Ngày: Tháng Tám 12, 2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

in NHI ĐỒNG on 12 Tháng Tám, 2024

BÀI 12. SỐNG HÒA THUẬN

I. INH THÁNH: Giô-suê 22:1-34.

II. CÂU GỐC: “Hãy hết sức hòa thuận với mọi người” (Rô-ma 12:18).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Dân Y-sơ-ra-ên giải quyết sự hiểu lầm với nhau cách hòa thuận.

– Cảm nhận: Chúa vui lòng khi các em sống hoà thuận với nhau.

– Hành động: Em quyết tâm sống hòa thuận với mọi người.

IV. PHẦN SUY GẪM CỦA GIÁO VIÊN.

Sau khi vào đất hứa, dân Y-sơ-ra-ên ở bên nầy và bên kia sông Giô-đanh có sự hiểu lầm nhau. Trong cơn tức giận, mười chi phái ở bên nầy sông định đem quân đánh hai chi phái ở bên kia sông! Nếu họ không tìm hiểu vấn đề cách ôn hòa và giải quyết sự hiểu lầm với nhau cách hòa thuận, thì trong lịch sử dân Y-sơ-ra-ên đã xảy ra cảnh huynh đệ tương tàn.

Hòa thuận với mọi người là điều Chúa muốn chúng ta thực hiện và đó cũng là mong muốn của tất cả những người theo Chúa. Nhưng đôi khi trong cuộc sống lại xảy ra những hiểu lầm, gây ra sự tranh cãi không đáng có. Kinh nghiệm của dân Y-sơ-ra-ên là bài học cho chúng ta. Trước khi quyết định bất cứ việc gì, chúng ta phải tìm hiểu cặn kẽ, giải quyết vấn đề trong sự ôn hòa. Kinh Thánh nhiều lần đề cao sự hòa thuận, coi sự hòa thuận như mật ngọt của tàng ong. Hòa thuận với mọi người có nghĩa là gì? (Không để những hận thù trong lòng, quan tâm đến người khác v.v… Từ “hoà thuận” trong Kinh Thánh có nhiều nghĩa: Bỏ đi sự tranh chấp, tranh cãi và ẩu đả). Trước khi dạy bài học nầy, bạn suy gẫm lại chính đời sống mình. Có thể chia sẻ lại từng trải, khi bất hòa với một người nào đó, bạn cảm thấy như thế nào? Bạn có hết sức hòa thuận với mọi người không? Xin Chúa cho bạn biết sống hòa thuận với mọi người để làm sáng danh Chúa và làm gương cho các em noi theo.

V. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Vị Trí Trên Bản Đồ.

  1. Vật liệu: Trang tư liệu trong sách học viên, bút màu, kéo.
  2. Thực hiện: Giáo viên cho các em đọc những chữ trên bản đồ. Sau đó, hướng dẫn các em tô màu vào các hình vẽ phía dưới rồi cắt ra, dán vào bản đồ. Trong giờ học Kinh Thánh, chúng ta sẽ sử dụng bản đồ nầy. Sau khi học bài nầy xong, hỏi các em: Đa số dân Y-sơ-ra-ên sống ở đâu? Còn một số ít dân Y-sơ-ra-ên sống chỗ nào? Đức Chúa Trời dặn bảo dân Y-sơ-ra-ên phải thờ lạy Ngài tại đâu? Vì sao một số người Y-sơ-ra-ên lập bàn thờ? Chuyện gì đã xảy ra?

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

(Chuẩn bị thị cụ: Hình phụ trợ 1-4 trong phần phụ lục).

  1. Vào đề.

Có khi nào các em tức giận vì tranh cãi một việc gì đó không? Trong tình huống đó em sẽ làm gì? (Cho các em chia sẻ). Theo em, tranh cãi tốt hay xấu? Chúa muốn em sống như thế nào? Mời các em cùng nghe câu chuyện Kinh Thánh hôm nay để biết dân Y-sơ-ra-ên làm thế nào trước sự tức giận nhé.

  1. Bài học.

(Lần lượt cho các em xem hình vẽ theo nội dung câu chuyện).

Trong vòng bảy năm, người Y-sơ-ra-ên đã chiếm được tất cả các thành trong vùng đất hứa. Giờ đây họ có thể xây cất nhà cửa, sống ổn định cùng gia đình rồi.

