Thẻ: NGƯỜI THAN KHÓC VÌ DÂN

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 01.12.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 01.12.2024

in PHỤ NỮ on 26 Tháng Mười Một, 2024

Chúa nhật 01.12.2024.

  1. Đề tài: GIÊ-RÊ-MI, NGƯỜI THAN KHÓC VÌ DÂN MÌNH.
  2. Kinh Thánh: Grê-rê-mi 1, 20, 31.
  3. Câu gốc: “Nếu con nói: “Tôi sẽ không đề cập đến Ngài nữa, tôi sẽ không nhân danh Ngài mà nói nữa”, thì lời Ngài như ngọn lửa thiêu đốt lòng con, ầm ỉ trong xương con…” (Giê 20:9 BTTHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 58-60.
  5. Thể loại: Thuyết trình.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 21.07.2024.

I. GIỚI THIỆU.

Grê-rê-mi con của thầy tế lễ Hinh-kia, quê ở A-na-tốt. Tên Grê-rê-mi có nghĩa Đức Chúa Trời nâng đỡ. Grê-rê-mi đã được Đức Chúa Trời chọn và được kêu gọi lúc còn tuổi trẻ vào năm 626 T.C.

Grê-rê-mi nhận sứ mạng của Chúa cảnh cáo sự bội đạo của các vua, loan báo sự sụp đổ của vương quốc và sự lưu đày dân sự qua Ba-by-lôn. Nhưng vua và quần thần cứng lòng chẳng nghe, bắt bớ và giam cầm tiên tri của Đức Chúa Trời. Cơn đoán phạt xảy đến đúng như lời Grê-rê-mi.

Vua Nê-bu-cát-nết-sa dẫn đại quân vào chiếm Giê-ru-sa-lem, bắt vua và một số dân sự dẫn đi lưu đày ở Ba-by-lôn vào năm 586 T.C. Grê-rê-mi ở lại với nhóm dân sót tại Giê-ru-sa-lem. Sau đó có cuộc mưu phản chánh quyền do vua Ba-by-lôn thiết lập, dân sự hoảng sợ trốn qua Ai cập. Grê-rê-mi buộc lòng đi với họ để làm người lãnh đạo tinh thần và ông đã qua đời. Grê-rê-mi đã từng khóc than, vì cớ sự bội đạo của họ. Grê-rê-mi viết sách Ca thương.

Grê-rê-mi còn có sứ điệp an ủi dân sự Ngài như: (1) Sự hồi hương của dân Giu-đa sau bảy mươi năm lưu đày. (2) Sự tan lạc khắp nơi của dân Giu-đa. (3) Sự phục hồi của nhà Y-sơ-ra-ên. (4) Sự đoán xét các dân ngoại. (5) Giao ước mới. (6) Nước của Đấng Mê-si và sự trị vì của Ngài.

II. SUY GẪM.

  1. Sứ điệp của tiên tri Grê-rê-mi.

Grê-rê-mi rao báo về sự lưu đày của dân Giu-đa, đồng thời cũng dự ngôn về cuộc hồi hương vĩ đại của cả Y-sơ-ra-ên trong tương lai. Tiên tri Grê-rê-mi kêu gọi dân sự hãy reo vui, vì Đức Chúa Trời sẽ thăm viếng dân Ngài. Ngài sẽ giải cứu họ, đem họ trở về xứ. Ngài sẽ lập với họ một giao ước mới (Giê 31:1-32).

Dân Y-sơ-ra-ên không còn than phiền vì phải gánh trách nhiệm tội lỗi của ông cha mình như điều đã quy định trong giao ước cũ mà Đức Chúa Trời phán cùng Môi-se (Xuất 20:5), vì vậy họ phải chịu cảnh lưu đày (Mat 27:25). Sau cơn đoán phạt, Đức Chúa Trời đang dang tay ban phước cho dân sự qua Chúa Cứu Thế Giê-xu. Trong giao ước mới Đức Chúa Trời hứa với dân sự ba điều quan trọng (Giê 31:32-34):

(1) Ngài làm chồng Y-sơ-ra-ên: Một giao ước được lập trên tình yêu thương khắng khít sâu xa trong tình yêu thương như vợ chồng. Ngài là người chồng yêu thương Hội Thánh. Ngài dùng chính huyết mình mua chuộc Hội Thánh để trở nên vợ Ngài (Êph 5:25-26).

(2) Ngài đặt luật pháp trong lòng dân sự: Trong giao ước cũ, Đức Chúa Trời viết luật pháp của Ngài trên bảng đá. Nhưng trong giao ước mới, Đức Chúa Trời bởi Thánh Linh Ngài viết luật pháp trong lòng.

