Chuyên mục: NHI ĐỒNG

Bài 10. ĐÁNH BẠI SI-SÊ-RA (GV-HV)

Bài 10. ĐÁNH BẠI SI-SÊ-RA (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ III. 2016, QUÍ III. 2016, THIẾU NHI on 19 Tháng Bảy, 2018

BÀI 10.  ĐÁNH BẠI SI-SÊ-RA (GV)

 I. KINH THÁNH: Các Quan Xét 4.

II. CÂU GỐC: “Trong ngày sợ hãi, tôi sẽ để lòng nhờ cậy nơi Chúa. Tôi nhờ Đức Chúa Trời, và ngợi khen lời của Ngài; tôi để lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời, ắt sẽ chẳng sợ gì” (Thi Thiên 56:3-4).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Ba-rác tin tưởng Đê-bô-ra hơn là nhờ cậy Đức Chúa Trời, nên ông đã sợ hãi khi nhận nhiệm vụ.

– Cảm nhận: Em nhờ cậy Đức Chúa Trời thì không sợ hãi.

– Hành động: Học thuộc lòng những câu Kinh Thánh có thể giúp em chế ngự sự sợ hãi.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

1. Cầu nguyện cho bạn và các em học tập nhờ cậy Chúa để thoát khỏi sự sợ hãi.

2. Chuẩn bị cho phần thủ công, sinh hoạt.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH

  1. Vào đề.

Khi ba mẹ hay thầy cô giáo ở trường giao cho các em một công việc hơi khó một chút, thì các em sẽ phản ứng như thế nào? (Cho các em phát biểu ý kiến). Có lẽ các em cần phải có nhiều sự khích lệ, thậm chí cần có sự giúp đỡ của mọi người thì mới hoàn thành công việc được giao.

Trong bài học Kinh Thánh hôm nay, chúng ta sẽ được biết về một người, người đó phải nhận một công việc rất quan trọng, nhưng trong lòng lại đầy sợ hãi. Vậy chúng ta cùng xem người đó có thái độ và hành động như thế nào trước nhiệm vụ được giao nhé!

  1. Bài học.

Các em còn nhớ trong bài học trước, dân Y-sơ-ra-ên đã hứa nguyện điều gì không? (Cho các em trả lời). Sau khi Giô-suê qua đời, dân Y-sơ-ra-ên vẫn giữ lời hứa của mình trung tín thờ phượng Đức Chúa Trời. Năm tháng trôi qua, họ từ từ quên Đức Chúa Trời, và bị dân Ca-na-an dụ dỗ thờ lạy thần tượng. Đó cũng là hậu quả của việc dân Y-sơ-ra-ên không vâng lời Chúa dặn là tiêu diệt hết dân Ca-na-an khi chiếm xư. Đức Chúa Trời nhiều lần cảnh cáo và nhắc nhở dân Y-sơ-ra-ên, nhưng họ vẫn không thay đổi, nên Ngài dùng tay của dân Ca-na-an sửa phạt họ.

Nhiều năm về trước, Giô-suê từng đánh bại Hát-so. (Ghi tên thành nầy trên bảng). Bây giờ, vì dân Y-sơ-ra-ên bội nghịch Đức Chúa Trời, nên Ngài đã khiến thành Hát-so trở nên hùng mạnh và đàn áp dân Y-sơ-ra-ên. Dân Y-sơ-ra-ên bị lâm vào cảnh khốn cùng, cực khổ trong suốt 20 năm. Họ không còn chịu đựng nổi nữa nên quay lại kêu cầu Đức Chúa Trời giải cứu.

Dân Y-sơ-ra-ên khiếp sợ Si-sê-ra, vị tướng lãnh đạo quân của vua Gia-bin, thành Hát-so. Ai nghe đến tên nầy đều phải kinh hoàng, bạt vía. Người ta sợ vì hắn tàn ác, nhưng cũng vì những khí giới bằng sắt của hắn. Si-sê-ra có đến 900 chiếc xe chiến đấu, và trên mỗi chiếc đều có những chiến sĩ dũng cảm và tài giỏi điều khiển.

(1) Ba-rác được giao nhiệm vụ đánh bại Si-sê-ra.

Tuy dân Y-sơ-ra-ên quên Đức Chúa Trời, nhưng Ngài không bao giờ quên họ. Đức Chúa Trời đã dùng một người để nhắc nhở và khuyên dạy họ làm theo lời Đức Chúa Trời, đồng thời đoán xét dân sự. Người đó là nữ tiên tri Đê-bô-ra. Bản thân Đê-bô-ra cũng phải chịu sự ức hiếp của quân Si-sê-ra, nhưng bà hiểu đó là sự cho phép của Đức Chúa Trời nhằm sửa phạt dân Y-sơ-ra-ên.

Một ngày kia, Đức Chúa Trời bày tỏ cho Đê-bô-ra biết kế hoạch đánh bại quân Si-sê-ra. Bà liền chọn một người tên là Ba-rác để lãnh đạo cuộc chiến nầy. Khi Ba-rác đến, Đê-bô-ra nói cho ông biết kế hoạch của Đức Chúa Trời. Ba-rác được giao nhiệm vụ với lời hứa của Đức Chúa Trời là sẽ chiến thắng Si-sê-ra. Nhưng Ba-rác vẫn sợ hãi.

Quân Si-sê-ra có 900 xe chiến đấu, và vô số binh lính tài giỏi, còn binh lính Y-sơ-ra-ên chỉ là những người dân thường, không hề được huấn luyện để chiến đấu. Càng nghĩ Ba-rác càng lo sợ, ông không đủ can đảm để nhận nhiệm vụ to lớn nầy. Ba-rác nói với Đê-bô-ra: “Nếu bà ra trận với tôi, tôi sẽ đi. Nếu không, tôi không đi đâu!”

Ba-rác không hoàn toàn tin cậy Đức Chúa Trời, nên mới sợ hãi, muốn Đê-bô-ra cùng đi với mình. Đê-bô-ra đáp: “Được rồi, tôi sẽ đi với ông, nhưng sự vinh hiển của việc nầy không thuộc về ông, vì Chúa sẽ phó Si-sê-ra vào tay một người nữ”. Có Đê-bô-ra cùng ra trận, Ba-rác mới đủ can đảm nhận công việc Chúa giao.

(2) Đức Chúa Trời giúp Ba-rác đánh bại Si-sê-ra.

Theo kế hoạch của Đức Chúa Trời, Ba-rác cùng Đê-bô-ra dẫn theo mười ngàn chiến sĩ đi tới núi Tha-bô. Tin nầy tới tai Si-sê-ra. Si-sê-ra lập tức tập trung toàn bộ quân đội và 900 xe sắt của mình chuẩn bị chiến đấu.

Tuy có sự hiện diện của Đê-bô-ra, nhưng Ba-rác cũng không ngăn được nỗi lo sợ khi phải đối đầu với Si-sê-ra. Đê-bô-ra nói với Ba-rác: “Hãy đứng dậy, vì hôm nay là ngày Đức Giê-hô-va phó Si-sê-ra vào tay ông. Có Chúa đi trước ông đó”.

Được sự khích lệ của Đê-bô-ra, Ba-rác dẫn quân xuống núi nghênh chiến đội quân của Si-sê-ra. Đức Giê-hô-va chiến đấu cho dân sự của Ngài, khiến quân của Si-sê-ra thua chạy tán loạn. Dân Y-sơ-ra-ên thừa thắng xông lên tiêu diệt quân địch, còn Si-sê-ra nhảy xuống xe chạy bộ tẩu thoát. Chín trăm xe bằng sắt là chỗ dựa sức mạnh của Si-sê-ra đều tan tành, còn sức mạnh của quân đội Y-sơ-ra-ên là Đức Giê-hô-va.

Si-sê-ra chạy trốn đến trại của một người tên là Gia-ên. Quân lính của ông đã bị giết sạch, nên bây giờ điều quan trọng nhất của ông là bảo toàn tính mạng của mình. Nhà Gia-ên vốn có quan hệ thân thiết với vua Hát-so, nên khi Si-sê-ra chạy được tới đây thì cảm thấy an toàn. Gia-ên chăm sóc Si-sê-ra rất chu đáo, và vì quá mệt mỏi nên ngủ thiếp đi, không hề cảnh giác. Gia-ên đợi lúc Si-sê-ra ngủ say thì giết ông ta. Vừa lúc đó, Ba-rác và quân Y-sơ-ra-ên đi ngang qua đó. Gia-ên mời họ vào trại chỉ cho thấy xác Si-sê-ra nằm sóng soài dưới đất.

Đức Chúa Trời đã cho dân Y-sơ-ra-ên toàn thắng Si-sê-ra, y như lời Ngài đã phán với Đê-bô-ra. Nhưng rất tiếc là Ba-rác không có được sự vinh hiển trong chiến thắng nầy, mà vinh hiển đó lại thuộc về Đê-bô-ra, vì ông không hết lòng tin cậy Đức Chúa Trời.

Vui mừng vì chiến thắng, Đê-bô-ra cùng với Ba-rác hát một bài ca ngợi Chúa. Các em có thể đọc bài ca nầy trong Các quan xét đoạn 5, hoặc đọc một phần trong tập học viên. Sau đó, xứ được hòa bình trong 40 năm.

  1. Ứng dụng.

Các em thân mến! Trong bài học nầy, các em học được điều gì qua Ba-rác và Đê-bô-ra? (Cho các em phát biểu).

– Ba-rác: Đáng lẽ Ba-rác là người rất vinh hạnh, vì được chọn làm người lãnh đạo cuộc chiến và biết chắc phần thắng thuộc về mình, nhưng Ba-rác lại sợ hãi. Nếu Ba-rác hết lòng tin cậy Chúa thì ông sẽ không sợ hãi.

– Đê-bô-ra: Khi Ba-rác sợ hãi, trở nên yếu đuối, thì Đê-bô-ra là người khích lệ Ba-rác tin cậy Chúa. Không những khích lệ, Đê-bô-ra còn cùng đi với Ba-rác để giúp ông hoàn thành nhiệm vụ.

Ai cũng có lúc sợ hãi phải không các em? Vậy, khi sợ hãi, các em thường làm gì? Các em có thể có những ý kiến:

  1. Kể cho cha mẹ hay thầy cô giáo nghe về sự lo sợ của em. Họ sẽ giúp đỡ em.
  2. Chạy trốn.
  3. Đắp mền trùm đầu.
  4. Khóc.
  5. Cầu nguyện v.v…

Câu Kinh Thánh sau đây sẽ giúp các em rất nhiều: “Trong ngày sợ hãi, tôi sẽ để lòng nhờ cậy nơi Chúa. Tôi nhờ Đức Chúa Trời, và ngợi khen lời của Ngài; tôi để lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời, ắt sẽ chẳng sợ gì” (Thi 56:3-4).