Có một số quân lính Y-sơ-ra-ên sống cùng gia đình bên kia sông Giô-đanh. (Cho các em chỉ vào bản đồ, chỗ dân Y-sơ-ra-ên có vẽ hình tam giác). Con sông nầy chia cách họ với những người Y-sơ-ra-ên khác (cho các em chỉ ra chỗ dân Y-sơ-ra-ên có vẽ hình ngôi sao). Sau khi chào tạm biệt nhau, quân lính Y-sơ-ra-ên ai về nhà nấy. Những người lính ở bên kia sông Giô-đanh vừa đi vừa bàn với nhau: “Chúng ta hãy lập một bàn thờ tại đây trước khi qua sông đi. Bàn thờ nầy có lẽ sẽ giúp dân Y-sơ-ra-ên ở bên nầy nhớ đến chúng ta. Tuy sống bên kia sông, nhưng chúng ta vẫn là dân Y-sơ-ra-ên, cùng thờ lạy Đức Chúa Trời. Và cả chúng ta, khi nhìn thấy bàn thờ nầy, chúng ta cũng nhớ đến họ”. Thế là họ tìm những hòn đá to, dựng lên một bàn thờ vừa cao vừa lớn. Xong rồi họ vượt qua sông về nhà.

Khi người Y-sơ-ra-ên sống ở bên nầy sông (chỉ vào bản đồ chỗ dân Y-sơ-ra-ên ở bên cạnh ngôi sao) nhìn thấy bàn thờ đó, thì rất tức giận. Họ hỏi nhau: “Tại sao họ lại lập bàn thờ? Chắc họ muốn thờ lạy Đức Chúa Trời tại bàn thờ nầy! Họ có biết, Đức Chúa Trời đã phán dặn rằng, chỉ có thể thờ lạy Ngài tại một bàn thờ duy nhất, đó là Đền Tạm tại Si-lô hay sao?” Có người nói trong lo âu: “Có lẽ những người Y-sơ-ra-ên dựng bàn thờ nầy không còn yêu mến và vâng phục Đức Chúa Trời nữa!” Một số người Y-sơ-ra-ên ở bên nầy sông muốn kéo sang đánh người Y-sơ-ra-ên ở bên kia sông Giô-đanh một trận để dạy họ một bài học. Nhưng cuối cùng, họ quyết định phái người qua sông để hỏi mọi việc cho rõ ràng.

Phi-nê-a dẫn đầu một đoàn mười người qua sông. Có lẽ trên đường đi, ông suy nghĩ làm thế nào để thảo luận với người Y-sơ-ra-ên bên kia sông một cách hòa bình để cùng nhau thờ phượng Đức Chúa Trời và vâng lời Ngài. Khi đến nơi, họ trực tiếp hỏi dân Y-sơ-ra-ên tại đó: “Tại sao anh em không vâng phục Đức Chúa Trời? Sao anh em dám lập bàn thờ riêng để thờ lạy? Chẳng lẽ anh em không biết rằng làm như thế là phạm tội với Đức Chúa Trời sao?” Tiếp đó, Phi-nê-a nói: “Chúng tôi mong muốn anh em yêu mến Đức Chúa Trời và vâng phục Ngài biết bao. Nếu anh em cho rằng sống gần chúng tôi sẽ giúp anh em được điều đó thì anh em hãy dọn sang, chúng tôi sẽ chia sẻ mảnh đất của chúng tôi cho anh em”.

“Xin lỗi, anh em hiểu lầm rồi”, những người Y-sơ-ra-ên đã dựng bàn thờ lên tiếng: “Chúng tôi vẫn hết lòng yêu mến Chúa và vâng lời Ngài. Sở dĩ chúng tôi lập bàn thờ là muốn cho mọi người nhớ rằng, chúng ta là dân Y-sơ-ra-ên, chúng ta đều yêu mến Đức Chúa Trời. Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục thờ lạy Đức Chúa Trời với anh em tại Đền Tạm”. Phi-nê-a rất vui khi nghe xong những lời nầy. Ông biết rằng, vâng theo lời Đức Chúa Trời phán dặn là quan trọng vô cùng.

Sau đó, Phi-nê-a và mười người kia trở về thuật lại cho mọi người rằng: “Dân chúng bên kia sông vẫn yêu mến và vâng phục Đức Chúa Trời”. Dân Y-sơ-ra-ên bên nầy sông vui mừng cảm tạ Đức Chúa Trời vì tin tức tốt lành nầy.

  1. Ứng dụng.

Nếu trong cơn tức giận, người Y-sơ-ra-ên ở bên nầy sông kéo sang đánh người Y-sơ-ra-ên ở bên kia sông Giô-đanh thì hậu quả sẽ như thế nào? Nhờ tìm hiểu tường tận mà họ đã giải quyết được sự hiểu lầm một cách thuận hòa. Đây là bài học cho các em để có thể sống hòa thuận với nhau.

