Thẻ: HỌC TẬP CẦU NGUYỆN

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Tám, 2024

BÀI 10. HỌC TẬP CẦU NGUYỆN

 

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 6:5-15.

II. CÂU GỐC: “Đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin cùng sự tạ ơn mà trình dâng những nhu cầu của mình cho Đức Chúa Trời”(Phi-líp 4:6).

III. BÀI TẬP.

  1. Cầu nguyện là gì?

   Có lẽ em có nhiều suy nghĩ về sự cầu nguyện. Có cần dùng những câu, chữ đặc biệt để cầu nguyện với Chúa không? Có nhiều việc khó nói nên lời, làm sao cầu nguyện được? Cầu nguyện có thực sự là cách tốt nhất để giải quyết mọi khó khăn không?…

   Thật ra, cầu nguyện là thưa chuyện cùng Chúa, nói với Chúa cảm nghĩ vui buồn của em, nên không cần dùng những câu, chữ đặc biệt. Ngài sẵn lòng nghe em nói từ việc nhỏ nhặt nhất đến việc lớn nhất. Ngài là người bạn tốt, lúc nào cũng sẵn lòng chia sẻ cùng em mọi niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống hằng ngày.

      a. Em cần phải tạ ơn Chúa những việc gì?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

      b. Em mong muốn Chúa làm gì cho em?

……………………………………………………………………………………………

      c. Em mong muốn Chúa làm gì cho những người khác?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

      d. Em có cần Chúa tha thứ cho em không? Tại sao?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

     e. Em có cần Chúa giúp đỡ khi đối mặt với cám dỗ không? Tại sao?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  1. Em có thường hay buồn không?

   Rất nhiều người hay phiền muộn, sầu não. Kinh thánh nói khi đó, chỉ cần thưa với Chúa. Hiện giờ, em có nỗi buồn gì không? (Trong học tập, bạn bè, gia đình…)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  1. Bảng cầu nguyện.

   Tuần nầy, em nói với Chúa mọi điều. Nên nhớ rằng không phải lúc nào Chúa cũng làm theo ý em, nhưng Ngài yêu thương em, và làm mọi việc vì ích lợi cho em. Bảng dưới đây nhắc nhở em trò chuyện với Đức Chúa Trời mỗi ngày.

Trò chuyện với Chúa Nơi trò chuyện với Chúa Việc ca ngợi Chúa Việc tạ ơn Chúa Việc cầu xin Chúa
Chủ nhật
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Thứ bảy
BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in THIẾU NHI on 19 Tháng Tám, 2024

BÀI 10. HỌC TẬP CẦU NGUYỆN

 

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 6:5-15.

II. CÂU GỐC: “Đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin cùng sự tạ ơn mà trình dâng những nhu cầu của mình cho Đức Chúa Trời”(Phi-líp 4:6).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Cách cầu nguyện với Đức Chúa Trời.

– Cảm nhận: Chúa Jêsus là Đấng lắng nghe và nhậm lời cầu nguyện của em.

– Hành động: Sửa chữa những sự sai trái trong khi cầu nguyện và trình dâng mọi điều cầu xin của em cho Chúa.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. CHUẨN BỊ.

  1. Giúp các em vạch ra thời gian biểu cầu nguyện trong một tuần (theo mẫu trong Tập Học Viên, trang 26).
  2. Giáo viên sưu tầm một số câu chuyện về Chúa đáp lời cầu nguyện của các em thiếu nhi, để khích lệ các em trong sự cầu nguyện.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

(Cùng các em ôn lại câu hỏi tuần trước: Đức Chúa Trời muốn các em làm gì? Tuần nầy, Đức Chúa Trời còn muốn các em làm gì nữa?)

