Tác giả: Mai hdenayun

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 07.07.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 07.07.2024

in NAM GIỚI on 5 Tháng Bảy, 2024

Chúa nhật 07.07.2024

  1. Đề tài: CƠ ĐỐC NHÂN VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG TÂM LINH.
  2. Kinh Thánh: 1Phi-e-rơ 1Pr 2:2; Phi 3:12; GiăngGa 3:3; Giăng 1:12; Ê-phê-sô Ep 1:14, 2:19; 1Cô 12:21-25.
  3. Câu Gốc: “Cho đến chừng chúng ta thảy đều hiệp một trong đức tin và trong sự hiểu biết Con Đức Chúa Trời, mà nên bậc thành nhân, được tầm thước vóc giạc trọn vẹn của Đấng Christ” (Ê-phê-sô 4:13).
  4. Đố Kinh Thánh: Giê-rê-mi 7-9.
  5. Thể loại: Thảo luận.

* CHỈ DẪN: Thảo luận.

Đề tài 1: Cơ Đốc nhân chỉ cần tin nhận Chúa là được cứu rỗi.

Đề tài 2: Cơ Đốc nhân cần phải tăng trưởng tâm linh.

  1. Từ nhiều tuần trước, Ủy viên Linh vụ giao hai đề tài cho hai nhóm.
  2. Mỗi nhóm họp lại, cử ra hai người thay mặt nhóm để thảo luận và bênh vực ý kiến của nhóm mình. Cần chuẩn bị nội dung thật kỹ để buổi thảo luận sôi nổi và hào hứng.
  3. Ban hướng dẫn nhờ một người hiểu biết Lời Chúa, từng trải thuộc linh để đúc kết giờ thảo luận. Phải hết sức cẩn thận vì đúc kết sai sẽ làm rối trí các ban viên và gây nguy hại cho Hội Thánh. Nếu cần, cho người ấy mượn tài liệu tham khảo mà bạn đang có.
  4. Giờ thảo luận.
  5. Người hướng dẫn tuyên bố đề tài thảo luận và mời đại diện hai nhóm lên ngồi đối diện nhau trước các ban viên.
  6. Người hướng dẫn tuyên bố quy luật của buổi thảo luận: Mỗi nhóm tự do trình bày, bênh vực ý kiến của nhóm mình (nhưng không tranh cãi để dành phần thắng). Thời gian: 20 phút.
  7. Đúc kết (15 phút): Người đúc kết phải dựa trên Lời Chúa (chứ không phải lý luận) để nói lên chân lý.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Người Cơ Đốc khỏe mạnh là người Cơ Đốc tăng trưởng (lớn lên) tâm linh. Tăng trưởng là điều phải có và cần thiết cho đời sống tâm linh, cũng như cho thể xác vậy. Khi được sinh lại vào “Gia đình của Đức Chúa Trời”, người tin Chúa là “Con đỏ trong Chúa Cứu Thế” (1Cô1Cr 3:1). Dù mới 15 tuổi hay đã 50 tuổi, người mới tin Chúa bắt đầu là trẻ con tâm linh và cần phải “Tăng trưởng trong sự cứu rỗi” (1Phi-e-rơ 1Pr 2:2 – Bản Diễn Ý), Đức Chúa Trời muốn và mong mỏi những người này lớn hơn. Để giúp đỡ họ trong quá trình tăng trưởng, Chúa chuẩn bị những người lãnh đạo có ân tứ của Chúa, như được nói đến trong Ê-phê-sô Ep 4:1-11, sứ đồ Phao-lô nhấn mạnh một trong các nhiệm vụ chính của ông là “khuyên bảo và cố gắng huấn luyện mọi người để họ đạt đến mức toàn hảo (trưởng thành) trong Chúa Cứu Thế Giê-xu” (Cô-lô-se 1:28 – BDY).

Vì vậy, để giúp cho sự tăng trưởng, cần có các yếu tố sau:

  1. Được tái sinh và là thành viên trong gia đình mới của Chúa.

