Chuyên mục: THIẾU NHI

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 9 Tháng Chín, 2024

BÀI 10. TIẾT ĐỘ

I. KINH THÁNH: Ga-la-ti 5:22-23 (tham khảo 1 Cô-rinh-tô 9:24-27; Tít 1:7-8).

II. CÂU GỐC: “Thêm cho tri thức tính tiết chế, thêm cho tiết chế tính kiên nhẫn, thêm cho kiên nhẫn lòng tin kính” (2 Phi-e-rơ 1:6).

III. BÀI TẬP.

  1. Tiết độ chính là…

   Trong những câu sau đây, câu nào miêu tả sự tiết độ? Em vẽ mặt cười trước câu có biểu hiện tiết độ, và mặt buồn trước câu không có biểu hiện tiết độ.

  1. Có sự tiết độ.

   Em đọc câu chuyện sau đây, và tìm xem câu Kinh Thánh nào giúp bạn Cường có sự tiết độ? (Ghi câu Kinh Thánh đó vào chỗ trống).

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐÔNG (6-8 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in THIẾU NHI on 9 Tháng Chín, 2024

BÀI 10. TIẾT ĐỘ

I. KINH THÁNH: Ga-la-ti 5:22-23 (tham khảo 1 Cô-rinh-tô 9:24-27; Tít 1:7-8).

II. CÂU GỐC: “Thêm cho tri thức tính tiết chế, thêm cho tiết chế tính kiên nhẫn, thêm cho kiên nhẫn lòng tin kính” (2 Phi-e-rơ 1:6).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

   – Biết: Tiết độ là tự hạn chế bản thân, bao gồm những việc nên làm và không nên làm.

   – Cảm nhận: Người không biết tiết độ sẽ dễ bị cám dỗ phạm tội.

   – Hành động: Sẵn lòng rèn luyện sự tiết độ trong ba phương diện: Ăn uống, công việc và cảm xúc.

IV. GIÁO VIÊN SUY GẪM.

   Tiết độ là đặc tính cuối cùng mà Phao-lô nêu ra trong trái Thánh Linh. Phẩm đức tốt đẹp nầy chỉ về cách đối xử với bản thân. Tiết độ có nghĩa là tự kiềm chế những ham muốn, và cảm xúc của mình.

   Vận động viên là hình ảnh rõ ràng nhất để nói về sự tiết độ. Họ bắt buộc phải ở dưới kỷ luật. Vận động viên trước khi tham dự trận đấu phải nghiêm khắc tuân giữ mọi quy định về ăn uống, giờ giấc, tập luyện…để đạt kết quả cao nhất.

   Tiết độ cũng là một trong những điều kiện mà các mục sư và các trưởng lão trong Hội Thánh phải có (Tít 1:7-8). Theo 1Cô rinh-tô 7:5-9, tiết độ nói đến việc kiềm chế tình dục, nhưng trong Ga-la-ti 5:21 thì từ tiết độ không chỉ về mặt đạo đức, mà còn bao gồm việc ăn uống, giải trí, và mọi hoạt động của đời sống. Trái ngược với tiết độ là buông thả, tức là không kiềm chế, không tự kỷ luật bản thân. Phán đoán sáng suốt và nhận biết bản thân có thể giúp rèn luyện sự tiết độ. Vì vậy, mọi suy nghĩ và hành động của chúng ta phải phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Tiết độ mà Phao-lô nói đến là vâng theoý muốn của Chúa, hạn chế ý muốn của bản thân. Tuy nhiên, khi xác thịt làm chủ thì con người không cách nào tiết độ. “Vậy tôi nói, hãy bước đi theo Thánh Linh, đừng thỏa mãn những dục vọng xác thịt. Vì xác thịt có những dục vọng trái ngược với Thánh Linh, và Thánh Linh có những ước muốn trái ngược với xác thịt; hai bên đối nghịch nhau như vậy, nên anh em không làm được điều mình muốn” (Ga-la-ti 5:16-17).

   Đối với các em thiếu nhi, nên cho các em học tiết độ trong ba phương diện: Ăn uống (tham ăn), công việc (lười biếng), và cảm xúc (nóng giận).

  1. Tham ăn.

    a. Cách đối phó.

   Giáo viên giúp các em nhận biết: Mọi sự đều có quy tắc của nó. Xã hội có luật pháp, trường học có nội quy, gia đình có gia quy. Những quy tắc nầy giúp con người sống tiết độ.

    b. Hành động tích cực.

   Giáo viên bảo các em ăn bất cứ vật gì phải được ba mẹ cho phép, và ăn vừa đủ. Khi ba mẹ không ở bên cạnh, cũng phải ghi nhớ và vâng giữ quy tắc mà ba mẹ đã đưa ra. Tiết độ là không ăn quá mức, không tùy tiện ăn bất cứ lúc nào. Ví dụ: Mẹ dặn là không nên ăn vặt trước khi ăn cơm, vì như thế sẽ bỏ bữa. Thói quen này sẽ không tốt cho sức khỏe.

  1. Lười biếng.

    a. Cách đối phó.

   Tội lỗi xuất phát từ trong lòng, khiến con người sống theo ý mình, làm thỏa mãn mình. Điều đó dẫn đến phạm tội với Đức Chúa Trời. Vì vậy, các em phải có thói quen cầu nguyện với Đức Chúa Trời mỗi ngày, xưng nhận tội lỗi, mời Đức Thánh Linh làm chủ đời sống để cai quản tâm tư ý tưởng, và giúp các em biết kỷ luật bản thân.

   b. Hành động tích cực.

   Mỗi ngày phải làm xong bài tập, việc nhà, rồi mới được đi chơi, xem ti-vi…Tham khảo ý kiến ba mẹ để lập thời khóa biểu, và thực hiện “giờ nào việc đó” (bao gồm cả việc đọc Kinh Thánh và cầu nguyện mỗi ngày).

  1. Nóng giận.

    a. Cách đối phó.

   Giúp các em nhận biết: Hành vi và sự chọn lựa của chúng ta đều có một kết quả tương xứng. Không tiết độ trong hành vi và thái độ sẽ đem lại hậu quả đáng tiếc. Vậy nên, trong mọi việc phải bình tĩnh, suy nghĩ kỹ mới làm, mới nói.

   b. Hành động tích cực.

   Khi cảm thấy bực mình, thì nhắm mắt lại 1phút. Khi sắp nổi giận thì nhanh chóng thở sâu 3 lần. Khi có ai muốn chọc tứ choặc khiêu khích, thì lập tức rời khỏi đó, thở sâu, và cầu nguyện thầm trong lòng xin Đức Thánh Linh giúp đỡ.

V.  PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

   *Trò chơi: AI TIẾT ĐỘ.

  1. Chuẩn bị: 6 cái bong bóng được thổi hơi, 6 cây bút chì, tư liệu (phía dưới).
  2. Thực hiện: Vẽ mặt lên 6 bong bóng. Mỗi quả bóng được cột vào một miếng giấy (ghi nội dung trong cột thứ hai). Dùng dây thun cột 6 miếng giấy trong cột thứ nhất vào 6 cây bút chì.

   – Chia các em làm hai đội, mỗi đội cử hai em lên lấy bút chì và xem nội dung trên cây bút là gì. Sau đó, dựa vào nội dung tìm ra quả bóng có nội dung phù hợp. Sau khi tìm ra thì kết luận xem người đó có tiết độ không. Nếu khôngthì dùngbút chì đâm (hoặc ngồi lên) quả bóng để cho nổ, nếu có thì giữ nguyên. Đội nào thực hiện nhanh và có nhiều quả bóng không nổ hơn thì sẽ thắng.

