Chuyên mục: THIẾU NHI

BÀI 11.  KẾ HOẠCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (GV-HV)

BÀI 11.  KẾ HOẠCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (GV-HV)

in QUÍ II. 2016, THIẾU NHI on 9 Tháng Bảy, 2018

BÀI 11.  KẾ HOẠCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (GV)

 I. KINH THÁNH: Sáng 42 đến 46.

II. CÂU GỐC: “…Ta là Đức Giê-hô-va, Đức Chúa Trời ngươi, là Đấng dạy cho ngươi được ích, và dắt ngươi trong con đường ngươi phải đi” (Êsai 48:17).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Kế hoạch tốt đẹp của Chúa qua đời sống của Giô-sép.

– Cảm nhận: Chúa biết rõ tương lai của em, nên Ngài có kế hoạch tốt đẹp trên đời sống của em.

 – Hành động: Tin cậy và vâng phục kế hoạch của Ngài.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

  1. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

Hướng dẫn các em làm cuốn sổ nhỏ để viết nhật ký. Giả sử các em là Giô-sép, viết ngắn gọn cảm xúc của mình trước những thăng trầm trong cuộc sống.

A. BÀI HỌC KINH THÁNH

  1. Vào đề.

Các em có thích chơi trò chơi ghép hình không? (Cho các em xem bức tranh ghép hình). Những mảnh hình nhỏ vụn, không ra hình thù, nhưng qua bàn tay của người xếp, nó trở thành một bức tranh đẹp mắt. Muốn có được một bức tranh đẹp, thì người ghép phải kiên nhẫn, ghép từng mảnh nhỏ vào vị trí thích hợp, thì nó mới đẹp được.

Cuộc đời của Giô-sép cũng giống như một bức tranh ghép hình, mỗi một việc xảy đến dường như bất lợi, làm cho Giô-sép không hiểu tại sao lại như vậy. Giô-sép bị các anh bán sang Ai-cập làm nô lệ, bị nhốt trong nhà giam, liên tiếp gặp phải nhiều chuyện bất hạnh, nhưng tất cả đều do kế hoạch tốt đẹp của Chúa. Từ đầu đến cuối Ngài vẫn ở cùng Giô-sép. Khi mọi sự hiệp lại, các em sẽ được nhìn thấy một bức tranh đẹp đẽ. Hôm nay, các em sẽ được nhìn trọn bức tranh đẹp đẽ về cuộc đời của Giô-sép.

  1. Bài học.

(1) Giữ gìn mạng sống mọi người.

Khi bảy năm được mùa dư dật qua đi, thì bảy năm hạn hán kéo đến. Hạn hán kéo dài và xảy ra khắp nơi khiến mọi người điêu đứng. Mọi kho lúa dự trữ đều hết, ngoại trừ ở Ai-cập. Tất cả mọi nơi đều đổ xô về Ai-cập để mua lúa, trong đó có các anh của Giô-sép. Lúc đó Giô-sép đang cai trị xứ Ai-cập, và đảm nhiệm việc bán lương thực cho dân. Theo truyền thống thời đó, người dân đến trước mặt tể tướng phải sấp mình xuống lạy. Các anh đứng trước mặt Giô-sép và cúi xuống lạy, nhưng không nhận ra Giô-sép, vì đã hai mươi mấy năm không gặp nhau. Vả lại, Giô-sép đã thay đổi khá nhiều, sang trọng, quyền hành và ăn mặc theo kiểu của người Ai-cập, làm sao mà các anh có thể nhận ra Giô-sép được. Còn Giô-sép thì sao? Khi các anh vừa ra mắt và cúi xuống lạy, thì chàng nhận ra ngay, nhưng Giô-sép giả vờ không biết, đối xử với họ như mọi người khác. Các em nghĩ xem, Giô-sép có thể trả thù các anh về hành động gian ác của họ không? Giô-sép có thể làm, nhưng chàng không làm. Sau hai mươi năm mới gặp lại nhau, Giô-sép muốn biết tính tình họ có thay đổi không, nên giả vờ tố cáo họ là thám tử. Các anh của Giô-sép sợ hãi muốn chứng minh mình không phải là thám tử, nên kể về gia đình. Khi nghe các anh nhắc đến cha già và em út, Giô-sép rất xúc  động. Chàng nói: “Nếu đúng như điều các ngươi nói, thì trở về dẫn em út tới đây. Nhưng phải ở lại đây một người để làm con tin”.

Các anh của Giô-sép càng lo sợ hơn khi một người bị bắt ở lại. Họ đứng trước mặt Giô-sép bàn tán và cho rằng sự rắc rối nầy là do việc làm gian ác của họ năm xưa đối với Giô-sép. Các anh không hề biết Giô-sép nghe hết, vì khi nói chuyện với các anh, Giô-sép nói qua người thông dịch. Nhìn thấy sự hối hận và bối rối của các anh, Giô-sép quay mặt qua chỗ khác khóc. Thái độ của các anh khác hẳn lúc trước.

Theo lệnh của Giô-sép, người ta xúc lúa đổ đầy các bao và để tiền lại trong các bao đó. Các anh của Giô-sép chất lúa trên lưng lừa và ra về với tâm trạng lo sợ. Lo sợ cho Si-mê-ôn ở lại Ai-cập, và không biết về nhà, cha có đồng ý cho em út đi không. Tối đến, họ sợ hãi khi phát hiện bạc ở trong bao và nghĩ rằng điều nầy có liên quan đến việc họ ngược đãi Giô-sép.

Khi về đến xứ Ca-na-an, họ kể lại cho cha nghe mọi điều đã xảy đến. Cuối cùng cha không đồng ý cho em út đi sang Ai-cập. Nhưng trước mắt họ vẫn còn lương thực, nên cũng không vội.

Thời gian trôi nhanh, lương thực đem từ Ai-cập về nay đã sắp hết rồi, cha bảo các con mình đến xứ Ai-cập mua lương thực lần nữa.

Lúc nầy là lúc phải quyết định cho em út đi, vì nếu không, họ không dám trở lại Ai-cập. Như thế, cả gia đình họ sẽ bị nạn đói đe dọa. Giu-đa thưa cùng cha mình: “Xin cha cứ cho em út đi với con. Con sẽ bảo lãnh em. Nếu không dẫn em về, thì con sẽ chịu tội với cha”. Giu-đa bằng lòng lấy mạng sống của mình để bảo lãnh Bên-gia-min an toàn trở về.

Cuối cùng, Gia-cốp đau lòng cho các anh dẫn em út đi. Gia-cốp dặn các con mình mang theo thổ sản của xứ Ca-na-an để biếu cho tể tướng Ai-cập, và mang theo gấp đôi số bạc để trả lại tiền lần trước và mua lương thực lần nầy. Trước khi lên đường, Gia-cốp cầu xin Đức Chúa Trời ban phước cho các con mình bình an.

Khi đến xứ Ai-cập, họ lập tức đến gặp tể tướng. Vừa nhìn thấy Bên-gia-min, Giô-sép suýt chút nữa đã không kềm chế được tình cảm của mình. Giô-sép bảo người quản gia đưa họ về dinh thự của chàng, và sửa soạn buổi tiệc. Khi được đưa vào một căn nhà sang trọng, các anh ngơ ngác nhìn nhau và hốt hoảng nói: “Chắc vì số tiền bữa trước, mà họ dẫn chúng ta vào đây, để bắt làm nô lệ và cướp lừa của chúng ta”. Nhưng lời nói và thái độ vui vẻ của người quản gia xua tan nghi ngờ của họ. Quản gia thả Si-mê-ôn, người bị bắt ở lại, đem đến gặp các anh em. Ông ta còn sai người đem nước ra cho các anh em rửa chân, và cho những con lừa ăn cỏ.

Khi Giô-sép về, các anh em lấy quà đã đem theo, dâng cho Giô-sép, và quỳ gối sấp mình xuống đất. Thái độ và hành động tử tế của tể tướng làm cho họ ngạc nhiên hết sức. Giô-sép hỏi thăm sức khỏe của các anh và cha già. Đưa mắt nhìn Bên-gia-min, Giô-sép xúc động quá, lật đật bước ra khỏi phòng và khóc. Sau khi rửa mặt và làm bộ điềm tĩnh, Giô-sép ra lệnh cho đầy tớ dọn tiệc. Giô-sép sắp xếp các anh ngồi riêng một bàn, theo thứ tự từ anh cả đến em út, khiến họ kinh ngạc nhìn nhau. Phần thức ăn của Bên-gia-min nhiều gấp năm lần của các anh, nhưng họ không ganh tị mà cùng ăn uống rất vui vẻ.

(2) Gia đình Gia-cốp đoàn tụ.

Giô-sép thử các anh mình một lần nữa, xem họ có biết thương yêu nhau không. Lúc họ sửa soạn ra về, Giô-sép dặn quản gia rằng: “Ngươi lấy cái chén bạc của ta để vào miệng bao của người em út”. Quản gia vâng lệnh làm y như vậy.

Hôm sau, trời vừa hửng sáng, các anh em của Giô-sép lên đường về xứ Ca-na-an. Khi ra khỏi thành không xa, Giô-sép sai người quản gia đuổi theo và nói rằng: “Sao các ngươi lấy oán trả ơn? Lấy cắp cái chén bạc của chủ ta?”

Việc xảy đến với họ thật là bất ngờ. Các anh em đồng ý cho người quản gia lục soát. Cuối cùng quản gia lấy ra cái chén từ bao của Bên-gia-min. Các anh em không tin vào mắt mình nữa, nhưng không thể chối cãi được, vì rõ ràng cái chén lấy ra từ bao của Bên-gia-min.

Không còn cách nào nữa, các anh em đành theo quản gia về gặp Giô-sép.

Đến nơi, vừa thấy mặt Giô-sép họ sấp mình xuống xin tha tội. Giu-đa nài xin Giô-sép cho Bên-gia-min được trở về nhà, còn mình sẽ chịu tội thay cho em. Giu-đa nói: “Xin cho đứa trẻ được trở về nhà. Nếu không cha của chúng tôi sẽ đau khổ và chết mất, vì cha rất yêu thương nó. Anh của nó đã chết rồi. Chúng tôi không muốn thấy cha đau khổ nữa”.

Giu-đa vừa nói đến đó, Giô-sép không chịu được nữa, liền hét lớn đuổi mọi người chung quanh ra ngoài. Khi trong phòng chỉ còn mấy anh em, Giô-sép vừa nói vừa khóc: “Em là Giô-sép đây. Cha còn sống không?” Các anh quá bất ngờ đến nỗi lặng thinh không nói được lời nào.

Các anh nghĩ Giô-sép sẽ trả thù, nhưng Giô-sép nói: “Bây giờ, đừng buồn phiền trách móc nhau về việc ấy nữa. Đức Chúa Trời sai em đến trước để giữ gìn sự sống của gia đình mình”. Nói rồi, Giô-sép hối các anh mau trở về nhà báo tin nầy cho cha và rước cha lên đây, vì nạn đói kém còn kéo dài.

Giô-sép cho xe cộ sang trọng cùng lương thực và nhiều thứ khác trở về nhà đón cha lên. Các em có thể tưởng tượng được sự vui mừng của Gia-cốp khi nghe tin con mình còn sống. Gia-cốp cùng bảy mươi người trong gia đình đi xuống Ai-cập và cảnh cha con gặp nhau thật cảm động.

Giô-sép dẫn cha và các anh em mình đến trước mặt Pha-ra-ôn. Pha-ra-ôn ban cho họ một vùng đất màu mỡ tại Ai-cập và cho họ chăn bầy súc vật của Pha-ra-ôn. Cả gia đình sống đầy đủ, bình an trong những năm đói kém.

  1. Ứng dụng.

Các em thân mến! Đức Chúa Trời có quyền ngăn cản không để cho Giô-sép bị bán, nhưng Ngài cho phép việc đó xảy ra. Giô-sép hiểu được chương trình của Đức Chúa Trời trên đời sống của mình nên dễ dàng tha thứ cho các anh. Lúc trước có lẽ Giô-sép không thể hiểu được, nhưng bây giờ Giô-sép thấy rõ kế hoạch tốt đẹp của Ngài trên đời sống của mình và gia đình. Đức Chúa Trời có kế hoạch của Ngài để phòng chống nạn đói kém và giữ gìn mạng sống của gia đình. Giô-sép hoàn toàn vâng theo kế hoạch của Ngài. Cũng vậy, Đức Chúa Trời cũng có một kế hoạch cho đời sống của các em. Chúng ta không biết rõ kế hoạch của Ngài như thế nào, nhưng tin rằng rất tốt đẹp. Dù các em có ở trong hoàn cảnh như thế nào đi nữa: Khó khăn, nghèo thiếu, bệnh tật, thậm chí không được học hành… nên nhớ rằng, Chúa luôn yêu thương và muốn ban cho các em điều tốt nhất. Phần các em, hãy yên lặng và vâng phục kế hoạch của Ngài, chắn chắc đời sống của các em sẽ được Chúa dẫn dắt và ban phước.

BÀI 11.  KẾ HOẠCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (HV)

 I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 42 – 49.

II. CÂU GỐC: “…Ta là Đức Giê-hô-va, Đức Chúa Trời ngươi, là Đấng dạy cho ngươi được ích và dắt ngươi trong con đường ngươi phải đi” (Ê-sai 48:17).

III. BÀI TẬP.

1. Sau đây là 5 bước để vâng theo kế hoạch của Ngài. Em hãy đọc những câu Kinh Thánh sau đây và ghi ý chính của những câu Kinh Thánh đó, lên từng dấu chân theo thứ tự.

a. Giăng 3:16, b. 1Giăng 1:9, c. Ê-sai 55:6, d. Thi Thiên 130:6,  e. Công vụ 5:29

  1. Tôi là ai?

Em đã học qua nhiều nhân vật trong Kinh Thánh. Bây giờ, em hãy viết tên từng nhân vật, trước sự việc có liên quan đến họ.

_____ Tôi dùng thủ đoạn gian dối lừa cha mình, để được chúc phước. Tôi là ai?

_____ Thành phố mà tôi ở đầy dẫy tội lỗi, Đức Chúa Trời hủy diệt thành phố đó. Ngài sai thiên sứ giải cứu cả gia đình tôi. Tôi là ai?

_____  Tôi là con duy nhất của cha mẹ. Cha mẹ sinh tôi khi đã già và tôi là con của lời hứa. Tôi là ai?

_____ Tôi được cha nuông chiều và yêu thương từ nhỏ. Lớn lên, tôi được tôn cao, chỉ dưới quyền vua. Tôi là ai?

_____ Em trai tôi tuy có lỗi với tôi, nhưng tôi đã tha thứ cho em mình và anh em tôi đã làm hòa với nhau. Tôi là ai?

BÀI 10.  ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG QUÊN EM (GV-HV)

BÀI 10.  ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG QUÊN EM (GV-HV)

in QUÍ II. 2016, THIẾU NHI on 9 Tháng Bảy, 2018

BÀI 10.  ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG QUÊN EM (GV)

 I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 41,42.

