Chuyên mục: THIẾU NHI

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 27 Tháng Năm, 2024

BÀI 5. SỐNG CHÂN THẬT.

I. KINH THÁNH: Sáng thế ký 25:27-34, 27:1-45.

II. CÂU GỐC: “Tình yêu thương… chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ, chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật” (I Côrinhtô 13:5-6).

III. BÀI TẬP. 

  1. Lời ai đã nói?

Em đọc những lời sau đây rồi lựa chọn tên người đã nói những lời đó từ thùng tên và điền vào chỗ trống sao cho thích hợp.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 27 Tháng Năm, 2024

BÀI 5. SỐNG CHÂN THẬT

I. KINH THÁNH: Sáng thế ký 25:27-34, 27:1-45.

II. CÂU GỐC: “không cư xử trái lẽ, không kiếm tư lợi, không nhạy giận, không nuôi dưỡng điều dữ, không vui về điều bất công, nhưng vui trong sự thật.” (1Cô-rinh-tô 13:5-6).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Bằng sự lừa dối, Gia-cốp đã đoạt quyền trưởng nam và lời chúc phước dành cho anh mình.

– Cảm nhận: Trong tình yêu thương không có sự lừa dối.

– Hành động: Sống chân thật và đối xử công bằng với mọi người trong gia đình.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

1. Sinh hoạt thứ nhất: Quyền lợi đặc biệt.

    a. Mục đích: Giúp các em nhận biết bối cảnh của câu chuyện Kinh Thánh này.

    b. Tài liệu: Trang tư liệu C sách học viên.

    c. Thực hiện: Câu chuyện Kinh Thánh hôm nay có đề cập đến quyền trưởng nam và giá trị của lời chúc phước. Cho các em mở sách học viên trang tư liệu C, và theo chỉ dẫn hoàn thành bài tập.

2. Sinh hoạt thứ hai: Em sẽ nói gì?

    a. Mục đích: Qua các tình huống, giúp các em tập luyện cách cư xử với những người thân trong gia đình.

    b. Chuẩn bị: Ghi các câu hỏi tình huống vào giấy, gấp lại.

    c. Thực hiện: Giáo viên bỏ các tờ giấy ghi tình huống vào một cái hộp. Chia hai em một tổ, mỗi tổ bóc một tình huống và dựa theo tình huống đó mà trả lời (có thể thực hiện theo phương pháp đóng kịch, nên giới hạn thời gian).

* Các tình huống gợi ý như sau.

– Mẹ đã bảo con cất sách vở gọn gàng, nhưng tại sao con vẫn chứng nào tật nấy vậy hả?

– Em xin lỗi! Em đã làm hư bút máy của chị rồi!

– Ba ơi! Anh Hai đánh con!

– Con đã nói dối mẹ để đi chơi phải không?

– Mẹ ơi! Các chị đang cãi nhau kìa!

– Hu…hu…hu… Sao anh bẻ gãy tay con búp bê của em!

– Chị ơi! Cái áo em dơ rồi nè!

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

(Giáo viên chuẩn bị một ít kẹo và bánh).

Các em thân mến! Cô có một ít kẹo và bánh ở đây. Có em nào đồng ý đổi cho cô vật gì mà em yêu thích nhất để lấy chúng không? Tại sao các em có quyết định như vậy? (Cho các em tự do trả lời). 

Câu chuyện Kinh Thánh hôm nay nói về một cuộc trao đổi giữa hai anh em. Chúng ta cùng xem đây có phải là một cuộc trao đổi công bằng không nhé!

  1. Bài học.

Y-sác và vợ là Rê-bê-ca có hai con trai sinh đôi. Các em thấy thông thường những người sinh đôi thì như thế nào? (Giống nhau, thậm chí có người giống nhau về sở thích, tính tình). Nhưng hai con trai sinh đôi của Rê-bê-ca thì không giống nhau. Người anh sinh ra trước, thân thể đỏ hồng và toàn thân đầy lông, nên cha mẹ đặt tên là Ê-sau, có nghĩa là nhiều lông. Người em sinh ra liền sau đó, tay nắm gót chân người anh nên cha mẹ đặt tên là Gia-cốp, có nghĩa là nắm gót.

Thời gian trôi qua, Ê-sau và Gia-cốp đều đã trưởng thành. Chúng ta không biết hai anh em đã trải qua tuổi thơ như thế nào, nhưng Ê-sau thì năng động, suốt ngày chỉ thích dong ruổi ngoài đồng săn bắn. Trong khi đó, Gia-cốp thì thích ở yên tĩnh trong nhà, phụ giúp mẹ. Vì vậy, bà Rê-bê-ca yêu thương Gia-cốp hơn, còn ông Y-sác thì yêu thương Ê-sau hơn.

Ê-sau không quan tâm đến việc gì hơn là săn bắn, ngay cả quyền trưởng nam, chàng cũng xem nhẹ. Địa vị trưởng nam đối với người Do-thái có quyền lợi rất lớn (Cho các em đã thực hiện phần sinh hoạt thứ nhất chia sẻ).

Một hôm, Gia-cốp ở nhà đang nấu canh đậu đỏ, thì Ê-sau đi săn về mồ hôi nhễ nhại. Chàng vừa mệt vừa đói. Mùi thơm của canh đậu đỏ bốc lên khiến Ê-sau càng đói cồn cào. Ê-sau liền nói với Gia-cốp: “Anh đói quá! Cho anh một chén canh gì đỏ đỏ đó được không?” Các em đọc Sáng thế ký 25:30-33 xem Gia-cốp có cho Ê-sau ăn không? (Mời hai em nam đọc đối thoại phần nầy).

Các em thấy cuộc trao đổi này có công bằng không? Tất cả chúng ta đều thấy không công bằng, nhưng Ê-sau thì không quan tâm, miễn sao giải quyết cơn đói là được. Các em nghĩ như thế nào về hành động của Ê-sau và Gia-cốp? (Cho các em tự do phát biểu).

Việc này rồi cũng trôi qua. Một thời gian khá lâu sau đó, cha của Ê-sau và Gia-cốp đã già. Ông cảm thấy mình sắp qua đời nên muốn chúc phước cho Ê-sau, con trai trưởng nam của ông. Chúc phước có nghĩa là gì? (Cho các em đã hoàn thành phần sinh hoạt thứ nhất trả lời).

Trước khi chúc phước cho con, Y-sác muốn ăn một món ngon được chế biến từ thịt thú rừng mà Ê-sau săn được. Ê-sau liền vội vã cầm cung tên ra đồng.

Trước khi Ê-sau trở về, thì ở nhà đã xảy ra một việc. Bà Rê-bê-ca  nghe được cuộc nói chuyện giữa hai cha con, nên cùng Gia-cốp lập mưu để người cha chúc phước cho Gia-cốp, chứ không phải cho Ê-sau. Các em đọc Sáng thế ký 27:9-10 xem Rê-bê-ca bày mưu cho Gia-cốp như thế nào?

Chờ mẹ nấu xong, Gia-cốp lấy áo của anh mình mặc vào, lấy da dê bọc hai tay và choàng quanh cổ để giả làm Ê-sau (vì Ê-sau có nhiều lông), rồi bưng thức ăn đến mời cha.