Các em nên nhớ Đức Chúa Trời luôn ở cùng các em. Khi nào trong lòng các em sợ hãi, thì kêu cầu và nhờ cậy Chúa, chắc chắn sẽ không còn sợ hãi nữa.

Còn một vấn đề khác chúng ta cũng cần đề cập tới: “Em làm gì để giúp đỡ bạn đang sợ hãi?” Các em có cách nào giống như cách của Đê-bô-ra không? Em út của các em còn nhỏ, rất sợ bóng tối, các em nên mở đèn để mọi nơi được sáng, hoặc đi cùng với em út ở những chỗ có bóng tối, và không được hù dọa cho em giật mình. Khi một bạn hay sợ, các em phải khích lệ, giúp đỡ, cùng cầu nguyện với bạn ấy. (Cho các em nêu ra nhiều trường hợp khác và cùng cầu nguyện).

BÀI 10. ĐÁNH BẠI SI-SÊ-RA

I. KINH THÁNH: Các Quan Xét 4.

II. CÂU GỐC: “Trong ngày sợ hãi, tôi sẽ để lòng nhờ cậy nơi Chúa. Tôi nhờ Đức Chúa Trời, và ngợi khen lời của Ngài; tôi để lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời, ắt sẽ chẳng sợ gì” (Thi Thiên 56:3-4).

III. BÀI HỌC.

Sau khi Giô-suê qua đời, dân Y-sơ-ra-ên từ bỏ Đức Chúa Trời mà thờ lạy thần tượng của dân Ca-na-an. Đức Chúa Trời sửa phạt bằng cách phó họ vào tay Gia-bin, là vua Ca-na-an trị vì tại Hát-so. Quá khốn khổ, dân Y-sơ-ra-ên kêu cầu Đức Chúa Trời giải cứu.

Lúc đó, nữ tiên tri Đê-bô-ra đang làm quan xét Y-sơ-ra-ên. Bà vâng lời Đức Chúa Trời chọn Ba-rác đi đánh Si-sê-ra, một vị tướng lãnh đạo đội quân của vua Gia-bin. Ba-rác thấy mình không đủ can đảm để gánh vác công việc nầy, nên ông đề nghị Đê-bô-ra cùng đi.

Tuy Ba-rác chỉ có mười ngàn quân, còn Si-sê-ra có cả 900 xe bằng sắt và vô vàn binh lính, nhưng Đức Chúa Trời đã hứa Ba-rác sẽ thắng.

Đức Chúa Trời làm cho hết thảy xe cộ và quân của Si-sê-ra bỏ chạy tán loạn chạy trước mặt Ba-rác. Quân của Si-sê-ra bị giết không sót một người. Si-sê-ra cũng bị giết chết. Dân Y-sơ-ra-ên đã hoàn toàn chiến thắng. Đê-bô-ra cùng với Ba-rác sáng tác một bài hát ca ngợi Chúa.

BÀI 10. LỜI HỨA KỲ DIỆU (GV-HV)

BÀI 10. LỜI HỨA KỲ DIỆU (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ III. 2016 on 19 Tháng Bảy, 2018

BÀI 10. LỜI HỨA KỲ DIỆU

I. KINH THÁNH: 2Sa-mu-ên 6,7; 1Sử Ký 15-17

II. CÂU GỐC: “Ta, Đức Giê-hô-va, đã phán lời đó, và sẽ làm thành” (Ê-xê-chi-ên 36:36).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Khi được Đức Chúa Trời ban cho một lời hứa kỳ diệu, Đa-vít tin tưởng và cảm tạ Ngài.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời luôn thực hiện lời hứa của Ngài.

– Hành động: Cảm ơn Chúa vì lời Ngài hứa cùng chúng ta.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Gợi ý 1: Em tìm được không?

1. Mục đích: Giúp các em hiểu bối cảnh của câu chuyện Kinh Thánh hôm nay.

2. Vật liệu: Tập học viên bài 10, 1 tấm bảng ghi các câu hỏi, mỗi em một tờ giấy cứng (7 x 12cm) (3 x 5cm), kẹp giấy, bút màu.

3. Thực hiện: Giáo viên viết các câu hỏi lên tấm bảng: Hòm giao ước là gì? Hãy vẽ hoặc tìm một tấm hình về hòm giao ước (xem tập học viên bài 10). Tại sao hòm giáo ước lại đặc biệt như vậy? Mỗi em một tờ giấy đáp án ghi “Em tìm được rồi (xem “Gợi ý 1”, phần “Sinh hoạt đầu giờ” bài 3).

B. BÀI HỌC KINH THÁNH

(Chuẩn bị thị trợ: Kinh Thánh, hình phụ trợ (xem phụ lục), rối hình que (xem phụ lục bài 9), hình vẽ “Đa-vít và Giô-na-than ” (xem phụ lục bài 6).

* Phương pháp: Kết hợp sử dụng hình ảnh và con rối diễn kịch để kể chuyện.

1. Vào đề

Cám ơn Chúa vì trong tuần qua, Chúa giúp các em có thể bày tỏ tình yêu thương đối với người khác qua việc thực hiện lời hứa của mình.

Các em còn nhớ Đa-vít và Giô-na-than kết ước điều gì không? Đa-vít thực hiện lời hứa đó như thế nào? (Cho các em trả lời). Đức Chúa Trời cũng hứa với Đa-vít một điều kỳ diệu. Các em theo dõi bài học Kinh Thánh hôm nay xem Đức Chúa Trời hứa gì với Đa-vít nhé.

2. Bài học.

Đa-vít lên ngôi đã nhiều năm, cũng như các vị vua khác, Đa-vít xây dựng cung điện nguy nga cho mình. Một hôm, Đa-vít suy nghĩ và muốn rước hòm giao ước về Giê-ru-sa-lem (cho các em đưa hình hòm giao ước làm trong phần “Sinh hoạt đầu giờ” ra và giải thích hòm giao ước là gì? Vì sao hòm giao ước lại quan trọng như thế?)

Trước khi Đa-vít làm vua, dân Phi-li-tin cướp lấy hòm giao ước, sau đó họ gởi trả về cho dân Y-sơ-ra-ên. Nhưng thay vì đặt trong một nơi tôn nghiêm để thờ phượng, người ta đặt hòm giao ước trong một căn nhà bình thường. Vua Đa-vít muốn đặt hòm giao ước trong một nơi đặc biệt nên phải dời hòm đi; khi chuyển dời hòm giao ước, phải thận trọng và tuân theo lời phán dạy của Đức Chúa Trời (cho các em xem hình). Không ai được đụng vào hòm, kể cả vua Đa-vít. Dân chúng đàn hát, thổi kèn để ca ngợi Đức Chúa Trời. Trong không khí sôi nổi và vui vẻ, hòm giao ước được chuyển đến Giê-ru-sa-lem.

(Đến phần đối thoại giữa Đa-vít và Na-than, giáo viên dùng rối hình que diễn đạt) Khi hòm giao ước được chuyển về Giê-ru-sa-lem, Đa-vít vui mừng. Nhưng còn có điều khiến vua bất an, suy nghĩ nhiều, đó là nơi đặt hòm giao ước. Cuối cùng, vua nói với Na-than là tiên tri của Đức Chúa Trời – người có nhiệm vụ báo cho dân chúng biết ý chỉ của Ngài: “Na-than, ta sống trong cung điện tráng lệ, còn hòm giao ước của Đức Chúa Trời lại ở trong hội mạc. Ta muốn xây một đền thờ cho Đức Chúa Trời làm nơi đặt hòm giao ước để dân chúng đến thờ phượng”. Tiên tri Na-than nghĩ đấy là một ý tốt nên trả lời: “Hãy làm theo điều bệ hạ đã định vì Đức Chúa Trời ở cùng bệ hạ”.

Nhưng trong đêm đó, Đức Chúa Trời bảo Na-than báo cho Đa-vít biết một tin quan trọng: Ngài không muốn vua Đa-vít xây đền thờ vì Ngài đã có chương trình riêng. Qua Na-than, Đức Chúa Trời phán với Đa-vít: “Khi con còn chăn chiên nơi đồng vắng, Ta đã chọn con làm vua cai trị dân sự Ta. Ta vẫn luôn ở cùng, giúp đỡ con. Ta sẽ khiến con trở nên một vị vua vĩ đại và danh tiếng. Nhưng Ta không chọn con xây đền thờ cho Ta, con trai của con sẽ làm việc đó”.

Sau đó, Đức Chúa Trời ban cho Đa-vít một lời hứa kỳ diệu. Sau khi Đa-vít qua đời, dòng dõi của ông sẽ mãi mãi làm vua. Đây là phần thứ nhất của lời hứa, và còn một điều kỳ diệu hơn, ấy là Đức Chúa Trời sẽ dấy lên một vị vua vĩ đại từ dòng dõi của Đa-vít, và người ấy sẽ làm vua đến đời đời. Lời hứa này mãi đến mấy ngàn năm sau mới trở thành sự thật. Lúc đó, Đa-vít đã chết nhưng ông biết Đức Chúa Trời sẽ giữ lời hứa vì Ngài là Đấng thành tín. Đa-vít vui mừng trước lời hứa của Đức Chúa Trời. Ông nói: “Lạy Chúa, Ngài thật vĩ đại. Ngoài Ngài không có chân thần nào khác. Ngài đã hứa với con những điều tốt lành. Xin Chúa ban phước cho dòng dõi con. Nguyện ý chỉ Ngài được thực hiện (2Sa-mu-ên 7:22,25,28).

3. Ứng dụng.

– Giúp các em làm con rối ngón tay theo hướng dẫn trong tập học viên. Hỏi các em: Làm thế nào để biết được Đức Chúa Trời sẽ giữ lời hứa? (Giải thích cho các em hiểu: Kinh Thánh cho biết Đức Chúa Trời yêu thương, nhân từ, quyền năng…); cần nhấn mạnh: Đôi khi các em không giữ lời hứa với người khác, nhưng Đức Chúa Trời là Đấng thành tín, Ngài luôn thực hiện lời Ngài đã hứa.

– Hướng dẫn các em học câu gốc. Nói với các em: Điều gì Đức Chúa Trời hứa, chắc chắn Ngài sẽ thực hiện; khuyến khích các em đọc câu gốc từ bài 1 đến bài 10.

