Tác giả: andynguyen

BÀI 12. ĐỨC TIN DAO ĐỘNG (HV)

BÀI 12. ĐỨC TIN DAO ĐỘNG (HV)

in QUÍ I. 2016, THIẾU NHI on 19 Tháng Sáu, 2017

BÀI 12. ĐỨC TIN DAO ĐỘNG

 

I. KINH THÁNH: Sáng 14:1- 16; 15:1-5; 16:1-16.

II. CÂU GỐC: “Đức Chúa Trời chẳng phải là người để nói dối, … Điều Ngài đã phán, Ngài há sẽ chẳng làm ứng nghiệm sao?” (Dân 23:19).

III. BÀI TẬP.

  A. Căn cứ vào sự chỉ dẫn của các câu Kinh Thánh, em điền vào bản đồ trang 32 các địa danh chính xác. Sau đó, kết nối lại bằng một đường theo thứ tự cuộc hành trình.

 

 

 

 

 

 

  B. Những phương cách nào sau đây có thể giúp em vững vàng hơn trong đức tin. Đánh dấu x trước những phương cách đó.

1. Siêng năng học Kinh Thánh.

2. Làm bài tập Trường Chúa nhật.

3. Vâng lời ba mẹ.

4. Học trường Chúa Nhật.

5. Thường hay trò chuyện với Đức Chúa Trời.

6. Phó mặc tất cả.

7. Vâng lời Chúa.

8. Đọc sách báo.

9. Cố gắng bởi sức riêng.

10. Làm điều tốt.

  C. Em làm một bản thống kê như mẫu dưới đây.

* Gợi ý.

– Cột thứ nhất: Các thứ trong tuần: Hai, ba. Tư…

– Cột thứ hai: Những điều tốt mà em quyết định chọn lựa để làm trong tuần nầy.

– Cột thứ ba: Em có cầu nguyện cho việc mình chọn lựa không? Nếu có thì đánh dấu X vào ô có và ngược lại.

– Cột thứ tư: Cách chọn nầy có đẹp lòng Chúa không? Có hoặc không.

Suy nghĩ kỹ trước khi quyết định. Cầu nguyện xin Chúa giúp đỡ cho việc em đã chọn lựa làm trong tuần. Chúc em thành công.

BÀI 12. ĐỨC TIN GIAO ĐỘNG (GV)

BÀI 12. ĐỨC TIN GIAO ĐỘNG (GV)

in QUÍ I. 2016, THIẾU NHI on 19 Tháng Sáu, 2017

BÀI 12. ĐỨC TIN GIAO ĐỘNG

 

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 14:1-16; 15:1-5; 16:1-16.

II. CÂU GỐC: “Đức Chúa Trời chẳng phải là người để nói dối, … Điều Ngài đã phán, Ngài há sẽ chẳng làm ứng nghiệm sao?” (Dân 23:19).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Đức tin của Áp-ram bị giao động, khi trông đợi lời hứa của Đức Chúa Trời được thực hiện.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời là Đấng Thành tín. Ngài có cách và thời gian nhất định để nhậm lời cầu xin của chúng ta.

– Hành động: Em tin cậy Ngài và bền đỗ cầu nguyện.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. CHUẨN BỊ.

  1. Một cái hộp bằng giấy bìa cứng, hoặc bằng gỗ.
  2. Giấy trắng cắt từng miếng nhỏ, phát cho mỗi em một tờ. Sau đó cho các em viết nan đề mà các em đã cầu nguyện, nhưng Chúa chưa nhậm lời. Thời gian chờ đợi đã bao lâu? Thái độ của em đối với Chúa như thế nào? Xong bỏ vào hộp, khỏi cần ghi tên. Cuối giờ lấy ra để cùng thảo luận.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

    1. Vào đề.

Tuần vừa rồi có em nào đã quyết định một điều gì không? Có quyết định nào tốt, khiến cho người nhà vui mừng không? Chẳng hạn như quyết định cố gắng học giỏi, cầu nguyện mỗi ngày… (Cho các em phát biểu). Các em còn nhớ sự lựa chọn của Áp-ram và Lót không?

Lót chọn đồng bằng sông Giô-đanh gần thành Sô-đôm, còn Áp-ram và người nhà dời đến ở gần núi Hếp-rôn.

    2. Bài học.

Các em thân mến! Ngày xưa các nước chưa có quân đội chính thức như ngày nay. Mỗi một người lãnh đạo đều tổ chức quân đội cho riêng mình. Vì thế, Áp-ram tự chọn một số đầy tớ khỏe mạnh làm binh lính, trải qua huấn luyện, để họ trở thành những người lính bảo vệ tài sản và người trong gia đình khi có cần. Áp-ram có tới ba trăm mười tám người lính có huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

Một hôm nọ, Áp-ram nhìn thấy một người trông có vẻ như là chiến sĩ từ chiến trường chạy về, quần áo rách tả tơi. Sau khi được người lính kể lại, Áp-ram biết chỗ Lót ở đã bị quân giặc đến cướp phá, Lót, cháu mình bị bắt đi cùng với vợ con và tài sản.

      (1) Áp-ram đi cứu Lót.

Áp-ram lập tức triệu tập ba trăm mười tám người lính khỏe mạnh đã được huấn luyện, đuổi theo quân giặc. Tối đến, Áp-ram cho tấn công địch quân, và đánh thắng, thâu về đủ hết các sản vật mà quân giặc đã cướp lấy và cứu cháu mình là Lót cùng gia đình, tài sản. Sau đó, Lót dẫn gia đình và gia tài về nhà mình là thành Sô-đôm.

      (2) Lời hứa của Đức Chúa Trời đối với Áp-ram.

