Tác giả: Mai hdenayun

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 17.11.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 17.11.2024

in THANH NIÊN on 13 Tháng Mười Một, 2024

Chúa nhật 17.11.2024.

  1. Đề tài: CHÚA NGỰ CÙNG.
  2. Kinh Thánh: Xuất Ê-díp-tô Ký 25:1-9; 29:38-46; 40:16-38.
  3. Câu gốc: “Ta sẽ ở giữa dân Y-sơ-ra-ên, làm Đức Chúa Trời dân ấy” (Xuất Ê-díp-tô Ký 29:45).
  4. Đố Kinh Thánh: Thi Thiên 100-110.
  5. Thể loại: Chia sẻ.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 07.07.2024.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Trong cơn nguy nan, khốn khổ, đau buồn, hoặc vô vọng, mà có một người đến ở bên cạnh thì chắc chắn sẽ cảm thấy được yên ủi lắm. Đức Chúa Trời đã có cách cho dân sự Ngài được yên ủi khi họ mới tập bước theo Ngài. Chúa đích thân dẫn dắt bằng trụ mây lúc ban ngày và bằng trụ lửa khi ban đêm. Ngài còn ban cho họ hai tảng đá khắc ghi luật pháp của Ngài để họ biết và làm theo ý muốn của Ngài. Ngài truyền lệnh cho Môi-se dựng một Đền Tạm làm nơi hội ngộ giữa Ngài với dân sự.

I. NHỮNG NHU LIỆU CHO ĐỀN TẠM (25:1-8).

Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên trời đất, muôn vật trên đất. Ngài ở khắp mọi nơi thì chắc chắn không cần phải có một đền thánh nào để Ngài ngự. Vua Sa-lô-môn đã nói lời ấy trong lễ cung hiến đền thờ mà ông xây cất cho Chúa (1Các Vua 8:27). Đức Chúa Giê-xu phán rằng: “Đức Chúa Trời là thần, nếu ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy” (Giăng 4:24).

Tuy nhiên, tuyển dân của Chúa cần Đền Tạm làm một nơi biệt riêng ra cho Chúa. Nơi đó làm chứng với dân sự về sự hiện diện của Ngài. Đó cũng là trung tâm sinh hoạt thuộc linh của họ, là nơi họ có thể cảm nhận được sự hiện diện của Đức Chúa Trời.

Chúa dạy rằng chính họ phải thành tâm mang lễ vật cho Ngài để dùng cho việc dựng Đền Tạm này. Dân sự có tự nguyện góp công, góp của vào và họ mới biết quý mến tài sản của mình. Tất cả những vật liệu dân sự phải dâng là những vật tốt và giá trị mà họ sẵn có. Chúa không đòi hỏi vật gì quá hiếm hoặc quá tầm thường cho Đền Tạm của Ngài.

Hai điều chúng ta học được trong lời dạy của Chúa ở đây là:

– Khi chúng ta dâng hiến cho Chúa thì dâng với tất cả lòng thành của chúng ta (Xuất Ê-díp-tô ký 25:2) không phải vì sự ép buộc, nhưng vì lòng yêu mến Chúa.

– Sự dâng hiến của chúng ta cũng đo lường mức độ tăng trưởng tâm linh của mình đối với Chúa.

II. NHỮNG ĐÒI HỎI VỀ CỦA LỄ DÂNG (29:42-44).

Đức Chúa Trời cũng chỉ dạy dân sự về việc dâng của lễ cho Ngài khi họ ra mắt Ngài. Mỗi ngày họ phải chọn hai con chiên một tuổi, một con dâng vào buổi sáng và một con dâng vào buổi chiều (Xuất Ê-díp-tô Ký 29:38-39). Ngoài hai con chiên, họ còn phải dâng một ít bột mì mịn, nhồi với dầu và dâng một ít rượu nho. Ngài dạy họ dâng những của lễ này mỗi ngày khi đền thánh của Ngài còn ở giữa họ. Dân sự Do-thái tiếp tục dâng như vậy từ đó cho đến năm 70 sau Chúa, là năm quân La-mã phá hủy đền thờ Giê-ru-sa-lem.

