Tác giả: Mai hdenayun

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

in NHI ĐỒNG on 9 Tháng Tám, 2024

 

BÀI 7. THÁM TỬ THOÁT NẠN

I. KINH THÁNH: Giô-suê 2:1-24.

II. CÂU GỐC: “Chẳng phải Ta đã truyền phán với con sao? Hãy mạnh dạn, can đảm! Chớ run sợ, chớ kinh hãi! Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời của con vẫn ở cùng con trong mọi nơi con đi.” (Giô-suê 1:9).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Hai thám tử gặp khó khăn, nhưng Đức Chúa Trời đã chăm sóc và giúp đỡ họ.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời ban sự can đảm cho hai thám tử và hướng dẫn họ làm đúng những việc cần thiết.

– Hành động: Xin Chúa giúp đỡ và ban cho các em lòng can đảm để làm đúng những điều Chúa muốn.

IV. PHẦN SUY GẪM CỦA GIÁO VIÊN.

Khi nhắc đến Giô-suê chương 2, người ta thường nói đến đức tin của Ra-háp, nhưng trong bài học nầy, chúng ta cùng suy nghĩ về sự can đảm mà Đức Chúa Trời ban cho hai thám tử khi họ được giao nhiệm vụ do thám thành Giê-ri-cô.

Giê-ri-cô có tường thành bao bọc chung quanh kiên cố, quân lính bảo vệ nghiêm nhặt. Do thám thành Giê-ri-cô quả là việc hết sức khó khăn. Nếu bị phát hiện chắc chắn sẽ chết! Nhưng hai thám tử được Đức Chúa Trời ban cho sự can đảm, vững tin nơi Ngài. Họ đã  hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc. Và cũng chính họ chỉ cho gia đình Ra-háp phương cách để được cứu  qua việc treo sợi chỉ điều nơi cửa sổ.

Trong sự phục vụ Chúa, nhiều lúc cũng gặp những việc không dễ chút nào, nhưng đừng nản lòng, Chúa sẽ ban cho chúng ta sự can đảm để vượt qua mọi sự. Đức Chúa Trời luôn ở cùng, giúp đỡ chúng ta hoàn thành mọi việc nếu chúng ta hết lòng tin cậy Chúa và làm đúng theo ý Ngài.

Bạn cần chuẩn bị bài dạy bằng sự cầu nguyện, đọc và suy gẫm Lời Chúa. Tham khảo tài liệu rồi dựa vào nhu cầu thuộc linh của các em để định kế hoạch giảng dạy cho tốt.

V. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

   * Mô hình thành cổ.

  1. Mục đích: Giúp các em mường tượng cảnh sông Giô-đanh, thành Giê-ri-cô và dân Y-sơ-ra-ên.
  2. Vật liệu: Giấy cứng màu xanh lơ làm khung, giấy cứng màu vàng làm thành Giê-ri-cô, giấy màu xanh dương đậm làm sông Giô-đanh. Bản câu hỏi, bút lông.
  3. Thực hiện: Nhờ một người đứng phía sau đọc tiếng vọng: “Thành Giê-ri-cô được bao quanh bởi một bức tường rất kiên cố. Tối đến người ta đóng chặt cửa thành để đề phòng sự xâm nhập của kẻ thù. Mỗi ngôi nhà đều có mái bằng. Người ta đi lên cầu thang ở bên hông nhà để lên mái nhà. Có những ngôi nhà được xây trên tường thành trông rất ngộ nghĩnh và trở thành một phần của tường thành. Người dân thời đó thích dùng vải gai để may quần áo. Gai là một loại cây, sau khi tuốt sợi ra khỏi vỏ người ta dệt thành vải, những cọng gai còn lại thì phủ lên mái nhà”…

Giáo viên hướng dẫn các em làm mô hình sông Giô-đanh và thành Giê-ri-cô (xem hình).

Sông Giô-đanh

 

Thành Giê-ri-cô

 

– Bản câu hỏi: Viết ba câu hỏi lên một tờ giấy (xem hình).

Hướng dẫn các em làm mô hình “Thành Giê-ri-cô”“Sông Giô-đanh”. Chỉ làm một nửa, phần còn lại để tuần sau hoàn thành. Dùng bản câu hỏi để hỏi các em.

Giúp cho các em chú ý và ghi nhớ bằng cách nêu những câu hỏi để các em trả lời: “Thử hình dung thành Giê-ri-cô. Nhà của dân Giê-ri-cô ra sao? Có một số nhà được xây dựng ở đâu? Những sợi gai được phơi ở đâu? Sợi gai là gì? Người ta dùng sợi gai để làm gì?”

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

(Chuẩn bị thị trợ: Kinh Thánh, hình vẽ trong phần phụ lục, con rối, bút chì: Ra-háp và hai thám tử trong phần phụ lục, 1 sợi chỉ đỏ dài 20cm).

  1. Vào đề.

Qua phần Sinh hoạt đầu giờ, các em đã hiểu sơ qua về sông Giô-đanh, thành Giê-ri-cô và vải gai. Các em biết lúc ấy dân Y-sơ-ra-ên đang sống ở nơi nào không? (Bày mô hình thành cổ ra, cho các em chỉ nơi dân Y-sơ-ra-ên đóng trại). Muốn chiếm được đất hứa, dân Y-sơ-ra-ên phải vượt qua nhiều khó khăn. Bây giờ các em cùng xem Giô-suê lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên như thế nào nhé.