Khi nói chuyện với một lãnh tụ Do-thái giáo tên là Ni-cô-đem: Đức Chúa Giê-xu cất tiếng đáp rằng: Quả thật, quả thật, Ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời” (Giăng 3:3). Đức Chúa Giê-xu quả quyết rằng tất cả mọi người phải kinh nghiệm một điểm bắt đầu mới, là tái sinh. Cũng như một người bắt đầu cuộc sống thể xác vào lúc được sinh ra đời, người được tiếp nhận vào gia đình Đức Chúa Trời cũng phải có điểm bắt đầu tâm linh là tái sinh. Đức Chúa Trời ban một sự sống mới, là sự sống vĩnh cửu cho người nào tin nhận Đức Chúa Giê-xu, (Giăng 3:16), tâm linh của người này được Đức Thánh Linh sinh lại (Giăng 3:5-6) và là một công cuộc sáng tạo mới của Đấng Christ (2Cô 2Cr 5:17). Từ đó người này hưởng được một sự sống có phẩm chất mới, trong “trật tự mới” của chính Đức Chúa Giê-xu ban cho. Sự sống mới này chẳng những bảo đảm cho người vô Thiên đàng, mà còn nhận lấy sự sống dư dật ngay trong đời này, như Chúa đã hứa trong GiăngGa 10:10. Sự tái sinh mang đến những thay đổi làm cho chúng ta tăng trưởng.

Người được tái sinh sẽ có các mối liên hệ với gia đình mới, vì người tin Chúa “là người nhà của Đức Chúa Trời” (Ê-phê-sô Ep 2:19). Khi viết khúc Kinh Thánh này, sứ đồ Phao-lô nhắc cho các độc giả thuộc dân ngoại (ngoài Do Thái) nhớ rằng, các mối liên hệ gia đình mới là đặc quyền Chúa ban cho. Khi trước, các dân ngoại không thuộc thành phần tuyển dân của Đức Chúa Trời – dân Do Thái, không nhận được sứ điệp cứu rỗi cách trực tiếp và nhất là “không hy vọng, không Đức Chúa Trời”
(Ê-phê-sô 2:11,12). Nhưng Đức Chúa Trời đã dùng sự chết của Chúa Cứu Thế Giê-xu mà phá đổ bức tường ngăn cách giữa người này với người khác, và giữa người với chính Đức Chúa Trời. Khi đã biết rõ địa vị mới của mình trong gia đình của Chúa, chúng ta mới ý thức người được Chúa cứu chuộc là người có giá trị và quan trọng dưới mắt của Chúa.

  1. 2. Mối liên hệ anh chị em trong Chúa với nhau.

Khi được sinh lại, người tin Chúa có Cha mới, là Đức Chúa Trời. Trên một khía cạnh, Đức Chúa Trời là Cha của toàn thể nhân loại vì Ngài sáng tạo tất cả, nhưng tội lỗi đã cắt đứt mối liên hệ Cha – Con nguyên thủy đó (GiăngGa 8:44), và người được tái sinh là người được tái lập mối liên hệ Cha – Con với Đức Chúa Trời Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời,là ban cho những kẻ tin danh Ngài (Giăng 1:12). Ngoài ra, Cơ Đốc nhân cũng được sự hỗ trợ trong gia đình từ các anh chị em trong Chúa Giê-xu. Gia đình tâm linh gồm có tất cả mọi người cũng đặt niềm tin vào Chúa (Ga-la-tiGl 6:10). Anh chị em cùng một niềm tin phải nâng đỡ chăm sóc lẫn nhau, để giúp nhau tăng trưởng (1Cô 12:25Ê-phê-sô Ep 4:11-16). Vì Đức Chúa Trời không định cho Cơ Đốc nhân sống cô độc, các tín hữu đều cần đến nhau. Ngay từ khi Hội Thánh đầu tiên được thiết lập, các Cơ Đốc nhân đã nhóm họp với nhau để học hỏi, thông công, dự Tiệc Thánh và cầu nguyện (Công Cv 2:42). Ngoài việc học Kinh Thánh riêng tư, tín hữu cũng cần được những người có ân tứ dạy dỗ hướng dẫn việc học Lời Chúa, để tăng trưởng và có sự hiểu biết Lời Chúa sâu nhiệm hơn (Ê-phê-sô Ep 4:14). Việc các tín hữu trong một Hội Thánh làm quen qua mối thông công trong Chúa, sẽ đem lại cho họ nhiều cơ hội để giúp đỡ yêu thương nhau (1Cô1Cr 12:26). Qua sự thờ phượng tập thể, tín hữu sẽ khích lệ đức tin của nhau. Nhưng điều quan trọng hơn hết, là sự liên hệ có tính cách gia đình giữa các con cái của Đức Chúa Trời, phải thể hiện tình yêu huynh đệ và tình hiếu khách (Rô-maRm 12:10-13HêDt 13:1-2). Tiêu chuẩn của tình yêu bất vụ lợi mà các tín hữu bày tỏ cho nhau, chính là tình yêu hy sinh tuyệt đối của Chúa Giê-xu trên thập tự giá. Người ta chỉ có thể biết chúng ta là môn đệ thật của Chúa khi chúng ta yêu nhau (GiăngGa 13:3435).