Dân Do-thái đã phạm tội trước mặt Ngài nhiều lần và đã bị trừng phạt, có khi phải chết. Là một tội nhân thì không thể nào đến gần Đức Chúa Trời thánh khiết được. Cho nên của lễ dâng lên Chúa tượng trưng sự thế mạng cho tội nhân. Mặc dù của lễ thiêu không chuộc tội lỗi của họ được nhưng cũng đủ để nhắc cho họ nhớ rằng vì tội của họ mà có chiên con vô tội phải chịu chết. Họ cần phải ăn năn và từ bỏ tội mình.

Những của lễ chỉ là hình ảnh tượng trưng cho sự chuộc tội, nhưng chúng nó không có khả năng chuộc tội cho con người. Hê-bơ-rơ 10:11 chép: “Phàm thầy tế lễ mỗi ngày đứng hầu việc và năng dâng của lễ đồng một thức, là của lễ không bao giờ cất tội lỗi được”. Nhưng Đức Chúa Trời lấy con chiên làm của lễ để chỉ về chiên con của Ngài là “Đấng cất tội lỗi thế gian đi” (Giăng 1:29). Bởi vậy như Hê-bơ-rơ có viết về sự hy sinh của Đức Chúa Giê-xu như vậy: “Nhưng hiện nay đến cuối cùng các thời đại, Ngài đã hiện ra chỉ một lần, dâng mình làm tế lễ để cất tội lỗi đi” (Hê-bơ-rơ 9:26b).

III. CHÚA HIỆN DIỆN GIỮA DÂN SỰ (29:45-46).

Đức Chúa Trời hứa với dân sự rằng Ngài sẽ ngự giữa họ. Ngài dạy rằng các chi phái của mỗi đại tộc Do-thái phải đóng trại xung quanh Đền Tạm theo bốn hướng Đông Tây Nam Bắc, mỗi khi dân sự dừng lại trong sa mạc. Ngài sẽ ngự vào để ở giữa họ, họ sẽ làm dân Ngài và Ngài sẽ làm Đức Chúa Trời của họ.

Đền Tạm nằm ở trung tâm của trại quân Do-thái, gợi lại ý nghĩa của sự liên hệ giữa Chúa với dân sự Ngài. Chúa nhắc cho họ rằng Ngài đã giải cứu họ ra khỏi Ê-díp-tô bằng quyền năng Ngài. Điều đó chứng tỏ cho dân sự và con cháu của họ rằng Ngài luôn luôn chăm sóc họ. Nếu họ xây dựng đền thánh cho Chúa y như ý Ngài muốn thì Ngài sẽ ngự xuống ở giữa họ.

Về phần chúng ta ngày nay, nếu chúng ta dọn lòng mình, ăn năn tội, và mời Đức Chúa Giê-xu ngự vào thì Ngài sẽ biến thân thể hèn mọn chúng ta thành đền thờ của Ngài. (2Cô-rinh-tô 6:16; Giăng 14:23).

  1. VINH HIỂN CHÚA TRONG ĐỀN TẠM (40:33c-38).

Đoạn cuối cùng của sách Xuất Ê-díp-tô ký thuật rằng Môi-se vâng mạng Chúa làm đủ mọi điều Ngài chỉ thị cho ông. Môi-se chẳng dám chậm trễ trong công việc dựng đền thánh cho Đức Chúa Trời (Xuất Ê-díp-tô Ký 40:16-17). Kinh Thánh nhắc đến việc Môi-se vâng mạng lệnh của Chúa tất cả chín lần, mà mỗi lần đều nói: “Môi-se làm y như mọi điều Đức Giê-hô-va đã phán dặn mình” (Xuất Ê-díp-tô Ký 40:19-32). Sự vâng lời của Môi-se làm đẹp lòng Chúa và Ngài ngự xuống trong Đền Tạm ấy.