  1. Bài học.

Sau khi nhận nhiệm vụ lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên, Giô-suê vâng theo mọi điều Đức Chúa Trời chỉ dạy. Một hôm, Đức Chúa Trời bảo Giô-suê: “Hãy đưa dân Y-sơ-ra-ên qua sông Giô-đanh đến miền đất mà Ta hứa ban cho các ngươi”. Nhưng khi vượt qua sông, họ sẽ đối diện với nhiều kẻ thù. Đầu tiên là dân Giê-ri-cô. Đây là một thành phố kiên cố với tường thành bao bọc chung quanh, có lính canh gác suốt ngày đêm (H.1).

Trước khi vượt sông, Giô-suê muốn biết tình hình trong thành Giê-ri-cô như thế nào? Ông chọn hai người trong số những phụ tá của mình để làm nhiệm vụ quan trọng nầy. Chúng ta hãy gọi hai người nầy là thám tử. Họ phải can đảm vào thành Giê-ri-cô, xem xét tình hình và nắm thông tin về mọi mặt của thành nầy. Công việc của họ phải hết sức bí mật, khéo léo và thận trọng để không bị phát giác.

Hai người được chọn vâng lệnh Giô-suê, thu xếp hành trang, chuẩn bị lương thực, rồi vượt qua sông Giô-đanh, lặng lẽ tiến vào thành Giê-ri-cô (Cho các em xem mô hình, chỉ rõ vị trí của sông Giô-đanh và thành Giê-ri-cô). Mọi việc đều tốt đẹp. Hai thám tử đã vào trong thành an toàn và bắt đầu dò xét tình hình. Họ nắm được nhiều điều cần thiết mà ông Giô-suê mong đợi.

Sau khi xem xét thành Giê-ri-cô xong, hai thám tử đến nhà của một phụ nữ tên Ra-háp. Ngôi nhà của bà được xây dựng trên tường thành (chỉ vị trí ngôi nhà trên mô hình thành cổ).

Có người trông thấy hai thám tử Y-sơ-ra-ên vào nhà Ra-háp, liền báo cho vua Giê-ri-cô hay. Vua  sai lính đến nhà Ra-háp hỏi: “Đưa hai người mới đến nhà ngươi ra đây mau. Bọn chúng là thám tử đến để thăm dò, tìm hiểu những bí mật của chúng ta đấy”. Raháp trả lời: “Họ có đến, nhưng đã đi trước khi cổng thành đóng lại vào ban đêm”. Quân lính không tìm thấy hai thám tử trong nhà Ra-háp, bởi vì Đức Chúa Trời đã che chở, bảo vệ họ.

Các em biết không, Ra-háp đã giấu các thám tử dưới đống cây gai trên mái nhà (đưa con rối Ra-háp và hai thám tử ra). Quân lính tưởng rằng hai thám tử đã đi khỏi nhà trước khi trời tối như lời Ra-háp nói. Đoán là các thám tử đã thoát ra ngoài nên họ vội rời khỏi thành, nhắm hướng ngoại ô mà truy đuổi.

Nhưng hai thám tử lại phải đối mặt với một khó khăn khác, đó là cửa thành đã đóng chặt, làm thế nào ra ngoài mà không bị phát hiện? Đức Chúa Trời đã mở đường cho họ. Ra-háp leo lên mái nhà, báo cho hai thám tử biết họ có thể rời khỏi chỗ nấp. Ra-háp nói với họ: “Tôi muốn cứu các ông bởi vì tôi biết chắc Đức Chúa Trời đã ban vùng đất nầy cho các ông. Tôi cũng có nghe nói Đức Chúa Trời đã làm những việc kỳ diệu cho các ông. Đức Chúa Trời mà các ông tin là Đức Chúa Trời thật, là Chúa của trời đất”.

Hai thám tử vui mừng vì Ra-háp đã tin nơi Đức Chúa Trời chân thật. Bà Ra-háp nói tiếp: “Bây giờ tôi xin các ông một điều, tôi đã đối đãi tử tế với các ông thì xin các ông cũng đối đãi nhân từ lại với tôi và người nhà của tôi khi các ông chiếm thành nầy. Xin cứu chúng tôi, cho chúng tôi được sống bình yên”.

Các thám tử nói với Ra-háp: “Bà hãy cột sợi chỉ đỏ nơi cửa sổ để làm dấu hiệu. Khi chúng tôi đánh lấy thành, bà và những người trong gia đình phải ở trong nhà của mình. Nếu bà làm đúng như vậy, và không tiết lộ việc chúng tôi đã đến đây thì bà và gia đình sẽ được an toàn”.

Sau đó Ra-háp tìm một sợi dây thừng rồi dòng hai thám tử xuống dọc theo tường thành. Vừa xuống đến mặt đất, họ lập tức  trốn lên núi ba ngày rồi mới vượt sông Giô-đanh trở về. Hai thám tử báo cáo cho Giô-suê biết mọi chi tiết. Họ nói: “Quả thật, Đức Chúa Trời đã phó cả xứ vào tay chúng ta; và lại, hết thảy dân của xứ đều sờn lòng trước mặt chúng ta” (Giô-suê 2:24).

Hai thám tử thật là dũng cảm. Nhờ sự bảo vệ và giúp đỡ của Đức Chúa Trời, cuối cùng họ đã hoàn thành công tác mà Giô-suê giao, một công tác đầy khó khăn và nguy hiểm.

  1. Áp dụng.

Dùng câu hỏi đơn giản để giúp các em ôn lại điểm chính của câu chuyện. Rồi viết lên bảng hai từ “can đảm” “sợ hãi”, hỏi các em: “Ý nghĩa của can đảm và sợ hãi là gì?” Sau đó dạy các em học thuộc câu gốc.