– Cuối cùng, mời một em cầu nguyện cảm tạ Chúa về những lời hứa của Ngài. Giáo viên cầu nguyện kết thúc.

V. PHỤ LỤC.

* Hình phụ trợ: Đa-vít rước hòm giao ước.

1. Vật liệu: Giấy cứng màu trắng, viết chì, viết màu.

BÀI 10.  LỜI HỨA KỲ DIỆU

I. KINH THÁNH: 2Sa-mu-ên 6,7; 1Sử Ký 15 – 17.

II. CÂU GỐC: “Ta, Đức Giê-hô-va đã phán lời đó và sẽ làm thành” (Ê-xê-chi-ên 36:36).

III. BÀI TẬP.

A. THỬ TÀI EM.

1. Vẽ các hình bên lên giấy cứng, cắt ra làm rối ngón tay.

2. Dùng con rối Đa-vít, thuật lại lời hứa của Đức Chúa Trời.

3. Sau đó, kể lại những gì Đa-vít đã hứa với Chúa.

 

 

 

 

 

 

B. LỜI HỨA TRONG KINH THÁNH.

– Dùng một con rối, đọc những lời hứa của Đức Chúa Trời.

“Đừng sợ, Ta sẽ giúp đỡ ngươi” (Ê-sai 41:13).

“Ta ở cùng ngươi, ngươi đi đâu sẽ theo gìn giữ đó” (Sáng 28:15).

“Chớ run sợ… vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi vẫn ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi” (Giô-suê 1:9).

“Hãy kêu cầu Ta, Ta sẽ trả lời cho” (Giê-rê-mi 33:3).

“Đức Chúa Trời tôi sẽ làm cho đầy đủ mọi sự cần dùng của anh em y theo sự giàu có của Ngài ở nơi vinh hiển trong Đức Chúa Giê-xu Christ” (Phi-líp 4:19).

“Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời, là Đấng ban cho mọi người cách rộng rãi, không trách móc ai, thì kẻ ấy sẽ được ban cho” (Gia-cơ 1:5).

 

BÀI 9. GIỮ LỜI HỨA (GV-HV)

BÀI 9. GIỮ LỜI HỨA (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ III. 2016 on 18 Tháng Bảy, 2018

BÀI 9. GIỮ LỜI HỨA (GV)

I. KINH THÁNH: 1Sa-mu-ên 20:12-17; 2Sa-mu-ên 4:4, 5:1-5; 9:1-13.

II. CÂU GỐC: “Khi một người nào có hứa nguyện …thì chớ nên thất tín. Mọi lời ra khỏi miệng người, người phải làm theo” (Dân Số Ký 3:3).

III. BÀI TẬP.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Con rối bằng que kem.

1. Mục đích: Giúp các em nhớ lại câu chuyện Đa-vít và Giô-na-than hứa nguyện với nhau (bài 6), để tạo ấn tượng cho câu chuyện Kinh Thánh nầy.

2. Vật liệu: Tập học viên bài 6 và 9, giấy cứng, viết chì, viết lông màu, kéo, hồ dán, que kem.

3. Thực hiện:

Giúp các em làm con rối bằng que kem theo hướng dẫn trong tập học viên bài 9.

Gợi ý các em vẽ hình Đa-vít và Giô-na-than cao khoảng 20cm. Các em có thể diễn kịch rối theo lời thoại trong bài 6 hoặc tự đặt lời thoại.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

(Chuẩn bị thị trợ: Rối hình que (vua Đa-vít, Mê-phi-bô-sết A, B, Xíp-ba, Na-than – xem phụ lục).

1. Vào đề.

Các em thân mến, các em có thích làm cho người khác vui không? Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng muốn đem niềm vui đến cho người khác. Tuần trước các em có tặng quà cho ai không? Người đó có vui và bất ngờ khi nhận được quà không? (Cho các em chia sẻ kinh nghiệm). Khi các em đối xử tốt với người khác, chẳng những người ấy vui mà các em cũng cảm thấy vui nữa. Em nào có thể kể lại câu chuyện về ba người bạn của Đa-vít? (Họ không ngại nguy hiểm, đến cửa thành Bết-lê-hem lấy nước giếng về cho Đa-vít uống). Đa-vít biết họ yêu quí mình bởi vì họ sẵn sàng làm vui lòng ông. Câu chuyện hôm nay nói về việc Đa-vít làm vui lòng người khác khi giữ trọn lời hứa với Giô-na-than. (Mời hai em lên, dùng hình rối đã làm trong phần “Sinh hoạt đầu giờ” để kể lại câu chuyện). Bây giờ các em cùng lắng nghe câu chuyện nầy xem Đa-vít đã giữ trọn lời hứa như thế nào nhé.

2. Bài học.

(Theo diễn tiến câu chuyện mà dùng rối que để diễn). Đa-vít và những người theo ông vẫn tiếp tục ẩn náu để trốn tránh vua Sau-lơ. Một ngày kia, có người chạy đến gặp Đa-vít nói: “Tôi vừa mới từ trại quân Y-sơ-ra-ên đến đây”. Đa-vít vội hỏi: “Tình hình chiến trận thế nào?” Người kia vừa thở gấp vừa trả lời: “Quân Phi-li-tin đã thắng trận, vua Sau-lơ và Giô-na-than đều đã chết nơi chiến trường”.

Chết rồi ư? Đa-vít sững sờ! Ông thật không thể tin điều mình vừa nghe. Người bạn thân thiết đã chết, cả vua Sau-lơ cũng vậy. Từ giờ về sau, Đa-vít sẽ không bao giờ được gặp lại họ nữa. Đa-vít cảm thấy đau xót mà chẳng biết làm gì. Ông cầu nguyện với Đức Chúa Trời và Ngài bảo ông đến thành Hếp-rôn. Khi đến nơi, những người trong các chi phái đến gặp Đa-vít và tôn ông lên làm vua. Họ nói: “Chúng tôi muốn lập ngài làm vua. Khi Sau-lơ đang làm vua thì chính ngài đã lãnh đạo chúng tôi. Đức Chúa Trời phán ngài là người chăn và là vua của chúng tôi” (2Sa-mu-ên 5:2).

Lên ngôi, Đa-vít phải lo nhiều việc. Trước hết, phải đánh đuổi kẻ thù, sau đó, xây một đền thờ thật đẹp ở Giê-ru-sa-lem để thờ phượng Đức Chúa Trời.

Một hôm, Đa-vít nghĩ đến Giô-na-than và nhớ đến lời hứa của mình với người bạn thân năm xưa. Đa-vít liền tìm cách để thực hiện lời hứa. Ông cho gọi một đầy tớ của Sau-lơ đến và hỏi: “Trong gia đình vua Sau-lơ có ai còn sống không? Ta muốn vì cớ Giô-na-than  mà trả ơn”. Xíp-ba trả lời: “Có một người con trai của Giô-na-than  còn sống nhưng bị tật hai chân”. Nghe vậy, Đa-vít lập tức cho người đi tìm con trai Giô-na-than là Mê-phi-bô-sết.

Đến gặp Đa-vít, Mê-phi-bô-sết sợ hãi sấp mình xuống đất, cúi đầu lạy. Một vị vua mới lên ngôi thường giết hết những người trong gia tộc của vua cũ để ngai vàng được vững bền. Vì là cháu nội của vua Sau-lơ nên Mê-phi-bô-sết sợ Đa-vít sẽ giết mình. Đa-vít biết vậy nên nói: “Mê-phi-bô-sết, đừng sợ! Ta đã hứa với cha con là sẽ đối xử tốt với con của người. Ta sẽ giao tất cả đất đai của ông nội con lại cho con và từ đây về sau, con sẽ ăn chung bàn với ta trong hoàng cung”. Mê-phi-bô-sết cúi đầu lạy: “Tôi là ai mà được vua đối xử tốt như vậy?”  Thấy Mê-phi-bô-sết vui mừng, Đa-vít rất vui. Đa-vít gọi Xíp-ba đến căn dặn: “Ta đã ban cho cháu nội của chủ ông tất cả tài sản của gia đình Sau-lơ trước kia, vậy ông sẽ cùng các con trai và đầy tớ mình cày cấy đất đó, lấy hoa lợi phụng dưỡng nhà chủ”. Xíp-ba làm theo lời vua Đa-vít dặn bảo.

Từ đó, Mê-phi-bô-sết sống hạnh phúc, tự do, vui vẻ trong hoàng cung. Tất cả là nhờ vua Đa-vít giữ trọn lời hứa với người bạn thân của mình là Giô-na-than.

3. Ứng dụng.

– Hướng dẫn các em suy nghĩ và nói lên điều mình sẽ ghi vào khoảng trống trong hình vẽ (có thể là: “Ta sẽ chăm sóc con”, “Con hãy ở với ta”, hoặc “Đừng sợ…”). Khi các em chia sẻ xong, viết lại lời hứa của Đa-vít với Mê-phi-bô-sết.

– Tại sao cần phải giữ lời hứa? (Để người khác có lòng tin nơi mình và cũng là cách bày tỏ tình yêu thương).

– Hướng dẫn các em suy nghĩ trong tuần nầy sẽ hứa với ai điều gì? Đây phải là những lời hứa có thể thực hiện được.

– Nếu gặp trở ngại khiến các em khó giữ lời hứa, em sẽ làm gì? Nên gặp trực tiếp hoặc viết thư xin lỗi và giải thích nguyên nhân với người mà em đã hứa. Nhưng đó là trường hợp ngoại lệ, vì một khi đã hứa với ai điều gì, các em phải luôn giữ lời hứa và thực hiện cho đúng.

– Hướng dẫn các em làm sổ hứa nguyện hoặc thiệp kết ước theo tập học viên bài 9.

– Khuyến khích các em thực hiện kế hoạch và dặn các em tuần sau đến lớp chia sẻ với các bạn hai việc sau: (1) Điều gì xảy ra khi em tặng thiệp hoặc sổ ấy cho người khác? (2) Em làm cách nào để thực hiện tốt lời hứa?

– Sau đó, giáo viên hướng dẫn các em cầu nguyện, xin Chúa giúp các em sống yêu thương và biết giữ lời hứa.

V. PHỤ LỤC.

* Rối hình que.

1. Vật liệu: Giấy cứng, que kem, hồ dán, kéo, viết chì, viết chì màu.

Cách làm: Giáo viên dùng viết chì vẽ theo các hình sau đây rồi tô màu, và dùng băng keo dán que vào phía sau hình (Xem tập học viên bài 9).

