Thẻ: BÀN TAY QUYỀN NĂNG

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in ẤU NHI on 20 Tháng Tám, 2024

BÀI 8. BÀN TAY QUYỀN NĂNG

I. KINH THÁNH: Mác 1:29-31; Ma-thi-ơ 8:14-15.

II. CÂU GỐC: “Ta cảm tạ Đấng ban năng lực cho ta là Đấng Christ Jêsus, Chúa chúng ta, vì Ngài đã xét ta là trung tín và chỉ định ta phục vụ Ngà.” (1Ti-mô-thê 1:12).

III. BÀI HỌC.

Chúa Jêsus chữa lành cho bà cụ bị sốt.

* Tô màu hình vẽ.

* Họ là ai? Em hãy nối các dấu chấm lại để biết nhé.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp ẤU NHI (4-5 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in ẤU NHI on 20 Tháng Tám, 2024

BÀI 8. BÀN TAY QUYỀN NĂNG

I. KINH THÁNH: Mác 1:29-31; Ma-thi-ơ 8:14-15.

II. CÂU GỐC: “Ta cảm tạ Đấng ban năng lực cho ta là Đấng Christ Jêsus, Chúa chúng ta, vì Ngài đã xét ta là trung tín và chỉ định ta phục vụ Ngà.” (1Ti-mô-thê 1:12).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Chúa Jêsus chữa lành cho bà cụ bị sốt.

– Cảm nhận: Chúa là Đấng chăm sóc chúng ta.

– Hành động: Cảm tạ Chúa về sự chăm nom của Ngài.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

Giáo viên giả làm người mắc một căn bệnh nào đó và nêu câu hỏi để giúp cho các em tìm hiểu và biết cách giữ gìn, phòng bệnh, hoặc chữa bệnh. Ví dụ như giáo viên giả vờ ho và lấy khăn lau mũi, rồi hỏi các em là bệnh gì (bệnh ho, sổ mũi), ngừa bệnh thế nào (nên mặc đồ ấm khi trời lạnh), khi bệnh phải làm sao (cầu nguyện, uống thuốc đúng theo toa bác sĩ cho, nghỉ ngơi cho mau lành)… Giáo viên lại tiếp tục bệnh khác…

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào bài.

Các em thân mến, những bệnh mà chúng ta thử làm khi nãy, các em có thường mắc phải không? (Cho các em trả lời). Khi bệnh, các em sẽ làm gì? (Mời một em trả lời – giáo viên gợi ý: Đi khám bệnh, uống thuốc, nghỉ ngơi dưỡng bệnh). Hôm nay, chúng ta cũng sẽ nghe kể về một người bệnh, và người bệnh nầy có làm giống như chúng ta không nhé!

  1. Bài học.

Hôm ấy là ngày Chúa nhật, khi nhóm xong, Chúa Jêsus rời khỏi nhà hội để đến thăm nhà của ông Phi-e-rơ. Các em có nhớ ông Phi-e-rơ không? Phi-e-rơ là người đi đánh cá đó các em, bây giờ ông theo Chúa, làm bạn của Chúa Jêsus rồi.

Chúa Jêsus và các môn đồ được báo tin là bà mẹ vợ của ông Phi-e-rơ đang bị bệnh sốt, nằm trên giường. Các em có bị sốt lần nào chưa? Sốt là cơ thể mình bị nóng lên, rất nóng. Khi bị sốt, các em cảm thấy rất mệt, khát nước, nằm mê man, không biết gì và phải nằm một chỗ mà thôi, không đi học, chạy nhảy, hay chơi đùa gì được cả. Nghe tin bà bị bệnh như vậy, Chúa Jêsus vừa đến nơi, liền vào thăm bà ngay. Chúa bước đến gần, cầm tay của bà, đỡ bà dậy. Các em biết không, ngay lúc đó, bệnh của bà đã được lành! Bà không còn bị sốt nữa, cơ thể của bà đã mát rồi. Bà cảm thấy thật là khoẻ khoắn. Khi được hết bệnh, các em có thích nằm trên giường nữa không? Các em sẽ làm gì? (Cho các em trả lời – gợi ý: Chạy nhảy, chơi đùa với các bạn, làm việc nhà giúp ba mẹ, đi học…). À, vậy thì bà mẹ vợ của ông Phi-e-rơ cũng như thế đó, các em. Bà bước xuống khỏi giường, cảm ơn Chúa Jêsus rồi đi lại, nói cười vui vẻ. Bà rót nước mời Chúa Jêsus và các bạn của Chúa uống, rồi bà xuống bếp chuẩn bị nấu một bữa ăn thật ngon để đãi khách.

Chúa Jêsus có đôi bàn tay quyền năng. Ngài sẵn lòng cứu giúp mọi người, nhất là những người cần đến Ngài, phải không các em? Trong câu chuyện nầy, Chúa Jêsus giống như một vị bác sĩ giỏi, đã chữa cho bà cụ được lành bệnh ngay.   

  1. Ứng dụng.

Qua những câu chuyện trước, các em đã biết Chúa Jêsus chữa lành cho người đàn bà bị cong lưng, một bé trai bị bệnh nặng, giúp đỡ người đánh cá đánh được nhiều cá và giúp các bạn Ngài bình yên trong cơn bão. Hôm nay, các em lại biết được Chúa chữa lành cho bà cụ bị sốt. Như vậy, trong bất cứ lúc nào, bất cứ việc gì, các em cần sự giúp đỡ thì nên nhớ đến Chúa nhé. Ngài là Đấng luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Các em cũng nhớ cảm tạ Chúa vì Chúa luôn yêu thương và chăm sóc chúng ta mỗi ngày.

C. BÀI TẬP.

– Cho các em làm phần bài tập “Họ là ai?” trong bài 8, tập học viên: Các em nối liền những dấu chấm trong hình, rồi hỏi các em: “Đó là ai?” “Vì sao có thể dậy làm việc được?” “Ai đã chữa lành cho bà?”

– Tô màu hình vẽ trong tập học viên.