Nói với các em: Trong đời sống thường ngày, có nhiều việc chúng ta cần dũng cảm mới có thể thực hiện được. Có những việc nên hoặc không nên làm. Mời các em xem hình “Em sợ điều gì? Em không sợ điều gì?” Rồi cùng thảo luận với các em. Trước tiên là hình 1: “Bạn trai trong hình muốn bạn mình làm điều gì? Kinh Thánh có dạy chúng ta trộm cắp không?” (Không).“Trong trường hợp nầy, em cần Đức Chúa Trời ban cho em lòng can đảm để làm gì? Nếu em không chịu hợp tác với bạn ăn cắp thì bạn ấy sẽ đối xử với em như thế nào? Câu Kinh Thánh nào giúp em?” (Các em đọc câu gốc).“Ai sẽ cho chúng ta lòng can đảm?” (Đức Chúa Trời).

Sau đó cho các em xem hình 2: “Vì sao bạn gái nầy sợ về nhà gặp mẹ?” (Các em so sánh với kinh nghiệm bản thân để trả lời).“Nếu bạn đó làm điều sai, bạn ấy cần ai giúp đỡ để về nhận lỗi cùng mẹ?” (Đức Chúa Trời).“Đức Chúa Trời ban cho em điều gì?” (Lòng can đảm).“Câu Kinh Thánh nào giúp em?” (Các em đọc câu gốc).“Chúng ta cần Đức Chúa Trời ban cho lòng can đảm để làm gì?” (Cho các em lần lượt trả lời.) Sau cùng, hướng dẫn các em cầu nguyện, xin Chúa ban cho các em lòng can đảm để làm điều phải, đúng như Lời Chúa dạy.

VI. PHỤ LỤC.

–  Vẽ hình phụ trợ và làm con rối.

  1. Vật liệu: Giấy dày trắng, bút màu, bút chì, kéo và băng keo.
  2. Cách làm:

     a. Nhà ở của người Y-sơ-ra-ên sau khi vào thành Giê-ri-cô: Vẽ theo mẫu hình 1 sau đó tô màu.

Hình 1. Thành Giê-ri-cô

 

     b. Con rối Raháp và hai thám tử: Vẽ ra giấy hình bà Raháp và hai thám tử theo mẫu hình 2 và 3. Dùng băng keo gắn bút chì vào mặt sau của con rối (xem hình).

Hình 2. Ra-háp

 

 

Hình 3. Hai thám tử

 

 

 

 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

in NHI ĐỒNG on 8 Tháng Tám, 2024

BÀI 6. CHÚA MUỐN EM VÂNG LỜI

 

I. KINH THÁNH: Giô-suê 1:1-18.

II. CÂU GỐC: “Hỡi kẻ làm con cái, hãy vâng phục cha mẹ mình trong Chúa” (Ê-phê-sô 6:1).

III. BÀI TẬP.

  1. CÙNG VÂNG LỜI.

Giô-suê vâng lời Đức Chúa Trời, truyền lệnh cho dân sự. Dân sự hứa sẽ vâng lời ông. Em hãy điền những lời Giô-suê nói và dân sự trả lời vào hình dưới đây.

Giô-suê hướng dẫn dân chúng làm theo lời Chúa.

  1. XEM HÌNH VÀ TRẢ LỜI.

   Trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời dạy chúng ta phải vâng lời cha mẹ và những người hướng dẫn chúng ta.

  Em hãy xem hình vẽ bên cạnh. Họ là ai? Họ yêu cầu em làm gì? Em viết câu trả lời vào những hàng kẽ.

 

C. EM PHẢI VÂNG PHỤC AI?

Ai đã hướng dẫn em làm theo Lời Chúa? Em vẽ hình người mà em vâng phục và viết tên họ vào những ô trống dưới đây.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên:_________________

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên:_________________

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên:_________________

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên:_________________

 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp NHI ĐỒNG (6-8 TUỔI) –QUÝ 1/2024

in NHI ĐỒNG on 8 Tháng Tám, 2024

BÀI 6. CHÚA MUỐN EM VÂNG LỜI

 

I. KINH THÁNH: Giô-suê 1:1- 18.

II. CÂU GỐC: “Hỡi kẻ làm con cái, hãy vâng phục cha mẹ mình trong Chúa” (Ê-phê-sô 6:1).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Đức Chúa Trời lập Giô-suê lên lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên. Dân Y-sơ-ra-ên hứa vâng lời ông.

– Cảm nhận: Chúa đẹp lòng khi các em biết vâng lời.

– Hành động: Kính yêu và tuân theo lời dạy của Đức Chúa Trời, vâng lời cha mẹ cùng thầy cô.

IV. PHẦN SUY GẪM CỦA GIÁO VIÊN.

Sau khi Môi-se qua đời, Đức Chúa Trời chọn Giô-suê, một trong những phụ tá của Môi-se lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên. Đối với Giô-suê, đây là một trọng trách hết sức nặng nề. Bởi ông cảm thấy mình không vĩ đại như Môi-se, người mà ông vô cùng yêu mến và khâm phục. Nhưng Đức Chúa Trời hứa ở cùng ông, Đức Chúa Trời khích lệ ông, các quan trưởng cũng hứa sẽ vâng theo mệnh lệnh của ông. Giô-suê từ địa vị làm người trợ lý cho Môi-se, trở thành người tiếp tục công tác lãnh đạo của Môi-se – vâng phục Đức Chúa Trời.