 

CỘT SỐ 1 CỘT SỐ 2
Bạn của mẹ đến chơi và biểu một bịch trái vải lớn. Phong thích nhất là trái vải… Một mình Phong ăn hết nửa bịch. Hai ngày sau, Phong bị đau lưỡi, lỡ miệng và có nhiều mụn nổi lên trên mặt.
Chí rất thích ăn khoai tây chiên… Bạn ấy ghi nhớ lời mẹ dặn, mỗi lần chỉ ăn nửa gói, vì ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Vì thế Chí luôn được thương thức món khoái khẩu nầy.
Ngày mai thi kiểm tra nên Nhi phải ôn bài… Ba mẹ có việc phải ra ngoài. Nhi nhảy tót lên giường bật tivi lên xem. Khi Ba mẹ về thì đã gần đến giờ đi ngủ rồi.
Nhà trường cho phép nghỉ 3 ngày, nên giáo viên cho bài tập về nhà làm, hết nghỉ phép sẽ thi kiểm tra. Lực… Về thăm bà ngoại. Lực quyết định sẽ làm xong bài tập trước khi đi, và đem vở  theo để tiếp tục ôn trong thời gian rảnh.
Hoa đem đồ chơi yêu thích nhất của mình đến trường. Các bạn trong lớp đến mượn chơi… Hoa không muốn, nhưng vì các bạn nói là “ đồ ích kỷ” nên phải cho mượn. Kết quả là đồ chơi bị hư. Hoa rất tức giận, chửi các bạn một trận khiến ai nấy đều buồn bã.
Cuối tuần, Kiệt cùng ba mẹ và gian đình của dì đến  nhà hàng để ăn tối. Con của dì nhìn thấy Kiệt có đồ chời điện tử nên đòi chơi… Kiệt nhường cho em chơi và dặt em chơi cẩn thận, nhưng em ấy không biết sử dụng nên đã vặn gãy. Kiệt rất bực mình. Em rời khỏi bàn thở sâu 3 lần để lấy bình tĩnh, và cầu xin Chúa cho mình đừng nổi nóng. Khi em trở về chỗ ngồi, thì dì bảo em họ xin lỗi và còn cho tiền để Kiệt mua cái mới.

 

 

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

   Các em thân mến! Trong những tuần qua, chúng ta đã học rất nhiều về những “hương vị” của trái Thánh Linh. Các em còn nhớ chúnglà gì không? (Cho các em theo thứ tự kể ra). Hôm nay, chúng ta sẽ biết một “hương vị” mới, cũng là hương vị cuối cùng. Đó là tiết độ.

  1. Bài học.

   Chúng ta vừa chơi trò chơi “Ai tiết độ?” Qua đó, các em có thể định nghĩa tiết độ là gì không? Bài học nầy, các em sẽ được nhắc nhở để tiết độ trong 3 phương diện: Ăn uống, cảm xúc, hành động.

  1. Ăn uống.

  (Giáo viên cho các em xem hình tiết độ trong trang tài liệu 13 sách giáo viên).

   Các em ơi, các em quan sát kỹ hình nầy rồi mô tả nó được không? Các em xem “tiết độ” mặc quần áo như thế nào? Anh (chị) sẽ giải thích ý nghĩa tượng trưng của bộ trang phục nầy nhé! Tiết độ là một phẩm đức tốt. Nó có nghĩa là tự kiềm chế, tự kỷ luật bản thân mình. Chân nó mang giầy thể thao tượng trưng cho một vận động viên. Một cầu thủ bóng đá hay vận động viên của bất cứ môn thể thao nào cũng đều phải trải qua sự huấn luyện nghiêm khắc. Ngoài việc nỗ lực tập luyện ra, họ còn phải tuân thủ chặt chẽ một số quy tắc được đề ra trong vấn đề ăn uống, ngủ nghỉ. Họ không được phép buông thả bản thân. Họ phải tiết độ trong ăn uống. Những vận động không thể muố ăn gì thì ăn, mà phải ăn theo chế độ dinh dưỡng mà huấn luyện viên đưa ra. Ví dụ: Họ không thể ăn tuỳ thích khoai tây chiên, thịt mỡ, bánh ngọt…, mà phải ăn có mức độ và không được bỏ bữa ăn chính. Các em tưởng tượng xem, nếu họ ăn uống tùy thích thì chuyện gì sẽ xảy ra? (Cho các em trả lời). Cùng với việc ăn uống, ngủ nghỉ tiết độ là sự rèn tập chăm chỉ, họ mới có thể đoạt chiếc huy chương vàng. Vì vậy, một vận động viên thành công phải là một người có tiết độ trong ăn uống. Nếu họ không tiết độ thì sẽ thế nào? (Bị đuổi ra khỏi đội).

    b. Cảm xúc.

   Bây giờ, các em cùng nhìn lại hình. Tiết độ mặc một bộ quần áo của người đánh võ. Các em đã biết những môn võ nào? (Cho các em kể ra). Ngoài thể thao, học võ là để rèn luyện sức khỏe và phòngvệ bảnthân. Điều đầu tiênngười học võ học không phải là những bí quyết đánh gục đối phương, mà là “đánh gục”chính bản thân mình, có nghĩa là biết kềm chế cảm xúc của mình. Mục đích của học võ không phải để có sức mạnh sát hại đối phương, mà để bảo vệ mình, và tránh cho đối phương bị tổn hại. Vì thế, khi đánh võ, người đó phải biết kềm chế cảm xúc của mình, tránh tức giận mà ra tay quá mạnh. Các em nghĩ xem nếu một người đánh võ không biết kềm chế cảm xúc sẽ như thế nào? Vì vậy, người đánh võ thành công nhất thiết phải tiết độ trong cảm xúc của mình.

    c. Hành động.

   Các em nhìn lại hình một lần nữa. Đầu đội mũ, tay cầm đồng hồ và sách. Các em đoán xem hình ảnh nầy chỉ về ai? (Học sinh). Các em thấy học sinh cần phải tiết độ trong học tập như thế nào? (Cho các em trả lời). Nếu học quá sức mà không chú ý đến sức khoẻ thì cũng không được, còn nếu chơi bời lêu lỏng, không chú tâm học hành thì càng không được. Vì vậy, các em học sinh cần phải tiết độ. Điều đó có nghĩa là phải tuân theo thời khoá biểu của thầy cô và ba mẹ đặt ra, và thực hiện “giờ nào việc nấy” như: Đến giờ học bài là phải học bài chứ không xem tivi, tới giờ ăn cơm thì ăn cơm chứ không ngủ… Cũng phải tập thói quen cầu nguyện, đọc Kinh Thánh mỗi ngày, không bê trễ. Một học sinh có kỷ luật, có tiết độ nhất định sẽ học tốt.

   Tóm lại, một Cơ đốc nhân cần phải tiết độ trong mọi sự, nhất là trong: Ăn uống, cảm xúc và hành động. Nếu các em không rèn luyện sự tiết độ, mặc sức ăn ngốn ngấu mọi thứcăn mình thích, tức giận khóc lóc gào thét, và lười biếng thì rõ ràng không phải là một thiếu nhi ngoan, không đẹp lòng Đức Chúa Trời. Vì vậy, những người theo Chúa Jêsus, yêu mến Ngài phải rèn luyện sự tiết độ, vì tiết độ là bông trái của Đức Thánh Linh.

     3. Ứng dụng.