Tuy Áp-ram đã đánh thắng quân giặc, nhưng ông lo sợ họ có thể kéo đến đông hơn để trả thù, trong khi binh lính của ông không nhiều, không biết làm cách nào để đối phó? Nhưng Đức Chúa Trời phán với Áp-ram rằng: “Hỡi Áp-ram! Ngươi đừng sợ chi, ta đây là một cái thuẫn đỡ cho ngiươi, phần thưởng của ngươi sẽ rất lớn” (Sáng 15:1).

Đức Chúa Trời hứa sẽ bảo vệ Áp-ram và ban phần thưởng lớn cho Áp-ram. Đố các em, Áp-ram trông đợi phần thưởng gì? (Một con trai). Đức Chúa Trời có hứa ban cho Áp-ram một con trai không? (Có, lúc Áp-ram rời khỏi Cha-ran). Nhưng bây giờ Áp-ram lại hỏi Chúa rằng: “Lạy Chúa Giê-hô-va, Chúa sẽ ban cho tôi chi? Tôi sẽ chết không con” (Sáng 15:2). Lời nói của ông cho thấy ông rất đau buồn và tuyệt vọng, vì không có con. Theo tục lệ lúc bấy giờ, đến tuổi già mà không có con thì tất cả gia tài đều giao cho người quản gia. Áp-ram hỏi Đức Chúa Trời có phải người đầy tớ Ê-li-ê-se là người thừa kế sản nghiệp của mình không? (Quản gia của Áp-ram là Ê-li-ê-se ). “Đức Chúa Trời bèn phán cùng Áp-ram rằng: Không phải đâu! Nhưng ai ở trong gan ruột ngươi ra, sẽ là người kế nghiệp ngươi” (Sáng 15:4). Đức Chúa Trời một lần nữa nhắc nhở cho Áp-ram về lời hứa của Ngài và khích lệ ông thêm lòng tin cậy Chúa.

      (3) Thắc mắc của Áp-ram.

Thời gian trôi qua, Áp-ram chờ đợi Chúa ban cho một con trai như lời Ngài đã hứa, nhưng chờ đợi đã lâu lắm rồi, vẫn chưa thấy. Áp-ram thắc mắc, không biết Đức Chúa Trời còn nhớ lời đã hứa không? Ngài có thể làm được không, khi ông bà đã quá già? Kinh Thánh cho chúng ta biết “Đức Chúa Trời không giống như loài người, Ngài không thể nói dối”. Đức Chúa Trời là thành tín, khi đúng thời điểm mà Ngài thấy tốt đẹp cho chúng ta, thì Ngài sẽ làm thành lời đã hứa.

      (4) Kế hoạch của con người.

Một hôm, Áp-ram bàn với vợ mình là Sa-rai về lời hứa ban con trai của Đức Chúa Trời. Hai vợ chồng nhận thấy không thể chờ đợi thêm được nữa, vì mỗi ngày họ càng già hơn. Hai vợ chồng quyết định dùng cách của mình để giải quyết. Ở thời bấy giờ, một người đàn ông có thể cưới nhiều vợ. Sa-rai cho người hầu của mình làm vợ lẽ Áp-ram, và sau đó sanh được một con trai đặt tên là Ích-ma-ên. Nhưng Ích-ma-ên không phải là con trai mà Đức Chúa Trời hứa ban cho Áp-ram và Sa-rai. Lời hứa của Đức Chúa Trời sau nầy mới đến. Những bài học sau, các em sẽ được biết nhé!

    3. Ứng dụng.

Các em thân mến! Vì Áp-ram không vững lòng tin cậy Đức Chúa Trời, nên trong lúc đức tin bị giao động, ông đã làm theo ý riêng. Các em nghĩ xem Đức Chúa Trời có buồn lòng đối với hành động của Áp-ram không? Đôi lúc chúng ta cầu xin với Ngài một việc gì đo, nhưng rất lâu, Ngài vẫn chưa trả lời. Chúng ta sốt ruột, nóng nảy, nghi ngờ và bắt tay làm theo ý riêng của mình.

Kinh Thánh chép: “Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va, chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con” (Châm 3:5). Khi phải chờ đợi sự nhậm lời của Chúa, các em không nên lo lắng, nhưng giao phó và tin cậy Chúa. Hãy tin chắc chắn rằng Đức Chúa Trời luôn nghe lời cầu nguyện của các em và Ngài là Đấng Thành tín sẽ làm thành lời hứa. Các em là con cái của Chúa, Ngài yêu thương và sắm sẵn điều tốt lành nhất cho các em. Hãy vững lòng tin cậy Ngài và bền lòng cầu nguyện, các em nhé!

VII. SINH HOẠT.

Thảo luận những nan đề mà các em đã ghi trong phần đầu giờ.

VIII. THỦ CÔNG: Làm búp bê bằng vỏ trứng.

(Tuần trước dặn các em tuần nầy đem theo 1 vỏ trứng, chỉ bể một chút xíu trên chóp).

Cho cát vào nửa vỏ trứng, để vỏ trứng có thể đứng yên ở vị trí thẳng đứng (hình a). Lấy giấy trắng cắt như hình b, cuộn lại như cái phiễu, và dán vào đầu vỏ trứng, bẻ gập đầu (hình c). Vẽ mặt mũi miệng trên phần giấy trắng (hình d) là xong. Đưa ngón tay đẩy nhẹ, sẽ có một con búp bê biết lắc lư.

* Ghi chú:

Trong bài tập của học viên phần A, bạn phải chuẩn bị kỹ để giúp đỡ các em phần Kinh Thánh. Đọc câu Kinh Thánh, tìm ra địa danh, trong câu Kinh Thánh đó và ghi vào phía trên. Sau đó, cho các em dùng bút nối lại theo trình tự.

BÀI 12. CHIÊN VÀ DÊ (HV)

BÀI 12. CHIÊN VÀ DÊ (HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ I. 2016 on 18 Tháng Sáu, 2017

BÀI 12. CHIÊN VÀ DÊ

 

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 25:31-46.

