BÀI 1. TIẾP ĐÃI KHÁCH LẠ (HV)
in ẤU NHI, QUÍ I. 2016 on 29 Tháng Năm, 2017
BÀI 1. TIẾP ĐÃI KHÁCH LẠ
CÂU GỐC: “Chớ quên sự tiếp khách” (Hê-bơ-rơ 13:2a).
BÀI 1. TIẾP ĐÃI KHÁCH LẠ
CÂU GỐC: “Chớ quên sự tiếp khách” (Hê-bơ-rơ 13:2a).
I. KINH THÁNH: Sáng 18:1-16; Hê-bơ-rơ 13:1-2.
II. CÂU GỐC: “Chớ quên sự tiếp khách” (Hê-bơ-rơ 13:2a).
III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:
– Biết: Áp-ra-ham sốt sắng tiếp khách với thái độ vui vẻ, ân cần.
– Cảm nhận: Vui vẻ tiếp khách là điều đẹp lòng Chúa.
– Hành động: Nhiệt tình tiếp đãi khách.
IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.
A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.
* Trò chơi: MỜI KHÁCH VÀO NHÀ.
– Cách chơi: Cho các em đứng vòng tròn, chọn ra 4 em làm khách xin ở nhờ (nếu số người chơi là 10), 6 em còn lại thì cứ 2 em nắm tay nhau làm thành một cái nhà (số em làm khách phải luôn hơn số nhà là một). 4 người khách phải chạy quanh vòng tròn, khi có hiệu lịnh của NHD, khách phải nhanh chóng tìm cho mình 1 căn nhà để vào và em nào chậm chân sẽ bị dư ra, không có nhà, phải chịu phạt. 4 em lại chạy, trò chơi lại tiếp tục như thế.
Giáo viên nói lên sự dạy dỗ: “Các em thân mến, chúng ta vừa chơi trò chơi MỜI KHÁCH VÀO NHÀ. Trò chơi nầy có ý là khi khách đi đường xa xôi, mệt mỏi, muốn tìm một chỗ để nghỉ chân, thì chúng ta sẵn lòng mời họ vào nhà mình, tiếp đãi tử tế. Đó là một cách giúp đỡ người khác khi họ cần đến chúng ta. Lòng yêu thương, hay giúp đỡ người khác, sẽ nhận được sự thương mến từ mọi người chung quanh”.
Giáo viên cho các em tự diễn cảnh có khách đến thăm và xem các em trong nhà tiếp khách như thế nào, sau đó, giáo viên nhắc lại ý chính của bài học hôm nay: “Phải tiếp đãi khách với thái độ vui vẻ, lễ phép”.
B. BÀI HỌC KINH THÁNH.
1. Vào bài.
Các em thân mến, các em có thích bạn thân của mình đến nhà chơi không? Chúng ta ai cũng đều vui thích khi có bạn thân đến nhà mình chơi. Nếu có người khách nào đến nhà chơi, thì chúng ta nói là họ “đến thăm” chúng ta. Câu chuyện hôm nay cũng cho chúng ta biết một người rất vui mừng được đón tiếp khách đến thăm nhà mình. Các em lắng nghe nhé.
2. Bài học.
Cách đây rất lâu, có một ông lão tên là Áp-ra-ham. Ông rất kính sợ Chúa và vâng lời Ngài, vì vậy, Ngài rất yêu thương ông, thường hay trò chuyện với ông. Ông rất giàu, có nhiều chiên, bò, ruộng đất và người giúp việc.
Trước nhà của ông có một cây rất to, cành của nó vươn dài tỏa bóng mát. Buổi sáng, buổi trưa, hoặc chiều, ông đều thích ngồi nghỉ dưới bóng cây đó. Ông đã già lắm, chín mươi chín tuổi rồi. Các em ơi, các em có thể đếm từ 1 đến 99 không? Đó là một dãy số rất dài, phải không? Đúng vậy, ông Áp-ra-ham lớn tuổi lắm rồi, cho nên chúng ta gọi ông bằng “cụ” nha!