  1. Hướng dẫn các em làm bài tập “Tiết độ chính là…”, sau đó cho các em thảo luận đáp án.
  2. Cho các em làm bài tập “Có sự tiết độ”, bảo các em tìm câu Kinh Thánh điền vào chỗ trống, và cho các em chia sẻ vì sao chọn câu Kinh Thánh nầy?
  3. Giáo viên giải thích câu gốc: “Chế trị lòng mình” chính là tiết độ. Các em nên cầu xin Đức Thánh Linh chế ngự lòng các em, cai quản tâm tư ý tưởng, nhắc nhở, dạy dỗ để các em có đời sống tiết độ. Tiết độ giống như một bức tường vững chắc bảo vệ chúng ta khỏi cám dỗ phạm tội. Cho các em đọc câu gốc và kết thúc bằng lời cầu nguyện.
  4. Luyện tập khống chế cảm xúc: Khi các em cảm thấy bực mình, những cách sau đây giúp các em lấy lại bình tĩnh (có thể chọn lựa):

   – Nhắm mắt lại 1 phút, thả lỏng cơ thể (Giáo viên hướng dẫn các em cùng làm).

   – Hít thở sâu ba lần (Giáo viên cho các em đứng lên, nhắm mắt, hít thở sâu ba lần).

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 13. BÀI TRẮC NGHIỆM

 

Em thân mến! Chúc mừng em đã học xong những bài học của qúy này. Em rất giỏi! Nhưng em sẽ giỏi hơn nếu ghi nhớ và làm theo lời Đức Chúa Trời. Em có biết ý muốn của Đức Chúa Trời đối với em là gì không? Đó là vâng lời! Vâng lời Chúa, vâng lời ba mẹ, vâng lời anh chị hướng dẫn… kính Chúa và yêu người.

Bây giờ, em đọc kỹ bài trắc nghiệm dưới đây và nhớ lại những gì đã học, rồi hoàn thành cho tốt nhé! Chúc em làm bài giỏi. Chúa ở cùng em.

I. Địa Điểm Và Sự việc.

Em đọc địa điểm ở cột bên trái và tìm sự việc đã xảy ra tại đó ở cột bên phải sao cho đúng nhé!

 

__ Ca-na-an.                                1. Dân sự dự lễ Vượt qua.

__ Sông Giô-đanh.                    2. Ba-rác đóng quân tại đây.              

__ Núi Nê-bô.                             3. Môi-se qua đời trên núi.

__ Núi Tha-bô.                                     4. Thành phố tội lỗi.

__ Khe Ki-sôn.               5. Tướng Si-sê-ra dàn quân tại đây.   

__ Ghi-hôn.                        6. Dân sự đi qua như đi trên đất.     

__ Đền thờ Giê-ru-sa-lem.                   7. Phao-lô gặp Chúa.  

__ Ni-ni-ve.                        8. Nơi có nhiều trái cây tươi tốt.

__ Đa-mách.                 9. Sa-lô-môn được xức dầu làm vua.

__ An-ti-ốt.     10. Phao-lô & Ba-na-ba gây dựng Hội Thánh.

 

II. Đúng Sai.

Em điền chữ Đ trước câu đúng và chữ S trước câu sai.

__ Đức Chúa Trời chọn các quan xét để thay thế Môi-se lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên. 

__ Phạm tội, ăn năn, cầu xin, được Chúa giải cứu, là chu kỳ lập đi lập lại của dân Y-sơ-ra-ên trong thời các quan xét.

__ Dân Y-sơ-ra-ên đi lòng vòng trong đồng vắng 40 năm là do họ không tin cậy Đức Chúa Trời. 

__ Tất cả 12 chi phái Y-sơ-ra-ên đều qua sông Giô-đanh vào đất hứa. 

__ Ê-sau tha thứ cho Gia-cốp bởi ông nhận được quá nhiều lễ vật từ Gia-cốp.

__ An-ne giữ lời hứa dâng Sa-mu-ên cho Đức Chúa Trời khi Sa-mu-ên trưởng thành.

__ Đa-vít truyền ngôi cho Sa-lô-môn là làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời

__ Dây leo sớm mọc tối tàn là dụng cụ Chúa dùng để dạy Giô-na bài học về tình yêu thương. 

__ Sau khi lên ngôi, vua Ê-xê-chia hướng dẫn dân sự sửa lại đền thờ để thờ lạy thần tượng.

__ Trong lúc Phao-lô gặp khó khăn, ba-na-ba đã an ủi và giúp đỡ ông.

III. Điền vào chỗ trống.

  1. Lễ Vượt qua là lễ………………………………………………..

………………………………………………………………………..

  1. Đối với người Do thái, con trưởng nam được hưởng
  2. Thầy tế lễ và người Lê-vi là những người………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

  1. Sa-m-uên có nghĩa là…………………………………….

………………………………………………………………………..

  1. Ba-na-ba có nghĩa là…………………………………………..

………………………………………………………………………..

TRANG TƯ LIỆU A.

HƯỚNG DẪN CỦA LA BÀN.

Phát xuất từ khởi điểm, theo hướng dẫn em nhìn vào la bàn để xác định hướng đi, lấy từ trên mỗi nguồn nước rồi viết lên đường kẻ phía dưới.

TRANG TƯ LIỆU B.

CHỌN LỰA.

Em đoán xem những người trong hình vẽ sẽ mời em làm việc gì? Viết ra lời nói của họ và ở dưới hình vẽ, ghi ra sự chọn lựa của em.

TRANG TƯ LIỆU C.

QUYỀN LỢI ĐẶC BIỆT.

Mỗi ô vuông ký tự đều mang một chữ. Em dựa vào phần gợi ý để tìm ra những chữ cần tìm và điền vào chỗ trống.   

TRANG TƯ LIỆU D.

CHUYỆN HAI ANH EM.

Ê-sau và Gia-cốp có những nan đề khác nhau. Viết ra lời đề nghị của em cho trường hợp của họ.

TRANG TƯ LIỆU E.

TÌM RA ĐƯỜNG ĐI.

An-ne gặp phải chuyện buồn trong gia đình, cần được giúp đỡ. Em giúp An-ne thoát ra khỏi mê cung, để tìm được hướng giải quyết cho nan đề của mình.

TRANG TƯ LIỆU G.

VỊ VUA NÀY LÀ AI?

Em đọc đoạn Kinh Thánh trong vương miện, sau đó trả lời vào chỗ trống. Cuối cùng tìm ra tên của vị vua này là gì?

TRANG TƯ LIỆU H.

THÀNH NI-NI-VE.

Em dựa theo những ký tự trên cổng thành để tìm ra từ thích hợp điền vào chỗ trống.

  1. Thành Ni-ni-ve là một thành phố ___ ___, phải đi mất ___ ___ mới hết.
  2. Thành Ni-ni-ve là ___ ___ của ___ ___.
  3. Dân Ni-ni-ve thờ lạy ___ ___, còn phạm nhiều ___ ___.
  4. Dân Y-sơ-ra-ên xem dân Ni-ni-ve là ___ ___.

TRANG TƯ LIỆU I.

LỄ VƯỢT QUA.

Theo thứ tự của các ký hiệu, em tìm từ tương ứng điền vào chỗ trống để hoàn thành câu văn, và tìm xem ý nghĩa của Lễ Vượt qua.

Lễ Vượt qua là một lễ lớn đối với dân Y-sơ-ra-ên. Nó nhắc nhở dân Y-sơ-ra-ên nhớ lại………………………………………………..

………………………………………………………………………………………

TRANG TƯ LIỆU K.

EM SẼ LÀM THẾ NÀO?

Em đọc ba tình huống dưới đây, rồi chọn ra câu trả lời của em.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 13. BÀI ÔN

 

Bạn thân mến!