II. CÂU GỐC: “Đàn bà há dễ quên con mình cho bú, không thương đến con trai ruột mình sao? Dầu đàn bà quên con mình, ta cũng chẳng quên ngươi” (Ê-sai 49:15).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Trong mọi sự, Giô-sép vẫn tin cậy Đức Chúa Trời, nên Ngài ban thưởng cho Giô-sép.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời không bao giờ quên con cái Ngài.

– Hành động: Yêu mến và phó thác cuộc sống, tương lai cho Chúa.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

Viết sẵn Thi Thiên 139:1-12 lên bảng. Viết to, rõ ràng để các em có thể thấy được. Sau đó cho các em biết rằng Đức Chúa Trời không bao giờ quên các em, vẫn ở cùng và giúp đỡ trong hoạn nạn. Vì thế, chúng ta phải ca ngợi Đức Chúa Trời. Ngày xưa, người Do thái xem Thi Thiên là những bài ca ngợi Chúa và họ thường đọc trong khi thờ phượng. Hôm nay, các em sẽ ca ngợi Chúa Thi Thiên 139:1-12. Nói rõ cho các em cách đọc như sau.

– Ngưng ở những nơi có dấu /.

– Đọc to và nhanh ở những chỗ có dấu – gạch dưới.

– Nhỏ và nhẹ nhàng ở những chỗ có dấu ~ gạch dưới.

– Ghi rõ những câu Kinh Thánh nào là tổ một đọc, những câu Kinh Thánh nào là tổ hai đọc, những câu Kinh Thánh nào đọc chung.

– Chia các em thành hai tổ, đọc theo qui ước như trên. Cho các em ngồi thẳng lưng, ngẩng cao đầu khi đọc, và hòa lòng vào phân đoạn Kinh Thánh nầy.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH

  1. Vào đề.

Các em thân mến! Khi các em xin cha mẹ một điều gì đó, mà cha mẹ vì bận rộn công việc chưa làm được, thì các em cảm thấy như thế nào? (Sẽ có nhiều ý kiến cho rằng cha mẹ không quan tâm, không thương… Lắng nghe ý kiến của các em). Các em đừng buồn, chị nghĩ rằng cha mẹ rất yêu thương và quan tâm đến các em. Nếu có sự chậm trễ xảy ra, chắc chắn phải có lý do hợp lý mà các em không hiểu tới, chứ không phải ba mẹ không yêu thương các em đâu. Trong phương diện tâm linh, Đức Chúa Trời là cha, Ngài cũng không bao giờ quên các em. Đời sống Giô-sép sẽ cho các em thấy điều đó.

  1. Bài học.

(1) Giô-sép ra khỏi tù.

Hai năm sau, Pha-ra-ôn nằm chiêm bao thật là lạ, và khi thức dậy, vua cảm thấy bồn chồn, lo lắng. Tức thì, tất cả những người thông minh tài giỏi nhất xứ Ai-cập đều được mời đến, để giải thích ý nghĩa của giấc chiêm bao. Nhưng không một ai có thể giải nghĩa được. Không khí trong cung điện trở nên căng thẳng, vì Pha-ra-ôn rất bực dọc. Các quan cận thần không biết phải làm sao, bỗng nhiên vị quan dâng rượu sực nhớ đến giấc mơ của mình hơn hai năm trước, và chàng trai trẻ đã giải nghĩa giấc mơ cho mình, đang ở trong tù. Vị quan dâng rượu vội vàng tâu với vua và lập tức tù nhân Giô-sép được thả ra.

(2) Giô-sép gặp vua.

Ra khỏi nhà giam với tâm trạng vui mừng lẫn hồi hộp, Giô-sép biết chắc Đức Chúa Trời không bao giờ quên chàng. Dù không biết điều lành hay điều dữ sẽ chờ đợi mình khi gặp Pha-ra-ôn, nhưng Giô-sép tin rằng Đức Chúa Trời đang dẫn dắt ở phía trước.

Giô-sép được sửa soạn tươm tất, ăn mặc chỉnh tề và ra mắt Pha-ra-ôn. Pha-ra-ôn nói: “Ta nghe nói ngươi có tài giải nghĩa giấc mơ, nên ta cho gọi ngươi đến đây, vì ta mơ một giấc mơ lạ mà không có ai giải nghĩa được”. Giô-sép đáp: “Tâu bệ hạ, tôi không có tài đó. Nhưng Đức Chúa Trời sẽ giải nghĩa giấc mơ nầy cho bệ hạ”.

Lúc trước, Giô-sép hay khoe điềm chiêm bao của mình, nhưng bây giờ đứng trước Pha-ra-ôn là người không tin Đức Chúa Trời, Giô-sép đã tôn cao Chúa và giành sự vinh hiển cho Ngài. Những ngày tháng gian khổ đã rèn luyện Giô-sép trưởng thành hơn, trong sự nhận biết Chúa.

Pha-ra-ôn thuật lại cho Giô-sép giấc mơ của mình. “Trẫm thấy từ dưới sông đi lên bảy con bò mập tốt, đứng ăn cỏ trên bờ. Bỗng nhiên, có bảy con bò khác gầy guộc cũng từ dưới sông đi lên, ăn thịt bảy con bò béo tốt. Ăn xong rồi mà vẫn thấy gầy guộc. Sau đó, ta lại thấy bảy gié lúa chắc mọc lên từ một cây lúa, rồi xuất hiện bảy gié lúa lép, bị gió thổi héo. Bảy gié lúa lép nuốt chửng bảy gié lúa chắc”.

Giô-sép lắng nghe điềm chiêm bao của Pha-ra-ôn, thì tâu rằng: “Hai giấc mơ của bệ hạ đều có ý nghĩa giống nhau. Đức Chúa Trời báo trước cho bệ hạ những việc Ngài sẽ làm. Trong xứ sẽ có bảy năm được mùa dư dật, nhưng bảy năm tiếp theo sẽ có đói kém lớn. Bệ hạ nên chọn một người thông minh sáng suốt, lập làm tể tướng. Người nầy có trách nhiệm thu mua lương thực, tồn trữ vào kho trong bảy năm được mùa, để chuẩn bị cho bảy năm đói kém. Như thế, xứ của bệ hạ sẽ không bị nạn đói kém làm cho điêu tàn”.

Pha-ra-ôn rất vui lòng với lời lẽ khôn ngoan của Giô-sép, và vua nhận thấy trong đất nước mình không có ai tài giỏi hơn chàng trai trẻ nầy. Giô-sép là người thích hợp nhất để chọn làm tể tướng. Pha-ra-ôn nói cùng Giô-sép: “Ngươi có sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Vậy, ngươi  sẽ lên cai trị đất nước của trẫm. Toàn dân sẽ vâng theo mệnh lệnh của ngươi. Trẫm lớn hơn ngươi chỉ vì ngự ngôi vua mà thôi”. Nói xong, vua tháo chiếc nhẫn trên tay mình, đeo vào tay Giô-sép (chiếc nhẫn biểu tượng cho uy quyền của vua), truyền đem áo cẩm bào mặc vào và đeo dây chuyền vàng vào cổ cho Giô-sép.

(3) Giô-sép làm tể tướng Ai-cập.

Thật là một sự đổi thay quá lớn đối với Giô-sép, mà chàng không bao giờ nghĩ tới. Từ một tù nhân trở thành tể tướng xứ Ai-cập, nắm quyền cai trị toàn đất nước. Bây giờ Giô-sép có quyền hành trong tay, đi đến đâu cũng được dân trong xứ quỳ lạy và tôn trọng. Trong bảy năm được mùa, Giô-sép làm việc rất bận rộn. Chàng đi đến vùng nào, thì thu mua lúa mì và chở về khu trung tâm của vùng đó. Lương thực được thu mua nhiều không xiết kể, chứa đầy các kho của Pha-ra-ôn. Đức Chúa Trời đã ban cho Giô-sép địa vị cao trọng nhất xứ Ai-cập, được giàu có, quyền thế và gia đình hạnh phúc.

  1. Ứng dụng.

Các em thân mến! Cuộc đời của Giô-sép là bằng chứng về lòng thương xót của Chúa. Ngài không hề quên Giô-sép đang ở trong hoạn nạn và đúng thời điểm, Ngài đưa Giô-sép ra khỏi cơn hoạn nạn đó. Bởi lòng tin cậy Chúa, Đức Chúa Trời ban cho Giô-sép tất cả mọi sự, mà người khác dẫu mơ ước cũng không thể có được. Giấc mơ của Pha-ra-ôn, sự ra khỏi ngục một cách kỳ diệu, giải nghĩa giấc mơ một cách khôn ngoan và việc phong chức Giô-sép làm tể tướng… không phải là do sự may rủi, nhưng hoàn toàn do sự sắp xếp của Đức Chúa Trời, để bày tỏ cho Giô-sép thấy rằng, Ngài không bao giờ quên chàng. Có em nào ngồi đây đang ở trong sự khó khăn, hoạn nạn không? (Cho các em chia sẻ những khó khăn hoạn nạn của mình, nếu có). Các em nên nhớ rằng Chúa không bao giờ quên các em. Ngài biết tình trạng của mỗi em, để yêu thương và an ủi. Đúng thời điểm, Chúa sẽ đưa các em ra khỏi khó khăn, hoạn nạn và làm những điều hết sức kỳ diệu, đến nỗi các em không thể ngờ được. Khi những lời cầu xin của các em chưa được Chúa trả lời, thì đừng nghĩ rằng Chúa đã quên các em rồi. Không, Ngài không quên các em đâu. Chúa đang hành động mà các em không biết đó chứ! Ngài không quên các em, cũng như Ngài không quên Giô-sép vậy. Bây giờ, các em cùng đọc câu gốc của tuần lễ nầy và cầu nguyện cảm tạ Chúa, phó thác cuộc sống mình cho Ngài.

BÀI 10.  ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG QUÊN EM (HV)

 I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 41 – 42.

II. CÂU GỐC: “Đàn bà há dễ quên con mình cho bú, không thương đến con trai ruột mình sao? Dầu đàn bà quên con mình, ta cũng chẳng quên ngươi” (Ê-sai 49:15).

III. BÀI TẬP.

1. Ân tứ Đức Chúa Trời ban cho em.

Em đánh dấu “X” vào ân tứ nào mà em bằng lòng dâng cho Chúa sử dụng.

2. Đức Chúa Trời ở cùng em.

Viết hay vẽ lại câu chuyện của em hoặc của bạn em, chứng minh sự ở cùng của Đức Chúa Trời.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………3. Câu gốc tuần nầy một lần nữa nhắc nhở em biết, Đức Chúa Trời không bao giờ quên em. Em viết lời cảm tạ để bày tỏ lòng biết ơn Chúa.

 

BÀI 9.  EM SẼ KHÔNG CÔ ĐƠN (GV-HV)

BÀI 9.  EM SẼ KHÔNG CÔ ĐƠN (GV-HV)

in QUÍ II. 2016, THIẾU NHI on 6 Tháng Bảy, 2018

BÀI 9.  EM SẼ KHÔNG CÔ ĐƠN (GV)

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 39,

II. CÂU GỐC: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đi cùng ngươi; Ngài chẳng lìa khỏi ngươi, chẳng từ bỏ ngươi đâu” (Phục Truyền 31:6b).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Dù bị các anh hãm hại, nhưng Giô-sép được Chúa ở cùng.

– Cảm nhận: Không bao giờ cô đơn, vì Đức Chúa Trời luôn ở cạnh em.

– Hành động: Kể ra hoàn cảnh nào em cảm thấy cô đơn, và lời hứa nào giúp em tin cậy.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ

Dùng dây kẽm làm 2 cái mắt kiếng (gương). Một cái làm tròng bằng giấy trắng, trên đó ghi chữ “Thương hại”, “Tuyệt vọng”. Còn cái kia làm tròng bằng giấy kiếng trong suốt, trên đó ghi chữ “Tin cậy”, “Không cô đơn”. Cho vài em đeo thử các loại mắt kính nầy, và so sánh.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH

  1. Vào đề.

Trong đời sống, có bao giờ các em cảm thấy cô đơn không? Khi cô đơn, các em có sợ hãi không? Ví dụ: Lần đầu tiên, các em đi đến một nơi xa lạ, không hề có ai quen biết, hoặc đi lạc đường… Khi ấy các em có cảm giác hoặc hành động như thế nào? (Cho các em nói ra suy nghĩ của mình).

Các em có biết Đức Chúa Trời hứa rằng sẽ luôn luôn ở cùng các em, nên các em không bao giờ bị cô đơn không? Dù các em ở đâu, Chúa cũng luôn đi cùng và giúp đỡ các em giống như Ngài đã đi cùng, giúp đỡ chàng trai trẻ Giô-sép.

  1. Bài học.

     (1) Giô-sép không cô đơn khi ở nhà Phô-ti-pha.

Các em thân mến! Các em còn nhớ Giô-sép đã gặp hoạn nạn nào không? Một mình đi đến nơi xa lạ, các em nghĩ xem Giô-sép có sợ hãi và cô đơn không? (Cho các em trả lời). Có lẽ Giô-sép vừa buồn vừa lo sợ, không biết điều gì sẽ chờ đợi mình ở phía trước. Dù Giô-sép có rất nhiều lý do để cô đơn, nhưng chúng ta biết chắc chàng không bị cô đơn, bởi cuộc sống của Giô-sép sẽ cho các em thấy điều đó.

Những người lái buôn dẫn Giô-sép đến nơi xa lạ, đó là Ai-cập. Khi đến nơi, Giô-sép bị bán vào một nơi chuyên buôn bán nô lệ, và một vị quan trong triều đình tên là Phô-ti-pha mua về nhà làm nô lệ.

Giô-sép đến chỗ mới, gia đình mới, và làm việc tại nhà Phô-ti-pha. Lẽ đương nhiên, hoàn cảnh mới nầy rất khó khăn cho Giô-sép, nhưng chàng vẫn cố gắng hết sức, vì cớ Giô-sép không chỉ muốn làm vui lòng chủ, mà quan trọng hơn là muốn làm đẹp lòng Đức Chúa Trời.

