Tác giả: Mai hdenayun

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in ẤU NHI on 8 Tháng Tám, 2024

BÀI 9. MÓN QUÀ YÊU THƯƠNG

 

I. KINH THÁNH: Giăng 12:1-3.

II. CÂU GỐC: “Đức Chúa Trời yêu mến người dâng hiến một cách vui lòng (2Cô-rinh-tô 9:7b).

III. BÀI HỌC.

            Cảm động vì tình yêu của Chúa Jêsus, Ma-ri dâng bình dầu thơm quí giá rửa chân cho Chúa Jêsus. 

            * Tô màu và cắt dán.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in ẤU NHI on 8 Tháng Tám, 2024

BÀI 9. MÓN QUÀ YÊU THƯƠNG

 

I. KINH THÁNH: Giăng 12:1-8.

II. CÂU GỐC: “Đức Chúa Trời yêu mến người dâng hiến một cách vui lòng (2Cô-rinh-tô 9:7b).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Cảm động trước tình yêu của Chúa Jêsus, Ma-ri dâng bình dầu quí xức chân Ngài.

            – Cảm nhận: Dâng hiến là bày tỏ lòng yêu thương. 

            – Hành động: Dâng cho Chúa những gì tốt nhất.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

  1. Chuẩn bị: Bánh, kẹo, đồ chơi, hoa để làm quà, giấy gói quà, kéo, băng keo, dây ru băng để gói quà.
  2. Thực hiện: Món quà yêu thương: Cho các em chọn một món quà nhỏ (bánh, kẹo, đồ chơi, hoa), tặng cho bạn nào các em yêu thương trong lớp. Cho các em giấy, dây ru băng, keo để các em tự gói quà cho bạn. Có thể cho các em vẽ món quà trên giấy để thay thế cho gói quà.

            Giáo viên hướng dẫn các em biết tặng quà cho bạn là bày tỏ lòng yêu mến của mình đối với bạn. Cho các em đến tặng và chúc bạn những câu chúc tốt lành.

V. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Các em thân mến! Các em cảm thấy thế nào khi được nhận và được tặng quà? (Cho các em tự do trả lời). Món quà yêu thương là món quà em muốn bày tỏ lòng yêu mến của em đối với bạn. Kinh Thánh cho biết, có người đàn bà dâng cho Chúa Jêsus một “món quà yêu thương”. Các em muốn biết bà là ai và món quà đó là gì không? 

  1. Bài học.

             Các em còn nhớ Ma-ri, Ma-thê và La-xa-rơ không? Họ là gì của Chúa Jêsus, và Chúa Jêsus đã làm gì cho họ? (Cho các em tự do trả lời). Họ là những người bạn của Chúa Jêsus và Ngài đã cứu sống La-xa-rơ. Cảm nhận được tình yêu của Chúa Jêsusđối với gia đình mình, La-xa-rơ, Ma-ri, Ma-thê làm tiệc mời Ngài. Họ chuẩn bị thật nhiều món ăn ngon, Ma-thê, Ma-ri bưng dọn thức ăn, La-xa-rơ ngồi cạnh Chúa Jêsus phục vụ Ngài. Mọi người nói cười vui vẻ, bữa tiệc thật ấm cúng.

   Trong lúc mọi người đang ăn uống vui vẻ, Ma-ri vào trong phòng lấy ra một chai dầu cam tùng (loại nước hoa thật đắt tiền) bước thẳng đến bên Chúa Jêsus và quỳ xuống, nâng bàn chân Ngài lên. Mọi người ngạc nhiên trố mắt nhìn Ma-ri, bàn tán: “Ma-ri làm gì vậy? Tại sao cô ấy làm như vậy?” Các em có biết Ma-ri làm gì không? 

Từ tốn, Ma-ri mở chai dầu ra xức chân Chúa Jêsus và lấy tóc lau chân Ngài. Mùi nước hoa ngào ngạt toả khắp phòng. Lúc đó, một người ngồi cùng bàn giận dữ đứng lên nói: “Ma-ri, tại sao cô phí thế, sao cô không bán dầu thơm đó lấy ba trăm đơ-ni-ê (là số tiền rất lớn) để bố thí cho kẻ nghèo?”