Đền thờ của Chúa là biểu tượng sự hiện diện của Ngài, Đức Chúa Giê-xu phán: “Vì nơi nào có hai ba người nhơn danh ta nhóm nhau lại, thì ta ở giữa họ” (Ma-thi-ơ 18:20). Một Hội Thánh sống là Hội Thánh có Chúa ngự cùng.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 17.11.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 17.11.2024

in NAM GIỚI on 12 Tháng Mười Một, 2024

Chúa nhật 17.11.2024 

  1. Đề tài: THỰC HIỆN MẠNG LỆNH “MÔN ĐỒ HÓA MUÔN DÂN”.
  2. Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 28:20, Công vụ 14:21, 2Tê-sa-lô-ni-ca 2:13-15.
  3. Câu gốc: “Vậy, thưa anh chị em, hãy đứng vững và vâng giữ những điều dạy dỗ mà chúng tôi đã truyền cho anh chị em, hoặc bằng lời nói, hoặc bằng thư từ” (2Tê-sa-lô-ni-ca 2:15 BHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Ca Thương 4-5.
  5. Thể loại: Học Kinh Thánh nhóm.

* CHỈ DẪN:

  1. Chia số người tham dự ra làm hai hay ba nhóm, mỗi nhóm cử thư ký ghi chép và người đại diện nhóm, trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình.
  2. Sau khi các nhóm đã trình bày xong các câu hỏi thảo luận, mời Ủy viên Linh vụ hay nhóm trưởng chịu trách nhiệm phần đúc kết cho buổi học.
  3. Xin xem thêm phần chỉ dẫn Học Kinh Thánh nhóm vào ngày 11.08.2024.

* Đọc Kinh Thánh: 2Tê-sa-lô-ni-ca 2:13-17 và thảo luận các câu hỏi sau:

(1.1) Sứ đồ Phao-lô đã khuyên giục các tín hữu ở Tê-sa-lô-ni-ca điều gì?

(1.2) Truyền giáo là quan trọng nhưng việc môn đồ hóa còn quan trọng hơn, vì sao?

(1.3) Bạn học được những gì qua cách môn đồ hóa của sứ đồ Phao-lô?

(2.1) Môn đồ hóa có nghĩa là gì?

(2.2) Để có thể môn đồ hóa người khác, chúng ta cần trang bị những gì?

(2.3) Bạn đã thực hiện việc môn đồ hóa cho những người xung quanh như thế nào?

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Đối với sứ đồ Phao-lô, truyền giáo là việc quan trọng, nhưng môn đồ hóa còn quan trọng hơn nữa. Qua những bức thư ông gửi cho các Hội Thánh, cho thấy ông cầu thay, hướng dẫn, nhắc nhở, khích lệ, đôi khi khiển trách với mục đích giúp họ lớn lên trong đức tin. Trong phần Kinh Thánh hôm nay, trước khi khuyên giục họ đứng vững, ông nhắc sự kêu gọi Đức Chúa Trời dành cho họ, để họ được hưởng sự vinh hiển của Ngài. Muốn đứng vững hãy vâng giữ những điều họ đã được dạy dỗ bằng lời nói hay thư từ.

Trước khi Chúa Giê-xu về trời, Ngài truyền dạy cho các môn đồ: “Đi dạy dỗ muôn dân, dạy họ giữ mọi điều Chúa truyền dạy” (Ma-thi-ơ 28:20). Vì vậy, môn đồ hóa người khác là một kỷ luật thuộc linh mang tính phục vụ, và cũng là trọng trách cho mỗi con dân Chúa. Môn đồ hóa một người là trang bị, huấn luyện, và giúp đỡ họ lớn lên trong Chúa. Môn đồ hóa là đồng hành với họ để giúp họ biết Chúa và trở nên giống Ngài nhiều hơn. Trong Kinh Thánh, Đa-vít có bạn là Giô-na-than, Giăng Mác có Ba-na-ba, Phao-lô có Ba-na-ba, Ti-mô-thê có Phao-lô, và các sứ đồ có Chúa Giê-xu; những người này được môn đồ hóa bởi một người đã đi trước mình.