Sinh hoạt trong gia đình Đức Chúa Trời nuôi dưỡng sự tăng trưởng tâm linh. Tín hữu sẽ có sự khích lệ lớn lao khi biết các anh chị em đều cần đến mình. Lời Chúa trong 1Cô1Cr 12:14-20 dạy rằng, mỗi Cơ Đốc nhân giống như mỗi bộ phận trong cơ thể, đều cần thiết và đều có sự đóng góp quan trọng vào phúc lợi chung của Hội Thánh. Mỗi cá nhân tín hữu đều cần các ân tứ tâm linh của các tín hữu khác cho sự tăng trưởng tâm linh của mình, vì vậy tất cả các tín hữu đều liên hiệp với nhau (1Cô 12:21-25). Cơ Đốc nhân được tăng trưởng là nhờ cả sự chia sẻ lẫn tiếp nhận.

  1. Đặc Quyền Của Công Dân Nước Trời.

Là công dân Nước Trời, Cơ Đốc nhân phải có tinh thần trách nhiệm và tôn trọng luật pháp của nơi họ đang cư ngụ trên đất, nhưng đồng thời phải giữ lòng trung kiên với Đức Chúa Trời (Rô-maRm 13:1-7). Người được sinh lại có hy vọng về Nước Trời (2Phi 2Pr 1:3,4). Sự sốt sắng trông chờ ngày về Nhà Cha sẽ giúp tín hữu biết sắp đặt thứ tự ưu tiên cho cuộc sống trên trần gian (Phi-líp Pl 3:17-21).

Quan điểm về quyền công dân Nước Trời giúp ích rất nhiều cho sự tăng trưởng tâm linh của người Cơ Đốc. Cuộc sống tha hương, xa nước Trời không phải lúc nào cũng dễ dàng cả. Làm cách nào dân Chúa không chán nản khi đương đầu với các áp lực của đời? 2Cô 2Cr 4:14-16 dạy rằng “Mặc dầu người bề ngoài hư nát, nhưng người bề trong cứ ngày càng đổi mới”. Nhìn mọi vật với quan điểm của công dân nước Trời, người Cơ Đốc ý thức được các hoạn nạn ở đời chỉ là tạm bợ, còn phước hạnh họ sẽ hưởng trong nước Đức Chúa Trời là vĩnh cửu, bất tận. Một sự sống hướng về nước Trời, giúp cho người Cơ Đốc có đời sống trưởng thành tâm linh.

  1. 4. Cơ nghiệp mới.

Người được sinh lại vào gia đình Đức Chúa Trời, được tận hưởng một gia tài (cơ nghiệp) vô cùng phong phú. Việc thừa kế gia tài này được chính Đức Chúa Trời bảo đảm và Ngài là Đấng bảo vệ cả cơ nghiệp lẫn người thừa kế. Khi Chúa Cứu Thế trở lại lần thứ hai, Cơ Đốc nhân sẽ nhận lấy những tài sản tâm linh hiện đang được tồn trữ trong kho trên trời (2Phi 2Pr 1:3-5).

Cơ Đốc nhân cũng được nếm trước phước hạnh của Nước Trời khi được Thánh Linh ban cho những kết quả “yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lànhtrung tín, mềm mạitiết độ (Ga-la-tiGl 5:2223), trong cuộc sống của mình. Các đức tính này đến với người tin Chúa khi họ “Đầy dẫy Thánh Linh”, tức là khi họ để cho Thánh Linh hướng dẫn mọi sinh hoạt và không để cho các dục vọng của xác thịt điều khiển mình. Một đời sống đầy dẫy Đức Thánh Linh được bày tỏ qua sự tôn vinh ca ngợi Chúa, sự vui mừng nội tâm, sự tạ ơn Chúa liên tục và qua các mối liên hệ hòa hợp với các anh chị em trong Chúa bằng sự thuận phục lẫn nhau (Ê-phê-sô Ep 5:18-21). Người tăng trưởng tâm linh chính là người biết áp dụng nguồn năng lực của Thánh Linh vào cuộc sống hằng ngày của mình.