II. CÂU GỐC: “Chúng ta đã nhận nơi Ngài điều răn nầy: Ai yêu Đức Chúa Trời, thì cũng phải yêu anh em mình” (1Giăng 4:21).

III. BÀI TẬP.

A. ĐÚNG HOẶC SAI.

Theo sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu trong bài nầy, em xem hình vẽ nào biểu hiện việc làm đúng thì dán con chiên, làm sai thì dán con dê (Cắt hình chiên, dê trong trang cắt dán).

 

 

B. HÀNH ĐỘNG CỦA EM.

Em có quen biết những anh chị em đang ở trong hoàn cảnh khó khăn hoạn nạn không? Sau khi nghe Chúa Giê-xu dạy dỗ, em sẽ đối đãi với họ thế nào? Hãy vẽ hoặc viết ra.

BÀI 12. CHIÊN VÀ DÊ (GV)

BÀI 12. CHIÊN VÀ DÊ (GV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ I. 2016 on 18 Tháng Sáu, 2017

BÀI 12. CHIÊN VÀ DÊ

 

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 25:31-46.

II. CÂU GỐC: “Chúng ta đã nhận nơi Ngài điều răn nầy: Ai yêu Đức Chúa Trời, thì cũng phải yêu anh em mình” (1Giăng 4:21).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Chúa Giê-xu dùng ví dụ chiên và dê để dạy cho môn đồ biết yêu thương, giúp đỡ anh em mình.

– Cảm nhận: Yêu thương, giúp đỡ anh em sẽ được Chúa khen thưởng xứng đáng.

– Hành động: Tỉnh thức vâng giữ Lời Chúa, sẵn lòng giúp đỡ anh em trong Chúa.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Chơi trò chơi.

  1. Chuẩn bị: Một cái hộp, trong đó có nhiều mảnh giấy, trên mỗi mảnh giấy ghi một chỉ thị đơn giản. Ví dụ: Trả câu gốc, nhảy lò cò, hát, múa… Ngoài ra, cũng chuẩn bị máy cassette và băng nhạc.
  2. Thực hiện: Cho các em ngồi vòng tròn. Giáo viên mở máy, khi tiếng nhạc bắt đầu vang lên, các em chuyền tay nhau chiếc hộp. Giáo viên có thể bấm nút dừng tiếng nhạc bất cứ lúc nào. Khi ấy, em nào đang cầm chiếc hộp sẽ lấy một tờ giấy trong hộp ra, đọc to nội dung ghi trong tờ giấy, rồi làm theo chỉ thị trong đó. Có thể tùy theo thời gian mà chơi bao nhiêu lần.

Sau khi kết thúc trò chơi, hỏi các em: Trong lúc chơi trò chơi, ai biết khi nào tiếng nhạc sẽ dừng lại?

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

(Chuẩn bị thị trợ: Photo lớn trang tài liệu 17-19, tô màu và dán sẵn hình vẽ lên bảng.)

    1. Vào đề.

Chúng ta vừa chơi trò chơi chuyền tay nhau chiếc hộp trong tiếng nhạc, không em nào biết tiếng nhạc sẽ dừng lại lúc nào, chỉ có giáo viên mới biết được điều đó. Câu chuyện Kinh Thánh hôm nay sẽ kể cho các em nghe những điều sẽ xảy ra không ai biết được ngoài Chúa mà thôi. Các em cùng theo dõi nhé.

    2. Bài học.

Kinh Thánh thuật lại rằng, trước khi Chúa Giê-xu bị đóng đinh trên thập tự giá, Ngài đã nói trước với môn đồ về những sự việc sẽ xảy ra khi Ngài tái lâm. Chúa Giê-xu chịu chết, sống lại và lên trời, nhưng Ngài sẽ trở lại. Ngày giờ Ngài trở lại thì không một ai có thể biết. Có thể là một triệu, một trăm, một nghìn năm sau, hoặc có thể là mười ngày, một tháng sau… Chỉ có Cha trên trời biết, cũng như vừa rồi chúng ta chơi chuyền cái hộp vậy, chỉ có giáo viên mới biết khi nào âm nhạc dừng lại.

Chúa Giê-xu dạy các môn đồ phải tỉnh thức, vì khi Ngài trở lại sẽ phán xét mọi người. Ngài sẽ nhóm hiệp tất cả mọi người trên thế giới và phân chia họ ra làm hai, như người chăn phân chia chiên với dê vậy. Đức Chúa Trời sẽ đặt những người công bình bên phải, còn kẻ gian ác bên trái.

Lúc ấy, Chúa ngồi trên ngai vinh hiển nói với những người được ví như bầy chiên rằng: “Hãy đến và hưởng nước thiên đàng đã sắm sẵn cho các con. Bởi vì khi ta đói các con đã cho ta ăn, ta khát các con cho ta uống, ta là khách lạ, các con mời ta vào nhà, ta không có quần áo, các con mặc cho ta, khi ta bệnh, các con chăm sóc ta, khi ta bị tù các con đến thăm ta”. Lúc đó những người công chính sẽ ngạc nhiên hỏi: “Thưa Chúa! Có khi nào chúng con thấy Chúa đói, Chúa khát, Chúa không có nhà ở, hoặc Chúa không quần áo, hay là Chúa bị bệnh, bị tù để giúp đỡ?” Chúa Giê-xu ôn tồn giải thích: “Khi các con thấy anh em mình bị đói, khát, không có nhà ở, rách rưới, bị đau, bị tù mà con giúp đỡ, ấy là đã làm cho chính mình ta vậy”.

