Latest News From Our Blog

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 23.10.2022

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 23.10.2022

By Quản trị in PHỤ NỮ on 20 Tháng Mười, 2022

Chúa nhật 23/10/2022.

  1. Đề tài: LỚN LÊN TRONG THÁNH KHIẾT.
  2. Kinh Thánh: 1Giăng 3:1-5, 9-18.
  3. Câu gốc: Sứ điệp mà các con đã nghe từ lúc ban đầu, đó là: Chúng ta phải yêu thương nhau(1Giăng 3:11 – BHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Gióp 4-6.
  5. Thể loại: Trò chơi lớn.

* CHỈ DẪN: Trò chơi lớn.

Chủ đề: LỚN LÊN TRONG THÁNH KHIẾT.

Địa điểm: Khuôn viên nhà thờ (hoặc nơi sinh hoạt).

Thời gian: 90 phút.

  1. CHUẨN BỊ.

– Cần ít nhất 2 người để phối hợp soạn câu đố Kinh Thánh và đặt mật thư tại mỗi trạm, chấm điểm, theo dõi để có thể hướng dẫn khi cần. Chuẩn bị nội dung cho mỗi trạm để các nhóm thảo luận, cung cấp giấy bút cho các nhóm có yêu cầu. Sau khi nhận mật thư, cả nhóm sẽ tham gia giải mật thư, trình ban tổ chức và đến trạm kế tiếp…

– Mật mã: Từ nhiều tuần trước, hướng dẫn ban viên ôn lại chữ điện tín, các mật mã đã dùng trong các tài liệu trước và học thêm mật mã mới. Chỉ nên dùng mật mã nào ban viên có thể dịch thành thạo.

       Ôn chữ.                                               Các dấu.

       Â = AA             Ê = EE                         – Sắc = S

       Ă = AW            Ư = UW = W               – Huyền = F    

       Ô = OO           Đ = DD                        – Hỏi = R

       Ơ = OW          ƯƠ = UOW                 – Ngã = X

                                                                   – Nặng = J

– Mật thư: Mật thư phải được viết và giữ kín đáo, kiểm tra kỹ để tránh sai sót. Nội dung mật thư là một mệnh lệnh hoặc gợi ý về những nhân vật, nơi chốn… Mật thư phải ngắn gọn và đủ nghĩa. Mật thư được giấu tại trạm hay do người đứng trạm giữ. Nếu đặt tại trạm, không nên tập trung tại một chỗ.

– Địa điểm: Vẽ những dấu chỉ đường.

– Vật dụng: Kinh Thánh, giấy, bút, các bản mật mã đã học.

– Kinh Thánh: Thông báo cho ban viên đọc trước (1Giăng 3:1-5, 9-18).

  1. THỰC HIỆN.
  2. Thể lệ cuộc thi và cách chấm điểm.
  3. Thể lệ cuộc thi.

– Tất cả nhóm viên tham gia đầy đủ.

– Đến trạm, phải xếp hàng ngay ngắn và báo cáo kết quả của trạm trước.

– Thực hiện tất cả yêu cầu tại mỗi trạm.

  1. Cách chấm điểm.

– Tinh thần tham gia (đầy đủ nhóm viên): 10 điểm.

– Giải chính xác mật thư: 10 điểm.

– Thực hiện đạt yêu cầu tại trạm: 10 điểm.

– Đến trạm sớm nhất: 10 điểm.

– Thực hiện tốt nội dung thảo luận: 10 điểm.

  1. Diễn tiến trò chơi.
  2. Mở đầu.

Ban tổ chức chia số người tham gia sinh hoạt ra làm nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 8-10 người. Nhóm xếp hàng dọc. Cử nhóm trưởng và thư ký nhóm, đặt tên nhóm. Khi các nhóm đã ổn định, người hướng dẫn đọc phân đoạn Kinh Thánh bài học và giới thiệu đề tài: LỚN LÊN TRONG THÁNH KHIẾT.