Hãy cất tiếng ca ngợi Chúa và thưa với Ngài rằng: “Chúa ơi! Lòng con cảm tạ Ngài vì Ngài đã ban ơn rất nhiều trên đời sống của con!” Hãy nói với Chúa mọi cảm xúc trong lòng bạn lúc này, và cảm tạ Ngài vì Ngài đã đồng hành cùng bạn trong suốt những ngày tháng qua. Sau đó, bạn để lòng yên tĩnh và suy nghĩ xem chính mình đã nhận được điều gì trong quý này. Lời Chúa có tác động như thế nào trên đời sống bạn? Sự dạy dỗ lớn nhất mà bạn nhận được là gì?…  

Tiếp đó, bạn hệ thống từ đầu đến cuối 12 bài học trong quý để chuẩn bị ôn tập cho các em. Trong giờ ôn tập, bạn giúp các em nhớ lại những nhân vật đã học, gương xấu để các em tránh và gương tốt để các em noi theo. Nhắc lại cho các em nhớ: Ý muốn của Đức Chúa Trời đối với em là vâng lời Ngài.        

Trong giờ tổng kết, bạn nên khích lệ tất cả học viên của bạn, khen thưởng những em trung tín, biểu dương những em có đời sống thay đổi, nâng đỡ những em cá biệt… để tất cả các em đều cảm thấy phấn khởi, bước tiếp với bạn trong quý sau.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 12. BA-NA-BA NGƯỜI AN ỦI

I. KINH THÁNH: Công vụ 4:36,37; 9:1-30, 11:19-26.

II. CÂU GỐC:Thưa anh em, xin anh em hãy khuyên nhủ kẻ lười biếng, khích lệ người ngã lòng, nâng đỡ kẻ yếu đuối, kiên nhẫn với mọi người ” (1Tê-sa-lô-ni-ca 5:14).

III. BÀI TẬP.

  1. Ai đã làm việc đó?

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 12. BA-NA-BA NGƯỜI AN ỦI

I. KINH THÁNH: Công vụ 4:36,37; 9:1-30, 11:19-26.

II. CÂU GỐC:Thưa anh em, xin anh em hãy khuyên nhủ kẻ lười biếng, khích lệ người ngã lòng, nâng đỡ kẻ yếu đuối, kiên nhẫn với mọi người ” (1Tê-sa-lô-ni-ca 5:14).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Ba-na-ba tiếp nhận và đối đãi tốt với Phao-lô, khiến Phao-lô rất được yên ủi.

– Cảm nhận: Người có tình yêu thương mới có thể an ủi người khác khi họ gặp khó khăn.

– Hành động: Nói ra cảm giác khi được người khác yên ủi. Em có thể yên ủi người khác trong hoàn cảnh nào?

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

  1. Sinh hoạt thứ nhất: Em sẽ làm thế nào?

     a. Mục đích: Để các em nhận biết bối cảnh của câu chuyện Kinh Thánh này.

     b. Tài liệu: Trang tư liệu K sách học viên.

     c. Thực hiện: Phao-lô bắt bớ những người tin Chúa Giê-xu. Sau đó, ông tin nhận Chúa và thay đổi. Cho các em mở sách học viên trang tư liệu K, và theo gợi ý làm bài tập.

     2. Sinh hoạt thứ hai: Bạn tốt của em.

     a. Mục đích: Để các em biết, bạn bè phải yêu thương và giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn.

     b. Chuẩn bị: Giấy vẽ, bút.

     c. Thực hiện: Cho các em thảo luận: “Theo em, thế nào là người bạn tốt? Khi em gặp khó khăn, bạn của em giúp đỡ em như thế nào?” (Cho các em giới thiệu về người bạn tốt của mình). Sau đó, phát cho mỗi em một tờ giấy vẽ, để các em vẽ khuôn mặt người bạn tốt của mình.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Ngoài tên ở trường, các em còn có tên nào khác nữa không? Các em có thích tên mình không? Nếu như được quyền đổi tên, các em thích tên mình là gì? Tại sao các em thích tên đó? (Cho các em tự do phát biểu).

Ngoài ra, có một số người có biệt danh xuất phát từ hình dáng, hoặc thói quen, hoặc tính tình của họ. Ví dụ: Đào điệu, Thanh trắng, Dũng mập… Nhân vật chính trong câu truyện Kinh Thánh hôm nay có tên là Giô-sép, nhưng mọi người gọi ông là Ba-na-ba, có nghĩa là “con trai của sự an ủi” (người an ủi khích lệ người khác). Tên gọi đó bày tỏ ông là người có lòng yêu thương, làm cho người khác được khích lệ. Chúng ta cùng xem Ba-na-ba đã làm gì nhé!

  1. Bài học.

Ba-na-ba sinh ra và lớn lên tại đảo Chíp-rơ, một đảo nhỏ của Địa Trung Hải (chỉ trên bản đồ). Vì ông luôn nói lời khích lệ, an ủi người khác, nên các sứ đồ đặt tên cho ông là Ba-na-ba, có nghĩa là gì các em còn nhớ không?

Lúc bấy giờ, Hội Thánh đầu tiên rất yêu thương nhau. Họ chia sẻ của cải mình có với người khác. Vì vậy, trong Hội Thánh không có ai nghèo thiếu. Có nhiều người bán ruộng đất, nhà cửa của mình đem tiền giao cho các sứ đồ, để họ tùy theo sự cần dùng của mỗi gia đình mà phân phát. Ba-na-ba có 1 đám ruộng, ông bán và giao tiền cho các sứ đồ. Chúng ta không biết số tiền ông bán ruộng được nhiều hay ít, nhưng điều chúng ta biết chắc là Ba-na-ba rất yêu mến Chúa, và có tình yêu thương.

Trong lúc đó tại Giê-ru-sa-lem, khi nhắc đến một người tên là Sau-lơ, ai nấy đều rất hoảng sợ, vì ông xông vào từng nhà, bắt những người tin theo Chúa Jêsusđể bỏ tù, thậm chí giết chết. Sau-lơ là người thuộc phái Pha-ri-si (phái giữ luật pháp Môi-se và tập tục truyền miệng). Sau-lơ cho rằng phải trừ khử tất cả các tín đồ của Chúa Giê-xu, bởi vì Tin Lành của Chúa Jêsuschống lại tôn giáo Giu-đa. Nếu như các em là tín đồ của Hội Thánh Giê-ru-sa-lem lúc đó, các em sẽ cảm thấy như thế nào trước hành động của Sau-lơ? (Cho các em hoàn thành phần sinh hoạt thứ nhất chia sẻ tình huống 1 và 2).

Một ngày nọ, Sau-lơ đang trên đường đi đến thành Đa-mách để bắt bớ các tín đồ, thì thình lình có một luồng ánh sáng từ trời chiếu xuống chung quanh khiến ông ngã xuống. Sau đó, có một tiếng phán cùng ông. Các em đọc Công vụ 9:4-5, xem đó là ai và phán điều gì? Ông đã gặp Chúa Giê-xu! Sau sự kiện này, đời sống của Sau-lơ thay đổi hoàn toàn. Ông tin nhận Chúa Jêsuslà Con Đức Chúa Trời, và rao giảng cho mọi người biết về Ngài.

Việc Sau-lơ trở thành tín đồ của Chúa Jêsuskhiến Hội Thánh tại Đa-mách sửng sốt, còn các lãnh đạo tôn giáo Giu-đa thì rất tức giận. Họ tìm cách trừ khử Sau-lơ để ông không rao truyền Tin Lành nữa. Sau-lơ biết được ý xấu của họ nên trở về Giê-ru-sa-lem.