Lúc bấy giờ, đôi mắt của Y-sác đã mờ, nên Gia-cốp nói dối mình là Ê-sau. Cha chàng cảm thấy là lạ nên bảo con đến gần, và lấy tay rờ xem có đúng là Ê-sau không. Y-sác không thể hiểu được vì ông nghe giọng nói thì giống con trai út, còn đôi tay thì giống con trai trưởng. Để cho chắc chắn, Y-sác hỏi một lần nữa: “Con có phải là Ê-sau không?” Gia-cốp thưa: “Thưa cha! Phải, con là Ê-sau đây”. Y-sác liền ăn và sau đó chúc phước cho Gia-cốp, mà cứ tưởng là chúc phước cho con trưởng nam của mình. Các em đọc Sáng thế ký 27:27-29 xem Gia-cốp được phước gì? (Được Đức Chúa Trời ban mọi thứ tốt nhất, được quyền trên các anh em mình).

Sau đó, Ê-sau trở về nhà và vội vàng làm thức ăn dâng lên cho cha. Lúc này, Y-sác mới biết mình bị con trai út lừa, còn Ê-sau thì biết mình đã bị cướp mất lời chúc phước dành cho con trưởng nam. Các em nghĩ Ê-sau cảm thấy thế nào? (Căm giận). Ê-sau định bụng chờ cha qua đời sẽ giết Gia-cốp để trả thù. Vì thế, Gia-cốp phải chạy đến nhà cậu mình để trốn khỏi cơn tức giận của Ê-sau. Tình cảm gia đình rạn nứt. Anh em thù ghét nhau, và bà Rê-bê-ca phải xa cách đứa con trai yêu dấu của mình. Sự lừa dối đã đem đến nỗi buồn cho gia đình của Y-sác.

  1. Ứng dụng.

     a. Ôn lại câu chuyện.

Cho các em mở sách học viên bài số 5, và theo gợi ý hoàn thành bài tập “Lời ai đã nói”. Sau đó hỏi các em: “Mỗi lời nói có gì sai, hoặc hành động nào không công bằng?” Gia-cốp đã làm hai việc gì không công bằng với Ê-sau? Điều đó mang lại hậu quả gì?

     b. Học câu gốc.

Cho các em đọc câu gốc, sau đó thảo luận: “Một người sống chân thật thì sẽ có những biểu hiện như thế nào trong đời sống?” (…không cư xử trái lẽ, không kiếm tư lợi, không nhạy giận, không nuôi dưỡng điều dữ, không vui về điều bất công, nhưng vui trong sự thật). “Điều gì giúp chúng ta có thể sống chân thật với mọi người?” (Tình yêu thương).

     c. Áp dụng vào đời sống.

Trong gia đình đôi khi cũng có những xích mích xảy ra. Cho các em theo gợi ý làm bài tập “Đừng mắc câu”, sau đó chia sẻ: “Làm thế nào để có thể tránh những sai lầm đó?” (Cho các em chia sẻ những gì đã viết).  

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 27 Tháng Năm, 2024

BÀI 5. ĐƯỜNG LỐI CỦA CHÚA

I. KINH THÁNH: Giăng 12:12-19.

II. CÂU GỐC: “Đức Giê-hô-va phán: Ý tưởng Ta chẳng phải ý tưởng các ngươi, đường lối các ngươi chẳng phải đường lối Ta”(Ê-sai 55:8).

III. BÀI TẬP.

  1. Suy gẫm câu gốc tuần nầy.

   Khi Chúa Jêsus cưỡi lừa tiến vào thành Giê-ru-sa-lem, dân chúng tung hô Ngài là vua. Họ tưởng Ngài sẽ giải thoát họ khỏi tay người La-mã, nhưng Ngài không làm theo ý họ.

   Hôm nay, Chúa không làm theo ý chúng ta, vì kế hoạch và ý muốn của Chúa rất khác chúng ta. Chúng ta không biết tại sao Chúa không làm theo ý chúng ta, nhưng biết rằng kế hoạch của Chúa lúc nào cũng tốt nhất.

     a. Có lúc nào em cảm thấy Chúa không chăm lo cho em không? Nếu có, em đánh dấu x vào những câu mà em đã cảm thấy Chúa không chăm lo cho em trong những ngày qua.

     b. Nếu thực sự em cảm thấy như vậy, hãy đọc lời hứa của Chúa, rồi viết lên tấm bìa, treo trên tường để ghi nhớ.

   “Và nầy, Ta luôn ở với các con cho đến tận thế.”
(Ma-thi-ơ 28:20).

   “Hãy kêu cầu Ta trong ngày gian truân, Ta sẽ giải cứu ngươi và ngươi sẽ tôn vinh Ta.” (Thi Thiên 50:15).

  “Ta sẽ nhậm lời họ trước khi họ kêu cầu Ta; Họ còn đang nói, Ta đã nghe rồi”  (Ê-sai 65:24).

   “Thật, Ta bảo thật các ngươi, ai tin thì được sự sống đời đời” (Giăng 6:47).

   “Còn nếu chúng ta xưng tội mình thì Ngài là thành tín, công chính sẽ tha tội cho chúng ta và tẩy sạch chúng ta khỏi mọi điều bất chính” (1Giăng1:9).

  1. Cách làm những tấm bìa treo.

   Em cắt 5 tấm bìa hình dáng khác nhau (vuông, tròn, tam giác…). Trên mỗi tấm bìa, một mặt em viết lời hứa của Chúa, mặt kia em viết cảm nghĩ của mình khi nghĩ rằng Chúa không chăm lo cho em. Sau đó lấy chỉ treo hết 5 tấm bìa lên một khúc cây, chú ý treo sao cho khúc cây thăng bằng.

  1. Tạ ơn Chúa.

   Tuy nhiều khi em không hiểu vì sao Chúa làm như vậy, nhưng Kinh Thánh hứa rằng Chúa chăm lo cho em. Vì vậy, mong em viết lời cảm tạ của mình vào khung dưới đây, rồi cầu nguyện tạ ơn Chúa.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 16 Tháng Năm, 2024

BÀI 3. VUI MỪNG

 

I. KINH THÁNH: Ga-la-ti 5:22-23, ( tham khảo Rô-ma14:17-18; 1Tê-sa-lô-ni-ca5:16).

II. CÂU GỐC: “Đừng buồn thảm vì sự vui vẻ về Đức Giê-hô-va là sức mạnh của anh em.” (Nê-hê-mi 8:10b).

III. BÀI TẬP.

  1. Kinh Thánh chép rằng.

   Đố em những câu Kinh Thánh sau đây nói gì? Em thử chọn 1 câu rồi dùng hình vẽ để diễn đạt ý của câu Kinh Thánh đó.

   Gia-cơ 1:2. Rô-ma 14:17-18. Phi-líp 4:4. 1Tê-sa-lô-ni-ca 5:16.

  1. Trở ngại, phương cách, kết quả.

   Em phân biệt các hạng được liệt kê ra dưới đây, điều nào ngăn cản không thể nhận được sự vui mừng, phương cách nào để nhận được sự vui mừng, kết quả của sự vui mừng là gì? Em sắp xếp sao cho phù hợp.

 

Phương pháp có sự vui mừng

 

Kết quả của sự vui mừng

 

Ngắn cảnsự vui mừng

 

    3. Hình thế chữ.

Em vẽ hình vào chỗ trống trong câu gốc sao cho phù hợp.

   “Đừng buồn thảm ……………… Đức Giê-hô-va ………………..của anh em.” (Nê-hê-mi 8:10).