Giô-sép trung thành phục vụ Phô-ti-pha. Chàng rất siêng năng, cần mẫn trong công việc. Dù cuộc sống không còn sung sướng như lúc ở nhà cha nữa, nhưng Giô-sép vẫn tin cậy Đức Chúa Trời và Ngài ở cùng giúp đỡ chàng, khiến mọi việc chủ giao Giô-sép đều làm rất tốt. Phô-ti-pha hài lòng về người nô lệ nầy, không những về cách làm việc, mà còn về cả đời sống hiền lành, đạo đức. Phô-ti-pha nhận biết Đức Chúa Trời ở cùng Giô-sép. Vì thế, Giô-sép được Phô-ti-pha yêu mến và tin cậy, giao hết tài sản, công việc cho chàng quản lý.

Trong lúc mọi chuyện đều tốt đẹp, thì một tai họa đổ ập xuống đời sống của Giô-sép. Vợ của Phô-ti-pha rất thích Giô-sép và tìm cách cám dỗ chàng, nhưng Giô-sép từ chối. Không được như ý muốn, bà Phô-ti-pha vu khống cho Giô-sép có ý gian với bà. Thế là ông Phô-ti-pha tức giận tống giam Giô-sép vào ngục tối. Vậy, cuộc đời của Giô-sép chuyển sang một giai đoạn khác: Tên tội phạm.

  (2) Giô-sép không bị cô đơn ở trong tù.

Nếu chúng ta ở trong trường hợp của Giô-sép, chắc hẳn sẽ rất buồn bã, cô đơn và nghĩ rằng Đức Chúa Trời đã lìa bỏ, vì Ngài đã không can thiệp, không giải cứu. Có lẽ ban đầu Giô-sép cũng có cảm giác cô đơn, buồn nản, nhưng chàng phát hiện ra một bí mật lớn. Đó là Đức Chúa Trời không bao giờ bỏ rơi con cái của Ngài trong lúc khó khăn, khốn đốn. Sự phát hiện nầy giúp Giô-sép biết rằng Đức Chúa Trời cũng ở cùng chàng trong tù. Cuộc sống ở trong tù không thể vui vẻ thoải mái được, nhưng Đức Chúa Trời ở cùng Giô-sép nên có sự khác biệt lớn. Chàng vẫn vui vẻ, yêu thương mọi người. Khi được giao công việc, Giô-sép làm hết lòng. Kinh Thánh chép rằng: “Đức Giê-hô-va phù hộ Giô-sép và tỏ lòng nhân từ cùng chàng, làm cho được ơn trước mặt chủ ngục” (câu 21). Chủ ngục rất coi trọng và tin cậy Giô-sép, nên giao hết các phạm nhân để chàng cai quản.

Ở trong tù, có hai tù nhân trước kia đã từng làm quan dâng rượu, dâng bánh cho vua. Nhưng hai ông đã làm cho vua không vừa ý, nên bị tống giam vào ngục. Một ngày nọ, Giô-sép nhìn thấy hai người nầy có vẻ mặt buồn buồn, liền hỏi: “Có chuyện gì mà hai ông buồn vậy?” Họ đáp: “Tối qua chúng tôi có thấy một giấc mơ kỳ lạ, nhưng không hiểu và cũng không có ai giải nghĩa giúp chúng tôi”.

Giô-sép biết chắc rằng sự giải nghĩa giấc mơ thuộc về Đức Chúa Trời và Ngài sẽ bày tỏ cho chàng, để chàng có thể giúp đỡ hai vị quan nầy. Giô-sép khích lệ họ kể ra giấc mơ của mình.

     “Tôi thấy một cây nho có ba nhánh” Vị quan dâng rượu nói. “Trái chín từng chùm, tôi cầm cái chén của vua, hái nho ép thành rượu và dâng cho vua”. Nghe xong, Giô-sép nói: “Trong ba ngày nữa, ông sẽ được vua tha và được hầu hạ vua như cũ”. Thấy Giô-sép nói điều tốt lành, vị quan dâng bánh vội vàng kể giấc mơ của mình. “Tôi thấy ba cái giỏ bánh đội trên đầu, giỏ trên cùng đựng các loại bánh vua ăn. Rồi bỗng nhiên, lũ chim không biết từ đâu tới bay sà xuống, rỉa bánh ăn”. Giô-sép nói: “Đó là điềm xấu. Ba ngày nữa, vua sẽ ra lệnh tử hình ông”. Khi nghe xong, cả hai ông đều mang hai tâm trạng khác nhau, người vui người buồn. Nhưng tất cả đều mong đợi đến ngày đó, xem thử lời Giô-sép nói có đúng không.

Đến ngày thứ ba, là sinh nhật của vua, Pha-ra-ôn bày tiệc đãi tất cả các vị quan trong triều đình. Trong dịp nầy, vua ra lệnh thả quan dâng rượu và phục chức cho ông để ông tiếp tục hầu rượu cho vua, nhưng lại ra lệnh xử trảm quan dâng bánh, đúng y như lời Giô-sép nói. Trước khi quan dâng rượu được thả ra, Giô-sép nói với ông: “Xin ông làm ơn tâu với vua về nỗi oan ức của tôi. Tôi không có tội gì hết và muốn được ra khỏi ngục”. Quan dâng rượu nhận lời, hứa sẽ giúp đỡ chàng.

     (3) Không cô đơn trong khi chờ đợi.

Nếu cha mẹ, hoặc bạn thân hứa sẽ cho một món quà mà các em rất thích, nhưng chờ đợi hoài không thấy, thì cảm giác của các em lúc đó như thế nào? (Cho các em trả lời). Cảm thấy buồn và cô đơn phải không? Sau khi quan dâng rượu hứa sẽ tâu với vua về việc của Giô-sép, chàng đợi đến hai năm cũng không thấy gì. Nếu các em là Giô-sép, thì các em có suy nghĩ gì về vị quan dâng rượu, về Đức Chúa Trời, về chính bản thân mình? (Lắng nghe ý kiến của các em). Vị quan nầy không những quên lời hứa, mà còn quên luôn Giô-sép, không nhớ đến chàng nữa. Chắc các em nghĩ rằng Giô-sép cô đơn và tuyệt vọng lắm phải không? Dù cuộc sống ở trong tù không như ý muốn, nhưng Giô-sép vẫn tin rằng Đức Chúa Trời không bỏ rơi chàng. Ngài sẽ có cách của Ngài mà Giô-sép không thể biết được. Chàng chỉ biết một điều, Đức Chúa Trời ở cùng, ban thêm sức, an ủi và trong hoạn nạn càng thấy rõ tình yêu thương của Chúa.

  1. Ứng dụng.

Các em thân mến! Nếu những điều bất hạnh mà Giô-sép đã từng trải, xảy ra trên đời sống chúng ta, thì chúng ta có được như Giô-sép không? Bài học nầy cho các em thấy trong hoạn nạn, Giô-sép không cô đơn mà có Chúa ở cùng.

Đức Chúa Trời ở cùng và yêu thương Giô-sép như thế nào, thì Ngài cũng yêu các em như thể ấy. Đức Chúa Trời yêu các em, vì các em thuộc về Ngài. Khi các em có cảm giác bị người thân bỏ rơi, hoặc cô đơn sợ hãi, nên nhớ rằng Chúa Giê-xu là người bạn tốt nhất của các em. Ngài ở bên cạnh các em luôn luôn và sẵn sàng giúp đỡ khi các em kêu cầu. Chị nghĩ rằng Giô-sép luôn luôn cầu nguyện với Đức Chúa Trời trong những ngày tháng hoạn nạn.

Khi gặp hoạn nạn, chúng ta thường có hai cách để giải quyết. (Dùng thị cụ 1 trong phần chuẩn bị). Thứ nhất là tự thương hại, buồn cho mình gặp phải bất hạnh, thậm chí ghét bỏ người khác. Nếu giải quyết theo cách nầy, chúng ta sẽ thấy bế tắc tuyệt vọng và chán nản. Thứ hai là nhờ cậy Đức Chúa Trời giải quyết vấn đề của mình, cầu nguyện, và chờ đợi Chúa. Các em thường chọn cách nào? (Cho các em trả lời). Nên nhớ rằng dù hoàn cảnh có xấu đến đâu đi nữa, Đức Chúa Trời vẫn ở cùng và giải quyết khó khăn cho các em. Các em không bao giờ bị cô đơn. Cho các em đọc câu gốc tuần nầy.

BÀI 9.  EM SẼ KHÔNG CÔ ĐƠN (HV)

 I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 39 – 40.

II. CÂU GỐC: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đi cùng ngươi; Ngài chẳng lìa khỏi ngươi, chẳng từ bỏ ngươi đâu” (Phục Truyền 31:6b).

III. BÀI TẬP.

1. Giô-sép không cô đơn vì Chúa ở cùng. Cũng thế, em sẽ không cô đơn vì Chúa luôn ở cùng với em. Hãy đọc những câu Kinh Thánh sau, rồi cầu nguyện Chúa cho em hiểu được ý nghĩa.

Sau khi đọc xong, em dùng lời văn ngắn gọn của mình, để trả lời ba câu hỏi sau đây.

a. Các câu Kinh Thánh trên cho em biết điều gì?

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

b. Các câu Kinh Thánh trên dạy em phải làm gì?

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

c. Em cầu nguyện điều gì? Xin Chúa giúp đỡ những gì?

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

2. Viết ý kiến của em 

a. Em cảm thấy nan đề khó giải quyết nhất là gì?

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

b. Lúc nào, em cảm thấy cô đơn nhất?

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

c. Khi cô đơn, em làm gì?

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

BÀI 8. BÔNG TRÁI CỦA LÒNG GANH GHÉT (GV-HV)

BÀI 8. BÔNG TRÁI CỦA LÒNG GANH GHÉT (GV-HV)

in QUÍ II. 2016, THIẾU NHI on 6 Tháng Bảy, 2018

BÀI 8. BÔNG TRÁI CỦA LÒNG GANH GHÉT  (GV)

I. KINH THÁNH: Sáng 37.

I. CÂU GỐC: “Vì ở đâu có những điều ghen tương tranh cạnh ấy, thì ở đó có sự lộn lạo và đủ mọi điều ác” (Gia-cơ 3:16).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Gia đình của Gia-cốp đã xảy ra nhiều điều không vui, do lòng ghen ghét giữa anh em với nhau.

– Cảm nhận: Ghen ghét dẫn đến tội lỗi. Cần trừ đi lòng ghen ghét trong lòng.

– Hành động: Nêu ra những vấn đề do lòng ghen ghét gây ra, và trình bày rõ cách đối phó.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

Viết lên giấy bìa cứng những chữ: Giận hờn, ghen ghét, tàn nhẫn, độc ác… rồi phân phát cho các em để nói lên ý nghĩa. Ví dụ để minh họa.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Ganh ghét là gì? Ganh ghét là không muốn người khác có những cái mà mình không có. Ví dụ: Ganh ghét người khác có chiếc áo mới, có đồ chơi mới… Ganh ghét là tội lỗi, thường mang lại cho ta sự bực bội và nhiều sự rắc rối trong cuộc sống. Trong xã hội chúng ta đang sống, có rất nhiều tội lỗi xảy ra do lòng ghen ghét gây nên. Hôm nay, các em sẽ thấy những bất hạnh trong gia đình của Gia-cốp do lòng ganh ghét gây ra.

  1. Bài học.

     (1) Nguyên nhân dẫn đến sự ganh ghét.

  1. Giô-sép được cha yêu thương hơn.

Sau khi làm hòa với Ê-sau, Gia-cốp dẫn người nhà của mình đến sinh sống tại xứ Ca-na-an. Gia-cốp có mười hai người con trai. Hai cậu con út tên là Giô-sép và Bên-gia-min. Gia-cốp đặc biệt yêu thương Giô-sép hơn tất cả các con trai mình. Hàng ngày, các anh phải dẫn bầy chiên ra đồng ăn cỏ, Giô-sép lúc đó mười bảy tuổi cũng phụ các anh của mình đi chăn chiên.

Gia-cốp rất yêu thương Giô-sép, nên cho cậu một cái áo có nhiều màu sắc sặc sỡ, rất đẹp. Giô-sép liền đem cái áo mới khoe với các anh mình.

(Mời một vài em nói lên cảm nghĩ của mình nếu ở trong trường hợp là các anh của Giô-sép, khi thấy Giô-sép được cha cho cái áo nhiều màu, còn mình thì không?) Các em suy nghĩ xem, các anh của Giô-sép ganh ghét là có lý do không? Nếu cha của em yêu thuơng một người nào trong gia đình nhiều hơn em, thì em cảm thấy thế nào? Dù cho rằng em có đủ lý do để ganh ghét, nhưng Chúa có muốn các em làm như thế không?

Các anh thấy cha thương Giô-sép hơn bọn mình, thì ganh ghét và nói với Giô-sép bằng những lời lẽ hằn học.

  1. Những giấc mơ lạ của Giô-sép.

Một đêm nọ, Giô-sép nằm ngủ và mơ một giấc mơ rất lạ. Sáng hôm sau, Giô-sép phấn khởi thuật lại giấc mơ của mình cho các anh nghe. “Chúng ta đang ở ngoài đồng bó lúa. Em thấy bó lúa của em dựng đứng lên, còn bó lúa của các anh đều ngã nằm xuống chung quanh bó lúa của em”.

Các anh của Giô-sép vốn đã ganh ghét cậu, bây giờ nghe về giấc mơ, thì họ càng ghét hơn và quát: “Mày muốn làm lớn hơn chúng tao sao?”

Không bao lâu, Giô-sép lại nằm chiêm bao lần nữa, và cậu vẫn kể cho các anh nghe. “Em thấy mặt trời, mặt trăng và mười một ngôi sao đều sấp mình xuống trước mặt em”. Lần nầy cha của Giô-sép nghe và la rầy cậu: “Có phải tao, mẹ, và các anh mầy đều phải đến sấp mình xuống đất trước mặt mầy chăng?” Dù la rầy nhưng ông ghi nhớ những điều Giô-sép đã nói, còn các anh thì ghét cay, ghét đắng, và từ đó gọi chàng là “thằng nằm mộng”.

 (2) Hành động của sự ganh ghét.

Cũng như mọi ngày, các anh của Giô-sép đi chăn bầy súc vật ở ngoài đồng. Nhưng lúc nầy, các anh phải dẫn bầy súc vật đi thật xa mới có đồng cỏ và suối nước. Đã mấy ngày rồi, các anh vẫn chưa về, vì thế cha rất lo lắng cho các con trai của mình. Lúc bấy giờ, chưa phát minh ra điện thoại, nên không thể liên lạc để biết tin tức của họ được, chỉ có cách là sai Giô-sép đi tới tận nơi để thăm.