   Các em cần phải hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời đối với các em. Bằng cách nào? (Cho các em trả lời). Mời một em đọc 1Phi-e-rơ 2:2 Anh em hãy khao khát sữa thiêng liêng thuần khiết như trẻ sơ sinh, để nhờ đó anh em được lớn lên trong sự cứu rỗi”. Câu Kinh Thánh nầy khuyên các em nên đọc Kinh Thánh như thế nào? (Như trẻ con ham thích sữa). Trẻ con sinh ra cần sữa mẹ để sống và lớn lên. Còn đời sống thuộc linh của các emcó lớn lên hay không là nhờ đọc Kinh Thánh. Khi em bé lớn lên thì bắt đầu bập bẹ nói, cũng vậy, khi đời sống tâm linh của các em đã lớn lên, ngoài việc học Lời Chúa, em còn phải trò chuyện với Chúa nữa. Các em là con cái Chúa, Ngài mong muốn các em lớn lên một cách mạnh khỏe. Lớn lên ở đây không chỉ có nghĩa là cơ thể cao lớn mạnh khoẻ, mà còn có ý nghĩa gì nữa không? (Ngày càng hiểu và làm theo ý muốn của Chúa).

  1. Bài học.

(1) Noi gương cầu nguyện của Chúa Jêsus.

   Kinh Thánh nói: “Vậy, anh em hãy trở nên những người bắt chước Đức Chúa Trời như các con yêu dấu của Ngài” (Ê-phê-sô 5:1). Câu Kinh Thánh nầy dạy chúng ta phải noi gương Chúa Jêsus. Ngài đã để cho chúng ta một gương về sự cầu nguyện. Tuy Chúa Jêsu sở thế gian một thời gian ngắn ngủi và bận rộn, nhưng Ngài vẫn thường một mình cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Kinh Thánh cho biết khi mọi người còn đang ngon giấc, thì Chúa Jêsus đã thức dậy và một mình đi đến nơi thanh vắng để cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Nhiều khi Ngài cầu nguyện vào chiều tối, thậm chí có khi suốt đêm, như khi chọn 12 sứ đồ. Trong tất cả mọi việc từ nhỏ đến lớn, các em phải cầu nguyện với Chúa, và khi cầu nguyện, các em cũng phải biết cách cầu nguyện như thế nào để đẹp lòng Chúa. Chúa Jêsus dạy các em cầu nguyện trong Ma-thi-ơ 6:5-15.

(2) Chúa Jêsus dạy chúng ta cầu nguyện.

   Cầu nguyện là gì? (Hướng dẫn các em viết câu trả lời vào Tập Học Viên).

   Xem Ma-thi-ơ 6:5-8 (Giáo viên cho các em đọc kỹ phân đoạn Kinh Thánh đó, rồi để các em thảo luận với nhau về cách cầu nguyện).

   Các em thân mến! Có phải Chúa Jêsus dạy chúng ta không được cầu nguyện ở nơi đông người không? (Nói rõ nơi đông người là nơi nào, cầu nguyện trong Hội Thánh thì sao?) Chúa Jêsus dạy rằng cầu nguyện không phải để được người khác nghe thấy, hoặc khen ngợi. Vào thời Chúa Jêsus, các thầy tế lễ, các thầy thông giáo ưa dùng lời lẽ văn vẻ dài dòng để cầu nguyện trước mặt dân chúng. Chúa Jêsus nói: “Họ đã được phần thưởng của mình rồi”. Họ muốn mọi người khen ngợi thì họ đã được, Đức Chúa Trời không ban phước cho họ. Vì vậy, khi cầu nguyện, phải nhớ các em đang cầu nguyện với Chúa, chứ không phải với con người.

   Chúa Jêsus nói các em phải tìm nơi kín đáo, vắng vẻ để cầu nguyện, điều đó có nghĩa gì? (Chúng ta cần có thời gian để cầu nguyện một mình. Dĩ nhiên cầu nguyện với cha mẹ, bạn bè rất cần thiết, nhưng các em cũng phải có thời gian cầu nguyện riêngtưvới Chúa).