Sau đó, Chúa lại phán với những người được ví như những con dê bên trái rằng: “Những người gian ác kia! Các ngươi phải đi vào lò lửa đời đời không hề tắt. Bởi vì khi ta đói, các ngươi không cho ta ăn, ta khát, các ngươi không cho ta uống, ta không có nhà ở, các ngươi không tiếp đón ta, ta rách rưới, các ngươi không mặc áo cho ta, ta đau ốm và bị tù, các ngươi không thăm viếng ta”. Họ sẽ thắc mắc: “Thưa Chúa, chúng con có bao giờ thấy Chúa đói, khát đâu? Có bao giờ thấy Chúa lưu lạc, rách rưới, đau ốm hay bị giam cầm đâu mà săn sóc, giúp đỡ?” Chúa Giê-xu trả lời rằng: “Mỗi lần các ngươi thấy những kẻ theo ta cần được giúp đỡ mà từ chối không giúp đỡ, tức là các ngươi đã từ chối chính ta vậy”.

Như vậy trong ngày cuối cùng, những người chăm sóc anh em trong lúc khó khăn, hoạn nạn thì được vào nước thiên đàng, còn những người không giúp đỡ họ thì không được vào thiên đàng.

Chúng ta không biết khi nào Chúa Giê-xu sẽ trở lại, nhưng chúng ta phải tỉnh thức, có lòng thương yêu anh em. Chúa Giê-xu dạy chúng ta phải yêu thương lẫn nhau và giúp đỡ những người đang trong hoàn cảnh khốn khổ, là chúng ta đã làm theo lời dạy của Ngài.

Các em có muốn vào nước thiên đàng không? Các em muốn làm con dê hay là con chiên? Vậy em phải làm gì? (Cho các em trả lời).

    3. Ứng dụng.

Cho các em thảo luận bằng cách trả lời những câu hỏi sau: Những người nào được Chúa Giê-xu khen? Tại sao? Những người nào bị Chúa Giê-xu quở trách? Tại sao? Họ có kết quả khác nhau như thế nào? Chúng ta có thể làm gì để giúp đỡ những người khốn khổ? Sau đó cho các em làm bài tập: “Hành động của em”, rồi lần lượt chia sẻ cho nhau nghe.

BÀI 12. DÂNG CỦA LỄ CHO CHÚA (HV)

BÀI 12. DÂNG CỦA LỄ CHO CHÚA (HV)

in ẤU NHI, QUÍ I. 2016 on 18 Tháng Sáu, 2017

BÀI 12. DÂNG CỦA LỄ CHO CHÚA

 

CÂU GỐC: “Dâng những của lễ… cho nhà Đức Chúa Trời” (E-xơ-ra 2:68).

BÀI 12. DÂNG CỦA LỄ CHO CHÚA (GV)

BÀI 12. DÂNG CỦA LỄ CHO CHÚA (GV)

in ẤU NHI, QUÍ I. 2016 on 18 Tháng Sáu, 2017

BÀI 12. DÂNG CỦA LỄ CHO CHÚA

 

I. KINH THÁNH: Công Vụ 4:32-37.

II. CÂU GỐC: “Dâng những của lễ… cho nhà Đức Chúa Trời” (E-xơ-ra 2:68).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Ba-na-ba và nhiều tín đồ tại Hội Thánh đến nhà thờ thành tâm dâng của cải cho Chúa.

– Cảm nhận: Tấm lòng của chúng ta khi dâng hiến là quan trọng đối với Chúa.

– Hành động: Dâng tiền hay quà cho Chúa với sự vui lòng.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Trò chơi: THẢ CÁ VÀO AO.

– Rèn luyện: Ý thức tập thể, sự khéo léo của đôi tay.

– Địa điểm: Phòng rộng hoặc ngoài sân.

– Vật dụng: 2 quả banh nhỏ.

– Chuẩn bị: Vẽ 2 vòng tròn đường kính 1,5m ở phía cuối lớp. Trong 2 vòng tròn lớn đó vẽ vài vòng tròn đồng tâm với các đường kính 1,2m, 1m, 0,5m. Cách vòng tròn lớn khoảng 5m, vẽ một đường thẳng làm vạch xuất phát (nơi đứng để lăn bóng vào vòng).

– Cách chơi: Chia các em thành hai đội bằng nhau, đứng hai hàng dọc sau vạch xuất phát. Mỗi đội cử ra một em đứng cạnh vòng tròn của đội mình. Vòng tròn tượng trưng cho “ao nuôi cá”, banh tượng trưng cho “cá”. Em số một của mỗi đội cầm bóng trong tay, khi có lịnh xuất phát, em nầy cúi thấp người xuống cho bóng chạy từ từ vào vòng tròn. Banh lăn ngoài vòng thì không tính điểm, vào vòng 1 (tức vòng lớn nhất) được 1 điểm, vào vòng 2 được 2 điểm, vào vòng 3 được 3 điểm, vòng trong cùng được 4 điểm.

Em số 1 lăn banh xong trở xuống đứng cuối hàng, em thứ hai tiếp tục làm như em thứ nhất. Cứ như vậy cho đến em cuối cùng trong đội lăn bóng. Đội nào nhiều điểm nhất, đội đó thắng.

* Lưu ý:

– Phải đứng sau vạch xuất phát mà lăn banh, không được vượt qua mức qui định.

– Banh đè lên vòng thì được tính điểm ở vòng trong.

– Banh phải được lăn sát mặt đất.