Vâng phục Đức Chúa Trời là một bài học thuộc linh mà mỗi một người lãnh đạo thuộc linh đều phải học biết. Trước hết, bạn phải làm một người con biết vâng lời Chúa. Sau đó mới có thể dạy dỗ các em trở thành những con người biết vâng lời.

Là người hướng dẫn, bạn nên quan sát hành vi của các em, cả các em ngoan cũng như chưa ngoan. Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của các em, nhờ cậy Lời Chúa để sửa đổi các em. Giúp các em biết sống vâng lời, đẹp lòng Đức Chúa Trời.

V. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HỌAT ĐẦU GIỜ.

  *Vâng theo mệnh lệnh.

  1. Mục đích: Cùng thảo luận với các em về sự vâng lời.
  2. Vật liệu: Bài 6 sách Học viên, viết.
  3. Thực hiện: Cho các em mở sách học viên bài 6, quan sát các nhân vật trong hình: Ba mẹ, người điều khiển giao thông, cảnh sát. Rồi suy nghĩ xem những người nầy yêu cầu các em phải vâng theo những điều gì và điền vào chỗ trống.

Sau khi hoàn tất, các em lần lượt đọc bài viết của mình và cho biết em có vâng theo ý họ không?

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

(Chuẩn bị thị cụ: Kinh Thánh, sách học viên, bảng đen, phấn viết).

  1. Vào đề.

Trong gia đình, ở trường học hoặc trong nhà thờ, ai có quyền quản lý các em? Những người đó có quyền như thế nào? (Cho các em trả lời). Các em biết không, dù là những người đã trưởng thành nhưng khi sống và làm việc cũng phải vâng phục những người lãnh đạo họ (đưa ra vài ví dụ cụ thể). Thật ra, người lãnh đạo, người quản lý chúng ta là do Chúa sắp đặt, để chúng ta có thể sống trong một môi trường trật tự và an toàn. Vì vậy, Chúa dạy chúng ta: “Hãy vâng lời kẻ dẫn dắt anh em…” (Hê-bơ-rơ 13:17).

Ngày xưa Đức Chúa Trời chọn Môi-se dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập. Đây thật là một công việc vĩ đại! Vì thế Môi-se cần có người phụ giúp. Trong số những người phụ giúp đó có Giô-suê. Sau khi Môi-se qua đời, các em có biết ai là người lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên không? Bài học nầy sẽ cho các em biết điều đó.

  1. Bài học.

Đức Chúa Trời chọn Giô-suê làm vị lãnh tụ mới của dân Y-sơ-ra-ên. Ngài nói với ông: “Bây giờ Môi-se qua đời rồi, con hãy dẫn dắt dân Ta vào miền đất mà Ta đã hứa ban cho họ”. Các em thử đoán xem ông Giô-suê tiếp nhận điều nầy như thế nào? Ông có suy nghĩ gì? (Cho các em trả lời.) Chắc chắn Giô-suê nhớ lại đoạn đường đã qua trong đồng vắng. Lúc ấy, dân Y-sơ-ra-ên thường oán trách Môi-se, bất bình về nhiều việc (vẽ lên bảng hình bên cạnh). Trong thời gian Môi-se dẫn dắt họ, có vô số những khó khăn, nguy hiểm. Vì thế Giô-suê lo rằng mình cũng sẽ gặp những khó khăn như vậy. Liệu dân Y-sơ-ra-ên có tuân theo luật pháp của Đức Chúa Trời không? Làm sao thay đổi được những ý nghĩ không đúng của họ? Ngoài ra còn có quân thù ở bốn phía, phải dẹp yên bọn chúng trước khi tiến vào đất hứa.

Sau khi suy nghĩ đến vô số những khó khăn, chắc chắn lòng Giô-suê cảm thấy lo sợ (hình bên cạnh). Nhưng Đức Chúa Trời hiểu tất cả, Ngài phán: “Ta sẽ ở cùng ngươi như Ta ở cùng Môi-se; Ta sẽ không lìa ngươi, không bỏ ngươi đâu… Hãy vững lòng bền chí, chớ run sợ, chớ kinh khiếp, vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi vẫn ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi”.

Sau đó, Đức Chúa Trời dạy Giô-suê cách để trở thành một lãnh đạo tốt. Ngài nói: “Ngươi phải đọc Lời Ta mỗi ngày, suy gẫm trong lòng và làm theo lời Ta dạy bảo”. Giô-suê học Lời Đức Chúa Trời và làm theo Lời Ngài. Do đó, ông đã trở thành một lãnh đạo gương mẫu của dân Y-sơ-ra-ên.

Ông Giô-suê tin Đức Chúa Trời ở cùng mình như Lời Ngài đã hứa. Và ông cũng vui lòng vâng theo tất cả mệnh lệnh của Chúa. Giô-suê tập họp các quan trưởng của dân sự lại rồi kể cho họ nghe những điều mà Đức Chúa Trời đã phán dạy. Sau đó các vị nầy dạy lại cho toàn dân Y-sơ-ra-ên những điều đó…

Giô-suê truyền lịnh: “Hãy bảo mọi người chuẩn bị lên đường. Trong ba ngày nữa chúng ta sẽ qua sông Giô-đanh, tiến vào xứ mà Đức Chúa Trời hứa ban cho chúng ta”. Các quan trưởng khẳng định rằng:“Chúng tôi sẽ làm mọi điều ông dặn và đi khắp nơi nào ông sai, chúng tôi sẽ vâng lời ông như đã vâng theo Môi-se. Cầu xin Chúa ở cùng ông như Ngài đã ở cùng Môi-se vậy”. (Cho các em viết những lời này vào chỗ trống trong hình của phần A, bài 5 sách học viên).