* Tóm lược:

Một mục đích quan trọng cho tất cả Cơ Đốc nhân là trưởng thành tâm linh. Nhưng đạt đến địa vị trưởng thành đó, người Cơ Đốc phải trải qua một quá trình lâu dài và tăng tiến, để lớn lên trong sự hiểu biết nếp sống Cơ Đốc và sự hiểu biết chính Chúa Cứu Thế. Bước đầu tiên trong quá trình tăng trưởng tâm linh là sự tái sinh, vì phải có điểm bắt đầu này mới có đời sống mới trong Chúa Cứu Thế. Cơ Đốc nhân cũng phải ý thức được rằng, bây giờ họ thuộc về một gia đình mới và có mối liên hệ với gia đình đó, họ cũng có một quyền công dân mới là quyền phải được tôn trọng, và có một cơ nghiệp mới để vui hưởng.

CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

  1. Sự tăng trưởng của Cơ Đốc nhân là gì, và tại sao sự tăng trưởng nầy rất quan trọng?
  2. Xin cho biết hai lý do chính ngăn chặn sự tăng trưởng tâm linh.
  3. 3. Đời sống tâm linh bạn đã tăng trưởng như thế nào? Xin bạn chia sẻ kinh nghiệm.
THÔNG ĐIỆP HẰNG TUẦN 27/06/2024

THÔNG ĐIỆP HẰNG TUẦN 27/06/2024

in THÔNG ĐIỆP HẰNG TUẦN on 28 Tháng Sáu, 2024

[Hình ảnh] THÔNG ĐIỆP HẰNG TUẦN
27/06/2024

Chủ đề: Chúa Giê-xu Đánh Trận
Kinh Thánh: I Giăng 3:1-10

Thông điệp:
? Nếu ai đó hỏi những con cái Chúa tại sao Đấng Christ lại đến thế gian và câu trả lời của họ xoay quanh sự tha tội, thì họ trả lời đúng. Trong I Giăng 3:5 có chép: “Nhưng anh em biết rằng Ngài đã hiện ra để cất tội lỗi đi”.

? Đó vẫn chưa phải là tất cả những gì Kinh Thánh nói về chức vụ của Chúa Giê-xu. Thật ra trong Sáng Thế Ký 3:15 có chép: “Ta sẽ làm cho mầy và người nữ, Dòng dõi mầy và dòng dõi người nữ thù nghịch nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, Còn mầy sẽ cắn gót chân người”. Lời hứa này được diễn đạt không phải bằng ngôn ngữ của sự tha thứ, mà là ngôn ngữ của sự chinh phục. Người Y-sơ-ra-ên đã từng hát tôn vinh Chúa dọc trên bờ Biển Đỏ như sau “Đức Giê-hô-va là một chiến sĩ” (Xuất Ê-díp-tô Ký 15:3). Chúa Giê-xu đã đến thế gian để hủy diệt Sa-tan (Mác 1:24), để truất phế nó (Giăng 12:31), hoặc như Giăng chép lại “Sở dĩ Con Đức Chúa Trời đã hiện ra để hủy phá công việc của ma quỷ” (I Giăng 3:8).

? Trước khi bắt đầu chức vụ mình, Chúa Giê-xu đã đối mặt Sa-tan ở trong hoang mạc, phép lạ đầu tiên được ghi chép trong sách Phúc Âm Mác chính là Chúa Giê-xu giải phóng một người ra khỏi uế linh. Chúa Cứu Thế Giê-xu đã đến thế gian để tiêu diệt kẻ thù của chúng ta, để giày đạp đầu con rắn.

? Ngài làm điều đó như thế nào? Sa-tan kiểm soát chúng ta thông qua việc làm tội lỗi. Chúa Giê-xu giải thoát chúng ta ra khỏi sự chết của tội lỗi và cứu con ngưởi khỏi việc trở thành nô lệ dưới sự kiểm soát của ma quỷ. Nhờ Chúa mà năng quyền của Sa-tan sẽ bị phá vỡ. Chúa chúng ta đã làm điều đó thông qua sự chết của Ngài trên cây thập tự. Ngài đã trả giá cho tội lỗi mà con người xứng đáng chịu và thông qua điều đó, Chúa Giê-xu Christ xóa bỏ tội lỗi của chúng ta và hủy phá công việc của ma quỷ. Tạ ơn Đức Chúa Trời Đắc Thắng của chúng ta!