Môn đồ hóa cũng có nghĩa là chúng ta giúp họ học biết và thực hành các kỷ luật thuộc linh trong đời sống hằng ngày. Có nhiều cách để môn đồ hóa một người hay một nhóm người. Họp lại học Kinh Thánh với nhau, cầu nguyện và khích lệ nhau; dạy họ biết cách học và dạy Kinh Thánh; làm gương trong nếp sống, qua hành vi, lời nói; cùng bước với họ trong lúc họ gặp khó khăn, nản lòng, yếu đuối… Môn đồ hóa là sử dụng các ân tứ Chúa ban (thì giờ, tài năng, tiền bạc) để góp phần đào tạo thế hệ tiếp theo tiếp nối công việc Chúa. Phần lớn chúng ta ít để ý đến công tác môn đồ hóa người khác; hoặc chúng ta nghĩ mình không có khả năng, hoặc cho đó là công việc của Mục sư. Chúng ta không làm được vì không chịu học để biết cách môn đồ hóa người khác. Ngay trong gia đình, chúng ta vẫn có trách nhiệm môn đồ hóa con cháu của mình. Nếu không làm trọn trọng trách này, làm sao chúng ta có thể môn đồ hóa người khác được?

“Xin Chúa giúp con quyết tâm học biết Chúa nhiều hơn, và học biết cách môn đệ hóa con cháu và gia đình của con, và xin Chúa cho con cơ hội để môn đệ hóa người khác. Con biết kỷ luật thuộc linh này giúp con có trách nhiệm với công việc Chúa chung nhiều hơn”.

THÔNG ĐIỆP HẰNG TUẦN

THÔNG ĐIỆP HẰNG TUẦN

in THÔNG ĐIỆP HẰNG TUẦN on 8 Tháng Mười Một, 2024

THÔNG ĐIỆP HẰNG TUẦN
7/11/2024

Chủ đề: Bí Quyết Của Sự Thỏa Lòng
Kinh Thánh: Phi-líp 4:10-13

Sau khi gặp Chúa Giê-xu trên đường đi đến Đa-mách, Phao-lô đã có cơ hội học hỏi cũng như hiểu sâu sắc hơn về sự cứu chuộc và bước đường theo Đấng Christ. Từ thời điểm đó, sứ đồ Phao-lô đã chia sẻ với anh em mình về những gì mà bản thân đã kinh nghiệm được qua sự dạy dỗ của Chúa. Trong bức thư của sứ đồ Phao-lô gửi đến Hội Thánh Phi-líp, người đã viết về một bài học tối quan trọng trong cuộc sống, đó chính là “bí quyết của sự thỏa lòng”.

Bạn nghĩ điều gì sẽ mang đến được cho bạn sự thỏa lòng? Có thể bạn cho rằng đó là một đời sống yên ả, một sự thành công nhất định. Hay có lẽ bạn hình dung rằng sự thỏa lòng đó có thể đến từ một sự nghiệp vũng chải, sức khoẻ tốt và một gia đình đầy tràn tình yêu thương. Tuy nhiên, cuộc sống của Phao-lô không hoàn toàn như vậy. Phao-lô đã phải chịu sự bách hại không chỉ đến từ những người chống đối mình mà ngay cả với những người cùng quê hương với chính ông (2 Cô-rinh-tô 11:23-26). Đôi khi, mọi người lắng nghe ông chia sẻ, nhưng thường xuyên nhiều người vẫn tỏ thái độ phản đối với thông điệp mà ông rao giảng. Hơn nữa, ông còn phải chịu cảnh tù đày, bị xiềng xích vì cớ họ. Dù vậy, ông đã mạnh mẽ viết: “Trong mọi nơi, mọi tình huống tôi đã học bí quyết để sống, dù no hay đói, dù dư hay thiếu.”(Phi-líp 4:12 – BHĐ 2010)

Bí quyết mà Phao-lô khám phá ra là sống dựa trên địa vị của mình trong mắt Chúa chứ không phải dựa trên hoàn cảnh mà ông đang đối mặt. Là con cái của Ngài, Phao-lô biết mình giàu có về mặt thuộc linh (“Chúc tụng….. Ngài đã ban cho chúng ta trong Đấng Christ mọi phước hạnh thuộc linh ở các nơi trên trời.” (Ê-phê-sô 1:3)) Ông có được sự bình an vì biết mình có Đấng Đời Đời là Cha yêu thương chăm sóc và có sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh trên đời sống ông. Và chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng có được sự bình an và thỏa lòng này nếu như chúng ta hết lòng nhìn theo Chúa mà bước đi theo Ngài.