Đôi mắt tràn ngập yêu thương nhìn Ma-ri, Chúa Jêsus nói: “Hãy để cho nàng làm, vì các ngươi sẽ có cơ hội giúp cho người nghèo, còn ta không còn ở với các ngươi lâu nữa”.

“Món quà yêu thương” không phải vì nó là bình nước hoa quí và đắt tiền, nhưng nó đã được Ma-ri dâng một cách hết lòng. Thái độ dâng hiến của Ma-ri đã bày tỏ tình yêu của bà với Chúa Jêsus. Chúa Jêsus có vui lòng về hành động của Ma-ri không các em? (Cho một vài em nói lên suy nghĩ của mình).    

  1. Ứng dụng.

Các em thân mến! Có bao giờ các em dâng cho Chúa Jêsusmột cái gì đó để bày tỏ tình yêu của mình đối với Chúa Jêsus chưa? (Cho các em tự do trả lời). Giúp đỡ những người nghèo khổ, đau ốm chung quanh cũng là cách dâng cho Chúa. Các em có sẵn lòng giúp đỡ họ không?

* Chuẩn bị.

Bài tập trong sách học viên bài 9, viết chì màu, viết chì.

* Thực hiện.

Hướng dẫn các em tô màu món quà các em sẽ tặng. Viết tên người các em yêu thương và muốn tặng món quà vào bìa.  

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in ẤU NHI on 8 Tháng Tám, 2024

BÀI 8. CA NGỢI CHÚA JÊSUS

 

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 21:1-11, 15-16.

II. CÂU GỐC: Hãy hát bài ca cảm tạ cho Đức Giê-hô-va (Thi thiên 147:7a).

III. BÀI HỌC.

            Chúa Jêsus vào thành Giê-ru-sa-lem, mọi người tung hô ca ngợi Ngài.

            * Tô màu và cắt dán hình vào chỗ thích hợp.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in ẤU NHI on 8 Tháng Tám, 2024

BÀI 8. CA NGỢI CHÚA JÊSUS

 

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 21:1-11, 15-16.

II. CÂU GỐC: Hãy hát bài ca cảm tạ cho Đức Giê-hô-va (Thi thiên 147:7a).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Chúa Jêsus vào thành Giê-ru-sa-lem, mọi người tung hô chúc  tụng Ngài.

– Cảm nhận: Ca ngợi Chúa là bày tỏ tình yêu thương và tôn kính Ngài.

– Hành động: Em yêu thương và ca ngợi Chúa Jêsus.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

  1. Chuẩn bị: Hoa, lá cây, lá tranh, hay bất cứ vật gì dùng để cắm hoa, dụng cụ cắm hoa. Những vật có thể trang trí cho phòng nhóm.
  2. Thực hiện: Cho các em xem hình hoặc bình hoa đã cắm. Chia các em làm hai hoặc ba tổ, chia hoa và vật trang trí phòng nhóm cho các em. Cho các em thi cắm hoa và trang trí phòng nhóm cho đẹp. Có thưởng khi các em cắm bình hoa đẹp.

 Giải thích cho các em biết Chúa ban cho các em một cuộc sống tốt đẹp, trang trí hoa cho phòng nhóm đẹp là bày tỏ lòng biết ơn và ca ngợi Chúa Jêsus. Cho các em hát bài hát ca ngợi Chúa Jêsus.  

V. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Nếu tổng thống đến thăm lớp học, các em sẽ làm gì để đón tiếp ông? (Cho các em tự do trả lời). Các em sẽ hát, múa, chuẩn bị trang trí lớp cho đẹp và các em sẽ mặc những bộ đồ đẹp nhất để đón tiếp tổng thống phải không? Trong câu chuyện Kinh Thánh hôm nay nói về một người được mọi người đón tiếp rất nồng hậu, họ tung hô, ca ngợi. Các em cùng nghe ông ta là ai nhé. 

  1. Bài học.

Một ngày nọ, Chúa Jêsus nói với hai môn đồ: “Hôm nay ta muốn vào thành Giê-ru-sa-lem bằng lừa. Hai người hãy vào làng dẫn con lừa đang cột lại cho ta. Nếu có ai hỏi thì nói Chúa cần đến nó”. Các em đoán xem hai môn đồ có đi không? (Cho các em tự do trả lời). 