Giáo viên hướng dẫn các em xem và kể lại chuyện xảy ra của mỗi hình vẽ. Sau đó cho các em tìm ra câu chuyện xảy ra.

VI. PHỤ LỤC.

* Hình 1-4.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

in NHI ĐỒNG on 12 Tháng Tám, 2024

BÀI 11. CA-LÉP NHẬN ĐƯỢC ĐẤT

I. KINH THÁNH: Dân số ký 13:17-14:38; Giô-suê 14:6-15.

II. CÂU GỐC: “Hãy trông đợi Đức Giê-hô-va và vâng giữ đường lối Ngài Thì Ngài sẽ nâng ngươi lên để hưởng được đất đai.” (Thi Thiên 37:34a).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Sau một thời gian dài trung tín theo Chúa và tin cậy Ngài, Ca-lép nhận được phần đất Chúa hứa ban cho.

– Cảm nhận: Hết lòng tin cậy Chúa, chắc chắc sẽ nhận được điều Chúa hứa cho mình.

– Hành động: Hết lòng tin cậy Chúa trong mọi việc.

IV. PHẦN SUY GẪM CỦA GIÁO VIÊN.

Cuộc đời của Ca-lép là một tấm gương sáng cho chúng ta. Ông hết lòng tin cậy Chúa, trung tín theo Ngài từ tuổi thanh xuân cho đến khi về già. Trong suốt bốn mươi năm trong đồng vắng, ông bền lòng chờ đợi Đức Chúa Trời thực hiện lời hứa cho mình.

Dù đã tám mươi lăm tuổi, nhưng Ca-lép không muốn an nhàn. Ông không đòi lấy vùng đất dễ chiếm hay thung lũng phì nhiêu. Ông xin Giô-suê cho ông tiến lên núi để chiến đấu với người khổng lồ. Ca-lép muốn nhận lấy phần đất tốt có đồn lũy kiên cố nhất với lòng tin cậy và ao ước lời hứa của Đức Chúa Trời được thực hiện.

Sức lực của Ca-lép là ở trong Chúa và ông biết Đức Chúa Trời luôn ở cùng ông. Bí quyết của cuộc đời Ca-lép là hết lòng tin cậy Chúa và trung tín theo Ngài. Không dưới sáu lần cụm từ được lặp lại trong Kinh Thánh nói về Ca-lép rằng: “Người trung thành làm theo Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên” (Giô-suê 14:14; Dân số ký 14:24;32:12; Phục truyền 1:36; Giô-suê 14:8-9, 1Giăng 5:4).

Nhờ sự tin cậy Chúa, trung tín theo Ngài mà Ca-lép có sự khác biệt rõ rệt so với sự vô tín của người Y-sơ-ra-ên. Những người Y-sơ-ra-ên vô tín đều chết tại đồng vắng còn Ca-lép nhận lãnh được tất cả ân điển của Đức Chúa Trời đã hứa ban cho.

Cuộc đời của Ca-lép là bài học cho chúng ta noi theo. Những người tin cậy Chúa, trung tín theo Ngài, ắt không ngừng tăng trưởng trong đời sống thuộc linh và cuối cùng sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng. 

V. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG BÀI DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Về Miền Đất Hứa.

  1. Vật liệu: Trang tư liệu I trong sách học viên, bút màu.
  2. Thực hiện: Giới thiệu với các em: Ông lão trong hình tên là Ca-lép. Ông đã trải qua một cuộc hành trình dài trong nhiều năm với lòng tin cậy Đức Chúa Trời và cuối cùng đã đến được nơi mà Đức Chúa Trời hứa ban cho ông. Dựa theo gợi ý trong sách học viên, em vẽ ra con đường mà Ca-lép đã đi qua.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

   (Chuẩn bị hai người đóng vai nhân vật Giô-suê và Ca-lép).

  1. Vào đề.

Các em ơi, ngày Chúa nhật các em có được nghỉ học không? Các em làm gì trong ngày Chúa nhật? Đúng rồi, đến Hội Thánh để thờ phượng Chúa. Sau ngày Chúa nhật là đến ngày thứ mấy? À, thứ Hai. Ngày thứ Hai các em có đi học không? Các em biết không, tối thứ Hai, ba của Gia Ân hứa rằng thứ Bảy sẽ đưa cả nhà đi Đầm Sen chơi. Gia Ân trông đợi từng ngày, mong chóng đến thứ Bảy để được xem sư tử, chim, khỉ… và chơi những trò chơi thú vị trong Đầm Sen. Gia Ân cảm thấy ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm trôi qua thật là chậm chạp. Cuối cùng, ngày thứ Bảy mong chờ đã đến, Gia Ân mừng vô cùng vì hôm nay được đi Đầm Sen rồi!