Nguồn: In Touch Ministries
—————————————————————————————
HỘI THÁNH TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM
Kính CHÚA – Yêu Người – Truyền Giảng Phúc Âm – Xây Dựng Hội Thánh
📍 Địa chỉ: 68 Nguyễn Công Hoan, P7, Phú Nhuận, TP.HCM
📧 Email: hoithanhphucam2007@gmail.com
🌐 Facebook: https://www.facebook.com/httgpa2007
🌐 Youtube: www.youtube.com/@HoiThanhTruyenGiangPhucAm
🌐 Website: http://maiamviet.org
🌐 Website: http://hoithanhphucam.org
#hoithanhtruyengiangphucam #httgpa #LoiChua

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 10.11.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 10.11.2024

in THANH NIÊN on 5 Tháng Mười Một, 2024

Chúa nhật 10.11.2024 (CN Trung Tráng Niên).

  1. Đề tài: SỐNG PHỤC VỤ.
  2. Kinh Thánh: Giăng 13:1-20.
  3. Câu gốc: “Vì Ta đã làm gương cho các ngươi, để các ngươi cũng làm như Ta đã làm cho các ngươi” (Giăng 13:15).
  4. Đố Kinh Thánh: Đố theo chủ đề.
  5. Thể loại: Tâm Tình.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 15.09.2024.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 10.11.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 10.11.2024

in PHỤ NỮ on 5 Tháng Mười Một, 2024

Chúa nhật 10.11.2024.

  1. Đề tài: CHÚA NHẬT TRUNG TRÁNG NIÊN.
  2. Kinh Thánh: Ê-sai 12.
  3. Câu gốc: “Nầy, Đức Chúa Trời là sự cứu rỗi của con; con sẽ tin cậy và không sợ hãi. Vì Giê-hô-va, chính Đức-Giê-hô-va là sức mạnh…” (Ê-sai 12:2 BTTHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Đố Kinh Thánh theo chủ đề.
  5. Thể loại: Kịch 5’.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 14.07.2024.

* CÂU CHUYỆN THAM KHẢO.

TRỞ NGẠI TRÊN ĐƯỜNG.

Ngày xưa, có một vị vua cho người đặt một tảng đá trên đường đi. Rồi vua ẩn mình và quan sát xem ai sẽ là người dời tảng đá lớn ấy đi. Một số những lái buôn và những cận thần giàu có nhất đi ngang đi vòng qua nó. Nhiều người lớn tiếng trách móc vua đã không giữ đường sá gọn gàng. Thế rồi một người nông dân đi đến, trên vai là một bao đầy rau cải. Khi gặp phải tảng đá, người ấy hạ bao đồ của mình xuống và cố gắng đẩy hòn đá ra bên vệ đường. Khi cúi xuống nhặt lấy bao rau cải của mình, ông thấy có một cái túi nằm trên đường, chỗ tảng đá nằm. Trong túi có rất nhiều đồng tiền vàng và có một lời nhắn của đức vua, nói rằng số vàng đó dành cho người dời tảng đá đi khỏi đường. Người nông dân ấy đã học được điều mà nhiều người khác không bao giờ hiểu được. Mọi trở ngại trong đời sống đều ẩn chứa một cơ hội để cải thiện tình trạng hiện tại của chúng ta.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 10.11.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 10.11.2024