Hai môn đồ vâng lời Chúa Jêsus đi vào làng. Đến nơi, họ thấy con lừa đang bị cột, họ mở dây và dẫn con lừa đi như Chúa Jêsus đã nói. Hai môn đồ cởi áo mình trải lên lưng lừa cho Chúa Jêsus ngồi. Các môn đồ và Chúa Jêsus cùng đi vào thành Giê-ru-sa-lem.

Nhiều người đi theo Chúa Jêsus cũng trải áo mình trên đường, một số khác bẻ nhánh cây bỏ rải ra giữa đường và tung lên trời, cho Chúa Jêsus đi qua. Đoàn người kẻ đi trước người theo sau, vừa đi vừa tung hô Chúa Jêsus rằng: “Hô-sa-na! Hô-sa-na con vua Đa-vít. Đáng ca ngợi cho Đấng nhân danh Chúa mà đến! Hô-sa-na ở trên nơi rất cao”. 

Khi Chúa Jêsus vào thành Giê-ru-sa-lem, cả thành xôn xao bàn tán: “Người này là ai mà mọi người tung hô như vậy?”. Một số người trả lời: “Đó là Đấng tiên tri Jêsus ở Na-xa-rét, xứ Ga-li-lê”. Họ nói có đúng không các em? Các em nghĩ Chúa Jêsus là ai? (Cho các em tự do trả lời). Họ nói không đúng rồi, Chúa Jêsus là Đấng Cứu Thế chứ không phải là tiên tri như họ nghĩ.

Bây giờ các em đã biết người được nhiều nguời tung hô đón mừng là ai chưa? Đó là Chúa Jêsus yêu dấu của chúng ta.                                                       

  1. Ứng dụng.

Các em thân mến! Đoàn dân đông cởi áo, bẻ nhánh cây tung hô Chúa Jêsus. Còn các em làm gì để bày tỏ lòng yêu thương và tôn kính Ngài? (Cho các em tự do trả lời). Các em có thể hát, múa ca ngợi Ngài, hay nói cho người thân và những người chung quanh về tình yêu của Ngài đã dành cho các em. Các em có làm điều đó được không?

* Chuẩn bị.

            Bài tập trong sách học viên bài số 8, kéo, keo nước, viết chì màu.

* Thực hiện.

            Cho các em cắt hình trong trang cắt dán, dán vào vị trí thích hợp theo ý các em, và tô màu. Gợi ý cho các em phải trang trí cho thích hợp. Sau khi các em hoàn thành hỏi các em mùa xuân như thế nào? (Cho các em tự do trả lời). Giáo viên giải thích cho các em.

            Cho các em cùng đọc bài thơ trong trang sau.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in ẤU NHI on 8 Tháng Tám, 2024

BÀI 7. NGƯỜI ĐẦY TỚ ĐƯỢC CHỮA LÀNH

 

I. KINH THÁNH: Lu-ca 7:1-10.

II. CÂU GỐC: Chúng ta hãy làm điều thiện cho mọi người (Ga-la-ti 6:10b).

III. BÀI HỌC.

            Chúa Jêsus yêu thương và quan tâm đến những người có nhu cầu. 

            * Tô màu và đồ theo gạch nối.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in ẤU NHI on 8 Tháng Tám, 2024

BÀI 7. NGƯỜI ĐẦY TỚ ĐƯỢC CHỮA LÀNH

     

I. KINH THÁNH: Lu-ca 7:1-10.

II. CÂU GỐC: Chúng ta hãy làm điều thiện cho mọi người (Ga-la-ti 6:10b).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Chúa Jêsus yêu thương và chữa lành cho người đầy tớ của thầy đội.

– Cảm nhận: Chúa Jêsus yêu thương và giúp đỡ tất cả mọi người. 

– Hành động: Nói ra tình yêu của Chúa Jêsus dành cho em.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

  1. Chuẩn bị: Truyện tranh về câu chuyện Kinh Thánh, hay hình ảnh, tạp chí nói về sự giúp đỡ người khác.
  2. Thực hiện: Cho các em xem hình và đặt ra những câu hỏi: Các em có nhớ Chúa Jêsus giúp đỡ ai không? Chúa Jêsus giúp đỡ các em như thế nào? Có ai giúp đỡ khi các em gặp khó khăn không? Các em có giúp đỡ nguời khác bao giờ chưa?

V. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Trong cuộc sống, quan tâm đến người khác là điều rất tốt. Nhất là những người bệnh, người nghèo khổ, họ sẽ cảm thấy được ấm áp và hạnh phúc. Hành động yêu thương sẽ làm cho họ được an ủi rất nhiều.

Khi còn sống trên thế gian Chúa Jêsus đã từng yêu thương và quan tâm đến những người nghèo khổ và bệnh tật. Câu chuyện Kinh Thánh hôm nay sẽ cho các em thấy Chúa Jêsus quan tâm đến ai nhé.   

 

  1. Bài học.

Tại làng kia, có một thầy đội, ông có rất nhiều người giúp việc trong nhà. Ông đối xử nhân từ và luôn quan tâm đến những người phục vụ trong nhà mình. Ông cũng yêu thương và cất nhà hội (nhà nguyện) cho người Giu-đa nữa.  

Một ngày nọ, người đầy tớ thân cận của ông bị bệnh nặng không làm được việc gì. Ông mời bác sĩ đến nhà chữa trị nhưng người đầy tớ ngày bệnh càng nặng. Trong lúc ông bồn chồn lo lắng, ông nghe tin Chúa Jêsus đã đến thành Ca-bê-na-um và Chúa Jêsus chữa lành nhiều người bệnh tật.

 Nghe vậy, thầy đội liền nhờ mấy trưởng lão Giu-đa đi đến xin Chúa Jêsus chữa bệnh cho người đầy tớ của mình. Những người trưởng lão Giu-đa đi tìm Chúa Jêsus và nói với Ngài: “Thưa Chúa, xin hãy đến nhà thầy đội chúng tôi để chữa bệnh cho đầy tớ người”. Các em ơi, các em thử nghĩ xem tại sao thầy đội không cho người khiêng người đầy tớ đến gặp Chúa Jêsus? Và Chúa Jêsus có đi đến nhà thầy đội để chữa bệnh cho người đầy tớ của ông không? (Cho các em tự do trả lời).

 Chúa Jêsus luôn giúp đỡ mọi người, nên Ngài liền đi với họ tới nhà thầy đội. Khi nghe Chúa Jêsus gần đến, thầy đội nhờ mấy người bạn của mình chạy đến nói với Chúa Jêsus: “Lạy Chúa, tôi không xứng đáng mời Ngài đến nhà, xin hãy phán một tiếng thì người đầy tớ sẽ được lành”.

 À, các em biết tại sao thầy đội không khiêng người đầy tớ đến với Chúa Jêsus rồi chứ, vì ông tin chỉ một lời phán của Chúa Jêsusthì người đầy tớ của ông sẽ được chữa lành. Cảm động trước đức tin của thầy đội, Chúa Jêsus quay lại nói với các môn đồ và những người theo mình: “Trong Y-sơ-ra-ên chưa có người nào có đức tin lớn như vậy”.

Khi những người bạn của thầy đội trở về nhà. Họ ngạc nhiên, nguời đầy tớ đã đi làm bình thường, anh ta đã lành bệnh. Họ vui mừng cùng cảm tạ Chúa Jêsus.

  1. Ứng dụng.

Chung quanh các em cũng có nhiều người nghèo khổ và bệnh tật, các em có yêu thương và quan tâm đến họ không? Họ cần sự quan tâm và giúp đỡ của các em, hãy đến nói với họ Chúa Jêsus yêu thương và sẵn sàng chữa lành bệnh cho họ, các em có làm được không? 

* Chuẩn bị.

Bài tập trong sách học viên bài số 7, viết chì, viết chì màu.

* Thực hiện.

Cho các em xem hình bài tập và hỏi có bao nhiêu người? Họ đang làm gì? Khi các em đến công viên các em thích chơi trò chơi nào? Em sẽ chơi với ai? (Cho các em tự do trả lời).

Cho các em đồ theo gạch nối và tô màu.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in ẤU NHI on 8 Tháng Tám, 2024

BÀI 6. ĐÊM MƯA BÃO

 

I. KINH THÁNH: Mác 4:35-41.

II. CÂU GỐC: “Hãy phải hết lòng, hết linh hồn, hết tâm trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi” (Ma-thi-ơ 22:37).

