Latest News From Our Blog

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 28.04.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 28.04.2024

By Quản trị in PHỤ NỮ on 24 Tháng Tư, 2024

Chúa nhật 28/04/2024.

  1. Đề tài: THẾ NÀO LÀ VÁC THẬP TỰ GIÁ?
  2. Kinh Thánh: Mat 10:38; 16:24; Lu 9:23; 14:27; Êph 2:16; Hêb 2:2; 1Cô 1:18.
  3. Câu gốc: “Nếu ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình, vác thập tự giá mình mà theo Ta” (Mác 8:34b BHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Châm Ngôn 28-31.
  5. Thể loại: Tìm hiểu.

* CHỈ DẪN: Tìm hiểu.

Mời 2 người nữ trong BHD chịu trách nhiệm trình bày đề tài: “Thế nào là vác thập tự giá?” và mời một người lên đúc kết, cầu nguyện.

Sau khi NHD trình bày phần giới thiệu rồi thì lần lượt mời người có trách nhiệm lên trình bày.

– Người thứ I: Trình bày quan điểm không đặt nền tảng trên Thánh Kinh.

– Người thứ II: Trình bày quan điểm đặt nền tảng trên Thánh Kinh.

– Người thứ III: Lên đúc kết và cầu nguyện kết thúc.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

THẾ NÀO LÀ VÁC THẬP TỰ GIÁ THEO CHÚA?

Chúa Giê-xu phán: “Nếu ai muốn theo Ta, phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo Ta” (Mác 8:34). Vác thập tự giá là việc quan trọng cho những Cơ Đốc nhân. Trong (Ma-thi-ơ 10:38) Chúa nhấn mạnh rằng nếu ai không vác thập tự giá mình theo Chúa, thì không đáng làm môn đệ Ngài. (Lu-ca 14:27) ai không vác thập tự giá mình theo Chúa, thì cũng không được làm môn đồ Chúa. (Ma-thi-ơ 16:24), (Mác 8:34) và (Lu-ca 9:23) đòi hỏi phải từ bỏ chính mình để vác thập tự giá theo Chúa mỗi ngày.

Thế nào là vác thập tự giá? Vác thập tự giá theo nghĩa đen, nghĩa bóng hay nghĩa thuộc linh? Có nhiều quan điểm giải thích cho việc vác thập tự giá theo Chúa.

  1. QUAN ĐIỂM KHÔNG ĐẶT NỀN TẢNG TRÊN KINH THÁNH.
  2. “Thập tự giá” được hiểu theo nghĩa đen.

Thập tự giá mà người Cơ đốc vác là thập tự giá bằng gỗ. Trong lịch sử Hội Thánh ta thấy có nhiều người ủng hộ quan điểm nầy và luôn mang tượng cây thập tự bằng gỗ bên mình.

  1. “Thập tự giá” chỉ về bệnh tật.

Thập tự giá chỉ về những tật bệnh mà mỗi con cái Chúa phải chịu. Thomas A. Kempis tán thành quan điểm nầy, và giảng giải thêm: “Thập tự giá không những chỉ về bệnh tật, mà còn chỉ về sự đau khổ”.

  1. “Thập tự giá” chỉ về sự cứu rỗi.

Người vác thập tự giá là người kinh nghiệm được sự cứu rỗi. Những người chủ trương quan điểm nầy cho rằng việc môn đồ hóa và được cứu rỗi có giá trị như nhau. Nhóm khác nữa thì quan niệm rằng môn đồ hóa là điều kiện của sự cứu rỗi. Họ kêu gọi mọi người hãy vác thập tự giá để làm nên sự cứu rỗi cho mình. Quan điểm nầy lầm lẫn vì dạy rằng con người nhờ việc làm mà được cứu rỗi.

  1. “Thập tự giá” chỉ về tội lỗi.

Thập tự giá chỉ về những tội lỗi mà người tin Chúa không thể từ bỏ. Martin Luther ủng hộ quan điểm này, John R. Rice cũng tán thành qua việc dạy về lẽ cần để đóng đinh bản tính tội lỗi. Theo Kinh Thánh, thói quen phạm tội không phải là điều Chúa muốn con cái Ngài phải mang. Trong Chúa Cứu Thế, ta được ban sự đắc thắng tội lỗi. Lời Chúa dạy: “phải nên thánh vì Ta là thánh” (1Phi 1:16).

  1. “Thập tự giá” chỉ về người phối ngẫu của mình.

Nhiều người chồng, người vợ không vừa ý nhau, hay kể người phối ngẫu là cây thập tự nặng nề mà mình phải mang. Có ông chồng kia giới thiệu vợ mình cho bạn hữu bằng những lời: “Tôi xin giới thiệu với anh chị, đây là… thập tự giá của tôi!”

  1. QUAN ĐIỂM ĐẶT NỀN TẢNG TRÊN THÁNH KINH.

Trong Tân Ước, chữ “thập tự giá” thường được hiểu theo ba nghĩa: Nghĩa đen, nghĩa thuộc linh và nghĩa bóng.

Theo nghĩa đen, Tân ước chỉ có ba thập tự giá hiểu theo nghĩa này: Đó là cây thập tự của Chúa Giê-xu và hai cây thập tự của hai tên cướp cùng bị đóng đinh với Chúa (Mat 27:38-40).

Theo nghĩa thuộc linh, tất cả người tin Chúa đều đã được đồng chịu đóng đinh với Chúa Giê-xu trên thập tự giá (Rô 6:6, Gal 2:20). Nói cách khác, mỗi người đặt đức tin nơi công lao cứu chuộc của Chúa Giê-xu trên thập tự giá, đều được đồng chết với Ngài.

Theo nghĩa bóng, thập tự được hiểu là:

  1. Sự gian khổ và phủ nhận chính mình (Mat 16:24).
  2. Sự khổ đau của Chúa Giê-xu (Êph 2:16, Hêb 2:2).
  3. Giáo lý của Phúc Âm (1Côr 1:18).
  4. Phúc Âm, vì kẻ thù của Phúc Âm là kẻ thù của thập tự giá (Phil 3:18).
  5. Thập tự giá của Chúa Giê-xu là hình ảnh về sự cứu rỗi (1Côr 1:17).

Người vác thập tự giá là người sẵn sàng sống cho Chúa trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù phải chịu sỉ nhục, đau khổ và ngay cả phải chết vì Chúa.

Mặt khác, vác thập tự giá cũng có nghĩa là làm cho chết những tham vọng, ý tưởng, mục tiêu đi ngược lại ý muốn Chúa. Phao lô là người vác thập tự giá nên đã tuyên bố: “Tôi chết hằng ngày” (1Côr 15:31), tức là làm chết đi những điều không theo ý muốn Chúa.

Post CommentLeave a reply