Tác giả: Mai hdenayun

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in ẤU NHI on 26 Tháng Tám, 2024

BÀI 7. CẬU BÉ JÊSUS TRONG GIA ĐÌNH

I. KINH THÁNH: Lu-ca 2:39-40,52.

II. CÂU GỐC: “Đức Chúa Jêsus khôn ngoan càng thêm, thân hình càng lớn, càng được đẹp lòng Đức Chúa Trời và người ta” (Lu-ca 2:52).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Cậu bé Jêsus ngoan ngoãn, giúp đỡ cha mẹ.

– Cảm nhận: Chúa Jêsus có đời sống tốt đáng để em noi theo.

– Hành động: Ngoan ngoãn, giúp đỡ cha mẹ giống Chúa Jêsus.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ: Sinh Hoạt Gia Đình.

* Chuẩn bị:

– 10 cái chén, vài cái dĩa, vài cái tô, một chục đũa, muỗng.

            * Cách thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn các em chơi trò chơi đãi tiệc; cho các em phụ giúp bày chén, bát, đũa, muỗng… lên bàn. Giữa lúc các em dọn bàn, giáo viên nên chọn những lời có liên quan đến nội dung bài để nói với các em, ví dụ: “Em Trung và em Hiền… vui vẻ phụ giúp bày chén bát lên bàn là tốt lắm, vì các em ngoan ngoãn, biết phụ giúp cha mẹ. Làm như thế rất đẹp lòng Chúa và cũng làm cho cha mẹ vui lòng nữa”.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

            * Chuẩn bị:

– Thị trợ: Hình Con Trẻ Jêsus, Ma-ri, Giô-sép, gỗ, con lừa, cảnh xưởng môc, cảnh trong nhà, cảnh trong đền thờ, giáo viên, vài em nhi đồng.

– Hình em bé 1 hoặc 2 tuổi.

  1. Vào đề.

(Giáo viên vừa kể chuyện vừa trình bày thị trợ).

Năm nay em Trung mấy tuổi? Em có thể tự đi, ngồi, ăn, uống được phải không? Em có thể giúp đỡ người khác điều gì? Lúc còn bé (giáo viên cho các em xem hình em nhỏ), em không làm được việc gì cả, nhưng bây giờ lớn rồi, tự em có thể làm được nhiều việc rồi đấy.

Khi Jêsus còn bé xíu, thì Ngài cần sự giúp đỡ của ông Giô-sép và bà Ma-ri. Cũng vậy, khi em còn là em bé thì cũng cần sự giúp đỡ của cha mẹ. Em bé Jêsus lớn dần lên trong sự chăm sóc của Giô-sép và Ma-ri. Cũng vậy, các em cũng lớn dần lên trong sự chăm sóc của cha mẹ.

Ở trong gia đình, Jêsus là một người con ngoan, biết giúp đỡ cha mẹ. Cậu bé Jêsus đã từng giúp bà Ma-ri đi lượm củi về nấu cơm, cho lừa ăn cỏ… giúp ông Giô-sép làm nghề mộc. Cậu bé Jêsus làm việc nhà rất là vui vẻ, vì yêu thương cha mẹ và kính yêu Đức Chúa Trời.

Hằng ngày, bà Ma-ri thường dành thì giờ nói về Đức Chúa Trời, kể chuyện Kinh Thánh, giúp cậu bé Jêsus học câu gốc và cầu nguyện. Đến tuổi đi học, cậu bé Jêsus cũng đến nhà thờ học Kinh Thánh như các em bây giờ vậy, cũng đến lớp và có các bạn nhỏ học chung giống như các em đang học trong lớp nầy (giáo viên cho các em xem hình cậu bé Jêsus đang ngồi trong lớp).

Các em có muốn được giống như Chúa Jêsus không? Ở nhà các em nhớ ngoan ngoãn, phụ giúp cha mẹ trong việc nhà nhé. Các em cũng siêng năng đi nhà thờ học lời Chúa nữa. Chúa rất yêu thương các em và Ngài rất vui khi các em làm được những điều đó.

  1. Ôn tập.

Hỏi lại các em: Chúa Jêsus là người con thế nào trong gia đình? Chúa Jêsus giúp đỡ cha trong việc gì? Chúa Jêsus đã làm gì khi được đi đến đền thờ? Em thích điều tốt nào của Chúa Jêsus?

Cho các em học thuộc lòng câu gốc.