III. BÀI HỌC.

            Chúa Jêsus yêu thương và bảo vệ các môn đồ vượt qua đêm mưa bão.

            * Tô màu và cắt dán hình vào vị trí thích hợp.

 

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 1/2024

in ẤU NHI on 8 Tháng Tám, 2024

BÀI 6. ĐEM MƯA BÃO

I. KINH THÁNH: Mác 4:35-41.

II. CÂU GỐC: “Hãy phải hết lòng, hết linh hồn, hết tâm trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi” (Ma-thi-ơ 22:37).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

            – Biết: Chúa Jêsus yêu thương và giúp các môn đồ vượt qua đêm mưa bão.

            – Cảm nhận: Chúa muốn em yêu thương và giúp đỡ người gặp khó khăn.

            – Hành động: Em yêu thương và sẵn sàng giúp đỡ các bạn.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

  1. Chuẩn bị: Một thau nước, xếp một chiếc tàu bằng giấy.
  2. Thực hiện: Cho các em đứng chung quanh thau nước, bỏ chiếc thuyền giấy vào, lấy tay chao nhẹ nước cho thuyền di chuyển. Giải thích cho các em, khi thời tiết tốt thì tàu chạy rất êm, nhưng lúc bão, sóng lớn thì tàu sẽ như thế nào? (Cho các em lấy tay chao mạnh vào nước). Tàu sẽ ra sao? (Cho các em tự do trả lời).

V. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Các em thân mến! Khi tàu gặp bão ở giữa biển có nguy hiểm không các em? (Cho các em trả lời). Đúng rồi rất nguy hiểm. Vậy mà Chúa Jêsusvà các môn đồ cũng bị gặp bão trên biển đó. Các em cùng theo dõi bài học Kinh Thánh hôm nay để biết như thế nào nhé.  

  1. Bài học.

Một hôm, Chúa Jêsus giảng dạy cho đoàn dân đông suốt cả ngày. Đến tối, Chúa Jêsus cảm thấy mệt, nên Ngài cho mọi người trở về nhà, và nói với các môn đồ: “Chúng ta hãy qua bờ bên kia để nghỉ ngơi.

Trong lúc các môn đồ chèo thuyền, Chúa Jêsus nằm nghỉ phía sau. Những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời tĩnh mịch, cùng tiếng sóng vỗ nhè nhẹ vào mạn thuyền, như muốn ru Chúa Jêsus chìm vào giấc ngủ say. 

Đột nhiên, một cơn gió mạnh ào tới, những giọt mưa lớn rơi xuống ngày càng nhiều. Gió đánh mạnh vào mạn thuyền và nước tràn vào trong. Bầu trời xám xịt, không còn nhìn thấy gì ngoài màn đen dày bao phủ. Các môn đồ hoảng sợ, họ tát nước và cố gắng sao cho thuyền không bị lật. Thế nhưng những cơn sóng như muốn đùa giỡn lâu hơn. Các môn đồ dần dần đuối sức. Các em có cách nào giúp các môn đồ không? (Cho các em tự do trả lời).

 Lúc đó các môn đồ nhớ đến Chúa Jêsus đang ngủ trên thuyền, họ vội chạy lại đánh thức Ngài dậy và nói: “Thưa thầy, thuyền chúng ta sắp chìm rồi”. Chúa Jêsus thức dậy, thuyền chao đảo vì những đợt sóng lớn. Nhìn bầu trời và biển Chúa Jêsus phán: “Hãy êm đi, lặng đi!”.

Thật kỳ diệu, trong chớp mắt, sóng gió dừng lại, mây đen cũng tan đi, những ngôi sao lại lấp lánh trên bầu trời trong sáng. Tất cả đã trở lại bình thường.

Chúa Jêsushỏi các môn đồ: “Tại sao các con sợ, các con không biết ta luôn chăm lo cho các con sao?”. Các môn đồ cúi đầu xấu hổ vì thiếu lòng tin cậy nơi Chúa Jêsus. Họ thấy rõ Chúa Jêsus có quyền điều khiển biển và bão. Và Ngài luôn yêu thương chăm sóc và giúp đỡ họ.  