Giô-sép vâng lời cha ra đi. Cậu đi đến nơi nhưng không thấy các anh đâu cả. Có một người cho chàng biết các anh đã dẫn bầy chiên đi nơi khác rồi. Thế là Giô-sép phải đi thêm một chặng đường nữa. Khi gần đến nơi, các anh đã nhìn thấy Giô-sép và họ nói với nhau: “Coi kìa! Thằng nằm mộng đến kìa”.

Họ nhớ đến giấc mơ của Giô-sép, thì rất căm giận và nói: “Chúng ta giết nó đi, quăng xuống một cái hố nước nào đó, rồi chúng ta nói với cha là nó đã bị thú rừng xé xác, để xem thử các điềm chiêm bao của nó ra sao?”

Nhưng một người anh của Giô-sép tên Ru-bên, nói rằng: “Chúng ta đừng giết chết nó. Hãy liệng nó xuống hố nước ở chỗ kia”. Chàng nói vậy là tính tìm cách cứu Giô-sép. Tất cả mọi người đều đồng ý và chờ khi Giô-sép đến gần, các anh xông tới lột cái áo có nhiều màu sắc mà cậu đang mặc, rồi quăng Giô-sép xuống một hố rất sâu. Cậu không thể tự mình trèo ra khỏi hố được. Giữa lúc hiểm nghèo nầy, Giô-sép rất tuyệt vọng vì không có ai giúp đỡ, nhưng cậu không hiểu rằng Đức Chúa Trời đã có kế hoạch trên đời sống mình và Ngài là Đấng đoái xem.

Mặc cho Giô-sép kêu cứu, khóc lóc, van nài, các anh vẫn ngồi trên miệng hố ăn uống vui mừng, mà không một chút thương xót. Ngay lúc đó, có một đoàn lái buôn đi ngang qua, các anh của Giô-sép nghĩ đến một cách có lợi hơn. “Hãy đem bán nó cho đoàn lái buôn nầy. Chúng ta sẽ được một ít tiền”. Tất cả đều đồng tình và họ kéo Giô-sép lên khỏi hố. Giô-sép cứ tưởng các anh đã tha thứ cho mình, nào ngờ vừa lên khỏi hố, cậu đã bị dẫn đến bán cho những người xa lạ để lấy hai mươi miếng bạc. Chàng công tử bột Giô-sép chỉ trong phút chốc đã trở thành tên nô lệ và bị mang sang xứ Ai-cập.

Khi Giô-sép bị bán rồi, thì Ru-bên trở lại hố để cứu em mình, nhưng không thấy đâu cả. Ru-bên xé áo mình, khóc lóc: “Ôi! Đứa trẻ đâu mất rồi! Tôi biết đi đâu để tìm lại nó bây giờ?” Ru-bên không đủ can đảm để nói với cha sự thật, chỉ còn cách là cùng nói dối cha. Các anh giết một con dê đực, rồi lấy áo nhiều màu mà cha tặng cho Giô-sép, nhúng vào trong máu. Làm như vậy để nhìn có vẻ là Giô-sép đã bị thú dữ cắn chết rồi.

Họ trở về mang theo cái áo nhúng máu của Giô-sép và làm bộ buồn rầu nói: “Cái áo nầy chúng con tìm thấy ở ngoài đồng vắng. Cha xem thử có phải là cái áo mà cha đã cho Giô-sép không?” Gia-cốp nhìn và nói rằng: “Đây chính là áo của con trai cha, chắc nó đã bị thú dữ ăn thịt rồi”. Nói xong, ông khóc lóc, đau đớn đến nỗi mọi người xúm lại an ủi, nhưng vẫn không nguôi được.

Kế hoạch của các anh đã thành công. Họ không chỉ nói dối, mà còn lường gạt cha mình. Gia-cốp cứ tưởng Giô-sép thật sự đã bị thú dữ giết rồi.

Thật là một thảm kịch! Giô-sép bị bán sang một xứ xa lạ, người cha mất đi đứa con cưng, đau khổ đến nổi muốn chết. Không biết các anh của Giô-sép có cảm thấy lương tâm bị cắn rứt khi nhìn thấy sự đau khổ của cha không? Nhưng chúng ta tin rằng Giô-sép không phải một mình xuống Ai-cập, mà có Chúa cùng đi.

  1. Ứng dụng.

Các em có biết tại sao các anh của Giô-sép ganh ghét Giô-sép không? (Giô-sép khoe điềm chiêm bao của mình, và cũng vì được cha yêu thương nhiều hơn, may cho một chiếc áo nhiều màu sắc). Sự ganh ghét sanh ra tội lỗi, khiến cho các anh của Giô-sép quên đi tình anh em, làm cho cha đau khổ và phạm tội với Đức Chúa Trời.

Sự ganh ghét có thường xảy ra trong đời sống các em không? Khi thấy bạn làm bài được điểm cao, thi đậu còn em thi rớt, họ có nhiều bạn bè yêu mến hơn các em, thì các em có sinh lòng ganh ghét không? Lúc ganh ghét người khác, các em cảm thấy hoặc hành động như thế nào? (Cho các em trả lời).

Chúa cho mỗi người có một ân tứ khác nhau, không nên ganh ghét hay so sánh với người khác. Chỉ cần các em tận tâm hoàn thành công việc của mình là tốt rồi. Các em à! Ganh ghét thường hay lẻn vào xâm chiếm đời sống của chúng ta, nên cần phải có sự giúp đỡ của Chúa. Cảm tạ Chúa và thỏa lòng với những điều Chúa ban cho các em, đừng sa vào bẫy của ma quỷ. Bây giờ, hãy cầu xin Chúa giúp đỡ các em nhé.

BÀI 8.  BÔNG TRÁI CỦA LÒNG GANH GHÉT (HV)

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 37.

II. CÂU GỐC: “Vì ở đâu có những điều ghen tương, tranh cạnh ấy, thì ở đó có sự lộn lạo và đủ mọi đều ác” (Gia-cơ 3:16).

III. BÀI TẬP.

  1. Tâm tình của Giô-sép.

Thông thường, người ta thường hay ganh ghét người khác vì họ có những điều mà mình không có. Giô-sép đã bị mười người anh của mình ganh ghét và hãm hại, vì cha cho riêng Giô-sép cái áo nhiều màu sắc. Em hãy giúp Giô-sép nói lên tâm tình của mình, bằng cách điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp.   

 

Tôi tên là Giô-sép. Tôi có _______ anh em.

Bố tôi tên là __________. Bố tôi ____________ tôi hơn các anh. Ông cho tôi một _________________, vì thế gây cho các anh _____________ tôi. Dù họ_______ tôi, tôi vẫn______________ họ.

 

  1. Con đường Giô-sép đi.
  2. Tô màu đỏ trên con đường Giô-sép đi tìm các anh.
  3. Tô màu đen trên con đường Giô-sép

bị bán dẫn đi đến Ai-cập.

  1. Đánh dấu X vào những hành động em thường làm, và dấu K vào những hành động mà em nghĩ mình không nên làm.
Những hành động trong đời sống Nên

Không nên

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

 

 

 

 

BÀI 7. CÓ THỂ TRỞ VỀ ĐƯỢC KHÔNG? (GV-HV)

BÀI 7. CÓ THỂ TRỞ VỀ ĐƯỢC KHÔNG? (GV-HV)

in QUÍ II. 2016, THIẾU NHI on 5 Tháng Bảy, 2018

 

BÀI 7. CÓ THỂ TRỞ VỀ ĐƯỢC KHÔNG? (GV)

I. KINH THÁNH: Sáng 30 đến 33:1-16.

II. CÂU GỐC: “Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy” (Ê-phê-sô 4:32).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Đã đến lúc Gia-cốp trở về nhà, làm hòa với anh mình sau 20 năm xa cách.

– Cảm nhận: Biết tha thứ và làm hòa với người khác, sẽ được Đức Chúa Trời nhậm lời cầu xin.

– Hành động: Có tinh thần làm hòa và sẵn sàng tha thứ.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY

A. CHUẨN BỊ.

1. Một vài câu hỏi để ôn lại bài trước. Tại sao Gia-cốp phải chạy trốn khỏi nhà? Tâm trạng của ông lúc ra đi như thế nào? Dọc đường, ông thấy gì?…

2. Giấy màu, kéo, hồ… để làm thủ công.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

(Ôn qua bài học trước).

Gia-cốp rời khỏi nhà ra đi là để trốn Ê-sau. Sau khi Gia-cốp nằm chiêm bao gặp Đức Chúa Trời, thì ông biết rằng con đường phía trước có Đức Chúa Trời gìn giữ, và Ngài hứa ở cùng ông. Đức Chúa Trời thực hiện lời hứa, nên Gia-cốp bình an đi tới Cha-ran.

  1. Bài học.

Trước khi Gia-cốp ra đi, mẹ chàng có hứa rằng hễ khi nào thấy Ê-sau hết giận, thì cho Gia-cốp biết để trở về nhà. Nhưng ngày qua ngày, Gia-cốp không nhận được tin tức gì từ gia đình cả. Tại Cha-ran, Gia-cốp làm thuê cho cậu mình. Sau đó cưới hai cô con gái của cậu, và sanh con. Đức Chúa Trời ban phước cho Gia-cốp khiến ông trở nên giàu có. Trong những năm ở với cậu, tài sản của Gia-cốp tăng dần. Ông có nhiều chiên bò, lạc đà, lừa và đầy tớ, vì thế có nhiều người ganh tị và ghét Gia-cốp.

(1) Gia-cốp trở về nhà cha.

Gia-cốp xa quê hương đã hai mươi năm rồi. Một hôm, các con trai của cậu bày tỏ thái độ ghen ghét và tức giận. Chính lúc nầy, Đức Chúa Trời phán dặn Gia-cốp trở về nhà cha ở Ca-na-an. Về nhà cha tức là phải gặp Ê-sau. Nhưng Ê-sau chưa hết giận và chưa tha thứ cho ông, thì làm sao đây? Tâm trạng của Gia-cốp khi nghe Chúa phán, vừa vui mừng vừa lo sợ. Vui mừng vì được rời khỏi nơi đây, nơi mà Gia-cốp bị cậu lường gạt để bóc lột sức lao động, lo sợ vì phải đối đầu với Ê-sau. Nhưng Đức Chúa Trời hứa sẽ ở cùng, giúp đỡ, nên Gia-cốp cũng vững lòng.

Gia-cốp quyết định trở về quê hương. Ông đem chuyện nầy ra bàn với hai vợ mình là Lê-a và Ra-chên, thì hai bà nói rằng: “Chàng hãy làm theo mọi lời Đức Chúa Trời đã phán dạy” (Sáng 31:16b).

Thế là Gia-cốp âm thầm gói ghém tất cả tài sản mình, cùng vợ con lên đường đi về xứ Ca-na-an, trong khi La-ban cậu mình không có ở nhà. Lúc ra đi, Ra-chên, người vợ mà Gia-cốp yêu thương đã ăn cắp pho tượng thờ trong nhà của cha mình và giấu dưới bành lạc đà. Gia-cốp không hay biết việc làm của Ra-chên.

Ba ngày sau khi Gia-cốp ra đi, La-ban mới biết, và cũng phát hiện pho tượng đã bị đánh cắp, nên càng tức giận hơn. Lập tức, ông cho người nhà của mình đuổi theo Gia-cốp, nhưng trên đường đi, Đức Chúa Trời phán với La-ban không được làm hại Gia-cốp và người nhà của ông.

Cuối cùng, La-ban cũng đã đuổi kịp Gia-cốp nơi ông đóng trại để cho người và súc vật nghỉ ngơi. La-ban rất giận dữ, khi tìm khắp trại mà không thấy các pho tượng đã bị đánh cắp. Thật ra La-ban không chỉ tức giận vì mất các pho tượng, mà còn tức giận về việc cả gia đình Gia-cốp bỏ đi mà không cho ông biết. Sau khi bàn bạc, Gia-cốp và La-ban cùng thỏa thuận lập giao ước với nhau, là hai bên không thù hận nhau nữa. Sáng sớm hôm sau, La-ban từ giã con cháu mình rồi trở về xứ Cha-ran, còn Gia-cốp tiếp tục lên đường về xứ Ca-na-an.

   (2) Gia-cốp chuẩn bị để gặp Ê-sau.

Nếu các em đi xa nhà một thời gian dài, và khi trở về gần đến nhà, thì tâm trạng của các em lúc đó sẽ ra sao? Càng về gần đến nhà, Gia-cốp càng bồi hồi khi nhớ về những kỷ niệm xưa, nhưng không thể không hồi hộp, lo lắng. Cảnh vật có thay đổi, nhưng sự hận thù của Ê-sau có thay đổi không, khi đã 20 mươi năm rồi? Gia-cốp rất mong được trở về nhà, nhưng cũng rất lo sợ khi phải gặp Ê-sau. Vì thế, ông sai người đi trước để gặp Ê-sau, báo tin ông trở về.

Gia-cốp biết rõ một điều là phải làm hòa với anh mình trước, thì mới trở về nhà bình an. Giờ đây, ông đang nóng lòng chờ đợi tin tức của các sứ giả mà mình đã sai đi.

Vài ngày sau, các sứ giả trở về và nói cùng Gia-cốp rằng: “Chúng tôi đã đến Ê-sau, anh của chủ; nầy, người đương đem bốn trăm người đến để rước chủ”.

Không ai dám nghĩ rằng đây là hành động hòa bình. Thật ra, một người đang căm giận mà mang theo bốn trăm người đến, thì thật khinh khủng. Gia-cốp rất run sợ, ông cho là Ê-sau đem bốn trăm người đến để trả mối thù hai mươi năm về trước. Trong khiếp sợ, Gia-cốp làm ba việc:

Việc thứ nhất: Ông chia người nhà, đầy tớ và súc vật thành hai đội. Nếu Ê-sau hãm đánh một trong hai đội, thì đội còn lại có thể chạy thoát được.

Việc thứ hai: Gia-cốp cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Ông trình bày với Chúa nỗi sợ hãi và lo âu của mình, cầu xin Ngài bảo vệ.

Việc thứ ba: Gia-cốp chuẩn bị một món quà thật lớn để làm hòa với Ê-sau. Trong đó có: Hai trăm hai mươi con dê, hai trăm hai mươi con chiên, ba chục lạc đà cái có con đang bú, bốn chục bò cái và mười bò đực, hai chục lừa cái và mười lừa con (Ghi trên bảng). Gia-cốp phân chia bầy súc vật ra từng nhóm và giao cho các đầy tớ dẫn đi trước, bầy nầy cách bầy kia một khoảng, dặn kỹ khi gặp Ê-sau thì nói: “Đây là quà của Gia-cốp, gởi dâng cho Ê-sau. Người đang theo sau”.

