Latest News From Our Blog

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 10.11.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 10.11.2019

in PHỤ NỮ on 5 Tháng Mười Một, 2019

Chúa nhật 10.11.2019

  1. Đề tài: ẢNH HƯỞNG ĐỜI SỐNG (CN Trung Tráng Niên)
  2. Kinh Thánh: Rô-ma 13:12-14; 14:13-23.
  3. Câu gốc: “Điều thiện ấy là đừng ăn thịt, đừng uống rượu, và kiêng cữ mọi sự chỉ làm dịp vấp phạm cho anh em mình”
    (Rô-ma 14:21).
  4. Đố Kinh Thánh: Xuất Ê-díp-tô ký 4-6.
  5. Thể loại: Thảo luận.

*CHỈ DẪN: (xin xem chỉ dẫn Chúa nhật 21.07.2019).

Đề tài 1: Để có một đời sống có thể đem ảnh hưởng Cơ Đốc giáo đến cho người khác thì phải cố gắng sống đạo.

Đề tài 2: Tự chúng ta không thể ảnh hưởng Cơ Đốc giáo cho người khác được, nếu không giao đời sống chúng ta cho Chúa dẫn dắt.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Đã nửa khuya, ông Thông nhận được điện thoại của sở cảnh sát, cho biết cô Hằng con gái ông, và ba người bạn đi cùng xe với con ông đang nằm tại phòng cấp cứu của bệnh viện thành phố. Lý do, cô Hằng đã quá chén và gây ra tai nạn ở một góc phố.

Sau khi rời máy, Ông Thông liền gọi bà cho hay sự việc đã xảy ra, và thúc bà sửa soạn mau để cùng ông đến bệnh viện xem cô con gái duy nhất của họ thế nào. Vừa buồn, vừa bực ông nói với bà: “Tôi sẽ không tha thứ cho đứa nào đã đưa rượu cho con Hằng uống”.

Khi ông bà Thông bước nhanh qua phòng khách để ra xe, mắt ông chợt thấy cái gì là lạ nơi chiếc tủ đựng rượu của ông. Ghì tay bà chậm lại, ông đến tủ lấy ra một mảnh giấy viết vội:

“Ba thương: Con mượn đỡ chai rượu Whisky nầy của ba để vui với chúng bạn trong lễ ra trường của con tối nay. Ký tên – Hằng”.

Đọc xong mẩu thư ấy, ông Thông điếng người đi, ngồi phệt xuống chiếc ghế trong phòng và để cho đôi dòng nước mắt ăn năn tuôn chảy ràn rụa trên má ông. Bà Thông nhìn chồng thông cảm, nhưng bà không hiểu hết tâm tư ông.

Rượu và ma túy là kẻ thù của nhân loại qua mọi giai đoạn của lịch sử. Lời Kinh Thánh như tiếng nói ngọt ngào nhắc nhở chúng ta về tình thương của Thượng Đế. Ngài không muốn một ai rơi vào xiềng xích đọa đày khi nghiện ngập rượu chè và ma túy.


I. PHẨM HẠNH ĐÁNG KHEN (Rô-ma 13:12-14).

Phao-lô dùng hình ảnh “Đêm đã khuya” để nhắc đến cuộc sống hiện tại khó khăn với không biết bao nhiêu cám dỗ đang vây quanh chúng ta. “Ngày gần đến” nhắc đến một hy vọng sáng tươi, ngày Chúa trở lại. Ông khuyên chúng ta phải luôn chuẩn bị để gặp Ngài trong sự vinh hiển rạng ngời trong ngày Chúa trở lại. Việc chuẩn bị đó là chúng ta “hãy lột bỏ những việc tối tăm mà mặc lấy áo giáp sáng láng” vì chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời sáng láng. Chúng ta phải sống phản ảnh sự công nghĩa của Ngài, và tránh xa những ảnh hưởng xấu của thế gian là cuộc sống “Quá độ và say sưa, buông tuồng và bậy bạ, rầy rà và ghen ghét”. Thật đây là những cuộc sống hổ thẹn cần phải tránh bỏ:

“Quá độ và say sưa” là một đời sống không có kỷ luật, không kiểm soát. Đây là đời sống bị bản năng chủ động.

“Buông tuồng và bậy bạ” là đời sống để cho dục tính làm chủ con người, một đời sống đi ngược với đạo đức luân thường.

“Rầy rà và ghen ghét” là đời sống thích hơn thua, ích kỷ. Người có lối sống nầy thích được chú ý và có thái độ tự tôn, vị kỷ.

Phao-lô cảm thương cho những ai đang bị kiềm chế bởi tội lỗi, nên ông mạnh mẽ nhắc nhở họ hãy mặc lấy đời sống mới có phẩm hạnh giống như Chúa Giê-xu.

Là Cơ Đốc nhân bạn nghĩ mình phải mang ảnh hưởng gì đến cho gia đình và người chung quanh? Bạn có muốn chỉ sai đường cho một người đang tìm đến bệnh viện không? Thế giới tối tăm ngày nay đang cần Chúa và Ngài muốn dùng bạn để đưa dẫn người chưa tin đến với nguồn sống vĩnh cửu nơi Chúa Giê-xu.


II. HÀNH ĐỘNG YÊU THƯƠNG (Rô-ma 14:1).

Chữ “kẻ kém đức tin” (c.1) nói về cuộc sống Cơ Đốc nhân dù đã tin Chúa nhưng đời sống đức tin hãy còn non trẻ, vì chưa hiểu rõ thế nào là sự tự do trong Chúa. Lý do thật đơn giản vì họ có khuynh hướng nghiêng về việc giữ nghi lễ và thủ tục hơn là sự cảm thông trong Hội Thánh bằng tình thương của Đức Chúa Trời. Phao-lô khuyên những Cơ Đốc nhân trưởng thành hãy lấy tình yêu thương mà dìu dắt, nâng đỡ những anh em còn yếu kém và sa ngã. Đừng lấy những thói xấu của họ mà đối xử với họ, nhưng phải lấy đức yêu thương mà gây dựng nhau.