Các em có thể tưởng tượng cảm giác của người bị chối bỏ như thế nào không? (Cô đơn, mặc cảm, buồn…). Sau-lơ đang trải qua cảm giác này! Khi ông đến Giê-ru-sa-lem, thì không một tín hữu nào tiếp nhận ông. Họ nghi ngờ, sợ hãi và xa lánh ông. Các em có biết tại sao không? Các tín đồ vẫn còn kinh hãi khi nhớ lại việc bắt bớ của Sau-lơ. Người thân và bạn bè của họ đã bị bắt bỏ tù, thậm chí bị giết chết, nên họ nghĩ việc ông tin Chúa là một mưu kế. Nếu em là tín đồ tại Giê-ru-sa-lem thời bấy giờ, khi biết Phao-lô muốn tìm thăm em, em sẽ làm thế nào? (Cho các em chia sẻ tình huống thứ 3). Đọc Công vụ 9:26, xem các tín đồ lúc đó đối xử với Phao-lô như thế nào?

(Sau đó, Kinh Thánh dùng tên trong tiếng Gờ-réc của Sau-lơ là Phao-lô, nên từ bây giờ, chúng ta gọi ông là Phao-lô).

Trong hoàn cảnh đó, Ba-na-ba đứng ra tiếp nhận Phao-lô. Ông tin tưởng Phao-lô trong khi mọi người nghi ngờ, ông tiếp nhận Phao-lô trong khi mọi người từ chối, ông tiếp xúc với Phao-lô trong khi mọi người xa lánh. Các em nghĩ xem điều gì thúc đẩy Ba-na-ba làm như vậy? (Tình yêu thương). Ba-na-ba tin rằng Đức Chúa Trời đã thực sự thay đổi Phao-lô. Chắc Phao-lô đã rất sung sướng khi được Ba-na-ba tiếp nhận như thế.

Thế là Ba-na-ba dẫn Phao-lô đi gặp các sứ đồ, và giải thích với họ mọi việc xảy ra cho Phao-lô trên đường đến Đa-mách. Khi hiểu ra, các tín đồ không còn nghi ngờ Phao-lô nữa, mà vui mừng tiếp đón ông. Khi các lãnh đạo tôn giáo Giu-đa đến bắt Phao-lô, thì các tín đồ giúp Phao-lô chạy trốn. Phao-lô trở về Tạt-sơ, quê hương của ông.

Một thời gian sau, Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem nhận được tin có một Hội Thánh mới thành lập tại thành An-ti-ốt (chỉ trên bản đồ). Các sứ đồ muốn cử một người đi đến thành An-ti-ốt để giúp đỡ những người mới tin Chúa tại đó. Các em đoán xem người được phái đi là ai? Đúng rồi, người đó là Ba-na-ba.

Ba-na-ba rất vui mừng khi thấy các tín hữu tại thành An-ti-ốt yêu mến Chúa Giê-xu. Ông khuyên bảo, khích lệ họ giữ lòng trung tín với Đức Chúa Trời. Vì nhu cầu phát triển của Hội Thánh, Ba-na-ba cần có một người phụ giúp ông. Các em đoán xem ông sẽ chọn ai?  Đọc Công vụ 11:25 xem Ba-na-ba chọn ai? (Phao-lô). Ba-na-ba đi đến Tạt-sơ tìm Phao-lô. Phao-lô rất sẵn lòng hầu việc Chúa với Ba-na-ba, vì Ba-na-ba là người bạn tốt của ông.

Phao-lô và Ba-na-ba đi đến An-ti-ốt và cùng làm việc chung với nhau khoảng 1 năm. Tại đó, hai người dạy bảo các tín đồ và rao giảng về Chúa Giê-xu. Hội Thánh tại An-ti-ốt rất phát triển. Ba-na-ba và Phao-lô cùng nhau đi nhiều nơi, rao truyền Tin Lành cho những ai chưa từng nghe về Chúa Giê-xu.

  1. Ứng dụng.

     a. Ôn lại câu chuyện.

Cho các em mở sách học viên bài 12, và theo gợi ý làm bài tập “Ai đã làm việc đó?” Sau đó hỏi các em: “Tên Ba-na-ba có nghĩa là gì?” (người an ủi). “Ba-na-ba đã thể hiện ý nghĩa tên mình như thế nào qua hành động của ông?” (Đón tiếp Phao-lô đến Giê-ru-sa-lem, tin lời Phao-lô nói, giúp giải tỏa nghi ngờ, xóa bỏ khoảng cách giữa Phao-lô với những người khác, cộng tác với nhau hầu việc Chúa). “Các em suy nghĩ xem, vì sao đời sống của Ba-na-ba có thể ảnh hưởng tốt đến những người khác?” (Cho các em trả lời).

     b. Học câu gốc.

Cho các em đọc câu gốc rồi thảo luận: “Trong trường hợp nào các em cần người khác an ủi?”, “Vì sao Phao-lô cần được an ủi?” “Vì sao Ba-na-ba có thể đối xử với Phao-lô như vậy?”, “Theo em, sự an ủi có tác dụng như thế nào đối với một người đang gặp khó khăn?”

     c. Áp dụng vào đời sống.

Cho các em theo gợi ý làm bài tập “Hãy là Ba-na-ba!”. Sau đó chia sẻ những gì đã viết. Giáo viên khích lệ các em trong tuần này, an ủi hoặc đối xử tốt với người khác.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 11. THỜ PHƯỢNG ĐỨC CHÚA TRỜI                                 

I. KINH THÁNH: 2Sử ký 29 – 31:1.

II. CÂU GỐC: “Lạy Chúa là Đức Chúa Trời của con, con hết lòng ca ngợi Chúa, tôn vinh danh Chúa mãi mãi.” (Thi thiên 86:12).

III. BÀI TÂP.

  1. Thiệp mời của vua.

Em chọn những từ thích hợp ở bên phải và trái của thiệp mời rồi điền vào chỗ trống trong thiệp.

  1. Thi thiên của em.

Từ cảm nhận của em, em trả lời cách đơn giản những câu hỏi sau.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 11. THỜ PHƯỢNG ĐỨC CHÚA TRỜI

I. KINH THÁNH: 2Sử ký 29 – 31:1.

II. CÂU GỐC: “Lạy Chúa là Đức Chúa Trời của con, con hết lòng ca ngợi Chúa, tôn vinh danh Chúa mãi mãi.” (Thi thiên 86:12).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Vua Ê-xê-chia dẫn dắt dân Giu-đa thờ phượng Đức Chúa Trời.

– Cảm nhận: Vua Ê-xê-chia yêu mến và vâng lời Đức Chúa Trời.

– Hành động: Khuyến khích các em viết một bài thơ hoặc một bài hát để thờ phượng Chúa.  

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

  1. Sinh hoạt thứ nhất: Lễ Vượt qua.

      a. Mục đích: Giúp các em nhận biết về Lễ Vượt qua.

      b. Tài liệu: Sách học viên trang tư liệu I.

     c. Thực hiện: Vào ngày lễ, chúng ta thường có cơ hội để nghỉ ngơi hoặc vui chơi ăn uống với gia đình, bạn bè. Nhưng có bao giờ các em nghĩ đến ngày lễ đó xuất phát từ đâu không? Các em có thể kể tên một vài ngày lễ truyền thống không? Cho các em mở sách học viên trang tư liệu I, và theo gợi ý hoàn thành bài tập.