   Trong nhà các em có chỗ nào thích hợp để cầu nguyện không? (Các em có thể kể vài nơi như phòng ngủ, trên gác, vườn hoa…). Nếu các em không có phòng riêng, mà mấy anh chị em ở chung một phòng, thì nên sắp xếp thời gian với anh chị để mỗi người đều có thời gian cầu nguyện một mình trong phòng. Ngày xưa, Chúa Jêsus cũng không có nhà cửa, phòng riêng. Ngài thường lên núi hay ra vườn cầu nguyện.

   Tóm lại, các em cần nhớ hai vấn đề chính.

      a. Cầu nguyện là nói chuyện đơn giản và chân thật với Chúa chứ không phải bằng lời nói văn hoa, màu mè.

       b. Cần tìm một nơi yên tĩnh để cầu nguyện một mình.

   Ma-thi-ơ 6:7 còn nhắc các em một điều quan trọng, đó là “đừng dùng những lời sáo rỗng như dân ngoại”. Điều nầy có nghĩa gì? (Tức là lặp đi lặp lại một lời nói vô nghĩa, không nhớ đang nói với ai, nói cái gì…)

   Khi cầu nguyện, người nghe là Đức ChúaTrời vô cùng yêu thương các em và quyền năng, nên các em không cần phải lặp đi lặp lại một lời nói, vì Chúa là Đấng biết trước những lời các em cầu xin, chỉ cần nói với Chúa bằng lời nói chân thành, đơn giản, xem Chúa như người cha hoặc người bạn tốt. Hãy nói với Chúa về những cảm nghĩ trong lòng, và tạ ơn Chúa về những gì Ngài đã làm cho các em.

(3) Chúa Jêsus dạy bài cầu nguyện chung.

   Một hôm, các môn đồ thưa với Chúa: “Lạy Chúa, xin dạy chúng con cầu nguyện”. Thế là Chúa Jêsus dạy họ bài cầu nguyện chung. Chúa phán: “Các con hãy cầu nguyện như thế nầy” (Gọi một em đọc Ma-thi-ơ 6:9-13).

   Nhiều khi các em chỉ cầu nguyện xin Chúa những gì các em muốn. Các em nên xem lời cầu nguyện của Chúa Jêsus dạy: “Lạy Cha chúng con ở trên trời” nhắc các em nhớ rằng Đức Chúa Trời giống như một người cha hết lòng yêu thương và chăm lo cho con cái mình.

  “Danh Cha được tôn thánh”. Các em đang cầu nguyện với một Đức Chúa Trời thánh khiết, và các em phải sống thế nào để Danh Ngài được tôn thánh.

    “Nước Cha được đến, ý Cha được nên…”, nghĩa là các em xin ý của Chúa được thực hiện trong đời sống của mình. Khi cầu nguyện “xin cho chúng con hôm nay thức ăn đủ ngày”, các em không chỉ cầu xin Chúa ban cho đồ ăn thức uống, mà còn bao gồm quần áo, nhà cửa, và các nhu cầu khác nữa. Chúa là Đấng giàu có, mọi sự thuộc về Ngài, Ngài sẽ chu cấp đầy đủ mọi sự cần dùng cho các em.

   “Xin tha tội lỗi cho chúng con, như chúng con cũng tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng con”. Mỗi ngày, các em có thể làm nhiều việc sai trái như không vâng lời Chúa, cãi lời ba mẹ, nói dối, chưởi thề, giận hờn…Nếu các em ăn năn, xưng tội với Chúa, Chúa sẽ tha tội cho các em, nhưng các em cũng phải tha thứ cho người phạm lỗi với các em.

   “Xin chớ để chúng con bị cám dỗ, mà cứu chúng con khỏi điều ác”. Cuối cùng, các em cầu xin Chúa giúp các em vượt qua mọi sự cám dỗ. Chắc chắn Ngài sẽ giúp các em không làm những điều sai trái và đắc thắng sự cám dỗ.