C. GIỜ THỦ CÔNG.

* Chuẩn bị:

– Bài tập số 7 đã làm sẵn.

– Cắt hình bé Hùng, bé Mai – chó con, bé Lâm, bé Trang.

– Kéo, hồ dán.

* Cách thực hiện:

Cho các em mở bài tập số 7 của tập học viên. Dùng hình đã cắt sẵn cho các em gấp hình theo đường thẳng đứt đoạn. Dán phần gạch xéo.

Gợi ý bằng những câu hỏi đơn sơ giúp các em hiểu ý nghĩa trong hình vẽ.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in ẤU NHI on 22 Tháng Tám, 2024

BÀI 6. ĐỨC CHÚA TRỜI GÌN GIỮ EM BÉ JÊSUS

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 2:13-23.

II. CÂU GỐC: “Đức Giê-hô-va là Đấng gìn giữ ngươi” (Thi Thiên 121:5a).

AI SẼ GIÚP TÔI…

Khi đồ chơi của tôi bị hư?       Khi quần áo của tôi bị bẩn?

________________cảm tạ Đức Chúa Trời đã chăm sóc gia đình của em.

   (tên học viên)

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 3/2024

in ẤU NHI on 22 Tháng Tám, 2024

BÀI 6. ĐỨC CHÚA TRỜI GÌN GIỮ EM BÉ JÊSUS

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 2:13-23.

II. CÂU GỐC: “Đức Giê-hô-va là Đấng gìn giữ ngươi” (Thi thiên 121:5a).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Đức Chúa Trời giúp Ma-ri, Giô-sép gìn giữ Con Trẻ Jêsus khỏi sự chết.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời dùng ba mẹ để săn sóc, gìn giữ em.

– Hành động: Cảm tạ và tin cậy Đức Chúa Trời luôn luôn.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ. Sinh Hoạt Gia Đình.

* Chuẩn bị:

– 1 cái áo mưa, 1 áo ấm, 1 cái nón.

            * Cách thực hiện:

Người mẹ săn sóc và gìn giữ con cái thế nào? (Giặt quần áo, tắm rửa, nấu cơm cho ăn, kể chuyện cho nghe… Khi trời lạnh thì cho con mặc áo ấm; lúc ra mưa thì khoác áo mưa; đi nắng thì đội nón). Ba mẹ cho các em ăn mặc đúng cách như vậy để làm gì? (Để tránh bị đau ốm, để các em luôn khoẻ mạnh). Đức Chúa Trời lập nên gia đình có cha mẹ, ông bà… để chăm sóc, giữ gìn chúng ta luôn luôn. Chúng ta cảm tạ Đức Chúa Trời chăm sóc, giữ gìn mỗi một người trong gia đình mình.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH

            * Chuẩn bị:

– Thị trợ: Hình cảnh trong nhà, thiên sứ, Giô-sép, Ma-ri (đứng), Ma-ri (cỡi lừa), hài nhi Jêsus, con lừa, đám đông.

– Hình gia đình chụp chung (của một vài em trong lớp).

  1. Vào đề.

(Giáo viên vừa kể chuyện vừa trình bày thị trợ).

Gia đình em có những người nào? (Giáo viên cho các em xem hình; cho các em tự giới thiệu từng người trong gia đình mình. Giáo viên cần có thái độ thân mật, quan tâm đến hoàn cảnh của các em).

Có một gia đình rất vui vẻ, đầm ấm. Đó là gia đình của ông Giô-sép. Giô-sép và Ma-ri hết lòng nuôi nấng, chăm sóc em bé Jêsus.

Một đêm kia, khi cả nhà Giô-sép đang ngủ, Đức Chúa Trời sai thiên sứ đến báo tin cho Giô-sép: “Giô-sép, dậy mau! Vua muốn giết hại Con Trẻ Jêsus. Ngươi mau đem Ma-ri và Con Trẻ Jêsus chạy trốn sang nước Ai-cập”.

Giô-sép thức dậy thuật lại điều đó cho Ma-ri nghe. Hai vợ chồng nhanh chóng thu xếp đồ đạc. Giô-sép cho Ma-ri ẵm em bé, ngồi trên lưng lừa, đương ban đêm, họ vội vàng chạy trốn. Đức Chúa Trời đã gìn giữ Chúa Jêsus bình yên ở tại nước Ai-cập.