Dù chỉ chờ đợi có bốn ngày, nhưng Gia Ân cảm thấy phải chịu đựng quá lâu. Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với một người, ông đã chờ đợi rất nhiều năm mới đạt được mong ước của mình. Các em cùng theo dõi câu chuyện nầy để biết ông là ai nhé.

  1. Bài học.

Trải qua một thời gian dài, cuối cùng dân Y-sơ-ra-ên cũng đã chiếm được Đất Hứa. Dân chúng được phân chia đất để cất nhà, trồng trọt và chăn nuôi. Khi Giô-suê đang phân chia cho từng gia tộc biết nơi họ sẽ định cư, một ông lão đến nói cùng Giô-suê: “Thưa ông, ông còn nhớ lời hứa mà Đức Chúa Trời đã ban cho tôi từ nhiều năm trước không?” Giô-suê nhận ra Ca-lép ngay, ông nhớ lại lời hứa của Đức Chúa Trời dành cho Ca-lép và lý do mà Đức Chúa Trời ban lời hứa đó cho Ca-lép.

Lúc đó, Giô-suê và Ca-lép đều còn rất trẻ và được giao cho một công việc rất quan trọng. Chúng ta cùng nghe họ nhắc lại chuyện xưa nhé! (Có thể mời hai thanh niên hóa trang thành Giô-suê và Ca-lép).

– Giô-suê: Ngày ấy, Môi-se là lãnh đạo của chúng tôi, ông bảo tôi cùng Ca-lép và mười người nữa đi do thám Đất Hứa để xem đất đai nơi đó như thế nào, dân cư ở đó mạnh hay yếu. Chúng tôi đã sử dụng thời gian bốn mươi ngày để tìm hiểu những điều mà Môi-se cần biết.

  – Ca-lép: Cho đến hôm nay tôi vẫn nhớ như in phần đất mà chúng tôi đã do thám. Đó là vùng đất rất tốt, có núi đồi, thung lũng và nhiều nguồn nước trong lành. Các vườn cây trái ở đó xanh tươi, trĩu quả. Thật là vùng đất màu mỡ, đẹp đẽ. Tôi cũng nhìn thấy dân chúng tại đó cao to, khỏe mạnh. Thành phố của họ có tường thành bao quanh rất chắc chắn.

– Giô-suê: Trong bốn mươi ngày ở đó, mười hai người chúng tôi nhìn xem khắp vùng Đất Hứa. Khi trở về, mười người kia tường trình: “Đó là vùng đất rất phì nhiêu, trái cây ngon ngọt, nhưng dân chúng nơi ấy rất đáng ngại! So với chúng ta, họ là những người khổng lồ! Xung quanh thành phố của họ có đều có tường thành chắc chắn”.

– Ca-lép: Khi nghe họ nói như vậy, tôi biết họ rất sợ dân chúng nơi đó nên nói chen vào: “Đừng sợ, chúng ta có thể chiếm được nơi ấy”. Nhưng mười người kia phản đối, họ than thở đủ điều, khiến dân Y-sơ-ra-ên không dám tiến về Đất Hứa. Họ nói với Môi-se: “Chúng tôi thà trở về Ai-cập còn hơn là phải chết dưới tay những người khổng lồ nơi đó”.

– Giô-suê: Ca-lép và tôi cố gắng thuyết phục dân chúng: “Chúng tôi thấy vùng đất đó rất tốt. Đức Chúa Trời luôn ở cùng chúng ta, Ngài sẽ giúp chúng ta chiếm lấy vùng đất tốt đẹp nầy”. Nhưng dân chúng vẫn cứ la hét: “Không, không, chúng ta không thể thắng họ được”.

Ngay hôm đó, Đức Chúa Trời phán cùng Môi-se: “Bởi vì Ca-lép tin cậy Ta, nên Ca-lép sẽ được sống trên mảnh đất mà mình đã do thám”.

– Ca-lép: Đức Chúa Trời cũng cho biết, vì dân Y-sơ-ra-ên không tin nên họ phải sống suốt bốn mươi năm trong sa mạc cho đến khi những người từ hai mươi tuổi trở lên khi ra khỏi Ai-cập lần lượt qua đời. Chỉ có tôi và Giô-suê là ngoại lệ mà thôi.

– Giô-suê: Từ khi Chúa phán cùng Môi-se rằng, Ca-lép và tôi có thể tiến vào đất hứa cho đến nay đã trải qua rất nhiều năm. Đức Chúa Trời vẫn giữ đúng lời hứa của Ngài. Tôi và Ca-lép vẫn còn sống đến ngày nay!

(Hai nhân vật Giô-suê và Ca-lép vào trong).