in NAM GIỚI on 5 Tháng Mười Một, 2024

Chúa nhật 10.11.2024 

  1. Đề tài: CHÚA NHẬT TRUNG TRÁNG NIÊN.
  2. Kinh Thánh: Thi Thiên 23.
  3. Câu gốc: “Đức Giê-hô-va sẽ cứ dắt đưa ngươi; làm cho ngươi no lòng giữa nơi khô hạn lớn; làm cho cứng mạnh các xương ngươi, ngươi sẽ như vườn năng tưới, như nước suối chẳng hề khô vậy” (Ê-sai 58:11)
  4. Đố Kinh Thánh: Ca Thương 1-3.
  5. Thể loại: Ca ngợi – Cảm tạ.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 04.08.2024.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 03.11.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 03.11.2024

in THANH NIÊN on 31 Tháng Mười, 2024

Chúa nhật 03.11.2024.

  1. Đề tài: CHÚA THA THỨ.
  2. Kinh Thánh: Xuất Ê-díp-tô Ký 32 và 34:1-10.
  3. Câu gốc: “Giê-hô-va! Giê-hô-va! Là Đức Chúa Trời nhân từ thương xót, chậm giận, đầy dẫy ân huệ và thành thực” (Xuất Ê-díp-tô Ký 34:6).
  4. Đố Kinh Thánh: Thi Thiên 91-100
  5. Thể loại: Giải đáp thắc mắc.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 25.08.2024.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Qua bài học hôm nay chúng ta sẽ thấy được tấm gương của Môi-se, ông đã dám liều mình để cầu xin Đức Chúa Trời tha mạng cho hàng trăm ngàn dân Do-thái.

I. MÔI-SE PHẪN NỘ DÂN SỰ (32:15-19).

Môi-se chỉ vắng mặt bốn mươi ngày để lên núi tìm cầu ý muốn Đức Chúa Trời (Xuất Ê-díp-tô Ký 24:18). Đoàn dân Do-thái liền tỏ thái độ nghi ngờ ông. Họ đúc tượng con bò con, y như các thần Ê-díp-tô, rồi dâng lễ cùng hát xướng cho thần mới của họ. Đức Chúa Trời thấy việc phản nghịch của họ, lập tức sai Môi-se xuống núi. Ngài cũng cho Môi-se biết ý định của Ngài sẽ tiêu diệt cả dân này. Môi-se liền van xin Chúa tha thứ cho dân mà chính Ngài đã cứu ra khỏi Ê-díp-tô. Đức Chúa Trời nhận lời Môi-se lần này. Lúc xuống đến nơi, ông thấy sự thờ hình tượng của dân chúng nên đã nổi giận, đập bể hai bảng chứng Chúa trao cho ông.

II. MÔI-SE CẦU THAY CHO DÂN SỰ (32:30-32).

Khi Đức Chúa Trời báo cho Môi-se biết việc dân chúng đang thờ lạy tượng bò con bằng vàng, ông liền xin Chúa tha thứ cho họ. Tuy nhiên, lúc ông chứng kiến tận mắt cảnh reo hò nhảy múa của dân sự xung quanh tượng bò vàng, ông không còn nín giận được nữa. Sau khi đập bể hai bảng luật pháp, Môi-se thiêu đốt tượng bò vàng trong lửa và nghiền nát thành tro bụi, rồi ông rải trên mặt nước và cho họ uống. Việc làm đó có ý nghĩa thần học là dân sự phải nhận lấy sự hư mất giống như tượng thần của họ vậy.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người trong dân sự đều cùng một lòng phản nghịch lại Chúa. Môi-se kêu gọi sự thức tỉnh và ăn năn tội: Ai thuộc về Đức Giê-hô-va, hãy đến cùng ta! Hết hảy người Lê-vi đều nhóm lại bên người (Xuất Ê-díp-tô Ký 32:26). Một số người tham dự đúc tượng và thờ lạy tượng bò vàng thì bị Đức Chúa Trời trừng phạt.

Sau lần đó, ông nói với dân chúng rằng ông sẽ lên gặp Đức Chúa Trời mà cầu thay cho họ. Trước mặt Chúa, Môi-se xin cho mình chịu chết thay cho dân sự. Nhưng Đức Chúa Trời không muốn vậy. Một mình Môi-se không thể nào gánh hết tội của mọi người nổi. Chỉ có mạng sống của chính Đức Chúa Trời mới đủ giá chuộc cho tội nhân nào nhờ cậy Ngài.