Họ đã sống ở đó nhiều ngày… Rồi lại có một đêm, Đức Chúa Trời sai thiên sứ báo tin cho Giô-sép rằng: “Ông vua định làm hại em bé Jêsus đã chết. Ngươi hãy đem Ma-ri và em bé Jêsus trở về quê”.

Giô-sép, Ma-ri, cùng Con Trẻ vâng lời Chúa, trở về quê nhà.

Họ về đến nơi, gặp lại bà con, bạn bè thật là vui. Giô-sép và Ma-ri vui mừng hơn ai hết. Họ cảm tạ Đức Chúa Trời đã yêu thương, gìn giữ họ ngày đêm.

      2. Ứng dụng.

Hỏi những câu đơn giản, gợi ý giúp các em suy nghĩ cách Đức Chúa Trời giữ gìn các em qua gia đình như: Chuẩn bị thức ăn đầy đủ hằng ngày, chăm sóc khi em đau ốm,… Giáo viên có thể mời một hoặc hai em cầu nguyện cảm tạ Chúa.

Sau đó, cho các em học thuộc lòng câu gốc.

C. GIỜ THỦ CÔNG.

* Chuẩn bị:

– Bài tập số 6 đã hoàn tất.

– Cắt hình người đàn ông và đàn bà (của tập học viên).

– Kéo cắt, hồ dán, bút chì và bút màu.

* Cách thực hiện:

Cho các em mở bài tập số 6, hướng dẫn các em dán hình người đàn ông và người đàn bà vào chỗ thích hợp, rồi cắt theo đường kẻ đứt đoạn và gấp theo đường kẻ giống như hình mẫu.

Dựa vào hình vẽ để nói lên sự sự giúp đỡ của những người trong gia đình.

THÔNG ĐIỆP HẰNG TUẦN 22/08/2024

THÔNG ĐIỆP HẰNG TUẦN 22/08/2024

in THÔNG ĐIỆP HẰNG TUẦN on 22 Tháng Tám, 2024

THÔNG ĐIỆP HẰNG TUẦN 22/08/2024

Chủ đề: Đức Chúa Trời Luôn Ở Cùng

Kinh Thánh: Rô-ma 8:28-29

Thông điệp: ? Có thể bạn sẽ tự hỏi, liệu Chúa có can thiệp vào mọi khía cạnh đời sống tôi không? Chúa luôn ở cùng bạn trong những điều tốt đẹp, trong những thành công, thịnh vượng và trong những khi bạn khỏe mạnh. Và Chúa cũng ở cùng khi bạn đối diện thất bại, mất mát, và kể cả khi bạn gặp phải bệnh tật. ? Hãy lưu ý một điều quan trọng: Đức Chúa Trời ở cùng bạn trong mọi sự không có nghĩa Ngài là nguyên nhân của mọi điều xảy đến với bạn. Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy dẫy tội lỗi và tha hóa. Chúa không tạo ra mọi hoàn cảnh mà chúng ta đang đối mặt, nhưng Ngài cho phép những điều đó xảy ra. Khi Chúa làm vậy, Ngài đan xen những phần tốt đẹp và thử thách lại với nhau vì ích lợi cho chúng ta và sự vinh hiển cho Chúa. ? Không có khó khăn nào bạn đang đối mặt vượt quá khả năng của Chúa. Mọi thứ đều nằm trong sự tể trị của Ngài. Hãy tin vào lòng nhân từ tối thượng của Chúa, đón nhận niềm vui với lòng cảm tạ và chấp nhận khó khăn với lòng bình an. Đó là sự bình an khi biết rằng Đức Chúa Trời ở cùng với chúng ta, giúp đỡ chúng ta, và luôn dành những điều tốt đẹp cho những ai yêu mến Ngài. Nguồn: In Touch Ministries ————————————————————————————— HỘI THÁNH TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM Kính CHÚA – Yêu Người – Truyền Giảng Phúc Âm – Xây Dựng Hội Thánh ? Địa chỉ: 68 Nguyễn Công Hoan, P7, Phú Nhuận, TP.HCM ? Email: hoithanhphucam2007@gmail.com ? Facebook: https://www.facebook.com/httgpa2007 ? Youtube: www.youtube.com/@HoiThanhTruyenGiangPhucAm ? Website: http://maiamviet.org ? Website: http://hoithanhphucam.org #hoithanhtruyengiangphucam #httgpa #LoiChua

ỘI THÁNH TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM

ỘI THÁNH TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM

in DƯỠNG LINH on 22 Tháng Tám, 2024

Bạn thân mến!