Có một lần nọ, đang khi cụ Áp-ra-ham ngồi nghỉ dưới gốc cây, thì có ba người khách đi đường đến gần nhà cụ. Thấy họ có vẻ mệt mỏi, chắc là đã trải qua một đoạn đường xa, cụ đứng dậy đón họ và bảo: “Mời các ông ghé vào đây nghỉ chân nhé!”
Các em thân mến, các em có đi xa bao giờ chưa? Khi đi một quãng đường xa, có phải các em cảm thấy mệt và muốn tìm một nơi để nghỉ chân không? Ba người nầy thấy cụ mời họ cách tử tế, vui vẻ quá, nên họ nhận lời: “Oi, ông tốt quá! Chúng tôi rất cảm ơn ông. Chúng tôi xin nghỉ chân lại nơi đây một lát”. Cụ mời họ ngồi, rót nước mời họ uống, rồi chạy vào nhà bảo vợ: “Bà ơi! Có ba người khách đến nhà mình, chắc họ đói rồi, bà làm bánh cho họ ăn nhé!” Bà cụ vui vẻ trả lời: “Dạ, tôi làm ngay!” Cụ Áp-ra-ham sai đầy tớ lấy nước ra rửa chân cho ba vị khách (giáo viên giải thích đó là phong tục của người Do-thái khi có khách đến nhà). Được rửa chân xong, họ cảm thấy thật mát mẻ, dễ chịu.
Sau đó, cụ bảo người giúp việc dọn bàn. Chủ và khách cùng ăn một bữa ngon lành trong sự vui vẻ, thân mật. Dùng xong, ba vị khách nói: “Chúng tôi cảm ơn ông rất nhiều. Hẹn vào ngày nầy năm tới, chúng tôi sẽ ghé thăm ông nhé!”. Sau nầy, cụ mới biết họ là thiên sứ của Chúa. Ngài đã sai họ đến nhà ông.
3. Ứng dụng.
Các em thân mến, ngày hôm nay chúng ta không thấy được thiên sứ như cụ Áp-ra-ham, nhưng Chúa Giê-xu dạy chúng ta phải vui vẻ tiếp khách, bất kỳ là ai. Đó là điều đẹp lòng Chúa. Cô (thầy) biết các em rất vui khi có bạn đến chơi, nhưng các em phải nhớ tiếp đãi bạn thật tốt, không tranh giành đồ chơi với bạn. Khi bạn của ba mẹ đến nhà thăm, các em nhớ ra chào lễ phép, rót nước mời khách, giúp ba mẹ dọn thức ăn hoặc trái cây tiếp khách… Có như thế mới là con ngoan của ba mẹ và là bạn tốt của Cha trên trời.
Phúc Âm Là Tin Mừng
Phúc âm chính là tin mừng về Chúa Giê-xu đã đến thế gian để cứu chúng ta khỏi tội lỗi. Đó chính xác là phúc âm, không hơn, không kém. Nếu bạn có thể nói cho ai về một điều gì đó, hãy nói về Chúa Giê-xu. Lời Chúa trong Kinh Thánh chép: “Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu.” Công vụ 4:12.
Hãy nói cho mọi người biết rằng Chúa Giê-xu chính là Đức Chúa Trời, Đấng đã xuống thế gian như một người, và đã chết vì tội lỗi của nhân loại. Hãy nói cho mọi người biết rằng họ hoàn toàn có thể nhận được sự tha tội và nhận được sự sống đời đời với Đức Chúa Trời, thông qua một cách duy nhất đó là tin nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu. Kinh Thánh khẳng định: “Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu” Rô-ma 10:9.
Đó chính là phúc âm. Mọi người đều có thể chia sẻ, và mọi người đều cần được nghe.
“Chúa Giêxu đã làm điều đó” – nhà vô địch đường chạy 400m tại Olympic Rio 2016 ngợi khen Chúa vì chiến thắng phá vỡ kỷ lục của mình.
Vận động viên Wayde van Niekerk hoàn thành đoạn đường 400m chỉ trong 43.03 giây, phá vỡ kỷ lục của Michael Johnson để giành huy chương vàng vào đêm Chúa nhật.
Sau đó, chàng vận động viên mang quốc tịch Nam Phi này còn gửi lời cảm ơn đến người hâm mộ cùng câu nói “Chúa là sức mạnh” trên twitter.