Việc Môi-se thế tội cho dân sự là biểu tượng hành động của Đức Chúa Trời đối với mọi tội nhân. Môi-se bằng lòng thế tội cho dân mình trước khi họ tỏ thái độ ăn năn. Đó cũng là hình bóng của Đức Chúa Giê-xu Christ, Đấng bằng lòng chết cho kẻ có tội. Rô-ma 5:8 viết: “Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết”.

III. CHÚA HỨA SẼ TRỪNG PHẠT TỘI NHÂN (32:33-34).

Đức Chúa Trời hiểu lòng thương yêu của Môi-se đối với một dân cứng cổ là Do-thái. Ông đã từng gánh chịu sự oán trách nặng nề của họ mỗi khi xảy ra việc không vừa ý. Đã nhiều lần ông cầu xin Đức Chúa Trời nghĩ lại và tha thứ cho sự dại dột của họ, vì họ chỉ như những trẻ thơ theo Ngài. Họ tin Chúa nhưng chưa hết lòng làm theo sự dìu dắt của Ngài. Họ vẫn còn bị tiêm nhiễm sự thờ lạy hình tượng của người Ê-díp-tô và vẫn còn hướng lòng họ về nước này nhiều hơn là trông cậy Chúa.

Môi-se thông cảm sự lầm lạc của họ và thấy cần làm điều gì để chuộc tội cho họ. Nhờ sự cầu xin của Môi-se, Đức Chúa Trời phán cùng Môi-se rằng: “Kẻ nào phạm tội cùng ta, ta sẽ xóa nó khỏi sách ta… ngày nào ta hành phạt thì sẽ phạt tội chúng nó” (Xuất Ê-díp-tô Ký 32:33-34). Chúa nói “kẻ nào phạm tội” là muốn nói lên trách nhiệm của mỗi cá nhân trước mặt Chúa. Nhưng Đức Chúa Trời vẫn còn muốn cho họ thêm một cơ hội nữa để làm hòa lại với Ngài.

IV. CHÚA HAY THƯƠNG XÓT (34:4-6).

Đức Chúa Trời hay tha thứ vì bản chất đầy “nhân từ, thương xót, chậm giận, đầy dẫy ân huệ và thành thực, ban ơn đến ngàn đời, xá điều gian ác, tội trọng và tội lỗi…”.

Dân Do-thái quá cứng cổ, không chịu tìm kiếm ý Ngài, không hết lòng tin cậy Ngài. Dù như thế Ngài vẫn bày tỏ tình thương và dạy họ nhiều lần, nhiều cách. Hai bảng đá chép các điều răn của Chúa đã bị Môi-se đập bể không thay đổi ý định của Ngài đối với dân Chúa được. Đức Chúa Trời dạy Môi-se mang hai bảng đá khác do tay ông đục ra đem lên núi để chép lại luật pháp của Đức Chúa Trời. Điều này nhắc nhở cho dân sự biết rằng Ngài muốn họ phải đến với Ngài để nhận lãnh luật pháp của Ngài. Ngày nay, thay vì Chúa viết luật Ngài lên bảng đá như xưa, Chúa muốn chép luật pháp ấy vào lòng bằng thịt của dân Ngài. Không có ai trên đời có đủ tài đức hay khả năng dâng mạng mình lên Chúa để chuộc tội cho người khác được. Nhưng Chúa Giê-xu đã chịu đền tội thay cho cả nhân loại để thỏa mãn luật công bình của Ngài. Người có tội biết ăn năn và tin nhận ý nghĩa sự chết của Ngài trên thập tự giá thì sẽ hưởng được sự tha thứ của Đức Chúa Trời.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 03.11.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 03.11.2024

in PHỤ NỮ on 31 Tháng Mười, 2024

Chúa nhật 03.11.2024.