Bạn đã từng đi trong đêm tối mà không mang đèn pin chưa? Có phải sự tăm tối ấy thật sự rất khó chịu đúng không? Cũng tương tự như thế, khi chúng ta không nhận biết sự cứu rỗi, ta cứ đi trong sự tăm tối và làm nô lệ cho tội lỗi, chúng ta giống như những người mù vậy. Nhưng khi nhận được sự cứu rỗi, mắt ta được nhìn thấy ánh sáng và lòng đầy niềm vui sướng. Nếu bạn đang tự hỏi tìm kiếm sự cứu rỗi đó ở đâu, hãy lắng nghe Lời Chúa trong Ê-sai 42:16: “Ta sẽ khiến kẻ mù đi trên con đường mình không thuộc, dắt họ bởi các nẻo chẳng quen; ta sẽ đổi bóng tối trước mặt họ ra ánh sáng, nơi cong queo ra ngay thẳng. Thật, ta sẽ làm các sự đó, và không lìa bỏ chúng nó đâu”. Sự sáng và sự vui mừng ấy chỉ có ở nơi Chúa Giê-xu. Trước hết hãy tìm kiếm Chúa, Chúa muốn chúng ta làm ánh sáng cho Ngài, dùng cuộc sống của chúng ta bày tỏ cho người khác biết về một tình yêu vô bờ bến. Một sự vui mừng trọn vẹn, sự vui mừng mà chưa từng có, chỉ khi bạn được giải phóng hoàn toàn khỏi tội lỗi. Mỗi chúng ta là một nhân chứng sống, vì vậy hãy đi khắp thế gian làm nhân chứng cho Chúa, để mọi linh hồn đều được cứu bạn nhé! ————————————————————————————— HỘI THÁNH TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM Kính CHÚA – Yêu Người – Truyền Giảng Phúc Âm – Xây Dựng Hội Thánh ? Địa chỉ: 68 Nguyễn Công Hoan, P7, Phú Nhuận, TP.HCM ? Email: hoithanhphucam2007@gmail.com ? Facebook: https://www.facebook.com/httgpa2007 ? Youtube: www.youtube.com/@HoiThanhTruyenGiangPhucAm ? Website: http://maiamviet.org ? Website: http://hoithanhphucam.org #hoithanhtruyengiangphucam #httgpa #tinhnguyen #LoiChua

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 13. BÀI TRẮC NGHIỆM

 

Em thân mến! Chúc mừng em đã học xong những bài học của qúy này. Em rất giỏi! Nhưng em sẽ giỏi hơn nếu ghi nhớ và làm theo lời Đức Chúa Trời. Em có biết ý muốn của Đức Chúa Trời đối với em là gì không? Đó là vâng lời! Vâng lời Chúa, vâng lời ba mẹ, vâng lời anh chị hướng dẫn… kính Chúa và yêu người.

Bây giờ, em đọc kỹ bài trắc nghiệm dưới đây và nhớ lại những gì đã học, rồi hoàn thành cho tốt nhé! Chúc em làm bài giỏi. Chúa ở cùng em.

I. Địa Điểm Và Sự việc.

Em đọc địa điểm ở cột bên trái và tìm sự việc đã xảy ra tại đó ở cột bên phải sao cho đúng nhé!

 

__ Ca-na-an.                                1. Dân sự dự lễ Vượt qua.

__ Sông Giô-đanh.                    2. Ba-rác đóng quân tại đây.              

__ Núi Nê-bô.                             3. Môi-se qua đời trên núi.

__ Núi Tha-bô.                                     4. Thành phố tội lỗi.

__ Khe Ki-sôn.               5. Tướng Si-sê-ra dàn quân tại đây.   

__ Ghi-hôn.                        6. Dân sự đi qua như đi trên đất.     

__ Đền thờ Giê-ru-sa-lem.                   7. Phao-lô gặp Chúa.  

__ Ni-ni-ve.                        8. Nơi có nhiều trái cây tươi tốt.

__ Đa-mách.                 9. Sa-lô-môn được xức dầu làm vua.

__ An-ti-ốt.     10. Phao-lô & Ba-na-ba gây dựng Hội Thánh.

 

II. Đúng Sai.

Em điền chữ Đ trước câu đúng và chữ S trước câu sai.

