Latest News From Our Blog

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 21.11.2021

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 21.11.2021

By Quản trị in THANH NIÊN on 16 Tháng Mười Một, 2021

Chúa nhật 21.11.2021.

  1. Đề tài: HOÀN THÀNH LỜI HỨA.
  2. Kinh Thánh: Sáng thế ký 15:1; 18:15; 21:1-7.
  3. Câu gốc: “Áp-ra-ham tin Đức Giê-hô-va, thì Ngài kể sự đó là công bình cho người” (Sáng thế ký 15:6).
  4. Đố Kinh Thánh: Dân số ký 16-20.
  5. Thể loại: Trò chơi lớn.

* CHỈ DẪN: Trò chơi lớn.

Chủ đề: HOÀN THÀNH LỜI HỨA.

Địa điểm: Khuôn viên nhà thờ (hoặc nơi sinh hoạt).

Thời gian: 90 phút.

  1. CHUẨN BỊ.

– Cần ít nhất 2 người để phối hợp soạn câu đố Kinh Thánh và đặt mật thư tại mỗi trạm, chấm điểm, theo dõi để có thể hướng dẫn khi cần. Chuẩn bị nội dung cho mỗi trạm để các nhóm thảo luận, cung cấp giấy bút cho các nhóm có yêu cầu. Sau khi nhận mật thư, cả nhóm sẽ tham gia giải mật thư, trình ban tổ chức và đến trạm kế tiếp…

– Mật mã: Từ nhiều tuần trước, BHD cho ban viên ôn lại chữ điện tín, các mật mã đã dùng trong các tài liệu trước và học thêm mật mã mới. Chỉ nên dùng mật mã nào ban viên có thể dịch thành thạo.

Ôn chữ.                                                              Các dấu.

 = AA                          Ê = EE                          – Sắc = S

Ă = AW                         Ư = UW = W                         – Huyền = F

Ô = OO                         Đ = DD                                  – Hỏi = R

Ơ = OW                        ƯƠ = UOW                  – Ngã = X

                                                                            – Nặng = J

– Mật thư: Mật thư phải được viết và giữ kín đáo, kiểm tra kỹ để tránh sai sót. Nội dung mật thư là một mệnh lệnh hoặc gợi ý về những nhân vật, nơi chốn… Mật thư phải ngắn gọn và đủ nghĩa. Mật thư được giấu tại trạm hay do người đứng trạm giữ. Nếu đặt tại trạm, không nên tập trung tại một chỗ.

– Địa điểm: Vẽ những dấu chỉ đường.

– Vật dụng: Kinh Thánh, giấy, bút, các bản mật mã đã học.

– Kinh Thánh: Thông báo cho ban viên đọc trước Sáng thế ký 15:1; 18:15; 21:1-7.

  1. THỰC HIỆN.
  2. Thể lệ cuộc thi và cách chấm điểm.
  3. Thể lệ cuộc thi.

– Tất cả nhóm viên tham gia đầy đủ.

– Đến trạm, phải xếp hàng ngay ngắn và báo cáo kết quả của trạm trước.

– Thực hiện tất cả yêu cầu tại mỗi trạm.

  1. Cách chấm điểm.

– Tinh thần tham gia (đầy đủ nhóm viên) ……………. 10 điểm.

– Giải chính xác mật thư……………………………………. 10 điểm.

– Thực hiện đạt yêu cầu tại trạm………………………… 10 điểm.

– Đến trạm sớm nhất………………………………………… 10 điểm.

– Thực hiện tốt nội dung thảo luận……………………… 10 điểm.

  1. Diễn tiến trò chơi.
  2. Mở đầu.

Ban tổ chức chia số người tham gia sinh hoạt ra làm nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 8-10 người. Nhóm xếp hàng dọc. Cử nhóm trưởng và thư ký nhóm, đặt tên nhóm. Khi các nhóm đã ổn định, người hướng dẫn giới thiệu chủ đề: HOÀN THÀNH LỜI HỨA.

Thưa các bạn, Kinh Thánh có rất nhiều lời hứa dành cho con dân Chúa. Nhưng nhiều người vẫn chưa nhận được lời hứa của Chúa cho mình hay lời hứa ấy chưa trở thành hiện thực cho đời sống của họ. Vì sao vậy? Làm cách nào để nhận được lời hứa của Chúa? Hy vọng xuyên suốt qua từng trạm của trò chơi lớn hôm nay các thắc mắc trên sẽ giải đáp qua việc Đức Chúa Trời hoàn thành lời hứa của Ngài cho đời sống đức tin của Áp-ra-ham.