  1. Áp dụng.

Đức Chúa Trời lập Giô-suê làm người hướng dẫn dân Y-sơ-ra-ên. Hiện nay Ngài lập ai hướng dẫn các em? Kinh Thánh chép: “Hỡi kẻ làm con cái, hãy vâng phục cha mẹ mình trong Chúa” (Ê-phê-sô 6:1). Câu Kinh Thánh nầy bảo chúng ta vâng phục ai? (Cha mẹ). Mỗi người dân đều phải vâng phục chính quyền (Rô-ma 13:1). Cho các em kể ra chức vụ của những người lãnh đạo quận, xã, trường học, Hội Thánh…

Cho các em mở sách học viên xem hình những người lãnh đạo. Họ được giao cho quyền hành để dạy dỗ, hướng dẫn chúng ta. Dù các em đi đến khu vui chơi, trường học hay là ở trong gia đình hoặc Hội Thánh, cũng đều có những người cai quản. Đức Chúa Trời muốn chúng ta vâng phục người có trách nhiệm quản lý những nơi đó.

Hướng dẫn các em làm bài tập trong phần“Em phải vâng phục ai?” Vẽ những nhân vật mà em phải vâng phục và ghi chức vụ của họ.

Sau cùng dành thì giờ cầu nguyện. Hướng dẫn các em cảm tạ Đức Chúa Trời đã ban cho các em có cha mẹ, thầy cô, và các vị lãnh đạo. Khuyến khích các em cầu xin Đức Chúa Trời giúp các em biết vâng phục cha mẹ, thầy cô và các vị lãnh đạo.

THÔNG ĐIỆP HẰNG TUẦN 08/08/2024

THÔNG ĐIỆP HẰNG TUẦN 08/08/2024

in THÔNG ĐIỆP HẰNG TUẦN on 8 Tháng Tám, 2024

THÔNG ĐIỆP HẰNG TUẦN 08/08/2024 Chủ đề: Đức Tin Bằng Hạt Cải Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 17:14-21 Thông điệp: Trong Ma-thi-ơ 17:20, Chúa Giê-xu đã nói với các môn đồ rằng: “Nếu các con có đức tin chỉ bằng một hạt cải thì các con có thể bảo hòn núi nầy rằng: ‘Hãy dời từ đây qua đó’ thì nó sẽ dời; và chẳng có điều gì các con không làm được!” Tất cả chúng ta nên được khích lệ bởi những lời này. Bạn có cảm nhận được quyền năng ở trong đó không? Hãy nhớ rằng, một hạt giống nhỏ bé của đức tin có thể làm những việc phi thường. Trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời toàn năng của chúng ta, không có trở ngại nào không thể vượt qua và không có thử thách nào quá lớn. Khi nghịch cảnh ập đến, có thể chúng ta nghi ngờ và lo lắng. Nhưng vào những lúc như vậy, chúng ta cần phải tin cậy vào quyền năng tối cao của Đức Chúa Trời. Hãy cầu xin Chúa làm đức tin tăng trưởng trong chúng ta. Hãy nhớ rằng Chúa luôn ở bên chúng ta, và điều đó có nghĩa chúng ta không có lý do gì để sợ hãi (Thi Thiên 118:6). Vì vậy, trong thời điểm bất ổn, hãy để đức tin hạt cải của bạn nở rộ thành những lời cầu nguyện mạnh mẽ! Nguồn: In Touch Ministries ___________________ HỘI THÁNH TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM Kính CHÚA – Yêu Người – Truyền Giảng Phúc Âm – Xây Dựng Hội Thánh Địa chỉ: 68 Nguyễn Công Hoan, P7, Phú Nhuận, TP.HCM Email: hoithanhphucam2007@gmail.com Facebook: https://www.facebook.com/httgpa2007 Youtube: www.youtube.com/@HoiThanhTruyenGiangPhucAm Web: http://maiamviet.org Web: http://hoithanhphucam.org #hoithanhtruyengiangphucam #httgpa

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in ẤU NHI on 8 Tháng Tám, 2024

BÀI 12. BỮA ĂN KỲ DIỆU

 

I. KINH THÁNH: Giăng 6:1-14.

II. CÂU GỐC: Đức Chúa sẽ cung ứng mọi nhu cầu của anh em (Phi-líp 4:19a).

 III. BÀI HỌC.         

            Chúa Jêsus hoá bánh cho năm ngàn người ăn, để bày tỏ tình yêu của Ngài với họ.

            * Tô màu và cắt dán.

 

 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIAO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIAO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in ẤU NHI on 8 Tháng Tám, 2024

BÀI 12. BỮA ĂN KỲ DIỆU

 

I. KINH THÁNH: Giăng 6:1-14.

II. CÂU GỐC: Đức Chúa sẽ cung ứng mọi nhu cầu của anh em (Phi-líp 4:19a).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Chúa Jêsus thương yêu đoàn dân đông, hoá bánh và cá cho năm ngàn người ăn no nê.

            – Cảm nhận: Chúa Jêsus yêu thương và quan tâm đến mọi người.

            – Hành động: Yêu thương và quan tâm đến người khác.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

  1. Chuẩn bị: Sưu tập một số hình ảnh thật hay trong tạp chí như: Thức ăn, gia đình, nhà, ba mẹ, ông bà, anh chị, áo quần, xe.

Giấy bìa cứng lớn viết hàng chữ thật to “Tờ Báo Cảm Tạ”.