Giờ đây, Ca-lép có thể nhận được phần đất mà Đức Chúa Trời đã hứa. Ca-lép tin rằng dưới sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời, ông sẽ chiếm được nơi đó. Giô-suê chúc phước cho Ca-lép và chia cho ông phần đất tại Hếp-rôn. Kể từ đây, Ca-lép và cả gia đình được sống trên mảnh đất tốt đẹp nầy.

  1. Ứng dụng.

Ca-lép đã phải chờ đợi một thời gian rất dài để nhận được phần đất mà Đức Chúa Trời hứa ban cho ông. Trong suốt thời gian đó, Ca-lép vẫn hết lòng tin cậy Chúa, trung tín theo Ngài và cuối cùng ông đã nhận được phần đất mong chờ bấy lâu.

Xin Chúa giúp em có lòng tin cậy Chúa, biết vâng phục và yêu mến Ngài như Ca-lép.

Sau đó hỏi các em Môi-se giao nhiệm vụ quan trọng gì cho Ca-lép? Giữa Ca-lép, Giô-suê và mười thám tử kia có gì khác nhau? Theo em, giữ ý kiến ngược lại với mười thám tử kia có phải là dễ dàng không? Vì sao? 

Sau đó, cho các em mở sách học viên bài 11 làm bài tập. Dựa theo gợi ý trong phần A, hướng dẫn các em tìm ra ba phẩm chất đáng quý của Ca-lép. (Tin cậy, vâng phục và yêu mến Đức Chúa Trời).

Hướng dẫn các em chia công việc trong hình vẽ của phần B ra làm hai loại: Dễ dàng và gian khó. Sau khi các em phân chia xong, hỏi các em: Thế nào là một người trợ giúp tốt? Những em nhỏ trong hình vẽ đang biểu hiện mình là người trợ giúp đáng tín nhiệm. Vậy, em có sẵn lòng làm một người trợ giúp đáng tín nhiệm không?

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

in NHI ĐỒNG on 12 Tháng Tám, 2024

BÀI 10. TỘI LỖI CỦA A-CAN

I. KINH THÁNH: Giô-suê 6:18-19; 7:1 – 8:10-26.

II. CÂU GỐC: “Nhưng Đức Chúa Trời bày tỏ lòng yêu thương của Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là tội nhân thì Đấng Christ đã chết thay cho chúng ta.” (Rô-ma 5:8).

 III. BÀI TẬP.

A. XEM HÌNH TRẢ LỜI.

Em cho biết người trong hình là ai và đang làm gì?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
B. EM CÓ VÂNG LỜI KHÔNG?

Đức Chúa Trời dạy: “Chớ trộm cắp”. Các bạn trong hình vẽ này có vâng lời Chúa không?

Ai không vâng lời Chúa là phạm tội. Xem những từ dưới đây, từ nào là “tội”, dùng bút khoanh tròn từ ấy lại.

Trộm cắp – Giúp đỡ – Nói dối – Vâng lời – Đánh lộn.

C. KINH THÁNH CHO BIẾT.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

in NHI ĐỒNG on 12 Tháng Tám, 2024

BÀI 10.  A-CAN PHẠM TỘI

 

I. KINH THÁNH: Giô-suê 6:18-19; 7:1-8:1-28.

 

II. CÂU GỐC: “Nhưng Đức Chúa Trời bày tỏ lòng yêu thương của Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là tội nhân thì Đấng Christ đã chết thay cho chúng ta.” (Rô-ma 5:8).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: A-can phạm tội trộm cắp nên phải chịu hình phạt của Đức Chúa Trời.

– Cảm nhận: Mọi người đều cần được Chúa tha thứ những tội lỗi trong đời sống.

– Hành động: Xin Thánh Linh hướng dẫn em tin nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của mình, cảm tạ lòng yêu thương và sự tha thứ của Ngài.

IV. PHẦN SUY GẪM CỦA GIÁO VIÊN.

Tên của ông là A-can hoặc A-ca, có nghĩa là “khuấy rối”. Trong lịch sử Thánh Kinh, ông là kẻ khuấy rối Y-sơ-ra-ên (Giô-suê 7:25). Vì sự bất tuân của A-can, Y-sơ-ra-ên đã bị bại trận tại A-hi. Đó là thất bại quân sự đầu tiên và duy nhất của Y-sơ-ra-ên tại Ca-na-an. Lịch sử mãi mãi qui cho A-can là nguyên nhân của sự thất bại nầy.

Giê-ri-cô là thắng lợi đầu tiên tại Ca-na-an, vì vậy trái đầu mùa của những chiến lợi phẩm đều thuộc về Chúa (Châm ngôn 3:9). Nhưng A-can đã bất tuân, phạm tội và phải chịu chết.