  1. Xuất phát.

Các nhóm tập trung tại điểm xuất phát. Ban tổ chức phổ biến thể lệ cuộc thi và phát cho mỗi nhóm một câu đố Kinh Thánh. Nhóm nào giải trước sẽ được nhận mật thư trước và được số điểm cao nhất.

Câu Đố Kinh Thánh: Xin bạn cho biết đức tin là gì? (Đáp án: Hê-bơ-rơ 11:1).

Mật thư 1:

Ñ: Mưa rào

T S D        
A R C D      
J I O H U    
U L S W U W  
O W O L I A C
I F A W A F S
S S V S I A T
H R A O N F P
M A A P W A H

– Cách làm: Chuyển thành chữ điện tín. Viết vào khung như trên.

Nhóm nào giải mật thư trước được hướng dẫn đến trạm 1.

ÖTrạm 1.

Yêu cầu: Dựa vào phần Kinh Thánh cho biết:

  1. Bài học hôm nay dạy dỗ chúng ta điều gì? Chúng ta hết lòng trông cậy Chúa hay sẽ mòn mỏi niềm tin?
  2. Ai sẽ là thuẫn đỡ cho chúng ta? Chúng ta nghĩ gì về danh xưng “Chúa Giê-hô-va”? (15:1-6).

Thực hiện xong yêu cầu của trạm 1, nhóm sẽ được nhận mật thư 2 để giải mã.

Mật thư 2:

3 8 21 1 19                  20 8 21 23 3 10                      8 9 5 5 14 10      12 15 23 9 6

8 21 23 1 19                3 8 15  1 16 19 18 1 8 1 13                 22 1 15 6   

20 8 15 23 9 6             4 4 9 5 5 13 18                        14 1 15 6

Ñ: A! Cô ấy luôn đứng đầu.

(Bật mí: Dùng mã chữ số thế mật thư trên theo thứ tự bảng chữ cái: A=1, B=2, C=3, D=4, E=5, F=6, G=7, H=8, I=9, J=10, K=11, L=12, M=13, N=14, O=15, P=16, Q=17, R=18, S=19, T=20, U=21, V=22, W=23, X=24, Y=25).

Nhóm nào giải xong mật thư trước được hướng dẫn đến trạm 2.

ÖTrạm 2.

Yêu cầu: Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

Phát câu hỏi viết sẵn trên giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời ra giấy hoặc hỏi đáp:

  1. Mối liên hệ của Chúa với chúng ta là gì? Ai là “chủ” của chúng ta?
  2. Chúng ta nên làm gì khi thấy điều chúng ta muốn dường như Chúa “trì hoãn”? (17:17-21).

Nhóm nào trả lời xong câu hỏi ở trạm 2, thì sẽ được nhận mật thư 3.

Mật thư 3:

CHO CACHS CHUAS THUWCJ LOWIF CHO APSRAHAM HUWAS HIEENJ TROWIF DDUWCS BIEETS

Ñ: Rắn ăn đuôi.

– Cách làm: Chuyển thành chữ điện tín. Viết như trên.

Nhóm nào giải mật thư trước, được hướng dẫn đến trạm 3.

Ö Trạm 3.

Yêu cầu: Tập trung nhóm thành một hàng dọc và báo cáo số nhóm viên, trình bản giải mật thư.

– Phát câu hỏi viết sẵn trên giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời ra giấy hoặc hỏi đáp:

  1. Áp-ra-ham đã làm điều gì sai? Sa-ra đã làm điều gì sai? Tại sao họ làm sai? Chúng ta học được những điều gì từ những sai lầm đó?
  2. Chúng ta học được điều gì khi Ngài chọn đúng thời điểm để Y-sác ra đời? (21:1-2).

– Phát lệnh: Trở về điểm xuất phát (Trở về phòng nhóm và nghỉ giải lao 10 phút).

  1. Kết thúc.

– NHD cùng ban Thanh niên tóm lược nội dung bài học “Hoàn Thành Lời Hứa”.

– Kêu gọi các ban viên hãy cầu nguyện và chờ đợi Chúa để thấy Ngài hoàn thành lời hứa qua đời sống đức tin của chúng ta.

– Công bố kết quả và phát thưởng.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Bài học hôm nay có nhiều sự dạy dỗ quí báu về đời sống đức tin. Nói là mình tin Chúa thì ai cũng nói được. Nhưng tin như thế nào, tin cái gì và bày tỏ niềm tin mình thì nhiều người không làm được. Tại sao vậy? Trước giả thơ Hê-bơ-rơ có câu định nghĩa về đức tin thật là tuyệt diệu: “Vả, đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong, là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy” (Hê-bơ-rơ 11:1). Chúng ta hãy xem câu Kinh Thánh này làm thước đo đời sống đức tin của Áp-ra-ham trong bài học hôm nay.

