Chuyên mục: NAM GIỚI

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 15.09.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 15.09.2024

in NAM GIỚI on 10 Tháng Chín, 2024

Chúa nhật 15.09.2024

  1. Đề tài: KHẮC PHỤC CHÍNH MÌNH.
  2. Kinh Thánh: 1Cô-rinh-tô 9:24-27.
  3. Câu gốc: “Song tôi đãi thân thể tôi cách nghiêm khắc, bắt nó phải phục, e rằng sau khi tôi đã giảng dạy kẻ khác, mà chính mình phải bị bỏ chăng” (1Cô-rinh-tô 9:27).
  4. Đố Kinh Thánh: Giê-rê-mi 34-36.
  5. Thể loại: Trò chơi lớn.

* CHỈ DẪN: Trò chơi lớn.

– Chủ đề: KHẮC PHỤC CHÍNH MÌNH.

– Địa điểm: Khuôn viên nhà thờ.

– Thời gian: 1h30’.

I. CHUẨN BỊ.

Ban tổ chức cần ít nhất 2 người để phối hợp soạn câu đố Kinh Thánh và đặt mật thư tại mỗi trạm, chấm điểm, theo dõi để có thể hướng dẫn khi cần. Chuẩn bị nội dung cho mỗi trạm để các nhóm thảo luận, cung cấp giấy bút cho các nhóm có yêu cầu. Sau khi nhận mật thư, cả nhóm sẽ tham gia giải mật thư, trình ban tổ chức và dựa vào điều đó để tìm đến trạm. Sau khi thực hiện xong các yêu cầu của ban tổ chức, cả nhóm theo chỉ dẫn của mật thư thứ hai để đến trạm kế tiếp…

– Mật mã: Từ nhiều tuần trước, hướng dẫn ban viên ôn lại chữ điện tín, các mật mã đã dùng trong các tài liệu trước và học thêm mật mã mới. Chỉ nên dùng mật mã nào ban viên có thể dịch thành thạo.

                         Ôn chữ.                        Các dấu.

     Â = AA                    Ê = EE                          – Sắc = S

     Ă = AW                   Ư = UW = W                – Huyền = F

     Ô = OO                    Đ = DD                         – Hỏi = R

     Ơ = OW                   ƯƠ = UOW                  – Ngã = X

                                                                            – Nặng = J

– Mật thư: Mật thư phải được viết và giữ kín đáo, kiểm tra kỹ để tránh sai sót. Nội dung mật thư là một mệnh lệnh hoặc gợi ý về những nhân vật, nơi chốn… mà ban viên đã quen thuộc, đồng thời phải ngắn gọn và đủ nghĩa. Mật thư được giấu tại điểm đặt trạm hay do người đứng trạm giữ. Nếu đặt tại trạm, không nên tập trung tại một chỗ.

– Địa điểm: Vẽ những dấu chỉ đường tùy theo địa điểm mỗi nơi.

– Vật dụng: Kinh Thánh, giấy, bút, các bản mật mã đã học.

– Kinh Thánh: Thông báo cho ban viên học thuộc lòng câu gốc tuần nầy và đọc trước 1Cô-rinh-tô 9:24-27; Hê-bơ-rơ 12.

II. THỰC HIỆN.

  1. Thể lệ cuộc thi và cách chấm điểm.
  1. Thể lệ cuộc thi.

– Tất cả nhóm viên tham gia đầy đủ.

– Đến trạm, phải xếp hàng ngay ngắn và báo cáo kết quả của trạm trước.

– Thực hiện tất cả yêu cầu tại mỗi trạm.

     b. Cách chấm điểm.

– Tinh thần tham gia (đầy đủ nhóm viên) ………….. 10 điểm.

– Giải chính xác mật thư………………………………….. 10 điểm.

– Thực hiện đạt yêu cầu tại trạm……………………….. 10 điểm.

– Đến trạm sớm nhất……………………………………….. 10 điểm.

– Nội dung thảo luận thực hiện tốt…………………….. 10 điểm.

     2. Diễn tiến trò chơi.

  1. Mở đầu.

Ban tổ chức chia số người tham gia sinh hoạt ra làm nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 8-10 người, xếp hàng dọc theo mỗi nhóm, cử nhóm trưởng và thư ký nhóm. Khi các nhóm đã ổn định, người hướng dẫn giới thiệu chủ đề: “Khắc Phục Chính Mình”.

Thưa các bạn! Trong xã hội hiện đại, làm việc gì cũng phải thật nhanh và hiệu quả, chậm một chút thì trở nên thua kém, đó là cuộc chạy đua của thế giới bên ngoài. Còn ở trong Chúa thì sao? Cuộc chạy đua ở trong Chúa quan trọng hơn nhiều vì đến cuối cùng chúng ta nhận được phần thưởng Chúa ban cho. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải chạy thật nhanh và có kết quả cho công việc nhà Chúa. Nhưng trong cuộc chạy đua nầy, chúng ta cần khắc phục chính mình như Phao-lô đã nói: “E rằng sau khi tôi giảng dạy kẻ khác, mà chính mình phải bị bỏ chăng”. Hôm nay chúng ta cùng tham gia chương trình sinh hoạt này, để thấy được sự “khắc phục chính mình” là cần thiết trong cuộc chạy đua là thế nào!

    b. Xuất phát.

Tất cả các nhóm phải tập trung tại điểm xuất phát. Ban tổ chức phổ biến thể lệ cuộc thi và mỗi nhóm cử ra một người, đại diện nhóm để “Vượt chướng ngại vật”.

(“Chướng ngại vật” có thể là những câu hỏi hoặc những động tác do ban tổ chức đưa ra như: Vì sao sự khắc phục chính mình là cần thiết? Bạn có thái độ nào đối với chính mình?… Tuỳ chỗ chúng ta chơi hoặc có thể yêu cầu các bạn tìm cho 10 con kiến vàng cột thành xâu, có thể yêu cầu lột một trái dừa còn nguyên vỏ cho BTC…).

Đại diện nhóm nào vượt qua được “chướng ngại vật” mới được nhận mật thư.

* Mật thư 1: 20 9 13 6  14 7 21 15 23 9 6  20 23 6  

2 15 18  17 21 25 5 5 14 6  12 15 23 9 10  18 9 55 14 7.

A-đam là người Chúa tạo dựng đầu tiên.

(Dùng mật mã thế chữ bằng số: A=1; B=2; C=3; D=4...).

Trạm 1.

Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi viết sẵn ra giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi.

  1. Khi khuyến khích cuộc sống tự chế ngự, Phao-lô ví sánh Cơ Đốc nhân với hình ảnh nào?
  2. Tại sao cần có sự tự chế ngự trong đời sống người Cơ Đốc? (c.24-25).
  3. Muốn thắng cuộc chạy đua thuộc linh, người Cơ Đốc cần kiêng cữ điều gì? Và đặt mình trong lề lối nào? (1Giăng 2:15-17).

* Mật thư 2: BIS CUAR TUWJ CHEES SUWJ QUYEETS TIMF.

Rắn ăn đuôi ăn đầu.

Trạm 2.

Yêu cầu

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát trò chơi: Ai là Đa-vít?

Nhóm trưởng nhận các lá thăm đã được viết sẵn và phát lá thăm cho các bạn trong nhóm. Trong số lá thăm có 2 hoặc 3 lá mang chữ “Đa-vít”, 2 hoặc 3 lá mang chữ “Gô-li-át”, số còn lại để trống.

Sau khi nhận lá thăm, mỗi người sẽ im lặng không để cho ai biết vai trò của mình được ghi trong lá thăm. Mỗi người sẽ lặng lẽ quan sát nhau và người mang thăm “Gô-li-át” sẽ nhìn một người nào bất kỳ và nheo mắt cho người đó, nếu người đó mang thăm trắng sẽ “Á” lên một tiếng và thế là chết. Còn nếu người mang thăm Gô-li-át nheo mắt nhằm người mang thăm “Đa-vít” thì “Đa-vít” sẽ giơ tay ra và bắn “Gô-li-át” lúc đó người mang thăm “Gô-li-át” sẽ chết.

Người nào đã xuất hiện rồi thì không được tham gia nữa. Trò chơi sẽ kết thúc khi Đa-vít và Gô-li-át đều đã xuất hiện.

Nhóm nào sau khi Đa-vít đã tiêu diệt Gô-li-át rồi thì được nhận mật thư trước.

* Mật thư 3:

AB CD EF
GH IJ KL
MN OP QR

 

Trạm 3.

Yêu cầu

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi viết sẵn ra giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời:

  1. Sự Phao-lô “đãi thân thể mình cách nghiêm khắc” có nghĩa gì? (c.27).
  2. Tại sao Cơ Đốc nhân phải có thái độ nghiêm khắc đối với chính mình?
  3. Qua đời sống tự chế ngự của Phao-lô, cho chúng ta tìm thấy bí quyết nào trong sự khắc phục chính mình? (c.26-27).

     3. Kết thúc.

Thưa các bạn! Khắc phục được chính mình là một điều rất khó. Xin Chúa cho chúng ta biết nương nhờ sức Chúa để khắc phục chính mình, hầu cho đến ngày gặp Chúa chúng ta không hổ thẹn mà vui mừng nhận lãnh mão triều thiên không hay hư nát.