Khi bị chỉ trích về việc chè chén của mình, có người bảo rằng: “Tôi đâu có uống như hủ chìm, tôi chỉ dùng rượu để tạo thêm tình giao hảo thôi”. Nếu chúng ta chỉ có một cách dùng rượu để tạo tình giao hảo với người khác thì chúng ta nên xét lại động lực tìm bạn của mình. “Chớ hề dối mình; Đức Chúa Trời không chịu khinh dể đâu, vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy. Kẻ gieo cho xác thịt sẽ bởi xác thịt mà gặt sự hư nát song kẻ gieo cho Thánh Linh sẽ bởi Thánh Linh mà gặt sự sống đời đời” (Ga 6:7). Các bạn thân mến, chúng ta cần biết sống dưới ảnh hưởng rượu và ma túy là phạm tội. Vì chúng làm thương tổn đến đền thánh của Đức Chúa Trời. “Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh đang ngự trong anh em” (1Cô-rinh-tô 6:19a).


III. THỨ TỰ ƯU TIÊN TRONG CUỘC SỐNG (Rô-ma 14:16-17).

Chúng ta biết chính mình đã được chuộc bằng huyết báu của Chúa Giê-xu Vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. Vậy, hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời” (1Cô-rinh-tô 6:20). Bằng cách đặt đúng thứ tự ưu tiên cho đời sống mình: Chúa phải là trọng tâm, là ưu tiên hàng đầu trên đời sống của chúng ta. Phao-lô khuyên mọi chúng ta đừng để đời sống mình quá lệ thuộc vào thức ăn, đồ uống. Ông muốn chúng ta phải sống thế nào bày tỏ được sự công bình, bình an và vui vẻ bởi quyền năng Chúa Thánh Linh là Đấng đang sống trong chúng ta (c.16-17). Ông cũng khẳng định với các tín hữu ở Rô-ma rằng chỉ có Chúa Thánh Linh mới có thể giúp họ thiết lập được thứ tự ưu tiên và ban cho họ bông trái công bình, bình an và vui vẻ trong cuộc đời.

Mỗi chúng ta cần đến với Chúa xưng nhận tội mình và nhờ huyết Ngài làm sạch những gian ác trong chúng ta và nhường cuộc sống mình cho sự dẫn dắt hoàn toàn cửa Chúa Thánh Linh. Đó là chúng ta thiết lập đúng trật tự ưu tiên phải có trên đời sống mỗi một Cơ Đốc nhân.


IV. LÀM GƯƠNG SÁNG CHO NHAU (Rô-ma 14:21).

Đi xa thêm trong việc bày tỏ thế nào về lối sống của công dân Thiên quốc, Phao-lô khuyên chúng ta phải sử dụng quyền tự do Chúa cho mình một cách cẩn thận và đúng chỗ để khỏi mang ảnh hưởng xấu tới người chung quanh. Chúng ta cần làm gương hòa thuận trong gia đình, trong Hội Thánh hay nơi nào có sự hiện diện của chúng ta, vì đây là lời chứng sống về thẩm quyền của Chúa trên một người đã được hòa thuận với Đức Chúa Trời.

Chúng ta thường nghe nói “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”. Với Cơ Đốc nhân dù sống hay chết, chúng ta cũng phải làm sáng danh của Đức Chúa Trời qua đời sống mình.

Hai cựu Tổng thống Hoa Kỳ George Washington và Abraham Lincoln đã dùng đời sống trung tín và gương mẫu của họ để xây dựng đất nước mà Thượng Đế giao họ trông coi. Ngày nay đời sống họ như ngọn hải đăng ảnh hưởng và hướng dẫn xã hội Hoa Kỳ trong các lãnh vực, chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục, y khoa và tôn giáo.

Chúng ta biết ảnh hưởng của một người được thử nghiệm qua lối sống hằng ngày của người đó. Trong câu 21, Phao-lô nhắc: ngay cả việc ăn uống của chúng ta cũng chẳng phải là việc riêng tư vì nó có thể làm dịp vấp phạm cho anh em mình. Thế nên việc chè chén hay sử dụng ma túy sẽ không thể nào làm đẹp lòng Đức Chúa Trời và sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho những người chung quanh.

Làm sao để đời sống hằng ngày của chúng ta, là một bài ca ngợi Chúa, giữa những người chưa biết danh Ngài? Làm sao để bạn và tôi có thể mang ảnh hưởng tốt đến cho người thân và thế hệ trẻ trong Hội Thánh, trong cộng đồng chúng ta đang sống? Xin nhớ rằng đời sống hằng ngày của chúng ta sẽ tạo ảnh hưởng hoặc xấu hoặc tốt trên những người chung quanh trong hiện tại lẫn tương lai.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

Bảo quản hành lá, ngò, cần được tươi lâu: Rửa sạch, cắt khúc cho vào tô nhựa đậy kín, để vào ngăn chứa rau, giữ được từ 3 đến 5 ngày.

TIẾT CHẾ LÒNG HAM MUỐN. CHÚA NHẬT.10.11.2019

TIẾT CHẾ LÒNG HAM MUỐN. CHÚA NHẬT.10.11.2019

in THANH NIÊN on 4 Tháng Mười Một, 2019

Chúa nhật 10.11.2019.

  1. Đề tài: TIẾT CHẾ LÒNG HAM MUỐN.
  2. Kinh Thánh: Ga-la-ti 5:19-21; Rô-ma 13:12-14.
  3. Câu gốc: “nhưng hãy mặc lấy Đức Chúa Giê-xu Christ, chớ chăm nom về xác thịt mà làm cho phỉ lòng dục nó” (Rô 13:14).
  4. Đố Kinh Thánh: Na-hum 1-3.
  5. Thể loại: Thuyết trình.
CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG CHÚA. BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT. 3.11.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG CHÚA. BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT. 3.11.2019

in NAM GIỚI on 28 Tháng Mười, 2019

Chúa nhật 03.11.2019.