Keo, viết chì màu sáp.

  1. Thực hiện: “Tờ Báo Cảm Tạ”: Treo tờ giấy bìa cứng lớn lên tường, vừa tầm các em và để những hình đã sưu tầm trên bàn cho các em thấy và chọn lựa.

Hướng dẫn các em cảm tạ Đức Chúa Trời, vì Ngài đã ban cho các em mọi sự, (như ba mẹ có sức khoẻ tốt, ông bà yêu thương em, áo quần mới, ngôi nhà mới…).

 Cho các em chọn một tấm hình và nói lên nguyên nhân cảm tạ, sau đó dán hình đó lên tờ giấy bìa treo trên tường và viết vài câu cảm tạ.

V. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Có bao giờ các em đi cắm trại, đi chơi ngoài trời hay đi công viên với các bạn cùng lớp không? Các em có chuẩn bị thức ăn đem theo không? Có bao giờ các em chia sẻ thức ăn và cùng ăn chung với các bạn không? Các em cảm thấy thế nào? (Cho các em tự do trả lời). Chia sẻ thức ăn là bày tỏ tình yêu thương đối với bạn. Chúa Jêsus cũng cùng ăn chung với số đông người trên núi, Ngài ăn với bao nhiêu người?

  1. Bài học.

Chúa Jêsus và các môn đồ đi dọc bờ biển giảng dạy và giúp đỡ mọi người. Sau nhiều ngày bận rộn, mệt mỏi, Chúa Jêsus và các môn đồ muốn đến bãi cỏ yên tĩnh gần chân núi phía bên kia, để nghỉ ngơi. Thế là họ lên thuyền chèo qua. Đến nơi, vừa ngồi xuống, Chúa Jêsus và các môn đồ thấy rất đông người đang từ từ tiến đến gần, họ ngồi xuống chờ Chúa Jêsus giảng dạy. 

Nhìn thấy đoàn dân đông khát khao mong đợi, Chúa Jêsusđộng lòng thương xót, Ngài biết họ cần sự yêu thương và lời dạy dỗ của mình. Thay vì nghỉ ngơi, Chúa Jêsus lại tiếp tục giảng dạy cho họ về Đức Chúa Trời.

Xế chiều, nhìn vẻ mặt đói và mệt của đoàn dân đông, Chúa Jêsusnói với Phi-líp: “Chúng ta sẽ mua bánh ở đâu cho họ ăn”. Phi-líp trả lời:Chúng ta không đủ tiền mua thức ăn cho nhiều người như vậy”. Lúc ấy, có một môn đồ dẫn một bé trai đến và nói: “Em trai này muốn dâng phần ăn của mình. Nhưng chỉ có hai cái bánh và năm con cá, thì làm sao đủ với đoàn dân đông này?”. Chúa Jêsus xoa đầu bé trai cảm ơn, nhận lấy phần ăn của em và bảo các môn đồ: “Hãy cho đoàn dân ngồi từng nhóm trên bãi cỏ”. Mọi người vâng lời, ngồi từng nhóm cách trật tự. Khi mọi người đã ngồi ổn định, các môn đồ đếm khoảng năm ngàn người không kể phụ nữ và trẻ em. Chúa Jêsus sẽ làm gì với phần ăn ít ỏi đó các em? Chúng ta cùng chờ xem Ngài làm gì nhé.

Cầm bánh và cá trên tay, Chúa Jêsus giơ lên và cầu nguyện cảm tạ Đức Chúa Trời, rồi bẻ bánh và cá ra, đưa cho các môn đồ chia cho mọi người. Thật kỳ diệu, năm cái bánh và hai con cá cứ bẻ hoài không hết. Mọi người ăn một bữa no nê. Ăn xong, các môn đồ lượm những miếng thừa được mười hai giỏ.

Mọi người đều vui mừng và kinh ngạc bàn tán: “Chỉ có Chúa Jêsus mới làm được phép lạ kỳ diệu này, chỉ có Chúa Jêsus mới hoá bánh cho năm ngàn người ăn no nê”.

  1. Ứng dụng.

Các em thân mến! Chúa Jêsus có yêu thương và quan tâm đến đoàn dân đông không? Chúa Jêsus đã bày tỏ tình yêu thương của mình với họ như thế nào? (Cho các em tự do trả lời). Chúa Jêsus có yêu các em không? Các em có yêu gia đình và những người chung quanh các em không? Các em phải làm gì để bày tỏ tình yêu của mình với mọi người. (Giáo viên hướng dẫn các em).

* Chuẩn bị.

Bài tập trong sách học viên bài số 12, kéo, keo nước, viết chì màu.

* Thực hiện.

Giáo viên cho các em xem hình và đưa ra những câu hỏi để các em trả lời. Cho các em tô màu hình vẽ và cắt hình trong trang cắt dán, dán vào chỗ thích hợp.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in ẤU NHI on 8 Tháng Tám, 2024

BÀI 11. PHỤC VỤ CHÚA YÊU THƯƠNG

 

I. KINH THÁNH: Mác 1:21-22, 29-31.

II. CÂU GỐC: “Tất cả anh em phải có tình thần hiệp nhất, cảm thông yêu mến anh em trong Chúa” (1Phi-e-rơ 3:8a).

III. BÀI HỌC.

            Cảm động trước tình yêu của Chúa Jêsus, bà gia Phi-e-rơ phục vụ Chúa Jêsus và các môn đồ.

