Thẻ: THỜ PHƯỢNG ĐỨC CHÚA TRỜI

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO HỌC VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 11. THỜ PHƯỢNG ĐỨC CHÚA TRỜI                                 

I. KINH THÁNH: 2Sử ký 29 – 31:1.

II. CÂU GỐC: “Lạy Chúa là Đức Chúa Trời của con, con hết lòng ca ngợi Chúa, tôn vinh danh Chúa mãi mãi.” (Thi thiên 86:12).

III. BÀI TÂP.

  1. Thiệp mời của vua.

Em chọn những từ thích hợp ở bên phải và trái của thiệp mời rồi điền vào chỗ trống trong thiệp.

  1. Thi thiên của em.

Từ cảm nhận của em, em trả lời cách đơn giản những câu hỏi sau.

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

BÀI HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp THIẾU NHI (9-12 TUỔI) – QUÝ 2/2024

in THIẾU NHI on 21 Tháng Tám, 2024

BÀI 11. THỜ PHƯỢNG ĐỨC CHÚA TRỜI

I. KINH THÁNH: 2Sử ký 29 – 31:1.

II. CÂU GỐC: “Lạy Chúa là Đức Chúa Trời của con, con hết lòng ca ngợi Chúa, tôn vinh danh Chúa mãi mãi.” (Thi thiên 86:12).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Vua Ê-xê-chia dẫn dắt dân Giu-đa thờ phượng Đức Chúa Trời.

– Cảm nhận: Vua Ê-xê-chia yêu mến và vâng lời Đức Chúa Trời.

– Hành động: Khuyến khích các em viết một bài thơ hoặc một bài hát để thờ phượng Chúa.  

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

  1. Sinh hoạt thứ nhất: Lễ Vượt qua.

      a. Mục đích: Giúp các em nhận biết về Lễ Vượt qua.

      b. Tài liệu: Sách học viên trang tư liệu I.

     c. Thực hiện: Vào ngày lễ, chúng ta thường có cơ hội để nghỉ ngơi hoặc vui chơi ăn uống với gia đình, bạn bè. Nhưng có bao giờ các em nghĩ đến ngày lễ đó xuất phát từ đâu không? Các em có thể kể tên một vài ngày lễ truyền thống không? Cho các em mở sách học viên trang tư liệu I, và theo gợi ý hoàn thành bài tập.

     2. Sinh hoạt thứ hai: Cùng đến để thờ phượng.

      a. Mục đích: Để các em thờ phượng Đức Chúa Trời.

      b. Thực hiện: Giáo viên hướng dẫn các em vừa hát vừa vỗ tay, có thể làm cử điệu để thờ phượng Đức Chúa Trời. Sau đó, cho các em chia sẻ Đức Chúa Trời đã chăm sóc các em trong những việc gì, và cầu nguyện cảm tạ Ngài. Giáo viên hướng dẫn các em cùng nhau thờ phượng Đức Chúa Trời cách vui vẻ.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Các em thích nhất ngày lễ nào? Vào ngày lễ đó, các em thường làm gì? Giả sử các em ở xa nhà, không thể cùng người thân trải qua ngày lễ đó, các em cảm thấy như thế nào? Lần sau, các em trở về nhà và được dự lễ với người thân, các em sẽ cảm thấy như thế nào?  

Đã lâu, vua Ê-xê-chia và dân Giu-đa mới trở lại thờ phượng Đức Chúa Trời. Có lẽ họ cũng có cùng cảm nhận với các em!

  1. Bài học.

Các em biết không, dân Y-sơ-ra-ên vì không vâng phục Đức Chúa Trời nên đất nước bị chia cắt. Dân Y-sơ-ra-ên thì bị bắt làm phu tù, còn dân Giu-đa thì miệt mài trong sự thờ lạy thần tượng.

Sau khi vua A-cha qua đời, Ê-xê-chia lên nối ngôi thì tình hình bắt đầu được thay đổi. Vừa mới lên ngôi, việc quan trọng nhất mà vua Ê-xê-chia làm, là đưa dân sự quay trở lại thờ phượng Đức Chúa Trời.

Đầu tiên, vua Ê-xê-chia cho mở cửa đền thờ. Đền thờ đóng cửa đã nhiều năm rồi. Các thầy tế lễ và người Lê-vi (chi phái được chỉ định hầu việc trong đền thờ) đều rời bỏ công việc và trở về nhà. Thế là, vua Ê-xê-chia cho mời họ đến.

Khi các thầy tế lễ và người Lê-vi nhóm lại ở phía ngoài đền thờ, vua Ê-xê-chia bảo họ: “Tổ phụ của chúng ta đã đi ngược lại điều răn của Đức Chúa Trời, đã làm những việc không đẹp lòng Ngài. Cho nên cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời giáng xuống Y-sơ-ra-ên và Giu-đa, khiến họ bị thất bại dưới tay kẻ thù, bị giết, bị bắt làm phu tù”. Các em đọc 2Sử ký 29:10,11 xem Ê-xê-chia cho các thầy tế lễ biết vua sẽ làm gì? (Lập giao ước sẽ hầu việc Đức Chúa Trời, các thầy tế lễ và người Lê-vi sẽ trở lại đền thờ phục sự Ngài).

Các thầy tế lễ và người Lê-vi bắt đầu dọn sạch đền thờ, nhưng đây không phải là một việc dễ dàng vì đền thờ bị bỏ từ lâu, nên rất bụi bặm. Trước tiên, họ phải tháo dỡ các bàn thờ dùng để thờ lạy thần tượng. Sau đó lau sạch và sắp đặt lại mọi vật trong đền thờ. Họ làm việc cật lực trong 16 ngày mới hoàn tất.