BÀI 9. GIỮ LỜI HỨA (HV)

I. KINH THÁNH: 1Sa-mu-ên 20:12-17; 2Sa-mu-ên 4:4, 5:1-5; 9:1-13.

II. CÂU GỐC: “Khi một người nào có hứa nguyện …thì chớ nên thất tín. Mọi lời ra khỏi miệng người, người phải làm theo” (Dân Số Ký 3:3).

III. BÀI TẬP.

A. THỬ TÀI EM.

Em hãy dùng con rối trên thanh tre kể lại câu chuyện Đa-vít và Giô-na-than. Em vẽ hai nhân vật Đa-vít và Giô-na-than trên giấy cứng.

Sau khi vẽ xong, cắt hình ra dán lên thanh tre.

 

 

Em có thể kể lại câu chuyện trong bài 6 bằng lối diễn đạt của em, hoặc dùng lời thoại trong bài 6.

* Nội dung vở diễn.

1. Giô-na-than tặng gì cho Đa-vít?

2. Đa-vít hứa gì với Giô-na-than?

* Đa-vít giữ lời hứa như thế nào? Hoàn tất bức tranh sau đây bằng câu nói của Đa-vít.

 

 

 

B. GIỮ LỜI HỨA.

1. Giữ lời hứa với người khác cũng là cách bày tỏ tình yêu thương.

2. Dùng một trong những cách sau để ghi nhớ lời hứa của mình.

a. Làm sổ hứa nguyện, ghi những lời hứa của mình vào đó.

b. Làm thiệp hứa nguyện, ghi lời hứa của mình. HỨA NGUYỆN

– Tặng sổ hay thiệp hứa nguyện nầy cho người mình đã hứa.

BÀI 8. MÓN QUÀ BẤT NGỜ (GV-HV)

BÀI 8. MÓN QUÀ BẤT NGỜ (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ III. 2016 on 18 Tháng Bảy, 2018

BÀI 8. MÓN QUÀ BẤT NGỜ (GV)

I. KINH THÁNH: 2Sa-mu-ên 23:13-17; 1Sử Ký 11:15-19.

II. CÂU GỐC: “Mỗi một người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa” (Phi-líp 2:4).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Để có thể tặng Đa-vít một món quà bất ngờ, ba người bạn của ông đã không ngại gian khó, sẵn sàng hy sinh mọi sự.

– Cảm nhận: Cảm thông và quan tâm đến hoàn cảnh người khác sẽ dẫn đến hành động bày tỏ lòng yêu thương đối với họ.

– Hành động:

(1) Nêu tên một người, nhớ đến nhu cầu của người ấy và tìm cách giúp đỡ.

(2) Nói ra ý thích của người ấy.

(3) Bởi tình yêu thương của mình, em làm cho người ấy cảm thấy vui mừng.

(4) Thực hiện những điều ấy trong tuần này.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Em tìm được không?

1. Mục đích: Giúp các em hiểu bối cảnh của câu chuyện Kinh Thánh và chia sẻ cho các bạn.

2. Vật liệu: Tập học viên bài 8, ghim giấy, bảng câu hỏi, thẻ trả lời (kích cỡ tương tự bài trước); chuẩn bị các vật liệu để làm giếng: Giấy dày 30 x 7cm, đất sét, giấy màu, keo dán.

3. Thực hiện:

– Trước giờ học, giáo viên chuẩn bị sẵn bảng câu hỏi “Em tìm được không?” Ghi lên bảng các câu hỏi: Trong thời Kinh Thánh, người ta lấy nước bằng cách nào? Giếng được làm như thế nào? Các em có thể làm hoặc vẽ một cái giếng không?

– Em nào trả lời được thì dùng ghim giấy kẹp thẻ trả lời “Em tìm được” cạnh câu hỏi đó (tương tự bài trước).

B. BÀI HỌC KINH THÁNH

(Chuẩn bị thị trợ: Kinh Thánh, hình vẽ (xem phụ lục), bảng câu hỏi “Em tìm được không?” (đã làm trong phần “Sinh Hoạt Đầu Giờ”).

1. Vào đề

Bài học trước cho các em biết, dù có nhiều cơ hội để giết Sau-lơ, nhưng Đa-vít đã không trả thù. Điều đó cho thấy Đa-vít là người có lòng nhân từ, yêu thương. Trong tuần vừa qua, các em có làm theo gương của Đa-vít không? Các em xử sự với những người không tốt đối với mình như thế nào? Em nào có thể chia sẻ kinh nghiệm nầy cho các bạn cùng nghe? (Cho các em trả lời). Cám ơn Chúa đã giúp các em thực hiện được lời dạy của Ngài.

Bây giờ mời các em lắng nghe câu chuyện sau đây và tìm ra hai điểm: (1). Những người bạn của Đa-vít đã thể hiện lòng yêu mến Đa-vít như thế nào? (2). Vì sao họ biết được nỗi ước ao của Đa-vít?

2. Bài học.

Trong lúc đang ẩn náu tại đồng vắng, Đa-vít nghe tin người Phi-li-tin liên tục đánh chiếm đất nước Y-sơ-ra-ên; thậm chí, họ tấn công cả Bết-lê-hem, nơi Đa-vít sinh ra và lớn lên. Quân Phi-li-tin hiện đang đóng quân ở ven suối tại trũng Bết-lê-hem.

Một hôm, ba người bạn của Đa-vít là những người lính dũng cảm đến thăm và kể cho Đa-vít nghe tin tức ở quê nhà. Đa-vít kinh ngạc và đau buồn khi biết quân giặc đã tràn đến tận Bết-lê-hem, nơi ông từng dẫn bầy chiên tới những đồng cỏ xanh, giếng nước trong mát, ngọt ngào bên cửa thành.

(Hỏi các em các câu hỏi trong bảng “Em làm được không?”, cho các em xem những cái giếng do các em làm và hình thị trợ Đa-vít).

Vì đang sống ở một nơi khan hiếm nước nên Đa-vít thường nhớ đến giếng nước mát mẻ tại Bết-lê-hem. Đa-vít nhủ thầm: “Ước gì ta được uống nước giếng ở cửa thành Bết-lê-hem!” Biết được điều nầy, ba người bạn của Đa-vít bàn với nhau về Bết-lê-hem lấy nước cho Đa-vít. Muốn đến giếng nước tại Bết-lê-hem, họ phải đi qua trại quân Phi-li-tin. Đường đi dù xa xôi, nguy hiểm, nhưng vì muốn thực hiện điều mơ ước của Đa-vít nên họ quyết tâm vượt mọi khó khăn mang nước về cho bạn. Họ giấu không cho Đa-vít biết ý định đó, sợ ông ngăn cản không cho họ mạo hiểm.

Thế là ba người lặng lẽ lên đường. Họ vượt núi, băng đèo, xuyên qua bao chặng đường dài. Ba dũng sĩ đến nơi người Phi-li-tin đóng quân. Sau khi vượt qua vùng quân địch chiếm đóng một cách thật khó khăn, họ tìm đường đi đến cửa thành và cuối cùng, đến giếng nước, múc đầy bình rồi mang trở về.

Đa-vít kinh ngạc khi thấy ba người bạn mình đem nước giếng thành Bết-lê-hem về. Ông thật không tin vào điều mắt thấy và lòng rất cảm động vì tình thương của ba người bạn dành cho mình. Đa-vít hiểu chỉ vì muốn lấy nước giếng Bết-lê-hem cho ông uống mà các bạn đã mạo hiểm đến thế. Bình nước giếng đối với ông có giá trị lớn lao vô cùng, bởi nó được đánh đổi bằng sự nguy hiểm đến tính mạng của ba dũng sĩ. Đa-vít không biết lấy gì để bày tỏ lòng biết ơn các bạn. Ba người bạn của Đa-vít đã đem đến cho ông món quà bất ngờ và thật quí giá.

3. Ứng dụng.

Hỏi các em: Ba người bạn của Đa-vít đã làm gì để bày tỏ sự quan tâm và lòng yêu thương đối với ông? (Cho các em trả lời). Sau đó, hướng dẫn các em học câu gốc, khuyến khích các em giải thích câu gốc, hoặc phát biểu cảm nghĩ của mình đối với câu gốc.

– Sự quan tâm và lòng yêu thương của ba dũng sĩ khiến Đa-vít rất vui và cảm động. Đã có ai làm việc gì khiến các em ngạc nhiên và vui mừng chưa? Lúc đó các em có cảm nghĩ gì?” Giáo viên có thể khuyến khích các em suy nghĩ bằng cách chia sẻ kinh nghiệm của mình. Sau đó, cho các em chia sẻ kinh nghiệm của các em.

– Tại sao ba người bạn của Đa-vít biết được ý muốn của ông? Làm thế nào em biết được ý thích của bạn bè và người thân? Dạy các em biết quan tâm đến những người chung quanh, tìm hiểu xem có ai cần giúp đỡ không?

– Hướng dẫn các em làm phần bài tập trong tập học viên.  Khuyến khích các em suy nghĩ mình nên làm gì để cha mẹ, anh chị hoặc bạn bè vui lòng? Cho các em chọn một người rồi viết ý định của mình ra giấy, tuần sau đến lớp chia sẻ với các bạn xem mình thực hiện như thế nào.

– Hướng dẫn các em cầu nguyện kết thúc buổi học, xin Chúa giúp các em biết cách bày tỏ lòng yêu thương và sự quan tâm của mình đối với người khác.

V. PHỤ LỤC.

* Hình phụ trợ: Đa-vít, ba người bạn của Đa-vít.

1. Vật liệu: 1 tờ bìa trắng, viết chì, viết màu.

2. Cách làm: Trước giờ học, giáo viên dùng bút chì vẽ theo hình dưới đây (Xem hình) rồi tô màu. Gấp theo đường chấm chấm, sẽ có hai hình để minh họa khi kể chuyện.

 

 BÀI 8.     MÓN QUÀ BẤT NGỜ (HV)

I. KINH THÁNH: 2Sa-mu-ên 23:13-17.

II. CÂU GỐC: “Mỗi người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa” (Phi-líp 2:4).

III. BÀI TẬP.

A. EM LÀM.

Hình vẽ dưới đây cho em thấy cách lấy nước giếng trong thời Kinh Thánh. Người ta cột dây thừng vào thùng, thả xuống giếng. Khi nước vào đầy thùng, kéo thùng lên, đổ vào bình nước của mình.

Em hãy chọn một trong ba cách dưới đây để làm một cái giếng:

1. Vẽ hình những viên đá chồng lên nhau trên giấy màu xám tro rồi dán nối hai đầu lại.

2. Dùng đất sét nắn gạch xếp thành cái giếng.

3. Vẽ hình cái giếng lên giấy.

B. EM LÀM VUI LÒNG NGƯỜI KHÁC.

Em sẽ làm vui lòng ai? Dùng bút khoanh tròn những người em chọn và viết tên vào chỗ trống.