     2. Sinh hoạt thứ hai: Cùng đến để thờ phượng.

      a. Mục đích: Để các em thờ phượng Đức Chúa Trời.

      b. Thực hiện: Giáo viên hướng dẫn các em vừa hát vừa vỗ tay, có thể làm cử điệu để thờ phượng Đức Chúa Trời. Sau đó, cho các em chia sẻ Đức Chúa Trời đã chăm sóc các em trong những việc gì, và cầu nguyện cảm tạ Ngài. Giáo viên hướng dẫn các em cùng nhau thờ phượng Đức Chúa Trời cách vui vẻ.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Các em thích nhất ngày lễ nào? Vào ngày lễ đó, các em thường làm gì? Giả sử các em ở xa nhà, không thể cùng người thân trải qua ngày lễ đó, các em cảm thấy như thế nào? Lần sau, các em trở về nhà và được dự lễ với người thân, các em sẽ cảm thấy như thế nào?  

Đã lâu, vua Ê-xê-chia và dân Giu-đa mới trở lại thờ phượng Đức Chúa Trời. Có lẽ họ cũng có cùng cảm nhận với các em!

  1. Bài học.

Các em biết không, dân Y-sơ-ra-ên vì không vâng phục Đức Chúa Trời nên đất nước bị chia cắt. Dân Y-sơ-ra-ên thì bị bắt làm phu tù, còn dân Giu-đa thì miệt mài trong sự thờ lạy thần tượng.

Sau khi vua A-cha qua đời, Ê-xê-chia lên nối ngôi thì tình hình bắt đầu được thay đổi. Vừa mới lên ngôi, việc quan trọng nhất mà vua Ê-xê-chia làm, là đưa dân sự quay trở lại thờ phượng Đức Chúa Trời.

Đầu tiên, vua Ê-xê-chia cho mở cửa đền thờ. Đền thờ đóng cửa đã nhiều năm rồi. Các thầy tế lễ và người Lê-vi (chi phái được chỉ định hầu việc trong đền thờ) đều rời bỏ công việc và trở về nhà. Thế là, vua Ê-xê-chia cho mời họ đến.

Khi các thầy tế lễ và người Lê-vi nhóm lại ở phía ngoài đền thờ, vua Ê-xê-chia bảo họ: “Tổ phụ của chúng ta đã đi ngược lại điều răn của Đức Chúa Trời, đã làm những việc không đẹp lòng Ngài. Cho nên cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời giáng xuống Y-sơ-ra-ên và Giu-đa, khiến họ bị thất bại dưới tay kẻ thù, bị giết, bị bắt làm phu tù”. Các em đọc 2Sử ký 29:10,11 xem Ê-xê-chia cho các thầy tế lễ biết vua sẽ làm gì? (Lập giao ước sẽ hầu việc Đức Chúa Trời, các thầy tế lễ và người Lê-vi sẽ trở lại đền thờ phục sự Ngài).

Các thầy tế lễ và người Lê-vi bắt đầu dọn sạch đền thờ, nhưng đây không phải là một việc dễ dàng vì đền thờ bị bỏ từ lâu, nên rất bụi bặm. Trước tiên, họ phải tháo dỡ các bàn thờ dùng để thờ lạy thần tượng. Sau đó lau sạch và sắp đặt lại mọi vật trong đền thờ. Họ làm việc cật lực trong 16 ngày mới hoàn tất.

Bây giờ, đền thờ của Đức Chúa Trời đã trở nên khang trang hơn. Tiếp đó, vua Ê-xê-chia cùng các quan trưởng đến đền thờ, đem theo nhiều sinh tế. Các thầy tế lễ giết các con sinh, lấy huyết rảy trên bàn thờ để làm lễ chuộc tội, xin Đức Chúa Trời tha thứ cho những việc làm sai trái của dân Giu-đa. Vua Ê-xê-chia sắp xếp một dàn nhạc, vừa đàn vừa hát trong khi các thầy tế lễ làm lễ. Cả hội chúng cúi mình xuống thờ phượng Đức Chúa Trời. 

Đền thờ đã nhiều năm im lặng, bây giờ rộn lên tiếng đàn, tiếng hát. Ngày hôm đó, vua Ê-xê-chia và dân sự đều rất vui mừng vì đã lâu rồi, họ mới được thờ phượng Đức Chúa Trời. 

Sau đó, vua Ê-xê-chia còn muốn tổ chức Lễ Vượt qua. Lễ Vượt qua là lễ gì? (Cho các em thực hiện phần sinh hoạt thứ nhất chia sẻ). Đã lâu rồi, dân sự không giữ ngày lễ quan trọng này. Vua Ê-xê-chia thông báo cho khắp Y-sơ-ra-ên trở về Giê-ru-sa-lem để dự Lễ Vượt qua. Lúc đó, Lễ Vượt qua đã qua rồi, nhưng Đức Chúa Trời cảm động lòng dân Giu-đa, khiến họ đồng lòng đáp ứng lời kêu gọi của vua Ê-xê-chia, làm theo lời Đức Chúa Trời.

Cuối cùng, ngày trọng đại đó đã đến! Cả Giê-ru-sa-lem tràn ngập người, cũng có nhiều người Y-sơ-ra-ên đến dự. Họ giết con sinh để dự Lễ Vượt qua. Trong dân sự, có người chưa dọn mình thanh sạch mà đã dự lễ, nên vua Ê-xê-chia cầu nguyện cho họ. Các em đọc 2Sử ký 30:19 xem vua Ê-xê-chia cầu thay cho dân sự như thế nào?

Vua Ê-xê-chia cầu xin Đức Chúa Trời tha thứ cho những ai đã vi phạm. Đức Chúa Trời tha thứ cho họ. Vậy là, cả dân sự nhóm lại tại Giê-ru-sa-lem đều có thể vui vẻ dự Lễ Vượt qua. Liên tiếp trong 7 ngày, họ thờ phượng Đức Chúa Trời và ca ngợi Ngài. Qua 7 ngày, không ai muốn trở về. Họ quyết định kéo dài thêm 7 ngày nữa. Mọi người tiếp tục vui vẻ ca ngợi Đức Chúa Trời. Các thầy tế lễ và người Lê-vi cầu nguyện chúc phước cho dân sự. Lời cầu nguyện của họ thấu đến nơi ngự thánh của Chúa trên các từng trời. Kinh Thánh cho biết, từ đời vua Sa-lô-môn đến nay, chưa từng có việc nào vui mừng đến như vậy.

Cuối cùng thì đại lễ cũng đã kết thúc, nhưng dân sự vẫn chưa vội về. Họ kéo ra các thành phố Giu-đa, đập bể, phá bỏ các bàn thờ và miếu thờ thần tượng, sau đó mới trở về nhà. Vậy là, trên toàn nước Giu-đa và một vài nơi của Y-sơ-ra-ên, thần tượng được trừ bỏ.

Vào thời trị vì của vua Ê-xê-chia, nước Giu-đa có sự thay đổi rất lớn. Đây là sự thay đổi tốt nhất! Kinh Thánh cho chúng ta biết, vua Ê-xê-chia vâng phục và làm những điều đẹp lòng Đức Chúa Trời.

  1. Ứng dụng.

     a. Ôn lại câu chuyện.

Cho các em mở sách học viên bài 11 và theo chỉ dẫn hoàn thành bài tập “Thiệp mời của vua”, rồi hỏi các em: “Trước khi Ê-xê-chia lên làm vua, dân sự có thờ phượng Đức Chúa Trời không? Vì sao như thế?”, “Có sự thay đổi gì khi vua Ê-xê-chia lên ngôi?”, “Vua Ê-xê-chia dẫn dắt dân sự thờ phượng Đức Chúa Trời như thế nào?” (Phá bỏ thần tượng, dẫn dắt dân sự làm theo lời Đức Chúa Trời, ca ngợi Ngài, cầu nguyện).

     b. Học câu gốc.