   Cha trên trời yêu dấu!

   Hôm nay, con mới hiểu một đời sống không có sự vui mừng là không đẹp lòng Ngài. Ngài muốn đời sống của con đầy sự vui mừng, nhưng vì tội lỗi khiến con không nhận được điều đó. Cầu xin Ngài tha thứ cho con, và giúp con vâng lời Chúa, để đời sống con tràn ngập niềm vui. Con cầu nguyện nhân danh Chúa Jêsus, A-men!

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 16 Tháng Năm, 2024

BÀI 3. VUI MỪNG

I. KINH THÁNH: Ga-la-ti 5:22-23, ( tham khảo Rô-ma14:17-18; 1Tê-sa-lô-ni-ca5:16).

II. CÂU GỐC: “Đừng buồn thảm vì sự vui vẻ về Đức Giê-hô-va là sức mạnh của anh em.” (Nê-hê-mi 8:10b).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

  – Biết: Một số trở ngại khiến em không nhận được sự vui mừng, và phương cách để nhận được sự vui mừng.

  – Cảm nhận: Sự vui mừng giúp vượt qua mọi khó khăn.

  – Hành động: Học và thực hành phương cách giúp em nhận được sự vui mừng.

IV. GIÁO VIÊN SUY GẪM.

   Chúa Jêsus đến thế gian để ban cho con người sự sống dư dật và sự vui mừng. Phao-lô đã từng khuyên các tín hữu phải vui mừng (1Tê-sa-lô-ni-ca 5:16). (Rô-ma 14:17-18) cho chúng ta biết, một đời sống có sự vui mừng là đời sống đẹp lòng Đức Chúa Trời. Nếu Cơ đốc nhân lúc nào cũng than vãn, mặt mày luôn “ủ dột”, thì làm sao có thể thuyết phục người chưa tin Chúa? Cho nên sự vui mừng là một phẩm chất của Cơ đốc nhân.

   Tuy nhiên trong thực tế, đời sống của Cơ đốc nhân không phải lúc nào cũng bằng phẳng, tràn đầy sự vui mừng, phước hạnh. Nhưng có được sự vui mừng trong hoạn nạn, trong thử thách, trong nghịch cảnh là đỉnh cao của đời sống đức tin.

   Tại sao có những Cơ đốc nhân không nhận được sự vui mừng? Có những lý do sau:

   – Thứ nhất: Tội lỗi. Tội lỗi phá vỡ mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời với con người. Nếu chúng ta còn giữ tội lỗi trong lòng, thì sẽ không nhận được sự vui mừng.

   – Thứ hai: Không tiếp nhận sự dạy dỗ của Chúa. Hê-bơ-rơ 12:11 chép: “Tất cả sự sửa phạt lúc nầy dường như chỉ làm cho đau đớn chứ không phải là vui mừng, nhưng về sau sinh ra bông trái công chính và bình an cho những người đã chịu luyện tập như vậy.” Chúng ta cần phải nhận biết sự yếu đuối và tội lỗi của mình, thì mới sẵn sàng tiếp nhận sự dạy dỗ của Chúa, vì “Chúa sửa phạt người Ngài yêu” (Hê-bơ-rơ12:6).

   – Thứ ba: Không chịu trải qua thử thách. Chúa dùng thử thách

để rèn luyện đức tin chúng ta trưởng thành trong đời sống theo Chúa. Người trưởng thành trong đời sống theo Chúa sẽ tràn ngập vui mừng. Chúng ta không chịu trải qua thử thách thì chúng ta cũng không thể đạt đến sự vui mừng trọn vẹn.

   – Thứ tư: Đặt đức tin không đúng chỗ. Chỉ có Đức Chúa Trời

mới ban cho chúng ta sự vui mừng thật sự, còn sự vui mừng mà con người đem lại sẽ không bền lâu, thuận cảnh cũng không luôn tồn tại. Đối với thiếu nhi, các em chưa kinh nghiệm hoặc chưa thể hiểu rõ điều nầy, nên khi giảng dạy, bạn chỉ đề cập đến 3 lý do trên mà thôi.

   Làm thế nào để có thể nhận được sự vui mừng? Có những phương cách sau đây: Ăn năn tội, tin cậy Đức Chúa Trời, cảm tạ Chúa trong mọi hoàn cảnh.

   Sự vui mừng là một trong những “hương vị”của trái Thánh Linh. Bài học nầy khích lệ các em nhờ cậy Đức Thánh Linh để đời sống luôn có sự vui mừng.

V. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

   *Ngôn ngữ bằng tay.

  1. Chuẩn bị: Kinh Thánh (1Tê-sa-lô-ni-ca5:16 hoặc vài câu khác nói về sự vui mừng).
  2. Thực hiện: Chia các em làm hai nhóm. Mỗi nhóm cử một em lên xem câu Kinh Thánh rồi trở về nhóm mình diễn tả bằng động tác để nhóm mình đoán. Nhóm nào đoán đúng trước thì nhóm đó thắng.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Các em thân mến! Điều gì khiến các em có thể vui mừng? (Cho các em chia sẻ). Sự vui mừng là một trong những “hương vị” của trái Thánh Linh. Dầu vậy, đời sống của chúng ta không phải lúc nào cũng có sự vui mừng. Bây giờ, chúng ta cùng nghe trường hợp của bạn Minh, và tìm hiểu xem một số trở ngại khiến Minh không nhận được sự vui mừng, và phương cách để Minh nhận được sự vui mừng (Sử dụng trang tài liệu 6-8 sách giáo viên) xem lại.

  1. Bài học.

     a. Lý do không nhận được sự vui mừng.

   Ba của Minh dặn Minh sau khi tan học phải nhanh chóng trở về nhà làm bài tập, cho đến chiều ba đi làm về sẽ dẫn em đến nhà bà nội ăn cơm. Nhưng sau khi trở về nhà, Minh mở ti-vi xem phim hoạt hình rồi sau đó chơi trò chơi điện tử. Chơi chán chê, Minh mới mở bài tập ra làm, nhưng lúc nầy ba sắp về.

   Các em đoán xem tâm trạng của bạn Minh lúc nầy như thế nào? Có vui vẻ không? Tại sao? (Cho các em trả lời). Bạn ấy đã không làm theo lời ba dặn, nên trong lòng cảm thấy lo lắng. (Giáo viên ghi chữ TỘI LỖI lên bảng). Các em thân mến! Khi các em làm những điều không đẹp lòng Đức Chúa Trời, thì trong lòng sẽ không thấy vui vẻ. Tội lỗi ngăn trở chúng ta nhận sự vui mừng từ Đức Chúa Trời.

   Khi ba của Minh trở về nhà thì Minh vẫn chưa làm bài xong. Ba của Minh rất giận, la rầy Minh và buộc Minh phải làm bài tập xong rồi mới được đi đến nhà bà nội. Minh không những không biết lỗi mà còn lằm bằm, phụng phịu.

   Các em suy nghĩ xem vì sao bạn Minh không vui? (Giáo viên ghi TỪ CHỐI DẠY BẢO lên bảng). Vì bạn ấy không nhìn nhận mình có lỗi, và cũng không tiếp nhận sự dạy bảo của ba. Ba của Minh la mắng Minh là muốn cho bạn ấy tốt hơn. Cha Trên Trời của chúng ta cũng vậy, Ngài muốn các em trở thành người tốt nên đã dùng ba mẹ, thầy cô…để dạy dỗ các em. Đó là vì Ngài yêu thương các em.