Thưa các bạn động lực nào sẽ thúc đẩy chúng ta lớn lên trong thánh khiết? Sứ đồ Giăng trình bày một số nguyên tắc căn bản giúp cho con cái Chúa bắt đầu gây dựng vun trồng đời sống theo Chúa. Giăng nhắc nhở đến sự hiện diện của Đức Chúa Trời, Đấng cứu vớt tội nhân để trở nên con cái Ngài. Tiếp theo, con cái Chúa một khi đã được tái sinh thì không còn cư xử, hành động theo nếp sống tội lỗi trước kia. Sau đó, Giăng cho thấy một cái nhìn mới mẻ về tình yêu thương huynh đệ của con cái Chúa đối với nhau.

  1. Xuất phát.

Cho các nhóm tập trung tại điểm xuất phát, ban tổ chức phổ biến thể lệ cuộc thi và phát cho mỗi nhóm một câu đố Kinh Thánh. Nhóm nào giải trước thì sẽ được nhận mật thư trước và được số điểm cao nhất.

Câu đố Kinh Thánh: điều nào giúp cho chúng ta nhận biết là chúng là con cái Đức Chúa Trời:  “Hãy xem Đức Chúa Cha đã tỏ cho chúng———————————————, mà cho chúng ta được xưng là con cái Đức Chúa Trời;—————————————. Ấy là vì đó mà ———- chẳng biết chúng ta, vì họ chẳng từng biết Ngài” (1Giăng 3:1). Sau khi hoàn tất câu đố, nhóm thực hiện trước và tốt sẽ được nhận mật thư 1, giải mật thư để tìm đến trạm 1.

Mật thư 1: TROWIF CHUAS DUWCS CUAR THAATJ CAIS CON LAF TA CHUNGS BIEETS NHAANJ DDEER NAOF HIEEUJ DAAUS.

– Cá lội ngược dòng.

* Trạm 1.

– Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi đã viết sẵn trên giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời bằng cách viết ra giấy:

Xem 1Giăng 3:2 và cho biết:

– Những người ở trong Chúa họ sẽ có đời sống như thế nào?

Sau khi hoàn tất câu hỏi ở trạm 1, nhóm thực hiện tốt sẽ được nhận mật thư 2 và giải mật thư để tìm đến trạm 2.

Mật thư 2: MUOONS KINH NGHIEEMJ SUWJ LOWNS LEEN VOWIS CHUAS MOOIX NGAYF THIF CHUNGS TA PHAIR CHIUJ SUWJ GOTJ DUAX

* Trạm 2.

– Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi đã viết sẵn trên giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời ra giấy hoặc hỏi đáp.

Xem 1Giăng 3:9 và cho biết:

  1. Ai sanh bởi Đức Chúa Trời thì sẽ như thế nào?
  2. Bởi đâu người ta có thể nhận biết con cái của Đức Chúa Trời và con cái ma quỷ?

– Người hướng dẫn phát lệnh: “Các nhóm tập trung về điểm xuất phát”.

* Kết thúc.

– Người hướng dẫn tóm lược bài học lớn lên trong thánh khiết. Và kêu gọi ban viên hãy hết lòng nhờ cậy nơi Chúa để mỗi ngày được tăng trưởng mạnh mẽ luôn.

– Công bố kết quả và phát thưởng.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Trong cột báo “Rao vặt” quảng cáo về dịch vụ lau dọn nhà cửa, người ta đọc thấy: “Chúng tôi sẽ bảo đảm quét dọn lau chùi nhà cửa quý vị sạch sẽ như thể sắp có bà mẹ chồng đến thăm và ở lại chơi đôi ba ngày!” Người điều hành dịch vụ lau dọn nhà cửa đã đánh trúng tâm lý một số gia đình bận rộn: Họ đã học để sắp xếp đời sống trong nhà cho ngăn nắp thứ tự chính là sự hiện diện của một nhân vật quan trọng như là bà mẹ chồng.

