những câu chuyện nầy mà đó là một sự kiện có thật. Bài học sau cô (thầy) sẽ đưa ra cho các em những chứng cứ khác. Bây giờ chúng ta cùng cầu nguyện: “Cha thân yêu của chúng con, Ngài thật kỳ diệu. Bởi quyền năng của Ngài có thể khiến Chúa Giê-xu từ kẻ chết sống lại. Chúng con hết lòng cảm tạ Ngài và cầu nguyện trong danh Chúa Giê-xu. Amen.

BÀI 11. CHÚA GIÊ-XU SỐNG LẠI (HV)

 I. KINH THÁNH: Lu-ca 24:1-12.

II. CÂU GỐC: “Ngài không ở đây đâu, song Ngài đã sống lại rồi” (Lu-ca 24:6).

III. BÀI TẬP.

A. TÌM XEM.

Lan không tìm thấy con gấu bông yêu thích của mình, em có thể tìm giúp Lan không?

B. THẬT HAY GIẢ.

Em hãy phân biệt những sự việc dưới đây, sự việc nào là thật đánh dấu V, sự việc giả đánh dấu X.

1. Hằng Nga lên mặt trăng.

2. Đô-rê-mon dẫn Nô-bi-ta đi đến tương lai.

3. A-li-ce đến đất nước người tí hon.

4. Chúa Giê-xu bị đóng đinh trên thập tự giá, ba ngày sau sống lại.

BÀI 10.  CHÚA GIÊ-XU CHỊU CHẾT VÌ CHÚNG TA (GV-HV)

BÀI 10.  CHÚA GIÊ-XU CHỊU CHẾT VÌ CHÚNG TA (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ II. 2016 on 9 Tháng Bảy, 2018

 

BÀI 10.  CHÚA GIÊ-XU CHỊU CHẾT VÌ CHÚNG TA (GV)

 I. KINH THÁNH: Mác 15:22-47 (tham khảo thêm Giăng 3:16; 1Giăng 4:9; Ê-sai 53:4-10).

II. CÂU GỐC: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài” (Giăng 3:16).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Vì yêu thương loài người, Đức Chúa Trời sai Chúa Giê-xu đến thế gian chịu chết vì chúng ta.

– Cảm nhận: Tình yêu thương của Đức Chúa Trời thật là vĩ đại.

– Hành động: Sống xứng đáng với tình thương của Đức Chúa Trời.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Cây thập tự.

1. Chuẩn bị: Nhiều loại thập tự giá khác kiểu, có công dụng khác nhau. Ví dụ: Cây thập tự ở nhà thờ, cây thập tự của Hội Chữ Thập Đỏ, cây thập tự làm đồ trang sức v.v…

2. Thực hiện: Trình bày những vật trang trí, trang sức có hình thập tự giá nhiều kiểu, cho các em nói xem mỗi loại dùng để làm gì?

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Trong phần sinh hoạt đầu giờ, các em đã thấy những cây thập tự được làm rất đẹp, dùng để trang trí hoặc trang sức; có người dùng thập tự giá để đeo, có người đặt trên bàn, có người treo trên tường, nhưng các em có biết, thời cổ xưa, thập tự giá rất xấu xí, làm bằng hai cây gỗ rất lớn, dùng để xử tử những người phạm tội nặng như giết người, cướp của…

Bây giờ các em hãy nghĩ lại câu chuyện Kinh Thánh của tuần trước, Chúa Giê-xu đã chịu đau đớn như thế nào? (Cho các em trả lời). Ai là người cuối cùng xét xử Chúa Giê-xu? (Cho các em trả lời). Đúng rồi, Chúa Giê-xu bị đưa đến cho quan tổng đốc xét xử. Sau khi điều tra, quan tổng đốc thấy Chúa Giê-xu có phạm tội không? (Cho các em trả lời). Cuối cùng quan tổng đốc làm theo ý muốn của dân chúng, phán quyết Chúa Giê-xu thế nào? (Cho các em trả lời). Đóng đinh trên cây thập tự là một hình phạt rất khủng khiếp. Vừa rồi cô (thầy) có nói cây thập tự dùng để hành hình những ai? (Cho các em trả lời). Chúa Giê-xu vô tội nhưng lại bị đóng đinh trên cây thập tự!

  1. Bài học.

Chúa Giê-xu bị áp giải đến Gô-gô-tha, là nơi hành hình Ngài vào khoảng chín giờ sáng. Quân lính dùng búa đóng đinh tay chân Chúa Giê-xu lên cây thập tự. Các em thử tưởng tượng xem, mỗi nhát búa mà quân lính đóng vào khiến Chúa Giê-xu đau đớn là dường nào! Lúc ấy xung quanh có rất nhiều người đứng xem, mọi người đều cảm nhận được sự đau đớn của Chúa Giê-xu, nhưng không ai có thể giúp Ngài được. Một người nói: “Ông đã cứu người khác, bây giờ hãy cứu chính mình khỏi cây thập tự”. Có người lắc đầu nói: “Hắn đã cứu kẻ khác mà cứu mình không được”. Lại có người nói: “Ngươi nói mình là vua, bây giờ hãy xuống khỏi cây thập tự, thì chúng tôi sẽ tin”. Mỗi người một câu, họ nhạo báng Chúa Giê-xu. Các em đoán xem Chúa Giê-xu có từ trên cây thập tự nhảy xuống không? (Cho các em trả lời). Ngài không xuống khỏi cây thập tự. Bởi vì Chúa Giê-xu biết rằng Ngài phải chịu đau đớn để hoàn thành kế hoạch của Đức Chúa Trời. Kế hoạch của Đức Chúa Trời là gì? Một lát cô (thầy) sẽ nói cho các em nghe.

Chúa Giê-xu bị treo trên cây thập tự từ mười hai giờ trưa đến ba giờ chiều thì có một việc rất lạ xảy ra. Lúc ấy trời bỗng tối đen như là ban đêm vậy, mọi người đều rất sợ hãi. Cuối cùng Chúa Giê-xu kêu lớn tiếng: “Đức Chúa Trời tôi ơi, Đức Chúa Trời tôi ơi, sao Ngài lìa bỏ tôi?” Rồi Ngài trút hơi thở cuối cùng. Có một người đứng chứng kiến cảnh đó nói rằng: “Người nầy quả thật là Con Đức Chúa Trời”.

Đến tối, một người rất giàu có đến gặp quan tổng đốc La-mã, xin phép đem thi hài của Chúa Giê-xu xuống khỏi cây thập tự để chôn cất trong ngôi mộ của mình.

Tại sao Chúa Giê-xu bị người ta vu oan, bị đóng đinh đến chết mà Ngài không phản kháng? Tại sao Chúa Giê-xu phải chịu đau đớn như vậy? Đó là kế hoạch của Đức Chúa Trời, và Chúa Giê-xu làm hoàn thành kế hoạch đó. Kế hoạch nầy nhằm giải cứu nhân loại khỏi chết mất trong tội lỗi. Giải pháp duy nhất là Chúa Giê-xu, Con của Đức Chúa Trời, giáng thế trở thành con người, phải chịu đau đớn, chịu chết thay cho con người để chuộc tội cho nhân loại. Điều đó có nghĩa là Chúa Giê-xu chịu hình phạt thế cho chúng ta, để chúng ta hưởng được sự sống đời đời.

Các em nói xem, Chúa Giê-xu có vĩ đại không? Có phải Đức Chúa Trời rất yêu thương chúng ta không? (Cho các em trả lời).

  1. Ứng dụng.

Hướng dẫn các em làm bài tập phần A “Người ấy nói gì?” Gợi ý cho các em nhớ có một người đã nói một câu về Chúa Giê-xu là ai. Cho các em nói ra và ghi vào bài tập, để nhớ rằng Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời.

Trong bài tập phần B, giúp các em tưởng tượng mình đang có mặt nơi Chúa Giê-xu bị đóng đinh, chứng kiến cảnh Chúa Giê-xu chịu đau đớn và chết, em có cảm nhận gì? Sẽ nói gì?