  1. Đề tài: ĐẤNG CỨU THẾ ĐỘC NHẤT.
  2. Kinh Thánh: Rô-ma 1:1-17.
  3. Câu gốc: “Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, và chỉ có một Đấng Trung gian giữa Đức Chúa Trời và loài người, là Đấng Christ Giê-xu…” (1Ti-mô-thê 2:5 BTTHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Không đố Kinh Thánh.
  5. Thể loại: Truyền giảng.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 08.09.2024.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

I. VÀO ĐỀ.

Con người rất cần Đấng Cứu Thế, vì mọi người đều là tội nhân trước mặt Đức Chúa Trời. Có nhiều ý kiến sai lầm về Đấng Cứu Thế do sự tưởng tượng của người ta mà không căn cứ trên nền tảng là Lời của Đức Chúa Trời. Người không biết Đức Chúa Trời cho rằng Ngài đã ban cho con người nhiều đạo, nhiều Đấng Cứu Thế khác nhau: Chúa Giê-xu ở bên trời Âu, Đức Phật ở Á châu, Đức Khổng Tử ở bên Trung quốc… Các ý ấy không đúng sự thật, Chúa Giê-xu mới là Đấng Cứu Thế độc nhất.

II. THÂN BÀI.

  1. Kinh Thánh Lời của Đức Chúa Trời tuyên bố, Chúa Giê-xu là Đấng Cứu Thế độc nhất (Mat 24:23-26, Giăng 1.18).
  2. Chúa Giê-xu tự xưng mình là Đấng Cứu Thế của nhân loại. Chúa Giê-xu là Đấng Cứu Thế đời đời chớ không chỉ là Đấng Cứu Thế của một đời.
  3. Quyền năng của Chúa Giê-xu minh chứng Ngài là Đấng Cứu Thế độc nhất:

– (Giăng 10:37-38) Chúa chữa các thứ bệnh tật, đuổi quỷ, kêu kẻ chết sống lại, quở gió và biển, đi bộ trên mặt biển, hoá bánh ra nhiều, Ngài chết, sống lại và về trời… (1 Côr 15:3-7; Công 1:9-11).

– Các môn đồ là người đã từng theo Chúa hơn ba năm chức vụ, tức là từ khi Ngài khởi sự giảng đạo cho đến khi Ngài chết trên thập tự giá và sống lại. Các môn đồ đều chứng quyết Chúa Giê-xu là Đấng Cứu Thế độc nhất vô nhị của cả nhân loại trải qua các đời (Công 4.12, 16.31 Rô 3.23-24, 1Tim 1.15, 2.5-6). Họ quả quyết rằng đạo Chúa có tính cách phổ thông chớ không riêng biệt cho thời đại hay dân tộc nào, vì Chúa Giê-xu là Đấng Tạo Hóa và mọi người đều là tạo vật của Ngài. Chúa Giê-xu chỉ có tính cách riêng biệt là Ngài thuộc về trời chứ không thuộc về trần gian này.

– Hoàn toàn đáng tin vì họ đã tôn thờ Chúa Giê-xu và dùng chính sự sống của mình minh chứng Ngài là Đấng Cứu Thế để cứu vớt vô số người (2Côr 11.23-29, Hêb 11.36-38). Những người tin Chúa Giê-xu đã có cuộc sống đổi mới và chính đời sống của họ tiếp tục là bằng chứng.

III. LỜI KẾT.

Tin Lành đã truyền khắp năm châu. Chẳng có châu nào, xứ nào chưa có dấu chân người Tin Lành đi đến. Tin Lành là đạo duy nhất mà Đức Chúa Trời đã ban cho nhân loại. Chúa Giê-xu là Đấng Cứu Thế độc nhất mà Đức Chúa Trời đã ban cho toàn thể nhân loại vì chỉ có một sự cứu rỗi duy nhất là sự chết đền tội của Chúa Giê-xu trên thập tự giá. Nếu con người không chịu tin nhận Ngài là Đấng Cứu Thế độc nhất của nhân loại thì họ phải chịu hư mất đời đời.

Vì thế, bạn phải tin nhận Chúa Giê-xu ngay bây giờ.

Mục sư Đoàn văn Miêng.