Giáo viên nói lên sự dạy dỗ: “Hôm nay các em chơi trò chơi THẢ CÁ VÀO AO, các em có thấy vui không? Trò chơi nầy cho thấy nếu mỗi em góp cá vào thì chúng ta sẽ có một ao đầy cá. Đó là của chung tất cả chúng ta, không của riêng ai cả, đến khi cá nuôi trong ao đã lớn, thì tất cả đều được hưởng, như vậy các em có thích không? (Cho các em trả lời). Trong lớp, trong nhà thờ chúng ta cũng vậy, nếu các em đều vui lòng dâng tiền cho Chúa hoặc dâng những đồ dùng khác để dùng chung thì chắc chắn là vui lắm, phải không các em?”.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

    1. Vào đề.

Ân và Linh cùng là bạn học chung trong lớp ấu nhi, và cũng là hàng xóm tốt của nhau. Mỗi tuần hai bạn đều hẹn gặp nhau để cùng đi đến nhà thờ. Một hôm, Ân ngạc nhiên khi thấy Linh mang nhiều sách trên tay, đứng chờ mình. “Linh mang sách đi đâu mà nhiều vậy?” Ân hỏi. Linh trả lời: “Cô đã dặn mình nếu ở nhà có sách thì tuần nầy đem đến góp vào tủ sách của lớp, để các bạn xem chung mà, bạn không nhớ sao? Bạn xem nè, đây là quyển “Truyện tranh về vua Đa-vít”, truyện “Chiếc tàu Nô-ê”, “Chú khỉ khôn ngoan”… hay lắm! (Giáo viên chuẩn bị sẵn một số sách thiếu nhi Tin lành cho các em xem).

Ân cắt ngang lời bạn: “Ôi mình quên mất! May mà có bạn nhắc, vậy bạn chờ một chút, mình chạy về nhà lấy sách nghe!”. Linh vội xua tay: “Thôi, không kịp đâu, bạn để tuần sau. Bây giờ mình phải đi kẻo trễ”. Thế là hai bạn vừa đi vừa tiếp tục trò chuyện và nhắc lại câu chuyện lần trước cô giáo kể. Các em có thích biết câu chuyện đó như thế nào không? Cô sẽ kể lại cho các em nghe nhé.

    2. Bài học.

Khi xưa, lúc Chúa Giê-xu đã về trời, các môn đồ của Chúa nhóm lại thờ phượng Chúa. Trong các tín hữu có một người tên là Ba-na-ba. Ba-na-ba là một người rất yêu mến Chúa, tốt bụng, hiền lành, thích giúp đỡ người khác, vì vậy nhiều người yêu thương và rất thích làm bạn với ông. Lúc ấy, trong vòng tín hữu có nhiều người rất nghèo, không có cơm ăn, không có nhà ở, và cũng có nhiều người thì lại rất giàu, có nhiều ruộng đất, của cải. Những người giàu bàn với các môn đồ: “Trong Hội Thánh có nhiều người nghèo, chúng ta nên giúp họ bằng cách nào?” Có người góp ý: “Chúng ta lấy tiền bạc, đồ dùng của mình dâng vào Hội thánh, để mọi người dùng chung”. Mọi người đều đồng ý. Họ về nhà lấy quần áo, bàn ghế, bột mì, dầu, tiền bạc… đem đến nhà thờ để phân chia cho mọi người. Ông Ba-na-ba cũng là bán hết của mình có, dâng vào để giúp đỡ nhiều người trong Hội Thánh. Hội Thánh tràn ngập niềm vui. Mọi người yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, không có ai ích kỷ mà nói rằng “Đây là của tôi” cả.

    3. Ứng dụng.

Các em thân mến, mỗi tuần các em đều được cha mẹ cho một ít tiền. Các em cũng nên noi gương những tín hữu trong Hội Thánh đầu tiên để dâng tiền cho Hội Thánh, hoặc quần áo cũ, bánh kẹo, bút viết… để giúp cho các bạn nghèo. Chúng ta phải yêu thương nhau, giúp đỡ nhau thì mới là bạn tốt của Cha trên trời. Chúa nhìn thấy hết mọi điều chúng ta làm và thích những em dâng hiến cách vui lòng như Ba-na-ba vậy đó.

BÀI 11. SỰ CHỌN LỰA CỦA LÓT (HV)

BÀI 11. SỰ CHỌN LỰA CỦA LÓT (HV)

in QUÍ I. 2016, THIẾU NHI on 16 Tháng Sáu, 2017

BÀI 11. SỰ CHỌN LỰA CỦA LÓT

 

I. KINH THÁNH: Sáng 13:1-18.

II. CÂU GỐC: “… Ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục sự,…nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giê-hô-va” (Giô-suê 24:15).

III. BÀI TẬP.

  A. Dưới đây là một trò chơi. Em đi du lịch bắt đầu từ bên dưới góc phải. Mỗi khi đến một trạm, có hai bức hình cho em chọn lựa. Nếu em không thích hình nào, thì gạch chéo vào hình đó. Khi đi đến trạm cuối, em viết ra nội dung và sự dạy dỗ của hình đó.

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

  B. Dưới đây có ba trường hợp, em chọn một trường hợp và đặt mình trong trường hợp đó. Em sẽ cư xử ra sao?

 

1. Em đang xem tivi, mẹ bảo em dọn dẹp đồ chơi của em gái, thì em…………………………………………………….

2. Mẹ mắng em gái (Thật ra là lỗi tại em), em sẽ…………………………..

3. Em không thích bạn A gia nhập đội bóng đá của em, nên em…………………………………………

– Em chọn cách nào? …………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

– Sự chọn lựa của em, có phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời không? Tại sao?

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

BÀI 11. SỰ CHỌN LỰA CỦA LÓT (GV)

BÀI 11. SỰ CHỌN LỰA CỦA LÓT (GV)

in QUÍ I. 2016, THIẾU NHI on 16 Tháng Sáu, 2017

BÀI 11. SỰ CHỌN LỰA CỦA LÓT

 

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 13:1-18.

II. CÂU GỐC: “Tôi chẳng hề lìa bỏ các điều răn của môi Ngài, vẫn vâng theo lời của miệng Ngài hơn là ý muốn lòng tôi” (Gióp 23:12).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Tính ích kỷ làm cho sự chọn lựa trở nên sai lầm.

– Cảm nhận: Sự chọn lựa rất quan trọng, vì ảnh hưởng đến cả cuộc đời.