BÀI 10. CHÚA GIÊ-XU CHỊU CHẾT VÌ CHÚNG TA (HV)

 I. KINH THÁNH: Mác 15:22-47 (tham khảo thêm Giăng 3:16; 1Giăng 4:9; Ê-sai 53:4-10.

II. CÂU GỐC: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài” (Giăng 3:16).

III. BÀI TẬP.

A. NGƯỜI ẤY NÓI GÌ?

Trong hình vẽ có một người, thấy cảnh tượng Chúa Giê-xu bị bị đóng đinh, chịu chết, người ấy ngạc nhiên nói một câu về Chúa Giê-xu. Người ấy đã nói câu gì? Hãy viết vào chỗ trống.

B. NẾU EM ĐỨNG Ở ĐÓ.

Giả sử em chứng kiến cảnh Chúa Giê-xu bị đóng đinh chết, em cảm thấy thế nào? Em sẽ nói gì? Hãy vẽ hoặc viết vào phía dưới.

BÀI 9. CHÚA GIÊ-XU CHỊU ĐAU ĐỚN VÌ CHÚNG TA (GV-HV)

BÀI 9. CHÚA GIÊ-XU CHỊU ĐAU ĐỚN VÌ CHÚNG TA (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ II. 2016 on 6 Tháng Bảy, 2018

BÀI 9. CHÚA GIÊ-XU CHỊU ĐAU ĐỚN VÌ CHÚNG TA (GV)

 I. KINH THÁNH: Mác 14:27-28, 43-46, 53-55, 60-65; 15:1, 6-15.

II. CÂU GỐC: “Bởi sự sửa phạt Ngài chịu chúng ta được bình an” (Ê-sai 53:5).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Chúa Giê-xu chịu hình phạt thay cho chúng ta như lời Đức Chúa Trời đã phán.

– Cảm nhận: Vì tội lỗi của chúng ta mà Chúa Giê-xu phải chịu đau đớn.

– Hành động: Cảm tạ Chúa Giê-xu vì Ngài đã gánh chịu hình phạt cho chúng ta.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Trò chơi: Oẳn tù tì.

Cho các em chia ra thành từng cặp để chơi oẳn tù tì, bên nào thua thì bên thắng đánh vào bàn tay một cái. Khi tất cả các em đều chơi một lần, cho các em chia sẻ cảm nhận khi em đánh người khác và bị người khác đánh.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

(Chuẩn bị thị trợ: Photo lớn trang tài liệu 12-15 trong sách giáo viên, rồi tô màu cho đẹp).

  1. Vào đề.

Các em ơi, trong các em có em nào từng bị người ta vu oan, mắng chửi, đánh đập không? Khi ấy em cảm thấy như thế nào? Đau đớn, buồn khổ lắm phải không? Khi Chúa Giê-xu sống trên thế gian nầy, Ngài đã phải chịu những sự đau đớn khủng khiếp hơn thế rất nhiều. Các em lắng nghe cô (thầy) kể chuyện tích Kinh Thánh hôm nay và xem những hình vẽ để biết Chúa Giê-xu phải chịu những đau đớn như thế nào nhé.

  1. Bài học.

(Trình bày hình 12) Các em nhìn thấy gì trong hình vẽ? (Cho các em trả lời). Chúa Giê-xu đang nói những lời mà các môn đồ cho rằng không thể nào xảy ra. Ngài nói: “Kinh Thánh chép lời Đức Chúa Trời phán rằng: ‘Ta sẽ đánh kẻ chăn chiên, thì bầy chiên sẽ tan lạc’. Ta biết các con sắp rời xa ta, chối bỏ ta”. Phi-e-rơ thưa: “Thưa thầy, con sẽ chẳng khi nào chối bỏ thầy”. Các môn đồ khác đều trả lời như vậy. Nhưng Chúa Giê-xu biết rằng chẳng bao lâu nữa việc đó sẽ xảy ra, trong lòng Ngài rất buồn! Em sẽ hiểu Chúa Giê-xu hơn nếu đặt chính mình vào hoàn cảnh của Ngài. Ví dụ: Các bạn thân của em không nói chuyện với em nữa, em cảm thấy thế nào? (Cho các em trả lời).

(Trình bày hình 13) Các em có biết địa điểm của hình vẽ là ở đâu? Trong thời gian nào không? (Cho các em trả lời). Tối hôm đó, Chúa Giê-xu và các môn đồ đến vườn Ghết-sê-ma-nê cầu nguyện. Nghĩ đến sự đau đớn mà Đức Chúa Cha muốn Ngài phải chịu, Chúa Giê-xu buồn lắm. Vậy mà các môn đồ thân cận của Ngài cũng không hiểu, không đồng lòng hiệp ý cầu nguyện với Ngài. Nhưng có một điều khiến Ngài càng đau buồn hơn nữa! Các em nhìn vào hình vẽ và đoán xem người hôn Chúa Giê-xu là ai? Trong lòng người đó định làm điều gì? (Cho các em trả lời). Đúng rồi, người ấy là Giu-đa, một trong các môn đồ của Chúa Giê-xu. Hãy xem đám người theo sau cầm gươm và gậy, thì biết là người đó không có ý tốt rồi. Chỉ vì ba chục miếng bạc mà Giu-đa phản bội Chúa Giê-xu, dùng cái hôn làm dấu hiệu để người ta bắt Ngài! Các em nghĩ xem Chúa Giê-xu có đau lòng không? (Cho các em trả lời). Nếu em bị bạn bè phản bội, em cảm thấy thế nào? (Cho các em trả lời).

(Trình bày hình 14) Nhìn vào hình vẽ, các em thấy Chúa Giê-xu bị người ta đối xử thế nào? (Cho các em trả lời). Chúa Giê-xu bị nhiều người mắng chửi, nhổ vào mặt, họ bịt mắt Chúa lại, dùng tay đánh Ngài thật tàn nhẫn. Những người nầy là ai vậy? Nơi nầy là nơi nào? (Cho các em trả lời). À, thì ra đây là tòa công luận! Thẩm phán là thầy tế lễ thượng phẩm. Khi ấy tại nơi đó còn có thầy tế lễ, các thầy thông giáo và các trưởng lão. Họ đều là những người lãnh đạo dân Giu-đa. Họ làm chứng dối để vu cáo Chúa Giê-xu, họ cưỡng ép Chúa Giê-xu nhận tội. Các em thử nghĩ xem, bị người khác vu oan, đánh đập, nhục mạ, có khó chịu không? (Cho các em trả lời).

(Trình bày hình 15) Các em nhìn xem, trong hình vẽ nầy ngoài Chúa Giê-xu còn có nhiều người nữa phải không? Họ đang làm gì vậy? (Cho các em trả lời). Đúng rồi, có nhiều người giơ tay lên la lớn: “Hãy đóng đinh hắn vào thập tự giá”. Họ nói với ai vậy? Họ la lớn cho quan tổng đốc nghe thấy. Họ muốn thả tên tội phạm giết người ra, rồi đóng đinh Chúa Giê-xu trên thập tự. Mặc dù vị quan tổng đốc nầy không thấy Chúa Giê-xu có tội gì cả, nhưng vì không dám làm phật lòng dân chúng, nên ông làm theo ý của họ. Các em nghĩ xem có phải Chúa Giê-xu rất khốn khổ không? Nếu là em, em sẽ thế nào? (Cho các em trả lời).

Từ đầu đến cuối Chúa Giê-xu không phản kháng, không cãi lại, Ngài im lặng cam chịu. Tại sao vậy? Bởi vì Ngài biết đây là ý muốn của Đức Chúa Trời, Ngài phải chịu đau đớn thay cho chúng ta. Các em có thấy cảm động không? (Cho các em trả lời).

  1. Ứng dụng.