            * Tô màu và cắt dán.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in ẤU NHI on 8 Tháng Tám, 2024

BÀI 11. PHỤC VỤ CHÚA YÊU THƯƠNG

 

I. KINH THÁNH: Mác 1:21-22, 29-31.

II. CÂU GỐC: “Tất cả anh em phải có tình thần hiệp nhất, cảm thông yêu mến anh em trong Chúa” (1Phi-e-rơ 3:8a).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

            – Biết: Sau khi được Chúa Jêsus chữa lành bịnh, bà gia Phi-e-rơ liền phục vụ Ngài.

            – Cảm nhận: Chúa Jêsus yêu thương và quan tâm đến người khác.   

            – Hành động: Bày tỏ tình yêu thương với mọi người.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

  1.  Chuẩn bị: Mỗi em một tờ giấy trắng, viết chì, viết chì màu, cục gôm.
  2. Thực hiện: Vẽ hình: Giáo viên cho mỗi em một tờ giấy trắng và dụng cụ. Cho các em vẽ hình bà ngoại, bà nội hay mẹ, có thể vẽ thêm (nếu em nào thích) ngôi nhà của bà nội, bà ngoại.

Khi vẽ xong, cho các em nói về tình cảm của người các em vẽ. Hướng dẫn các em viết tặng cho người các em đã vẽ.

V. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Các em thân mến! Khi bị bịnh các em phải làm gì? (Cho một vài em nói lên kinh nghiệm của mình). Phải cầu nguyện, đi bác sĩ, uống thuốc và nghỉ ngơi.

Câu chuyện Kinh Thánh hôm nay nói về một người bịnh sốt nặng, và có một vị bác sĩ đến tận nhà để chữa bịnh cho bà. Các em cùng nghe vị bác sĩ đó là ai và chữa cho bà như thế nào nhé.

  1. Bài học.

Vào một ngày Sa-bát, Chúa Jêsus đến nhà hội, giảng dạy cho dân chúng nhận biết về lời Đức Chúa Trời. Lời dạy dỗ của Ngài như có quyền phép, khiến mọi người chăm chú lắng nghe.

Sau khi giảng dạy xong, Phi-e-rơ mời Chúa Jêsus và các môn đồ đến nhà bà gia mình nghỉ ngơi và ăn tối. Nghe tin Phi-e-rơ dẫn Chúa Jêsus và các môn đồ về nhà. Bà gia Phi-e-rơ cố gắng ngồi dậy chuẩn bị thức ăn. Nhưng bà không ngồi dậy được, vì đang lên cơn sốt rất nặng.

Thấy bà gia Phi-e-rơ đang sốt mê man, các môn đồ thưa với Chúa Jêsus: “Thưa thầy, bà gia Phi-e-rơ đang sốt rất nguy hiểm, xin chữa bịnh cho bà”. Các em đoán thử Chúa Jêsus có chữa bịnh cho mẹ của Phi-e-rơ không? (Cho các em tự do trả lời).

Ánh mắt yêu thương nhìn người đàn bà bị cơn sốt hành hạ, Chúa Jêsus tiến lại bên giường nắm lấy tay và đỡ bà ngồi dậy, Ngài giúp bà đứng lên và dìu bà đi lại. Mọi người im lặng chờ đợi. Thật kỳ diệu, cơn sốt thình lình biến mất. Để bày tỏ lòng biết ơn với Chúa Jêsus, bà vui mừng chạy ngay vào bếp chuẩn bị nấu nướng thật nhiều món ngon. Nấu xong, bà dọn lên bàn phục vụ Chúa Jêsus và các môn đồ. Mọi người cùng ăn uống trò chuyện vui vẻ.

Bây giờ các em đã biết người bác sĩ chữa lành cho bà gia Phi-e-rơ là ai chưa? (Cho các em tự do trả lời). Đúng rồi, đó là Chúa Jêsus, Ngài đã dùng liều thuốc yêu thương để chữa bịnh cho bà (Giáo viên giải thích liều thuốc yêu thương cho các em). 

  1. Ứng dụng.

Các em thân mến, Chúa Jêsus đẹp lòng khi các em phục vụ Ngài. Các em có biết làm cách nào để phục vụ không? (Cho các em trả lời). Thăm hỏi người già yếu, bịnh tật, giúp đỡ bạn bè, dâng hiến, quan tâm và yêu thương người khác, là phục vụ Chúa Jêsus. Các em có yêu Chúa Jêsus và muốn phục vụ Ngài không? Ai bằng lòng phục vụ Ngài, hãy giơ tay lên hứa nguyện và cầu nguyện với Ngài ngay giờ này, các em có muốn không? Giáo viên cầu nguyện cho các em. 

* Chuẩn bị.

Bài tập trong sách học viên bài 11, kéo, keo, viết chì màu, viết chì. 

* Thực hiện.

Cho các em xem hình trong sách bài tập, Hỏi các em những câu hỏi trong hình vẽ và cho các em trả lời. Hay hỏi các em ý nghĩa của hình vẽ: Các em thấy gì trong hình vẽ? Bé trai phải làm gì để giúp mẹ? Bạn Huy có cho bạn chơi banh với mình không? Tại sao? 

Cho các em cắt hình trong tranh cắt dán, dán vào vị trí thích hợp. Tô màu hình vẽ.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in ẤU NHI on 8 Tháng Tám, 2024

BÀI 10. TÌM KIẾM CHÚA YÊU THƯƠNG 

 

I. KINH THÁNH: Lu-ca 19:1-9.

II. CÂU GỐC: “Hãy tìm, sẽ gặp” (Ma-thi-ơ 7:7b).

III. BÀI HỌC.

            Xa-chê tìm kếm Chúa Jêsus, Ngài yêu thương, tha thứ và vào nhà Xa-chê.