Cho các em đọc câu gốc rồi thảo luận: “Câu Kinh Thánh này cho các em biết đối tượng để chúng ta thờ phượng là ai? Chúng ta thờ phượng Ngài bằng những cách nào? Với thái độ như thế nào?” 

     c. Áp dụng vào đời sống.

Ngày hôm nay, Hội Thánh thường thờ phượng Đức Chúa Trời như thế nào? (Hát, cầu nguyện, đọc Kinh Thánh, nghe lời Đức Chúa Trời, dâng hiến…). Các em thích dùng cách nào để bày tỏ sự thờ phượng Đức Chúa Trời? Các em đã từng thờ phượng Chúa bằng nhạc cụ chưa? Các em cảm thấy thế nào khi sử dụng cách này? (Cho các em trả lời). Sau đó, cho các em theo gợi ý làm bài tập “Thi thiên của em” rồi chia sẻ những gì đã viết.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 10. YÊU THƯƠNG NGƯỜI KHÁC

I. KINH THÁNH: Giô-na 1-4.

II. CÂU GỐC: “Hãy yêu thương nhau thân thiết như anh em; hãy hết lòng kính nhường nhau.” (Rô-ma 12:10).

III. BÀI TẬP.

  1. Thuốc giải độc.

Em đọc các tình huống sau đây, và viết ra em sẽ hành động như thế nào để bày tỏ em sẵn lòng chia sẻ tình yêu thương của Đức Chúa Trời với người khác.

  1. Hành động của Giô-na.

Em chọn những từ thích hợp trên mình cá và điền vào chỗ trống trong các câu sau.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 10. YÊU THƯƠNG NGƯỜI KHÁC

I. KINH THÁNH: Giô-na 1-4.

II. CÂU GỐC: “Hãy yêu thương nhau thân thiết như anh em; hãy hết lòng kính nhường nhau.” (Rô-ma 12:10).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Đức Chúa Trời dạy Giô-na một bài học, để ông biết phải vâng theo lời Đức Chúa Trời, yêu thương mọi người. 

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời muốn em làm theo ý muốn của Chúa yêu thương mọi người.

– Hành động: Vâng theo lời Chúa bày tỏ tình yêu của Ngài đối với mọi người.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

  1. Sinh hoạt thứ nhất: Thành Ni-ni-ve.

     a. Mục đích: Giúp các em nhận biết về thành Ni-ni-ve.

     b. Tài liệu: Trang tư liệu H sách học viên.

     c. Thực hiện: Câu chuyện Kinh Thánh hôm nay xảy ra tại thành Ni-ni-ve. Cho các em mở sách học viên trang tư liệu H và theo gợi ý hoàn thành bài tập.

     2. Sinh hoạt thứ hai: Thành phố của em.

     a. Mục đích: Khơi dậy trong các em sự thích thú học tập.

     b. Chuẩn bị: Giấy, bút.

     c. Thực hiện: Phát cho mỗi em 1 tờ giấy vẽ. Cho các em vẽ ra 1 vật có thể giới thiệu về thành phố (nơi) em đang sinh sống. Sau đó, mỗi em chia sẻ tác phẩm của mình.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Có khi nào em không thích ở với một ai đó không? Vì sao? (Cho các em trả lời). Đúng vậy, có không ít nguyên nhân khiến mọi người không thích lẫn nhau.

Các em biết không, Giô-na là tiên tri của Đức Chúa Trời. Các em biết chức vụ tiên tri là gì không? (Truyền lại lời Đức Chúa Trời và khích lệ dân sự vâng theo lời Ngài). Vậy mà có một lần, tiên tri Giô-na đã không vâng lời Đức Chúa Trời truyền bảo. Chúng ta cùng tìm hiểu xem tại sao Giô-na lại có hành động như vậy nhé!

  1. Bài học.

Kinh Thánh cho chúng ta biết Đức Chúa Trời phán bảo Giô-na đến thành Ni-ni-ve truyền lại lời của Ngài. Thành Ni-ni-ve là một thành phố lớn, nhưng dân cư nơi đó làm điều ác. Các em biết gì về thành Ni-ni-ve?” (Cho các em thực hiện xong phần “Sinh hoạt thứ nhất” trả lời).

Thành Ni-ni-ve là một thành phố đầy dẫy tội ác, thì tại sao Đức Chúa Trời không hủy diệt, mà còn bảo tiên tri Giô-na đi truyền lời của Ngài cho họ? Có lẽ Giô-na cũng nghĩ như vậy, nên ông không muốn vâng phục Đức Chúa Trời. Nếu lời Chúa được rao ra, có lẽ họ sẽ ăn năn và không bị Đức Chúa Trời đoán phạt. Ông nghĩ, họ xứng đáng bị đoán phạt hơn là được thương xót. Ông cũng không hiểu vì sao Đức Chúa Trời phải quan tâm đến các dân tộc khác.

Nhưng đây là ý chỉ của Đức Chúa Trời, Giô-na nên làm theo. Nhưng thay vì đi đến Ni-ni-ve như lời Chúa bảo, Giô-na đến bến tàu và đi hướng ngược lại, trốn đến một nơi rất xa.

Con tàu bắt đầu khỏi hành. Giô-na cảm thấy buồn ngủ nên tìm một chỗ kín đáo để ngủ. Xem ra, ông muốn quên đi mạng lệnh của Đức Chúa Trời. Các em đọc Giô-na 1:4 xem Đức Chúa Trời dùng cách gì để nhắc nhở Giô-na?

Đúng vậy, Đức Chúa Trời khiến bão nổi lên, mặt biển nổi sóng cuồn cuộn. Từng đợt sóng lớn đánh vào tàu khiến các thủy thủ rất sợ hãi, vì có nguy cơ đắm tàu. Một mặt, họ cầu xin thần của mình giúp đỡ, một mặt họ quăng những hàng hóa trên tàu xuống để giảm trọng lượng của tàu. Trong khi đó, Giô-na vẫn nằm ngủ ngon lành.

Chủ tàu phát hiện Giô-na đang ngủ liền lay ông dậy. “Vì sao ông còn ngủ? Hãy dậy cầu cứu thần của ông! Không chừng Ngài sẽ cứu lấy mạng sống của chúng ta”.

Giô-na đi lên trên boong tàu và nhìn thấy mọi người đang bàn bạc với nhau. Họ nói: “Chúng ta hãy bắt thăm, xem ai đã làm việc sai trái dẫn đến tại vạ này?” Vào thời đó, mọi người thường hay dùng cách bắt thăm để tìm ra sự thật. Họ bắt thăm thì trúng Giô-na. Mọi người hỏi Giô-na: “Ông là ai? Từ đâu đến? Làm nghề gì?”

“Tôi là người Hê-bơ-rơ”, Giô-na trả lời. “Đức Chúa Trời mà tôi thờ phượng là Đấng đã dựng nên đất và biển. Tôi đang đi trốn khỏi Đức Chúa Trời”.

Bão càng lúc càng lớn hơn. Con tàu lắc lư dữ dội. Mọi người nghe Giô-na nói thì đều sợ hãi, vội hỏi: “Chúng tôi nên làm thế nào đây?”

Giô-na bảo họ ném ông xuống biển thì sóng gió nhất định sẽ yên lặng. Giô-na biết rằng vì tội lỗi của ông nên mọi người mới gặp tai họa này.