__ Đức Chúa Trời chọn các quan xét để thay thế Môi-se lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên. 

__ Phạm tội, ăn năn, cầu xin, được Chúa giải cứu, là chu kỳ lập đi lập lại của dân Y-sơ-ra-ên trong thời các quan xét.

__ Dân Y-sơ-ra-ên đi lòng vòng trong đồng vắng 40 năm là do họ không tin cậy Đức Chúa Trời. 

__ Tất cả 12 chi phái Y-sơ-ra-ên đều qua sông Giô-đanh vào đất hứa. 

__ Ê-sau tha thứ cho Gia-cốp bởi ông nhận được quá nhiều lễ vật từ Gia-cốp.

__ An-ne giữ lời hứa dâng Sa-mu-ên cho Đức Chúa Trời khi Sa-mu-ên trưởng thành.

__ Đa-vít truyền ngôi cho Sa-lô-môn là làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời

__ Dây leo sớm mọc tối tàn là dụng cụ Chúa dùng để dạy Giô-na bài học về tình yêu thương. 

__ Sau khi lên ngôi, vua Ê-xê-chia hướng dẫn dân sự sửa lại đền thờ để thờ lạy thần tượng.

__ Trong lúc Phao-lô gặp khó khăn, ba-na-ba đã an ủi và giúp đỡ ông.

III. Điền vào chỗ trống.

  1. Lễ Vượt qua là lễ………………………………………………..

………………………………………………………………………..

  1. Đối với người Do thái, con trưởng nam được hưởng
  2. Thầy tế lễ và người Lê-vi là những người………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

  1. Sa-m-uên có nghĩa là…………………………………….

………………………………………………………………………..

  1. Ba-na-ba có nghĩa là…………………………………………..

………………………………………………………………………..

TRANG TƯ LIỆU A.

HƯỚNG DẪN CỦA LA BÀN.

Phát xuất từ khởi điểm, theo hướng dẫn em nhìn vào la bàn để xác định hướng đi, lấy từ trên mỗi nguồn nước rồi viết lên đường kẻ phía dưới.

TRANG TƯ LIỆU B.

CHỌN LỰA.

Em đoán xem những người trong hình vẽ sẽ mời em làm việc gì? Viết ra lời nói của họ và ở dưới hình vẽ, ghi ra sự chọn lựa của em.

TRANG TƯ LIỆU C.

QUYỀN LỢI ĐẶC BIỆT.

Mỗi ô vuông ký tự đều mang một chữ. Em dựa vào phần gợi ý để tìm ra những chữ cần tìm và điền vào chỗ trống.   

TRANG TƯ LIỆU D.

CHUYỆN HAI ANH EM.

Ê-sau và Gia-cốp có những nan đề khác nhau. Viết ra lời đề nghị của em cho trường hợp của họ.

TRANG TƯ LIỆU E.

TÌM RA ĐƯỜNG ĐI.

An-ne gặp phải chuyện buồn trong gia đình, cần được giúp đỡ. Em giúp An-ne thoát ra khỏi mê cung, để tìm được hướng giải quyết cho nan đề của mình.

TRANG TƯ LIỆU G.

VỊ VUA NÀY LÀ AI?

Em đọc đoạn Kinh Thánh trong vương miện, sau đó trả lời vào chỗ trống. Cuối cùng tìm ra tên của vị vua này là gì?

TRANG TƯ LIỆU H.

THÀNH NI-NI-VE.

Em dựa theo những ký tự trên cổng thành để tìm ra từ thích hợp điền vào chỗ trống.

  1. Thành Ni-ni-ve là một thành phố ___ ___, phải đi mất ___ ___ mới hết.
  2. Thành Ni-ni-ve là ___ ___ của ___ ___.
  3. Dân Ni-ni-ve thờ lạy ___ ___, còn phạm nhiều ___ ___.
  4. Dân Y-sơ-ra-ên xem dân Ni-ni-ve là ___ ___.

TRANG TƯ LIỆU I.

LỄ VƯỢT QUA.

Theo thứ tự của các ký hiệu, em tìm từ tương ứng điền vào chỗ trống để hoàn thành câu văn, và tìm xem ý nghĩa của Lễ Vượt qua.

Lễ Vượt qua là một lễ lớn đối với dân Y-sơ-ra-ên. Nó nhắc nhở dân Y-sơ-ra-ên nhớ lại………………………………………………..

………………………………………………………………………………………

TRANG TƯ LIỆU K.

EM SẼ LÀM THẾ NÀO?