A-can nghĩ rằng mình có thể che đậy tội lỗi bằng cách giấu của lấy cắp được. A-can thật là dại dột khi nghĩ rằng Đức Chúa Trời không thể thấy điều kín giấu mà ông làm. Bởi vì “Mọi việc đều trần trụi và lộ ra trước mắt Đấng mà chúng ta phải thưa lại” (Hê-bơ-rơ 4:13).

Kinh Thánh đã nói rõ, có tội chắc chắn sẽ bị trừng phạt (Sáng thế ký 4:11; 6:11-13; 1Sa-mu-ên 13:13-14; 1Các vua 21:20-22; Công vụ 5:1-10). Vì yêu thương loài người nên Đức Chúa Trời đã ban Con Ngài là Chúa Jêsus Christ xuống thế gian để chịu hình phạt thế cho chúng ta. Ai tin nhận Chúa Jêsus sẽ được tha tội.

Trên con đường theo Chúa, chúng ta phải cẩn thận làm theo Lời Chúa vì dễ lắm chúng ta bị ma quỉ cám dỗ, phạm tội với Ngài. Nếu có lỗi lầm nào trong đời sống, phải xưng ra và lìa bỏ, để nhận được sự tha thứ của Ngài. Chỉ có Chúa mới có quyền tha tội, và chỉ có Ngài mới có thể cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi.

Bạn cũng nên lưu ý là các em ở lứa tuổi nầy đã có khả năng quyết định và sẵn sàng tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của mình. Đây chính là thời điểm gieo giống. Cầu xin Thánh Linh giúp bạn đáp ứng được nhu cầu thuộc linh của các em.

V. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

   * Vàng bạc và y phục.

  1. Mục đích: Cho các em phát huy trí tưởng tượng của mình. Hiểu điểm chính của bài học hôm nay là bị trừng phạt nếu không vâng lời. Ngoài ra, có thị cụ cho giáo viên dùng trong bài dạy.
  2. Vật liệu: Giấy màu vàng, màu bạc, giấy in hoa, giấy dày, keo dán, kéo.
  3. Thực hiện:

– Giáo viên làm vàng, bạc và quần áo trước giờ học.

– Cách làm thỏi vàng: Vẽ hình thỏi vàng lên giấy dày (lớn nhỏ tùy ý), cắt ra, dán giấy vàng bên ngoài.

– Cách làm nén bạc: Vẽ hình tròn đồng tiền lên giấy dày, sau đó cắt ra và dán giấy màu bạc lên hai mặt.

– Cách làm y phục: Các em có thể tùy ý vẽ y phục lên giấy dày, cắt ra, dán giấy bông vào hai bên rồi dùng giấy màu vàng, màu bạc làm viền. Mỗi em chọn làm một trong ba món kể trên. Phân phối vật liệu và hướng dẫn các em cách làm.

– Sau khi làm xong, giải thích ngắn gọn về giá trị và công dụng của vàng, bạc, y phục.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

(Chuẩn bị thị cụ: Kinh Thánh, 1 miếng vải màu nâu khổ 22,5 x 22,5cm, lều trại, vàng bạc và y phục.)

  1. Vào đề.

Có bao giờ các em thích một vật gì đó và càng nhìn thì càng thích và muốn có được nó không? Khi ấy các em sẽ làm gì? (Cho các em trả lời). Kinh Thánh thuật lại rằng, nhiều người vì muốn có những vật mình thích mà phạm tội với Đức Chúa Trời như: Ê-va không vâng lời Đức Chúa Trời, ăn trái cấm, Gia-cốp lừa dối cha để cướp phước lành của anh mình, Đa-vít giết U-ri vì muốn cưới Bết-sê-ba… Bài học Kinh Thánh hôm nay cũng cho các em biết câu chuyện về một người trong dân Y-sơ-ra-ên đã không vâng lời Đức Chúa Trời làm theo ý thích của mình, các em cùng theo dõi nha. 

  1. Bài học.

Sau khi tường thành Giê-ri-cô sụp đổ, dân Y-sơ-ra-ên tràn vào chiếm lấy thành. Đức Chúa Trời đã dạy họ những việc phải làm. Đó là không được giữ bất cứ vật gì cho mình. Tất cả mọi vật bằng vàng, bạc, đồng, sắt đều phải biệt riêng ra thánh cho Chúa và nhập vào kho của Ngài. Còn mọi thứ khác đều phải thiêu hủy.