  1. TÁI LẬP LỜI HỨA (Sáng thế ký 15:1-6).

Khi rời Cha-ran, Áp-ra-ham đã 75 tuổi. Đức Chúa Trời có hứa cùng ông là dòng dõi ông sẽ đông như sao trên trời, như cát bãi biển. Áp-ra-ham đã tin lời Chúa hứa và đã ra đi, đáp ứng tiếng gọi thiêng liêng. Nhưng rồi thời gian trôi qua, tuổi ông càng ngày càng già, bây giờ Áp-ra-ham ở vào khoảng gần 85 tuổi và vợ ông thì dĩ nhiên đã không còn khả năng thụ thai như thói thường người phụ nữ. Việc Áp-ra-ham có ý chọn Ê-li-ê-se, người Đa-mách để làm kế tự, chứng tỏ đức tin ông đã nao sờn theo năm tháng. Lời của Chúa hứa không thấy thực hiện. Phân đoạn Kinh Thánh này cho thấy Đức Chúa Trời nhìn thấy sự nao sờn của Áp-ra-ham nên chính Ngài đã đến để lập lại lời Ngài đã hứa.

Có ba điều quan trọng chúng ta cần ghi nhận rõ ràng:

(1) Chúa xác định Ngài là thuẫn đỡ cho Áp-ra-ham và Áp-ra-ham sẽ nhận phần thưởng rất lớn.

(2) Áp-ra-ham lần đầu đặt câu hỏi với Chúa. Trước đây ông chỉ nghe và vâng phục câu hỏi “Chúa sẽ cho tôi chi” cho thấy ông rất ngạc nhiên về phần thưởng lớn mà Chúa hứa sẽ ban.

(3) Câu 2, Áp-ra-ham gọi Đức Chúa Trời là Chúa Giê-hô-va (Adonai Yahweh) đây là lần đầu tiên tên Chúa được xưng như vậy. Các nhà giải kinh cho rằng danh xưng này tương xứng với chữ Chúa (Kurios, mà Phao-lô đã gọi Chúa Giê-xu Christ,
Rô-ma 1:4). Sự xưng nhận này nói lên điều gì trong lòng của Áp-ra-ham và của Phao-lô? Cả hai danh xưng đều nói lên vai trò quan trọng của Đức Chúa Trời trên đời sống các tôi tớ Ngài. Các chữ đó có nghĩa là “Thầy, là Đấng cai trị, là Chủ nhân…”. Vì thế có thể đem áp dụng cho con người trong cách xưng hô. Đây không phải là Áp-ra-ham hoặc Phao-lô làm giảm giá trị nhưng bày tỏ mối liên quan mật thiết cũng như thẩm quyền tuyệt đối của Đức Chúa Trời.

  1. ĐÚNG THỜI ĐIỂM (17:17-21).

Ngày nay chữ “chủ” ai cũng biết, thí dụ như chủ nhà, chủ hàng, chủ tiệm… Chủ là người có quyền quyết định mọi việc. Khi gọi Đức Chúa Trời là “Chúa Giê-hô-va” Áp-ra-ham đã đương nhiên công nhận điều này. Đức Chúa Trời có quyền chọn thời điểm cho mọi sự. Áp-ra-ham, Sa-ra, Phao-lô, chúng ta, tất cả phải tôn trọng tuyệt đối thẩm quyền đó của Ngài. Không ai có quyền nói với Chúa rằng “sớm quá” hoặc “muộn quá”. Sau khi biết mình sai lầm trong việc có ý định chọn Ê-li-ê-se, Áp-ra-ham đã làm một điều hết sức quan trọng mà mỗi người trong chúng ta cần học hỏi. Đó là việc tái xác định lại niềm tin. Câu Kinh Thánh trong 15:6 được các nhà giải kinh xem là chìa khóa của niềm tin trong Cựu ước. Tại sao câu đó quan trọng như vậy? Sứ đồ Phao-lô (Rô-ma 4:3 và Ga-la-ti 3:6) đã dùng câu nầy làm nền tảng cho lẽ đạo được xưng công bình (được kể trọn vẹn, vô tội, đẹp lòng Chúa). Khi nào con người được xưng công bình? Trước khi cắt bì hoặc sau khi cắt bì? Trước khi có luật pháp hoặc sau khi có luật pháp? Câu trả lời là trước khi cắt bì và trước khi có luật pháp. Tất cả chỉ căn cứ vào một yếu tố quan trọng đó chính là đức tin.