– Cầu nguyện theo sự dạy dỗ.

– Công bố kết quả và phát thưởng.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Trong cuộc sống con người thường có những trái ngược nhau. Có người thành công bên ngoài, nhưng thất bại bên trong. Có những bậc vua chúa quyền hành lớn chinh phục cả thiên hạ, nhưng lại không thắng được chính mình!

Trong đoạn 9, Phao-lô đã nêu cao ba gương sáng qua đời sống của mình trước mặt tín hữu Cô-rinh-tô:

– 9:1-18: Gương sáng về sự từ bỏ quyền lợi riêng.

– 9:19-23: Gương sáng về sự từ bỏ tự do cá nhân.

– 9:24-27: Gương sáng về sự tự tiết chế.

Tại sao Phao-lô rất quan tâm đến sự tự chế, và thách thức Cơ Đốc nhân một đời sống tự chế?

I. DẪN GIẢI.

  1. Sự tự chế cần thiết.

Tự chế là sự tự giữ mình khỏi những ham muốn của tư dục. Với vấn đề tự do, điều Phao-lô lo ngại là nếu người Cơ Đốc không biết tự chế thì sẽ rơi vào ách nô lệ tội lỗi! Cho nên sau khi nêu lên gương sáng về sự từ bỏ quyền lợi và tự do của mình vì Tin Lành, Phao-lô thách thức tín hữu Cô-rinh-tô một đời sống tự chế.

Trong bối cảnh của một thành phố mà dân chúng Hy-lạp ưa chuộng thể thao, với những cuộc tranh tài của những lực sĩ trong vận động trường to lớn, nổi tiếng, Phao-lô ví sánh người Cơ Đốc trong hình ảnh của người chạy đua để làm sáng tỏ lẽ cần của sự tự chế.

Như lực sĩ muốn thắng cách vinh dự thì phải chịu kiêng cử, chịu khó nhọc luyện tập thân mình. Cũng vậy, trong cuộc chạy đua thuộc linh, người Cơ Đốc cần kiêng cử. Đó là sự khắc phục bản ngã, tự chế đối với những ham muốn của xác thịt (Rô-ma 13:13-14). Vì:

– Để đạt đến mục đích Chúa gọi.

– Để nhận được mão triều thiên không hay hư nát.

  1. Bí quyết tự chế (c.26-27).

Phao-lô chẳng những kêu gọi tín hữu tự chế, nhưng chính đời sống Phao-lô cũng là gương mẫu của sự tự chế. Qua gương tự chế của Phao-lô cho chúng ta học biết thế nào tự chế chính mình.

  1. Nhắm mục đích: “Tôi chạy, chẳng phải chạy bá vơ…” như lực sĩ nhắm vào lằn mức cuối cùng của cuộc chạy đua để thắng cuộc, người Cơ Đốc cần hướng về mục đích của Chúa gọi, không để cho sự ham muốn của tư dục chi phối đôi mắt, chi phối tấm lòng của mình.
  2. Ý thức mình đang ở trong cuộc chạy đua cam go: “…Tôi đánh, chẳng phải là đánh gió…” Phao-lô nói trong ý nghĩa của người đấu võ, mỗi cú đánh phải trúng địch thủ. Cũng vậy, người Cơ Đốc phải biết tính chất quan trọng trong cuộc chạy đua của mình, từ chối mọi cám dỗ của tư dục, hầu chạy cách nào để được thưởng.
  3. Đãi thân thể nghiêm khắc: “…Tôi đãi thân thể cách nghiêm khắc, bắt nó phải phục…”

Những chữ “đãi thân thể nghiêm khắc” không có nghĩa Phao-lô kêu gọi người tín hữu phải ép xác, khổ tu để diệt dục như một số tôn giáo loài người chủ trương. Nhưng chỉ thái độ cứng rắn, nghiêm chỉnh trước sự luông tuồng của tư dục, với ý chí quyết định đặt mình dưới qui luật của Đấng Christ. Như người võ sĩ quyền anh phải luyện tập thân mình cứng rắn, để đối phó với địch thủ mang găng tay sắt nhọn theo cách đấu võ thời đó.

  1. Bài học cho đời sống.

Sau lời kêu gọi tự chế, Phao-lô kết thúc với lời cảnh cáo chính mình “…e rằng tôi đã giảng dạy kẻ khác, mà chính mình phải bị bỏ chăng?”

Chữ “bị bỏ” không có nghĩa bị mất sự cứu rỗi nhưng chỉ về sự thất bại trong công tác Chúa gọi. Như người không đủ tiêu chuẩn, bị loại ra khỏi cuộc chạy, mất phần thưởng của mình. Thật là bi thảm cho người không tự chế được chính mình, tự chế được tham dục.

Alexander đại đế, người có lần chinh phục gần cả thế giới, nhưng lại không thắng được chính mình, không thắng được ma lực của rượu. Theo sử sách ghi lại, Alexander đã kết thúc cuộc đời cách buồn thảm trong buổi ăn sáng với gần lít rượu, và ngã chết với tuổi mới vừa 33, để lại sự nghiệp dở dang với dòng chữ lịch sử ghi lại vua chết vì rượu!

Hãy trở về với chính mình. Có thể chúng ta lạc quan với những thành công nào đó, nhưng có những câu hỏi giúp chúng ta tự kiểm điểm: Tôi đang sống chìu theo tư dục hay khắc phục tư dục?

II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ THẢO LUẬN.

  1. Khi khuyến khích về sự tự chế, Phao-lô khuyến khích Cơ Đốc nhân trong hình ảnh nào?
  2. Tại sao cần có sự tự chế trong đời sống Cơ Đốc nhân? (c.24-25).
  3. Muốn thắng cuộc đua, người lực sĩ phải kiêng cữ những gì? Muốn thắng cuộc chạy đua thuộc linh, người Cơ Đốc cần kiêng cữ điều gì? Và đặt mình trong lề lối nào? (1Giăng 2:15-17).
  4. Sự Phao-lô “đãi thân thể mình cách nghiêm khắc” có nghĩa gì? (c.27).
  5. Tại sao có thái độ nghiêm khắc ấy đối với chính mình?
  6. Qua đời sống tự chế của Phao-lô cho chúng ta tìm thấy bí quyết nào trong sự khắc phục chính mình? (c.26-27).
CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 08.09.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 08.09.2024

in NAM GIỚI on 6 Tháng Chín, 2024

Chúa nhật 08.09.2024

  1. Đề tài: CẦU XIN SỰ ĐỔI MỚI.
  2. Kinh Thánh: Phi-líp 2:12-13, 2Cô-rinh-tô 5:17, 3:18.
  3. Câu Gốc: “Đức Chúa Trời ôi! Xin hãy dựng nên trong tôi một lòng trong sạch, và làm cho mới lại trong tôi một thần linh ngay thẳng” (Thi Thiên 51:10).
  4. Đố Kinh Thánh: Giê-rê-mi 31-33.
  5. Thể loại: Thuyết trình.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 21.07.2024.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Trong bài cầu nguyện chung chúng ta học biết rằng ba lời khẩn cầu trong Ma-thi-ơ 6:9-10 liên quan đến những yếu tính đời đời và vương quốc của Đức Chúa Trời. Ba lời cầu xin tiếp theo đó liên quan đến chúng ta (Ma-thi-ơ 6:11-13) và phản ánh điều răn thứ hai là yêu thương người lân cận chúng ta. Ngoài ra có rất nhiều điều mà chúng ta có thể cầu xin nơi Đức Chúa Trời, và Ngài sẵn lòng đáp lại lời cầu xin của chúng ta. Một trong những lời cầu xin đó là cầu xin sự đổi mới tâm trí. Sự đổi mới trong tâm trí sẽ dẫn đến những kinh nghiệm sống động cho những người luôn tin cậy và tìm cầu Chúa.

Trong câu ghi nhớ của ngày hôm nay, Phao-lô khuyên các tín hữu “hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm trí”. Trong Tân ước, từ Hy Lạp “metamorphosis” xuất hiện bốn lần. Hai lần mô tả sự hóa hình của Đấng Christ, hai lần mô tả sự biến đổi của Cơ Đốc nhân. Biến đổi tâm trí hay tấm lòng là công việc của Đức Thánh Linh (Tít 3:5). Bởi sự đổi mới của Đức Thánh Linh, chúng ta sẽ trở nên giống như Chúa Giê-xu trong cách suy nghĩ và hành động. Sự đổi mới tâm trí dẫn đến sự đổi mới trong lối sống, trong lối ứng xử. Lối sống cũng như lối tư duy của chúng ta, là những người được Ngài biến đổi, sẽ phản ánh bản chất yêu thương của Ngài. Bởi sự đổi mới trong lòng và trí, chúng ta sẽ có cái nhìn tươi mới và độ lượng đối với con người và thế giới quanh ta.

Khi tâm trí được đổi mới, chúng ta có cái nhìn tích cực về bản thân mình. Sự đổi mới trong tâm trí giúp chúng ta khám phá ra rằng, bản thân ta còn quá nhiều khuyết điểm lẫn những tật xấu cần được thay đổi, cho dù chúng ta đã dâng thân thể này như một của lễ sống và thánh cho Đức Chúa Trời. Quá trình thay đổi này xảy ra liên tục trong cuộc đời của người theo Chúa. Dù sự đổi mới này là công việc đôi lúc rất thầm lặng của Đức Thánh Linh, nhưng sự đổi mới này sẽ trì trệ nếu như không có sự cầu nguyện hết lòng, và sự hợp tác tích cực của chúng ta qua những việc làm thực tiễn.