CEM CHỌN CÁCH NÀO?

Hãy . chọn một cách nào đó để bày tỏ tình cảm với người em đã chọn. Ví dụ: Tặng hoa, phụ làm việc, nói chuyện, tặng thiệp …

Em có thể làm món quà sau đây tặng cho người em muốn làm vui lòng.

1. Tìm một cái lon rỗng.

2. Dán giấy hoa hoặc hình vẽ chung quanh.

3. Dùng nút áo, sỏi dán vào để trang trí.

4. Cái lon trở thành hộp cắm viết hoặc bình cắm hoa.

BÀI 7.  KHÔNG TRẢ THÙ (GV-HV)

BÀI 7.  KHÔNG TRẢ THÙ (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ III. 2016 on 17 Tháng Bảy, 2018

BÀI 7.  KHÔNG TRẢ THÙ (GV)

I. KINH THÁNH: 1Sa-mu-ên 21-24; 26.

II. CÂU GỐC: “Hãy yêu kẻ thù mình, làm ơn cho kẻ ghét mình” (Lu-ca 6:27).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Đa-vít bày tỏ lòng yêu thương đối với Sau-lơ bằng cách bỏ qua nhiều cơ hội trả thù.

– Cảm nhận: Chúa muốn các em đối xử nhân ái với mọi người.

– Hành động: Xin Chúa giúp em vâng theo lời dạy của Chúa, sống yêu thương, nhân ái cả với những người không tốt đối với mình.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Em tìm được không?

1. Mục đích: Giúp các em tìm ra nơi Đa-vít và quân lính ẩn náu.

2. Vật liệu: Tập học viên bài 7, kẹp giấy, 1 tờ giấy cứng 30 x 50cm làm bảng câu hỏi, mỗi em 3 miếng giấy dày 3 x 5cm, ghim kẹp giấy hoặc keo dán, bút chì.

3. Thực hiện:

Giáo viên làm bảng câu hỏi “Em tìm được không?” và một số thẻ trả lời “Em tìm được rồi”. Giáo viên nêu câu hỏi: Đồng vắng là gì? Người ta làm thế nào để có nước uống nơi đồng vắng? Có mạch nước trong đồng vắng không?

Khi tìm ra câu trả lời, các em ghi tên mình vào thẻ trả lời “Em tìm được rồi” và ghim bên cạnh câu hỏi (xem hình).

– Giáo viên hỏi các em: “Vì sao hang núi là nơi lý tưởng để ẩn náu?” (Vì nơi đó có thức ăn, nước uống, nho và ôlive – Đó là sa mạc gần biển Chết, nơi ẩn náu của những người tị nạn).

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

(Chuẩn bị thị cụ: Kinh Thánh, hình (Đa-vít và Gô-li-át, Đa-vít và quân lính), bảng câu hỏi “Em tìm được không?”, tập học viên bài 7).

 

  1. Vào đề.

Các em thân mến, bài học tuần trước đã cho các em biết về một đôi bạn tốt, các em còn nhớ hai người bạn ấy tên gì không?(Cho các em trả lời). Theo các em, giữa bạn và thù có gì khác nhau? Giô-na-than  và Đa-vít là bạn hay thù? Sau-lơ và Đa-vít là bạn hay thù?

Bây giờ các em cùng lắng nghe câu chuyện nầy và suy nghĩ xem Sau-lơ đối với Đa-vít thế nào và Đa-vít đối đãi với Sau-lơ ra sao nhé.

  1. Bài học.

Khi Đa-vít được Giô-na-than  cho biết vua Sau-lơ muốn giết mình, Đa-vít liền đến ẩn náu một nơi vua Sau-lơ khó phát hiện, đó là một thành của người Phi-li-tin, cách nơi ở của Sau-lơ khá xa. Nào ngờ người Phi-li-tin phát hiện ra Đa-vít và báo cho vua của xứ này. Thế là Đa-vít đành phải trốn đi nơi khác.

Nơi ẩn náu kế tiếp của Đa-vít là một hang đá trong núi. Lúc này, có khoảng bốn trăm người đi theo Đa-vít. Ông trở thành lãnh đạo của cả nhóm và họ cùng trải qua những tháng ngày khốn khó, gian nan. Một thời gian sau, vua Sau-lơ phát hiện ra nơi ẩn náu của họ. Sau-lơ mừng rỡ đem quân đến bắt Đa-vít, nhưng khi đến nơi, Đa-vít và những người theo ông đã chạy trốn ra đồng vắng. Sau-lơ phải mất nhiều công sức để lần theo dấu vết của Đa-vít. Cuối cùng, Sau-lơ cũng phát hiện ra tung tích của Đa-vít và lập tức dẫn quân đến bao vây. Khi sắp bắt được Đa-vít, bỗng có người đến báo với Sau-lơ: “Xin bệ hạ về ngay, quân Phi-li-tin đang kéo đến đánh ta”. Sau-lơ đành rút về đánh quân Phi-li-tin. Thế là Đa-vít có cơ hội trốn sang chỗ khác, nơi có suối nước trong mát.

Đa-vít và những người theo ông vẫn tiếp tục ẩn náu trong hang núi. Một hôm có chuyện lạ xảy ra. Sau khi đánh đuổi quân Phi-li-tin, vua Sau-lơ trở về và được tin báo đã tìm ra tung tích của Đa-vít nên tiếp tục săn đuổi. Sau-lơ đến đồng vắng, thấy một hang đá liền đi vào mà không ngờ đó là nơi Đa-vít đang ẩn nấp. Những người theo Đa-vít đều nói: “Đa-vít! Đây là cơ hội tốt để giết Sau-lơ”. Thế nhưng, Đa-vít không giết và cũng ngăn cản không cho những người trong nhóm giết Sau-lơ; Đa-vít chỉ cắt vạt áo của vua. Đến lúc Sau-lơ rời khỏi hang, Đa-vít mới gọi ông và nói to rằng: “Tâu bệ hạ, tôi có cơ hội giết bệ hạ, nhưng tôi không làm như vậy, tôi chỉ lấy đi một mảnh áo của bệ hạ. Vậy tại sao bệ hạ lại tìm cách giết tôi?”  Sau-lơ nghe xong giật mình. Ông cảm động nói: “Đa-vít, con đối với ta thật tốt. Ta biết Đức Chúa Trời sẽ chọn con làm vua”. Sau đó, Sau-lơ truyền lệnh rút quân. Tuy vậy, Đa-vít và những người trong nhóm vẫn ở lại đồng vắng vì không dám tin Sau-lơ. Quả nhiên, chẳng bao lâu sau, Sau-lơ lại dẫn quân tiếp tục đuổi bắt Đa-vít.

Một đêm nọ, Đa-vít cùng những người trong nhóm tìm đến nơi Sau-lơ đóng trại. Đa-vít dẫn theo hai người đột nhập trại quân. Họ nhẹ nhàng tiến đến chỗ Sau-lơ đang ngủ. Một người nói: “Đây là cơ hội tốt để giết Sau-lơ”. Nhưng Đa-vít ngăn lại: “Không, chúng ta chỉ lấy cây gươm nơi đầu giường và bình nước của vua rồi rời khỏi đây”. Họ rút lui trong khi cả trại quân Sau-lơ đều ngủ ngon, chẳng hề hay biết gì, vì Đức Chúa Trời khiến họ ngủ mê. Khi đã sang đến đỉnh núi bên kia, Đa-vít quay lại hướng trại quân Sau-lơ nói lớn: “Tại sao bệ hạ vẫn còn tìm giết tôi?” Sau-lơ nhận ra Đa-vít, liền nói: “Ta thật có lỗi với con. Đa-vít, ta hứa sẽ không làm hại con nữa!” Đa-vít nói: “Đây là cây giáo và bình nước của vua. Xin hãy cho người đến lấy về. Tôi muốn cho bệ hạ biết rằng, dù có cơ hội giết bệ hạ nhưng tôi đã không làm như vậy”. Sau-lơ nói: “Hỡi Đa-vít, xin Đức Chúa Trời ban phước cho con. Con sẽ làm nên việc lớn và trở thành người vĩ đại”.

  1. Ứng dụng.

– Dù không bị kẻ thù săn đuổi, phải trốn tránh trong đồng vắng, nhưng có lẽ các em đã từng bị người khác đối xử không tốt.

Cho vài em chia sẻ lại thái độ của mình khi gặp người đối xử không tốt. Giáo viên hướng dẫn các em hoàn tất bài tập và hỏi: “Nếu gặp người đối xử với mình không tốt, các em cảm thấy thế nào? Em có thể xử sự như Đa-vít đối với kẻ thù không? Nếu không, các em sẽ làm gì?” Hãy giải thích nan đề của em, nếu khó, có thể cùng nhau cầu nguyện giao phó cho Chúa.

– Hướng dẫn các em nói hoặc viết ra phương pháp tốt nhất để đối xử với kẻ thù. Cầu nguyện xin Chúa giúp các em sống nhân từ, yêu thương mọi người.

V. PHỤ LỤC.

* Hình: Đa-vít và quân lính.

1. Vật liệu: 2 tờ giấy dày màu trắng, viết chì, chì màu.

2. Cách làm: Giáo viên dùng viết chì vẽ theo hình mẫu (xem hình) và tô màu. Sau đó, xếp theo đường chấm và dán lại; dùng hình để minh họa khi kể chuyện.

BÀI 7. MÓN QUÀ BẤT NGỜ (HV)

I. KINH THÁNH: 2Sa-mu-ên 23:13-17.

II. CÂU GỐC: “Mỗi người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa” (Phi-líp 2:4).

III. BÀI TẬP.

A. EM LÀM.

Hình vẽ dưới đây cho em thấy cách lấy nước giếng trong thời Kinh Thánh. Người ta cột dây thừng vào thùng, thả xuống giếng. Khi nước vào đầy thùng, kéo thùng lên, đổ vào bình nước của mình.

Em hãy chọn một trong ba cách dưới đây để làm một cái giếng:

1. Vẽ hình những viên đá chồng lên nhau trên giấy màu xám tro rồi dán nối hai đầu lại.

2. Dùng đất sét nắn gạch xếp thành cái giếng.

3. Vẽ hình cái giếng lên giấy.

B. EM LÀM VUI LÒNG NGƯỜI KHÁC.

Em sẽ làm vui lòng ai? Dùng bút khoanh tròn những người em chọn và viết tên vào chỗ trống.