Bây giờ, đền thờ của Đức Chúa Trời đã trở nên khang trang hơn. Tiếp đó, vua Ê-xê-chia cùng các quan trưởng đến đền thờ, đem theo nhiều sinh tế. Các thầy tế lễ giết các con sinh, lấy huyết rảy trên bàn thờ để làm lễ chuộc tội, xin Đức Chúa Trời tha thứ cho những việc làm sai trái của dân Giu-đa. Vua Ê-xê-chia sắp xếp một dàn nhạc, vừa đàn vừa hát trong khi các thầy tế lễ làm lễ. Cả hội chúng cúi mình xuống thờ phượng Đức Chúa Trời. 

Đền thờ đã nhiều năm im lặng, bây giờ rộn lên tiếng đàn, tiếng hát. Ngày hôm đó, vua Ê-xê-chia và dân sự đều rất vui mừng vì đã lâu rồi, họ mới được thờ phượng Đức Chúa Trời. 

Sau đó, vua Ê-xê-chia còn muốn tổ chức Lễ Vượt qua. Lễ Vượt qua là lễ gì? (Cho các em thực hiện phần sinh hoạt thứ nhất chia sẻ). Đã lâu rồi, dân sự không giữ ngày lễ quan trọng này. Vua Ê-xê-chia thông báo cho khắp Y-sơ-ra-ên trở về Giê-ru-sa-lem để dự Lễ Vượt qua. Lúc đó, Lễ Vượt qua đã qua rồi, nhưng Đức Chúa Trời cảm động lòng dân Giu-đa, khiến họ đồng lòng đáp ứng lời kêu gọi của vua Ê-xê-chia, làm theo lời Đức Chúa Trời.

Cuối cùng, ngày trọng đại đó đã đến! Cả Giê-ru-sa-lem tràn ngập người, cũng có nhiều người Y-sơ-ra-ên đến dự. Họ giết con sinh để dự Lễ Vượt qua. Trong dân sự, có người chưa dọn mình thanh sạch mà đã dự lễ, nên vua Ê-xê-chia cầu nguyện cho họ. Các em đọc 2Sử ký 30:19 xem vua Ê-xê-chia cầu thay cho dân sự như thế nào?

Vua Ê-xê-chia cầu xin Đức Chúa Trời tha thứ cho những ai đã vi phạm. Đức Chúa Trời tha thứ cho họ. Vậy là, cả dân sự nhóm lại tại Giê-ru-sa-lem đều có thể vui vẻ dự Lễ Vượt qua. Liên tiếp trong 7 ngày, họ thờ phượng Đức Chúa Trời và ca ngợi Ngài. Qua 7 ngày, không ai muốn trở về. Họ quyết định kéo dài thêm 7 ngày nữa. Mọi người tiếp tục vui vẻ ca ngợi Đức Chúa Trời. Các thầy tế lễ và người Lê-vi cầu nguyện chúc phước cho dân sự. Lời cầu nguyện của họ thấu đến nơi ngự thánh của Chúa trên các từng trời. Kinh Thánh cho biết, từ đời vua Sa-lô-môn đến nay, chưa từng có việc nào vui mừng đến như vậy.

Cuối cùng thì đại lễ cũng đã kết thúc, nhưng dân sự vẫn chưa vội về. Họ kéo ra các thành phố Giu-đa, đập bể, phá bỏ các bàn thờ và miếu thờ thần tượng, sau đó mới trở về nhà. Vậy là, trên toàn nước Giu-đa và một vài nơi của Y-sơ-ra-ên, thần tượng được trừ bỏ.

Vào thời trị vì của vua Ê-xê-chia, nước Giu-đa có sự thay đổi rất lớn. Đây là sự thay đổi tốt nhất! Kinh Thánh cho chúng ta biết, vua Ê-xê-chia vâng phục và làm những điều đẹp lòng Đức Chúa Trời.

  1. Ứng dụng.

     a. Ôn lại câu chuyện.

Cho các em mở sách học viên bài 11 và theo chỉ dẫn hoàn thành bài tập “Thiệp mời của vua”, rồi hỏi các em: “Trước khi Ê-xê-chia lên làm vua, dân sự có thờ phượng Đức Chúa Trời không? Vì sao như thế?”, “Có sự thay đổi gì khi vua Ê-xê-chia lên ngôi?”, “Vua Ê-xê-chia dẫn dắt dân sự thờ phượng Đức Chúa Trời như thế nào?” (Phá bỏ thần tượng, dẫn dắt dân sự làm theo lời Đức Chúa Trời, ca ngợi Ngài, cầu nguyện).

     b. Học câu gốc.

Cho các em đọc câu gốc rồi thảo luận: “Câu Kinh Thánh này cho các em biết đối tượng để chúng ta thờ phượng là ai? Chúng ta thờ phượng Ngài bằng những cách nào? Với thái độ như thế nào?” 

     c. Áp dụng vào đời sống.

Ngày hôm nay, Hội Thánh thường thờ phượng Đức Chúa Trời như thế nào? (Hát, cầu nguyện, đọc Kinh Thánh, nghe lời Đức Chúa Trời, dâng hiến…). Các em thích dùng cách nào để bày tỏ sự thờ phượng Đức Chúa Trời? Các em đã từng thờ phượng Chúa bằng nhạc cụ chưa? Các em cảm thấy thế nào khi sử dụng cách này? (Cho các em trả lời). Sau đó, cho các em theo gợi ý làm bài tập “Thi thiên của em” rồi chia sẻ những gì đã viết.