Để bày tỏ khát vọng luôn được đổi mới trong tâm trí và hành động, nếu có thể được, bạn và tôi hãy cùng bắt đầu từ những việc nhỏ, bằng cách thử dò xem trong trí rằng ai là người mà tôi không yêu thích và thường có những suy nghĩ hay có cái nhìn hằn học về họ, để rồi cầu nguyện cho người này trong sự yêu thương và cảm thông. Rồi sau đó tùy theo sự cảm động của Đức Thánh Linh, hãy nói hoặc làm một điều gì đó thiện lành đối với người này.

Đó là đối với tha nhân, còn đối với bản thân, có tật xấu nào dù là nhỏ mà bạn và tôi chưa thay đổi được, chúng ta hãy cùng nhau bắt đầu với quyết tâm từ bỏ ngay trong ngày hôm nay.

Tuy nhiên đây chỉ là sự gợi ý, có thể bạn có những ý hay hơn và làm được nhiều việc tốt lành hơn, khi lòng và trí của bạn là nơi ngự của Chúa Giê-xu.

Lạy Chúa, cầu xin Ngài tiếp tục hướng dẫn và điều khiển cuộc đời con. Xin tiếp tục biến đổi con bởi Thánh Linh Ngài.

CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG

  1. Hiện giờ, có tội lỗi nào đã khiến cho bạn vi phạm nhiều lần với Chúa, bạn đã ăn năn, hứa nguyện nhưng vẫn thất bại? Bạn sẽ làm gì để có thể thắng được tội lỗi đó không?
  2. Bạn đã được Chúa biến đổi hoàn toàn đời sống tâm linh của mình hay chưa? Vì sao bạn nhận biết điều đó?
  3. Sự đổi mới đó giúp bạn sống cho Chúa thế nào?
CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 01.09.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 01.09.2024

in NAM GIỚI on 28 Tháng Tám, 2024

Chúa nhật 01.09.2024

  1. Đề tài: SINH NHẬT QUÝ III.
  2. Kinh Thánh: Thi Thiên 92.
  3. Câu Gốc: “Những người được trồng trong nhà Đức Giê-hô-va, sẽ trổ hoa trong hành lang của Đức Chúa Trời chúng ta. Dầu đến tuổi già cả, họ sẽ còn sinh bông trái, thịnh vượng và xanh tươi” (Thi Thiên 92:13-14).
  4. Đố Kinh Thánh: Giê-rê-mi 28-30.
  5. Thể loại: Sinh nhật.

* CHỈ DẪN: Sinh nhật.

  1. Thông báo danh sách những người có ngày sinh trong Quý III (tháng 7,8,9) trước một tuần lễ; bổ sung tên những người còn thiếu.
  2. Thư ký trao danh sách cho thủ quỹ mua quà. Quà tặng sinh nhật nên mua nhiều hơn số cần, phòng khi có khách, thân hữu… đến dự và cũng có ngày sinh trong quý đó.
  3. Những người không nhớ ngày sinh, có thể chọn ngày cưới, ngày tin nhận Chúa, ngày chịu báp-têm… để làm sinh nhật.
  4. Chuẩn bị một chiếc bánh sinh nhật (nếu có thể), kích thước chiếc bánh tùy theo số người tham dự.
  5. Mời những người có tên trong danh sách “sinh nhật” lên phía trên, số người còn lại hát chúc mừng. Tất cả cùng cầm dao cắt bánh. Mời người cầu nguyện đặc biệt cho họ.
  6. Ban hướng dẫn tặng quà cho những người có sinh nhật.
  7. Mời một số người có sinh nhật làm chứng, ca ngợi Chúa, chia sẻ những kinh nghiệm thuộc linh để khích lệ các ban viên.
  8. Chơi trò chơi, đố vui và ăn bánh sinh nhật…

* SINH HOẠT TRÒ CHƠI.

– Trò Chơi Dành Cho Người Có Sinh Nhật: Chuẩn bị một số lời yêu cầu vui, mời những người có sinh nhật lên bốc thăm và thực hiện theo lời yêu cầu đó.

– Trò Chơi Tập Thể.

THƯỞNG – PHẠT

Cách chơi: Không được làm theo động tác NHD.

* NHD hô: “Công” – tất cả đưa thẳng hai tay lên.

* NHD hô: “Thưởng” – tất cả dang ngang hai tay.

* NHD hô: “Tội” – Tất cả khom lưng cúi đầu.

* NHD hô: “Phạt” – tất cả quỳ gối chân.

– NHD có thể làm động tác này mà hô câu kia.

CHÚA CHỌN

Cách chơi: Mỗi người tự chọn cho mình một tên thánh trong Thánh Kinh, chẳng hạn như: Đa-vít, Sa-lô-môn, Đa-ni-ên Phi-e-rơ… Sau đó NHD hô: Chúa chọn, Chúa chọn; tất cả đều hô to: Chọn ai, Chọn ai? NHD hô: Chọn Sa-lô-môn (hoặc Đa-vít hay Phi-e-rơ…); thì những người có tên thánh đó chạy nhanh đến chạm vào NHD, ai chậm trễ sẽ bị phạt bằng cách kể một sự kiện đặc biệt, hoặc làm một điệu bộ có liên quan đến nhân vật đó.

ĐOÁN NHÂN VẬT KINH THÁNH

Cách chơi: Chia thành 4 hoặc 5 nhóm. Mỗi nhóm cử một người đại diện lên phía trước. NHD đưa ra 4 hoặc 5 nhân vật Kinh Thánh, đại diện của từng nhóm nhận một nhân vật. Sau đó, các người này lần lượt thông đạt lại cho nhóm của mình nhân vật Kinh Thánh đó chỉ bằng điệu bộ (không được nói). Nếu trong vòng vài phút, nhóm của mình không đoán ra được, thì các nhóm khác được quyền trả lời. Nhóm nào đoán ra được, sẽ được cộng điểm.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 25.08.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 25.08.2024

in NAM GIỚI on 20 Tháng Tám, 2024

Chúa nhật 25.08.2024

  1. Đề tài: SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI.
  2. Kinh Thánh: Rô 3:23, 6:23; 2Cô 5:2; Giăng 6:39-40, 17:13.
  3. Câu Gốc: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (Giăng 3:16).
  4. Đố Kinh Thánh: Không đố Kinh Thánh.
  5. Thể loại: Truyền giảng.

* CHỈ DẪN: Truyền giảng.

  1. Vì buổi truyền giảng dành cho người chưa biết Chúa, nên chúng ta phải soạn chương trình như thế nào để thân hữu có thể tham gia mọi tiết mục. Vì thế bạn phải:
  2. Để các tiết mục thường lệ của sự thờ phượng qua tuần kế tiếp như: Bài hát khẩu hiệu, hạt giống tốt (trả câu gốc cũ, học câu gốc mới), đố Kinh Thánh, dâng hiến, cầu nguyện chung…
  3. Chương trình phải giản dị, ngắn (tối đa là 75 phút), dễ hiểu và linh động bằng cách thay đổi thể loại trình bày sứ điệp: Chia sẻ, thuyết trình, giải đáp thắc mắc, thảo luận, kịch, xem phim Tin Lành, ca nhạc thánh, sinh hoạt…
  4. Ban hướng dẫn chịu trách nhiệm buổi truyền giảng để huy động mọi ban viên tham gia: Cầu nguyện, mời thân hữu, tiếp tân…
  5. Nên có giờ trà đàm: Ăn bánh, uống nước, thảo luận, làm chứng để tạo tình thân và kêu gọi tin Chúa.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Chúa Giê-xu giải thích sự sống đời đời trong lời cầu nguyện của Ngài với Đức Chúa Cha: “Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Giê-xu Christ, là Đấng Cha đã sai đến” (Giăng 17:3).

Nhìn biết Cha có nghĩa là mối liên hệ giữa Đấng Tạo Hóa và chúng ta được nối kết trở lại. Tội lỗi đã ngăn cách chúng ta khỏi Đức Chúa Trời, nghĩa là đưa chúng ta vào sự chết đời đời – cũng gọi là hỏa ngục. Là con người bất lực và giới hạn, chúng ta không thể làm bất cứ điều gì để đạt được sự sống đời đời. Nhưng tạ ơn Đức Chúa Trời là Đấng Yêu Thương, chính Ngài đã ban Con Một của Ngài là Chúa Giê-xu chịu chết thay cho tội lỗi của chúng ta, nhờ Ngài mà bức tường ngăn cách chúng ta khỏi Đức Chúa Trời đã bị triệt hạ, và chúng ta có thể hưởng được phước hạnh của mối tương giao sâu thẳm với Đức Chúa Trời đến đời đời khi chúng ta tin và tiếp nhận Chúa Giê-xu. Do đó, sự sống đời đời là sự sống sung mãn, nghĩa là mối tương quan với Chúa đầy đủ, trọn vẹn, bắt đầu ngay lúc chúng ta tiếp nhận Đấng Christ làm Chúa, làm Chủ đời sống mình và sẽ kéo dài đến đời đời. Hơn thế nữa, bản tính của Đức Chúa Trời là không hề thay đổi. Vì vậy, chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng rằng vận mệnh đời đời của chúng ta được bảo đảm vô cùng.