   Chúng ta cùng quay trở lại câu chuyện của bạn Minh. Trên đường đi đến nhà của bà nội, Đức Thánh Linh làm việc trong lòng của Minh, khiến Minh nhận biết việc làm sai trái của mình. Minh cúi đầu cầu nguyện xin Chúa tha thứ, và xin lỗi ba. Các em đoán xem sau khi xin lỗi ba, Minh cảm thấy như thế nào? (Cho các em trả lời).

     b. Phương cách để có sự vui mừng.

   Các em thân mến! Qua câu chuyện của bạn Minh, các em đã thấy lý do tại sao bạn Minh không nhận được sự vui mừng rồi phải không? Bây giờ các em suy nghĩ xem, có cách nào để chúng ta nhận được sự vui mừng không? (Cho các em nói ra ý kiến của mình).

   – Ăn năn tội: Nếu tội lỗi vẫn còn ở trong lòng thì không thể nào nhận được sự vui mừng, trừ khi các em xưng nó ra và cầu xin Chúa tha thứ. Các em thấy khi Minh biết lỗi của mình, em xin Chúa tha thứ và xin lỗi ba, thì trong lòng cảm thấy nhẹ nhàng, và nhận được sự vui mừng.

   – Tin cậy Chúa: Khi gặp hoàn cảnh khó khăn, thử thách, các em tin cậy Đức Chúa Trời để có sự vui mừng là rất quan trọng. Đức Chúa Trời cho phép những điều không hay xảy đến cho bản thân em (hoặc gia đình) là có ý tốt, và Ngài sẽ đi cùng, chăm sóc các em trong hoàn cảnh khó khăn, miễn các em tin cậy Ngài. Các em còn nhớ Phao-lô và Si-la không? Hai ông vì danh Chúa Jêsus bị bắt bỏ vào tù, có lính canh giữ cẩn thận. Ở trong ngục tối, hai chân bị xiềng xích, nếu các em là Phao-lô và Si-la thì sẽ cảm thấy như thế nào? Các em đọc Công Vụ 16:25 xem hai ông đã làm gì? (Cầu nguyện và hát ca ngợi Chúa). Hai ông tin cậy Chúa nên có sự vui mừng trong khó khăn.

   – Tạ ơn Chúa: Thông thường, chúng ta dễ dàng tạ ơn Chúa khi nhận được niềm vui và phước hạnh, nhưng rất khó nói lời tạ ơn khi đang ở trong hoàn cảnh khó khăn. (Cho các em nêu ví dụ hoặc kinh nghiệm cá nhân của các em). Nhưng Kinh Thánh chép rằng: “Hãy cảm tạ Chúa trong mọi hoàn cảnh, vì đó là ý muốn của Đức Chúa Trời đối với anh em trong Đấng Christ Jêsus.” (1Tê-sa-lô-ni-ca 5:18). Đức Chúa rời muốn các em tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh để có sự vui mừng. Nếu các em tin cậy Chúa thì mới có thể tạ ơn Ngài được.

     c. Kết quả của sự vui mừng.

   Sự vui mừng đem lại kết quả gì cho đời sống của các em? (Cho các em suy nghĩ và trả lời).

   – Đẹp lòng Đức Chúa Trời: (Mời một em đọc Rô-ma 14:17-18).

   Đời sống của các em có sự vui mừng khiến Đức Chúa Trời đẹp lòng. Sự vui mừng bày tỏ các em có lòng tin cậy, có sự phó thác, có lòng yêu mến Chúa. Điều đó khiến Đức Chúa Trời vui lòng. Ngài sẽ chăm sóc, dẫn dắt, bảo vệ, gìn giữ các em dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất.

   – Thân thể, tâm hồn được sức mạnh: Một người buồn rầu thì cảm thấy tinh thần uể oải, tay chân không muốn nhúc nhích, không muốn làm gì hết, thậm chí không muốn ăn. Nhưng một người có sự vui mừng thì mọi cử động của người ấy nhanh nhẹn hơn, khoẻ mạnh hơn, nhảy cao hơn, yêu đời hơn…Đúng vậy! Sự vui mừng đem lại cho các em sức mạnh trong cuộc sống.

   Các em thân mến! Sự vui mừng là “hương vị” trái Thánh Linh, và rất cần thiết cho các em trong cuộc sống. Vì vậy, các em cần nhờ cậy Đức Thánh Linh dẫn dắt, để đời sống luôn có sự vui mừng.

  1. Ứng dụng.

     a. Mời một em tình nguyện chia sẻ chuyện không vui của mình. Các em khác sẽ tìm nguyên nhân khiến không có sự vui mừng, và đưa ra ý kiến để giúp đỡ. Giáo viên dựa theo ý kiến của các em để chỉ ra mối liên hệ giữa sự trở ngại và phương cách để có sự vui mừng.

     b. Cho các em làm bài tập phần 3 “Hình thế chữ”.

     c. Điện tâm đồ vui mừng (trang tài liệu 9 sách giáo viên): Phát cho mỗi em 1 tờ “Điện tâm đồ vui mừng” trong trang tài liệu. Hướng dẫn các em ghi tâm trạng vui mừng của một ngày trong suốt một tuần. Chỉ số 0: Bày tỏ tâm trạng bình thường. Số +……: Bày tỏ tâm trạng vui mừng. Số -……: Bày tỏ tâm trạng không vui mừng. Đánh dấu x và nối lại sẽ có điện tâm đồ vui mừng của em. Sau đó ghi chuyện gì đã xảy ra lúc có chỉ số cao nhất và thấp nhất, tuần sau sẽ chia sẻ trước lớp. Hoạt động nầy sẽ giúp các em nhận biết tâm trạng của mình, và có cơ hội để bày tỏ. Qua hoạt động này, giáo viên sẽ biết tâm tư tình cảm của các em. Cuối cùng, giáo viên khích lệ các em thực hành sự dạy dỗ của bài này, cầu nguyện xin Đức Thánh Linh giúp đỡ và dẫn dắt thực hành phương cách để có sự vui mừng.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 15 Tháng Năm, 2024

BÀI 3. CHỌN NGƯỜI LÃNH ĐẠO TỐT

I. KINH THÁNH: Dân số 27:15-23, Phục truyền 31:1-8, 34:1-12.

II. CÂU GỐC: “Đừng xao lãng ân tứ trong con, là ân tứ đã ban cho con qua lời tiên tri khi hội đồng trưởng lão đặt tay trên con.” (1Ti-mô-thê 4:12).

III. BÀI TẬP.

1. Sáng tác câu chuyện.Em dùng tài liệu phía dưới để viết một câu chuyện về “Người lãnh đạo tốt”.

 

Nhân vậtBa, mẹ, Anh, chị

Hàng xóm, người lạ

Hiệu trưởng, giáo viênBạn thân, bạn học

Địa điểmTrường học

Trong nhà, bãi biển

Công viên, đường phố, Chợ

Vấn đềTranh cãi, lạc đường, cô đơn, bị thương

Không đạt

Biểu hiệnDũng cảm

Vâng phục

Vui lòng giúp đỡ

Tin cậy Chúa

 

Ví dụ: Một hôm, mẹ đi chợ thì thấy một em bé bị lạc trên đường phố…

  1. Người lãnh đạo mới.

Em dựa vào mỗi số sau đường kẻ ngang để tìm từ thích hợp trên con đường lên núi, rồi điền vào chỗ trống (phải theo hướng mũi tên).