(3) Ngài ban cho sự tha tội: “Ta sẽ tha sự gian ác chúng nó, và chẳng nhớ tội chúng nó nữa”. Được thể hiện qua sự chết của Chúa Giê-xu, Ngài đã tuyên bố khi ban lễ Tiệc thánh cho các môn đồ trước giờ bị treo trên cây thập tự (Mat 26:28). Trong giao ước cũ, Đức Chúa Trời dùng huyết của con sinh, trong giao ước mới Đức Chúa Trời dùng huyết của chính Con Người (Hêb 9:11-15).

Vì qua giao ước mới họ được sự tha thứ, được Đức Chúa Trời nhận trong tình yêu thương đời đời của Ngài và không còn có sự đoán phạt nữa. Sứ điệp giao ước mới của tiên tri Grê-rê-mi đem đến cho dân sự lưu đày niềm vui của sự mong đợi. Còn chúng ta ngày nay được tha tội của giao ước mới, chúng ta có trách nhiệm gì?

  1. Đời sống chức vụ của Giê-rê-mi:

Phao-lô, Giê-rê-mi được Đức Chúa Trời lựa chọn từ lúc còn trong bụng mẹ (Giê 1:4). Chức vụ tiên tri là do sự lựa chọn của Chúa, chớ không phải do ý người. Phao-lô, Giê-rê-mi chịu nhiều đau đớn trong chức vụ. Giê-rê-mi trung thành, rao giảng lời của lẽ thật (Giê 15:10-21, 16:19, 19:11-13, 36:8-20). Hai điểm sáng của Grê-rê-mi:

(1) Chịu khổ vì Chúa: Lúc tuổi trẻ Giê-rê-mi được Ngài dạy dỗ, học tập chịu khổ vì danh Đức Giê-hô-va và vì dân tộc. Grê-rê-mi sốt sắng rao báo, đôi lúc trở thành trò cười trước kẻ quyền thế cứng lòng, bị sỉ nhục giữa vòng dân chúng chẳng thông hiểu. Sứ đồ Phao-lô đã bị xem những thứ đó như rác rến của thế gian. Vì Tin lành của Đấng Christ, Grê-rê-mi không bỏ cuộc trước sứ mạng Chúa ủy thác (Giê 19:7-9; 1Côr 4:12-13). Sứ điệp của Chúa không phải là một mạng lịnh nào đó bên ngoài, nhưng là sự gắn liền với đời sống và thấu suốt trong lòng, khiến Giê-rê-mi không thể im lặng không nói ra.

(2) Chịu khổ vì dân tộc: Trong tinh thần sốt sắng loan báo lời Chúa, đôi lúc Giê-rê-mi gào thét như người cha thẳng tay quở trách lỗi lầm dân sự, nhưng lắm lúc thì thầm như người mẹ tràn đầy tình thương với những lời than thở, với đôi mắt tuôn tràn giọt lệ vì tấm lòng cứng cỏi chẳng ăn năn của họ. Giê-rê-mi mang trong lòng gánh nặng khi chịu sự sửa phạt của Đức Chúa Trời (Giê 9:1).

Cái ách Đức Chúa Trời đặt trên Giê-rê-mi là một thách thức cho người hầu việc Chúa. Nhiều người được sự cảm động nói với Chúa như tiên tri Ê-sai: “Có con đây, xin hãy sai con”. Đời sống hầu việc của tiên tri Giê-rê-mi: (1) Đừng bao giờ xao lãng sứ mạng rao báo giao ước mới của Chúa Giê-xu. (2) Người rao báo sứ điệp Chúa không thể nào không gặp sự bắt bớ khó khăn (Thi 126:5-6).

III. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

  1. a. Trong sự phục hồi dân Y-sơ-ra-ên, Đức Chúa Trời có lời hứa quan trọng nào? Và lời hứa đem lại dân sự niềm tin và sự an ủi nào? (Giê 31:31-33).
  2. Qua giao ước mới Đức Chúa Trời hứa ban cho dân sự 3 điều quan trọng gì so với giao ước cũ? Và có ý nghĩa tương quan nào so với sự kiện xảy ra trong thời Tân ước của Chúa Giê-xu? (Xuất 19:3-6; 24:3-8; 20:5):

(1) (Giê-rê-mi 31:32); (Ê-phê-sô 5:25-26).

(2) (Giê 31:33-34); (Mat 27:51); (Giăng 1:18); (2Cô 3).

(3) (Giê-rê-ni 31:34); (Ma-thi-ơ 26:28).

  1. Qua giao ước mới xin tìm hiểu tại sao sự ban giao ước mới là điều cần thiết cho sự phục hồi và hạnh phước của quốc gia Y-sơ-ra-ên nói riêng và con dân Chúa nói chung?
  2. Giê-rê-mi hầu việc với tâm tình nào?
  3. So sánh đời sống chức vụ của Giê-rê-mi với đời sống chức vụ của Phao-lô?
  4. Bạn có lời nào của Chúa cho người xây bỏ Ngài và sự an ủi nào của Chúa cho người trong sự sửa phạt?

6. Tấm lòng bạn thế nào đối với sứ mạng Chúa gọi và đối với kẻ bắt bớ bạn?