  1. Ứng dụng.

Qua câu chuyện này các em biết được điều gì? (Cho các em tự do trả lời). Chúa Jêsus có quyền điều khiển vũ trụ, và Ngài yêu thương giúp đỡ các môn đồ vượt qua đêm mưa bão. Ngài cũng muốn các em yêu thương và giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh, các em có làm được không?

* Chuẩn bị.

Bài tập trong sách học viên bài số 6, viết chì, viết chì màu, kéo, keo. 

* Thực hiện.

            Cho các em tô màu và cắt hình con vịt, bông hoa, bé gái trong trang cắt dán, dán vào vị trí thích hợp.

HỘI THÁNH TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM

HỘI THÁNH TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM

in DƯỠNG LINH on 7 Tháng Tám, 2024

Lời phán này của Chúa không chỉ dành cho dân Y-sơ-ra-ên mà còn dành cho tất cả những người tin Ngài. Tình yêu của Chúa dành cho dân sự của Ngài là một tình yêu vĩnh cửu và được thể hiện qua Chúa Cứu Thế Giê-xu. Tình yêu của Ngài dành cho chúng ta thật vĩ đại, cao sâu không thể nào đo lường và không bao giờ chấm dứt. Và dù hôm nay, bạn có cảm thấy bị bỏ rơi hay thất vọng vì những người xung quanh chúng ta. Hãy luôn nhớ rằng, bạn được Ngài yêu bằng một tình yêu vô điều kiện, dẫu rằng bạn chẳng hề xứng đáng. Xin Chúa giúp bạn luôn nếm biết được tình yêu lớn lao và vĩnh hằng đến từ Chúa để có thể lan toả tình yêu ấy đến cho tha nhân. ——————————————————————— HỘI THÁNH TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM Kính CHÚA – Yêu Người – Truyền Giảng Phúc Âm – Xây Dựng Hội Thánh ? Địa chỉ: 68 Nguyễn Công Hoan, P7, Phú Nhuận, TP.HCM ? Email: hoithanhphucam2007@gmail.com ? Facebook: https://www.facebook.com/httgpa2007 ? Youtube: www.youtube.com/@HoiThanhTruyenGiangPhucAm ? Website: http://maiamviet.org ? Website: http://hoithanhphucam.org #hoithanhtruyengiangphucam #httgpa #LoiChua #tinhnguyen

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 11.08.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 11.08.2024

in THANH NIÊN on 7 Tháng Tám, 2024

Chúa nhật 11.08.2024.

  1. Đề tài: CHÚA GIẢI CỨU DÂN NGÀI.
  2. Kinh Thánh: Xuất Ê-díp-tô Ký 6:2-9; 11:1-3; 12:21-36.
  3. Câu gốc: “Ta sẽ giơ thẳng tay ra, dùng sự đoán phạt nặng mà chuộc các ngươi. Ta sẽ nhận các ngươi là dân Ta, và Ta sẽ làm Đức Chúa Trời của các ngươi; các ngươi sẽ biết Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của các ngươi” (Xuất Ê-díp-tô Ký 6:7).
  4. Đố Kinh Thánh: Thi thiên 1-10.
  5. Thể loại: Thuyết trình.

* CHỈ DẪN: Thuyết trình.

  1. Giao đề tài thuyết trình cho một nhóm trước nhiều tuần lễ.
  2. Nhóm sẽ họp lại để cùng phân tích đề tài thuyết trình
  3. Nhóm cử một người nghiên cứu tài liệu tham khảo. Cả nhóm sẽ có trách nhiệm cung cấp thêm tài liệu cho người đó. Người thuyết trình sẽ dựa vào tài liệu để soạn.
  4. Soạn xong, người thuyết trình sẽ trình bày những ý chính trước nhóm để lấy ý chung. Tránh đưa ra những ý kiến riêng.
  5. Sau giờ thuyết trình chính thức, các nhóm khác sẽ đặt câu hỏi, cả nhóm sẽ cùng chung trả lời.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Ngày xưa, những đầy tớ hầu việc có hai hạng: Hạng tôi tớ được trả công và hạng không được trả công. Các đoạn Kinh Thánh trong bài học hôm nay cho biết rằng dân Do-thái đang bị vua Ê-díp-tô bắt họ phục dịch như những tên nô lệ, rất cực nhọc mà không được trả công. Lời than vãn của họ thấu đến Đức Chúa Trời. Vì thế Đức Chúa Trời chọn Môi-se và sai người đi đến Pha-ra-ôn để xin cho dân Do-thái ra khỏi xứ Ê-díp-tô để đi vào đồng vắng hầu việc Đức Chúa Trời. Chúa muốn dân sự biết Ngài nhiều hơn. Ngài sai Môi-se truyền cho họ chương trình của Chúa giải cứu họ ra khỏi ách nô lệ theo lời Ngài hứa với tổ phụ họ khi xưa.