Còn đời sống con cái Chúa thì sao? Động lực nào sẽ thúc đẩy chúng ta lớn lên trong thánh khiết? Sứ đồ Giăng trình bày một số nguyên tắc căn bản giúp cho con cái Chúa gây dựng vun trồng đời sống theo Chúa. Giăng nhắc nhở đến sự hiện diện của Đức Chúa Trời, Đấng cứu vớt tội nhân để trở nên con cái Ngài. Tiếp theo, con cái Chúa một khi đã được tái sinh thì không còn cư xử hành động theo nếp sống cũng tội lỗi trước kia. Sau đó, Giăng cho thấy một cái nhìn mới mẻ về tình yêu thương huynh đệ của con cái Chúa đối với nhau.

  1. ĐƯỢC TÁI SINH ĐỂ TRỞ NÊN GIỐNG NHƯ CHÚA (1Giăng 3:1-3).

(1Giăng 3:1) Chúng ta được gọi là con cái Ngài! Và thật sự chúng ta là con cái Ngài. Con cái thì đương nhiên, không ít thì nhiều, phải giống cha mẹ. Do đó khi một tội nhân được Chúa cứu chuộc và tái sinh để trở nên con cái của Đức Chúa Trời, người ấy phải có kinh nghiệm được uốn nắn để trở nên giống như Chúa. Tái sinh và được đổi mới là một kinh nghiệm tức thời. Nhưng kinh nghiệm lớn lên trong Chúa, là cả một tiến trình lâu dài qua những năm tháng học hỏi, sống trong va chạm với thực tế và áp dụng lời Chúa trong cuộc đời. Vì thế, sứ đồ Giăng xác nhận mặc dầu “Chính ngay bây giờ chúng ta là con cái Đức Chúa Trời” nhưng “còn về sự chúng ta ra thể nào, thì điều đó chưa được bày tỏ”. Chúng ta đang được Chúa tập tành sửa đổi để một ngày kia “khi Ngài hiện đến, chúng ta sẽ giống như Ngài”. Thêm vào đó, khi con cái Chúa trông đợi chắc chắn rằng mình sẽ được trở nên giống như Ngài, thì người ấy sẽ nhờ cậy Chúa để vạch cho mình một con đường sống trong thánh khiết để phù hợp với cá tính thánh khiết của Chúa.

  1. ĐƯỢC TÁI SINH ĐỂ KHÁC BIỆT VỚI TRẦN GIAN (3:4-5, 9-10).

Mục sư Paul E. Little, Tuyên úy cho các đại học, một lần kia tìm cách chia sẻ về Chúa Cứu Thế cho một sinh viên. Sau khi đã giải đáp thỏa đáng các thắc mắc về Chúa Cứu Thế của anh sinh viên nầy, Mục sư Little đề nghị anh tiếp nhận Chúa thì anh liền từ chối. Lý do là vì anh không muốn thay đổi và xáo trộn nếp sống buông thả từ trước tới giờ.

Một khi đã kinh nghiệm thực sự về sự sanh lại, con cái Chúa không thể nào cứ tiếp tục sống trong tội lỗi. Trong thế kỷ đầu tiên, có những trường phái triết học chủ trương sai lầm rằng kiến thức mới thật quan trọng, còn tư cách đạo đức thì không cần thiết. Do đó, sứ đồ Giăng phải nhấn mạnh rằng tội lỗi là bằng chứng của mối liên hệ lệch lạc giữa con cái Chúa với Đức Chúa Trời. Động từ “phạm tội” (1Giăng 3:4, 6), theo nguyên tắc Hy-lạp, được dùng ở thể liên tiến – Ở đây sứ đồ Giăng không đề cập đến những tội lỗi đã vi phạm trong quá khứ. Trái lại, ông nhấn mạnh đến thói quen tiếp tục phạm tội – Ý ông muốn nói “Người nào tiếp tục sinh hoạt trong mối liên hệ chặt chẽ với Chúa Cứu Thế thì không thể nào cố tình liên tục phạm tội nữa”.