Em đọc ba tình huống dưới đây, rồi chọn ra câu trả lời của em.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 13. BÀI ÔN

 

Bạn thân mến!

Hãy cất tiếng ca ngợi Chúa và thưa với Ngài rằng: “Chúa ơi! Lòng con cảm tạ Ngài vì Ngài đã ban ơn rất nhiều trên đời sống của con!” Hãy nói với Chúa mọi cảm xúc trong lòng bạn lúc này, và cảm tạ Ngài vì Ngài đã đồng hành cùng bạn trong suốt những ngày tháng qua. Sau đó, bạn để lòng yên tĩnh và suy nghĩ xem chính mình đã nhận được điều gì trong quý này. Lời Chúa có tác động như thế nào trên đời sống bạn? Sự dạy dỗ lớn nhất mà bạn nhận được là gì?…  

Tiếp đó, bạn hệ thống từ đầu đến cuối 12 bài học trong quý để chuẩn bị ôn tập cho các em. Trong giờ ôn tập, bạn giúp các em nhớ lại những nhân vật đã học, gương xấu để các em tránh và gương tốt để các em noi theo. Nhắc lại cho các em nhớ: Ý muốn của Đức Chúa Trời đối với em là vâng lời Ngài.        

Trong giờ tổng kết, bạn nên khích lệ tất cả học viên của bạn, khen thưởng những em trung tín, biểu dương những em có đời sống thay đổi, nâng đỡ những em cá biệt… để tất cả các em đều cảm thấy phấn khởi, bước tiếp với bạn trong quý sau.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 12. BA-NA-BA NGƯỜI AN ỦI

I. KINH THÁNH: Công vụ 4:36,37; 9:1-30, 11:19-26.

II. CÂU GỐC:Thưa anh em, xin anh em hãy khuyên nhủ kẻ lười biếng, khích lệ người ngã lòng, nâng đỡ kẻ yếu đuối, kiên nhẫn với mọi người ” (1Tê-sa-lô-ni-ca 5:14).

III. BÀI TẬP.

  1. Ai đã làm việc đó?

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 12. BA-NA-BA NGƯỜI AN ỦI

I. KINH THÁNH: Công vụ 4:36,37; 9:1-30, 11:19-26.

II. CÂU GỐC:Thưa anh em, xin anh em hãy khuyên nhủ kẻ lười biếng, khích lệ người ngã lòng, nâng đỡ kẻ yếu đuối, kiên nhẫn với mọi người ” (1Tê-sa-lô-ni-ca 5:14).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Ba-na-ba tiếp nhận và đối đãi tốt với Phao-lô, khiến Phao-lô rất được yên ủi.

– Cảm nhận: Người có tình yêu thương mới có thể an ủi người khác khi họ gặp khó khăn.

– Hành động: Nói ra cảm giác khi được người khác yên ủi. Em có thể yên ủi người khác trong hoàn cảnh nào?

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

  1. Sinh hoạt thứ nhất: Em sẽ làm thế nào?

     a. Mục đích: Để các em nhận biết bối cảnh của câu chuyện Kinh Thánh này.

     b. Tài liệu: Trang tư liệu K sách học viên.

     c. Thực hiện: Phao-lô bắt bớ những người tin Chúa Giê-xu. Sau đó, ông tin nhận Chúa và thay đổi. Cho các em mở sách học viên trang tư liệu K, và theo gợi ý làm bài tập.

     2. Sinh hoạt thứ hai: Bạn tốt của em.

     a. Mục đích: Để các em biết, bạn bè phải yêu thương và giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn.

     b. Chuẩn bị: Giấy vẽ, bút.

     c. Thực hiện: Cho các em thảo luận: “Theo em, thế nào là người bạn tốt? Khi em gặp khó khăn, bạn của em giúp đỡ em như thế nào?” (Cho các em giới thiệu về người bạn tốt của mình). Sau đó, phát cho mỗi em một tờ giấy vẽ, để các em vẽ khuôn mặt người bạn tốt của mình.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Ngoài tên ở trường, các em còn có tên nào khác nữa không? Các em có thích tên mình không? Nếu như được quyền đổi tên, các em thích tên mình là gì? Tại sao các em thích tên đó? (Cho các em tự do phát biểu).

