Latest News From Our Blog

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 03.09.2023

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 03.09.2023

By K' Abel in NAM GIỚI on 29 Tháng Tám, 2023

Chúa nhật 03.09.2023

  1. Đề tài: VẤN ĐỀ TỰ DO CÁ NHÂN.
  2. Kinh Thánh: Sáng 2:16-17, Xuất 20:1-12, Ga-la-ti 5:1-1, 1Cô 6:12; 8:1; 8:9.
  3. Câu gốc: “Mọi sự tôi có phép làm, nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích, mọi sự tôi có phép làm, nhưng chẳng để sự gì bắt phục được tôi” (1Cô 6:12).
  4. Đố Kinh Thánh: Châm 13-15.
  5. Thể loại: Chia sẻ.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 02.07.2023.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Sự tự do cá nhân được hiểu thế nào trong quan điểm của người Cơ Đốc và chúng ta sử dụng sự tự do ấy như thế nào?

  1. SỬ DỤNG QUYỀN TỰ DO CÁ NHÂN THEO KINH THÁNH.

Nhận được quyền tự do là một ân huệ, nhưng điều quan trọng là làm thế nào để dùng quyền tự do của mình cách đúng, có ích lợi cho bản thân và tha nhân. Theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh, chúng ta ghi nhận những nguyên tắc sau đây:

  1. Kính Chúa, yêu người: Đức Chúa Trời ban 10 điều răn cho dân Y-sơ-ra-ên sau khi giải phóng họ ra khỏi ách nô lệ Ai Cập. Tại sao một dân vừa được giải phóng lại bị đặt trong khuôn khổ của luật pháp, như thế đâu là tự do? Nhưng thực ra đó mới là sự tự do, đó mới là sự bảo đảm cho tự do của con người. Theo nhận định của các sử gia thế giới, thì 10 điều răn của Đức Chúa Trời là những điều căn bản cho nhân quyền của con người, vì trong đó có phân định rõ ràng bổn phận của người đối với Chúa và với nhau. Như vậy quyền tự do tôn thờ Chúa (chớ thờ thần tượng), quyền sống (chớ giết người), quyền sở hữu tài vật (chớ tham lam), quyền riêng tư (chớ tà dâm), quyền nói sự thật (chớ làm chứng dối), được thấy rõ qua điều răn (Xuất 20:1-12). Điều này có nghĩa nếu con người vâng giữ điều răn của Chúa, tức là kính Chúa, yêu người như tinh thần của luật pháp dạy, thì mọi quyền tự do của con người cũng được bảo đảm và được phước hạnh. Trái lại dùng tự do để loại bỏ luật pháp Chúa, thì con người sẽ đánh mất tự do và gặt lấy thảm họa cho mình. Trong đồng vắng, dân Y-sơ-ra-ên có lần xây bỏ điều răn Chúa, thờ lạy tượng bò vàng, tưởng đó là tự do nhưng họ đã rơi vào ách nô lệ của tội lỗi, của tình dục và bị sự đoán phạt của Chúa (Xuất 32; 1Cô 10:6-7).
  2. Theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh: Trong sự sử dụng quyền tự do, vấn đề là lựa chọn. Sự lựa chọn sai của ông bà A-đam đã đưa đến hậu quả vô cùng tai hại cho cả dòng dõi loài người là bị sa vào tội lỗi (Rô-ma 3:23). Con người sa ngã không có đủ sức để chọn làm điều thiện như trong từng trải của Phao-lô (Rô-ma 7:18-19), và rất dễ bị lôi cuốn, cám dỗ để làm theo sự ham muốn của xác thịt. Vì vậy, sứ đồ Phao-lô đã cảnh cáo tín hữu hãy cẩn thận, chớ dùng sự tự do của mình đã nhận được trong Đấng Christ để sống theo bản tính xác thịt, mà bị mắc vào ách nô lệ của tội lỗi (Ga-la-ti 5:13). Chúa Giê-xu phán: “Ai phạm tội lỗi là tôi mọi của tội lỗi” (Giăng 8:34), cho nên muốn tránh khỏi nô lệ của xác thịt, chúng ta cần vâng phục Đức Thánh Linh – Ngài là Chúa của sự tự do (2Cô 3:17). Với sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh, chúng ta có thể đắc thắng sự ham muốn của xác thịt. Với sự soi sáng của Đức Thánh Linh, chúng ta có thể lựa chọn làm điều đúng theo ý muốn Đức Chúa Trời. Với sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh, chúng ta có thể làm điều lành mình muốn và được phước của Chúa.
  3. Từ chối tư kỷ, chọn điều vô kỷ vì Danh Chúa: Hai bức ảnh tương phản giữa Giu-đa Ích-ca-ri-ốt và Phao-lô: Giu-đa, người dùng quyền tự do để bán Chúa, phục vụ tư lợi và đã chuốc lấy hậu quả là tự hủy hoại chính mình (Ma-thi-ơ 26:25; 27:3-5). Trái lại, Phao-lô dùng sự tự do của mình cho ích lợi kẻ khác và vì Danh Chúa, kết quả ông nhận được phước hạnh và sự ban thưởng của Chúa (1Cô 6:12; 9:23, 2Tim 4:6-8). Vì vậy, làm theo tư kỷ không phải là tự do. Người tự do thật là người biết tự chế, người nói “không” với điều ác và nói “vâng” với điều thiện. Phao-lô nói: “Mọi sự tôi có phép làm, nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích; mọi sự tôi có phép làm, nhưng chẳng để sự gì bắt phục được tôi” (1Cô 6:12).
  4. Khiêm nhường và tôn trọng lẫn nhau: Trái với tinh thần tự do theo tư kỷ, người Cơ Đốc được khuyến khích sử dụng sự tự do của mình trong tinh thần yêu thương, khiêm nhu và tôn trọng lẫn nhau. Sự kiêu ngạo, gây vấp phạm kẻ khác là điều chúng ta nên tránh (1Cô 8:1,9; Phi-líp 2:2-4). Tự do với lòng tư kỷ và kiêu ngạo chỉ đem lại sự tranh chiến, làm tổn thươngchính mình và người khác. Nhưng tự do với khiêm nhu, tôn trọng lẫn nhau, sẽ đem lại phúc lợi cho chính bản thân và có ích cho người khác nữa.
  5. Biết trách nhiệm và biết giới hạn tự do của mình là hai điều cần để giữ chúng ta không bị rơi vào sự luông tuồng theo ham muốn của xác thịt, làm tổn thương chính mình và gây hại đến người khác.
  6. NHỮNG THÁCH THỨC CHO NIỀM TIN CHÚNG TA.
  7. Những quyền lợi cá nhân.