Cho các em thảo luận bằng cách trả lời những câu hỏi sau: Chúa Giê-xu nói gì với môn đồ? Tại sao Chúa Giê-xu nói như vậy? Vì sao Chúa Giê-xu bị đóng đinh trên thập tự giá? Đó là kế hoạch của ai?

Sau khi các em thảo luận xong, cho các em làm bài tập “sắp xếp câu chuyện”. Hướng dẫn các em đọc những câu trong bài tập, có thể mỗi em đọc một câu, sau khi đọc hết bốn câu mới ghi số thứ tự. Mục đích của bài tập nầy nhằm ôn lại quá trình thương khó của Chúa Giê-xu. (Đáp án: 1B, 2C, 3A, 4D).

Chúa Giê-xu phải chịu thương khó vì Ngài gánh lấy hình phạt thay cho chúng ta, chúng ta phải nói gì với Chúa Giê-xu?

BÀI 9. CHÚA GIÊ-XU CHỊU ĐAU ĐỚN VÌ CHÚNG TA (HV)

 I. KINH THÁNH: Mác 14:27-28, 43-46, 53-55, 60-65; 15:1, 6-15.

II. CÂU GỐC: “Bởi sự sửa phạt Ngài chịu chúng ta được bình an” (Ê-sai 53:5).

III. BÀI TẬP.

A. SẮP XẾP CÂU CHUYỆN.

Điền thứ tự 1, 2, 3, 4 vào dấu ngoặc để sắp xếp thứ tự của câu chuyện.

a. Chúa Giê-xu rất đau đớn vì bị nhổ vào mặt và bị đánh ( ).

b. Chúa Giê-xu rất buồn vì Ngài biết rằng sắp phải rời xa các môn đồ ( ).

c. Chúa Giê-xu rất đau buồn, bởi vì Giu-đa hôn Ngài, nhưng lại phản bội Ngài ( ).

d. Chúa Giê-xu vô tội nhưng Ngài bị đóng đinh trên cây thập tự ( ).

B. CẢM TẠ NGÀI.

Ghi tên của em vào.                                                                                                Chúa Giê-xu thân yêu, Ngài vì ……………….. chịu nhiều đau đớn để …………….. ……… được bình an, con thật cảm tạ Chúa.

BÀI 8. KINH THÁNH BÀY TỎ ƠN CỨU RỖI ( GV-HV)

BÀI 8. KINH THÁNH BÀY TỎ ƠN CỨU RỖI ( GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ II. 2016 on 6 Tháng Bảy, 2018

 

BÀI 8. KINH THÁNH BÀY TỎ ƠN CỨU RỖI  ( GV)

 I. KINH THÁNH: Công Vụ 16:1-5; 2Tim 1:5; 2:1-2; 3:14-16

II. CÂU GỐC: “Kinh Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Giê-xu Christ” (2Tim 3:15).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Ti-mô-thê học biết Kinh Thánh và dạy cho người khác nhận biết ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời.

– Cảm nhận: Kinh Thánh bày tỏ ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời cho chúng ta.

– Hành động: Học Kinh Thánh để nhận biết ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời đối với chúng ta.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Tấm gương tốt.

  1. Chuẩn bị: Viết chì, gôm, giấy cắt dán bài số 8 sách học viên.
  2. Thực hiện: Cho các em mở sách học viên bài 8, hướng dẫn các em nêu lên tên của các bạn có gương tốt, điền vào chỗ trống của bài tập, rồi dán giấy cắt dán (làm theo hướng dẫn trong bài tập).

Sau đó giáo viên chia sẻ những điểm tốt nào cần phải học tập. (Lưu ý: Không nên dùng quá nhiều thời gian).

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

(Chuẩn bị: Một tấm giấy cứng ghi tên Ti-mô-thê; một người đóng vai Ti-mô-thê. Bài nầy theo thể loại phỏng vấn. Giáo viên đóng vai phóng viên phỏng vấn Ti-mô-thê).

  1. Vào đề.

Hôm nay cô (thầy) sẽ giới thiệu một người được rất nhiều người yêu mến, khen ngợi để cho các em quen biết. Người đó tên là… Ti-mô-thê (Đưa bảng giấy có chữ Ti-mô-thê lên). Bây giờ các em cùng vỗ tay đón chào ông Ti-mô-thê đến với chúng ta nào!

(Ông Ti-mô-thê đi ra trong tiếng vỗ tay của các em).

  1. Phỏng vấn.

– Giáo viên: Chào Ti-mô-thê! Tôi là giáo viên Trường Chúa Nhật lớp Nhi đồng của Hội Thánh ……………………… Tôi tên là………………………… Rất vui vì anh nhận lời mời của chúng tôi đến nói chuyện với các em nhi đồng hôm nay.

– Ti-mô-thê: Xin chào! Tôi rất vui vì được quen biết các em nhi đồng tại đây. Tôi thấy các em thật là dễ thương và xinh đẹp.

– Giáo viên: Được gặp anh, tất cả các em đều rất phấn khởi!

– Ti-mô-thê (nhìn xuống hỏi các em): Có thật vậy không các em? (Các em trả lời). Cám ơn các em rất nhiều.

– Giáo viên: Bây giờ chúng ta bắt đầu cuộc trò chuyện nhé! Xin hỏi anh có phải là người Giu-đa không? Nhà anh ở đâu?

– Ti-mô-thê (cười): Tôi chỉ có một nửa là người Giu-đa. Bởi vì cha tôi là người Hy-lạp, mẹ tôi là người Giu-đa, chúng tôi sống tại thành phố Lít-trơ.

– Giáo viên: Nghe nói anh rất am hiểu Kinh Thánh, anh có thể cho chúng tôi biết ai đã dạy anh không?

– Ti-mô-thê: Bạn quá khen! Thật ra từ bé, tôi đã được bà ngoại và mẹ kể rất nhiều về Đức Chúa Trời cho tôi nghe. Ví dụ: Đức Chúa Trời giải cứu tổ phụ của bà và mẹ tôi ra khỏi xứ Ai-cập như thế nào, Đức Chúa Trời ban Mười Điều Răn cho con người tuân giữ, những lời hứa của Đức Chúa Trời… Những điều ấy được chép trong Kinh Thánh. Vì vậy tôi biết Đức Chúa Trời yêu thương chúng tôi, Ngài hứa ban một Cứu Chúa để giải cứu chúng tôi, nhưng lúc ấy tôi chưa nhận biết “Cứu Chúa” là ai.

– Giáo viên: Vậy có nghĩa là sau nầy anh mới nhận biết phải không? Vì sao anh lại biết?

– Ti-mô-thê: Đúng vậy, sau nầy tôi mới nhận biết. Tôi nhớ một ngày nọ, có hai người rất lạ đến thành Lít-trơ. Họ đã chữa lành bệnh cho một người què từ lúc mới sinh, lại còn khuyên mọi người trở về với Đức Chúa Trời, Đấng đã tạo dựng nên thế giới nầy. Mẹ tôi đã dẫn tôi đến nghe họ giảng Tin Lành, và tôi được biết Chúa Giê-xu chính là “Cứu Chúa” mà tôi chờ đợi.

– Giáo viên: Hai người mà anh vừa nhắc đến có phải là ông Phao-lô và Ba-na-ba không?

– Ti-mô-thê: Đúng rồi! Ong Phao-lô đã dạy tôi hiểu biết Kinh Thánh, cũng như về ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời.

– Giáo viên: Nghe nói ông Phao-lô rất yêu thương anh phải không?

– Ti-mô-thê: Ong Phao-lô thấy tôi hiểu Kinh Thánh, lại có đức tin, nên dẫn tôi đi truyền giảng Tin Lành. Ông Phao-lô mở Hội Thánh mới, gây dựng Hội Thánh xong, bảo tôi ở lại đó dạy tín đồ học Kinh Thánh, giúp họ nhận biết ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời.

– Giáo viên: Có vẻ ông Phao-lô xem anh như là môn đồ của ông ấy vậy, đúng không?