C. EM CHỌN CÁCH NÀO?

Hãy chọn một cách nào đó để bày tỏ tình cảm với người em đã chọn. Ví dụ: Tặng hoa, phụ làm việc, nói chuyện, tặng thiệp …

Em có thể làm món quà sau đây tặng cho người em muốn làm vui lòng.

1. Tìm một cái lon rỗng.

2. Dán giấy hoa hoặc hình vẽ chung quanh.

3. Dùng nút áo, sỏi dán vào để trang trí.

4. Cái lon trở thành hộp cắm viết hoặc bình cắm hoa.

BÀI 6. ĐÔI BẠN TỐT (GV-HV)

BÀI 6. ĐÔI BẠN TỐT (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ III. 2016 on 17 Tháng Bảy, 2018

BÀI 6. ĐÔI BẠN TỐT (GV)

I. KINH THÁNH: 1Sa-mu-ên 18 – 20.

II. CÂU GỐC: “Bằng hữu thương mến nhau luôn luôn” (Châm Ngôn 17:17).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Giô-na-than luôn thương mến Đa-vít dù lúc Đa-vít được vua Sau-lơ ưu ái hay khi bị vua thù ghét.

– Cảm nhận: Bạn tốt bày tỏ lòng yêu thương khi mình gặp bất kỳ hoàn cảnh nào.

– Hành động: Em quyết tâm trở nên bạn tốt của mọi người.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Trò chơi câu gốc.

1. Mục đích: Giúp các em ghi nhớ câu gốc.

2. Vật liệu: Viết màu, bảng giấy, thẻ trả lời (mỗi tấm viết một câu gốc).

3. Thực hiện:

– Trước giờ học, giáo viên dùng viết màu ghi câu gốc đã xáo trộn thứ tự lên bảng giấy, ghi câu gốc đúng thứ tự vào thẻ trả lời. Giáo viên có thể xem sỉ số học viên để chuẩn bị một số câu gốc đã học.

– Đến lớp, mỗi em chọn một câu gốc và dùng thời gian ngắn để sắp xếp lại các chữ trong câu theo thứ tự. Sau đó so sánh với thẻ trả lời xem có đúng không? Giáo viên khen thưởng những em sắp xếp nhanh và đúng nhất.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

1. Vào đề.

Các em thân mến, nếu cần người làm giúp một việc, em sẽ nhờ ai? Vì sao em chọn người ấy? (Cho các em trả lời). Chắc chắn người đó là bạn tốt nhất của em phải không? Các em có biết Kinh Thánh dạy chúng ta làm thế nào để trở thành người bạn tốt không? Các em lắng nghe câu chuyện Kinh Thánh và câu gốc hôm nay để có câu trả lời nha.

2. Bài học.

(Giáo viên cho các em xem hình bài trước để ôn lại cảnh Đa-vít đối đầu với Gô-li-át. Đa-vít đã nói và làm gì?) Các em tưởng tượng xem, sau khi Đa-vít thắng Gô-li-át, chuyện gì sẽ xảy ra? Rất ít người biết cậu bé chăn chiên Đa-vít, thế nhưng giờ đây Đa-vít bỗng trở thành vị anh hùng của cả nước. Ai nấy đều bảo nhau: “Đa-vít thật là giỏi!”

Vua Sau-lơ lập Đa-vít cầm đầu đạo quân. Vì lập được nhiều chiến công nên Đa-vít được phụ nữ trong thành hát xướng ca ngợi. Hoàng tử Giô-na-than kết bạn cùng Đa-vít.

Giô-na-than con trưởng của Sau-lơ (cho các em xem hình) hứa sẽ mãi là bạn thân của Đa-vít và tặng Đa-vít nhiều quà đặc biệt như gươm, cung, áo choàng và đai thắt lưng của mình nữa. Thấy Đa-vít sử dụng những vật nầy, mọi người đều biết Đa-vít là bạn thân của hoàng tử Giô-na-than.

Vua Sau-lơ thấy Đa-vít được nhiều người quí mến nên sinh lòng ganh tỵ. Đến khi nghe người ta ca hát tung hô Đa-vít, Sau-lơ nổi giận quát lớn: “Thế nầy là thế nào? Họ ca ngợi Đa-vít hơn ta sao?” Người ta hát rằng: “Sau-lơ giết hàng ngàn, còn Đa-vít giết hàng vạn”. Điều đó khiến Sau-lơ lo sợ một ngày nào đó, dân chúng sẽ lập Đa-vít làm vua. Vì vậy, Sau-lơ ngày càng bất an và buồn bực.

Một hôm, Đa-vít đàn cho vua nghe như thường lệ. Khi Đa-vít đang gảy đàn (giáo viên dừng lại giây lát), bỗng Sau-lơ cầm một cây giáo trên tay, nhắm thẳng vào Đa-vít mà phóng tới. Nhưng thật là may, Đa-vít tránh kịp mũi giáo độc ác đó!

Sau việc ấy, Sau-lơ lập Đa-vít làm trưởng ngàn người đi chiến đấu. Vua muốn Đa-vít bỏ xác nơi chiến trường, nhưng Đức Chúa Trời bảo vệ Đa-vít nên cậu mỗi ngày càng lập thêm chiến công. Đa-vít ra trận trở về thì đứng đầu đạo binh khiến Sau-lơ ngày càng tức giận hơn.

Từ ngày Đa-vít được vua cha thương mến Giô-na-than trở thành bạn tốt của Đa-vít. Nhưng nay, dù Đa-vít không còn được vua Sau-lơ thương mến nữa, thì Giô-na-than vẫn là bạn tốt của Đa-vít. Hay tin vua cha định giết Đa-vít, Giô-na-than liền bí mật báo cho Đa-vít tìm nơi ẩn náu, còn mình thì tìm cách để cha và Đa-vít làm hòa với nhau.

Dù không rõ âm mưu của cha nhưng Giô-na-than biết bạn mình đang gặp nguy hiểm. Giô-na-than yêu mến Đa-vít nên nói với bạn: “Đa-vít, bất kỳ điều gì bạn muốn, mình cũng sẽ hết lòng giúp bạn”. Đa-vít và Giô-na-than hứa sẽ là bạn tốt của nhau dù hoàn cảnh có thay đổi thế nào đi nữa. Giô-na-than giúp Đa-vít chạy trốn, còn Đa-vít hứa sẽ đối xử tốt với Giô-na-than và con cái của Giô-na-than. Sau nầy họ đã giữ lời hứa và không hề thay đổi dù bất cứ điều gì xảy ra.

Giô-na-than nghĩ cách giúp Đa-vít chạy trốn. Đa-vít ẩn náu trong đồng ruộng, trong khi Giô-na-than dò ý Sau-lơ, xem ông muốn xử Đa-vít thế nào. Giô-na-than căn dặn: “Khi biết được ý định của cha, tôi sẽ đến đồng ruộng nầy và bắn ba mũi tên. Khi bạn nghe tôi bảo người nhặt tên: Các mũi tên ở bên này, thì có nghĩa là bạn có thể trở về bình an. Còn nếu tôi nói rằng: Các mũi tên ở bên kia, thì anh phải mau đi ngay. Nguyện Đức Chúa Trời làm chứng cho anh và tôi”.

Chỉ vài ngày sau, Giô-na-than biết vua Sau-lơ định xử Đa-vít tội chết. Theo thường lệ, Giô-na-than và Đa-vít cùng ăn tối với Sau-lơ. Sau-lơ thấy Đa-vít vắng mặt hai bữa rồi nên tức giận truyền lệnh: “Hãy đi bắt Đa-vít đem về đây cho ta. Nó sẽ phải chết”. Giô-na-than  hỏi: “Sao cha lại muốn giết Đa-vít?” Sau-lơ giận dữ phóng cây giáo về phía Giô-na-than. Thấy vậy, Giô-na-than biết Đa-vít không thể nào trở về sống trong cung an toàn được, chắc chắn cha mình sẽ giết Đa-vít.

Sáng hôm sau, Giô-na-than đến điểm hẹn ngoài đồng ruộng cùng một người hầu. Giô-na-than đem cung tên ra bắn và bảo người nhặt tên: “Tên ở bên kia. Đi nhanh lên, đừng chần chừ”. Người nhặt tên dĩ nhiên không biết ẩn ý của Giô-na-than, nhưng Đa-vít hiểu mình phải nhanh chóng rời khỏi nơi đây tìm nơi ẩn náu.

Khi người hầu đã đi rồi, Đa-vít ra khỏi chỗ nấp. Đa-vít và Giô-na-than ôm nhau từ giã và cả hai đều khóc khi chia tay. Tuy phải xa nhau, nhưng Đa-vít vui mừng vì có được người bạn tốt như Giô-na-than, người bạn dù lúc sung sướng hay khi gặp khó khăn đều sẵn lòng giúp đỡ, không tính toán thiệt hơn, giữ trọn lời hứa, vì bạn sẵn lòng quên cả mạng sống mình. Đa-vít sẽ chẳng bao giờ quên Giô-na-than, người bạn thân yêu của mình.

3. Ứng dụng.

– Hướng dẫn các em làm bài tập trong sách học viên, sau đó hỏi: Giô-na-than đã bày tỏ lòng yêu thương đối với Đa-vít như thế nào? Cho các em đọc câu gốc hôm nay, gạch dưới chữ “luôn luôn” và nhắc nhở các em biết cách đối xử với bạn. Khuyến khích các em suy nghĩ và hoàn thành câu: “Bạn chính là…”.

– Nếu các em vui vẻ, dễ gần gũi, các em có thể dễ dàng kết bạn phải không? Nếu một người bạn của em lỡ làm một điều khiến em và mọi người không vui thì em sẽ đối xử như thế nào? Ví dụ: Em và các bạn đang tham dự cuộc chạy thi tiếp sức. Đến cuối cuộc thi, bạn Cường bị té khiến cả đội thua cuộc. Các bạn nghỉ chơi với Cường và cằn nhằn bạn ấy. Nhưng khi nhớ đến câu gốc bài nầy, nhất là hai chữ “luôn luôn”, thì em sẽ xử sự ra sao? Cho các em trả lời. Khuyến khích các em phát biểu trong hoàn cảnh nào cần có bạn nhất? Giúp các em hiểu biết cách cư xử trong tình bạn.

– Hướng dẫn các em cầu nguyện, xin Chúa giúp các em trở nên người bạn tốt của mọi người.

BÀI 6. ĐÔI BẠN TỐT (HV)

I. KINH THÁNH: 1Sa-mu-ên 18 – 20.

II. CÂU GỐC: “Bằng hữu thương mến nhau luôn luôn” (Châm Ngôn 17:17).

III. BÀI TẬP.

* EM SẼ LÀM GÌ?