– Hành động: Quyết định chọn lựa trong ý muốn của Chúa.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY

A. CHUẨN BỊ.

  1. Chuẩn bị một cái hộp giấy. Vẽ các dấu hỏi (?) lên thân hộp. Trên nắp hộp ghi dòng chư “Làm thế nào để tôi chọn được điều tốt nhất?” Ghi chép các câu Kinh Thánh sau đây cho vào hộp: Thi 25:12; Châm 16:3; 21:1; Ma-thi-ơ 7:12; Phi-líp 4:8.
  2. Hai gói quà hình dáng khác nhau. Một gói trang trí thật đẹp, nhưng bên trong để ít quà, còn gói kia trang trí sơ sài, nhưng bên trong để nhiều quà.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

    1. Vào đề.

Trong sinh hoạt thường ngày, các em mỗi người đều phải đối diện với sự chọn lựa khác nhau. Nếu các em chọn lựa đúng, thì đem lại niềm vui và ích lợi. Nếu các em chọn lựa sai lầm, thì sẽ mang lại thiệt hại. Trong tâm linh, các em thường hay chọn lựa giữa  vâng lời hay chống nghịch, nhân từ hay ích kỷ?

Sự chọn lựa rất quan trọng, cho nên phải cẩn thận. Qua bài học hôm nay, các em sẽ được chứng kiến sự chọn lựa của Áp-ram và Lót. Sự chọn lựa nầy sẽ đem đến cho hai người hai kết quả khác nhau. Các em cùng chú ý theo dõi nhé!

    2. Bài học.

      (1) Trở về xứ Ca-na-an.

Áp-ram dẫn theo người cháu tên Lót đi từ U-rơ đến Cha-ran, rồi đến xứ Ca-na-an. Không bao lâu, do trời không mưa, đất khô hạn không trồng được gì, nên có cơn đói kém. Áp-ram dẫn người nhà và bầy súc vật xuống xứ Ai-cập ở tạm.

Lúc mới đến, vua Ai-cập đối đãi rất tốt với Áp-ram và Lót, cho nhiều đàn gia súc như bò, chiên, lừa, lạc đà, đầy tớ. Nhưng không bao lâu, vua lại ra lịnh cho Áp-ram phải ra khỏi xứ Ai-cập. Thế là họ đành phải dọn về chỗ cũ, đó là xứ Ca-na-an. Áp-ram và Lót đóng trại ở tại đây.

      (2) Cuộc tranh giành xảy đến.

Lúc nầy, Áp-ram và vợ là Sa-rai đã cao tuổi rồi, nhưng vẫn chưa có con. Vì thế, hai ông bà rất thương cháu mình là Lót, coi Lót như con trai ruột của mình. Lót cũng được Đức Chúa Trời ban phước, nên có rất nhiều bầy bò, chiên và đầy tớ.

Nạn hạn hán đã qua rồi, cỏ mọc xanh khắp cánh đồng, nhưng vẫn không đủ cung cấp cho bầy chiên, bò của Áp-ram và Lót. Thế là việc tranh giành về đồng cỏ đã xảy ra giữa người chăn của Áp-ram và người chăn của Lót. Ai cũng muốn giành về mình phần tốt, trong lòng họ đầy sự ích kỷ.

      (3) Sự chọn lựa của Áp-ram.

Từ lâu, Đức Chúa Trời đã hứa ban cho Áp-ram miền đất tốt nhất, nhưng nay vì không đủ cỏ cho bầy súc vật, nên Áp-ram và Lót phải chia ra.

Áp-ram có quyền nói với Lót rằng: “Đây là đất của bác. Nơi nầy không đủ nước và cỏ, thì cháu hãy dẫn đàn chiên, bò đầy tớ của cháu mau mau đi chỗ khác”. Nhưng Áp-ram không phải là con người ích kỷ. Ông nói cùng Lót rằng: “Chúng ta là cốt nhục, xin ngươi cùng ta chẳng nên cãi lẫy nhau và bọn chăn ta cùng bọn chăn chiên ngươi cũng đừng tranh giành nhau nữa… Nếu ngươi lấy bên tả, ta sẽ qua bên hữu; nếu ngươi lấy bên hữu, ta sẽ qua bên tả” (Sáng 13:8-9).

Áp-ram nhường cho Lót chọn lựa trước. Ông chỉ nhận lấy phần còn lại, vì ông tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời.

      (4) Sự lựa chọn của Lót.

Khi nghe Áp-ram nói vậy, Lót liền nhìn khắp nơi, thấy đất mà Đức Chúa Trời ban cho Áp-ram có núi cao, có đồng bằng sông Giô-đanh màu mỡ, có nhiều nước, có nhiều đồng cỏ, chính là nơi lý tưởng cho việc chăn nuôi. Ông rất thích và muốn có tất cả cánh đồng đó. Lót là cháu của Áp-ram, đáng lẽ phải nhường phần đất tốt cho Áp-ram mới phải, nhưng Lót không có tấm lòng như vậy. Ngược lại, ông chọn cho mình phần tốt nhất. “Lót bèn chọn lấy cho mình hết cánh đồng bằng bên sông Giô-đanh” (Sáng 13:11).

Lót rất hài lòng với sự lựa chọn của mình, nghĩ rằng đã chọn phần đất tốt nhất rồi. Nhưng Lót không ngờ mình đã chọn lựa sai lầm. Đúng là Lót chọn phần đất phì nhiêu, nhưng đất nầy ở gần thành phố tội lỗi, đó là thành Sô-đôm. Không bao lâu, Lót sống trong một thành phố tội lỗi. Lót tính toán thiệt hơn, kết quả là mất tất cả, vì sau nầy Đức Chúa Trời hủy diệt thành Sô-đôm. Sự lựa chọn của Lót xém chút nữa hủy diệt cuộc đời của ông.