– Ti-mô-thê: Ong Phao-lô xem tôi như con, trong các bức thư, ông Phao-lô thường gọi tôi là “con yêu dấu”.

– Giáo viên: Anh thật là gương tốt cho chúng tôi. Rất cám ơn anh đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn nầy. Tôi tin chắc rằng buổi phỏng vấn nầy sẽ đem lại ích lợi cho các em nhi đồng tại Hội Thánh chúng tôi.

– Ti-mô-thê: Tôi cũng ước mong các em nhi đồng tại đây hiểu biết Kinh Thánh và ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời như tôi, để các em kinh nghiệm được tình thương của Đức Chúa Trời và sống cho Ngài. Mong rằng tôi sẽ được nghe những tin tức tốt lành về các em. Xin chào tạm biệt tất cả các em.

– Giáo viên: Nào, các em cùng nói: Xin chào tạm biệt ông Ti-mô-thê.

(Trong khi Ti-mô-thê đi vào, các em vẫy tay chào).

  1. Ứng dụng.

Hướng dẫn các em mở sách học viên bài 8, xem những câu Kinh Thánh liệt kê trong bài tập “Hãy tra xem”, để điền vào chỗ trống. Sau khi hoàn tất, đọc ra từng câu, giáo viên giải thích:

(1) Rô-ma 3:23: Cho chúng ta biết, mọi người đều phạm tội.

(2) Rô-ma 6:23: Cho chúng ta biết, hậu quả của tội lỗi là sự chết.

(3) Giăng 3:16: Cho biết Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta, ban Chúa Giê-xu xuống thế gian để cứu chúng ta.

(4) Ga-la-ti 3:26: Cho biết những người tin nhận Chúa Giê-xu là con cái của Đức Chúa Trời.

Sau đó cho các em thảo luận bằng cách trả lời những câu hỏi sau đây: Tại sao Ti-mô-thê hiểu biết Kinh Thánh? Qua Kinh Thánh Ti-mô-thê nhận biết Đức Chúa Trời ban điều gì? (Ban sự cứu rỗi qua Chúa Giê-xu). Ai dẫn dắt Ti-mô-thê đi truyền giảng Tin Lành?

Từ nhỏ Ti-mô-thê đã nghe mẹ kể về Kinh Thánh, hiểu biết ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Sau đó, Ti-mô-thê dạy Kinh Thánh cho người khác để họ cũng hiểu được ơn cứu rỗi và tiếp nhận. Ti-mô-thê là gương tốt cho chúng ta noi theo. Chúng ta phải luôn học Kinh Thánh để hiểu biết về lời hứa, ý muốn, mạng lệnh và ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời để sống đẹp lòng Ngài.

BÀI 8. KINH THÁNH BÀY TỎ ƠN CỨU RỖI  (HV)

 I. KINH THÁNH: Công Vụ 16:1-5; 1Tim 1:5; 2:1-2; 3:14-16.

II. CÂU GỐC: “Kinh Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Giê-xu Christ” (2Ti-mô-thê 3:15).

III. BÀI TẬP.

A. ĐOÁN XEM.

Thành Lít-trơ có một thiếu niên được mọi người yêu mến. Mẹ của cậu ấy là người Giu-đa tin Chúa. Vì vậy từ nhỏ cậu đã được học về Kinh Thánh, biết được nhiều điều về Đức Chúa Trời. Khi lớn lên, cậu ấy dạy Kinh Thánh, giúp người khác nhận biết về ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời.

Em đoán xem cậu thiếu niên ấy tên gì?

Đức Chúa Trời giải cứu tổ tiên chúng ta, dạy chúng ta giữ các Điều Răn của Ngài. Ngài còn hứa ban cho chúng ta một Cứu Chúa!

B. TẤM GƯƠNG TỐT.

Em ghi tên hai người có gương tốt vào khung phía dưới, chia sẻ những điểm tốt của họ đáng cho chúng ta học tập, rồi dán giấy cắt dán “gương tốt”.

C. EM TRA XEM.

Mở Kinh Thánh xem những câu gợi ý về ơn cứu rỗi, điền từ hợp nghĩa vào chỗ trống.

  1. Rô-ma 3:23 “Vì mọi người đều đã phạm ……………. thiếu mất sự vinh hiển của ………………………………”
  2. Rô-ma 6:23 “Vì tiền công của ………………………… là sự chết, nhưng sự ban cho của ……………………….. là sự sống đời đời trong Đức Chúa Giê-xu Christ, Chúa chúng ta”.
  3. Giăng 3:16 “Vì Đức Chúa Trời ……………………… thế gian, đến nỗi đã ban ………………………… của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời”.

4. Ga-la-ti 3:26 “Vì chưng anh em bởi tin Đức Chúa Giê-xu Christ, nên hết thảy đều là ………………………… của Đức Chúa Trời”.

BÀI 7.  CÔNG BỐ MẠNG LỆNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (GV-HV)

BÀI 7.  CÔNG BỐ MẠNG LỆNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ II. 2016 on 5 Tháng Bảy, 2018

 

BÀI 7.  CÔNG BỐ MẠNG LỆNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI  (GV)

 I. KINH THÁNH: Xuất Ê-díp-tô ký 20:1-3, 7-10, 12-17.

II. CÂU GỐC: “Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác” (Xuất Ê-díp-tô ký 20:3).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Mệnh lệnh của Đức Chúa Trời được ghi trong Kinh Thánh.

– Cảm nhận: Là con dân của Chúa, chúng ta phải vâng theo mệnh lệnh của Ngài.

– Hành động: Em hết lòng vâng giữ mệnh lệnh của Đức Chúa Trời.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* “Ai ra lệnh?”

1. Cho các em mở sách học viên bài 7, làm bài tập “Ai ban mạng lệnh?” Hướng dẫn các em trước hết đọc mạng lệnh, sau đó hỏi: Ai ra lệnh? Rồi dùng viết gạch nối lại với nhau cho đúng (Đáp án: Cha (4), mẹ (3), chú tài xế (1), cô giáo (2).

2. Giúp các em suy nghĩ: Ở nhà có qui tắc gì? Ở trường có nội qui gì?

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

(Chuẩn bị thị trợ: Photo lớn hình trong trang tài liệu 10 và 11. Dùng giấy cứng cắt thành hình hai tấm bảng đá (như hình dưới), ghi Mười Điều Răn lên trên).

  1. Vào đề.

Kinh Thánh là quyển sách Đức Chúa Trời ban cho con người, trong đó ngoài những lời hứa của Đức Chúa Trời còn có mạng lệnh của Ngài. Mạng lệnh là gì? (Cho các em trả lời). Đó là qui tắc phải tuân theo. Mạng lệnh của Đức Chúa Trời là những qui tắc mà Đức Chúa Trời căn dặn con người tuân giữ. Giống như ở nhà chúng ta phải nghe theo mệnh lệnh của ba mẹ, ở trường chúng ta phải vâng theo mệnh lệnh của thầy cô vậy. Ở nhà có nội qui trong nhà; ở trường có nội qui trong trường, chúng ta là con cái, là học sinh thì phải tuân theo. (Có thể cho các em nêu ra một số qui tắc trong gia đình và trong trường học).

Như vậy ai phải vâng giữ mạng lệnh của Đức Chúa Trời? (Cho các em trả lời). Tại sao chúng ta phải tuân theo mạng lệnh của Đức Chúa Trời? Trước hết cô (thầy) sẽ kể cho các em nghe câu chuyện nầy nhé, sau đó các em sẽ hiểu rõ về vấn đề nầy hơn.

  1. Bài học.

Các em còn nhớ Gia-cốp không? Các em có nhớ Đức Chúa Trời ban cho ông một cái tên mới là gì không? (Cho các em trả lời). Đúng rồi, Gia-cốp còn có tên là Y-sơ-ra-ên.