   Dân Y-sơ-ra-ên lưu lạc trong ___ ___ (3) ___ ___ ___ (5). Đức Chúa Trời ___ ___ (10) với Môi-se. Lúc ấy, Môi-se đã ___ ___ (16). Đức Chúa Trời cho biết ông sắp phải ___ (8). Môi-se ___ ___ (12) Đức Chúa Trời chọn người ___ ___ (6) mới. Đức Chúa Trời bảo Môi-se tập họp ___ ___ (1) và ___ ___ ___ (2) _______ (4), tuyên bố ___ ___ (13) là người lãnh đạo mới của họ. Môi-se đặt tay trên ___ (9) của Giô-suê và nói: “Hãy ___ ___ (11), phải có ___ ___ (15) nơi Đức Chúa Trời. Sau đó, Môi-se đi lên ___ ___ (7) Nê-bô và chết tại đó. Dân sự rất ___ ___ (14) ông, và họ tiếp tục đi theo người lãnh đạo mới của họ.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 15 Tháng Năm, 2024

BÀI 3. CHỌN NGƯỜI LÃNH ĐẠO TỐT

I. KINH THÁNH: Dân số 27:15-23, Phục truyền 31:1-8, 34:1-12.

II. CÂU GỐC: “Đừng xao lãng ân tứ trong con, là ân tứ đã ban cho con qua lời tiên tri khi hội đồng trưởng lão đặt tay trên con.” (1Ti-mô-thê 4:12).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Đức Chúa Trời chọn Giô-suê làm người lãnh đạo kế vị Môi-se.

– Cảm nhận: Giô-suê có những phẩm chất của một người lãnh đạo tốt.

– Hành động: Học tập làm một người lãnh đạo tốt trong tuần này.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Nhớ lại nhân vật.

  1. Mục đích: Giúp các em nhớ lại những việc làm của nhân vật trong bài học này.
  2. Chuẩn bị: Giấy bìa cứng, tư liệu về Giô-suê trong hai bài học trước.
  3. Thực hiện: Trước hết, giáo viên ghi những câu ngắn tư liệu về Giô-suê lên miếng bìa cứng, rồi đem giấu trong lớp (dưới ghế, bàn, sau cánh cửa…). Khi thực hiện, cho các em tìm những miếng bìa tư liệu đó. Sau khi tìm được tất cả những miếng giấy bìa cứng đó, các em sẽ dựa trên tư liệu ngắn gọn ghi trên đó để nhắc lại việc làm của Giô-suê. Ví dụ: Tư liệu trên miếng bìa cứng là “Thám tử Giô-suê”, các em sẽ nhắc lại Giô-suê đã có thái độ như thế nào khi do thám xứ Ca-na-an?

Tư liệu gợi ý như sau: Giúp đỡ Môi-se, tin cậy Đức Chúa Trời, làm điều đúng, khích lệ người khác, can đảm, vâng lời…

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Các em thân mến! Có công việc gì, hoặc vật gì mà các em rất ưa thích, nhưng phải chờ đợi một thời gian khá dài mới có thể làm được hoặc mới mua được không? (Cho các em tự do phát biểu). Thật vậy, khi phải chờ đợi, thì tự nhiên các em sẽ thấy thời gian chờ đợi đó thật là dài phải không?

Các em biết không, dân Ysơ-ra-ên phải chờ đợi trong 40 năm mới được vào Đất Hứa. Tại sao họ phải chờ đợi như vậy? (Cho các em nhắc lại bài cũ). Cuối cùng, ngày họ mong đợi cũng đã đến! Ngày mà Đức Chúa Trời cho phép họ đi vào Đất Hứa.

  1. Bài học.

Lúc bấy giờ, Môi-se đã 120 tuổi. Đức Chúa Trời cho Môi-se biết ông sắp qua đời. Môi-se sẵn sàng vâng phục Đức Chúa Trời, nhưng ông lo lắng dân sự sẽ ra sao nếu không có người lãnh đạo? Các em đọc Dân số 27:16-17 xem Môi-se cầu xin Đức Chúa Trời điều gì?

Dân Y-sơ-ra-ên cần một người lãnh đạo. Theo các em, ai là người thích hợp để thay thế Môi-se? Tại sao? (Cho các em trả lời). Các em đọc Dân số 27:18-20 xem Đức Chúa Trời bảo Môi-se chọn ai và tại sao phải chọn người đó?

Vậy là Giô-suê sẽ là người lãnh đạo mới của dân Y-sơ-ra-ên. Môi-se rất vui vì ông biết Giô-suê là người kính sợ và vâng phục Đức Chúa Trời. Những việc làm nào của Giô-suê cho các em thấy ông sẽ là người lãnh đạo tốt? (Cho các em chia sẻ phần sinh hoạt đầu giờ). Giô-suê hoàn toàn thích hợp với chức vụ này. Đức Chúa Trời đã chuẩn bị Giô-suê, huấn luyện ông để ông trở thành người lãnh đạo tốt cho dân Ysơ-ra-ên. 

Môi-se làm theo lời Đức Chúa Trời, ông tập họp dân Ysơ-ra-ên lại và bảo họ. “Ngày nay, ta đã được 120 tuổi, không thể tiếp tục hướng dẫn các ngươi được nữa, nhưng Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi sẽ đi trước các ngươi. Ngài sẽ bảo vệ và hướng dẫn các ngươi vào xứ. Ngài cũng ban cho các ngươi người lãnh đạo mới là Giô-suê”. Tiếp đó, Môi-se khích lệ dân sự: “Hãy vững lòng bền chí, đừng sợ dân Ca-na-an, vì Đức Chúa Trời đi cùng các ngươi. Ngài không lìa khỏi các ngươi, cũng không từ bỏ các ngươi đâu!”

Sau đó, Giô-suê đi lên đứng trước mặt Môi-se, thầy tế lễ Ê-lê-a-sa và cả dân sự. Môi-se vâng theo mạng lệnh của Đức Chúa Trời đặt tay lên đầu Giô-suê, tuyên bố Giô-suê là người lãnh đạo mới của dân Y-sơ-ra-ên và khích lệ ông. Các em đọc Phục truyền 31:7-8 xem Môi-se khích lệ Giô-suê như thế nào? (Vững lòng bền chí, đừng sợ hãi vì Đức Chúa Trời sẽ ở cùng).

Cuối cùng, Môi-se nhắc nhở dân sự phải ghi nhớ lời Đức Chúa Trời và vâng theo, cũng truyền dạy cho con cháu vâng theo điều răn của Đức Chúa Trời nữa. Như thế, họ và con cháu họ sẽ nhận được phước hạnh Đức Chúa Trời ban cho.        

Sau khi nói chuyện với dân sự xong, Môi-se từ giã họ rồi đi lên núi Nê-bô. Tại đó, Đức Chúa Trời cho Môi-se nhìn thấy toàn xứ Ca-na-an rồi ông qua đời. Kinh Thánh cho chúng ta biết Đức Chúa Trời chôn cất Môi-se, nhưng không cho biết mộ Môi-se ở đâu. Dân Y-sơ-ra-ên để tang Môi-se 30 ngày. Chắc họ rất thương tiếc ông.