   Qua bài cầu nguyện chung, Chúa Jêsus dạy chúng ta cầu nguyện trong sự ca ngợi và tạ ơn Chúa. Khi các em cầu nguyện, các em có ca ngợi và tạ ơn Chúa không, hay chỉ cầu xin những gì mình muốn? (Cho các em vài giây để tra xét lòng mình).

(4) Chúa Jêsus dạy về thái độ cầu nguyện.

   Cầu nguyện là một việc hết sức quan trọng. Khi Chúa Jêsus còn ở thế gian, Ngài có kể câu chuyện về thái độ của hai người cầu nguyện (Gọi một em đọc Lu-ca 18:9-14).

   Có hai người cầu nguyện trong đền thờ. Đó là người Pha-ri-si và người thâu thuế. Lời cầu nguyện của người Pha-ri-si có giống với lời cầu nguyện mà Chúa Jêsus đã dạy không? Ông cầu nguyện với Đức Chúa Trời những gì? Ông khoe khoang bản thân mình là người tốt, chứ không xấu xa như người thâu thuế kia. Ông còn khoe mình kiêng ăn hai lần mỗi tuần và dâng một phần mười đều đặn nữa. Các em thấy thái độ cầu nguyện của người Pha-ri-si có khiêm nhường và chân thành không? (Cho các em trả lời. Ông tôn cao mình lên và hạ thấp người bên cạnh).

   Còn người thâu thuế cầu nguyện ra sao? “Người thâu thuế đứng xa xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực mà rằng: Lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót lấy tôi, vì tôi là kẻ có tội!” (Lu-ca18:13). Người thâu thuế nhận biết mình là người có tội và cầu xin Đức Chúa Trời thương xót. Theo các em, Đức Chúa Trời đẹp lòng lời cầu nguyện của ai? Tai sao? (Của người thu thuế, vì người Pha-ri-si cho mình tốt hơn mọi người, nên không cần ai, thậm chí không cần Đức Chúa Trời giúp đỡ).

   Chúa Jêsus kể ví dụ nầyđể làm gì? (Cho các em suy nghĩ và trả lời). Người tốt hay người xấu cũng đều cần Chúa giúp đỡ, nên chúng ta phải thưa với Ngài mọi việc, với thái độ khiêm nhường, nhận biết mình là người có tội, yếu đuối cần được Chúa giúp đỡ. Kinh Thánh nói: “Đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin cùng sự tạ ơn mà trình dâng những nhu cầu của mình cho Đức Chúa Trời” (Phi-líp 4:6).

  1. Ứng dụng.

   Hãy suy nghĩ câu gốc và bài cầu nguyện chung mà Chúa Jêsus đã dạy. Các em có thấy câu gốc hôm nay và bài cầu nguyện chung rất giống nhau không? Câu gốc nói: “trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin cùng sự tạ ơn mà trình dâng những nhu cầu của mình cho Đức Chúa Trời”, tức là bao gồm những điều cần cầu nguyện trong bài cầu nguyện chung: Tạ ơn, thức ăn đủ mỗi ngày, xin tha tội và vượt qua cám dỗ.

   Đức Chúa Trời luôn quan tâm đến các em, nên các em không cần lo lắng, vì Ngài đã phán: “Chớ lo phiền chi hết…”.

   Các em nhớ cầu nguyện mỗi ngày, mọi việc dù nhỏ nhặt đến đâu. Chúa muốn các em giao hết mọi việc cho Chúa, Ngài sẽ giúp các em.

   Khi cầu nguyện, các em phải nhớ là mình cầu nguyện với Chúa chứ không phải nói cho mọi người nghe. Cuối cùng, các em không được quên tạ ơn Chúa vì tất cả mọi việc mà Chúa đã làm cho các em.