            * Tô màu và cắt dán hình.

Lan! Con đem banh ra ngoài chơi

Trái banh

Chuyện gì đã xảy ra vậy?

Lan không vâng lời mẹ.

Bây giờ Lan phải làm gì?

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in ẤU NHI on 8 Tháng Tám, 2024

BÀI 10. TÌM KIẾM CHÚA YÊU THƯƠNG 

 

I. KINH THÁNH: Lu-ca 19:1-9.

II. CÂU GỐC: “Hãy tìm, sẽ gặp” (Ma-thi-ơ 7:7b).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Xa-chê tìm kiếm và gặp được Chúa Jêsus, Chúa Jêsus đến nhà Xa-chê.  

            – Cảm nhận: Khi tìm kiếm hết lòng thì sẽ gặp.

            – Hành động: Em tìm cầu Chúa mỗi ngày.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

  1. Chuẩn bị: Cây kiểng có nhiều chồi, lá nhỏ hay những cây có nhiều mầm, lá, kính lúp (nếu có).
  2. Thực hiện.

* Trò chơi: Tìm Kiếm.

Chia các em làm hai, ba tổ. Chia cây kiểng ra bằng nhau, cho các em khoảng 5-10 phút để quan sát và tìm kiếm những mầm, chồi, lá của cây kiểng, đếm chúng được bao nhiêu cái mỗi loại, (cho các em kính lúp nếu có). Giáo viên cùng kiểm tra và đếm lớn tiếng với các em, để tạo sự phấn khởi. Có thưởng cho đội thắng.

V. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

            Các em có thích trò chơi “tìm kiếm” vừa rồi không? Các em có vui khi tìm ra được những mầm, chồi không? Các em cảm thấy thế nào khi đội mình thắng (Cho các em tự do trả lời). Tìm và thấy được thì rất vui phải không các em? Kinh Thánh cho chúng ta biết một người cũng tìm kiếm Chúa Jêsus và gặp được Ngài. Các em cùng chờ xem người ấy là ai và ông tìm kiếm Chúa như thế nào nhé.  

  1. Bài học.

Trong làng nọ, có một người rất lùn tên là Xa-chê. Ông làm nghề thâu thuế. Các em biết nghề thâu thuế là gì không? (Cho các em tự do trả lời). Thâu thuế là thâu tiền của nhân dân cho chính phủ, thời ấy người thâu thuế thường lấy nhiều tiền hơn mức chính phủ quy định để bỏ vào túi riêng, và họ trở nên giàu có. 

Một hôm, Xa-chê nghe nhiều người bàn tán Chúa Jêsus là Đấng yêu thương và chữa bịnh cho nhiều người, Ngài đang đi vào phố. Tò mò, muốn xem Chúa Jêsus là ai sao mọi người lại ca ngợi.

Xa-chê chạy đến đó, đám đông như hàng rào chắn ngang, Xa-chê chen vào, nhảy lên, nhưng vì lùn quá không thể thấy Chúa Jêsus là ai. Các em có cách nào giúp Xa-chê không? 

Sau một lúc suy nghĩ, Xa-chê vụt chạy đến cây sung bên đường và trèo lên. Từ trên cây cao Xa-chê có thể nhìn thấy đoàn người đang từ từ tiến gần. Đang phân vân không biết Chúa Jêsus là ai, thì có một tiếng phán: “Hỡi Xa-chê, hãy xuống, hôm nay ta sẽ đến nhà của ngươi”. Các em đoán xem Xa-chê sẽ phản ứng ra sao? (Cho các em tự do trả lời).

Không lưỡng lự, Xa-chê vui mừng đón Chúa Jêsusvào nhà. Cảm động trước tình yêu của Chúa Jêsus, vì Ngài đã không coi thường ông, mà vào nhà ông, Xa-chê thưa với Chúa Jêsus: “Lạy Chúa tôi sẽ lấy nửa gia tài tôi để cho kẻ nghèo, nếu tôi làm thiệt hại ai, tôi sẽ đền lại gấp bốn lần”. Hài lòng trước việc làm này, Chúa Jêsus phán: “Hôm nay ngươi và cả nhà ngươi sẽ được cứu”.

Các em ơi, các em đã biết ai là người tìm kiếm Chúa Jêsus, và làm cách nào ông gặp được Chúa chưa? (Cho các em trả lời). Đúng rồi đó là Xa-chê.    

  1. Ứng dụng.

Chúa Jêsus đã bày tỏ tình yêu của Ngài trước sự tìm kiếm của Xa-chê, Ngài đã đem sự cứu rỗi đến cho gia đình Xa-chê. Chúa Jêsus có yêu các em không? Các em có tìm kiếm Chúa Jêsus không? (Cho các em tự do trả lời, hay cho một vài em nói lên kinh nghiệm của mình). 

* Chuẩn bị.

Bài tập trong sách học viên bài 10, kéo, keo dán, viết chì màu, viết chì.

* Thực hiện.

  1. Cho các em cắt dán hình trong trang cắt dán, dán vào vị trí thích hợp và tô màu.

2. Giáo viên cho các em xem hình bài tập, hướng dẫn các em đọc những câu ở hình 1 và 2. Mẹ của Lan nói gì? Lan có vâng lời mẹ không? Việc gì đã xảy ra? Lan phải làm gì? Giáo viên đưa ra những câu hỏi trên cho các em trả lời. Hướng dẫn các em biết Chúa Jêsus yêu các em, Ngài muốn các em phải luôn vâng lời ba mẹ.