Khi các đầy tớ mang quà đi rồi, Gia-cốp và gia đình vẫn còn ở lại đó. Ban đêm, ông thao thức không ngủ được, nên đánh thức hai vợ, hai con đòi và mười một người con của mình, dẫn qua rạch Gia-bốc, nơi mà Gia-cốp cho là an toàn. Xong xuôi, một mình ông ở lại trại. Kinh Thánh chép rằng, Gia-cốp vật lộn với một người trong lúc đang cầu nguyện, cho đến gần sáng và bị người đó đánh trẹo xương hông. Lúc nầy ông mới biết đó là thiên sứ của Đức Chúa Trời và cầu xin Ngài ban phước. Sau khi xưng tội, ông được Chúa đổi tên là Y-sơ-ra-ên, có nghĩa “Vật lộn cùng Đức Chúa Trời”. Gia-cốp đã được Đức Chúa Trời tha thứ, bây giờ, ông cần được Ê-sau tha thứ.

 (3) Gia-cốp và Ê-sau gặp nhau.

Buổi sáng hôm sau, Gia-cốp nhìn thấy một đoàn người đông, từ xa đi tới phía mình, thì nhận biết đó là Ê-sau cùng bốn trăm người đi theo. Gia-cốp đi trước và sấp mình xuống đất bảy lần, cho tới khi đến gần anh mình. Điều Gia-cốp không thể ngờ là Ê-sau chạy đến trước và ôm chầm lấy em mình mà hôn, rồi cả hai đều khóc. Thế là mối thù hai mươi năm đã được giải quyết, Ê-sau tha thứ cho người em đã lường gạt mình.

Khi Ê-sau nhìn thấy nhiều người đứng xung quanh, thì hỏi Gia-cốp: “Những người nầy là ai vậy?” Gia-cốp đáp rằng: “Đó là vợ con mà Đức Chúa Trời đã ban cho em”. Đây là lần đầu tiên các con của Gia-cốp gặp bác của mình.

Ê-sau muốn dẫn Gia-cốp và gia đình đi đến chỗ mình cư ngụ, nhưng vì các con của Gia-cốp còn nhỏ và bầy súc vật còn non yếu, không thể đi nhanh được. Do vậy, Ê-sau phải đi về trước. Hai anh em chia tay nhau, không phải ở trong thù hận, mà ở trong sự tha thứ và yêu thương.

  1. Ứng dụng.

Các em thân mến! Nếu Ê-sau không tha thứ, và Gia-cốp không biết nhận lỗi, thì chắc chắn không có cảnh gặp xúc động mà các em mới vừa học trên đây. Chúa muốn các em có tấm lòng nhân hậu, biết yêu thương và tha thứ, không ích kỷ, không giành phần lợi cho riêng mình…, không chỉ đối với người thân trong gia đình, mà còn đối với bạn bè nữa. Khi các em phạm lỗi với người khác, thì sẵn sàng xin lỗi. Muốn có được đức tính đó, các em phải mời Chúa ngự trị trong lòng luôn luôn. Xin Chúa giúp đỡ các em.

BÀI 7.  CÓ THỂ TRỞ VỀ ĐƯỢC KHÔNG?  (HV)

 I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 30 – 33:1-16.

II. CÂU GỐC: “Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy” (Ê-phê-sô 4:32).

III. BÀI TẬP.

1. Em hãy làm các bài tính nầy và sau đó điền vào chỗ trống bằng đáp số đã tính toán được, theo thứ tự. Em sẽ có được một câu chuyện hoàn chỉnh.

a. 100 + 100 + 200 =

b. 800 : 2 =

c. 120 + 150 + 40 + 10 + 30 =

d. 10 – 3 =

e. 5 x 4 =

Gia-cốp dẫn cả gia đình đi từ Cha-ran về xứ Ca-na-an, một đường dài thật dài đến (a)____ dặm. Khi về gần đến nhà, Gia-cốp cho người đi trước để dò xét tình hình của Ê-sau. Ê-sau biết Gia-cốp trở về, nên mang theo (b)____ người đến đón. Gia-cốp gởi tặng cho Ê-sau món quà hòa bình, tổng cộng là (c)______ súc vật.

Ngày hôm sau, hai anh em gặp mặt nhau. Gia-cốp vừa đi vừa sấp mình xuống đất (d)_____ lần cho đến khi tới gần Ê-sau. Hai anh em đã ôm hôn nhau. Cuối cùng đã kết thúc sự hận thù kéo dài (e)___ năm.

1. Ai là người nói dối?

“Thanh và Nhã là đôi bạn học cùng một lớp. Hai bạn ấy chơi thân với nhau lắm, nhưng bây giờ thì không còn nữa. Hai bạn không nói chuyện với nhau, vì Thanh cho rằng Nhã đã lừa dối mình.

Nguyên do là tuần trước, Nhã phải nộp bài tập làm văn, nhưng không biết viết như thế nào, liền nhờ Thanh. Thanh vốn giỏi văn, nên viết thay cho bạn. Kết quả, bài tập làm văn của Nhã được thầy giáo khen, và được dán lên bảng cho các bạn trong lớp cùng đọc.

            Nhã rất vui mừng chạy về nhà khoe với bố, mẹ. Mẹ Nhã gọi điện thoại báo cho ông bà ngoại biết và ông bà ngoại hứa sẽ thưởng cho Nhã một con thú nhồi bông thật to. Trong khi đó, Nhã không nói một lời nào để cảm ơn Thanh. Thanh rất bực mình, ghét và không nói chuyện với Nhã nữa”.

 

Theo em, Thanh và Nhã ai đúng ai sai? Nếu là Thanh và Nhã, thì em sẽ xử sự như thế nào? Làm cách nào để hai bạn hòa nhau?

 

BÀI 6. CHÚA LÀ NƠI NƯƠNG NÁU (GV-HV)

BÀI 6. CHÚA LÀ NƠI NƯƠNG NÁU (GV-HV)

in QUÍ II. 2016, THIẾU NHI on 4 Tháng Bảy, 2018

 

BÀI 6. CHÚA LÀ NƠI NƯƠNG NÁU (GV)

I. KINH THÁNH: Sáng 27:41 đến 28:22.

II. CÂU GỐC: “Đức Chúa Trời là nơi nương náu và sức lực của chúng tôi, Ngài sẵn giúp đỡ trong cơn gian truân” (Thi 46:1).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Gia-cốp tuy phạm tội, phải rời khỏi nhà ra đi, nhưng Đức Chúa Trời vẫn ở cùng.

– Cảm nhận: Tình yêu thương của Đức Chúa Trời không hề thay đổi.

– Hành động: Tin Chúa là Đấng yêu thương và là nơi nương náu trong lúc gian truân.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. CHUẨN BỊ.

1. Giấy để cho các em vẽ.

2. Cho các em chỉ vị trí Bê-e-sê-ba trên bản đồ của Kinh Thánh.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Ba mẹ các em có yêu thương các em không? Làm thế nào mà các em biết được? Khi gặp phải khó khăn, các em có nhờ cha mẹ giải quyết không? Nếu ở trong gia đình, mọi người biết chia sẻ, an ủi và cùng nhau giải quyết mọi khó khăn, thì gia đình đó thật hạnh phúc, êm ấm, phải không các em?

  1. Bài học.

Gia đình của Y-sác không còn hạnh phúc nữa, bởi sự gian dối của Gia-cốp và Rê-bê-ca. Các em có thể tưởng tượng không khí nặng nề trong gia đình nầy. Người cha rất luyến tiếc sự ra đi của con mình, người mẹ cô đơn, buồn bã, người anh giận dữ vì bị lừa gạt. Gia-cốp cảm thấy cô đơn khi phải rời khỏi nhà ra đi.

            (1) Gia-cốp rời khỏi nhà ra đi.

Đối với hành động lừa dối của Gia-cốp, Ê-sau rất giận dữ, nhất định trong lòng rằng, sau khi cha qua đời sẽ giết Gia-cốp. Hai anh em đã trở thành kẻ thù của nhau.

Khi Rê-bê-ca hay được ý định của Ê-sau, thì rất lo sợ, liền sửa soạn cho Gia-cốp ra đi, chạy trốn Ê-sau.

Rê-bê-ca nói với Gia-cốp: “Con hãy chạy trốn qua nhà cậu con tại Cha-ran và ở đó ít lâu, cho đến khi cơn giận của anh con nguôi đi, thì mẹ sẽ sai người đến đón con về”.

Thế là Gia-cốp ra đi với tâm trạng đau thương, và cô đơn. Chặng đường thật dài và gian khổ; phải vượt qua đồng vắng hoang vu, xuyên qua sa mạc lớn giữa Bê-e-sê-ba và Cha-ran. Lúc đó, không có xe cũng chẳng có ngựa, Gia-cốp chỉ đi bộ mà thôi và tối đến thì ngủ ngoài trời. Từ nhỏ đến lớn, Gia-cốp luôn sống trong sự cưng chiều và sự bảo bọc của mẹ, còn bây giờ một mình phải đối diện với bao khó khăn. Có lẽ trong lúc nầy, Gia-cốp cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết, cần được an ủi, cần có chỗ để nương dựa.

            (2) Đức Chúa Trời là nơi nương náu.

Không có một người nào có thể giúp đỡ Gia-cốp, chỉ có Đức Chúa Trời mà thôi, nhưng Chúa có còn yêu thương Gia-cốp khi ông phạm tội không? Chúng ta chờ xem nhé!

Ban ngày đi đường mệt mỏi, tối đến Gia-cốp lấy một hòn đá bằng phẳng làm gối và ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ, ông nằm mơ thấy một cái thang lạ lùng, bắc từ dưới đất lên đến tận trời. Gia-cốp thấy các thiên sứ của Đức Chúa Trời đi lên đi xuống trên thang đó. Đức Chúa Trời ngự trên đầu cầu thang và phán: “Ta là Đức Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, tổ phụ ngươi, cũng là Đức Chúa Trời của Y-sác. Ta sẽ cho ngươi và dòng dõi ngươi đất mà ngươi đương nằm ngủ đây”.

Gia-cốp không biết kế hoạch đã sắm sẵn của Chúa đối với ông. Những gì mà Đức Chúa Trời hứa ban cho Áp-ra-ham, Y-sác, thì Ngài cũng hứa ban cho Gia-cốp. Nhưng rất tiếc, ông đã dùng mưu kế để đoạt lấy. Nếu ông yên lặng chờ đợi, chắc chắn Đức Chúa Trời cũng sẽ thực hiện lời hứa của Ngài đối với ông và tình cảm anh em trong gia đình sẽ tốt đẹp hơn.

Đức Chúa Trời cho Gia-cốp hiểu rằng Ngài vẫn yêu thương và đoái xem hoàn cảnh của ông trong lúc nầy. “Ta ở cùng ngươi, ngươi đi đâu, sẽ theo gìn giữ đó, và đem ngươi về xứ nầy; vì ta không bao giờ bỏ ngươi cho đến khi ta làm xong những điều ta đã hứa cùng ngươi” (Sáng 28:15).

Gia-cốp thức giấc, và ông nhận biết Đức Chúa Trời vẫn ở cùng, yêu thương ông, dù ông đã phạm tội. Trước khi ngủ, Gia-cốp cảm thấy cô đơn và thấy Đức Chúa Trời rất cách xa mình. Nhưng giờ đây, ông biết Chúa vẫn là nơi nương náu cho ông. Dù vẫn phải tiếp tục chạy trốn Ê-sau, phải đi đến Cha-ran một mình, nhưng sự nhận biết nầy an ủi ông rất nhiều và khích lệ đức tin của ông.

Các em thân mến! Tại sao lúc ban đầu Gia-cốp cảm thấy cô đơn? Tại sao ông cảm thấy Đức Chúa Trời lìa xa mình? (Cho các em trả lời). Gia-cốp thấy mình có tội, không làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Khi phạm tội, chúng ta thường cảm thấy Đức Chúa Trời không yêu chúng ta nữa. Khi nghĩ đến tội của mình, thì không dám nói chuyện với Chúa. Thật ra, Đức Chúa Trời ghét tội lỗi, nhưng lòng nhân từ của Ngài không lìa bỏ chúng ta. Ngài yêu chúng ta đến cùng. Đức Chúa Trời biết Gia-cốp cô đơn, nên Ngài hiện ra trong giấc chiêm bao để an ủi và cho ông biết chính Ngài là nơi nương náu của ông.

            (3) Bê-tên

Để ghi nhớ nơi đặc biệt nầy, nơi mà Gia-cốp đã gặp Đức Chúa Trời, ông lấy hòn đá đã gối đầu, dựng đứng lên làm cây trụ và đặt nơi đây là Bê-tên, có nghĩa là đền hay là nhà của Đức Chúa Trời.

Kể từ lúc gặp Chúa, Gia-cốp đã thay đổi. Lúc trước là ích kỷ, sử dụng bất cứ thủ đoạn nào để đạt được mục đích của mình. Giờ đây, Gia-cốp cầu xin Đức Chúa Trời: “Nếu Đức Chúa Trời ở cùng tôi, gìn giữ tôi trong lúc đi đường, cho bánh ăn, áo mặc, và nếu tôi trở về bình an đến nhà cha tôi, thì Đức Giê-hô-va sẽ là Đức Chúa Trời tôi. Hòn đá đã dựng làm trụ đây sẽ là đền Đức Chúa Trời, và tôi sẽ nộp lại cho Ngài một phần mười mọi của cải mà Ngài sẽ cho tôi” (câu 20-22). Lời cầu xin của Gia-cốp chứng tỏ lòng ông biết ơn Chúa vì Ngài là nơi nương náu của ông đúng lúc.

  1. Ứng dụng.

Các em thân mến! Cuộc đời của Gia-cốp cho chúng ta một bài học rất hay về tình yêu thương của Chúa. Dù Gia-cốp phạm tội nhưng Chúa vẫn yêu thương ông. Nhiều lúc chúng ta phạm tội với Chúa, và có tâm trạng giống như Gia-cốp: Cô đơn, cảm thấy Chúa cách xa, không còn yêu thương chúng ta nữa. Những lúc như thế, các em nên nhớ rằng tình yêu thương của Ngài đối với các em không thay đổi. Ngài luôn dang rộng đôi tay để đón chờ các em quay trở lại với Chúa bất cứ lúc nào. Khi nào các em cảm thấy buồn, thất vọng, bạn bè xa lánh… nên nhớ rằng Chúa Giê-xu là nơi nương náu êm dịu nhất. Các em cùng đọc câu gốc tuần nầy nhé! (Cho các em chia sẻ kinh nghiệm Chúa là nguồn an ủi, che chở em trong lúc hoạn nạn).