  1. KẾ HOẠCH GIẢI CỨU CỦA CHÚA (6:5-7)

Đức Chúa Trời truyền cho dân Do-thái biết rằng Ngài là “Đức Giê-hô-va”. Đấng không có khởi đầu và cuối cùng vì Ngài vượt thời gian và không gian. Đức Giê-hô-va không lệ thuộc vào thời gian hay không gian. Ngài biết cả quá khứ, hiện tại và tương lai của loài người. Ngài là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp, tổ phụ họ. Lời hứa của Ngài đối với tổ phụ của họ, dù có xưa, vẫn có giá trị vượt thời gian.

Sau bốn trăm ba mươi năm, Ngài vẫn nhớ đến lời hứa ấy. Mặc dù lời hứa đã ban cho Áp-ra-ham ở đất Canh-đê, song hậu tự của Áp-ra-ham hiện đang ở đất Ê-díp-tô, thì lời hứa ấy vẫn được thực hiện vượt không gian.

Để thực hiện lời hứa này, Ngài dạy Môi-se tỏ cho họ biết bảy hành động của Ngài sẽ làm:

(1) Rút họ ra khỏi gánh nặng.

(2) Giải thoát họ khỏi nhà nô lệ.

(3) Chuộc họ bằng các tai họa giáng trên dân Ê-díp-tô.

(4) Nhận họ làm dân Ngài.

(5) Ngài nhận làm Đức Chúa Trời của họ.

(6) Dắt họ vào đất hứa.

(7) Cho họ đất làm sản nghiệp.

Con số bảy trong truyền thống dân tộc Do-thái mang ý nghĩa về sự trọn vẹn của Chúa. Bảy hành động ấy nói lên sự thành tín của Đức Chúa Trời.

Việc Chúa giải cứu dân Do-thái bằng các tai họa giáng trên dân Ê-díp-tô, cho chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời có mục đích đem nhân loại ra khỏi gông cùm của tội lỗi để đưa họ đến một nơi phước hạnh mà Ngài dành sẵn cho những người nào thuộc về Ngài.

  1. QUYỀN NĂNG GIẢI CỨU CỦA CHÚA (11:1).

Sự giải cứu và đưa dân Do-thái về đất hứa là một món quà ban cho từ Chúa. Nhưng món quà chỉ có giá trị khi nào nó được tiếp nhận. Xuất Ê-díp-tô Ký 6:9 thuật rằng: “Môi-se nói lại như vậy cho dân Y-sơ-ra-ên; nhưng vì bị sầu não, và việc tôi mọi nặng nề, nên (dân sự) chẳng nghe Môi-se chút nào”. Người thời xưa đưa ra nhiều lý do không nghe lời của Chúa, còn người thời nay cũng không khác là bao, họ gạt bỏ lời Ngài ra ngoài tai họ. Nhiều khi họ cũng giống như dân Do-thái thời Môi-se, họ đòi hỏi Chúa phải làm phép lạ hoặc làm điều họ mong muốn trong lòng. Hoặc họ đòi hỏi phải có bằng chứng cụ thể nào đó để thuyết phục họ tin Ngài. Đức Chúa Trời biết như vậy, cho nên Ngài bày tỏ quyền năng của Ngài trước mặt vua và dân Ê-díp-tô để dân sự của Ngài thấy và tin.