Trong xã hội tự do này, quyền tự do cá nhân rất được đề cao. Đó là quyền sống, quyền tự do, quyền riêng tư, quyền phát triển, quyền báo chí, quyền tự do tín ngưỡng…

  1. Đáp ứng của chúng ta.
  2. Chúng ta nhận biết những quyền tự do của con người là quà tặng quý báu từ Đức Chúa Trời.
  3. Chúng ta tôn trọng quyền tự do cá nhân của người khác.
  4. Chúng ta không chấp nhận sự lạm dụng quyền tự do vì mục đích tư kỷ. Vì vậy, người Cơ Đốc được thách thức sử dụng quyền tự do của mình cho mục đích vô kỷ. Trước vấn đề trong xã hội hiện nay như đồng tính, phá thai, ly dị, hút thuốc, uống rượu… người Cơ Đốc có sự lựa chọn nào? Hoặc nín lặng hay sử dụng quyền tự do để nói lên niềm tin của mình cho người sai trật? Đây là những thách thức cho niềm tin chúng ta, mà người có sự tự do của Chúa không thể nín lặng.

Tóm lược

  1. Sự tự do của con người là quà tặng từ Đức Chúa Trời.
  2. Mỗi người được ban cho quyền tự do và chịu trách nhiệm trước Đức Chúa Trời về sự lựa chọn của mình.
  3. Sự tự do loại bỏ Đức Chúa Trời là điều hủy diệt.
  4. Để tránh sự tự do theo tư kỷ, sự tự do cần được sử dụng theo những nguyên tắc như: Kính Chúa, yêu người, vâng phục Đức Thánh Linh, vì Danh Chúa và lợi ích cho kẻ khác; khiêm nhu và tôn trọng lẫn nhau; biết trách nhiệm và giới hạn sự tự do của mình.
  5. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.
  6. Xin cho biết những bí quyết nào quan trọng cho sự sử dụng quyền tự do theo đường lối Chúa?
  7. Xin kể một số quyền tự do cá nhân thường được nói đến trong xã hội chúng ta đang sống.
  8. Những quyền tự do trên, thách thức Cơ Đốc nhân chọn làm điều gì và từ chối không làm điều gì trước những vấn đề trong xã hội hiện nay như: Ly dị, phá thai, đồng tính, hút thuốc, uống rượu…
  9. Bạn đang sử dụng quyền tự do cho mục đích vô kỷ hay đang lạm dụng quyền tự do cho mục đích tư kỷ? Vì sao?

 

Post CommentLeave a reply