Nguồn: Reformed Perspective
___________________
HỘI THÁNH TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM
Kính CHÚA – Yêu Người – Truyền Giảng Phúc Âm – Xây Dựng Hội Thánh
Địa chỉ: 68 Nguyễn Công Hoan, P7, Phú Nhuận, TP.HCM
Email: hoithanhphucam2007@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/httgpa2007
Youtube: www.youtube.com/@HoiThanhTruyenGiangPhucAm
Web: http://maiamviet.org
Web: http://hoithanhphucam.org
#hoithanhtruyengiangphucam #httgpa

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 30.06.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 30.06.2024

in THANH NIÊN on 25 Tháng Sáu, 2024

Chúa nhật 30.06.2024

  1. Đề tài: CẢM TẠ CHÚA.
  2. Kinh Thánh: Thi thiên 118.
  3. Câu gốc: Chúa là Đức Chúa Trời tôi, tôi sẽ cảm tạ Chúa; Chúa là Đức Chúa Trời tôi, tôi sẽ tôn cao Chúa” (Thi thiên 118:25).
  4. Đố Kinh Thánh: Đố theo chủ đề.
  5. Thể loại: Ca ngợi – Cảm tạ.

* CHỈ DẪN: Xin xem CN 21.04.2024.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 30.06.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 30.06.2024

in PHỤ NỮ on 25 Tháng Sáu, 2024

Chúa nhật 30/6/2024.

  1. Đề tài: SA-MU-ÊN – TIÊN TRI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.
  2. Kinh Thánh: 1Sa-mu-ên: 3,12.
  3. Câu gốc: “Hãy chuyên tâm để được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không có gì đáng thẹn, thẳng thắng giảng dạy lời chân lý” (2Tim 2:15 BHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 4-6.
  5. Thể loại: Thi kể chuyện.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 24-03-2024.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

  1. GIỚI THIỆU.

Trong thời đại dân Y-sơ-ra-ên lâm vào tình trạng “mọi người cứ làm theo ý mình tưởng là phải”, lời của Đức Chúa Trời trở nên hiếm hoi và luật pháp Ngài truyền cho Môi-se dạy dỗ dân sự bị lãng quên, Đức Chúa Trời đã chuẩn bị cho dân sự một người, đó là Sa-mu-ên.

Tên Sa-mu-ên có nghĩa là Đức Chúa Trời nhậm lời. Sự ra đời của Sa-mu-ên là một phép lạ. Cha mẹ của Sa-mu-ên là Ên-ca-na và An-ne, quê ở Ra-ma Tha-rim Xu-phim, thuộc dòng dõi Lê-vi. An-ne vốn son sẻ lâu năm. Bà cầu xin Chúa ban cho một con trai và hứa nguyện dâng con ấy trọn đời phục sự Đức Giê-hô-va.

Cuộc đời Sa-mu-ên chia làm hai giai đoạn như sau:

  1. Sa-mu-ên tại Si-lô (1Sa 1-3).

Sa-mu-ên ở trong đền thờ Đức Giê-hô-va, học tập, phục sự Ngài dưới sự hướng dẫn và dạy dỗ của thầy tế lễ Hê-li. Sa-mu-ên được Đức Chúa Trời kêu gọi đem lời Ngài đến cùng dân sự, Thần Đức Giê-hô-va ở cùng Sa-mu-ên. Trong khắp xứ, từ Đan đến Bê-sê-ba, từ Bắc chí Nam dân Y-sơ-ra-ên đều nhìn biết Đức Chúa Trời đã lập Sa-mu-ên làm tiên tri giữa họ.

  1. Sa-mu-ên tại Ra-ma (1Sa 7-12).

Trong xứ xảy có chiến tranh với dân Phi-li-tin. Đức Chúa Trời đoán phạt nhà Hê-li vì tội của hai con trai người, nên Ngài phó dân Y-sơ-ra-ên vào tay quân Phi-li-tin. Đạo quân Y-sơ-ra-ên bị bại, cả hai con trai thầy tế lễ Hê-li đều tử trận, Hòm Giao Ước của Đức Chúa Trời bị người Phi-li-tin cướp lấy. Nghe hung tin nầy thầy tế lễ Hê-li té ngất xỉu và qua đời.