Ngoài ra, có một số người có biệt danh xuất phát từ hình dáng, hoặc thói quen, hoặc tính tình của họ. Ví dụ: Đào điệu, Thanh trắng, Dũng mập… Nhân vật chính trong câu truyện Kinh Thánh hôm nay có tên là Giô-sép, nhưng mọi người gọi ông là Ba-na-ba, có nghĩa là “con trai của sự an ủi” (người an ủi khích lệ người khác). Tên gọi đó bày tỏ ông là người có lòng yêu thương, làm cho người khác được khích lệ. Chúng ta cùng xem Ba-na-ba đã làm gì nhé!

  1. Bài học.

Ba-na-ba sinh ra và lớn lên tại đảo Chíp-rơ, một đảo nhỏ của Địa Trung Hải (chỉ trên bản đồ). Vì ông luôn nói lời khích lệ, an ủi người khác, nên các sứ đồ đặt tên cho ông là Ba-na-ba, có nghĩa là gì các em còn nhớ không?

Lúc bấy giờ, Hội Thánh đầu tiên rất yêu thương nhau. Họ chia sẻ của cải mình có với người khác. Vì vậy, trong Hội Thánh không có ai nghèo thiếu. Có nhiều người bán ruộng đất, nhà cửa của mình đem tiền giao cho các sứ đồ, để họ tùy theo sự cần dùng của mỗi gia đình mà phân phát. Ba-na-ba có 1 đám ruộng, ông bán và giao tiền cho các sứ đồ. Chúng ta không biết số tiền ông bán ruộng được nhiều hay ít, nhưng điều chúng ta biết chắc là Ba-na-ba rất yêu mến Chúa, và có tình yêu thương.

Trong lúc đó tại Giê-ru-sa-lem, khi nhắc đến một người tên là Sau-lơ, ai nấy đều rất hoảng sợ, vì ông xông vào từng nhà, bắt những người tin theo Chúa Jêsusđể bỏ tù, thậm chí giết chết. Sau-lơ là người thuộc phái Pha-ri-si (phái giữ luật pháp Môi-se và tập tục truyền miệng). Sau-lơ cho rằng phải trừ khử tất cả các tín đồ của Chúa Giê-xu, bởi vì Tin Lành của Chúa Jêsuschống lại tôn giáo Giu-đa. Nếu như các em là tín đồ của Hội Thánh Giê-ru-sa-lem lúc đó, các em sẽ cảm thấy như thế nào trước hành động của Sau-lơ? (Cho các em hoàn thành phần sinh hoạt thứ nhất chia sẻ tình huống 1 và 2).

Một ngày nọ, Sau-lơ đang trên đường đi đến thành Đa-mách để bắt bớ các tín đồ, thì thình lình có một luồng ánh sáng từ trời chiếu xuống chung quanh khiến ông ngã xuống. Sau đó, có một tiếng phán cùng ông. Các em đọc Công vụ 9:4-5, xem đó là ai và phán điều gì? Ông đã gặp Chúa Giê-xu! Sau sự kiện này, đời sống của Sau-lơ thay đổi hoàn toàn. Ông tin nhận Chúa Jêsuslà Con Đức Chúa Trời, và rao giảng cho mọi người biết về Ngài.

Việc Sau-lơ trở thành tín đồ của Chúa Jêsuskhiến Hội Thánh tại Đa-mách sửng sốt, còn các lãnh đạo tôn giáo Giu-đa thì rất tức giận. Họ tìm cách trừ khử Sau-lơ để ông không rao truyền Tin Lành nữa. Sau-lơ biết được ý xấu của họ nên trở về Giê-ru-sa-lem.

Các em có thể tưởng tượng cảm giác của người bị chối bỏ như thế nào không? (Cô đơn, mặc cảm, buồn…). Sau-lơ đang trải qua cảm giác này! Khi ông đến Giê-ru-sa-lem, thì không một tín hữu nào tiếp nhận ông. Họ nghi ngờ, sợ hãi và xa lánh ông. Các em có biết tại sao không? Các tín đồ vẫn còn kinh hãi khi nhớ lại việc bắt bớ của Sau-lơ. Người thân và bạn bè của họ đã bị bắt bỏ tù, thậm chí bị giết chết, nên họ nghĩ việc ông tin Chúa là một mưu kế. Nếu em là tín đồ tại Giê-ru-sa-lem thời bấy giờ, khi biết Phao-lô muốn tìm thăm em, em sẽ làm thế nào? (Cho các em chia sẻ tình huống thứ 3). Đọc Công vụ 9:26, xem các tín đồ lúc đó đối xử với Phao-lô như thế nào?