Giô-suê bắt đầu vào chức vụ. Điều đầu tiên ông phải làm là hướng dẫn dân sự tiến chiếm Đất Hứa. Ông có hoàn thành nhiệm vụ của mình không? Tuần sau chúng ta sẽ biết nhé!

  1. Ứng dụng.

         a. Ôn lại câu chuyện.

Cho các em mở sách học viên bài số 3, và theo chỉ dẫn hoàn thành bài tập “Người lãnh đạo mới”. Sau đó cho các em thảo luận: “Giô-suê có tính cách đặc biệt nào để ông có thể làm một người lãnh đạo tốt? Em nghĩ Giô-suê cảm thấy như thế nào khi nhận lấy trách nhiệm lãnh đạo?

         b. Học câu gốc.

Hướng dẫn các em đọc câu gốc, sau đó thảo luận: “Ai là gương tốt cho em trong lời nói (không nói dối, nói tục, nói lời hung dữ…), hoặc nết làm (làm điều đúng, vâng phục…), hoặc sự yêu thương (giúp đỡ, chia sẻ…) hoặc đức tin (tin cậy và vâng theo lời Chúa), hoặc sự tinh sạch (không làm điều xấu, điều sai trái)?

         c. Áp dụng vào đời sống.

Giáo viên thảo luận với các em: “Mỗi người chúng ta đều có thể trở thành những người lãnh đạo tốt. Các em sẽ trở thành người lãnh đạo tốt đối với em trai hoặc em gái mình, hoặc bạn bè trong lớp. Em sẽ trở thành người lãnh đạo trên phương diện nào? (Học tập, lao động, học lời Chúa…). Tiếp đó, cho các em theo hướng dẫn hoàn thành bài tập “Sáng tác câu chuyện” và chia sẻ những gì mình đã viết. Khích lệ các em thực hiện vai trò người lãnh đạo nhỏ trong tuần này.

(Giáo viên có thể dựa vào tài liệu sáng tác một câu chuyện trước, để hướng dẫn các em dễ dàng hơn).

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 13 Tháng Năm, 2024

BÀI 3. TÌNH CHA CON

I. KINH THÁNH: Lu-ca15:11-32.

II. CÂU GỐC: “Anh em không còn là nô lệ nữa mà là con; và nếu là con, thì anh em cũng là người thừa kế.”(Ga-la-ti 4:7).

III. BÀI TẬP.

  1. Kịch nói.

   (Nếu em nhận một vai trong vở kịch nầy, em cần phải tập nhiều lần mới diễn tốt được).

  + Người dẫn chuyện: Sáng thứ bảy, Cường, Đạt và ông Trần đang ăn sáng với nhau.

   – Ông Trần: Trưa nay chúng ta sẽ đi xem bóng đá, ba biết các con rất phấn khởi, nhưng các con phải lau dọn nhà cửa, bàng hế và nhà bếp sạch sẽ trước khi đi.

   + Người dẫn chuyện: Cường, Đạt bắt đầu lau dọn, nhưng lau dọn được một lúc thì lại bỏ đó quay ra chơi đá dế.

   – Ông Trần: Nếu trưa nay các con chưa làm xong thì không được đi xem bóng đá.

   – Đạt (nói với Cường): Em nghĩ ra cách rồi! Bây giờ chúng ta chia nhau ra làm, mỗi người một việc sẽ nhanh hơn.

   – Cường: Hay đấy! Vậy anh lau nhà, em lau bàn và nhà bếp.

   + Người dẫn chuyện: Hai anh em bắt tay làm việc hăng say. Nhưng một lát sau, bạn của Đạt đến tìm. Đạt liền ra gặp bạn, còn Cường vẫn tiếp tục làm việc của mình.

   – Cường (lẩm bẩm): Chắc Đạt không được đi xem bóng đá rồi, mình cố gắng làm nhanh lên để ba thấy mình siêng năng hơn nó (nhanh tay hơn).

   + Người dẫn chuyện: Đến trưa, Cường đã làm xong phần việc của mình.

   – Cường (nhìn Đạt): A! Đến giờ cơm rồi mà em vẫn chưa làm xong, chắc em không được đi xem bóng đá đâu, còn anh thì xong hết rồi!

    – Đạt (khẩn khoản): Anh giúp em một tay với, em sẽ…

   – Ông Trần: Các con mau ra ăn cơm, đến giờ rồi!

   – Cường: (Lẩm bẩm) Ba thấy mình làm xong mà chẳng khen một tiếng nào, chán thật! Còn nữa, ba biết Đạt làm chưa xong mà…Thật là không công bằng.

   – Ông Trần: Để đi xem bóng đá về rồi lau dọn tiếp.

  1. Đức Chúa Trời yêu em.

     a. Em đọc ví dụ về “Tình cha con” (Lu-ca 15:11-32), tìm và ghi ra những ý chính nói về lòng yêu thương của Đức Chúa Trời. Chú ý là trong câu chuyện trên, Đức Chúa Trời giống như người cha.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

     b. Phải nhớ rằng Đức Chúa Trời lúc nào cũng yêu các em. Em viết vào khung dưới đây.

   Trong tuần nầy, Đức Chúa Trời yêu em như thế nào? Em viết những lời tạ ơn Đức Chúa Trời, vì Đức Chúa Trời luôn ở bên cạnh em cho dù trời mưa hay nắng, lúc em buồn hay vui, tốt hay xấu.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 13 Tháng Năm, 2024

BÀI 3. TÌNH CHA CON

I. KINHTHÁNH: Lu-ca15:11-32.

II. CÂU GỐC: “Anh em không còn là nô lệ nữa mà là con; và nếu là con, thì anh em cũng là người thừa kế.”(Ga-la-ti 4:7).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Chúa Jêsus kể ví dụ nầy để bày tỏ tình yêu thương và sự tha thứ của Ngài đối với những người có tội ăn năn.

– Cảm nhận: Tình yêu và sự tha thứ của Chúa là vô bờ bến mà nhiều khi chúng ta không thể hiểu hết được.

– Hành động: Qua ví dụ nầy, các em có thể kể thêm nhiều điều về tình yêu của Chúa, và cầu nguyện cảm tạ lòng yêu thương đời đời của Ngài.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. CHUẨN BỊ.

  1. Giáo viên giúp các em tập đóng kịch để diễn lại câu chuyện, có thể chia tổ để thi đua.
  2. Giáo viên tìm các tranh ảnh về nạn đói từ báo, tạp chí cũ, để các em hiểu rõ bối cảnh trong câu chuyện.
  3. Giúp các em hiểu rõ câu gốc, động viên các em viết ra hoặc diễn đạt ý nghĩa của câu gốc.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   (Dẫn vào đề bằng một vở kịch ngắn trong sách học viên trang số 6. Qua vở kịch nầy, giúp các em hiểu được tâm trạng và cảm nghĩ của người con cả trong ví dụ của Chúa Jêsus. Phân vai cho các em tập đóng kịch  trước).

   Sau khi diễn xong, cho các emthảo luận vở kịch đó với những câu hỏi sau.

 – Nếu em là Đạt, khi em chưa làm xong công việc mà được đi xem bóng đá, em cảm thấy thế nào? Có công bằng không? Tại sao?