Như với bất kỳ mối liên hệ nào, mối liên hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời cũng có thể ngày càng sâu đậm và trưởng thành. Kinh nghiệm sống đời đời của chúng ta có thể phát triển và trở thành phong phú. Tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta không bao giờ thay đổi, nhưng mức độ sâu nhiệm mà chúng ta có thể tận hưởng cõi đời đời tùy thuộc mối liên hệ của chúng ta với Chúa mỗi ngày. Như vậy, không phải chỉ tin Chúa là đủ, nhưng chúng ta cần phải suy ngẫm Lời Chúa và tương giao với Chúa mỗi ngày để mối liên hệ với Chúa ngày càng sâu đậm và khắng khít.

Thật là một phước hạnh, cả bây giờ lẫn trong cõi vĩnh hằng cho những ai có mối liên hệ với Đức Chúa Trời yêu thương và Chúa Cứu Thế đầy ân sủng. Bạn có thật vững an trong mối liên hệ vĩnh hằng với Chúa quyền năng chưa?

“Xin Chúa giúp con dành thì giờ suy ngẫm Lời Chúa và tương giao với Ngài hằng ngày, để mối liên hệ với Ngài thắm thiết, hầu con trải nghiệm sự sống vĩnh hằng ngay hôm nay”.

VietChristian.com.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 18.08.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 18.08.2024

in NAM GIỚI on 17 Tháng Tám, 2024

Chúa nhật 18.08.2024

  1. Đề tài: CƠ ĐỐC NHÂN VỚI SỰ THỬ THÁCH.
  2. Kinh Thánh: Lu-ca 22:28-30; 1Phi 1:6-7; Gia-cơ 1:12.
  3. Câu Gốc: “Hỡi anh em, hãy coi thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sinh ra sự nhịn nhục” (Gia 1:2-3).
  4. Đố Kinh Thánh: Giê-rê-mi 25-27.
  5. Thể loại: Giải đáp thắc mắc.

* CHỈ DẪN:

  1. Mời người đặc trách giải đáp thắc mắc.
  2. Thông báo đề tài “Cơ Đốc Nhân Với Sự Thử Thách” cho các ban viên trước hai tuần và yêu cầu họ viết câu hỏi.
  3. Trao câu hỏi trước cho người đặc trách để nghiên cứu.
  4. Người đặc trách sẽ đọc lên từng câu và trả lời. Sau cùng có thể cho các ban viên góp ý hoặc hỏi thêm.
  5. Nếu người đặc trách đồng ý, có thể cho các ban viên hỏi trực tiếp.
  6. 6. Ban hướng dẫn tìm hiểu ban viên của mình, thảo luận và đưa thêm những câu hỏi thiết thực vì có nhiều người e ngại không dám hỏi.
  7. 7. Trong trường hợp không mời được diễn giả, ban hướng dẫn cũng không thể trả lời đầy đủ các thắc mắc của ban viên, thì ban hướng dẫn cần đem các câu hỏi đến nhờ người giải đáp trước, ghi chép đầy đủ rồi trở về trả lời cho các ban viên thay cho diễn giả.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Sống mỗi ngày, không ai trong chúng ta lại không phải đối diện với thử thách khó khăn. Thử thách khó khăn đó đến với chúng ta dưới nhiều hình thức, có thể là bệnh tật, tai nạn xe cộ, vấn đề tình cảm, hoặc mối quan hệ với người thân yêu bị đổ vỡ…

Có người có con cái hư hỏng hay có vấn đề với pháp luật, người thì gặp chuyện không may trong việc làm, có khi bị mất việc hay bị người khác hiểu lầm. Chúng ta làm gì hay xử sự ra sao mỗi khi phải đối diện với những khó khăn trong đời sống? Thánh Kinh là Lời của Chúa có lời giải đáp cho chúng ta trong những vấn đề nầy, và giúp chúng ta đối diện với đời sống dễ dàng hơn. Điều quan trọng là chúng ta phải có lòng tin, phải có đức tin nơi Chúa. Có đức tin nơi Chúa không có nghĩa là phó mặc cho số mệnh, nhưng chỉ có nghĩa là nhìn thấy vấn đề như Chúa thấy, và tin Kinh Thánh là Lời Chúa hướng dẫn cho đời sống để theo đó xử sự.

Không ai trong chúng ta tránh được khỏi hoạn nạn, thử thách ở đời. Người tin Chúa cũng như người không tin đều phải đối diện với hoạn nạn, thử thách khó khăn như nhau. Điểm khác biệt là phản ứng của chúng ta trước hoàn cảnh. Không phải khi tin Chúa chúng ta được miễn trừ khỏi khó khăn, nhưng khi sống với niềm tin nơi Chúa, chúng ta sẽ biết xử sự hay đối diện với hoàn cảnh như thế nào cho thích hợp.

Một điều quan trọng khác nữa chúng ta cũng cần ghi nhớ, đó là đừng nghĩ rằng hoạn nạn thử thách khó khăn xảy ra trong đời sống là vì tội lỗi. Có nhiều hoàn cảnh khó khăn xảy ra là vì tội của chúng ta thật, chẳng hạn như say rượu mà lái xe để xảy ra tai nạn; say mê cờ bạc để mất hết của cải, tài sản hoặc chơi bời trác táng để sinh ra bệnh tật… những khó khăn đó xảy ra là vì chúng ta, là vì hậu quả tất nhiên của tội lỗi. Cũng có những hoàn cảnh khó khăn khác xảy ra là kết quả tất nhiên của những hành động của chúng ta. Có những người có con cái hư hỏng vì đã không dành thì giờ cho con, đã không hướng dẫn, dạy dỗ con. Có những gia đình đổ vỡ vì vợ chồng mỗi người lo một việc, không dành thì giờ cho nhau. Trước những hoàn cảnh đó, chúng ta phải nhìn lại vấn đề, truy nguyên để biết rõ nguyên nhân, lúc đó chúng ta mới có thể giải quyết vấn đề.

Tội của chúng ta thật ra là không tôn thờ Chúa, không làm theo lời dạy của Ngài. Thiên Chúa đã cho phép những hoàn cảnh khó khăn xảy ra để chúng ta được thức tỉnh. Nhưng dù là bệnh tật đau yếu, mất mát tiền bạc hay đổ vỡ tình cảm, chúng ta đối diện với những thử thách ở đời như thế nào?

Thánh Kinh là Lời Chúa dạy:

“Hỡi anh em, hãy coi thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn, vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sinh ra sự nhịn nhục” (Gia-cơ 1:2-3).

Theo Lời Chúa dạy và là người có đức tin nơi Chúa, chúng ta phải coi hoạn nạn thử thách xảy đến cho chúng ta là điều vui mừng. Gặp thử thách thì buồn khổ, than thở. Gặp thử thách mà coi đó như niềm vui điều thật khó, thật ra là không thể làm được. Nhưng đó là Lời Chúa dạy. Chúng ta để ý thấy rằng Chúa không bảo chúng ta khi gặp thử thách thì vui, Chúa không bảo như vậy. Nhưng Chúa bảo chúng ta “Hãy coi sự thử thách như là điều vui”. Coi thử thách như là điều vui nghĩa là chẳng có gì vui sướng trong thử thách cả, nhưng chúng ta hãy coi đó như là điều đáng vui hơn đáng buồn, vì biết kết quả của thử thách là lòng nhịn nhục hay đức nhẫn nhục.

Vấn đề của chúng ta là cái nhìn. Cái nhìn gần hay xa, cái nhìn thiển cận hay bao quát, và nhìn thấy toàn thể vấn đề. Khi bị kẹt xe trên đường, phản ứng thông thường của chúng ta như thế nào? Chúng ta bực mình cau có, khó chịu. Chúng ta chỉ thấy một rừng xe trước mắt. Cùng trong cảnh kẹt xe đó nếu có một trực thăng bay ở trên, người trên chiếc trực thăng đó thấy rõ trước mặt có gì, tại sao xe bị kẹt. Cùng một cảnh kẹt xe, nhưng có hai cái nhìn khác nhau: một cái nhìn từ trên cao, thấy rõ vấn đề và cái nhìn dưới đất, chỉ thấy những gì ngay trước mắt. Và vì cái nhìn khác nhau, chúng ta có những phản ứng khác nhau.

Hoàn cảnh và thử thách ở đời cũng vậy, tùy cái nhìn vào hoàn cảnh mà chúng ta vui hay buồn, phấn khởi hay thất vọng. Thánh Kinh là Lời của Chúa cho chúng ta thấy kết quả của thử thách, là giúp ta nên người. Trước đó, Lời Chúa cũng dạy thử thách là sự thử thách đức tin. Nói như vậy nghĩa là niềm tin của con người cần được thử nghiệm. Con người chúng ta cần đi qua lửa thử nghiệm mới nên người.