  1. Đề tài: ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĂN NĂN.
  2. Kinh Thánh: Lu-ca 15:7,10.
  3. Câu gốc: “Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn” (2Phi-e-rơ 3:9).
  4. Đố Kinh Thánh: Không đố Kinh Thánh.
  5. Thể loại: Truyền giảng.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 03.11.2019

in PHỤ NỮ on 28 Tháng Mười, 2019

Chúa nhật 03.11.2019

  1. Đề tài: SỬ DỤNG ÂN TỨ ĐỂ PHỤC VỤ.
  2. Kinh Thánh: Rô-ma 12:1-21.
  3. Câu gốc: “Vì chúng ta có các sự ban cho khác nhau, tùy theo ơn đã ban cho chúng ta” (Rô-ma 12:6a).
  4. Đố Kinh Thánh: Xuất Ê-díp-tô ký 1-3.
  5.  Thể loại: Học Kinh Thánh

* Câu hỏi học Kinh Thánh.

(1.1) Phaolô khuyên điều gì cho những người đã được hưởng ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời? (Rô-ma 12:1,2).

(1.2) Dâng thân thể có ý nghĩa gì?

(1.3) Bạn học được gì qua việc dâng thân thể làm của lễ sống và thánh?

(2.1) Xin cho biết tại sao Phaolô phải nói đến một thân có nhiều chi thể? (Rô-ma 12:3-8).

(2.2) Việc nầy chứng tỏ điều gì qua điều Phaolô muốn nói đến?

(2.3) Bạn học được gì nơi Phaolô dạy bảo?

(3.1) Phaolô đưa ra phẩm chất nào để nói lên sự vâng lời và làm theo Lời Đức Chúa Trời dạy? (Rô-ma 12:9-18).

(3.2) Phẩm chất nầy nói lên điều gì giữa chúng ta với Đức Chúa Trời?

(3.3) Bạn đã thật sự yêu anh em mình chưa? Khi bạn đã làm điều đó rồi thì chính bạn cảm nhận được điều gì trong đời sống bạn? (điều đó nói lên rằng Chúa thật sự đang ở trong lòng bạn đó).


* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Sống ở thành phố chúng ta có dịp chứng kiến những công trình xây cất nhà ở. Thoạt đầu người ta dùng xe ủi để san bằng mảnh đất. Kế đến, người thợ hồ bắt tay vào việc. Ông thợ điện đem ánh sáng cho căn nhà, ông thợ sơn với những đường lả lướt mang một nét mặt mới đến với ngôi nhà. Qua lại trong bảy, tám tuần thì ngôi nhà xinh xắn có thể sẵn sàng cho người chủ mới dọn vào.

Điều nầy làm tôi liên tưởng đến những mái lá ở miền quê được dựng lên không đòi hỏi những người thợ có kinh nghiệm chuyên môn và những chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, nhà cửa họ dựng nên không bền vững và quy mô như công trình xây cất của những người thợ được huấn luyện và trang bị kỹ càng.

Đời sống Cơ Đốc nhân cũng như người thợ xây nhà, họ cần được Đức Chúa Trời huấn luyện và trang bị những ân tứ của Ngài.

I. THÂN THỂ CƠ ĐỐC NHÂN LÀ CỦA LỄ SỐNG (Rô-ma 12:1-2).

Trong một buổi nhóm cầu nguyện, một tín hữu bày tỏ lòng yêu mến Chúa qua câu hỏi cho nhóm. Tôi phải làm gì để minh chứng lòng yêu Chúa của tôi? Đây cũng là câu hỏi mà những tín hữu thành Rô-ma hai ngàn năm trước đã thắc mắc. Phao-lô khuyên họ nên dâng trọn thân thể họ như một của lễ sống và thánh cho Chúa. Điều đó có nghĩa họ nên dâng cho Chúa cả tâm linh, ước muốn, lẫn thân xác mà Chúa đã ban cho họ quyền quản trị trên nó.

Lý do là thân thể ấy đã được chuộc bằng một giá rất cao khi Con Đức Chúa Trời chịu hình thay cho họ trên cây thập tự. “Nhưng Người đã vì tội lỗi của chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt Người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi Người chúng ta được lành bệnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy: Đức Chúa Trời đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên Người” (Ê-sai 53:5-6).

Một bộ lạc người da đỏ ở châu Mỹ có phong tục rất đặc biệt. Bất cứ ai cứu mạng một người nữ da đỏ nào thì người nữ ấy sẽ trả ơn bằng cách suốt đời làm nô lệ săn sóc vị ân nhân đã cứu mạng mình. Lời Chúa kêu gọi Cơ Đốc nhân dâng mình cho Chúa không có nghĩa là trả ơn cứu tử, mà là lời kêu gọi vào một nếp sống tự do mới dưới sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời. Nói cách khác chúng ta được biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời. Chữ “Thánh” trong câu 1 có nghĩa là biệt riêng ra cho Chúa. Chúng ta được biệt riêng ra thành những của lễ đẹp lòng Chúa, mang thức hương thật, đến trước ngôi Ngài.

Trong câu 2, Phao-lô giải thích cách sống mà tín đồ nên có. Ông cho biết lối sống của thế gian lắm khi tương phản với lối sống của Cứu Chúa Giê-xu, vì thế Phao-lô kêu gọi chúng ta đừng nên đua đòi theo lối sống của thế gian. Chúng ta nên nương tựa vào sự đổi mới của tâm linh từ khi được cứu rỗi, để sống đẹp lòng Đức Chúa Trời. Mỗi Cơ Đốc nhân nên tự hỏi: Từ khi tin nhận Chúa đời sống của cá nhân mình có gì thay đổi không? Những điều gian dâm, ô uế, say sưa, luông tuồng, gian dối… có còn là hành động của chúng ta nữa không? Trong khi sự cứu rỗi linh hồn của chúng ta là sự ban cho của Chúa, người nhận sự cứu rỗi phải ăn năn, từ bỏ nếp sống tội lỗi để sẵn sàng nhận lãnh ân tứ cứu rỗi của Ngài.