 – Nếu em là Cường, thì em cảm thấy thế nào? Tại sao? Em có nói với ba là đã phân chia công việc và Đạt chưa làm xong phần việc của mình không? Em có thấy bất công không, khi xem bóng đá về còn phải giúp Đạt làm tiếp phần việc còn lại? Tại sao? Em có cảm thấy ba yêu thương Đạt hơn mình không? (Cho các em nói lên cảm nghĩ của mình).

   Hôm nay, chúng ta sẽ được nghe một ví dụ của Chúa Jêsus. Trong ví dụ nầy, có một người cũng hiểu lầm tình yêu thương của cha đối với mình như Cường vậy!

  1. Bài học.

(1) Lý do Chúa Jêsus kể ví dụ “Tình cha con”.

   Mỗi ví dụ đều cho chúng ta một bài học hay. Ví dụ mà Chúa Jêsus kể hôm nay có tên là “Tình cha con”.

   Người Pha-ri-si hết sức kiêu ngạo vì cho rằng mình thuộc lòng luật pháp của Đức Chúa Trời. Họ coi thường những người không phải là người Giu-đa chính gốc. (Mời một em đọc Lu-ca15:1-2). Trong Lu-ca15:1-2 cho thấy những người Pha-ri-si tức giận việc gì? (Họ cho rằng Chúa Jêsus không nên ở và ăn cơm chung với những người thâu thuế và người có tội, vì những người đó không xứng đáng được như vậy. Vào thời đó, ăn cơm chung là biểu hiện tình bạn tốt đẹp. Người Pha-ri-si nghĩ rằng chỉ có họ mới đáng làm bạn của Chúa Jêsus).

   Chúa Jêsus biết ý nghĩ của những người Pha-ri-si và các thầy thông giáo, nên Ngài kể một ví dụ.

(2) Hình ảnh của“Tình cha con”.

     a. Đối với đứa con hoang đàng.

   Một người cha có hai con trai. Người anh cần cù làm việc suốt ngày, còn người em thì thích chơi bời lêu lỏng. Một ngày nọ, người em quyết định ra đi sống xa nhà, để mở rộng tầm mắt. Anh ta nói với cha: “Thưa cha, xin chia gia tài cho con!”

   Vào thời đó, khi cha chết thì con trai trưởng nam được thừa hưởng 2/3 tài sản, con trai út chỉ được1/3. Khi nghe con trai út xin được phần tài sản của mình, người cha không vui, nhưng vẫn chia cho con. Chúa Jêsus kể tiếp: Mấy ngày sau, người em lấy tài sản của mình và ra đi.

   Các em biết người em đi đâu không? (Đi đến một nơi xa lạ). Anh ta làm gì ở đó? (Ăn chơi hoang đàng, tiêu xài phung phí). Khi đó, bạn bè của anh đối xử với anh thế nào? (Tốt, thân mật).

   Đúng lúc ấy, trong xứ anh cư ngụ xảy ra hạnh án. Thế là nạn đói xuất hiện và đe dọa mọi người. “Nạn đói” là gì? (Là lúc thiếu thức ăn kéo dài. Cho các em xem hình). Người em hết tiền, bị bạn bè bỏ rơi, khổ sở vì bụng đói, đành nhận lời đi chăn heo cho một nhà nọ. Đây là công việc mà không ai muốn làm, vì theo luật pháp của Môi-se, con heo được xem là con vật dơ bẩn (Lê-vi Ký 11:7). Vậy mà khi chăn heo, anh ta đói đến nỗi muốn ăn vỏ đậu của heo, nhưng chủ cũng không cho ăn.

   Vừa đói, vừa buồn tủi, nhục nhã, vừa hối hận, người em khóc, nhận ra mình rời bỏ gia đình là một việc sai lầm, giờ phải làm thế nào đây? (Anh quyết định quay về, xin cha coi như người làm mướn). Quyết định của người em cho thấy điều gì? (Anh ta đã ăn năn tội lỗi). Anh không đòi được làm con út như ngày nào, mà chỉ mong được làm đứa ở mướn cho cha.

    Nghĩ thế, người em đứng dậy trở về. Khi về gần đến nhà, anh lo lắng không biết thái độ của cha sẽ như thế nào khi thấy mình trở về? Nhất là khi tiền bạc đã tiêu xài hết, liệu cha có tha thứ cho anh không, hay sẽ mắng: “Mày không phải là con tao nữa, mày bỏ nhà ra đi, sao bây giờ còn quay lại xin ăn?” Nghĩ tới đó, anh ta càng thêm bối rối, lo sợ.

   Trong khi đó, cha ở nhà lúc nào cũng trông ngóng con trai trở về. Một hôm, ông thấy xa xa có một người đang đi về phía nhà mình, có phải con ông không? Sao dáng vẻ tiều tụy thảm thương đến thế nầy! Ôi! Đúnglà con trai của ta rồi! Các em biết ông làm gì không? (Người cha chạy ra, ôm chầm lấy con mà hôn).

   Người em hết sức ngạc nhiên khi thấy cha vui mừng như vậy. Anh nói những lời đã chuẩn bị trước: “thưa với cha: Cha ơi, con đã phạm tội với trời và với cha, không xứng đáng gọi là con của cha nữa!” Người cha ngắt lời con vì ông quá vui mừng, liền bảo đầy tớ: “Hãy mau lấy áo tốt nhất mặc cho nó, đeo nhẫn vào tay, mang giày vào chân. Hãy bắt con bê mập làm thịt. Chúng ta hãy ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà bây giờ lại sống, đã mất mà bây giờ tìm lại được.”

   Khi nghe cha nói như vậy, nếu em là người em, em sẽ cảm thấy như thế nào? (Cho các em nói ra cảm nghĩ của mình). Cái áo đẹp chỉ dành cho khách quí, nhưng anh lại được mặc, được đeo chiếc nhẫn quí của cha, mang giày tốt vào chân. Người em chỉ dám nghĩ rằng, mình được làm đứa ở mướn cho cha là qúy lắm rồi, nhưng anh không ngờ cha tha thứ cho anh, còn chuẩn bị tiệc, đàn hát, vui mừng đón anh.

     b. Đối với đứa con ngoan ngoãn vâng lời.

   Con út trở về, cha vui mừng. Có vẻ như đó là một kết cuộc tốt đẹp, nhưng Chúa Jêsus đã nói, trong nhà có hai anh em. Khi em út trở về thì người anh đang ở ngoài đồng. Đến lúc người anh ở ngoài ruộng trở về nhà, nghe tiếng cười, tiếng đàn ca thì ngạc nhiên hỏi một đầy tớ: “Có việc gì? Đầy tớ thưa: “Em cậu đã trở về và cha cậu đã làm thịt con bê mập, vì ông thấy cậu ấy về được mạnh khỏe”.

   Đó có phải là tin vui không? Người anh nghe tin đó cảm thấy thế nào? (Cho các em đọc Lu-ca 15:28-30, ghi lên bảng chữ “nổi giận”, “không muốn vào nhà”, “con của cha kia”).

   Theo các em, tại sao anh ta nổi giận? (Cho các em trả lời. Có thể là vì ích kỷ, ganh ghét, tủi thân…). Người anh nổi giận, không vào nhà, làm vậy có nên không? Tại sao?