(Sau đó, Kinh Thánh dùng tên trong tiếng Gờ-réc của Sau-lơ là Phao-lô, nên từ bây giờ, chúng ta gọi ông là Phao-lô).

Trong hoàn cảnh đó, Ba-na-ba đứng ra tiếp nhận Phao-lô. Ông tin tưởng Phao-lô trong khi mọi người nghi ngờ, ông tiếp nhận Phao-lô trong khi mọi người từ chối, ông tiếp xúc với Phao-lô trong khi mọi người xa lánh. Các em nghĩ xem điều gì thúc đẩy Ba-na-ba làm như vậy? (Tình yêu thương). Ba-na-ba tin rằng Đức Chúa Trời đã thực sự thay đổi Phao-lô. Chắc Phao-lô đã rất sung sướng khi được Ba-na-ba tiếp nhận như thế.

Thế là Ba-na-ba dẫn Phao-lô đi gặp các sứ đồ, và giải thích với họ mọi việc xảy ra cho Phao-lô trên đường đến Đa-mách. Khi hiểu ra, các tín đồ không còn nghi ngờ Phao-lô nữa, mà vui mừng tiếp đón ông. Khi các lãnh đạo tôn giáo Giu-đa đến bắt Phao-lô, thì các tín đồ giúp Phao-lô chạy trốn. Phao-lô trở về Tạt-sơ, quê hương của ông.

Một thời gian sau, Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem nhận được tin có một Hội Thánh mới thành lập tại thành An-ti-ốt (chỉ trên bản đồ). Các sứ đồ muốn cử một người đi đến thành An-ti-ốt để giúp đỡ những người mới tin Chúa tại đó. Các em đoán xem người được phái đi là ai? Đúng rồi, người đó là Ba-na-ba.

Ba-na-ba rất vui mừng khi thấy các tín hữu tại thành An-ti-ốt yêu mến Chúa Giê-xu. Ông khuyên bảo, khích lệ họ giữ lòng trung tín với Đức Chúa Trời. Vì nhu cầu phát triển của Hội Thánh, Ba-na-ba cần có một người phụ giúp ông. Các em đoán xem ông sẽ chọn ai?  Đọc Công vụ 11:25 xem Ba-na-ba chọn ai? (Phao-lô). Ba-na-ba đi đến Tạt-sơ tìm Phao-lô. Phao-lô rất sẵn lòng hầu việc Chúa với Ba-na-ba, vì Ba-na-ba là người bạn tốt của ông.

Phao-lô và Ba-na-ba đi đến An-ti-ốt và cùng làm việc chung với nhau khoảng 1 năm. Tại đó, hai người dạy bảo các tín đồ và rao giảng về Chúa Giê-xu. Hội Thánh tại An-ti-ốt rất phát triển. Ba-na-ba và Phao-lô cùng nhau đi nhiều nơi, rao truyền Tin Lành cho những ai chưa từng nghe về Chúa Giê-xu.

  1. Ứng dụng.

     a. Ôn lại câu chuyện.

Cho các em mở sách học viên bài 12, và theo gợi ý làm bài tập “Ai đã làm việc đó?” Sau đó hỏi các em: “Tên Ba-na-ba có nghĩa là gì?” (người an ủi). “Ba-na-ba đã thể hiện ý nghĩa tên mình như thế nào qua hành động của ông?” (Đón tiếp Phao-lô đến Giê-ru-sa-lem, tin lời Phao-lô nói, giúp giải tỏa nghi ngờ, xóa bỏ khoảng cách giữa Phao-lô với những người khác, cộng tác với nhau hầu việc Chúa). “Các em suy nghĩ xem, vì sao đời sống của Ba-na-ba có thể ảnh hưởng tốt đến những người khác?” (Cho các em trả lời).

     b. Học câu gốc.

Cho các em đọc câu gốc rồi thảo luận: “Trong trường hợp nào các em cần người khác an ủi?”, “Vì sao Phao-lô cần được an ủi?” “Vì sao Ba-na-ba có thể đối xử với Phao-lô như vậy?”, “Theo em, sự an ủi có tác dụng như thế nào đối với một người đang gặp khó khăn?”

     c. Áp dụng vào đời sống.

Cho các em theo gợi ý làm bài tập “Hãy là Ba-na-ba!”. Sau đó chia sẻ những gì đã viết. Giáo viên khích lệ các em trong tuần này, an ủi hoặc đối xử tốt với người khác.