III. THỰC HIỆN LỜI HỨA (21:1-2).

Áp-ra-ham đã sai lầm khi có ý chọn Ê-li-ê-se làm kẻ kế tự thì Sa-rai (sau đổi là Sa-ra) lại sai lầm khi nghĩ rằng mình không còn khả năng sinh con nên đã đem con đòi của mình tên là
A-ga ăn ở cùng Áp-ra-ham và kết quả là Ích-ma-ên ra đời (Sáng 16:1-2). Áp-ra-ham đã phạm tội giống A-đam “nghe lời vợ” và chuốc lấy lỗi lầm. Tội này nhiều người trong chúng ta vẫn thường hay vấp phạm. Thực ra, chúng ta không cần phải làm gì để giúp đỡ Đức Chúa Trời thực hiện điều Ngài hứa.
Sa-ra đã “có ý tốt” khi đề nghị với Áp-ra-ham “ăn ở cùng con đòi tôi, có lẽ tôi nhờ nó mà có con chăng?” (Sáng 16:2). Phải làm vậy chớ biết sao bây giờ? Còn cách nào khác nữa đâu. Sự sai lầm của Sa-ra nhiều khi vẫn là sự sai lầm của chúng ta. U-xa muốn giúp đỡ Đức Chúa Trời khi giơ tay nắm hòm giao ước đang chồng chềnh (2Sa-mu-ên 6:6) nên đã chết tại sân đạp lúa của Na-côn. Sa-ra muốn hoàn thành lời Đức Chúa Trời hứa nên đã đưa A-ga đến với Áp-ra-ham. Ôi! Không biết đến bao giờ người ta mới thôi giúp đỡ Đức Chúa Trời để Đức Chúa Trời toàn năng giúp đỡ mình!

Sở dĩ Sa-ra làm như vậy vì có lẽ bà nghĩ dường như Đức Chúa Trời “không thể” hoàn thành lời hứa của Ngài. Lời hứa kế đó (đoạn 15) Áp-ra-ham độ chừng 85 tuổi; khi Ích-ma-ên sanh ra đời, Áp-ra-ham đã 86 tuổi và lời hứa sau cùng (17:5) khi
Áp-ra-ham đã 99 tuổi (17:1) và Sa-ra đã 90 (17:7).

Thời gian trôi qua mau, Đức Chúa Trời nhiều khi “cố ý” đình hoãn chương trình loài người đang mong muốn (Giăng 11:6) để chương trình của Ngài hoàn toàn sáng tỏ. Nhất định không phải là Ê-li-ê-se, cũng không phải Ích-ma-ên nhưng là Y-sác. Y-sác là điều Đức Chúa Trời thực hiện, không bởi ai khác mà “Ta ban phước cho nàng (Sa-ra) lại do nơi nàng Ta sẽ cho ngươi một con trai. Ta sẽ ban phước cho nàng, nàng sẽ làm mẹ các dân tộc” (Sáng 17:16). Lần này, Đức Chúa Trời không trì hoãn nữa. Đức Chúa Trời đã thực hiện điều Ngài đã phán hứa. Y-sác ra đời để từ đó dòng giống thánh được lựa chọn, từ đó chương trình Chúa Cứu Thế bước vào đời được tiếp diễn. Ha-lê-lu-gia.

* BÀI HỌC ÁP DỤNG.

  1. Bài học hôm nay dạy dỗ chúng ta điều gì? Chúng ta nên làm theo chương trình của Đức Chúa Trời hết lòng trông cậy hay sẽ mòn mỏi niềm tin?
  2. Ai sẽ là thuẫn đỡ cho chúng ta? Chúng ta nghĩ gì về danh xưng “Chúa Giê-hô-va”? (15:1-6).
  3. Mối liên hệ của Chúa với chúng ta là gì? Ai là “chủ” của chúng ta? Chúng ta nên làm gì khi thấy điều chúng ta muốn dường như Chúa “trì hoãn”? (17:17-21).
  4. Áp-ra-ham đã làm điều gì sai? Sa-ra đã làm điều gì sai? U-xa đã làm điều gì sai? Tại sao họ làm sai? Chúng ta học được những điều gì từ những sai lầm đó? Chúng ta học được điều gì khi Ngài chọn đúng thời điểm để Y-sác ra đời? (21:1-2).
  5. Ôn cố như tri tân là điều cân nhắc. Từ vết đổ của bánh xe lịch sử có những dấu vết đáng được xem xét, phân tích và áp dụng vào đời sống đức tin của mỗi chúng ta. Đức Chúa Trời chúng ta đang tin cậy, tôn kính, thờ phượng là Đức Chúa Trời tuyệt đối khôn ngoan, quyền uy tột cùng. Đừng lấy quan niệm, ý tưởng con người mà vội suy đoán, hành động để rồi thất bại. Hãy cầu nguyện và chờ đợi Chúa như điều “biết chắc” dù chẳng xem thấy “bằng cớ” của điều mình đang trông mong.

 

Post CommentLeave a reply