Ban đầu, không ai muốn ném Giô-na xuống biển. Họ ráng sức giữ cho con tàu không bị lật và cố đưa tàu vào bờ, nhưng không thể được. Cuối cùng, không còn cách nào khác, họ buộc phải ném Giô-na xuống biển. Lập tức, sóng gió yên lặng. Mọi người trên tàu đều nhận biết Đức Chúa Trời của Giô-na là Đức Chúa Trời chân thật, và thờ lạy Ngài.

Giô-na sẽ ra sao khi bị ném xuống biển? Các em đọc Giô-na 1:17 để tìm câu trả lời. Các em nghĩ xem, nếu Đức Chúa Trời không sắm sẵn con cá để nuốt Giô-na, thì ông sẽ ra sao? Chúng ta không biết đó là con cá gì, nhưng chúng ta biết trong bụng của con cá đó có đủ không khí để duy trì sự sống cho Giô-na. Các em nghĩ ở trong bụng cá có dễ chịu không? Chắc chắn là không! Trong hoàn cảnh đó, Giô-na đã làm một việc khôn ngoan. Ông cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời để ông ở trong bụng cá 3 ngày 3 đêm, và đến lúc này, ông đã học được bài học vâng lời. Đức Chúa Trời khiến con cá nhả Giô-na trên bờ biển.

Sau đó, Đức Chúa Trời lại phán với Giô-na một lần nữa: “Hãy đi đến thành Ni-ni-ve, và rao báo những lời mà ta đã truyền cho ngươi”. Lần này, Giô-na lập tức vâng theo lời Đức Chúa Trời. Khi đến nơi, ông rao giảng: “Còn 40 ngày nữa, thành Ni-ni-ve sẽ bị hủy diệt!”

Thông điệp này nhanh chóng lan truyền đi khắp thành phố. Mọi người đều tin vào lời Đức Chúa Trời, nên họ kiêng ăn, mặc bao gai bày tỏ lòng ăn năn về những việc làm sai trái của mình. Thông điệp này cũng truyền đến cung vua. Các em đọc Giô-na 3:7-9 xem vua Ni-ni-ve đáp ứng như thế nào trước thông điệp của Đức Chúa Trời?  (Dân chúng và thú vật không được ăn uống, phải mặc áo gai, mỗi người cầu xin Đức Chúa Trời tha thứ, từ bỏ việc làm xấu xa của mình). Dân thành Ni-ni-ve ăn năn và mong Đức Chúa Trời tha thứ. Các em nghĩ Đức Chúa Trời cảm thấy như thế nào trước thái độ ăn năn của dân thành Ni-ni-ve?

Đức Chúa Trời bày tỏ tình yêu thương và sự tha thứ của Ngài. Ngài rất vui lòng vì dân thành Ni-ni-ve đã ăn năn. Tất cả mọi người đều vui mừng, trừ một người. Người đó là Giô-na. Giô-na không hề vui mừng chút nào. Ngược lại, ông giận đến nỗi muốn chết đi cho rồi!  Ông phàn nàn với Chúa: “Con đoán trước mọi việc sẽ xảy ra như thế này mà. Vì vậy, con đã trốn đi, không muốn rao truyền sứ điệp, vì con biết Ngài là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, sẽ đổi ý không giáng tai họa. Bây giờ, xin để con chết đi!”. Đức Chúa Trời hỏi Giô-na: “Con giận như vậy có nên không?” Giô-na không trả lời và đi đến phía Đông thành phố, dựng một cái lều nhỏ rồi ngồi đó chờ xem số phận của thành Ni-ni-ve sẽ như thế nào.

Đức Chúa Trời muốn dạy Giô-na một bài học về tình yêu thương, nên Ngài khiến một dây leo mọc lên, và nhanh chóng phủ bóng mát trên đầu Giô-na làm ông rất dễ chịu. Giô-na rất thích dây leo này. Nhưng sáng sớm hôm sau, Đức Chúa Trời sai một con sâu đến chích dây leo khiến nó khô héo và chết đi. Mặt trời mọc lên chiếu ánh nắng gay gắt xuống đầu Giô-na. Đức Chúa Trời còn khiến gió nóng thổi đến nữa. Giô-na rất tức giận vì dây leo đã chết và muốn ngất đi! Các em đọc Giô-na 4:9 xem thái độ của Giô-na như thế nào?

Lúc này, Đức Chúa Trời dùng hình ảnh dây leo để dạy dỗ ông. Ngài phán: “Con không hề tốn công sức để trồng dây leo này. Vậy mà khi nó chết, con còn tiếc nó. Còn Ta, Ta không nên thương xót dân thành này sao? Trong đó, có hơn 120 ngàn trẻ em!”

Chắc Giô-na đã học được một bài học rất thấm thía từ Đức Chúa Trời. Ngài không chỉ yêu thương dân Y-sơ-ra-ên, mà yêu thương tất cả mọi người trên thế gian, dầu họ có xấu xa như thế nào đi nữa, nhưng khi ăn năn, thì Ngài sẵn sàng tha thứ họ. Qua đó, Ngài muốn Giô-na, cũng như tất cả chúng ta phải yêu thương mọi người, và mong muốn họ được cứu.  

  1. Ứng dụng.

     a. Ôn lại câu chuyện.

Cho các em mở sách học viên bài 10, và theo gợi ý làm bài tập “Hành động của Giô-na”. Sau đó hỏi các em: “Đức Chúa Trời muốn Giô-na rao thông điệp gì cho dân thành Ni-ni-ve? (Từ bỏ việc làm gian ác, xấu xa và ăn năn với Chúa. Nếu không, họ sẽ bị Đức Chúa Trời hủy diệt). Vì sao Giô-na không muốn vâng theo lời phán dặn của Đức Chúa Trời? (Ông không muốn dân thành Ni-ni-ve được cứu, vì ông cho rằng họ gian ác, đáng bị đoán phạt). Đức Chúa Trời dạy Giô-na bài học gì? (Phải yêu thương mọi người, ngay cả những người không đáng được yêu thương).

Giáo viên chia sẻ: “Bởi vì Đức Chúa Trời yêu thương mọi người trên thế gian này, nên Ngài muốn mỗi người đều trở thành một thành viên trong nhà Chúa. Nếu em muốn biết rõ hơn Đức Chúa Trời yêu thương em như thế nào, và muốn trở thành một thành viên trong nhà Chúa, cô (thầy) sẽ hướng dẫn thêm và cầu nguyện cho các em sau giờ nầy. Đối với những em đã là thành viên trong nhà Chúa, Đức Chúa Trời muốn các em bày tỏ tình yêu thương bằng cách nói về Chúa cho bạn bè của mình”.

      b. Học câu gốc.

Cho các em đọc câu gốc, rồi cùng thảo luận cụm từ: “yêu nhau như anh em”, “kính nhường nhau”. Giô-na có thái độ như thế nào đối với dân thành Ni-ni-ve? (Không muốn điều tốt cho người xấu và không cùng dân tộc với mình). Thái độ của Giô-na có phải là yêu thương không? Câu Kinh Thánh này dạy các em điều gì? (Sống nhường nhịn, yêu thương, hòa nhã với tất cả mọi người). 

      c. Áp dụng vào đời sống.

Khi các em có thái độ kiêu ngạo, cho rằng mình tốt hơn các bạn khác, hoặc không thích các bạn khác vì các bạn ấy nghèo, dơ bẩn, không hợp tính… thì các em phải vâng phục lời dạy của Chúa để thay đổi thái độ của mình đối với người khác. Cho các em theo gợi ý làm bài tập “Thuốc giải độc”, rồi sau đó chia sẻ những gì viết ra.