Trong các xưởng chế tạo xe hơi, người ta có những hầm gió (wind tunnel). Có những điều kiện thời tiết khắc nghiệt để thử xem chiếc xe hay máy xe có chịu được không, từ kết quả của những thử nghiệm nầy mà chiếc xe hay sản phẩm ngày càng hoàn hảo hơn. Ai trong chúng ta cũng biết đối với kim loại, đặc biệt đối với những kim loại quý như vàng thì lửa là điều cần thiết để tinh luyện. Càng được thử nghiệm, vàng càng ròng, càng tinh khiết. Con người chúng ta cũng vậy, cần được lửa thử thách tinh luyện để trở nên người tốt đẹp hơn. Theo Lời Kinh Thánh dạy, kết quả của hoạn nạn thử thách là sự nhịn nhục hay nhẫn nhục, kiên nhẫn hay nhẫn nại. Đây là một đức tính cần thiết để sống ở đời, mà thường chúng ta không thể học được ở một nơi nào khác ngoài hoạn nạn, thử thách. Có một câu hài hước như sau: “Lạy Chúa, xin ban cho con tính nhẫn nại và xin ban cho con ngay bây giờ!” Muốn kiên nhẫn mà muốn có ngay thì không được. Và nhiều khi cách tốt nhất để học tính kiên nhẫn là phải chịu hoạn nạn, thử thách, khó khăn.

Thánh Kinh ghi lại câu chuyện một người tên là Gióp. Ông là một người đạo đức, công chính nhưng hết tai họa nầy đến tai họa kia cứ dồn dập xảy đến cho ông. Nhà cửa tài sản bị mất sạch, con cái bị tử nạn. Bản thân ông thì mắc một chứng nan y đến nỗi người vợ cũng xa lánh và xúi ông tự tử. Còn bạn bè thay vì an ủi nhưng đã lên án và buộc tội ông. Một người ở trong hoàn cảnh như vậy thật không sống nổi. Tuy nhiên ông Gióp đã nhẫn nhục chịu đựng và cuối cùng ông đã để lại gương nhẫn nại mà Thánh Kinh đã nói như sau: “Anh em đã nghe nói về sự nhịn nhục của Gióp, và thấy cái kết cuộc mà Chúa ban cho người, vì Chúa đầy lòng thương xót và nhân từ”.

Bạn và tôi, chúng ta đang bước đi trên đường đời, mỗi ngày đều có những gian nan, thử thách. Niềm tin nơi Chúa và lời dạy của Ngài, sẽ hướng dẫn chúng ta đến những quyết định đúng và có cái nhìn đúng vào vấn đề. Theo lời dạy của Chúa, chúng ta có kết luận sau:

  1. Thử thách khó khăn là thử nghiệm cho đời sống để chúng ta trưởng thành và nên người.
  2. Kết quả của thử thách là sự nhẫn nhục, một đức tính cần thiết trong mọi mối quan hệ ở đời, đặc biệt là trong gia đình. Ở đời nầy người ta nói nhiều đến tình yêu, và đặc tính đầu tiên của tình yêu thật theo lời dạy của Thánh Kinh là sự nhịn nhục. Hãy xem những hoạn nạn, thử thách, khó khăn xảy ra trong đời sống là phương tiện giúp chúng ta đạt đến điều đó.

Vì hai lý do trên, thử thách là thử nghiệm và thử thách đưa đến tính nhẫn nại, nên mỗi khi phải đối diện với thử thách khó khăn, Lời Chúa bảo chúng ta hãy coi đó là điều đáng vui hơn đáng buồn. Tự sức mình, không ai trong chúng ta có thể vui khi gặp hoạn nạn thử thách, nhưng với đức tin nơi Thiên Chúa, với lòng tin nơi Ngài, chúng ta có thể sống vui trong khó khăn và trở nên người hữu dụng và mang ích lợi đến cho người khác. Bước quan trọng đầu tiên chúng ta phải làm là ý thức tình trạng tội lỗi và bất lực của mình. Khi chúng ta thừa nhận điều đó, và tiếp nhận ơn cứu rỗi Chúa Giê-xu đã hoàn thành qua cái chết của Ngài trên thập giá, chúng ta sẽ nhận được sự sống mới từ Thiên Chúa, giúp chúng ta vượt thắng mọi khó khăn trong đời sống.

Mục sư Nguyễn ThỉChương Trình Phát Thanh Tin Lành

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 11.08.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 11.08.2024

in NAM GIỚI on 7 Tháng Tám, 2024

Chúa nhật 11.08.2024

  1. Đề tài: ĐẮC THẮNG SỰ CÁM DỖ.
  2. Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 4:1-11, Gia-cơ 1:12, 1Cô-rinh-tô 10:13, Ma-thi-ơ 6:13.
  3. Câu Gốc: “Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được” (1Cô 10:13).
  4. Đố Kinh Thánh: Giê-rê-mi 22-24.
  5. Thể loại: Học Kinh Thánh nhóm.

* CHỈ DẪN: Học Kinh Thánh Nhóm.

  1. Tài liệu: Ủy viên linh vụ dựa vào tài liệu để chọn phương pháp học Kinh Thánh, soạn câu hỏi và viết sẵn ra giấy để trao cho các nhóm.

      a. Phương pháp học Kinh Thánh phải tùy theo phần Kinh Thánh làm nền và khả năng của ban viên.

       b. Nếu bạn không có phương pháp học Kinh Thánh, bạn có thể soạn 2-3 cụm câu hỏi cho giờ học Kinh Thánh nhóm. Mỗi cụm câu hỏi gồm có:

– Câu hỏi quan sát (nêu việc xảy ra).

– Câu hỏi suy luận (giải thích việc xảy ra và tìm sự dạy dỗ của Lời Chúa).

– Câu hỏi áp dụng (ứng dụng sự dạy dỗ vào đời sống).

  1. Thảo luận: Để giờ học Kinh Thánh có kết quả tốt, ủy viên linh vụ và các trưởng nhóm nên cùng học với nhau trước.
  2. Thời gian học Kinh Thánh nhóm:

     a. 5 phút giải thích và chia nhóm.

     b. 20 phút học Kinh Thánh.

     c. 10 phút tường trình.

    d. 5 phút đúc kết.

    4. Giải thích: Đọc phần Kinh Thánh làm nền. Giải thích phương pháp học. Đọc câu hỏi và giải thích rõ ràng để các ban viên dễ thảo luận.

    5. Chia nhóm: Chia thành 2 hoặc 3 nhóm.

    6. Vị trí: Ủy viên linh vụ chỉ định chỗ học Kinh Thánh cho các nhóm.

    7. Bài học: Giao phần tài liệu và câu hỏi đã soạn trước cho mỗi nhóm.

    8. Trưởng nhóm và thư ký nhóm: Mỗi nhóm có thể cử người làm trưởng nhóm và thư ký nhóm (nếu chưa có). Trưởng nhóm hướng dẫn nhóm học Kinh Thánh, thư ký ghi lại những điểm chính trong giờ học Kinh Thánh và tường trình trong giờ đúc kết. Trưởng nhóm giỏi là người đưa ra câu hỏi và gợi ý cho các bạn trả lời.

    9. Giờ tường trình và đúc kết: Các thư ký nhóm lần lượt trình bày kết quả giờ học Kinh Thánh của nhóm mình. Sau đó, ủy viên linh vụ sẽ đúc kết để nhẹ nhàng sửa những điểm sai, nhấn mạnh những sự dạy dỗ quan trọng và kết luận bài học.

* Đọc Mathi-ơ  4:1-11.

  • Câu hỏi gợi ý:

(1.1) Ma quỷ đã cám dỗ Chúa Giê-xu như thế nào?

(1.2) Qua 3 cách mà ma quỷ đã cám dỗ Chúa Giê-xu, chúng ta nhận thấy ma quỷ thường tấn công vào Cơ Đốc nhân về phương diện nào?

(1.3) Chúa Giê-xu đã vượt qua cám dỗ của ma quỷ một cách đắc thắng. Bạn nhận được bài học dạy dỗ gì qua gương của Chúa  Giê-xu?

(2.1) Tại sao Chúa Giê-xu phải chịu đựng những sự cám dỗ của Sa-tan?

(2.2) Chúa Giê-xu luôn dùng Lời Đức Chúa Trời để chống trả với ma quỷ khi gặp cám dỗ? Vì sao?

(2.3) Bạn đã thất bại hay đắc thắng khi gặp phải cám dỗ trong đời sống của mình? Xin chia sẻ một trong những trải nghiệm của bạn.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Kinh Thánh đưa ra khá nhiều lời khuyên về cách đối phó với cám dỗ. Vì vậy, khi đối diện với bất kỳ một cám dỗ nào hay tất cả mọi trường hợp gặp cám dỗ, người tín hữu có ba trách nhiệm chính:

Thứ nhất: Người ấy cần vui mừng giữa cơn thử thách. “Phải chăng anh em hiện đương đầu với bao nhiêu gian lao thử thách? Hãy vui mừng lên” (Gia-cơ Gc 1:2). Đây không phải là thái độ của kẻ cay cú hay khắc kỷ, nhưng là của một Cơ Đốc nhân đắc thắng, đối đầu với sự cám dỗ không phải bằng sự chống cự thụ động, nhưng bằng niềm vui tích cực. Đó là thái độ của các môn đệ nguyên thủy của Chúa, đã vui mừng vì được kể là xứng đáng được chịu khổ vì Danh Ngài (Công Cv 5:41). Phao-lô làm chứng rằng ông vui mừng giữa mọi gian khổ (Rô-maRm 5:3). Làm thế nào để có thể có thái độ như thế được? Cả Phao-lô lẫn Gia-cơ đều đồng thanh: “Chúng tôi có thể vui mừng vì biết rằng một khi đã chiến thắng được một cuộc trắc nghiệm, thì đức tin và sự kiên trì chịu đựng sẽ nảy sinh trong đời sống, và nhiều khi những điều đó chỉ có thể có trong hoạn nạn gian khổ mà thôi”.