Em và các bạn chơi đá cầu. Em là nhóm trưởng đang lựa chọn nhóm viên cho nhóm của mình. Em chọn Cường, Trân và Tân, nhưng Cường và Trân đều nói: “Đừng chọn Tân, bạn ấy chơi dở lắm”.

Em sẽ làm gì? Viết hoặc vẽ vào ô trống cho biết em sẽ làm gì để trở thành bạn tốt.

 

 

 

 

EM LÀ BẠN TỐT

Bài 5. ĐA-VÍT VÀ NGƯỜI KHỔNG LỒ (GV-HV)

Bài 5. ĐA-VÍT VÀ NGƯỜI KHỔNG LỒ (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ III. 2016 on 16 Tháng Bảy, 2018

BÀI 5. ĐA-VÍT VÀ NGƯỜI KHỔNG LỒ (GV)

I. KINH THÁNH: 1Sa-mu-ên 17.
II. CÂU GỐC: “Hãy vững lòng bền chí, chớ run sợ, chớ kinh khủng; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi vẫn ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi” (Giô-suê 1:9).
III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:
– Biết: Đa-vít tin cậy Chúa, chiến đấu với người khổng lồ và chiến thắng.
– Cảm nhận: Tin cậy Chúa và vâng lời cha mẹ là điều cần thiết.
– Hành động: Em quyết tâm tin cậy, vâng lời.
IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.
A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.
* Người khổng lồ Gô-li-át.
1. Mục đích: Giúp các em so sánh chiều cao giữa mình với Gô-li-át.
2. Vật liệu: Tập học viên bài 6, gạch dưới câu Kinh Thánh 1Sa-mu-ên 17:4, 1 tấm giấy cứng 50 x 30cm, viết chì, viết màu.
3. Thực hiện:
– Giáo viên vẽ hình Gô-li-át (xem hình trong tập học viên bài 31) lên giấy cứng tùy theo kích thước của Gô-li-át.
– Đến lớp, hướng dẫn các em cùng tô màu hình vẽ Gô-li-át.
– Giáo viên hỏi: Khi quan sát, các em sử dụng cơ quan nào trong cơ thể? (Dùng mắt để quan sát).
– Khi các em tô màu xong, giáo viên treo hình Gô-li-át lên tường và so sánh chiều cao giữa các em với Gô-li-át. Giúp các em thấy rõ Gô-li-át là người khổng lồ.
* Gợi ý 2: Em làm được không?
1. Mục đích: Giúp các em biết trũng Ê-la.
2. Vật liệu: Tập học viên bài 5, 1 tờ giấy dày (lớn nhỏ tùy ý), giấy màu vàng hoặc nâu, đất sét, keo dán.
3. Thực hiện:
– Giáo viên hướng dẫn các em làm theo tập học viên bài 5, phần “Em làm được không?” để làm trũng Ê-la.
– Trong khi các em làm, giáo viên hỏi: Các em còn nhớ trũng là gì không? (Trũng là chỗ đất thấp giữa hai ngọn núi).
– Làm xong, giáo viên nói với các em: “Kinh Thánh có thuật lại một câu chuyện xảy ra tại Ê-la. Bài học hôm nay sẽ cho các em biết câu chuyện đó”.
B. BÀI HỌC KINH THÁNH
(Chuẩn bị giáo cụ: Kinh Thánh, trành ném đá, hình Đa-vít và Gô-li-át (xem phụ lục), bối cảnh Kinh Thánh: Trũng Ê-la và Gô-li-át (làm trong phần “Sinh hoạt đầu giờ”).
1. Vào đề.
Các em còn nhớ bài học tuần trước không? Đa-vít đã phục vụ Chúa bằng cách nào? (Hết lòng trong mọi việc). Hôm nay chúng ta sẽ học thêm một cách hầu việc Chúa của Đa-vít.
2. Bài học.
Nhờ tiếng đàn của Đa-vít, vua Sau-lơ khỏe lại. Lúc ấy, quân Phi-li-tin xâm chiếm xứ Y-sơ-ra-ên. Vua Sau-lơ liền đem quân đi chiến đấu chống lại quân thù. Ba người anh của Đa-vít theo Sau-lơ ra chiến trận, Đa-vít lại tiếp tục chăm sóc bầy chiên giúp cha tại quê nhà Bết-lê-hem.
Ngày này qua ngày khác, ông Y-sai lo âu, thấp thỏm mong biết tin các con nơi chiến trường. Thời ấy chưa có bưu điện, Internet hay truyền hình nên ông Y-sai không thể nào biết được tin các con. Một hôm, ông bảo Đa-vít: “Con hãy mang ít thức ăn đến cho các anh rồi về báo cho cha biết tin tức và sức khỏe của các anh như thế nào”. Đa-vít vâng lời cha, chuẩn bị mọi thứ. Hôm sau, Đa-vít dậy sớm, vội vã lên đường vì trại quân cách Bết-lê-hem khá xa. Từ xa, Đa-vít đã nghe tiếng quân lính xôn xao, reo hò như trận chiến sắp xảy ra.
Nhờ một người trông giữ các thứ đem theo, Đa-vít đi tìm các anh và thấy quân lính hai bên đang dàn trận đối diện nhau (mang tác phẩm thủ công các em làm ra trong “Gợi ý 2”). Lúc Đa-vít trông thấy các anh, đang định hỏi thăm tin tức và chuyển lời cha dặn, bỗng một chuyện xảy ra khiến Đa-vít kinh ngạc. Từ hàng ngũ của quân Phi-li-tin, một người khổng lồ bước ra. Đa-vít chưa bao giờ trông thấy ai cao lớn đến thế (cho các em đứng cạnh hình Gô-li-át để biết người khổng lồ cao đến mức nào). Người khổng lồ đó tên là Gô-li-át. Ông ta đang tiến đến khiêu khích quân Y-sơ-ra-ên (giáo viên mở hình phụ trợ cho các em xem).
Gô-li-át cất tiếng quát lớn: “Các ngươi dàn trận làm gì? Hãy chọn một người ra đấu với ta! Nếu giết được ta, quân ta sẽ làm nô lệ cho các ngươi. Ngược lại, nếu ta thắng, các ngươi phải làm nô lệ cho chúng ta. Hãy cử người ra chiến đấu với ta đi! Ha ha ha!” Cả quân Y-sơ-ra-ên đều khiếp sợ trước người khổng lồ nầy. Đây không phải là ngày đầu tiên quân thù khiêu chiến nhưng đã trải qua bốn mươi ngày rồi.
Một người lính đứng gần Đa-vít nói: “Có nghe người khổng lồ ấy sỉ nhục chúng ta không? Vua Sau-lơ hứa thưởng công lớn cho bất cứ ai giết được Gô-li-át đấy”. Đa-vít định hỏi thêm nhưng anh cả của Đa-vít là Ê-li-áp vội ngăn em mình: “Nầy, em đến đây làm gì? Em để bầy chiên cho ai chăn? Chắc em muốn xem chiến trận nên mới đến đây chứ gì?” Đa-vít trả lời: “Em chỉ hỏi vậy thôi!” Rồi Đa-vít dan xa anh mình, tiếp tục hỏi những gì muốn biết. Thấy vậy, quân lính biết Đa-vít muốn chiến đấu với Gô-li-át. Tin nầy loan đi nhanh chóng. Có người cho vua Sau-lơ hay. Vua Sau-lơ đòi Đa-vít đến gặp.
Đa-vít lập tức đến thưa với vua: “Tâu bệ hạ, xin bệ hạ chớ lo ngại, con sẽ ra chiến đấu với Gô-li-át”. Vua Sau-lơ ngạc nhiên hỏi: “Ngươi nói đùa à? Ngươi chỉ là đứa trẻ, làm sao chống lại người khổng lồ kia được!?” Nhưng Đa-vít trả lời: “Tâu bệ hạ, con làm được. Khi con chăn chiên, Đức Chúa Trời giúp con giết chết gấu và sư tử. Bây giờ Đức Chúa Trời sẽ giúp con đánh bại tên khổng lồ kia. Ngài sẽ gìn giữ con”. Sau-lơ nói: “Vậy thì con đi đi. Nguyện Đức Chúa Trời ở cùng và giữ gìn con”.
Gô-li-át mặc áo giáp, đội mão đồng, còn Đa-vít không quen nên mặc vào khó đi đứng. Vì thế, Đa-vít cởi áo giáp ra và quyết định dùng loại vũ khí quen thuộc. Đa-vít ra suối chọn lấy năm viên đá bóng láng bỏ vào cái túi chăn chiên đeo bên mình, tay cầm gậy, tay cầm trành ném đá, chạy đến nơi dàn trận (cho các em xem hình).
Thấy Đa-vít cầm gậy bước tới, Gô-li-át khinh bỉ nói: “Ta có phải là con chó đâu mà ngươi cầm gậy đến cùng ta?” Đa-vít trả lời: “Ngươi chiến đấu với ta bằng gươm, bằng giáo, nhưng ta chiến đấu với ngươi bởi Danh Đức Giê-hô-va vạn quân”. Gô-li-át tiến về phía Đa-vít; Đa-vít thò tay vào túi lấy một viên đá đặt vào trành và vung thẳng vào trán Gô-li-át. Viên đá bay vút đi, lọt thấu vào bên trong trán khiến Gô-li-át ngã xuống. Đa-vít xông tới, rút gươm của Gô-li-át ra và chặt đầu kẻ thù. Quân Phi-li-tin thấy Gô-li-át bị giết chết, hoảng hốt chạy tứ phía nên bị quân Sau-lơ đuổi theo tiêu diệt.
Đa-vít tin vào quyền năng và sự gìn giữ của Đức Chúa Trời. Chúa cũng sẽ cứu giúp khi con cái Ngài gặp khó khăn. Xin Chúa cho chúng ta cứ luôn tin cậy, vâng lời Ngài trong bất cứ cảnh ngộ nào.
3. Ứng dụng.
– Cho các em xem câu gốc hôm nay và hỏi: Khi sợ hãi, câu gốc nào có thể giúp các em? Sau khi các em trả lời, giáo viên hỏi: Nếu các em không vâng lời cha mẹ hoặc sợ hãi, các em sẽ làm gì? (Cho các em trả lời). Hãy chia sẻ với các em những cảm xúc hoặc kinh nghiệm của bạn khi sợ hãi.
– Hướng dẫn các em học thuộc câu gốc. Sau đó, giúp các em áp dụng vào cuộc sống (ví dụ: Ở nhà phải vâng lời ba mẹ, xếp dọn áo quần, đồ đạc… cũng đừng sợ hãi vì Đức Chúa Trời luôn ở cùng các em).
– Hướng dẫn các em làm bài tập trong sách học viên.
– Cuối cùng, giáo viên hướng dẫn các em cầu nguyện cảm tạ Chúa đã luôn ở cùng. Xin Chúa giúp các em biết sống trong sự tin cậy và vâng lời Ngài.