II. CÓ NHIỀU ÂN TỨ BAN CHO KHÁC NHAU (Rô-ma 12:3-8).

Trở lại vấn đề xây cất nhà cửa. Người thầu khoán chỉ mướn những người thợ có khả năng chuyên môn cho từng công việc chuyên môn. Thí dụ: Ông không thể mướn một người thợ điện để làm việc của thợ hồ, và ông cũng không bắt thợ hồ phải dùng dụng cụ của thợ điện để xây cất một công trình kiến trúc. Đời sống của con cái Chúa cũng vậy. Chúa ban cho mỗi chúng ta những ân tứ khác nhau để phục vụ Ngài. Người thì có ân tứ giảng dạy. Người thì có ân tứ giao thiệp. Người thì được ban cho sự thương xót. Người thì được ân tứ đức tin mạnh mẽ. Phao-lô gọi chung Cơ Đốc nhân là thân thể của Đấng Christ; và mỗi Cơ Đốc nhân là một chi thể khác nhau trong một thân là Hội Thánh Chúa. Thân thể được mạnh mẽ là khi tất cả các chi thể đều hợp tác và hành động theo khả năng, nhiệm vụ riêng. Lỗ tai không chịu nghe mà muốn thấy, thì thân thể sẽ bị điếc. Trong Hội Thánh, nếu các tín hữu không dùng những ân tứ Chúa ban cho từng cá nhân, nhưng tranh giành nhiệm vụ của người khác, thì Hội Thánh không phát triển được.

Cùng lúc, Phao-lô khuyên, tín đồ không nên có “tư tưởng cao quá lẽ”. Đừng nghĩ rằng ân tứ và nhiệm vụ của mình là quan trọng hơn người khác. Đôi mắt rất quan trọng cho cơ thể. Nhưng mũi, tai, lưỡi, chân cũng đều quan trọng. Trong Hội Thánh của Chúa, Mục sư và ban chấp sự không phải là những người ỷ vào quyền chức của mình để đòi hỏi tín đồ phải vâng phục. Động từ “cai trị” (c.8) có nghĩa là dìu dắt, hướng dẫn và phục vụ. Ga-la-ti 5:13 kêu gọi chúng ta “hãy lấy lòng yêu thương mà làm đầy tớ lẫn nhau”. Vài chữ quan trọng trong phần Kinh Thánh, mà chúng ta nên chú ý đến là: “buộc mình, chăm và siêng năng”. Hầu việc Chúa không phải là việc làm khi thuận tiện. Hầu việc Chúa không phải là việc làm chỉ khi nào vui thỏa. Hầu việc Chúa không phải là việc làm tạm thời. Nhưng hầu việc Chúa là sự kêu gọi trọn đời sống của Cơ Đốc nhân. Dầu bất cứ hoàn cảnh nào, vui, buồn, bận rộn hay rảnh rang, nếu được Chúa gọi làm một việc gì cho Ngài, chúng ta nên chuyên tâm để hoàn tất công việc vì biết rằng tất cả mọi việc trên thế gian nầy đều từ nơi Chúa mà đến.


III. KẾT QUẢ CỦA CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH (Rô-ma 12:9-18).

Sau khi giãi bày về các ân tứ, Phao-lô đi đến đề tài tình yêu thương. Bao nhiêu ân tứ thuộc linh của Chúa ban cho đều dùng với một mục đích trọng yếu là yêu mến Chúa. Chúng ta nên đề phòng đừng để sự cạnh tranh, tư lợi, khoe khoang làm động cơ thúc đẩy chúng ta trong công việc của Hội Thánh. Có khi nào chúng ta dâng hiến nhiều, không phải là yêu mến Chúa mà muốn cả Hội Thánh thấy chúng ta rộng lượng không? Có khi nào chúng ta hăng hái làm việc trong Hội Thánh, không phải vì yêu mến Chúa nhưng vì muốn ai ai cũng khâm phục chúng ta không? “Đừng cho tay tả biết tay hữu làm việc gì” (Ma-thi-ơ 6:3).

Ai thành thật yêu mến Chúa thì người đó phải thành thật yêu mến anh em mình Ai có các điều răn của Ta và vâng giữ lấy, ấy là kẻ yêu mến Ta; người nào yêu mến Ta sẽ được Cha Ta yêu lại, Ta cũng sẽ yêu người, và tỏ cho người biết Ta” (Giăng 14:21). Tình yêu thật sự bao gồm những đức tính như siêng năng, sốt sắng, nhịn nhục, khiêm nhường, rộng lượng. Kết quả của các ân tứ thuộc linh là tình yêu thương. Càng hầu việc Chúa nhiều chừng nào, chúng ta càng có lòng yêu mến Ngài và anh em của chúng ta nhiều chừng nấy.

Có một đôi vợ chồng tín đồ về hưu, tình nguyện dành thì giờ đi làm giáo sĩ ở Arizona. Sau một năm các bạn của họ đều thấy sự thay đổi trong đời sống của hai tín đồ nầy. Họ không còn thói chỉ trích, phàn nàn người khác như xưa nữa. Trái lại, họ vui vẻ, hòa thuận và cảm thông với mọi người. Lắm lúc trong Hội Thánh, những người chỉ trích nhiều chừng nào lại là những người ít nhúng tay vào công việc của Hội Thánh chừng nấy. Nếu ai ai trong Hội Thánh đều dùng ân tứ của Chúa ban để hợp tác làm việc thì không có thì giờ ngồi không để phàn nàn, đoán xét hoặc phê bình anh em mình.

Tất cả Cơ Đốc nhân đều được Chúa ban cho một số ân tứ. Ân tứ của bạn là gì? Bạn có sử dụng ân tứ đó để phục vụ Chúa chưa?