   Người cha biết tâm trạng của con cả liền bước ra khuyên nhủ, rằng cha yêu thương cả hai con, nhưng người anh thưa: “Cha xem, đã bao nhiêu năm con phục vụ cha, chưa từng trái lệnh cha, mà cha chẳng bao giờ cho con một con dê con để chung vui với bạn hữu. Nhưng khi đứa con kia của cha, là đứa đã phung phí hết tài sản của cha với gái mại dâm rồi trở về thì cha lại làm thịt con bê mập ăn mừng!”

   Cảm nghĩ của người anh như vậy có đúng không? Nếu em là người anh, em có suy nghĩ như vậy không? (Cho các em trả lời). Có thật người anh lúc nào cũng vâng lời cha không? Trong lời nói của anh ta, có điều gì chứng tỏ sự bất mãn với cha và tức giận với em trai mình? (Trách cha và gọi em là “đứa con cha kia”). Thật ra người anh tức giận điều gì? (Người em được tiếp đón khi trở về).

   Người cha ngạc nhiên khi thấy con cả nổi giận. Ông nhẹ nhàng nói: “Con ơi! Con luôn luôn ở bên cạnh cha. Tất cả tài sản của cha là của con, còn em con tưởng đã chết mà nay được sống, tưởng đã lạc mất mà nay trở về”.

 (3) Ý nghĩa của ví dụ “Tình cha con”.

   Mỗi nhân vật trong ví dụ đều đại diện cho một hạng người. Chúng ta cùng xem xét từng nhân vật trong câu chuyện để hiểu ý của Chúa Giê-xu. (Cho các em kể ra ba nhân vật: Người cha, người anh và người em).

     a.Người cha: Theo các em, người cha trong câu chuyện chỉ về ai? (Đức Chúa Trời). Người cha làm những gì khiến các em nghĩ đến Đức Chúa Trời? (Giáo viên có thể đặt một số câu hỏi gợi ý như: Người cha nghĩ gì về đứa con út? Sau khi con trai hoang phí hết của cải và trở về, cha còn yêu anh không? Tại sao con cả tức giận? Chính bữa tiệc mừng đã chứng tỏ người cha yêu con út và muốn người anh nguôi giận. Lời cha nói với con cả khiến chúng ta nghĩ đến lòng nhân từ và sự nhẫn nại của Đức Chúa Trời).

     b. Người anh: Người anh giống những người Pha-ri-si và các thầy thông giáo ở điểm nào? (Giúp các em hiểu, người anh nổi giận vì cha dọn tiệc mừng em, cũng giống như các thầy thông giáo phản đối bạn bè của Chúa Jêsus là tội nhân và người thâu thuế. Giáo viên có thể đặt một số câu hỏi như: Ai không vui vì Chúa Jêsus ăn chung, ở cùng với các tội nhân? Ai không vui vì người cha dọn tiệc mừng con út trở về?)

     c. Người em: Người em đại diện cho ai? (Đến đây, có lẽ các em đã hiểu người em đại diện cho tất cả những người lầm lạc, dại dột, làm theo ý mình…). Chúng ta cũng giống như người em trong câu chuyện, thường rời xa Chúa, cho ý mình là tốt và làm theo ý riêng.

     3. Ứng dụng.

   Bài học quan trọng nhất mà Chúa Jêsus muốn các em học qua ví dụ nầy là, Đức Chúa Trời yêu các em. Các em là con cái của Chúa, dù các em phạm sai lầm gì, thì Đức Chúa Trời vẫn yêu thương các em. Các em thử suy nghĩ xem, khi con cái không vâng lời, ba mẹ có giận không? Nhưng giận có phải là không còn yêu thương con nữa không? Chúa Jêsus muốn dạy rằng: Đức Chúa Trời vẫn yêu thương các em ngay cả lúc các em phạm lỗi. Ngài căm ghét tội lỗi các em đã phạm, nhưng Ngài yêu thương các em và thực lòng mong muốn các em xưng tội và từ bỏ nó. Ngài sẵn lòng nguôi giận và tha tội cho các em. Ngài vui mừng khi các em quay trở về với Ngài.

   Các em thân mến! Khi các em tin nhận Chúa Jêsus là Chúa Cứu Thế, thì các em đã là con của Đức Chúa Trời. Kể từ đó, địa vị của các em đã được thay đổi bởi tình yêu thương của Ngài ban cho. Kinh Thánh cho các em biết điều đó. (Cho các em đọc câu gốc: “Anh em không còn là nô lệ nữa mà là con; và nếu là con, thì anh em cũng là người thừa kế”.

   Đức Chúa Trời giống như người cha trong ví dụ, trong Chúa Jêsus tất cả những gì của Đức Chúa Trời là của các em. Đối với Chúa Giê-xu, các em quan trọng cũng như người con đối với cha trong ví dụ vậy. Ví dụ nầy là do chính Chúa Jêsus kể ra, nên các em hoàn toàn có thể tin đó là sự thật.

  (Hướng dẫn các em kể ra tình yêu thương của Đức Chúa Trời đối với các em trong những ngày qua, sau đó cho các em viết lời tạ ơn Chúa vào Tập Học Viên, trang 8).

V. SINH HOẠT.

   Trò chơi: Tiệc mừng con trở về.

   Cách chơi: Đứng vòng tròn đếm số thứ tự và các em phải nhớ số của mình. Sau đó cho tập hợp hàng dọc lộn xộn, hoặc đảo lộn tất cả các vị trí vòng tròn. NHD công bố trò chơi: Tất cả các em giả làm gia súc của một gia đình, ngoại trừ một em (gọi em đó ra) là gia nhân. Hôm nay, người con út đã trở về, người cha mở tiệc ăn mừng. Những em nào mang từ số 1 đến số… là Bê, không được cho bạn chung quanh biết. Từ số… đến số… là Heo…Mỗi nhóm chịu tên một con vật.

   NHD nói với gia nhân: “Ta muốn con đi bắt cho ta một con bò (hoặc gà, vịt…) để làm tiệc đãi”.

  Gian hân phải đi đến một em nào đó dẫn lên trình diện cho ông chủ. Khi ông chủ đặt tay lên đầu con vật, em đó mới được kêu tiếng con vật đó ra. Nếu sai, gia nhân phải đi tìm con khác.

– Tiếng các loài kêu được ấn định.

+Heo: éc, éc; Bê: B…ê…ê; Gà: Ò ó o; Vịt: Cạp, cạp…

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 9 Tháng Năm, 2024

BÀI 2. NGƯỜI LÃNH ĐẠO TIN CẬY CHÚA

I. KINH THÁNH: Dân số ký 13-14:35.

II. CÂU GỐC: “Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va, đừng nương cậy nơi sự thông sáng của con.”(Châm ngôn 3:5).

III. BÀI TẬP.

  1. Hai cách nhìn.

Em nối chữ ở hàng dọc và số ở hàng ngang để tìm từ ghi trên đường kẻ.

  1. Lời nói của người lãnh đạo tốt.

Em đọc lời thoại phía dưới và trả lời vào chỗ trống của B và D để thể hiện họ là người lãnh đạo tốt.

 A. Anh hai ơi! Mẹ có ở nhà không?

B. Mẹ chưa về!

A. Khi nào mẹ về, anh nói với mẹ là hôm nay em không có ra ngoài nhé!

B. ……………………………………………………

C. Em muốn xem phim này không?

D. Ba em nói không nên xem.

C. Hay lắm! Xem đi.

D. Ba em nói không thích hợp với trẻ em!

C. Vậy, em đến nhà anh xem. Ba sẽ không biết!