Khi Gia-cốp đã già, trong xứ xảy ra một cơn đói kém rất lớn, ông dời cả gia đình đến Ai-cập ở để tránh nạn đói đang hoành hành tại quê hương. Không ngờ gia tộc của Gia-cốp đã ở tại đó bốn trăm ba mươi năm, con cháu ngày càng đông đúc, dân Ai-cập gọi họ là người “Y-sơ-ra-ên”.

Dân Ai-cập lo sợ khi thấy người Y-sơ-ra-ên ngày càng cường thịnh. Họ bắt người Y-sơ-ra-ên phải làm nô lệ khổ nhọc tại Ai-cập (cho các em xem hình), họ còn giết tất cả những bé trai Y-sơ-ra-ên mới sinh. Các em thấy có bi thảm không? (Dừng lại giây lát). Có cách nào để người Y-sơ-ra-ên thoát ra khỏi cảnh đó? Đây không phải là quê hương của họ! Các em thử nghĩ xem, họ có thể làm gì? (Cho các em trả lời). Họ không thể làm gì hơn ngoài việc cầu xin Đức Chúa Trời giải cứu!

Đức Chúa Trời nghe lời kêu cầu của dân Y-sơ-ra-ên, Ngài sai Môi-se đến xin Pha-ra-ôn cho phép dân Y-sơ-ra-ên rời khỏi đất nước Ai-cập. Nhưng vua Ai-cập không cho họ đi. Mãi đến khi Đức Chúa Trời giáng mười tai vạ xuống Ai-cập, Pha-ra-ôn mới để cho dân Y-sơ-ra-ên ra đi. Thử nghĩ xem, nếu em là người Y-sơ-ra-ên, em có cảm tạ Đức Chúa Trời không? (Cho các em trả lời).

Dân Y-sơ-ra-ên vui mừng đi theo Môi-se trở về Đất Hứa. Đi được khoảng ba tháng, đến chân núi Si-nai, họ dừng lại đóng trại tại đó nghỉ ngơi. Bỗng, họ nghe trên núi có tiếng sấm chớp vang động, họ thấy mây giăng mù mịt và tiếng kèn thổi vang rền. Việc gì xảy ra vậy? (Ngừng một lát, trình bày hình vẽ Đức Chúa Trời ngự trên núi Si-nai). À, thì ra Đức Chúa Trời giáng lâm trên núi để nói chuyện với dân Y-sơ-ra-ên. Đức Chúa Trời bảo Môi-se: “Hãy lên núi, Ta sẽ truyền mạng lệnh của ta cho ngươi, rồi ngươi sẽ truyền lại mạng lệnh của ta cho dân Y-sơ-ra-ên”. Môi-se liền lên núi, Đức Chúa Trời viết Mười Điều Răn lên tấm bảng đá giao cho Môi-se. (Trình bày bảng Mười Điều Răn cho các em đọc lớn, rập ràng).

Nếu các em là người Y-sơ-ra-ên, các em có sẵn lòng vâng theo mạng lệnh của Đức Chúa Trời không? Tại sao? (Cho các em trả lời). Đúng rồi, bởi vì Đức Chúa Trời đã giải cứu dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi ách nô lệ, Ngài luôn thương yêu họ.

Đức Chúa Trời cũng yêu thương chúng ta, cứu chúng ta thoát khỏi tội lỗi. Mạng lệnh của Ngài rất có ích cho chúng ta, giúp chúng ta sống đẹp lòng Ngài. Các em có biết làm thế nào nhận biết mạng lệnh của Đức Chúa Trời không? Đúng rồi, tất cả mạng lệnh của Đức Chúa Trời đều được ghi trong Kinh Thánh (đưa quyển Kinh Thánh lên). Đọc, học Kinh Thánh sẽ giúp các em biết mạng lệnh của Đức Chúa Trời, xin Chúa giúp em luôn biết vâng theo mạng lệnh của Ngài.

  1. Ứng dụng.

Cho các em thảo luận bằng cách trả lời những câu hỏi: Nếu em nhận người khác làm ba mẹ thì ba mẹ em có phản ứng gì? Đức Chúa Trời muốn chúng ta chỉ thờ phượng một mình Ngài, em thấy điều đó có đúng không?

Hướng dẫn các em làm bài tập “Ai đã tuân theo Điều Răn thứ nhất?” Trước hết thảo luận về các hành động trong hình vẽ, sau đó chọn lựa điều nào đúng. Cuối cùng cho các em diễn lại cảnh Môi-se nhận Mười Điều Răn trên núi Si-nai. Một em đóng vai Môi-se, tay cầm bảng Mười Điều Răn, đọc rõ ràng, chậm rãi. Các em khác đóng vai dân Y-sơ-ra-ên chăm chú lắng nghe.

BÀI 7.  CÔNG BỐ MẠNG LỆNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (HV)

 I. KINH THÁNH: Xuất Ê-díp-tô ký 20:1-3, 7-10, 12-17.

II. CÂU GỐC: “Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác” (Xuất Ê-díp-tô ký 20:3).

III. BÀI TẬP.

A. AI RA MỆNH LỆNH.

Cha   Không được chạy đùa trên xe.

Mẹ     Ngày mai kiểm tra, về nhà nhớ ôn bài nhé!

Bác tài xế Đến giờ ăn rồi, mau phụ giúp lấy chén dĩa.

Cô giáo    Chưa làm xong bài, không được coi tivi.

B. AI TUÂN THEO ĐIỀU RĂN THỨ NHẤT?

Đến Hội Thánh cùng thờ phượng Chúa với các con cái Chúa.

Thờ cúng tổ tiên.

Cầu nguyện với Đức Chúa Trời.

BÀI 6. KINH THÁNH BÀY TỎ Ý MUỐN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (GV-HV)

BÀI 6. KINH THÁNH BÀY TỎ Ý MUỐN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ II. 2016 on 4 Tháng Bảy, 2018

 

BÀI 6.  KINH THÁNH BÀY TỎ Ý MUỐN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (GV)

I. KINH THÁNH: Lu-ca 9:49-56; 1Giăng 3:11

II. CÂU GỐC: “Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, ánh sáng cho đường lối tôi” (Thi Thiên 119:105).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Kinh Thánh bày tỏ ý muốn của Đức Chúa Trời.

– Cảm nhận: Ý muốn lớn nhất của Đức Chúa Trời đối với con người là sự yêu thương.

– Hành động: Em sống yêu thương như Lời Chúa dạy.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Hình dấu tay.

  1. Chuẩn bị: Mực đóng dấu.
  2. Thực hiện: Trước hết cho các em dùng một ngón tay (ngón nào cũng được) ấn mạnh vào mực đóng dấu, rồi in vào chỗ trống trong bài tập (sách học viên). Dấu tay sẽ thành hình của cái đầu, vẽ nét mặt lên hình dấu tay, và phải biểu hiện được một tâm trạng. Ví dụ: Vui, giận, buồn…

Nếu có thời gian, có thể cho các em chia sẻ hình vẽ của mình thuộc loại khuôn mặt gì?

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

(Chuẩn bị thị cụ: Dùng đậu phộng làm con rối ngón tay, vẽ khuôn mặt giận và cười (như hình dưới), dùng giấy bìa cứng cắt hình trái tim, viết chữ “yêu thương” lên trên).

  1. Vào đề.

Chào các bạn! (Đưa con rối lên). Các bạn quen tôi không? (Cho các em trả lời). Tôi xin tự giới thiệu, tôi là Giăng, một trong mười hai sứ đồ của Chúa Giê-xu. Để tôi kể chuyện đời tôi cho các bạn nghe nhé.

  1. Bài học.

Gia đình tôi sống ở vùng biển Ga-li-lê, cha tôi là một người đánh cá tài giỏi, tôi và anh của tôi là Gia-cơ cùng theo phụ giúp cha đánh cá.