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

– Muốn nhổ lông vịt nhanh: Khi làm vịt, lúc cắt tiết, không nên để vịt xuống đất vì các lông măng của vịt sẽ mọc ra tua tủa. Sau đó nhúng vịt vào nước đun sôi có pha chút vôi ăn. Làm cách này vịt sẽ dễ nhổ lông.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 27.10.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 27.10.2019

in PHỤ NỮ on 21 Tháng Mười, 2019

Chúa nhật 27.10.2019

  1. Đề tài: SỨ ĐIỆP CỨU RỖI (KN Ngày Cải Chánh Hội Thánh).
  2. Kinh Thánh: Rô-ma 10:1-21.
  3. Câu gốc: “Vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi” (Rô-ma 10:10).
  4. Đố Kinh Thánh: Sáng thế ký 48-50.
  5. Thể loại: Chia sẻ.

* CHỈ DẪN: (xem chỉ dẫn Chúa nhật 07.07.2019).

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Một chiếc tàu buôn, sau cơn hỏa hoạn trôi lênh đênh trên biển Thái Bình Dương trong ba tuần lễ. Dù trên tàu còn thức ăn nhưng nước uống thì đã hết trong nhiều ngày qua. Từ thuyền trưởng cho đến các thủy thủ đoàn ai nấy điều kiệt quệ sau nhiều ngày thiếu nước. Đại dương mênh mông, đầy nước nhưng họ không tìm được nước nên họ rất khát. Bỗng nhiên họ phát giác: có một chiếc ghe không biết từ đâu đến gần bên họ. Mọi người dùng hết sức của mình, đứng lên và kêu xin nước uống. Người chèo ghe, sau khi hiểu ý liền chỉ tay xuống nước ra dấu bảo họ uống.

Các thủy thủ trên tàu đều ngạc nhiên, khi nếm thử nước dưới dòng thì biết nước quanh tàu không còn là nước mặn nữa. Lý do đơn giản là tàu họ đã được gió đưa vào cửa một con sông ở Peru xứ Nam Mỹ. Sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời cho nhân loại cũng cạnh bên chúng ta. Nhưng nhiều người không biết nên đã bỏ công, bỏ của, trèo đồi vượt núi đi tìm. Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời cho biết: “Đạo ở gần ngươi, ở trong miệng và trong lòng ngươi”
(Rô-ma 10:8a), chúng ta là những người đã nhận được sự cứu rỗi phải có trách nhiệm nói cho mọi người về sự cứu rỗi mà chúng ta đã nhận được.


I. XƯNG CÔNG BÌNH BỞI ĐỨC TIN (Rô-ma 10:4-7).

“Vì Đấng Christ là sự cuối cùng của luật pháp, đặng xưng mọi kẻ tin là công bình. Vả, Môise luận sự công bình đến bởi luật pháp cách nầy: Hễ ai làm theo điều đó thì nhờ đó mà sống. Nhưng sự công bình đến bởi đức tin, thì nói như vầy: Chớ nói trong lòng ngươi rằng: Ai sẽ lên trên trời? Ấy là để đem Đấng Christ xuống; hay là: Ai sẽ xuống vực sâu? Ấy là để đem Đấng Christ từ trong kẻ chết lại lên” (Rô-ma 10:4-7).

Trải qua nhiều thế kỷ, luật pháp nguyên thủy của Đức Chúa Trời mà Môi-se đã truyền cho dân Chúa bị các nhà lãnh đạo tôn giáo diễn dịch và thêm thắt hằng trăm điều. Đến nỗi họ làm lệch mất mục đích tốt lành mà luật Chúa bảo đảm cho mọi công dân Ngài.

Trong thời Chúa Giê-xu, luật ngày nghỉ, hay luật ngày Sa-bát được Chúa ban cho dân Ngài, như một ngày ngơi nghỉ, tịnh dưỡng, thể xác, tinh thần và tâm linh sau sáu ngày liên tục làm việc. Dù với mục đích tốt lành rõ rệt, nhưng luật ngày Sa-bát, bị áp dụng khắt khe đến nỗi những việc lành, cần phải làm trong ngày ấy cũng không một ai được quyền làm trọn. Chúa Giê-xu đã bị chỉ trích vì Ngài chữa lành cho người bệnh trong ngày Sa-bát, tại sao việc chữa bệnh lại bị xem như một công việc? Các nhà lãnh đạo tôn giáo xem việc chữa bệnh là một phần công việc của nghề bác sĩ, và việc hành nghề trong ngày Sa-bát bị ngăn cấm. Người quản lý nhà hội đã không thể nhìn vượt xa hơn luật pháp, để thấy lòng thương xót của Chúa Giê-xu, khi Ngài chữa lành cho người phụ nữ bại liệt này. Chúa Giê-xu làm cho ông ta và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác phải xấu hổ khi vạch rõ sự giả hình của họ. Họ sẵn sàng thả các gia súc của mình ra và chăm sóc chúng, nhưng lại không chịu vui mừng khi một người được giải thoát khỏi xiềng xích của Sa-tan.

Người Pha-ri-si ẩn núp đằng sau các bộ luật của họ để tránh những bổn phận của tình yêu thương. Chúng ta cũng vậy, có thể sử dụng văn tự của luật pháp để biện minh cho việc bỏ qua nghĩa vụ phải chăm sóc cho người khác (thí dụ, bằng cách dâng một phần mười đều đặn và rồi từ chối giúp đỡ một người láng giềng nghèo thiếu). Nhưng nhu cầu của tha nhân quan trọng hơn các luật lệ và quy tắc. Hãy dành thì giờ giúp đỡ người khác, cả khi làm như thế có thể tổn hại đến hình ảnh của bạn trước công chúng.

Người Do-thái trong nhiều năm đi tìm sự công chính, sự tha tội của Đức Chúa Trời bằng luật pháp quy định “Vả, Môise luận sự công bình đến bởi luật pháp cách nầy: Hễ ai làm theo điều đó thì nhờ đó mà sống” (c.5). Nhưng họ không biết sự cứu rỗi, không phải là việc họ phải làm gì, mà là Đức Chúa Trời đã làm gì cho họ.

Chúa Giê-xu đã chịu chết tại thập tự giá để làm sự công bình cho họ rồi. Giờ họ chỉ cần đến với Ngài để tội lỗi được tha thứ, và xây dựng mối quan hệ mới với Chúa Giê-xu.