Hết thảy dân Y-sơ-ra-ên đều vâng theo mệnh lệnh nầy, ngoại trừ một người tên là A-can. Những của cải quí báu trong thành Giê-ri-cô đối với A-can hấp dẫn vô cùng. Càng nhìn A-can càng muốn có được những vật đó. Khi thấy không ai để ý, A-can nhanh tay rút một cái áo choàng tuyệt đẹp bằng lụa quý cùng với hai nén bạc và một thỏi vàng (cho các em xem thị cụ), rồi nhanh chóng đem về trại mình, đào hố bỏ áo, vàng, bạc xuống rồi lấp đất lại (dùng vải màu nâu phủ lên vàng, bạc, áo).

A-can nghĩ rằng không ai biết được việc mình làm, nhưng Đức Chúa Trời biết tất cả. A-can đã lấy cắp vàng bạc của Đức Chúa Trời. Đó là những vật mà Đức Chúa Trời ấn định phải nhập vào kho của Ngài.

 Lúc ấy, toàn dân Y-sơ-ra-ên đang vui sướng chuyện trò sôi nổi về việc đánh chiếm thành Giê-ri-cô. Chỉ có A-can vẫn nghĩ tới những đồ vật lấy trộm. Lòng A-can lo lắng vô cùng, nếu chẳng may bị người ta phát hiện, lúc ấy biết làm sao?

Sau đó, dân Y-sơ-ra-ên lại chuẩn bị tấn công thành thứ hai là A-hi. Giô-suê phái thám tử đi dò xét thành đó. Thám tử trở về báo lại với Giô-suê: “A-hi là một thành nhỏ, chúng ta không cần phải kéo hết binh lính đi đánh chiếm. Chỉ cần hai cho tới ba ngàn quân là quá đủ”.

Vì thế Giô-suê chỉ phái ba ngàn người đi đánh thành A-hi. Họ hăng hái leo lên núi, nhanh chóng tiến về A-hi. Trong lòng họ nghĩ rằng đánh chiếm thành này dễ như trở bàn tay! Bởi thành Giê-ri-cô kiên cố như thế mà còn bị sụp đổ, huống gì thành A-hi nhỏ bé nầy. Nhưng họ lại quên rằng đấy là do quyền năng của Đức Chúa Trời. Lần này họ không cầu xin Đức Chúa Trời chỉ dẫn và giúp đỡ. Vì vậy, lúc tấn công thành A-hi, họ bị quân A-hi đánh bại và truy đuổi. Quân Y-sơ-ra-ên phải lui về doanh trại mình. Trong trận chiến này, họ đã hoàn toàn thất bại, hy sinh mất ba mươi sáu người. Dân Y-sơ-ra-ên lo buồn, sợ hãi. Họ không hiểu nguyên nhân của sự bại trận. Nhưng Giô-suê biết phải làm gì. Ông cầu hỏi ý Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời trả lời cùng Giô-suê: “Có người không vâng lời Ta, đã lấy trộm đồ vật trong thành Giê-ri-cô làm của riêng. Người đó phải bị hình phạt, khi các ngươi đã trừ diệt tội lỗi nầy rồi, Ta sẽ giúp đỡ các ngươi”.

Sáng sớm hôm sau, Giô-suê ra lệnh cho toàn dân Y-sơ-ra-ên tập trung lại. Giô-suê làm theo lời dạy của Đức Chúa Trời, Ngài đã chỉ cho ông biết kẻ lấy trộm đồ vật. A-can đành phải thú tội. Giô-suê phái người đến trại của A-can. Quả nhiên phát hiện ra vàng, bạc và áo choàng chôn dưới đất (giở vải màu cà phê lên). Họ liền đem những đồ vật đó đến cho Giô-suê.

 Vì A-can phạm tội nên phải chịu hình phạt. Sau việc nầy, Giô-suê hết sức cẩn thận vâng theo ý Chúa trong mọi việc.

Sau đó không lâu, Giô-suê lại phái quân lính đến đánh thành A-hi. Lần này họ toàn thắng, chiếm được thành A-hi, bởi vì Đức Chúa Trời giúp đỡ họ.

  1. Áp dụng.

Cho các em mở bài 10 sách học viên, thảo luận với các em về hình vẽ trong phần. “Em có vâng lời không?” Giải thích tội là gì? Cho các em suy nghĩ câu hỏi: Thế nào là tội lỗi? Viết ra giấy câu trả lời. Dựa theo phần bài tập “Kinh Thánh cho biết”, có bốn hình vẽ nói rõ là mọi người đều đã phạm tội, cần được Chúa tha thứ. Tham khảo phần “Làm thế nào giúp các em quyết định tin Chúa” để giúp các em ăn năn tội và tin nhận Chúa (xem “Phụ Lục”).