Một hôm, Chúa Giê-xu đến vùng biển Ga-li-lê nầy. Từ xa tôi thấy Phi-e-rơ và Anh-rê đang thả lưới bắt cá, Chúa Giê-xu đi ngang qua nói gì với họ, họ liền bỏ lưới theo Ngài. Chúa Giê-xu và hai anh đó đi về phía chúng tôi, tôi và anh tôi đang vá lưới. Chúa Giê-xu gọi: “Các con hãy theo ta, ta sẽ cho các con trở nên tay đánh lưới người”. Tôi và anh tôi ngạc nhiên nhìn nhau, gật đầu, phấn khởi đi theo Chúa Giê-xu.

Chúa Giê-xu thật là một người thầy vĩ đại, Ngài dạy dỗ suốt ngày không mệt mỏi. Ngoài ra, Ngài cũng nói về những chân lý của Nước Đức Chúa Trời thật là hấp dẫn. Nhưng khi Ngài nói đến: “Hãy yêu kẻ thù nghịch và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi”, thì tôi thấy thật là khó! Ai có thể làm được?

Tôi nhớ có lần tôi và các anh em khác thấy một người nhân danh Chúa Giê-xu mà trừ quỉ, liền ngăn cản: “Anh không phải là môn đồ của Chúa Giê-xu, sao nhân danh Chúa mà trừ quỉ?” Việc ấy khiến tôi rất đắc ý nên kể lại cho thầy mình là Chúa Giê-xu nghe, nhưng Ngài lại bảo: “Đừng cấm họ, vì họ không nghịch với các con là thuận cùng các con”. Tôi ngạc nhiên vô cùng khi nghe Ngài nói như vậy.

Lại có một lần, Chúa Giê-xu dẫn chúng tôi đi lên Giê-ru-sa-lem, trên đường đi ngang qua làng Sa-ma-ri. Tôi lấy làm lạ, vì sao Chúa Giê-xu lại đi con đường nầy? Bởi người Sa-ma-ri và người Giu-đa không ưa nhau. Chúng tôi không bao giờ đi vào nơi họ ở. Thật như tôi nghĩ, chúng tôi đi vào làng, gõ cửa từng nhà, nhưng không ai tiếp đón chúng tôi. Tôi rất tức giận! Tôi và anh tôi tính nóng như lửa, thầy gọi chúng tôi là “con trai của sấm sét”. Chúng tôi nói với thầy: “Thưa Thầy, xin hãy khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy họ”, không ngờ thầy lại trách chúng tôi: “Ta đến để cứu người, chứ không phải lấy đi mạng sống của con người”. (Cho các em xem hình trong sách học viên).

Sau đó Chúa Giê-xu nói, Ngài phải rời xa chúng tôi, Ngài dặn chúng tôi phải yêu thương lẫn nhau, như vậy người khác sẽ biết chúng tôi là môn đồ của Ngài. Lúc đó tôi chưa hiểu, tại sao Chúa Giê-xu lại phải rời xa chúng tôi! Chỉ đến khi Chúa Giê-xu bị đóng đinh trên cây thập tự, chịu chết và ba ngày sau sống lại, tôi mới hiểu Chúa Giê-xu chịu chết vì con người, do sự yêu thương của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời thương yêu tất cả mọi người trên thế gian nầy, Ngài sai Con Một của Ngài là Chúa Giê-xu xuống thế gian để con người không bị hư mất mà được sự sống đời đời. (Mở Kinh Thánh Giăng 3:16 đọc cho các em nghe).

Từ đó tôi hoàn toàn thay đổi, tôi đã học được bài học rất quan trọng qua Chúa Giê-xu, đó là…………………… (Để cho các em nói). Đúng rồi, đó là sự yêu thương. (Giơ cao hình trái tim có chữ “tình yêu thương” lên). Đây là ý muốn lớn nhất của Đức Chúa Trời. Tôi phải ghi lại lời dạy quí báu nầy. Tôi đã viết sách Tin Lành Giăng, thư Giăng 1, 2, 3 và sách Khải huyền. Vậy bây giờ các bạn nhớ tên tôi chưa? Tôi là…………………… Cho các em nói), đúng rồi tôi là Giăng, rất vui vì được làm quen các bạn. Xin chào các bạn. Hẹn gặp lại nhé!

  1. Ứng dụng.

Cho các em ôn bài bằng cách hỏi: (Đưa con rối ngón tay lên). Người nầy là ai? Ai là thầy của ông ấy? Ông đã viết ra những cuốn sách gì? Ý muốn lớn nhất của Đức Chúa Trời đối với con người là gì?

Sau đó phát cho mỗi em một tờ giấy thủ công màu đỏ, một cây kéo, cho các em cắt hình trái tim dán vào quyển Kinh Thánh trong bài tập ý muốn của Đức Chúa Trời, cũng có thể viết chữ “Sự yêu thương” lên hình trái tim.

Giáo viên cầu nguyện: “Lạy Cha yêu dấu! Chúng con cảm tạ Cha vì Ngài đã nhắc nhở Giăng ghi lại ý muốn của Cha trong Kinh Thánh. Cảm tạ Cha vì Ngài đã yêu thương chúng con và dạy chúng con phải thương yêu lẫn nhau. Xin giúp chúng con sống yêu thương để xứng đáng là con cái Ngài. Con cầu nguyện nhân danh Chúa Giê-xu. Amen”.

BÀI 6. KINH THÁNH BÀY TỎ Ý MUỐN CỦA ĐỨC CHA TRỜI (HV)

I. KINH THÁNH: Lu-ca 9:49-56; 1Giăng 3:11

II. CÂU GỐC: “Lời Cha là ngọn đèn cho chân tôi, ánh sáng cho đường lối tôi”

(Thi Thin 119:105).

III. BÀI TẬP.

A. HÌNH DẤU TAY.

Em in hình dấu ngón tay của mình vào đây (như là khuôn mặt) rồi vẽ nét mặt vào

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

B. Ý MUỐN CỦA ĐỨC CHA TRỜI.

Ý muốn lớn nhất của Đức Cha Trời đối với con người là gì? Em cắt trái tim bằng giấy màu đỏ dán vào trong hình quyển Kinh Thánh dưới đây.

C. GIĂNG ĐÃ VIẾT NHỮNG SÁCH GÌ?

Hãy tìm trong những gợi ý phía dưới, sau đó tô màu

Thư Giăng 1, 2, 3.  Tin Lành Giăng    Ma-thi-ơ

Mác   Khải huyền  Lu-ca

BÀI 5. LỜI HỨA CỨU CHÚA GIÁNG SINH (GV-HV)

BÀI 5. LỜI HỨA CỨU CHÚA GIÁNG SINH (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ II. 2016 on 18 Tháng Tư, 2018

BÀI 5. LỜI HỨA CỨU CHÚA GIÁNG SINH (GV)

 

I. KINH THÁNH: Ê-sai 7:14; Ma-thi-ơ 1:18-25.

I. CÂU GỐC: “Vì Đấng đã hứa cùng chúng ta là thành tín” (Hê-bơ-rơ 10:23).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Lời hứa của Đức Chúa Trời được thực hiện.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời luôn làm thành lời hứa của Ngài.

– Hành động: Em tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Cắt hình giáng sinh.

1. Chuẩn bị một số thiệp giáng sinh cũ, trong đó phải có Giô-sép, Ma-ri, thiên sứ và Hài Nhi Giê-xu.

2. Phát cho mỗi em một tấm thiệp cũ, cho các em chọn nhân vật, đồ vật mình thích và cắt ra, nhưng phải có các nhân vật: Giô-sép, Ma-ri, Hài Nhi Giê-xu và thiên sứ; số lượng tùy ý. Có thể trao đổi thiệp giáng sinh. Giáo viên lưu ý, trong các hình được cắt ra, phải chọn hình Giô-sép, Ma-ri, thiên sứ, Hài Nhi Giê-xu, để lại mỗi thứ một hình, khi dạy bài sẽ sử dụng.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

(Chuẩn bị: Phấn, bảng, hình: Giô-sép, thiên sứ, Ma-ri, Hài Nhi Giê-xu được cắt ra trong phần “Sinh hoạt đầu giờ”).