BÀI 6. CHÚA LÀ NƠI NƯƠNG NÁU (HV)          

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 27:41 – 28:22.

I. CÂU GỐC: “Đức Chúa Trời là nơi nương náu và sức lực của chúng tôi, Ngài sẵn giúp đỡ trong cơn gian truân” (Thi Thiên 46:1).

III. BÀI TẬP

 

  1. Bốn hình ảnh trên diễn tả hai anh em đang giận nhau. Em hãy suy gẫm và viết ra câu chuyện:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………2. Kinh Thánh cho em biết nhiều cách làm cho những người trong gia đình sống yêu thương, vui vẻ. Mời em đọc kỹ các câu Kinh Thánh sau đây và ghi ra bí quyết trên đường kẻ của các hình sau.

“Hết thảy anh em phải đồng lòng đầy thương xót và tình yêu anh em, có lòng nhân từ và đức khiêm nhường. Đừng lấy ác trả ác, cũng đừng lấy rủa sả trả rủa sả; trái lại, phải chúc phước, ấy vì điều đó mà anh em được gọi để hưởng phước lành. Vả, ai muốn yêu sự sống và thấy ngày tốt lành, thì phải giữ gìn miệng lưỡi, đừng nói điều ác và lời gian giảo” (1Phi-e-rơ 3:8-10).

 

 

  1. Kinh nghiệm của em.

Có nhiều bạn cùng lứa tuổi với em không tin nhận Chúa, nên không biết sự an ủi của Ngài. Em đã tin nhận Chúa, em có thể làm chứng cho các bạn ấy biết, Chúa thật sự là nơi nương náu của em trong lúc cô đơn, sợ hãi được không? Em hãy viết tiếp phần sau của câu gợi ý.

a. Khi ở trong bóng tối, em cũng sợ hãi.

Nhưng em………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………..

b. Khi buồn, cô đơn, em……………………………………………….

……………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………..

c. Khi bị bạn bè chế nhạo, em………………………………………

……………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………..

d. Sau khi gây gổ với anh trai, em………………………………..

……………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………..

e. Khi nằm trên giường bệnh, em………………………………..

……………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………..

BÀI 5. NGƯỜI EM GIAN DỐI (GV-HV)

BÀI 5. NGƯỜI EM GIAN DỐI (GV-HV)

in QUÍ II. 2016, THIẾU NHI on 19 Tháng Tư, 2018

BÀI 5. NGƯỜI EM GIAN DỐI (GV)

 

I. KINH THÁNH: Sáng 25:19-34; 27:1-40.

II. CÂU GỐC: “… Mỗi người trong anh em phải chừa sự nói dối, hãy nói thật với kẻ lân cận mình, vì chúng ta làm chi thể cho nhau” (Ê-phê-sô 4:25).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Sự gian dối làm cho gia đình phân rẽ, anh em ghét nhau.

– Cảm nhận: Tội lỗi phải được xưng ra, ăn năn, cầu xin Chúa tha thứ.

– Hành động: Sống chân thật.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. CHUẨN BỊ.

1. Sưu tầm một số hình ảnh về sự sinh hoạt trong gia đình.

2. Chuẩn bị giấy phát cho các em vẽ hoặc viết ra những câu chuyện nhỏ về gia đình mình, như là:

a. Số người trong gia đình.

b. Nghề nghiệp mỗi người.

c. Người nào vui tính hoặc hay giận nhất?

d. Có nuôi súc vật không? Những con gì?

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

1. Vào đề.

(Thực hiện phần chuẩn bị số 2. Cho cả lớp xem những bức tranh mà các em vẽ, hoặc đọc những điều các em đã viết về gia đình).

Mỗi chúng ta là một thành viên quan trọng trong gia đình, dù gia đình chúng ta lớn hay nhỏ. Vì thế, mỗi việc làm của các em đều ảnh hưởng đến mọi người trong gia đình. Ví dụ như em bịnh, thì ba, mẹ, anh, chị… đều lo lắng. Em học giỏi, mọi người đều mừng, em có nhiều tật xấu, mọi người đều đau khổ… Các em sẽ được thấy rõ điều nầy qua cuộc sống của một gia đình mà Kinh Thánh đã ghi lại. Các em cùng nghe nhé!

2. Bài học.

(1) Gia đình của Y-sác.

Y-sác và Rê-bê-ca kết hôn với nhau, nhưng hai mươi năm sau, họ mới có hai con trai sinh đôi là Ê-sau và Gia-cốp.

Ê-sau và Gia-cốp lớn lên trở thành những chàng thanh niên khỏe mạnh. Tuy là hai anh em sinh đôi, nhưng giữa họ có rất nhiều điểm khác biệt về tính tình và ngoại hình. Ê-sau ưa hoạt động, suốt ngày săn bắn ở ngoài đồng. Gia-cốp thích sống yên lặng, quanh quẩn trong trại, phụ giúp mẹ việc bếp núc hoặc chăn chiên trên những cánh đồng yên ả. Cánh tay của Ê-sau có nhiều lông, còn Gia-cốp thì không có.

(2) Quyền trưởng nam.

Dù là sinh đôi, nhưng Ê-sau chào đời trước, nên chàng là con trưởng nam của Y-sác. Theo tục lệ, con trưởng nam được hưởng gia tài gấp đôi, đặc biệt là thừa kế phước lành Đức Chúa Trời ban cho cha mình. Ê-sau được hưởng tất cả quyền lợi đó. Một hôm nọ, Ê-sau đi săn ở ngoài đồng về, thấy Gia-cốp đang nấu canh. Mùi canh bốc lên thơm quá, Ê-sau vừa mệt vừa đói, liền xin: “Em cho anh ăn canh đậu đó với, vì anh mệt mỏi quá”. Gia-cốp nghĩ ngay đến quyền trưởng nam nên nói: “Anh hãy bán quyền trưởng nam cho em đi, thì em sẽ cho anh ăn”.

Quyền trưởng nam đại diện cho vinh dự và giàu có, nhưng trong lúc đang đói cồn cào như thế nầy, thì quyền trưởng nam đối với Ê-sau không còn giá trị gì nữa. Ê-sau liền đổi quyền trưởng nam cho Gia-cốp, để lấy một bát canh đậu đỏ.

(3) Hành động gian dối.

Thời gian trôi qua, Y-sác ngày càng già đi, mắt đã mù lòa, đến nỗi không nhìn thấy hai con trai của mình, chỉ còn cách nghe giọng nói, hoặc sờ vào tay của họ để nhận biết.

Một ngày kia, Y-sác cho gọi Ê-sau đến và dặn: “Cha đã già rồi, không biết sống chết ngày nào. Bây giờ, con hãy đi ra ngoài đồng săn thịt rừng và làm món mà cha vẫn thích. Ăn xong, cha sẽ chúc phước cho con trước khi chết”. Các em biết không, sự chúc phước của người cha rất quan trọng. Khi người cha chúc phước cho con trai mình yêu thương, thì không thể thay đổi được. Sự chúc phước nầy khác với việc người con trưởng thừa kế tài sản, mà đó là sự chúc phước thuộc linh, theo lời hứa Đức Chúa Trời ban cho Áp-ra-ham.

Khi Y-sác căn dặn Ê-sau, thì Rê-bê-ca nghe được và nói lại với Gia-cốp. Rê-bê-ca muốn Y-sác chúc phước cho Gia-cốp, chứ không phải cho Ê-sau. Bà suy nghĩ cách để giúp cho Gia-cốp nhận được sự chúc phước nầy. Bà gọi Gia-cốp lại và bảo: “Con hãy làm theo lời mẹ biểu. Hãy bắt hai con dê con mập, mẹ sẽ làm thịt và nấu món cha con vẫn thích. Con giả làm Ê-sau bưng vào mời cha ăn, để người chúc phước cho con”.

Nghe kế hoạch của mẹ, Gia-cốp cũng lo lắng vì giữa chàng với anh trai có sự khác biệt nhau. Cha tuy mù lòa nhưng có thể nhận ra giọng nói hoặc sờ vào cánh tay để phân biệt. Thấy con trai lo lắng, Rê-bê-ca có một mưu kế khác. Bà lấy quần áo của Ê-sau cho Gia-cốp mặc, lấy da dê con bao quanh tay và cổ của Gia-cốp (Vì cánh tay của Ê-sau có lông), rồi Gia-cốp bưng thức ăn đến trước mặt cha.

Khi Gia-cốp nói mình là Ê-sau, mời cha ăn thịt thú rừng đã săn được, thì Y-sác ngạc nhiên lắm, hỏi: “Sao con đi săn được mau thế?” Gia-cốp nói dối: “Nhờ Đức Chúa Trời giúp đỡ, nên con săn được mau”.

Trong lòng Y-sác sinh nghi, bảo con mình đến gần để rờ thử có phải là Ê-sau không? Khi Y-sác sờ vào da dê con ở tay và cổ thì nói rằng: “Tiếng nói thì của Gia-cốp, còn hai tay thì của Ê-sau. Con có thật là Ê-sau không vậy?” Gia-cốp vội đáp rằng: “Dạ, con thật là Ê-sau mà!”  

Muốn cho chắc chắn, Y-sác ôm con hôn để ngửi mùi mồ hôi quen thuộc của Ê-sau. Đúng là mùi của Ê-sau, vì Gia-cốp mặc quần áo của Ê-sau. Y-sác nghĩ chắc chắn là Ê-sau, nên sau khi ăn xong đã chúc phước. Y-sác chúc phước cho Gia-cốp mà tưởng rằng mình chúc phước cho Ê-sau. Gia-cốp đi ra thì một lát sau, Ê-sau bưng thức ăn đến cho cha. Khi biết Gia-cốp đã gian dối, lừa cha để cướp lấy phước lành của mình, thì Ê-sau khóc, cay đắng, và thù ghét Gia-cốp đến nỗi muốn giết chết em mình. Chắc chắn rằng từ đó trở về sau, tình cảm những người trong gia đình không còn như xưa nữa.

3. Ứng dụng.

Các em thân mến! Gia-cốp và mẹ đã gian dối, khiến tình cảm gia đình bị sứt mẻ. Dù hai mẹ con biết rõ Đức Chúa Trời chọn lựa Gia-cốp ngay khi còn trong bụng mẹ, nhưng không tin cậy mà lo sợ, nên đã gian dối. Nếu Rê-bê-ca và Gia-cốp đem những suy nghĩ của mình trình bày với chồng, với cha, thì sự việc có lẽ sẽ khác. Các em có nhận thấy làm như vậy là tốt hơn so với nói dối, và lừa gạt không?

Có khi nào lời nói, việc làm của các em đã ảnh hưỏng đến những người thân trong gia đình không? Lời nói dối khi bị phát hiện sẽ làm cho người khác khó chịu, tức giận, và có cảm giác bị lừa dối. Nếu các em đã làm những việc nầy, thì xin Chúa tha thứ và nhờ cậy Chúa để biết sống chân thật, không những với người thân trong gia đình, mà với bạn bè và mọi người chung quanh. Người biết sống chân thật luôn được mọi người yêu mến và tin tưởng, nhưng trên hết là được Đức Chúa Trời ban phước. Mời các em đọc câu gốc tuần nầy.

 

 

BÀI 5. NGƯỜI EM GIAN DỐI (HV)

 

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 25:19-34; 27:1-40.

II. CÂU GỐC: “Như vậy, mỗi người trong anh em phải chừa sự nói dối, hãy nói thật với kẻ lận cận mình, vì chúng ta làm chi thể cho nhau” (Ê-phê-sô 4:25).

III. BÀI TẬP.

1. Em hãy liệt kê sự khác nhau giữa Ê-sau và Gia-cốp.

Ê-SAU:

1. Ngoại hình:……………………………………………………………….

2. Cá tính:……………………………………………………………………

3. Nghề nghiệp:…………………………………………………………….

4. Tính xấu:………………………………………………………………….


GIA-CỐP:

1. Ngoại hình:…………………………………………………………………..

2. Cá tính:………………………………………………………………………..

3. Nghề nghiệp:…………………………………………………………………

4. Tính xấu:……………………………………………………………………..

2. Lưới tội lỗi.

Dưới đây là một lưới nhện, tượng trưng cho lưới tội lỗi. Em hãy nối liền các tội lỗi mà Gia-cốp và Rê-bê-ca đã phạm, theo thứ tự.

3. Hãy vẽ những người trong gia đình em và viết một đôi nét về tính tình đặc biệt của họ.

 

 

 

 

 

BÀI 4. DẪN DẮT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (GV-HV)

BÀI 4. DẪN DẮT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (GV-HV)

in QUÍ II. 2016, THIẾU NHI on 7 Tháng Ba, 2018

BÀI 4. DẪN DẮT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (GV)

I. KINH THÁNH: Sáng 24.

II. CÂU GỐC: “Hãy phó thác đường lối mình cho Đức Giê-hô-va, và nhờ cậy nơi Ngài, thì Ngài sẽ làm thành việc ấy” (Thi 37:5).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Ê-li-ê-se cầu xin Đức Chúa Trời dẫn dắt để chọn một người vợ cho Y-sác.

– Cảm nhận: Phó thác tương lai cho Chúa để Ngài lo liệu và dẫn dắt.

– Hành động: Giao phó cuộc sống cho Chúa.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY

A. CHUẨN BỊ.

Trả lời thắc mắc của các em trong tuần trước.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

1. Vào đề.

Khi nhận một công việc khó khăn, thì các em sẽ làm sao? Bực dọc, lằm bằm, chán nản, cố gắng làm một mình, tìm người khác giúp đỡ, cầu nguyện xin Chúa giúp đỡ? (Cho các em trả lời).

Có một người được sai đi đến nơi xa lạ, thực hiện một công việc khó khăn. Đó là đi tìm một người chưa từng quen biết, mời người đó theo mình về nhà. Mới nghe qua, chúng ta nghĩ việc nầy khó có thể xảy ra, nhưng nó đã xảy ra và Kinh Thánh ghi chép lại. Các em cùng nghe nhé!

2. Bài học.

(1) Trách nhiệm của Ê-li-ê-se.