VI. PHỤ LỤC.

Ở lứa tuổi nầy, các em đã có khả năng quyết định tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của mình. Vì vậy, xin Đức Thánh Linh giúp đỡ bạn đáp ứng được nhu cầu thuộc linh của các em.

Các em rất dễ bị ảnh hưởng của tập thể. Vì thế, hãy tạo cơ hội trò chuyện riêng với các em. Các bước trong giờ trò chuyện với các em như sau:

  1. Cùng các em đọc lớn tiếng những phân đoạn dưới đây, giải thích ngắn gọn làm thế nào để trở thành con cái Chúa.

     a. Đức Chúa Trời yêu thương em, Ngài muốn em được sự sống đời đời, muốn em luôn luôn sống với Ngài.

     b. Đức Chúa Trời là Đấng trọn vẹn, nhưng con người luôn luôn làm sai khiến Ngài tức giận. Ngài gọi những việc sai đó là “tội”. Chúa nói em có tội (Rô-ma 3:23). Đức Chúa Trời nói rằng phạm tội là phải chịu hình phạt (Rô-ma 6:23).

     c. Đức Chúa Trời yêu thương em, vì thế Ngài đã sai Con Một của Ngài là Chúa Jêsus xuống thế gian, chịu đóng đinh trên thập tự giá và chết vì tội lỗi của em (1Cô-rinh-tô 15:3).

     d. Khi em thừa nhận tội lỗi của mình, hứa sẽ không tái phạm, và tin Chúa Jêsus chịu chết vì tội lỗi của em, Đức Chúa Trời tha thứ cho em, khiến em trở thành con cái của Ngài (Giăng 1:12).

     e. Rồi em có sự sống đời đời, em là con cái Chúa, luôn luôn sống với Ngài.

     2. Khuyến khích các em quyết định. Đức tin đơn sơ của các em giúp các em tin Chúa Jêsus đã tha thứ mọi tội lỗi cho các em. Hãy cùng các em cầu nguyện cảm tạ tình yêu thương của Chúa.

     3. Khi đã trở thành con cái Chúa rồi nhưng lỡ phạm tội, em phải xưng nhận tội lỗi với Chúa và cầu xin Ngài tha thứ, đây là lời hứa của Ngài (1Giăng 1:8-10).

     4. Khuyến khích các em làm chứng cho cha mẹ và bạn bè.

– Nếu có thể, đến thăm viếng phụ huynh các em, giải thích vì sao các em quyết định tin Chúa, đề nghị họ tìm cách giúp con em họ được trưởng thành trong đời sống thuộc linh.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

in NHI ĐỒNG on 12 Tháng Tám, 2024

BÀI 9. TƯỜNG THÀNH SỤP ĐỔ

 

I. KINH THÁNH: Giô-suê 5:10; 6:1-25.

II. CÂU GỐC: “Ta, Đức Giê-hô-va, đã phán và thực hiện điều đó” (Ê-xê-chi-ên 36:36b).

III. BÀI TẬP.

A. TRẢ LỜI CÂU HỎI.

 Em viết chữ “Đ” trước câu trả lời đúng

 và chữ “S” trước câu sai.

  1. …… Đức Chúa Trời bảo dân Y-sơ-ra-ên

đi vòng quanh thành Giê-ri-cô 7 lần.

  1. ……. Dân Y-sơ-ra-ên chiếm được

thành Giê-ri-cô nhờ có quân đội hùng mạnh.

  1. …… Dân Y-sơ-ra-ên đi vòng quanh thành

Giê-ri-cô rất lộn xộn, ồn ào.

  1. ….. Thấy người Y-sơ-ra-ên đi chung quanh

thành, dân Giê-ri-cô cười nhạo.

  1. ……. Đến vòng thứ sáu tường thành

Giê-ri-cô sụp đổ hoàn toàn.

6……… Chỉ có Ra-háp và gia đình được cứu nhờ tin cậy Đức Chúa Trời. 

 

B. ĐỨC CHÚA TRỜI HỨA VỚI EM.

           

Xem những câu Kinh Thánh và hình vẽ bên phải, Chúa hứa gì với em. Trong tuần này, chú ý xem Đức Chúa Trời đã làm gì cho em. Đánh dấu x vào những điều đó và ghi vào ô trống dưới đây.

C. ĐỘI NGŨ CHỈNH TỀ.

Đánh số 1, 2, 3, 4 theo thứ tự đội ngũ dân Y-sơ-ra-ên.

 Thầy tế lễ khiêng hòm giao ước.

 Quân đội hậu vệ.

 Thầy tế lễ thổi kèn.

 Đội quân dẫn đầu.