Bấy giờ Sa-mu-ên từ Si-lô trở về Ra-ma là thành sinh trưởng của ông, Ra-ma trở thành tổng hành dinh của nhà tiên tri nổi danh nầy. Trong lúc đó dân sự bị người Phi-li-tin áp bức. Sa-mu-ên cầu nguyện cho họ. Dân Y-sơ-ra-ên được giải cứu khỏi tay người Phi-li-tin, và Sa-mu-ên trở thành vị quan xét đáng kính trọng, ảnh hưởng sâu xa trên hai vua đầu tiên của Y-sơ-ra-ên là Sau-lơ và Đa-vít. Sa-mu-ên qua đời khoảng năm 1017.

  1. SUY GẪM.
  2. Sa-mu-ên với sứ mạng Chúa gọi.

Sa-mu-ên qua những giai đoạn sau:

   (1) Ấu nhi: Sa-mu-ên tập sự hầu việc Đức Giê-hô-va trong sứ mạng của người tôi tớ trung thành bên cạnh thầy tế lễ Hê-li (1Sa 3:1-4).

   (2) Thành niên: Sa-mu-ên được Đức Chúa Trời kêu gọi vào chức vụ tiên tri và quan xét Y-sơ-ra-ên (1Sa 3, 7).

(a) Với sứ mạng của người tiên tri: Sa-mu-ên nói cho dân sự biết lời của Đức Chúa Trời; kêu gọi dân sự ăn năn xây bỏ thần tượng và trở về cùng Đức Chúa Trời. Trong dân Y-sơ-ra-ên “mỗi người làm theo ý của mình cho là phải” và lời Đức Chúa Trời lấy làm hiếm hoi. Bấy giờ, Sa-mu-ên tiên tri của Đức Chúa Trời ở giữa họ, như tia sáng soi trong nơi tối tăm. Dân sự khắp nơi trong xứ đến cùng Sa-mu-ên để được dạy dỗ học biết đường lối Đức Chúa Trời và sống theo ý muốn Ngài.

(b) Với sứ mạng của người quan xét: Sa-mu-ên đoán xét dân sự cách công bình và ngay thẳng. Sa-mu-ên không ra trận. Cách Sa-mu-ên chiến thắng người Phi-li-tin không bằng khí giới quân sự, nhưng bằng khí giới của Đức Chúa Trời, bằng lời cầu nguyện và quyền năng Ngài bày tỏ. Đây cũng là cách Cơ Đốc nhân chúng ta dùng để chiến thắng quyền lực của ma quỉ trong sự giải cứu người dưới ách nô lệ của tội lỗi (Ê-phê-sô 6:10-20).

   (3) Lúc tuổi về hưu: Sa-mu-ên hầu việc Đức Chúa Trời dưới sứ mạng của người cầu thay cho dân sự, và hướng dẫn họ trong luật pháp Đức Giê-hô-va. Chính Sa-mu-ên là người xức dầu cho vua Sau-lơ.

  1. Tâm tình phục vụ Chúa của Sa-mu-ên.

Đời sống phục vụ Chúa của Sa-mu-ên để lại cho chúng ta tấm gương sáng:

(1) Sa-mu-ên hầu việc với tấm lòng trong sạch. Hai đức tánh cao đẹp của Sa-mu-ên là thanh liêm và ngay thẳng.

(2) Sa-mu-ên hầu việc với tấm lòng tràn đầy tình yêu thương. Tấm lòng Sa-mu-ên luôn hướng về dân sự. Ông buồn rầu khi thấy họ xây bỏ Đức Chúa Trời và thờ thần tượng, ông chẳng vui khi thấy dân chúng đến xin một vua, vì biết họ đã lìa bỏ Đức Chúa Trời, chẳng muốn Ngài cai trị họ nữa (1Sa 8:6). Sa-mu-ên cầu thay cho họ.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

KHI CÔN TRÙNG CHUI VÀO TAI.

Côn trùng chui vào tai rất khó chịu, nhiều khi gây đau đớn và ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu chưa thể đến bác sĩ ngay, bạn có thể dùng những cách sau đây làm cho côn trùng thoát ra:

– Đưa tai ra nơi có ánh nắng, còn nếu vào ban đêm ghé tai vào bóng đèn, côn trùng sẽ hướng theo ánh sáng chui ra.

– Cho vào tai vài giọt mật ong, côn trùng sẽ bị chết ngạt giúp ta lấy ra dễ dàng.