II. SỰ CỨU RỖI CHO MỌI NGƯỜI (Rô-ma 10:8-13).

Có người nói rằng: Nếu sự cứu rỗi là điều có thể mua được bởi tiền bạc, thì người giàu sẽ sống, kẻ nghèo sẽ chết. Nhiều người
Do-thái xem họ là dân tộc duy nhất được Chúa chọn, những dân tộc khác đều là người dã man, thấp hèn không đáng để họ ăn cùng bàn. Nhưng với Phao-lô, ông tin rằng cả nhân loại đều được dựng nên bởi chung một Đức Chúa Trời yêu thương và giàu sự nhân từ.

Phao-lô cho biết: Đức Chúa Trời không có sự phân biệt giữa các dân tộc với nhau “Trong người Giuđa và người Gờréc không có sự phân biệt gì hết, vì họ có chung một Chúa, giàu ơn đối với mọi kẻ kêu xin Ngài” (c.12). Vì tất cả chúng ta đều do Ngài tạo dựng, Ngài là Đấng khoan hồng rộng lượng không thiên vị một ai. “Ngài muốn cho mọi người đều được cứu rỗi và hiểu biết lẽ thật”
(1Ti-mô-thê 2:4).

Phao-lô nhắc mọi người hãy tìm sự cứu rỗi nơi Đức Chúa Trời, và Chúa không ở đâu xa để họ phải khó nhọc đi tìm. Sự cứu rỗi ấy ở ngay bên họ, chỉ bởi sự xin và nhận Christ là Chủ đời sống họ. Một người kia ở Sài Gòn, trước khi bắt đầu chuyến du lịch xa, ông nhờ người bạn đưa ông ghé qua chợ một tí. Đến chợ, ông chạy nhanh vào hàng cá lia thia và mua một bịch lăng quăng. Sau đó ông đến lỗ cống cạnh lề đường, đổ cả bịch lăng quăng xuống cống. Người bạn đi cùng thấy chuyện lạ và hỏi: “Anh làm gì vậy?” Ông trả lời, “hôm nay là ngày tôi phải phóng sinh”. Chuyện phóng sinh từ lòng nhân từ và quan tâm đến sự sống của những vật thọ tạo thì thật là điều tốt. Nhưng nếu chúng ta lấy điều ấy như một nghi lệ, ghi thêm công đức mình để được sự cứu rỗi thì thật là sai. Vì Lời Chúa dạy rằng: “Vả, ấy là ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình”
(Ê-phê-sô 2:8-9).


III. RAO GIẢNG PHÚC ÂM CỨU RỖI (Rô-ma 10:8-9).

Vài năm trước ở tiểu bang Oregon, có nhiều cuộc xung đột xảy ra giữa những công nhân sống nghề khai thác gỗ thông và nhóm người bảo vệ thiên nhiên. Nhóm nầy không muốn thấy các rừng thông bị triệt khai, vì các khu rừng ấy là nơi nương tựa cuối cùng của loại chim mèo đốm (Spotted Owls) là giống chim gần bị diệt chủng. Nhìn vào câu chuyện trên chúng ta thấy, rất dễ cho con người vì miếng ăn, mà quên mất những phẩm giá cao quý, hoặc những gì tốt đẹp mà Chúa đang giao cho chúng ta nhiệm vụ bảo quản chúng.

Cảm tạ Chúa cho việc tăng trưởng mạnh mẽ của các Hội Thánh ở khắp nơi, vì Tin lành được nhiều con cái Chúa hết lòng rao giảng. Họ ý thức nhiều về trách nhiệm của mình trước những người cần được nghe Tin lành cứu rỗi mà Phao-lô đã thách thức “Nhưng họ chưa tin nhận Ngài thì kêu cầu sao được? Chưa nghe nói về Ngài thì thể nào mà tin? Nếu chẳng ai rao giảng, thì nghe làm sao? Lại nếu chẳng ai được sai đi, thì rao giảng thể nào?” (Rô-ma 10:14-15). Phao-lô muốn nói đến trách nhiệm rao giảng sự cứu rỗi của mỗi chúng ta, cho nhiều người chưa nghe, chưa biết Đức Chúa Trời. Trách nhiệm ấy không chỉ ở Mục sư hay chấp sự, mà ở mỗi một cá nhân tín đồ. Vì mỗi chúng ta đều là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời. Tôi có nghe một số tín hữu cầu xin Chúa cho Hội Thánh mình được tăng trưởng, nhưng họ không có sự quan tâm đến tội nhân, không nói về Chúa cho một ai ngay cả bạn hữu của họ. Chúng ta không thể viện lý do rằng. Tôi chưa tốt nghiệp ở trường Thần học, hay tôi quá bận rộn, tôi sợ bị người khác chống đối… Thật sự, chúng ta không cần phải tốt nghiệp Thần học để nói với người khác mình được Chúa cứu thế nào. Chúng ta không phải đi nói với người khác về Tin lành mỗi ngày, nhưng xin Chúa giúp chúng ta trung tín để nói về Chúa cho một người trong tuần cũng là quý rồi. Còn việc chống đối nếu có thì vì sự cứu chuộc quý giá của một linh hồn, chúng ta bằng lòng cam chịu sự hiểu lầm. Phao-lô cũng nêu lên nan đề người ngoại không nghe, không tin (c.16). Chúng ta đừng nên nản lòng trước những kết quả không y như mình muốn. Mà cần nhớ rằng hạt giống mình đã gieo ra sẽ đem lại những kết quả: “Hãy liệng bánh ngươi nơi mặt nước, vì khỏi lâu ngày ngươi sẽ tìm nó lại” (Truyền đạo 11:1).

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

Muốn rã đông thịt: Muốn rã đông thịt, dùng nước muối nhạt ngâm thịt vào, sau đó ngâm thịt vào tô nước gừng. Thịt sẽ chóng mềm và tươi ngon như cũ.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI CHÚA NHẬT.27.10.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI CHÚA NHẬT.27.10.2019

in NAM GIỚI on 21 Tháng Mười, 2019

Chúa nhật 27.10.2019.