      (5) Sự ban thưởng của Đức Chúa Trời.

Sau khi Lót dọn sang thành Sô-đôm, Áp-ram dời trại mình đến xứ Hếp-rôn, là nơi có nhiều đồi núi. Việc ông làm đầu tiên là lập một bàn thờ cho Đức Giê-hô-va.

Áp-ram không giành phần đất phì nhiêu, vì biết làm như vậy là đẹp lòng Đức Chúa Trời. Không bao lâu, Đức Chúa Trời hiện ra cùng Áp-ram và hứa ban phước nhiều hơn cho ông. “Vì cả xứ nào ngươi thấy, ta sẽ ban cho ngươi và cho dòng dõi ngươi đời đời. Ta sẽ làm cho dòng dõi ngươi như bụi trên đất; thế thì, nếu kẻ nào đếm đặng bụi trên đất, thì cũng sẽ đếm đặng dòng dõi ngươi vậy” (Sáng 13:15-16).

    3. Ứng dụng.

Các em thân mến! Lót chọn lựa theo sự khôn ngoan riêng của mình, cuối cùng chẳng được gì cả. Trong khi đó, Áp-ram chọn lựa theo ý muốn của Chúa, không tranh giành, hết lòng tin cậy Chúa, nên được phước hạnh. Chắc chắn trong cuộc sống, có lúc các em cũng phải lựa chọn. Trước khi lựa chọn làm gì, chơi gì, đi đâu… các em cần phải suy nghĩ thật kỹ, xem điều em sắp làm có đẹp lòng Chúa hay không? Có những lúc các em cảm thấy bối rối bởi không biết phải lựa chọn như thế nào, các em có thể cầu nguyện xin Chúa ban cho sự khôn ngoan để quyết định đúng. Hoặc các em xin ý kiến của người lớn chỉ dẫn, để không có những quyết định sai lầm. Nhưng quan trọng hơn hết là chọn lựa sống theo ý Chúa chớ không sống theo ý riêng, tin cậy Chúa, vâng lời, sống đẹp lòng Chúa và làm vui lòng ba mẹ. Nếu các em chọn lựa trong ý muốn của Chúa, chắc chắn đời sống của các em sẽ được phước hạnh. Khi các em đã quyết định chọn Chúa, hãy cầu nguyện để Chúa giúp đỡ các em.

BÀI 11. YÊU KẺ THÙ NGHỊCH (HV)

BÀI 11. YÊU KẺ THÙ NGHỊCH (HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ I. 2016 on 16 Tháng Sáu, 2017

BÀI 11. YÊU KẺ THÙ NGHỊCH

 

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 5:43-48.

II. CÂU GỐC: “Hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi” (Ma-thi-ơ 5:44).

III. BÀI TẬP.

A. BÁNH KẸO VÀ THIỆP SINH NHẬT.

Giả sử em là Mai và Nhân, em sẽ trao bánh kẹo và thiệp sinh nhật cho ai? Cắt dán bánh kẹo và thiệp sinh nhật bên cạnh bạn ấy. (Cắt hình bánh kẹo và thiệp sinh nhật trong trang cắt dán).

  1. Mai chuẩn bị mời các bạn dự sinh nhật của mình, nhưng lại đang suy nghĩ… (Trí từng làm đổ hộp bút của mình, Minh hôm qua làm dính mực vào áo Mai, nhưng không xin lỗi, Mỹ rất ít trò chuyện với mình, chỉ có Nhi là bạn thân nhất).

Trí   Mỹ  Nhi  Minh                        Mai.

  1. Nhân đem một bịch bánh kẹo đến Hội Thánh, bạn ấy gặp bốn người… (Bạn Chánh là bạn thân, Trung thường đánh nhau với Nhân, Linh thường mời Nhân ăn quà, Thông thường giành ghế với Nhân trong Trường Chúa Nhật).

 

Nhân     Chánh      Trung     Linh    Thông

BÀI 11. YÊU KẺ THÙ NGHỊCH (GV)

BÀI 11. YÊU KẺ THÙ NGHỊCH (GV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ I. 2016 on 16 Tháng Sáu, 2017

BÀI 11. YÊU KẺ THÙ NGHỊCH

 

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 5:43-48; Châm Ngôn 25:21-22.

II. CÂU GỐC: “Hãy yêu kẻ thù nghịch và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi” (Ma-thi-ơ 5:44).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Chúa Giê-xu dạy dỗ các môn đồ phải thương yêu những người có lỗi với mình và cầu nguyện cho họ.

– Cảm nhận: Yêu thương người có lỗi với mình là việc làm đẹp lòng Chúa.

– Hành động: Sẵn lòng cầu nguyện cho người có lỗi với mình và học tập yêu thương họ như lời Chúa dạy.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Trò chơi truyền tin.

Hướng dẫn các em biết, nếu truyền sang bên trái thì nói: “Xin lỗi”, nếu truyền sang bên phải thì nói: “Mình tha thứ cho bạn”. Giáo viên sẽ bắt đầu nói trước. Nếu giáo viên nói với người bên trái: “Xin lỗi”, người bên trái có thể nói tiếp với người bên trái kế bên: “Xin lỗi”, phương hướng là truyền sang bên trái; nếu người bên trái không muốn tiếp tục truyền bên trái, thì có thể nói với người bên phải: “Mình tha thứ cho bạn”, thì phương hướng sẽ chuyển sang bên phải, cứ tiếp tục chơi như thế, em nào quên qui tắc sẽ bị phạt.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

(Giáo viên chuẩn bị ba em có khả năng, tập đóng vai các nhân vật trong vở kịch ngắn dưới đây).

    1. Vào đề: Kịch ngắn.

(Cảnh 1. Phi đang ngồi một mình, vẻ mặt rất buồn, Kiệt vừa hát vừa đi tới.)