Sau khi dâng của lễ trên núi Mô-ri-a, Áp-ra-ham và Y-sác trở về nhà, cùng gia đình sống trong sự vui mừng và phước hạnh Chúa ban. Nhưng một thời gian sau, bà Sa-ra qua đời. Áp-ra-ham và Y-sác vô cùng đau buồn. Trong lúc đó, Áp-ra-ham tuổi đã cao, và Y-sác cũng đã trưởng thành, nên ông muốn cưới vợ cho con, và nhờ đó Y-sác có thể đỡ buồn sau khi mẹ mất. Các em biết không, theo phong tục hồi đó, việc dựng vợ gả chồng là do cha mẹ sắp đặt. Vì vậy, Áp-ra-ham cần phải chọn cho Y-sác một người vợ. Ông nhớ lại những người bà con ở quê hương, nên nói với  người quản gia trung thành là Ê-li-ê-se: “Hãy đi về quê hương ta, tìm trong vòng bà con của ta một người con gái, để cưới làm vợ cho Y-sác”. Vì sao Áp-ra-ham lại bảo Ê-li-ê-se về quê để tìm vợ cho Y-sác, các em biết không? Vì ông không muốn cưới cô gái không tin Chúa cho con mình.

Đầy tớ Ê-li-ê-se nhận trách nhiệm nầy, nhưng lo lắng lắm. Ông nghĩ đến những khó khăn có thể xảy ra, nên hỏi: “Nếu cô gái đó không chịu theo tôi về, thì tôi có dẫn con trai của ông tới đó không?”

Áp-ra-ham nói rằng: “Không, đừng dẫn con ta về xứ đó. Đức Chúa Trời đã hứa ban đất nầy cho dòng dõi ta rồi. Ngài chắc chắn sẽ dẫn dắt ngươi chọn được người con gái thích hợp. Ông có bằng lòng trung tín làm việc nầy cho ta không?”

Ê-li-ê-se đồng ý. Đây là một việc rất quan trọng, đi tìm một người vợ kính sợ Chúa cho Y-sác. Ê-li-ê-se vâng lời Áp-ra-ham, mang theo mười con lạc đà mập nhất, và rất nhiều của lễ để tặng cho người con gái được chọn. Cùng đi với Ê-li-ê-se là những người đầy tớ của Áp-ra-ham.

(2) Lời cầu nguyện của Ê-li-ê-se.

Sau chặng đường dài đi ngang qua sa mạc nóng bức, Ê-li-ê-se mới đến quê của Áp-ra-ham, là xứ Cha-ran.

Ê-li-ê-se dừng chân bên một cái giếng ở ngoài thành phố. Theo phong tục lúc bấy giờ, những người phụ nữ thường hay ra giếng lấy nước vào lúc mặt trời sắp lặn. Ê-li-ê-se ngồi đợi bên giếng. Ông nghĩ một lát nữa sẽ có nhiều cô gái ra xách nước, nhưng làm sao để chọn một cô gái thích hợp với Y-sác đây? Ê-li-ê-se nhớ lại lời Áp-ra-ham: “Đức Chúa Trời sẽ giúp ngươi tìm được người con gái thích hợp”.

Ê-li-ê-se tin Đức Chúa Trời sẽ giúp đỡ trong việc nầy, nên ông cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin ngày nay cho tôi gặp điều tôi tìm kiếm. Bây giờ, tôi đứng gần bên giếng nầy, các con gái của dân trong thành sẽ ra đi xách nước. Xin cho người gái trẻ nào mà tôi nói như vầy: Nàng cho tôi uống nhờ hớp nước, mà nàng trả lời rằng: Mời ông uống. Tôi sẽ cho các lạc đà ông uống nữa, thì đó là người Chúa chọn cho Y-sác”.

(3) Đức Chúa Trời nhậm lời Ê-li-ê-se.

Khi Ê-li-ê-se vừa cầu nguyện xong, có một người con gái xinh đẹp vác bình trên vai đi đến giếng nước. Ê-li-ê-se tới gần xin nàng nước uống. Ông chú ý theo dõi sự trả lời của cô gái, xem thử Đức Chúa Trời có chọn cô nầy làm vợ Y-sác không?

Cô gái đáp rằng: “Xin mời ông uống” và nàng lật đật nghiêng bình nước. Khi Ê-li-ê-se uống xong, cô gái nói tiếp: “Tôi sẽ xách nước cho mấy con lạc đà của ông uống nữa”.

Khi nghe cô gái nói vậy, Ê-li-ê-se vui mừng đến mức ngạc nhiên, vì Đức Chúa Trời đã nhậm lời cầu nguyện của ông nhanh chóng và chính xác. Đây chính là cô gái mà Đức Chúa Trời đã chọn cho Y-sác. Nhìn cô gái liên tục xách nước cho bầy lạc đà uống, Ê-li-ê-se vui mừng cảm tạ Chúa. Khi lạc đà vừa uống xong, Ê-li-ê-se lấy một khoen vàng và một món đồ nữ trang tặng cho nàng và hỏi: “Cô là con nhà ai? Cho tôi biết được không? Nhà cha của cô có chỗ nào cho tôi nghỉ trọ ban đêm không?”

Cô gái giới thiệu mình là Rê-bê-ca, cháu nội của Na-cô, em của Áp-ra-ham, rồi mời Ê-li-ê-se về nhà. Lúc nầy, Ê-li-ê-se biết đã tìm đúng cô gái mình muốn tìm rồi, cho nên ông cầu nguyện cảm tạ sự dẫn dắt của Chúa.

(4) Hoàn thành trách nhiệm.

Rê-bê-ca chạy vội về nhà báo cho gia đình biết. Anh của Rê-bê-ca chạy ra rước Ê-li-ê-se vào nhà và tiếp đãi rất tử tế. Sau đó, Ê-li-ê-se trình bày mục đích mình đến đây và thay mặt Áp-ra-ham hỏi nàng Rê-bê-ca làm vợ Y-sác. Anh trai và mẹ của Rê-bê-ca đã đồng ý, nhưng họ muốn hỏi ý kiến của cô. Dù không biết Y-sác như thế nào, song Rê-bê-ca sẵn sàng đi theo Ê-li-ê-se về Ca-na-an. Khi Y-sác gặp Rê-bê-ca thì yêu thương và cưới nàng làm vợ. Đức Chúa Trời đã nhậm lời cầu nguyện của người đầy tớ.

3. Ứng dụng.

Các em thân mến! Đức Chúa Trời đã nhậm lời cầu nguyện của Ê-li-ê-se và dẫn dắt ông từng bước một. Nếu Ê-li-ê-se không giao phó việc nầy cho Chúa, mà chọn lựa theo sự khôn ngoan của mình, thì không có người vợ tốt đẹp cho Y-sác. Các em ạ! Bất cứ việc gì các em cũng nên giao phó cho Chúa và nhờ cậy Ngài dẫn dắt. Chắc chắn, Chúa sẽ dẫn dắt các em như Ngài đã dẫn dắt Ê-li-ê-se vậy.

(Cho các em đọc câu gốc 3 lần).

 

 

(HỌC VIÊN)

BÀI 4. SỰ DẪN DẮT CỦA CHÚA

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 24.

II. CÂU GỐC: “Hãy phó thác đường lối mình cho Đức Giê-hô-va, và nhờ cậy nơi Ngài, thì Ngài sẽ làm thành việc ấy”  (Thi Thiên 37:5).

III. BÀI TẬP.

1. Em hoàn thành câu chuyện nầy bằng những từ ngữ thích hợp nhé!

– Ê-li-ê-se.

– Cha-ran.

– Xách nước.

– Quê hương.

– 10.

– Đức Chúa Trời.

– Cầu nguyện.

– Rê-bê-ca.

– Nước uống.

– Dẫn dắt.

– Sính lễ.

Áp-ra-ham sai người đầy tớ là ________ đi về ______

để cưới một người vợ cho Y-sác. Người đầy tớ mang theo ____ con lạc đà và rất nhiều _______ để tặng cho nàng dâu và người nhà cô ấy.

Lúc đến ______, Ê-li-ê-se cầu xin_______ chỉ dẫn để chọn một cô gái thích hợp với Y-sác. Ông _______ rằng: “Nếu con gái trẻ nào _______ cho tôi và lạc đà uống, ấy là người mà Đức Chúa Trời chọn”. Vừa dứt lời, có một cô gái trẻ đi ra xách nước và khi Ê-li-ê-se xin _________ , thì nàng đã làm y như điều ông cầu nguyện. Nàng tên là_______ Đức Chúa Trời đã ________ và nhậm lời cầu nguyện của Ê-li-ê-se.

2. Dùng lời văn của em để trả lời các câu hỏi dưới đây:

a. Cầu nguyện là gì?



b. Tại sao em phải cầu nguyện?



c. Giờ nào em có thể cầu nguyện?



d. Em có thể cầu nguyện ở đâu?



e. Em có tin rằng Đức Chúa Trời sẽ nhậm lời cầu nguyện của em không? Vì sao?



 

g. Ý chính của câu gốc tuần nầy là gì?



3. Phó thác là cầu nguyện dâng hết mọi sự cho Chúa, hoàn toàn nhờ cậy nơi Ngài, tin chắc Đức Chúa Trời sẽ dẫn dắt.

Dưới đây là một biểu mẫu. Em hãy đánh dấu “X” vào ngày mà em đã phó thác mọi việc cho Chúa. Đánh dấu “+” vào ngày Đức Chúa Trời đã nhậm lời cầu nguyện, em dâng lời cảm tạ Chúa.

BÀI 3. ĐẠT ĐIỂM CAO TRONG THỬ NGHIỆM (GV-HV)

BÀI 3. ĐẠT ĐIỂM CAO TRONG THỬ NGHIỆM (GV-HV)

in QUÍ II. 2016, THIẾU NHI on 5 Tháng Ba, 2018

BÀI 3. ĐẠT ĐIỂM CAO TRONG THỬ NGHIỆM (GV)

I. KINH THÁNH: Sáng 22:1-19.

II. CÂU GỐC: “…Hầu cho sự thử thách đức tin anh em quý hơn vàng hay hư nát, dầu đã bị thử lửa, sanh ra ngợi khen, tôn trọng, vinh hiển cho anh em khi Đức Chúa Giê-xu Christ hiện ra” (1Phi-e-rơ 1:7).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Đức Chúa Trời có lúc thử nghiệm đức tin của con cái Ngài.

– Cảm nhận: Muốn đạt điểm cao trong thử nghiệm, cần phải cầu nguyện luôn.

– Hành động: Cầu nguyện để Chúa giúp em vững vàng trong đức tin khi được thử nghiệm.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY

A. CHUẨN BỊ.

1. Các em có rất nhiều thắc mắc về sự cầu nguyện, nhưng ít khi nêu ra để hỏi, nên kỳ nầy bạn sắm sẵn một cái thùng đựng câu hỏi. Ngoài thùng, trang trí nhiều màu sắc và những dấu hỏi to để thu hút sự chú ý của các em. Cho các em bỏ phiếu ghi câu thắc mắc vào thùng, tuần sau bạn giải đáp cho các em.

2. Chuẩn bị sẵn một băng nhạc có nội dung về sự cầu nguyện hoặc sự giúp đỡ của Chúa. Cho các em nghe khi bước vào lớp học. Những bài hát nầy làm cho tâm hồn các em gần gũi Chúa hơn.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

1. Vào đề.

Mỗi khi bước vào kỳ thi học kỳ hay chuyển cấp, chắc em nào cũng lo lắng và cố gắng ôn bài thật kỹ, để đạt điểm cao phải không? Nếu bị điểm thấp hay bị rớt, các em có buồn không? Không những các em buồn mà cha mẹ còn buồn nhiều hơn nữa. Trong phương diện đức tin, con cái Chúa cũng phải trải qua những kỳ thi khó khăn, còn gọi là sự thử nghiệm (thử thách). Đức Chúa Trời đã nhiều lần thử thách Áp-ra-ham, lúc thì bảo rời khỏi quê hương đi đến nơi xa lạ, lần khác thì thử thách bằng cách chia đất cho Lót… Nhưng mỗi lần thử thách, Áp-ra-ham đều được điểm cao và học được bài học quan trọng. Khi Áp-ra-ham học xong bài học nầy, thì lại thêm bài học khác, mỗi lần càng khó hơn. Hôm nay, các em sẽ được học về sự thử nghiệm khó khăn nhất trong cuộc đời của ông.

2. Bài học.

(1) Thái độ của Áp-ra-ham khi chịu thử nghiệm.

Đức Chúa Trời ban cho Áp-ra-ham và Sa-ra một con trai là Y-sác, các em còn nhớ không? Ông bà rất yêu quí Y-sác vì là con một. Lúc Y-sác lớn lên, cha mẹ dạy cho chàng biết cách dâng của lễ cho Đức Chúa Trời. Ngày xưa, người ta thường dùng những hòn đá chất lên làm thành bàn thờ, dâng trên bàn thờ những của lễ để chuộc tội, hay tạ ơn.

Lúc đó, Y-sác đã là một thanh niên. Một ngày kia, Đức Chúa Trời gọi Áp-ra-ham và bảo: “Hãy bắt đứa con một ngươi yêu dấu, là Y-sác, và đi đến xứ Mô-ri-a, nơi đó dâng đứa con làm của lễ thiêu ở trên một hòn núi kia mà ta sẽ chỉ cho” (Sáng 22:2).

Mạng lệnh của Chúa rất rõ ràng, không thể nhầm lẫn được, nhưng là một thử thách quá khó khăn cho Áp-ra-ham. Nếu ở trong trường hợp tương tự, như bảo cho người khác vật mà các em quý nhất, thì các em sẽ có thái độ như thế nào? (Cho các em trả lời).

Chúng ta không thể hiểu được cảm nghĩ của Áp-ra-ham lúc đó ra sao? Nhưng Kinh Thánh không hề nói đến thái độ lằm bằm, oán trách, than vãn, thắc mắc của Áp-ra-ham, mà chỉ nói đến thái độ im lặng và vâng phục. Có lẽ các em sẽ suy nghĩ rằng, Áp-ra-ham ít thương con trai của mình, nên mới có thái độ như thế. Có thể nói Y-sác là tất cả của ông. Ông yêu thương con nhiều lắm, nhưng ông yêu Chúa hơn và muốn vâng phục Ngài. Mặc dù không hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời, nhưng Áp-ra-ham không thắc mắc. Ông học một bài học quan trọng là hoàn toàn vâng phục và tin cậy Đức Chúa Trời. Áp-ra-ham tin rằng nếu Y-sác chết đi, Đức Chúa Trời có thể làm cho con mình sống lại (Hê-bơ-rơ 11:17-19). Đây là lúc đức tin của Áp-ra-ham lên đến cao điểm và cũng vì đó mà ông mới có những hành động thật mạnh mẽ.

(2) Hành động của Áp-ra-ham khi thử nghiệm.

Áp-ra-ham thức dậy thật sớm, cùng hai đầy tớ sửa soạn hành trang, để chuẩn bị lên đường. Ông chặt củi bó lại thành bó, chất lên lưng lừa, và đánh thức Y-sác dậy. Khi mặt trời chưa mọc, tất cả cùng lên đường đi về hướng Mô-ri-a, như lời Chúa phán dặn.