  1. Đề tài: SINH NHẬT QUÝ IV.
  2. Kinh Thánh: Thi thiên 9:1-20.
  3. Câu gốc: “Tôi sẽ hết lòng cảm tạ Đức Giê-hô-va, tỏ ra các công việc lạ lùng của Ngài. Hỡi Đấng Chí Cao, tôi sẽ vui vẻ, hớn hở nơi Ngài. Và ca tụng danh của Ngài” (Thi thiên 9:1-2).
  4. Đố Kinh Thánh: Khải 20-22.
  5. Thể loại: Ca ngợi – Cảm tạ.
CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG THANH NIÊN.20.10.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG THANH NIÊN.20.10.2019

in THANH NIÊN on 20 Tháng Mười, 2019

Chúa nhật 20.10.2019.

Đề tài: PHỤC VỤ TRONG TÌNH THƯƠNG.
Kinh Thánh: Ga-la-ti 5:13-15.
Câu gốc: “Hãy lấy lòng yêu thương làm đầy tớ lẫn nhau”
(Ga-la-ti 5:13c).
Đố Kinh Thánh: Giô-na 1-4.
Thể loại: Thi nấu ăn.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI CHÚA NHẬT.20.10.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI CHÚA NHẬT.20.10.2019

in NAM GIỚI on 20 Tháng Mười, 2019

Chúa nhật 20.10.2019.

  1. Đề tài: NIỀM TIN CỦA SỰ SỐNG LẠI.
  2. Kinh Thánh: 1Cô-rinh-tô 15:1-19.
  3. Câu gốc: “…Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo Lời Kinh Thánh; Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh Thánh…” (1Cô-rinh-tô 15:3-4).
  4. Đố Kinh Thánh: Khải 17-19.
  5. Thể loại: Hướng dẫn học Kinh Thánh.

* CHỈ DẪN: Hướng dẫn học Kinh Thánh.

  1. Mời người hướng dẫn học Kinh Thánh.
  2. Người hướng dẫn dựa trên phần Kinh Thánh làm nền và tài liệu tham khảo để soạn. Cần lưu ý khi soạn, số câu hỏi phải tương ứng với nội dung của từng phần để có thể khai triển đúng mục tiêu của bài học.
  3. Đến giờ học, người hướng dẫn sẽ đưa ra nhiều câu hỏi để các bạn phát hiện sự kiện, giải thích và giúp họ áp dụng sự dạy dỗ vào đời sống thực tế.
  4. Người hướng dẫn chỉ nên dùng phương pháp vấn đáp (người hướng dẫn hỏi, người học đáp) hoặc phương pháp thảo luận (mọi người có thể đưa ra câu hỏi và trả lời, người hướng dẫn giữ phần đúc kết.
  5. Xin soạn 2-3 cụm câu hỏi, mỗi cụm có 3 phần: Sự kiện, ý nghĩa, áp dụng.

Sau đây là một số câu hỏi học Kinh Thánh bạn có thể tham khảo.

            (1.1) Từ câu 1-4 cho biết Tin Lành mà Phao-lô rao giảng gồm có hai yếu tố căn bản nào?

            (1.2) Xin giải thích tại sao hai yếu tố đó là quan trọng?

            (1.3) Hai yếu tố đó quan trọng như thế nào trong đời sống đức tin của bạn?

            (2.1) Từ câu 5-11 cho biết các lần hiện ra của Chúa Giê-xu.

            (2.2) Các lần hiện ra của Chúa Giê-xu minh chứng điều gì?

            (2.3) Bạn sẽ nói những gì để minh chứng cho sự sống lại của Chúa Giê-xu? Vì sao bạn nói những điều đó?

            (3.1) Từ câu 12-19 mô tả điều gì về sự sống lại của Chúa Giê-xu?

            (3.2) Vì sao đức tin của người Cơ đốc trở nên có giá trị khi tin vào sự sống lại của Chúa Giê-xu?

            (3.3) Sự sống lại của Chúa Giê-xu có giá trị như thế nào trên đời sống bạn?

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Sự chết và sự sống lại của Đấng Christ là hai điều không thể tách rời trong sứ điệp Tin Lành của Phao-lô.

Phao-lô không chỉ rao giảng về sự chết của Chúa Giê-xu nhưng ông còn là một nhân chứng về sự sống lại của Ngài nữa. Phao-lô đã xác chứng thế nào về sự sống lại của Đấng Christ? Tại sao sự sống lại của Ngài có liên quan đến niềm tin về sự sống lại của người Cơ đốc?

  1. DẪN GIẢI.
  2. Bằng chứng về sự sống lại của Chúa Giê-xu (15:1-18).

Sự sống lại của Chúa Giê-xu là điều chắc chắn, được Phao-lô trình bày qua những dẫn chứng sau đây:

  1. Sự ứng nghiệm của lời tiên tri trong Kinh Thánh (c.1-4).

Từ câu 1-2, Phao-lô nhắc cho tín hữu Cô-rinh-tô biết rằng Tin Lành mà ông rao giảng là Tin Lành được lập trên sự chết và sự sống lại của Chúa Giê-xu. Và hai điều nầy đã được xảy ra trong lịch sử nhân loại đúng như dự ngôn của Kinh Thánh qua các đấng tiên tri gần năm trăm năm trước đó. Chính Chúa Giê-xu cũng đã nói trước về sự chết và sự sống lại của Ngài. Nên khi Chúa sống lại các môn đồ nhớ Lời Chúa phán trước kia và hiểu lời tiên tri, bèn tin Ngài (Ê-sai 53; Giăng 20:8-9; Thi 16:10; Mat 16:21-23; Công vụ 26:23).