Anh chia sẻ trên BBC: “Tôi đã mơ về điều này từ khi còn là một đứa trẻ”.
“Điều duy nhất tôi có thể làm bây giờ là ngợi khen Chúa. Mỗi ngày, tôi quỳ gối và cầu nguyện với Chúa rằng Ngài sẽ chăm sóc và dõi theo tôi trong mỗi bước chạy”.
“Tôi xin Chúa đưa dắt tôi qua mỗi cuộc đua và tôi thật phước hạnh khi có được cơ hội này”.
Trước đó, trong một lần phỏng vấn với Passion for Sport, Wayde van Niekerk cũng chia sẻ rằng: “Mọi điều tôi gặp trong đời đều nhờ ơn Chúa. Tôi đặt để mỗi cuộc đua, mỗi bước chạy trong tay Ngài. Tôi tin tưởng Chúa trong mọi điều mình làm”.
Anh cho rằng “Chúa là Đấng đã ban phước cho tôi với tài năng này” và nhận thức rõ ràng giá trị của đức tin.
Trên đường chạy, Van Niekerk vượt lên trong 80m cuối cùng để đánh bại nhà vô địch London 2012, Kirani James và vận động viên về ba người Mỹ LaShawn Merritt.
Mặc dù trước đó chỉ được tham dự vòng chung kết với thành tích đứng thứ 5 trên bảng xếp hạng, Van Niekerk đã gây bão trên đường đua Rio với tấm huy chương Olympic đầu tiên trong đời và trở thành người đầu tiên vô địch đường đua 400m khi chạy ở lane ngoài.
Một câu chuyện đầy phước hạnh vừa diễn ra tại nhà tù Durham County ở North Carolina vào hồi cuối tháng 6 khi 39 tù nhân với đủ các tội danh nghiêm trọng như giết người, hiếp dâm, tấn công có vũ khí… được nhận báp-tem.
Sự kiện mất nhiều tháng lên kế hoạch nhưng cuối cùng đã được chính thức thông qua.
Tù nhân Reginald Minor cho biết: “Đó là đức tin của tôi. Tôi là một Cơ Đốc nhân. Như mọi Cơ Đốc nhân khác, tôi tin Chúa Giêxu là đường đi”.
“Nó cho tù nhân chúng tôi một cơ hội để bước đi trong đức tin, tôi cảm ơn họ [những người thực hiện báp-tem] bởi vì những gì họ đang làm”, Minor chia sẻ về lễ báp-tem.
“Tôi không thể nói thay mọi người, nhưng tôi có thể nói cho bản thân tôi”, ông tiếp tục. “Tôi biết sâu trong thâm tâm, nó đem tôi đến gần hơn và gần hơn với niềm tin của mình. Tôi chỉ nhìn về Chúa để giúp đỡ tôi, đó là tất cả”.
Cảnh sát trưởng Mike Andrews đã cho phép đặt hai bể bơi trong khu để xe của nhà tù và giao cho mỗi người nhận báp-tem một cuốn Kinh Thánh cùng các tài liệu Thánh Kinh khác.
Ông Mike Andrews nói: “Chúng ta đều có thời gian ngắn hạn trên đất. Chúng ta chỉ ghé ngang đất này. Mọi người ở đây ngày hôm nay bởi vì họ muốn tạo nên sự khác biệt. Nếu những cá nhân quyết định thực hiện bước đi bởi đức tin này, tôi nghĩ chỉ có những nhà truyền giáo trong cộng động muốn giúp đỡ họ”.
Mục sư Vinny Abbruscato, của mục vụ Trinity Outreach, đã tiến hành mục vụ 3 đêm mỗi tuần tại nhà tù này kể từ tháng 3. Ông cho biết mỗi buổi đều có sự tham dự của khoảng 10-25 tù nhân. Ông cùng các mục sư khác giữ tay các tù nhân và nhấn chìm họ xuống nước, sau đó giúp họ đứng dậy.
“Đây là điều được nhắc đến trong Matthew 28 bởi Chúa Giêxu, nói rằng hãy đi và báp-tem trong Danh Cha, Con và Đức Thánh Linh”, mục sư Abbruscato nói. “Báp-tem trong nước nghĩa là họ đi xuống và chết đi cái tôi cũ, rồi trỗi dậy với một con người mới trong Đấng Christ”.