Áp-ra-ham, Y-sác và hai người đầy tớ đi ba ngày đường mới đến xứ Mô-ri-a. Đến nơi, Áp-ra-ham nói với hai người đầy tớ: “Hãy ở lại đây. Ta cùng đứa trẻ đi đến chốn kia để thờ phượng Đức Chúa Trời, rồi sẽ trở lại với hai ngươi”.

Rồi Y-sác vác củi, Áp-ra-ham cầm dao và lửa. Hai cha con đi tiếp. Một lát sau, Y-sác hỏi cha: “Cha ơi! Củi, lửa có đây, nhưng chiên con đâu có để làm của lễ thiêu?”.

Áp-ra-ham trả lời: “Con ơi!, Chính Đức Chúa Trời sẽ sắm sẵn chiên con để làm của lễ thiêu”. Rồi hai cha con tiếp tục đi.

Đến nơi, Áp-ra-ham lấy đá làm thành cái bàn thờ, chất củi lên, quay lại trói Y-sác và để lên trên đống củi. Sau đó, Áp-ra-ham cầm dao giơ lên định giết con mình. Ngay lúc đó, thiên sứ của Chúa từ trên trời phán rằng: “Hỡi Áp-ra-ham, đừng tra tay vào con trẻ và chớ làm chi hại đến nó; vì bây giờ ta biết rằng ngươi thật kính sợ Đức Chúa Trời, bởi cớ không tiếc với ta con ngươi, tức con một ngươi”.

Áp-ra-ham mừng quá, ôm chầm lấy con trai mình, và tháo dây trói cho con. Bỗng ông nhìn thấy ở phía sau có một con chiên đực, sừng mắc trong bụi cây. Ông bắt lấy và dâng làm của lễ thiêu cho Đức Chúa Trời, thay thế con trai mình.

Áp-ra-ham làm đẹp lòng Đức Chúa Trời trong cơn thử thách. Ông đã vâng phục Chúa trọn vẹn, nên ngay lúc đó Đức Chúa Trời hứa ban phước cho ông cách dồi dào, “Bởi vì ngươi đã vâng theo lời dặn ta” (Sáng 22:18).

3. Ứng dụng.

Các em thân mến! Các em suy nghĩ xem tại sao Áp-ra-ham có thể vâng lời Chúa trọn vẹn như vậy? (Cho các em trả lời). Ông luôn gần gũi Chúa, trò chuyện với Ngài, nên ông biết rõ Chúa là tốt lành và đức tin nhờ đó mà mạnh mẽ. Cầu nguyện với Chúa nhiều, đức tin của các em sẽ mạnh mẽ để có thể vượt qua khó khăn thử nghiệm. Trong lớp của chúng ta, có em tin Chúa chỉ một mình, có em hoàn cảnh gia đình khó khăn, có em bệnh tật, có em không thắng được bản ngã… Tất cả là những thử nghiệm, để các em bày tỏ lòng yêu Chúa của mình và sau thử nghiệm, đức tin của em sẽ mạnh mẽ hơn.  Đừng lằm bằm, oán trách, than vãn hay phân bì với các bạn khác, mà cứ im lặng tin cậy và vâng phục Chúa. Sau đó, các em sẽ thấy điều kỳ diệu Chúa làm trên đời sống của các em, nếu các em đạt điểm cao trong thử nghiệm. Cảm tạ Chúa, các em có thể trình dâng cho Chúa những khó khăn của mình. Các em cùng đọc câu gốc (Gv cùng đọc chung với các em, và giải thích ý nghĩa để các em hiểu được sự quan trọng của câu gốc nầy).

 

 

 

(HỌC VIÊN)

BÀI 3.  ĐẠT ĐIỂM CAO TRONG THỬ NGHIỆM (HV)

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 22:1-19.

II. CÂU GỐC: “…Hầu cho sự thử thách đức tin anh em quý hơn vàng hay hư nát, dẫu đã bị thử lửa, sanh ra ngợi khen, tôn trọng, vinh hiển cho anh em khi Đức Chúa Giê-xu Christ hiện ra” (1Phi-e-rơ 1:7).

III. BÀI TẬP.

 1. Em chọn những từ ngữ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ trống cho có ý nghĩa.

– Thay thế Y-sác.

– Vâng phục Đức Chúa Trời.

– Hãy dâng Y-sác làm của lễ.

– Xứ Mô-ri-a.

– Con sinh tế lễ.

a. Đức Chúa Trời phán với Áp-ra-ham………………………

b. Đức Chúa Trời phán hãy đi đến………………………..

c. Y-sác sắp trở thành……………………………………………

d. Áp-ra-ham…………………………………………………………

e. Đức Chúa Trời sắm sẵn một chiên con……………..

2. Khi thử thách đến.

Thử thách của Chúa là muốn em được lớn mạnh hơn trong đức tin. Vì thế, khi thử thách đến, mong em có đức tin nơi Chúa để đạt điểm cao.

Trong những ngày qua, có thể em đã gặp phải thử thách. Em hãy cẩn thận điền vào biểu mẫu dưới đây.

3. Em phải làm sao?

Bạn Minh Đức rất yêu thương con chó Mi-na. Hằng ngày, Minh Đức thường hay chơi đùa với nó. Một hôm, bác sĩ cho mẹ của Minh Đức biết nguyên nhân căn bịnh nhảy mũi của bà là do mùi lông của con chó Mi-na gây ra.

Nếu em là Minh Đức, em sẽ giải quyết như thế nào? Em có thể dùng hình vẽ hoặc viết vào ô trống để hoàn thành câu chuyện nầy.

BÀI 2. LỜI HỨA THÀNH HIỆN THỰC (GV-HV)

BÀI 2. LỜI HỨA THÀNH HIỆN THỰC (GV-HV)

in QUÍ II. 2016, THIẾU NHI on 27 Tháng Hai, 2018

BÀI 2. LỜI HỨA THÀNH HIỆN THỰC (GV)

I. KINH THÁNH: Sáng 21:1-21.
II. CÂU GỐC: “Vì tin chắc rằng điều chi Đức Chúa Trời đã hứa, Ngài cũng có quyền làm trọn được” (Rô-ma 4:21).
III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:
– Biết: Lời hứa mà Đức Chúa Trời hứa với Áp-ra-ham 25 năm về trước, đã trở thành hiện thực.
– Cảm nhận: Đức Chúa Trời là Đấng Thành tín và quyền năng.
– Hành động: Tin cậy và bền lòng cầu nguyện.
IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.
A. CHUẨN BỊ.
1. Chấm điểm thủ công tuần trước, nhớ đem theo để phát cho các em. Hỏi các em tuần vừa rồi đã cầu thay cho ai thì ghi vào bảng cầu thay của các em.
2. Bản đồ thế giới (nếu có).
3. Sưu tầm hình ảnh em bé từ sách báo, tạp chí…
B. BÀI HỌC KINH THÁNH.
1. Vào đề.
Khi cầu nguyện, các em có mong đợi sự trả lời của Chúa không? (Cho học viên trả lời). Khi Chúa chưa trả lời, các em có cảm thấy nản lòng không? Có lẽ Chúa muốn các em học bài học về sự kiên nhẫn và tin cậy, cũng có thể Ngài có ý chỉ tốt đẹp hơn.
2. Bài Học.
Áp-ra-ham liên tục cầu xin Chúa một điều, đó là điều gì, các em còn nhớ không? (Một con trai). Chúa trả lời cho Áp-ra-ham là hãy chờ đợi. Các em biết ông đã chờ bao nhiêu năm không? (Hai mươi lăm năm).
Các em có thể tưởng tượng hai mươi lăm năm là bao lâu không? Kể từ ngày các em sanh ra, lớn lên, đi học và học hết đại học.
Hai mươi lăm năm chờ đợi để có một con trai, thật là khó khăn đối với Áp-ra-ham và Sa-ra. Nhưng sự chờ đợi và lòng tin cậy của ông bà đã được Chúa ban thưởng. Khi Áp-ra-ham được 100 tuổi, thì Đức Chúa Trời thực hiện lời hứa của Ngài. Sa-ra đã có thai và sanh một con trai, đặt tên là Y-sác. Y-sác có nghĩa là vui cười. Các em có thể tưởng tượng được Áp-ra-ham vui mừng đến thế nào. Ông hết lòng tạ ơn về sự thành tín của Chúa.
1. Áp-ra-ham đãi tiệc mừng Y-sác.
Năm Y-sác thôi bú, Áp-ra-ham làm tiệc lớn, mời tất cả bà con, bạn bè hàng xóm đến dự, mọi người đều vui vẻ chúc mừng Áp-ra-ham và Sa-ra.
Nhưng rất tiếc, trong buổi tiệc xảy ra một việc không vui. Sa-ra thấy Ích-ma-ên, (con trai của Áp-ra-ham với nàng hầu A-ga) đùa cợt Y-sác, thì tức giận báo cho Áp-ra-ham biết và đòi đuổi hai mẹ con Ích-ma-ên ra khỏi nhà. Sở dĩ Sa-ra đòi đuổi A-ga và Ích-ma-ên là do lòng ích kỷ và ganh tị. Sa-ra nổi giận không chỉ đơn giản là vì Ích-ma-ên cười cợt Y-sác, mà cũng vì không muốn Ích-ma-ên kế nghiệp Y-sác. Hành động của Sa-ra cho thấy bà đã quên lời hứa của Đức Chúa Trời: Chỉ có Y-sác mới là người kế nghiệp Áp-ra-ham, cho nên điều đó không có gì đáng lo ngại.
Áp-ra-ham chắc là buồn lắm khi phải đuổi con trai ra khỏi nhà, nhưng Đức Chúa Trời hứa với Áp-ra-ham, sẽ làm cho Ích-ma-ên trở nên một dân tộc lớn. Lời hứa nầy an ủi Áp-ra-ham rất nhiều.
2. Đức Chúa Trời giúp đỡ Ích-ma-ên.
A-ga và Ích-ma-ên ra khỏi nhà, đi lang thang trong đồng vắng và cuối cùng bị lạc. Vừa nắng nóng, vừa khát, nước đem theo đã cạn, đồ ăn cũng đã hết, hai mẹ con lâm vào cảnh khốn cùng. A-ga ngồi bệt xuống đất và than thở.
Thình lình, thiên sứ của Chúa hiện ra và phán rằng: “Hỡi A-ga! Ngươi có điều gì vậy? Chớ sợ chi… Hãy đứng dậy đỡ lấy đứa trẻ và giơ tay nắm nó, vì ta sẽ làm cho nó nên một dân lớn”. Đức Chúa Trời đã biết trước sự khó khăn của A-ga. Ban đầu A-ga cảm thấy cô đơn và sợ hãi, nhưng bây giờ bà biết có Chúa ở cùng, giúp đỡ. Đức Chúa Trời dắt bà đến bên cạnh cái giếng. A-ga múc đầy bầu nước cho Ích-ma-ên uống và nhờ Chúa giúp đỡ, hai mẹ con đã vượt qua cơn khốn khó.
Đúng như lời Đức Chúa Trời đã hứa với Áp-ra-ham về Ích-ma-ên. Ích-ma-ên sống trong đồng vắng, được Đức Chúa Trời giúp đỡ, lớn lên thành chàng trai khỏe mạnh và có tài bắn cung. Từ Ích-ma-ên đã ra một dân tộc lớn, đó chính là vùng đất Ả-rập. Dòng dõi của Ích-ma-ên là người Ả-rập ngày nay (Chỉ lên bản đồ thế giới).
Sau nầy Y-sác lớn lên, lập gia đình và có rất nhiều con cháu. Đó là người Do-thái. Lời hứa của Chúa đã trở thành sự thực, dòng dõi của Áp-ra-ham đông như sao trên trời, như cát bãi biển.
3. Ứng dụng.
Bài học nầy cho các em thấy Đức Chúa Trời luôn luôn giữ lời hứa, vì Ngài là Đấng Thành tín. Điều gì Ngài đã hứa, thì sẽ làm thành, lâu hay mau đều tốt lành cho chúng ta, miễn là chúng ta cứ giữ vững lòng tin cậy nơi lời hứa của Chúa, và không nản lòng trong sự cầu nguyện.
Đức Chúa Trời đã ban cho các em rất nhiều lời hứa tuyệt diệu trong Kinh Thánh. Các em nên noi gương Áp-ra-ham, tin cậy Chúa. Có nhiều lời hứa Đức Chúa Trời đã làm thành, các em hãy tạ ơn Ngài. Nhưng cũng có nhiều lời hứa, Đức Chúa Trời bảo các em phải chờ đợi, thì cứ yên lòng chờ đợi và tiếp tục cầu nguyện. Các em nên nhớ rằng Áp-ra-ham đã chờ đợi hai mươi lăm năm. Chúng ta cúi đầu đồng lòng cầu nguyện, cảm tạ Chúa đã ban nhiều lời hứa, và cũng cảm tạ Ngài đã làm thành những gì mà chúng ta cầu xin, vì Ngài là Đấng Thành tín.

 

 

 

(HỌC VIÊN)

BÀI 2. LỜI HỨA THÀNH HIỆN THỰC (HV)

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 21:1-21.
II. CÂU GỐC: “Vì tin chắc rằng điều chi Đức Chúa Trời đã hứa, Ngài cũng có quyền làm trọn được” (Rô-ma 4:21).
III. BÀI TẬP.
1. Tin vui.
Đức Chúa Trời hứa sẽ ban cho Áp-ra-ham và Sa-ra một con trai. Ông bà đã đợi 25 năm lời hứa mới thành hiện thực, khi Áp-ra-ham được 100 tuổi và bà Sa-ra được 90 tuổi. Em bé Y-sác ra đời. Sự ban cho của Đức Chúa Trời khiến Áp-ra-ham vui mừng cảm tạ Chúa. Bây giờ, em hãy làm bản khai sanh cho em bé.

2. Lời hứa của Chúa.
Đức Chúa Trời ban cho em nhiều lời hứa trong Kinh Thánh. Tìm xem Chúa đã hứa với em điều gì? (Dùng lời văn của em để viết ra).

Ma-thi-ơ 7:7


1Giăng 1:9


Gia-cơ 1:5


3. Đánh dấu “X” vào câu có ý nghĩa tương tự câu gốc.
___Em thường hay tin lời hứa của Chúa.
___Em nhất định tin chắc vào lời hứa của Chúa.
___Em không chắc khi tin vào lời hứa của Chúa.

4. Em đọc câu chuyện có thật nầy và suy gẫm. 

a. Đức Chúa Trời đã làm thành lời cầu nguyện nào của em?




b. Hôm nay, em cầu nguyện điều gì với Chúa?