  1. Sự hiện ra của Chúa Giê-xu (c.5-11).

Sự sống lại của Chúa Giê-xu là một sự thật chớ không phải là điều tưởng tượng trong trí của môn đồ. Cũng không phải Ngài sống lại trong thần linh như một số người chủ trương. Vì chính Chúa đã hiện ra và bảo Thô-ma, vốn là người nghi ngờ rằng: “Hãy đặt ngón tay ngươi vào đây, và xem bàn tay ta, cũng hãy giơ bàn tay ngươi ra và đặt vào sườn ta…” (Giăng 20:27).

Sau đây là bảng liệt kê những nhân chứng về sự sống lại của Chúa Giê-xu theo thứ tự sự hiện ra của Ngài:

(1) Chúa hiện ra cho Sê-pha tức Phi-e-rơ (c.5). Có thể Phao-lô ám chỉ về sự kiện Chúa gặp Phi-e-rơ trên bờ biển Ga-li-lê để phó thác sứ mạng “Hãy chăn chiên Ta” (Giăng 21:27).

(2) Chúa hiện ra cho mười hai sứ đồ, dĩ nhiên không có Giu-đa Ích-ca-rốt (c.5).

(3) Chúa hiện ra cho năm trăm môn đồ. Có thể đây là lần hiện ra sau cùng trước khi Chúa về trời (Công vụ 1:10-11). Trong khi Phao-lô viết thơ này thì phần đông số người thấy Chúa hiện vẫn còn sống (c.7).

(4) Chúa hiện ra cho Gia-cơ (c.7). Nhiều nhà giải kinh cho rằng Gia-cơ này không phải là một trong các sứ đồ, nhưng là em của Chúa Giê-xu về phần xác, vì lúc trước, Gia-cơ không tin Ngài. Nhưng sau khi Ngài sống lại, Gia-cơ tin Chúa và trở thành lãnh đạo quan trọng trong Hội Thánh đầu tiên tại Giê-ru-sa-lem (Mat 13:55; Giăng 7:5; Công vụ 1:14; 12:17; 15:3; 21:18).

(5) Chúa hiện ra cho Phao-lô. Đối với anh em sứ đồ trước ông, Phao-lô ví sánh mình như một “thai sanh non”, là người sau cùng gặp được Chúa, đây là vinh hạnh lớn. Nhưng Phao-lô cảm thấy không xứng đáng chi bởi vì ông đã từng bắt bớ Hội Thánh của Đấng Christ. Cho nên Phao-lô nhận biết sự kiện ông gặp Chúa trên đường Đa-mách và được Ngài kêu gọi làm sứ đồ dân ngoại là đặc ân lớn bởi ân điển Ngài (Công vụ 9).

Vì vậy, Phao-lô đem hết tâm lực lao khổ vì Tin Lành đáp lại phần nào ân điển lớn mà Chúa đã ban cho ông (c.8-11).

  1. Từng trải về đời sống được đổi mới bởi quyền năng Tin Lành chứng thực sự sống lại của Chúa Giê-xu.

Từ c.12-18, Phao-lô dùng hệ quả để biện minh cho sự sống lại của Chúa Giê-xu.

Theo nguyên tắc đại diện: Chúa Giê-xu là trái đầu mùa của sự sống lại, nghĩa là: Chúa sống lại thì những kẻ chết trong Chúa sẽ sống lại. Phao-lô bắt đầu lý luận bằng cách đặt vấn đề:

– Nếu kẻ chết không sống lại như số người nghi ngờ, thì Đấng Christ không sống lại.

– Nếu kẻ chết thật không sống lại, thì Đức Chúa Trời cũng không khiến Đấng Christ sống lại.

Như vậy, Phao-lô là kẻ chứng dối cho Đức Chúa Trời vì cớ giảng sự sống lại của Đấng Christ và người tin vẫn còn ở trong tội lỗi. Nhưng thực sự đời sống của tín hữu đã được giải cứu bởi quyền năng của Tin Lành. Như vậy, Phao-lô không phải là kẻ chứng dối (Rô-ma 1:16). Do đó Chúa Giê-xu thật đã sống lại.

  1. Lẽ cần về sự sống lại của Chúa Giê-xu (c.1-2,12-19).

Tin Lành mà Phao-lô rao giảng được đặt trên nền tảng về sự chết và sự sống lại của Đấng Christ. Hai yếu tố căn bản này làm thành sự cứu rỗi trọn vẹn cho kẻ tin: Nhờ sự chết của Chúa, chúng ta được tha tội, nhờ sự sống lại của Chúa chúng ta được giải cứu khỏi sự chết (Rô 3:24-25; 4:25; 8:11,18-23). Vì lẽ cần này Phao-lô nêu lên nhiều dẫn chứng giúp các tín hữu biết chắc Chúa Giê-xu thật đã sống lại. Vì sự sống lại của Ngài là nền tảng của niềm tin về sự sống lại của Cơ Đốc nhân, nếu không thì đức tin trở nên vô ích. Chữ vô ích có nghĩa là nói về đức tin mù quáng, không mục đích. Vì cớ chúng ta được cứu bởi đức tin và trong niềm hy vọng về sự sống lại, tức là sự cứu chuộc thân thể chúng ta. Phao-lô nói, nếu không có sự trông cậy này thì trong đời này chúng ta là kẻ đáng thương nhất (c.19).

Tóm lại: Biết chắc về sự sống lại của Chúa sẽ làm vững niềm tin của chúng ta về sự sống lại.

  1. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.
  2. Theo c.1-5, Tin Lành mà Phao-lô rao giảng gồm có hai yếu tố căn bản nào? Tại sao hai yếu tố đó là quan trọng?
  3. Từ c.1-18, Phao-lô đã dùng dẫn chứng nào để tỏ rằng Đấng Christ thật đã sống lại?
  4. Qua các dẫn chứng trên, theo bạn dẫn chứng nào là mạnh nhất? Xin giải thích lý do.
  5. Tại sao Phao-lô muốn cho các tín hữu Cô-rinh-tô biết rõ sự sống lại của Đấng Christ là điều chắc chắn? (c.1-2).
  6. Điều Phao-lô nói với tín hữu Cô-rinh-tô trong câu 19 có ý nghĩa gì? Và cho thấy niềm tin có đặc điểm gì?