Thứ hai: Các Cơ Đốc nhân có trách nhiệm chịu đựng cám dỗ: “Người nào bị cám dỗ mà biết giữ mình, không phạm tội, là kẻ có phúc” (Gia-cơ Gc 1:12). Chúng ta đã thấy rằng lời hứa quan trọng trong 1Cô1Cr 10:13 không hứa giảm bớt sự cám dỗ, nhưng giúp chịu đựng nó. Chịu đựng có nghĩa là kiên trì nhận chịu cuộc trắc nghiệm bằng thái độ bền bỉ không lằm bằm, than vãn, sờn lòng hay phạm thượng. Có lẽ có người sẽ hỏi “Làm sao có thể như thế được?” Nhưng người tín hữu chứng tỏ kiên trì chịu đựng thi hành công việc của Ngài khi thử nghiệm, hầu tạo ra sự tăng trưởng và làm phát triển các ân phúc của Ngài trong đời sống mình. Chịu thua là phạm tội, lằm bằm là thất bại; chịu đựng là học bài học mà Đức Chúa Trời muốn dạy mình thông qua thử thách.

Thứ ba: người tín hữu phải cầu nguyện khi gặp cám dỗ. Có một câu trong Bài Cầu Nguyện Chung là “Xin đừng đ chúng con bị cám dỗ” (Mat Mt 6:13). Vì biết mình vốn yếu đuối, con cái Chúa cần cầu xin Cha trên trời của mình đừng bỏ mặc mình tự xoay sở lấy, vì làm như vậy mình sẽ lâm cảnh đơn độc để đối phó với quyền năng áp đảo của Sa-tan. Đây là một lời cầu xin dành cho những ai nhận biết mình vốn yếu đuối, rất dễ bị thua điều ác, và xin Chúa chớ quá thường cho phép họ gặp cám dỗ nặng nề, trong những cơn thử thách hầu đến, ma quỉ sẽ không thắng được mình. Lời cầu xin này không dành riêng cho các bậc anh hùng và những con người cầu toàn, nhưng là cho những con người bình thường nhưng thực tế, biết xác thịt mình vốn yếu đuối và có thể bị thất bại mỗi lần chịu thử nghiệm.

* Tóm lại:

Đó là những gì Kinh Thánh đã nói về sự cám dỗ. Đức Chúa Trời vốn có ý định sử dụng nó để thử nghiệm, dạy dỗ và làm tăng thêm tình yêu thương của chúng ta đối với Ngài. Chẳng hề có lời mời gọi nào của điều xấu, điều ác vốn từ Ngài đến. Việc ấy chỉ xảy ra khi chúng ta để các tư tưởng, dục vọng xấu xa thôi thúc, lôi kéo mình (Gia-cơ Gc 1:14). Nhưng Đức Chúa Trời cũng đã hứa là chẳng bao giờ thử thách chúng ta vượt quá khả năng chịu đựng, và Ngài sẽ trợ giúp và cung cấp các nguồn tài nguyên cho chúng ta chịu đựng nổi và đạt được thành công. Cơ Đốc nhân thuộc linh có thể chờ đợi sự cám dỗ đến, và người ấy sẽ vượt qua sự cám dỗ với ngọn cờ phất cao!

KỶ NIỆM 17 NĂM THÀNH LẬP HTTGPA

KỶ NIỆM 17 NĂM THÀNH LẬP HTTGPA

in NAM GIỚI on 29 Tháng Bảy, 2024

Chúa nhật 04.08.2024 

  1. Đề tài: KỶ NIỆM 17 NĂM THÀNH LẬP HTTGPA.
  2. Kinh Thánh: Ê-phê-sô 1:22-23; Công 16:5; 1Ti 3:15b.
  3. Câu gốc: “Hãy ca tụng Đức Giê-hô-va, vì Ngài đã làm những công việc rực rỡ: nên phô cho thế gian đều biết!”
    (Ê-sai 12:5).
  4. Đố Kinh Thánh: Giê-rê-mi 19-21.
  5. Thể loại: Ca ngợi – Cảm tạ.

* CHỈ DẪN: Ca ngợi – Cảm tạ.

  1. Ban Nam giới cùng dự phần tôn vinh ca ngợi Chúa (đơn ca, song ca hay cả ban cùng hát).
  2. Cảm tạ, làm chứng những phước hạnh Chúa ban để khích lệ nhau.
  3. Ủy viên âm nhạc và sinh hoạt chuẩn bị một số bài hát mới tập cho ban viên.

4. Sinh hoạt trò chơi – Thông công.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 28.07.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 28.07.2024

in NAM GIỚI on 23 Tháng Bảy, 2024

Chúa nhật 28.07.2024

  1. Đề tài: SỰ NÊN THÁNH.
  2. Kinh Thánh: 1Tê 4:3-7, 1Phi 1:14-16, Rô 12:1-2, Khải 22:11.
  3. Câu Gốc: “Hãy nên thánh vì Ta là thánh” (1Phi-e-rơ 1:16).
  4. Đố Kinh Thánh: Giê-rê-mi 16-18.
  5. Thể loại: Phỏng vấn.

* CHỈ DẪN: Phỏng vấn.

  1. Chọn một người đóng vai Phao-lô, một người làm phóng viên.
  2. Dựa trên tài liệu tham khảo và phần Kinh Thánh làm nền, để soạn ra nhiều câu hỏi và trả lời cho các người đóng vai học thuộc. Các câu hỏi và trả lời đều ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa, đồng thời phải gây hứng thú cho người nghe để họ dễ nhớ nội dung của buổi học Kinh Thánh.
  3. Trong phần đúc kết, người hướng dẫn (NHD) sẽ tóm tắt nội dung bài học, và đưa ra lời khuyên ban viên áp dụng sự dạy dỗ của Lời Chúa vào đời sống mỗi ngày. Sau đó tất cả đứng lên và mời ông Phao-lô cầu nguyện cho ban Nam giới.

* GỢI Ý PHỎNG VẤN.

Pv: Ban Nam giới thân mến! Để tiếp tục tăng trưởng và trở nên những Cơ Đốc nhân trưởng thành, chúng ta phải có một nếp sống nên thánh. Vậy, để hiểu rõ thêm vấn đề này, chúng ta sẽ lắng nghe sự chia sẻ của sứ đồ Phao-lô trong cuộc phỏng vấn ngày hôm nay!

Pv: Xin chào ông Phao-lô, thay mặt cho ban Nam giới, chúng tôi rất vui mừng và cám ơn ông đã nhận lời tham dự cuộc phỏng vấn của chúng tôi ạ!

Phao-lô: Chào Ban Nam giới!

Pv: Xin phép ông cho chúng tôi được bắt đầu cuộc phỏng vấn.

Phao-lô: Ta sẵn sàng, quý vị cứ hỏi.

Pv: Thưa ông có thể giải thích ý nghĩa của “Sự Nên Thánh” là gì, và tại sao Cơ Đốc nhân tăng trưởng phải có đời sống nên thánh?

Phao-lô: Khi nói đến sự nên thánh hay sự thánh khiết, có người nghĩ đến hình ảnh một người đạo mạo, ăn mặc chỉnh tề, nói năng nghiêm túc. Người khác lại cho rằng người nên thánh thì phải làm và tránh những điều theo như sách vở đã quy định. Sự nên thánh rất quan trọng, được Kinh Thánh sử dụng hơn 600 lần trong những hình thức khác nhau.

Một đời sống nên thánh hay thánh khiết là phân rẽ khỏi tội lỗi và sống cho Đức Chúa Trời. Trong 1Tê-sa-lô-ni-ca 4:3-7, ta đã dùng từ ngữ chỉ về sự vô luân và bất khiết tương phản với thánh khiết. Sứ đồ Phi-e-rơ dùng từ ngữ thánh khiết để chỉ về một đời sống không có dục vọng (1Phi-e-rơ 1:14-16). Giăng dùng từ ngữ thánh khiết để đối chiếu với những việc sai lầm và gian ác (Khải Huyền 22:11).

Sự nên thánh là mệnh lệnh của Đức Chúa Trời “Hãy nên thánh vì Ta là thánh” (1Phi-e-rơ 1:16). Bước đầu tiên để trở nên thánh là đổi mới tâm trí hay thay đổi lối suy nghĩ. Rô-ma 12:2, ta viết: “Đừng làm theo đời này, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào”.

Pv: Thưa ông, vậy thế nào là đổi mới tâm trí (tâm thần)? Đổi mới tâm trí quan trọng như thế nào trong tiến trình thánh hóa?