 1. Vào đề.

Mỗi năm, cứ đến tháng mười hai, người ta lại nhộn nhịp chuẩn bị giáng sinh, người ta gởi thiệp chúc mừng giáng sinh, đi chơi giáng sinh, tặng quà giáng sinh, thế em có biết vì sao người ta vui mừng không? (Cho các em trả lời). Đúng rồi, vui mừng vì Chúa Giê-xu giáng sinh. Nhưng có nhiều người vui chơi, chúc mừng nhau trong dịp giáng sinh mà không biết vì sao lại chúc mừng! Chúa Giê-xu giáng sinh thật là một điều kỳ diệu. Cô (thầy) sẽ kể cho các em nghe để biết sự kỳ diệu đó như thế nào nhé.

2. Bài học.

Hơn hai nghìn năm trước, dân Do-thái bị người La-mã cai trị, cuộc sống rất khốn khổ. Họ mong muốn Đức Chúa Trời ban cho một Đấng Cứu Thế như Ngài đã hứa. (Viết chữ “Chúa Cứu Thế” lên bảng).

Lúc ấy tại làng Na-xa-rét có một chàng thanh niên làm nghề thợ mộc tên là Giô-sép (dán hình Giô-sép trong phần “Sinh hoạt đầu giờ” lên bảng), rất tốt bụng và hiền lành. Nhưng hiện tại Giô-sép rất buồn, anh không hiểu vì sao một sự việc như vậy lại xảy ra? Hàng trăm nghìn câu hỏi cứ lẩn quẩn trong đầu anh mà không có lời giải đáp. Tại sao Giô-sép lại buồn phiền như vậy? Thì ra, Giô-sép vừa biết Ma-ri đã có thai! Ma-ri là ai? Đó là vị hôn thê của Giô-sép. Giô-sép và Ma-ri đã đính hôn, nhưng chưa cưới. Giô-sép tự hỏi: Tại sao Ma-ri lại có thai? Đứa con trong bụng Ma-ri từ đâu mà đến? Mình có nên làm đám cưới với Ma-ri không? Hay là bãi bỏ hôn ước? Nhưng làm như vậy có khiến cho cô ấy bị tổn thương không?

Mệt mỏi vì phải suy nghĩ quá nhiều, Giô-sép ngủ thiếp đi. Trong giấc mơ, Giô-sép thấy thiên sứ nói cùng mình rằng: “Hỡi Giô-sép, đừng lo buồn, cũng đừng ngại cưới Ma-ri làm vợ. Vì cô ấy chịu thai bởi Thánh Linh. Ma-ri sẽ sinh một con trai, hãy đặt tên là Giê-xu, vì Ngài sẽ cứu dân mình ra khỏi tội lỗi”. Sự việc nầy xảy ra đúng như lời tiên tri của Ê-sai: “Một gái đồng trinh sẽ chịu thai và đặt tên là Em-ma-nu-ên”. Ngày xưa Đức Chúa Trời hứa ban một Đấng Cứu Thế, ngày nay Ngài dùng Ma-ri để thực hiện lời hứa của Ngài.

Các em có biết ai vừa nói với Giô-sép không? (Cho các em trả lời). Đúng rồi, là thiên sứ! (Dán hình thiên sứ lên bảng). Thiên sứ là sứ giả của Đức Chúa Trời, được Đức Chúa Trời sai đến để nói chuyện với con người. Sau khi nghe thiên sứ nói những lời đó, đố em, phản ứng của Giô-sép như thế nào? (Cho các em trả lời). Giô-sép không còn buồn phiền mà rất phấn khởi, bởi vì Cứu Chúa mà người Do-thái hằng trông đợi đã đến! Và Giô-sép sẽ là cha nuôi của Ngài.

Giô-sép làm theo lời thiên sứ, cưới Ma-ri làm vợ. Sau đó, Ma-ri sinh một con trai, Giô-sép đặt tên là “Giê-xu”. (Dán hình Ma-ri và Hài Nhi Giê-xu lên bảng).

Việc Đức Chúa Trời làm thật là kỳ diệu phải không các em? Lời hứa của Ngài nhất định được thực hiện. Đức Chúa Trời hứa ban Chúa Cứu Thế, và Ngài đã làm thành lời hứa của Ngài. Ngoài lời hứa nầy, Kinh Thánh còn ghi lại rất nhiều lời hứa của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là Đấng thành tín, những lời Ngài hứa, chắc chắn Ngài sẽ thực hiện. Các em có tin không? (Cho các em trả lời).

3. Ứng Dụng.

Cho các em mở sách học viên bài 5 và hướng dẫn các em hoàn tất bài tập phần A.

Sau đó, giáo viên đọc những lời hứa trong Kinh Thánh dưới đây (khi đọc nhớ cầm Kinh Thánh trên tay). Mỗi lần đọc xong một lời hứa, giáo viên hỏi các em: Em có tin Đức Chúa Trời sẽ thực hiện lời hứa nầy không? Tại sao?

a. “Ta ở cùng ngươi, ngươi đi đâu sẽ theo gìn giữ đó” (Sáng Thế Ký 28:15).

b. “Dầu núi dời, dầu đồi chuyển, nhưng lòng nhân từ ta đối với ngươi chẳng dời khỏi ngươi” (Ê-sai 54:10).

c. “Hãy xin, sẽ được, hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho” (Ma-thi-ơ 7:7).

d. “Hãy tôn kính cha mẹ ngươi, hầu cho ngươi được phước và sống lâu trên đất” (Ê-phê-sô 6:2,3).

e. “Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu” (Rô-ma 10:13).

Trong bài tập phần B, hướng dẫn các em điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa. Cuối cùng giáo viên cầu nguyện kết thúc.

 

 

BÀI 5. LỜI HỨA CỨU CHÚA GIÁNG SINH (HV)

 

I. KINH THÁNH: Ê-sai 7:14; Ma-thi-ơ 1:18-25.

II. CÂU GỐC: “Vì Đấng đã hứa cùng chúng ta là thành tín” (Hê-bơ-rơ 10:23).

III. BÀI TẬP.

A. KINH THÁNH CHÉP.

Chọn những sự việc Kinh Thánh từng ghi lại, dán giấy cắt dán quyển “Kinh Thánh” vào đó.

  1. Ê-sai từng nói tiên tri về Chúa Giê-xu giáng sinh.
  2. Chúa Giê-xu thật đã giáng sinh.
  3. Đi lên mặt trăng.
  4. Đức Chúa Trời dựng nên trời đất.

B. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG.

Em xem gợi ý, tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.

…………………………… ghi lại …………………………………. của Đức Chúa Trời. Những lời Ngài hứa, chắc chắn sẽ ………………………………………. bởi vì Đức Chúa Trời là Đấng ……………………………….

* Gợi ý: Kinh Thánh      Thành tín       Thực hiện        Lời hứa   Đức Chúa Trời

BÀI 4. GIA-CỐP CẢM TẠ ĐỨC CHÚA TRỜI (GV-HV)

BÀI 4. GIA-CỐP CẢM TẠ ĐỨC CHÚA TRỜI (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ II. 2016 on 7 Tháng Ba, 2018

BÀI 4. GIA-CỐP CẢM TẠ ĐỨC CHÚA TRỜI (GV)

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 33:1-11; 35:1-3, 6-15.

II. CÂU GỐC: “Hãy hứa nguyện và trả xong cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi” (Thi Thiên 76:11).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Gia-cốp lập bàn thờ cảm tạ Đức Chúa Trời vì sự chăm sóc của Ngài đối với ông.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời chăm sóc chúng ta, cho nên chúng ta phải biết cảm tạ Ngài.

– Hành động: Em cảm tạ Đức Chúa Trời vì sự chăm sóc của Ngài.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Đức Chúa Trời giải quyết nan đề.