III. ĐƯỢC SINH LẠI ĐỂ YÊU THƯƠNG (Hê 3:11-18).

Một lần nữa, sứ đồ Giăng đề cập đến điều răn từ ban đầu: “Chúng ta phải yêu thương lẫn nhau”.

  1. Tuy nhiên, trong phân đoạn 3:11-15, Giăng giải thích tình yêu thương bằng một phản đề: Đó là sự ghen ghét. Ca-in, kẻ thuộc về điều ác, đã có hành động sát nhân, khi từ chối hành động yêu thương, kết quả đương nhiên sẽ là sự ghen ghét. Giăng đặt câu hỏi “Tại sao Ca-in giết người?” Câu trả lời tiếp theo đó, “Bởi việc làm của Ca-in là dữ, còn việc làm của em người là công chính”, cho thấy bản chất tàn ác của con người. A-bên không xúc phạm gì tới Ca-in, nhưng nếp sống công chính của ông khiến Ca-in bực bội. Kẻ dữ không muốn nhìn thấy những điều cao quý vì những điều nầy trực tiếp lên án họ. Do đó họ phải trừ khử những người có nếp sống cao đẹp. Riêng đối với con cái Chúa, “chúng ta biết rằng mình đã vượt khỏi cõi chết để đi vào cõi sống.” Người không tin Chúa sống trong tình trạng hư hoại của cõi chết. Trái lại người theo Chúa đã được thanh tẩy quá khứ tội lỗi của sự chết và hiện đang sống một cõi đời thật sự có ý nghĩa của sự sống. Bằng chứng để chúng ta biết được sự kiện nầy là “chúng ta yêu thương anh em mình”. Câu 15 của đoạn 3 không có nghĩa là kẻ sát nhân sẽ không thể ăn năn để được Chúa tha thứ và hưởng sự sống đời đời. Thật ra, Giăng muốn trình bày hai sự kiện tương quan chặt chẽ với nhau: Kẻ nào có thái độ ganh ghét đến chỗ chết người thì không thể được ban cho sự sống đời đời. Trái lại, người nào đã có được sự sống đời đời thì không còn thái độ thù nghịch ganh ghét anh em của mình.
  2. Trên phương diện thực tế, trong phân đoạn 3:16-18, Giăng kêu gọi chúng ta thực hành tình yêu thương qua hành động cứu giúp anh em khi họ túng quẩn. Tình yêu thương cần phải được thể hiện qua hành động cụ thể và lòng chân thật.

Tóm lại, khi một người được Chúa cứu chuộc và ban cho một đời sống mới, cuộc đời người ấy sẽ trải qua những giai đoạn thay đổi rõ ràng. Người ấy được sinh lại để được uốn nắn sửa đổi để trở nên giống như Chúa, phản ảnh những mỹ đức của Ngài. Trong tiến trình đổi mới như thế, con cái Chúa sẽ ghê tởm nếp sống tội lỗi. Một trong những kết quả của đời sống mới là tình yêu thương đúng nghĩa bày tỏ bằng thái độ quan tâm và hành động thiết thực đáp ứng nhu cầu của người khác.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

Trị mụn mủ: Da nhờn gây nổi nhiều mụn, đặc biệt mụn bọc – mụn mủ gây đau nhức khó chịu. Để mụn khô miệng và xẹp xuống, bạn hãy chấm khăn vào nước muối và chà xát lên mụn nhiều lần trong ngày. Nước muối sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, giúp mụn không phát sinh thêm.

Khử mùi hành: Để khử mùi của hành, hãy rắc một ít muối lên bàn tay sau đó rắc thêm vài giọt giấm hay chanh, chà xát hai bàn tay vào nhau rồi rửa qua nước sạch.

Post CommentLeave a reply