Phao-lô: Tiến trình tăng trưởng thuộc linh hay thánh hóa là tiến trình đổi mới tâm trí. Đó là tiến trình nhìn sự vật theo quan điểm của Đức Chúa Trời, chứ không phải của con người. Để có đời sống nên thánh, chúng ta phải thay đổi lối suy nghĩ, thay đổi lối nhìn, hướng tâm trí mình vào những việc của Thánh Linh. Để được thánh hóa, được trưởng thành tâm linh, trước hết chúng ta phải thay đổi cái nhìn về tội lỗi.

Pv: Xin ông giải thích rõ hơn thế nào là “Thay đổi cái nhìn về tội lỗi”.

Phao-lô: Với cái nhìn xác thịt, chúng ta không thấy tội lỗi là vấn đề nghiêm trọng như Chúa thấy. Vì thấy tội này nhẹ hơn tội kia nên chúng ta có thể chìu theo xác thịt mà phạm tội. Trong cái nhìn của Chúa, tội nào cũng nghiêm trọng. Vợ của Lót chỉ phạm tội “nhìn lại đng sau”, bị Chúa hình phạt hóa thành tượng muối (Sáng 19). U-xa đi bên hòm giao ước, khi con bò kéo xe chở hòm giao ước vấp ngã, ông đưa tay đỡ lấy hòm liền bị Chúa hình phạt (2Sa-mu-ên 6). Có những điều chúng ta xem là chuyện bình thường, tự nhiên, nhưng Đức Chúa Trời xem đó là tội. Đức Chúa Trời là Đấng tuyệt đối thánh khiết nên không có tội nào là nhỏ. Nếu không có cái nhìn như Chúa, xem tội lỗi là nghiêm trọng, không thể nào chúng ta tiến trên con đường thánh hóa.

Pv: Vậy, bước tiếp theo chúng tôi phải làm gì nữa ạ?

Phao-lô: Bước tiếp theo là chúng ta phải vâng theo Lời Chúa. Khi tâm trí của chúng ta đổi mới, chúng ta sẽ nhận biết được “ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào”. Khi nhận biết ý muốn Ngài, chúng ta phải làm theo. Tất cả những gì Chúa muốn chúng ta làm, nhằm thánh hóa chúng ta. Để sống một đời sống nên thánh, chúng ta phải vâng theo ý muốn Chúa.

Đời sống nên thánh là đời sống biết vâng lời Chúa, chứ không phải thực hiện những lễ nghi tôn giáo. Sa-mu-ên đã nói với con dân Chúa, “Đức Giê-hô-va há đẹp lòng của lễ thiêu và của lễ thù ân bằng sự vâng theo Lời phán của Ngài ư? Vả, sự vâng lời tốt hơn của tế lễ; sự nghe theo tốt hơn mỡ chiên đực” (1Sa-mu-ên 15:22). Chúa muốn chúng ta dâng lễ vật cho Ngài, nhưng quan trọng hơn vẫn là sống một nếp sống biết vâng lời Ngài. Khi chúng ta yêu Ngài, chúng ta vâng lời Ngài, bước đi theo Ngài, làm môn đồ Ngài. Chúa Giê-xu đã phán, “Nếu các ngươi yêu mến Ta thì hãy giữ các điều răn của Ta” (Giăng 4:15).

Pv: Cám ơn rất nhiều những lời chia sẻ quý báu của ông! Xin ông cầu nguyện cho Ban Nam giới để Chúa thay đổi tâm trí chúng tôi, biết nhìn tội lỗi theo cái nhìn của Chúa; giúp chúng tôi biết dâng chính mình cho Chúa, làm theo ý muốn Ngài, và sống thánh khiết mỗi ngày được tăng trưởng trong Chúa càng hơn!

CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG

  1. 1. Tại sao Cơ Đốc nhân phải sống theo tiêu chuẩn của Kinh Thánh?
  2. Xin kể ra các lãnh vực trong cuộc sống mà bạn cảm thấy là cần có kỷ luật nhiều hơn.
  3. 3. Cơ Đốc nhân phải làm gì để đắc thắng các cám dỗ? Có sự cám dỗ nào trong đời sống mà bạn đang phải chiến đấu chống lại không?

4. Ai là người tin kính Chúa, mà bạn sẽ cùng thiết lập mối liên hệ để thông công chia sẻ?

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 21.07.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 21.07.2024

in NAM GIỚI on 23 Tháng Bảy, 2024

Chúa nhật 21.07.2024

  1. Đề tài: SỮA THUỘC LINH.
  2. Kinh Thánh: Thi Thiên 40:8, 119:97, 1Phi-e-rơ 2:2.
  3. Câu Gốc: “Hãy ham thích sữa thiêng liêng của Đạo, như trẻ con mới đẻ vậy, hầu cho anh em nhờ đó lớn lên mà được rỗi linh hồn” (1Phi-e-rơ 2:2).
  4. Đố Kinh Thánh: Giê-rê-mi 13-15.
  5. Thể loại: Thuyết trình.

* CHỈ DẪN: Thuyết trình.

  1. Giao đề tài thuyết trình cho một nhóm trước nhiều tuần lễ.
  2. Nhóm sẽ họp lại để cùng nghiên cứu đề tài: “Sữa Thuộc Linh”.
  3. Nhóm cử một nhóm viên đảm trách thuyết trình. Cả nhóm sẽ có trách nhiệm cung cấp thêm tài liệu. Người thuyết trình sẽ dựa vào tài liệu để soạn.
  4. Soạn xong, người thuyết trình sẽ trình bày những ý chính trước nhóm để lấy ý chung. Tránh đưa ra những ý kiến riêng.
  5. Sau giờ thuyết trình, các nhóm khác sẽ đặt câu hỏi, cả nhóm chịu trách nhiệm đề tài sẽ trả lời.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Ăn là một nhu cầu thiết yếu cho thể xác con người. Vì thế khi tạo dựng nhân loại, Đức Chúa Trời đã lập vườn Ê-đen phước hạnh có đủ mọi hoa thơm, quả ngọt, và Ngài cho phép con người tự do ăn các trái cây trong vườn, ngoại trừ cây biết điều thiện và điều ác.

Vua Đa-vít, trong thi phẩm cảm tạ ơn huệ của Chúa viết rằng: “Ngài ban cho ngươi được thỏa các vật ngon” (Thi Thiên 103:5). Vua đã kể thức ăn ngon vua hưởng là một ơn huệ Đức Chúa Trời ban cho. Thật thế, thức ăn chính là một ơn phước Chúa ban cho con người.

Về phương diện thuộc linh, thức ăn tâm linh rất quý và cũng được Đức Chúa Trời ban cho con cái Ngài. Thức ăn ấy là nhu cầu tối yếu cho linh hồn con cái Chúa, nhưng trên thực tế nhiều khi chúng ta chỉ nhớ đến thức ăn nuôi dưỡng thể xác mà không nhớ đến thức ăn nuôi dưỡng linh hồn.

Bạn có muốn được lớn lên về phương diện thuộc linh không? Hãy ăn nuốt Lời Chúa như ăn sữa. Khi viết thư cho các tín hữu mới tin. Phi-e-rơ khuyên rằng: “Hãy ham thích sữa thiêng liêng của Đạo, như trẻ con mới đẻ vậy, hầu cho anh em nhờ đó lớn lên mà được rỗi linh hồn” (1Phi-e-rơ 2:2). Chúng ta biết chắc không có một đứa trẻ nào có thể lớn lên mà chẳng cần đến sữa. Cũng vậy, không có một người Cơ Đốc nào có thể trưởng thành mà chẳng cần đến Lời Chúa.

Có lẽ bạn là người đang đọc những dòng chữ này, đã từng thất vọng vì đời sống thuộc linh không được tăng trưởng đúng mức. Thay vì trở nên một người trưởng thành có thể dạy và hướng dẫn nhiều người, bạn vẫn còn là một trẻ thơ thuộc linh, vẫn còn lệ thuộc vào người khác.

Tại sao đời sống thuộc linh của bạn không được tăng trưởng? Chỉ có một câu trả lời: Bạn không được nuôi dưỡng bằng sữa thiêng liêng của Đạo, tức là Lời Đức Chúa Trời. Một trẻ em khỏe mạnh mỗi ngày phải cần ăn sữa đến bốn năm lần hoặc nhiều hơn nữa. Bạn ăn sữa thiêng liêng mỗi ngày bao nhiêu lần? Có người ăn hai lần, người ăn một lần, nhưng hầu hết thì không ăn chi cả. Đó là lý do khiến ta cứ ở mãi trong địa vị con trẻ thuộc linh.

Sữa là loại thức ăn có chứa đựng đầy đủ các loại sinh tố cần thiết cho cơ thể như sinh tố A, B, C, D… Cũng vậy, Thánh Kinh chứa đựng đầy đủ các loại sinh tố thuộc linh như: sinh tố vui mừng, bình an, hy vọng, đức tin, đắc thắng, quyền năng chống lại tội lỗi… Sữa là loại thức ăn dễ tiêu hóa. Cũng vậy, Thánh Kinh là loại thực phẩm dễ ăn. Thánh Kinh đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu đến nỗi trẻ thơ cũng có thể đọc và hiểu được. Vậy chúng ta “hãy ham thích sữa thiêng liêng của Đạo… hầu cho  nhờ đó mà được lớn lên…”

“Lạy Chúa xin giúp con khao khát Lời Ngài như trẻ con khát sữa”.                                           Nguồn VietChristian.com

CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG

  1. Tại sao Lời Đức Chúa Trời ví như “sữa thuộc linh”?
  2. Thức ăn này quan trọng thế nào đối với đời sống thuộc linh chúng ta?