Cùng bàn luận với các em về bài tập “Nan đề của em” trong sách học viên bài 4. Hướng dẫn các em chia sẻ những việc mà em cảm thấy khó thực hiện. Có thể tham khảo các thí dụ trong bài tập. Mục đích là chỉ ra một số khó khăn trong cuộc sống, chúng ta phải nhờ cậy Đức Chúa Trời giải quyết, và cảm tạ Đức Chúa Trời vì sự chăm sóc của Ngài trên đời sống chúng ta.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

(Chuẩn bị: Photo lớn trang tài liệu 8-9 trong sách giáo viên, 2 viên đá).

1. Vào đề.

Bài học trước các em đã biết La-ban và Gia-cốp kết ước sẽ không vượt qua ranh giới để làm hại nhau. Khi La-ban quay trở về, Gia-cốp như vứt đi được một tảng đá. (Giáo viên lấy một viên đá trong người ra để lên bàn). Nhưng Gia-cốp vẫn còn một gánh nặng khác, một tảng đá lớn đeo dai dẳng trong lòng bao nhiêu năm nay. Đây là một nan đề lớn của Gia-cốp! Bài học nầy sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về điều nầy.

2. Bài học.

Có một người khiến Gia-cốp không yên lòng, đó là Ê-sau. Trên đường trở về, Gia-cốp đã sai người đến chỗ của Ê-sau, xin anh tha thứ, nhưng không ngờ đầy tớ trở về nói: “Ê-sau dẫn bốn trăm người đang đi đến!” Gia-cốp lo lắng nghĩ thầm: “Ê-sau sẽ đối xử với mình và gia đình như thế nào? Có lẽ Ê-sau vẫn còn giận, vẫn còn muốn trả thù. Nếu Ê-sau muốn giết mình và cả gia đình, thì thật là đáng sợ. Làm cách nào đây?” (Cho các em xem hình Gia-cốp đang lo lắng).

Gia-cốp là người nhiều mưu kế, ông chia gia nhân làm hai toán, cho mỗi toán coi sóc một nửa số gia súc để khỏi bị mất toàn bộ. Rồi Gia-cốp cầu nguyện khẩn thiết, xin Đức Chúa Trời cứu ông thoát khỏi tay anh mình. Gia-cốp cũng sai gia nhân ba lần đem lễ vật đến tặng Ê-sau, bày tỏ thiện ý mong muốn hòa hảo với anh.

Khi thấy đoàn người của Ê-sau đi đến, Gia-cốp liền chia người nhà thành ba toán, cho Ra-chên và con trai do nàng sinh ra đi sau cùng, còn Gia-cốp thì đi trước để đón Ê-sau.

Ê-sau nhìn thấy một đoàn người và súc vật ở xa xa, biết là của Gia-cốp. Rồi Ê-sau thấy người đi đầu tiên đi rất lạ, cứ đi vài bước lại sấp mình xuống đất, rồi lại đứng dậy đi tiếp, liên tục như vậy đến bảy lần. Nhìn kỹ, Ê-sau nhận ra người đó là Gia-cốp. Quá xúc động, Ê-sau chạy đến ôm hôn Gia-cốp. (Giải thích cho các em biết, thời đó hôn nhau là bày tỏ sự thân thiện). Cả hai anh em đều cảm động và khóc. (Cho các em xem hình Gia-cốp và Ê-sau hòa hảo). Thấy Ê-sau không có ác ý, Gia-cốp liền giới thiệu vợ con cho Ê-sau biết. Ê-sau nói với Gia-cốp: “Các bầy vật em đưa đến làm chi vậy?” Gia-cốp trả lời: “Bởi vì Đức Chúa Trời ban cho em đầy đủ mọi sự. Xin anh hãy nhận lễ vật đó vì anh chịu tha thứ cho em, cũng như Đức Chúa Trời tha thứ cho em vậy!” Gia-cốp cố nài nỉ mãi cho đến khi Ê-sau nhận các lễ vật ấy. Hai anh em họ đã giải hòa với nhau. Bây giờ tảng đá lớn nhất, bấy lâu nay đè nặng trong lòng Gia-cốp được lấy ra! (Lấy một cục đá lớn trong người ra để lên bàn).

Sau đó, Đức Chúa Trời nhắc Gia-cốp phải đến Bê-tên để trả sự hứa nguyện. Bê-tên là nơi Gia-cốp gặp Đức Chúa Trời đầu tiên. Các em có nhớ Gia-cốp từng hứa nguyện: “Nếu Đức Chúa Trời gìn giữ con bình an trở về, thì con sẽ chỉ thờ phượng Chúa và dâng một phần mười tài sản cho Ngài”. Vì thế, Gia-cốp và cả gia đình cùng đi đến Bê-tên, lập một bàn thờ, thờ phượng Đức Chúa Trời và cảm tạ Ngài. Giờ đây, Đức Chúa Trời không chỉ là Đức Chúa Trời của tổ phụ Gia-cốp mà là Đức Chúa Trời của chính ông. Bởi vì Gia-cốp đã kinh nghiệm sự chăm sóc của Đức Chúa Trời – Khi cô đơn Đức Chúa Trời ở cùng, khi thiếu thốn Đức Chúa Trời giúp đỡ, khi nhận lỗi với người khác Đức Chúa Trời đoái xem.

Các em thân mến, có lẽ từ nhỏ các em đã theo ba mẹ hoặc người lớn đến Hội Thánh, và em nghĩ rằng Đức Chúa Trời là của ba mẹ hoặc của người nào đó. Nhưng qua bài học nầy, em có nhận thấy rằng Đức Chúa Trời cũng luôn chăm lo cho em, Ngài là Đức Chúa Trời của em, cũng là Đức Chúa Trời của cô (thầy). Chúng ta hãy luôn cảm tạ Chúa vì những ơn phước Ngài ban cho chúng ta, em nhé.

3. Ứng dụng.

Cho các em thảo luận bằng cách trả lời các câu hỏi sau: Tâm trạng của Gia-cốp thế nào khi sắp gặp lại Ê-sau? Gia-cốp chuẩn bị đón tiếp Ê-sau như thế nào? Cuối cùng, hai anh em họ có kết quả như thế nào? Tại sao Gia-cốp phải trở về Bê-tên? Sau đó hoàn thành bài tập: “Đức Chúa Trời giúp đỡ Gia-cốp như thế nào? (Đáp án: 1c, 2d, 3a, 4b).

Hướng dẫn các em hoàn tất bài tập: “Thư cảm tạ Đức Chúa Trời” trong trang cắt dán, để tỏ lòng cảm tạ Đức Chúa Trời. (Có thể dùng hình vẽ thay cho chữ viết).

 

 

 

(HỌC VIÊN)

BÀI 4. GIA-CỐP CẢM TẠ ĐỨC CHÚA TRỜI (HV)

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 33:1-11; 35:1-3, 6-15.

II. CÂU GỐC: “Hãy hứa nguyện và trả xong cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi” (Thi Thiên 76:11).

III. BÀI TẬP.

A. NAN ĐỀ CỦA EM.

Hãy khoanh tròn những việc em cho là mình khó có thể làm được.

  1. Nhận lỗi khi sai phạm.
  2. Khen người có thành tích tốt hơn mình.
  3. Làm hòa với bạn sau khi cãi nhau.
  4. Chủ động làm bài tập ở nhà.

 

B. ĐỨC CHÚA TRỜI ĐOÁI XEM GIA-CỐP NHƯ THẾ NÀO?

Xem hình vẽ, dùng đường kẻ nối các hình vẽ chữ và số thích hợp lại với nhau.

1. Gia-cốp cô đơn trong đồng vắng.

2. Gia-cốp gặp La-ban và không có việc gì xảy ra.

3. Gia đình Gia-cốp bị La-ban đuổi theo.

4. Gia-cốp lo lắng Ê-sau không tha thứ cho mình.

 

a. Gia-cốp và La-ban chất đá lập giao ước.

b. Ê-sau tha thứ cho Gia-cốp.

c. Gia-cốp mơ thấy thiên sứ.

d. Gia-cốp rời khỏi nhà La-ban với vợ con và tài sản.