Đức Chúa Trời “nhớ lại lời hứa của Ngài” cho tổ phụ dân Do-thái mà hành động đúng thời điểm. Ngài giáng tai vạ xuống xứ Ê-díp-tô, thứ nhất là để mọi người nhận thức rằng khước từ lời Chúa sẽ đem lại hậu quả tai hại cho mình. Thứ hai, Ngài làm các tai vạ là để cảnh cáo cho vua và dân Ê-díp-tô về sự trừng phạt nặng nề hơn nếu họ vẫn giữ thái độ chống nghịch Ngài. Pha-ra-ôn cứ tiếp tục cứng lòng, tai họa thứ mười giáng xuống, cũng là tai vạ cuối cùng, làm chết mọi con đầu lòng của Ê-díp-tô.

III. Ý NGHĨA CỦA TAI VẠ CUỐI CÙNG (12:29-30).

Sinh động là chứng cứ của một người đang sống. Đấng Tự Hữu, Hằng Hữu đã chứng tỏ rằng Ngài là Đấng sống và có quyền năng hơn các thần tượng mà dân Ê-díp-tô đang thờ phượng. Khi Môi-se dùng gậy mình làm các phép lạ, các thuật sĩ Ê-díp-tô cũng cậy phù chú của họ mà bắt chước các phép lạ của Môi-se. Nhưng đến tai vạ thứ ba, lúc ấy cả nước Ê-díp-tô mang ghẻ cùng người, các thuật sĩ không thoát khỏi tai vạ này. Điều này cho chúng ta thấy các thuật sĩ đã thua cuộc. Môi-se và dân Do-thái đứng về phía Đức Chúa Trời tức là đứng về phía của sự chiến thắng, chiến thắng trên thế gian gian ác, chiến thắng đối với quỷ dữ và tội lỗi.

Khi Ngài phán rằng Ngài sẽ “giơ thẳng tay ra dùng sự đoán phạt mà chuộc” dân Ngài, lời phán ấy bày tỏ Ngài là Đấng thưởng phạt công minh. Tai vạ thứ mười giáng trên việc làm tàn ác của vua và dân Ê-díp-tô đối với những đồng loại của họ khiến các con đầu lòng của người Ê-díp-tô kể cả thái tử của họ đang ngồi trên ngôi cũng phải mất mạng. Chín tai họa trước đó chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời kiên nhẫn và chờ đợi họ ăn năn. Nếu không ăn năn, đợi đến lúc Ngài đoán xét và trừng phạt nặng nề rồi, thì không ai có thể ăn năn kịp nữa. Tai vạ thứ mười giáng trên con trai đầu lòng là con kế tự hưởng gia tài, là lời cảnh báo về điều tốt nhất sẽ bị cất đi đối với người không biết ăn năn.

  1. TỰ DO VỀ HẦU VIỆC CHÚA (12:31-33).

Trong khi vua và dân Ê-díp-tô bị Đức Chúa Trời giáng tai vạ thì dân Do-thái được Ngài ban thưởng. Ngài khiến những người dân Ê-díp-tô lấy vàng bạc của mình mà đưa cho dân Do-thái và còn mời họ ra đi khỏi nước cho sớm. Mục đích của Chúa trong cuộc giải cứu dân Do-thái có thể được tóm lược như sau:

– Giải cứu họ khỏi ách nô lệ.

– Đem họ vào đất hứa.

– Kinh nghiệm được Ngài là Đấng Chân Thần.

Nhưng mục đích quan trọng nhất của Ngài cho dân Do-thái là chọn họ làm dân riêng của Ngài. Làm dân Chúa có nghĩa là từ nay họ sẽ có một quốc tịch, có bổn phận với đất nước Chúa ban cho, có trách nhiệm với người đồng hương của mình. Chúa làm Đức Chúa Trời của họ, tức là Đấng dắt chăn, chăm nom và bảo vệ họ để thế gian thấy được ý muốn tốt đẹp của Ngài.

Dù chúng ta đang ở trong hoàn cảnh nào về phương diện thể xác, tinh thần hay tâm linh, Ngài đều biết và Ngài sẽ cứu giúp khi ta bằng lòng chấp nhận sự giải cứu của Ngài. Khi chúng ta nghe lời Chúa mà đến với Ngài, Chúa sẽ bày tỏ quyền năng lớn để cho chúng ta hoàn toàn tin cậy Ngài. Vì tin cậy dẫn đến sự vâng phục và dấn thân hầu việc Ngài.