3. Bạn đã dùng “sữa thuộc linh” này mỗi ngày như thế nào? Bạn thấy tác dụng ra sao?

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 14.07.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT 14.07.2024

in NAM GIỚI on 8 Tháng Bảy, 2024

Chúa nhật 14.07.2024

  1. Đề tài: ĐẤNG CHRIST SỐNG TRONG TÔI.
  2. Kinh Thánh: Phi-líp 2:13, Thi Thiên 37:5, 2Tim 1:13, Giăng 14:1, Lu-ca 8:22-25.
  3. Câu Gốc: “Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi(Ga-la-ti 2:20).
  4. Đố Kinh Thánh: Giê-rê-mi 10-12.
  5. Thể loại: Chia sẻ.

* CHỈ DẪN: Chia sẻ.

  1. Mời người chia sẻ (Mục sư, Truyền đạo) từ 2 tuần trước.
  2. Ghi ra giấy đề tài, phần Kinh Thánh làm nền, câu gốc, phần Kinh Thánh tham khảo và trao cho người chia sẻ, để người ấy chia sẻ đúng nhu cầu và chương trình của ban Nam giới. Nếu cần, bạn cho mượn cả phần tài liệu tham khảo.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Ngay từ sự cứu chuộc, Đấng Christ đã sống trong chúng ta, nhưng có thể một ai đó nói rằng: “Nhưng ngày qua ngày tôi vẫn như vậy! Làm thế nào mà tôi để Ngài thể hiện sự sống của Ngài qua tôi?” Chúng ta thường nhận biết rằng mình không có khả năng để vâng lời Đức Chúa Trời, cũng như từ bỏ thế gian và ý riêng của mình. Nhưng Chúa tác động đến chúng ta và làm cho chúng ta có khả năng. Đó là sự cứu rỗi trọn vẹn. Sự cứu rỗi trọn vẹn không có nghĩa rằng, hôm nay Đấng Christ chấm dứt một tội, rồi hôm sau tội khác. Sự cứu rỗi trọn vẹn có nghĩa là chúng ta tiếp nhận một Đấng Christ toàn diện và đầy đủ. Sẽ không có sự cứu rỗi toàn diện nếu không có Đấng Christ.

Những Cơ Đốc nhân mà không chú ý Đấng Christ, sẽ khó thấy được điều này. Họ chỉ nhìn vào sự thuận lợi hay sự thiếu thốn của mình. Họ nhìn vào tội lỗi hoặc nan đề và cố gắng để vượt qua nó. Nhưng qua đó họ mắc một sai lầm lớn. Đức Chúa Trời hoàn toàn không có ý định là chúng ta vượt qua hoặc cải tiến điều này hay điều nọ. Ngài muốn chúng ta tiếp nhận một Đấng Christ toàn diện. Và qua Đấng Christ, Ngài tác động đến chúng ta để chúng ta muốn và hành động theo ý chỉ tốt lành của Ngài “Vì ấy chính Đức Chúa Trời cảm động lòng anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài” (Phi-líp 2:13). Vì vậy mà có hai điều cần phải làm:

  1. a. Sự phó thác.

Trước hết chúng ta phải biết dâng chính mình, có nghĩa là từ bỏ cái tôi của mình. Đúng là Đấng Christ sống trong chúng ta, nhưng nếu chúng ta không để Ngài tác động, thì Ngài không thể làm gì được. “Từ bỏ cái tôi của mình và dâng mình cho Đức Chúa Trời” có nghĩa là gì? Điều này không có nghĩa là chúng ta hứa hẹn hay cam kết với Ngài một điều gì đó, hay nói rằng sẽ làm theo ý của Ngài hoặc cố gắng làm mọi thứ, mặc dù chúng ta không có khả năng. Từ bỏ mình và dâng mình cho Ngài có nghĩa là chúng ta phó thác trọn vẹn mặt tốt, mặt xấu, quá khứ, cũng như hiện tại của chúng ta, và dâng mình trọn vẹn mình trong tay Đức Chúa Trời và để Ngài tác động. Nếu không, thì Ngài không thể sống cuộc sống của Ngài thông qua chúng ta được.

Hãy nghĩ xem, nếu chúng ta tặng ai đó một quyển sách mà không đưa quyển sách đó ra, như thế người đó không bao giờ nhận được quyển sách cả. Chúng ta có muốn dâng trọn vẹn chính mình và mọi việc làm của chúng ta cho Đức Chúa Trời không? Chúng ta đã sẵn lòng dâng sự không muốn lên bàn tay của Đức Chúa Trời không?

Sự phó thác bao gồm hai mặt: Đầu tiên chúng ta dâng mình để Đức Chúa Trời sử dụng. Thứ hai là dâng mình để Đức Chúa Trời tác động lên chúng ta. Nhiều người chỉ biết có mặt thứ nhất. Đức Chúa Trời muốn chúng ta dâng trọn vẹn chúng ta cho Ngài. Điều này có nghĩa là cái tôi của mình bị chết, và chúng ta từ bỏ chính mình. Khi làm được điều này, thì chúng ta đạt được tất cả.

Đức Chúa Trời không muốn sự tự cải thiện của chúng ta, mà Ngài muốn sự phó thác. Tôi phạm một tội mà tôi không thể vượt qua được trong vài tháng. Tôi đã thiếu lòng tin để đặt tội này lên bàn tay của Chúa. Tôi phạm một tội này nhiều lần. Cuối cùng tôi phó thác cho Chúa, và tôi đã từ bỏ được tội đó.

Điều quan trọng duy nhất ở đây là chúng ta đã sẵn lòng để thưa với Chúa một cách giản đơn như vầy hay chưa: “Lạy Chúa, con không thể từ bỏ được tội này; nhưng xin hãy tác động đến con cho đến khi con có thể bỏ được”. Như thế là đủ! Sự yếu đuối và sự thất bại của bạn không phải là trở ngại. Nó chỉ tùy thuộc vào sự phó thác của bạn, cho đến khi bạn sẵn lòng thưa rằng: “Lạy Đức Chúa Trời, con xin phó thác con cho Ngài”. Cho sự phó thác này, chúng ta không cần phải làm hay phải đạt bất cứ điều gì cả, mà chúng ta chỉ cần một sự mong muốn biết vâng lời.

  1. b. Lòng tin.

Sau khi đã từ bỏ và phó thác chính mình cho Đức Chúa Trời, chúng ta cũng phải tin. “Hãy phó thác đường lối mình cho Chúa, và tin cậy nơi Ngài, thì Ngài sẽ làm thành việc ấy (Thi Thiên 37:5). Phó thác đường lối chúng ta cho Chúa có nghĩa là sự giao phó và tin cậy nơi Ngài, điều đó có nghĩa là lòng tin. Chúng ta phải thấy rằng sự phó thác và đức tin phụ thuộc lẫn nhau. Khi kết hợp cả hai điều này lại với nhau, chắc chắn chúng ta sẽ thắng. Chúng ta không thể thắng khi chỉ tin mà không từ bỏ cái tôi của chính mình và dâng mình cho Đức Chúa Trời.

Khi được tái sinh, chúng ta đã nhận được tất cả, nhưng chúng ta phải sẵn lòng dâng chính mình để Đấng Christ thể hiện sự sống của Ngài qua chúng ta. Mặt khác sự phó thác mà không có đức tin chỉ là một hành động chết. Vì thế chúng ta phải làm cả hai: thứ nhất, phó thác tất cả cho Chúa để Ngài tác động đến chúng ta, thứ hai tin rằng Đức Chúa Trời đã làm trọn vẹn tất cả theo Lời của Ngài.

Chúng ta hãy mạnh dạn lên và tin hoàn toàn vào những gì Chúa nói. Đừng để lệ thuộc vào cảm giác của chúng ta. Chúng ta chưa từng thấy Thiên đàng hay hỏa ngục; dựa vào Lời Chúa mà chúng ta tin là có Thiên đàng và hỏa ngục. Ngoài Lời Chúa ra, chúng ta không cần bất cứ bằng chứng nào cả.

Khi Chúa Giê-xu cùng môn đệ của Ngài đi thuyền qua bên kia bờ hồ, giông bão nổi lên và sóng gió vồ vập, đánh bạt con thuyền. Các môn đồ của Ngài thấy thế nên rất sợ hãi bèn đánh thức Ngài dậy: “Thầy ơi, Thầy ơi, chúng ta chết!” Ngài thức dậy, khiến gió yên sóng lặn và mặt hồ tĩnh lại như thể không có gì xảy ra. Và Ngài hỏi họ: “Đức tin các ngươi ở đâu?” (Lu-ca 8:22-25). Chúa đã nói: “Qua bên kia bờ hồ”. Họ không cần phải nghi ngờ gì cả vì Ngài đã nói điều đó. Tuy có bão tố nhưng Ngài vẫn mang họ qua được bên kia hồ. Chúng ta chỉ nên tin vào Lời Chúa mà thôi. Đừng lo quan tâm đến các việc khác. Lời Chúa là hoàn toàn trọn vẹn.