– Kiệt (Tỏ vẻ ngạc nhiên): Ủa, Phi! Sao bạn lại ngồi đây một mình? Mọi người đều chơi ở bên kia, chúng ta cùng qua đó chơi đi.

– Phi (Lắc đầu): Không, mình không muốn chơi với Huy và Mạnh!

– Kiệt: Tại sao vậy?

– Phi: Hôm qua Huy đụng mình té, hôm nay lại lấy bút màu tô lên tay mình.

– Kiệt: Huy không xin lỗi bạn sao?

– Phi: Có, nhưng mình không muốn tha thứ cho bạn ấy?

– Kiệt: Tại sao bạn lại giận Mạnh?

– Phi: Ai bảo nó chơi với Huy. Nếu bạn chơi với họ, mình cũng không chơi với bạn.

(Cảnh 2. Ngay lúc ấy, giáo viên đi đến. Giáo viên đã nghe các bạn ấy nói chuyện).

– Giáo viên: Em giận Huy, rồi giận những bạn cùng chơi với Huy, em cảm thấy vui không? (Phi lắc đầu). Cô (thầy) hỏi em: Em có bao giờ có lỗi với người khác không?

– Phi (Suy nghĩ một lát): Dạ có, hôm trước em làm cho anh của em bị té chảy máu chân!

– Giáo viên: Lúc đó em cảm thấy thế nào?

– Phi: Dạ em rất sợ ạ.

– Giáo viên: Em sợ gì vậy?

– Phi: Em sợ anh của em sẽ không chơi với em nữa, lại sợ bị mẹ phạt.

– Giáo viên: Sau đó thế nào?

– Phi: Sau đó mẹ xức thuốc cho anh và bảo em xin lỗi anh.

– Giáo viên: Vậy anh của em có tha thứ cho em không?

– Phi: Dạ có.

– Giáo viên: Nếu anh của em không chịu tha thứ cho em, em sẽ thế nào?

– Phi: Dạ, em sẽ rất buồn.

– Giáo viên: Vậy em có nên học theo gương anh của em, tha thứ cho người có lỗi với mình không?

(Phi từ từ gật đầu).

    2. Bài học.

Các em ơi, các em có cảm thấy rằng, tha thứ cho người có lỗi với mình sẽ đem lại niềm vui không? Mình sẽ không còn nhớ những việc khiến mình không vui nữa, và người có lỗi với mình cũng rất vui vì được tha thứ. Ngoài ra Cha Trên Trời của chúng ta cũng rất vui lòng khi chúng ta tha thứ cho người khác.

Chúa Giê-xu dạy: “Hãy yêu kẻ thù nghịch và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các con, hầu cho các con được làm con của Cha ở trên trời”. À thì ra yêu người có lỗi với mình, cầu nguyện cho họ là yêu cầu của Chúa dành cho con cái Ngài. Bởi vì chúng ta là con của Đức Chúa Trời, thì phải giống Ngài và học theo Ngài. Chúa Giê-xu cũng nói rằng Đức Chúa Trời ban ánh sáng mặt trời cho người tốt cũng như người xấu, ban mưa xuống không chỉ cho người lành, nhưng cũng cho cả kẻ ác nữa. Điều đó có nghĩa là Đức Chúa Trời yêu người tốt, và cũng yêu người xấu. Vậy chúng ta nhận biết rằng Đức Chúa Trời yêu thương mọi người trên thế gian nầy.

Chúa Giê-xu còn nói, nếu chúng ta chỉ yêu thương những ai thương yêu, đối đãi tốt với chúng ta, thì chúng ta có khác gì những người không tin Chúa. Chúng ta là con Đức Chúa Trời, vì thế chúng ta phải giống Ngài, yêu thương hết thảy mọi người.

Nếu có người làm điều có lỗi với em và không xin lỗi, em có tha thứ cho người đó không? (Cho các em trả lời). Mặc dù người ta không xin lỗi, trong lòng mình không vui, cũng phải học tập tha thứ cho người khác. Nếu em có thể thật lòng cầu nguyện cho người ấy, là em đã tha thứ, không để tâm đến lỗi lầm của người ấy nữa.

Ngoài ra, trong sách Châm ngôn cũng dạy chúng ta phải đối đãi tốt với người có lỗi với mình. Nếu người ấy có đói thì cho ăn, có khát thì cho uống. Nếu em đối đãi tốt với người có lỗi với mình, thì đó là việc làm đẹp lòng Đức Chúa Trời và cũng là cách tốt nhất để giải toả tất cả những buồn giận nhau. Vì có thể khi em đối xử tốt với họ, người có lỗi với em sẽ cảm thấy lương tâm cắn rứt và sẽ ăn năn. Chúa sẽ vui lòng khi chúng ta đối đãi với nhau bằng tình yêu thương.

Bây giờ các em đã biết thế nào là thương yêu người có lỗi với mình chưa? (Cho các em trả lời). Làm thế nào để yêu thương họ? (Tha thứ, đối đãi tốt đối với họ và cầu nguyện cho họ).

    3. Ứng dụng.

Cho các em mở sách học viên bài 11 ra và hướng dẫn các em thảo luận bằng cách hỏi các em: Nếu người có lỗi với em không chịu xin lỗi, em phải làm thế nào? Sau khi thảo luận xong cho các em làm bài tập: “Bánh kẹo và thiệp sinh nhật”. Giáo viên có thể chia sẻ kinh nghiệm về sự tha thứ để khích lệ các em.

Trong phần B của bài tập, giáo viên cho các em suy nghĩ xem có người nào từng có lỗi với em mà hiện nay em chưa tha thứ. Viết tên người đó lên giấy, và lời cầu nguyện xin Chúa ban phước cho người ấy. (Giáo viên gợi ý một số lời cầu xin Chúa ban phước). Sau đó viết tên của mình vào và nộp cho giáo viên.