Gordon and Laura Smith là hai giáo sĩ người Mỹ, gốc Canada. Ông bà đến Đông Dương vào năm 1929 và được Hội Truyền Giáo Phúc Âm Liên Hiệp (Christian and Missionary Alliance) bổ nhiệm hầu việc Chúa trong thời gian đầu tại Kratie, Kampuchia.
Năm 1934, ông bà được cử đến Ban-mê-thuột để truyền giáo cho người sắc tộc tại đây. Giáo sĩ Gordon and Laura Smith đã tìm hiểu văn hóa của người sắc tộc để giới thiệu Chúa cho họ. Bên cạnh việc giúp họ nhận biết Chúa để được cứu rỗi linh hồn, ông bà đã giúp các dân tộc thiểu số trong lãnh vực giáo dục và y tế. Giáo sĩ Gordon and Laura Smith đã tổ chức những lớp học để dạy cho người sắc tộc.
Năm 1941, khi Nhật xâm chiếm Đông Dương, Giáo sĩ Gordon Smith đã cùng gia đình di tản về Hoa Kỳ. Ông bà đã dùng thời gian này để viết một số sách, trình bày những nhận thức và kinh nghiệm của mình trong việc giới thiệu Chúa cho những người có một nền văn hóa thật khác biệt. Những tác phẩm của ông bà xuất bản trong thời kỳ này là:
– The Blood Hunters (World Wide Prayer & Missionary Union – 1942)
– Gong in the Night (Zondervan Publishing – 1943)
– The Missionary and Anthropology (Moody Press – 1945)
– Light in the Jungle (Moody Press – 1946)
– The Missionary and Primity Man (Van Kampen Press – 1947)
– Farther into the Night (Zondervan Publishing – 1955)
Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc, Giáo sĩ Gordon and Laura Smith trở lại hầu việc Chúa tại Ban-mê-thuột. Nhận thấy tại Ban-mê-thuột có nhiều người sắc tộc bị bệnh phung, Giáo sĩ Gordon and Laura Smith đã thành lập bệnh viện phung tại Ban-mê-thuột.
Năm 1956, do bất đồng ý kiến trong cách gây quỹ cho bệnh viện, ông bà đã rời khỏi Hội Truyền Giáo Christian and Missionary Alliance, để thành lập một tổ chức truyền giáo mới gọi là Vietnam Christian Mission (Cơ Đốc Truyền Giáo Hội). Giáo sĩ Gordon and Laura Smith đã về hầu việc Chúa tại Đà Nẵng. Ông bà thành lập Trường Kinh Thánh cho Cơ Đốc Truyền Giáo Hội. Sau đó, một số Hội Thánh được thành lập. Tại Đà Nẵng, ông bà đã thành lập hai viện mồ côi để giúp các em có cha mẹ bị chết trong chiến tranh, và trường học để dạy các em. Thêm vào, ông bà cũng thành lập một trung tâm cho người bệnh phung mới tại vùng Đà Nẵng.
Năm 1974, Giáo sĩ Gordon Smith được 72 tuổi. Vì sức khỏe suy yếu, ông không thể hầu việc Chúa lâu hơn tại Việt Nam. Ông bà trở lại Hoa Kỳ, và cả hai về với Chúa tại Hoa Kỳ vào năm 1977.
Bên cạnh những đóng góp của ông bà cho công việc Chúa với Hội Truyền Giáo Phúc Âm Liên Hiệp (1929-1956), trong thời gian hầu việc Chúa với Cơ Đốc Truyền Giáo Hội (1956-1972), ông bà đã thành lập một trường Kinh Thánh đào tạo được 30 mục sư, truyền đạo, thành lập 30 Hội Thánh, một trung tâm cho người bệnh phung, và sáu cô nhi viện tại Kon Tum, Tuy Hòa, Quảng Ngãi, Tam Kỳ, và Đà Nẵng (China Beach Orphanage và Crescent Beach Orphanage).
https://www.youtube.com/watch?v=oJjj1ctWD38
https://www.youtube.com/watch?v=Ri6O9VwlGT4