BÀI 5. ĐA-VÍT VÀ NGƯỜI KHỔNG LỒ (HV)

I. KINH THÁNH: 1Sa-mu-ên 17.

II. CÂU GỐC: “Hãy vững lòng bền chí, chớ run sợ, chớ kinh khủng; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi vẫn ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi” (Giô-suê 1:9).

III. BÀI TẬP.

1. EM LÀM ĐƯỢC KHÔNG?

Câu chuyện Kinh Thánh hôm nay xảy ra tại một thung lũng.

Em và bạn cùng làm một thung lũng. Dùng giấy màu vàng nâu làm đất, dùng đất sét làm núi, thêm cỏ xanh và hoa cho đẹp.

2. CHIỀU CAO CỦA GÔ-LI-ÁT.

Giáo viên giúp các em:

a. Xem Kinh Thánh 1Sa-mu-ên 17:4, cho biết Gô-li-át cao bao nhiêu? (Xem Bản diễn ý).

b. Cả lớp vẽ hình Gô-li-át lên giấy cứng khổ lớn theo sự hướng dẫn của giáo viên.

c. Dán hình Gô-li-át lên tường.

d. Cho các em đứng bên bức tranh để biết Gô-li-át cao như thế nào so với em.

 

 

3. EM SẼ NÓI GÌ?

* Viết câu trả lời của em.

BÀI 4.  NHẠC SĨ CUNG ĐÌNH (GV-HV)

BÀI 4.  NHẠC SĨ CUNG ĐÌNH (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ III. 2016 on 16 Tháng Bảy, 2018

BÀI 4.  NHẠC SĨ CUNG ĐÌNH (GV)

 I. KINH THÁNH: 1Sa-mu-ên 16:14-23.

II. CÂU GỐC: “Hễ làm việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa, chớ không phải làm cho người ta” (Cô-lô-se 3:23).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Để tỏ lòng yêu mến Chúa, Đa-vít hết lòng làm tốt mọi việc theo ý Ngài.

– Cảm nhận: Chúa vui lòng khi các em biết dùng khả năng Ngài ban để phục vụ Chúa và giúp đỡ người khác.

– Hành động: Noi gương Đa-vít, em làm mọi việc thật tốt để bày tỏ lòng yêu mến Chúa.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

Hội họa.

1. Mục đích: Giúp các em biết dùng hình vẽ diễn đạt lòng yêu mến Chúa.

2. Vật liệu: Giấy vẽ, viết chì màu, một tờ giấy cứng gấp đôi (20 x 30cm). Ghi lên giấy như sau:

  1. Thực hiện:

– Các em làm theo hướng dẫn trên tờ giấy cứng.

– Giáo viên hỏi: “Các em có thích vẽ không? Các em vẽ rất đẹp. Các em biết không, vẽ tranh cũng là một cách bày tỏ lòng yêu mến Chúa”. Sau đó cho các em học câu gốc và cầu nguyện cảm tạ Chúa về mọi điều Ngài ban cho các em.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Các em thân mến, trong phần “Sinh Hoạt Đầu Giờ” các em đã được sinh hoạt: Đàn hát, vẽ và đọc Kinh Thánh. Các em thấy không, những điều các em vừa làm đều biểu hiện lòng yêu mến, ca ngợi và cảm tạ Chúa. Các em có thể dùng Thi Thiên của Đa-vít làm lời cầu nguyện của mình. Chúng ta cùng đọc Thi Thiên 19:4. Nhờ sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời nên Đa-vít làm được nhiều việc. Trong bài học tuần trước, các em còn nhớ Đa-vít làm được những gì nào? (Cho các em trả lời). Hôm nay các em chú ý lắng nghe bài học nầy xem Đa-vít sử dụng tài năng của mình như thế nào nhé!

  1. Bài học.

Mọi người trong gia đình đều tin Đức Chúa Trời sẽ giao công việc đặc biệt cho Đa-vít, nhưng chưa rõ việc gì vì chưa đến thời điểm Đa-vít lên ngôi. Vì vậy, Đa-vít vẫn tiếp tục chăn chiên, Sa-mu-ên trở về với công việc của mình, còn Sau-lơ vẫn làm vua.

Dù làm vua của một nước, được mọi người hầu hạ, vâng phục, nhưng Sau-lơ vẫn không cảm thấy vui (cho các em xem hình Sau-lơ), không ai có thể làm cho ông vui vẻ được! Một hôm, một vị quan của Sau-lơ tâu rằng: “Thưa bệ hạ, xin để tôi tìm một người đàn thật hay đến cùng bệ hạ. Có thể tiếng đàn êm ái du dương sẽ giúp bệ hạ vui lên”. Sau-lơ đồng ý: “Tốt lắm, hãy tìm cho ta một người đàn hay”. Một người khác nói tiếp: “Tâu bệ hạ, có một người đàn rất hay. Đó là con trai ông Y-sai ở Bết-lê-hem, một cậu bé dũng cảm và có Đức Chúa Trời ở cùng”. Các em biết người này đang nói về ai không? Chính là Đa-vít. Vua Sau-lơ bảo: “Hay lắm! Hãy tìm con trai của Y-sai đến đàn cho ta nghe”.

Thấy người của vua đến, Y-sai kinh ngạc và lo sợ vô cùng. Người của vua bảo: “Hãy gởi con trai ông là Đa-vít đến cung vua, vì vua muốn nghe cậu ấy đàn”. Y-sai càng ngạc nhiên hơn khi nghe như vậy. Ông liền chuẩn bị bánh, rượu và chiên con cho Đa-vít làm lễ vật dâng vua.

Đa-vít vâng lời cha, vào cung ra mắt vua. Từ đó, mỗi khi vua cảm thấy không vui, Đa-vít liền đàn cho vua nghe (xem hình). Tiếng đàn êm dịu của Đa-vít khiến Sau-lơ được an ủi, tâm hồn nhẹ nhàng, vui vẻ trở lại.

Các em thấy không, Đa-vít sử dụng tài năng trau dồi bấy lâu nay để giúp vua Sau-lơ. Đức Chúa Trời ban cho Đa-vít năng khiếu âm nhạc. Đa-vít cố gắng tập luyện nên cậu đàn rất hay. Cậu dùng âm nhạc bày tỏ lòng yêu mến Chúa và giúp người khác. Đức Chúa Trời cũng chuẩn bị cho Đa-vít cơ hội hầu việc Ngài. Các em cũng vậy, hãy trau dồi khả năng Chúa ban và làm những việc được giao cách hết lòng. Các em có làm được không? Chúa vui lòng khi các em biết dùng khả năng Chúa ban để giúp người khác và phục vụ Ngài.

  1. Ứng dụng.

– Hướng dẫn các em đọc trong tập học viên và tìm câu trả lời (1) Đa-vít luyện tập gì? (2) Đa-vít giúp Sau-lơ bằng cách nào?

– Trong các em, có em biết đàn giống Đa-vít, có em hát hay, có em vẽ đẹp hoặc có nhiều tài năng khác.Trong mắt Đức Chúa Trời, các em đều đặc biệt. Đức Chúa trời dựng nên mỗi người với khả năng khác nhau.

– Hướng dẫn các em làm bài tập “Em thích làm gì?” Hãy đánh dấu các mục sinh hoạt em thích, vì có khả năng gì, em sẽ thích làm việc ấy.

– Các em không nhìn thấy ưu hay khuyết điểm của mình nhưng bạn bè thấy rất rõ. Vậy, các em hãy luân phiên nêu điểm tốt của nhau, khích lệ nhau những việc làm có ích, ví dụ: “Bạn An cẩn thận, luôn dọn dẹp mọi thứ gọn gàng, ngăn nắp…”. Giúp các em nhận thấy những ưu điểm của mình để phát huy những khả năng khác.

– Giải thích cho các em hiểu, không phải Đức Chúa Trời đòi hỏi mọi việc đều phải làm tốt, nhưng Ngài muốn các em phải làm cách hết lòng để bày tỏ lòng em yêu mến Ngài.

BÀI 4. NHẠC SĨ CUNG ĐÌNH (HV)

I. KINH THÁNH: 1Sa-mu-ên 16:14-23.

II. CÂU GỐC: “Hễ làm việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa, chớ không phải làm cho người ta” (Cô-lô-se 2:23).

III. BÀI TẬP.

A. EM THÍCH LÀM GÌ?

Đánh dấu X vào những việc mà em thích làm:

Bơi lội.           Đàn.

Đọc sách.      Nấu ăn.

Vẽ.      Chơi trò chơi.

Hát.     Những việc khác.

B. CÁC BẠN NẦY ĐÃ LÀM GÌ SAU KHI HỌC LỜI CHÚA?

 

  1. NHỮNG ĐIỀU EM LÀM:
  2. Viết ra những điều em làm trong tuần để bày tỏ lòng yêu mến Chúa…………………………….………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………

  1. Em sẽ lo trau dồi khả năng nào để giúp đỡ người khác?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

BÀI 3. NGƯỜI ĐƯỢC CHỌN (GV -HV)

BÀI 3. NGƯỜI ĐƯỢC CHỌN (GV -HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ III. 2016 on 13 Tháng Bảy, 2018

BÀI 3. NGƯỜI ĐƯỢC CHỌN (GV)

 I. KINH THÁNH: 1Sa-mu-ên 16:1-13.

II. CÂU GỐC: “Nguyện lời nói của miệng tôi, sự suy gẫm của lòng tôi được đẹp ý Ngài” (Thi Thiên 19:14).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Đức Chúa Trời chọn Đa-vít làm vua vì biết ông có lòng kính sợ và vâng phục Ngài.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời biết rõ mỗi lòng của các em, Ngài muốn các em sống đẹp ý Ngài.

– Hành động:

* Đọc Kinh Thánh để tìm hiểu Chúa muốn các em làm gì.

* Cầu nguyện xin Chúa giúp các em biết suy nghĩ chín chắn.

* Xin Chúa giúp các em biết vâng phục ý muốn của Ngài và thực hiện ngay từ hôm nay.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

Em tìm được không?

1. Mục đích: Giúp các em hiểu về:

Đa-vít – Bết-lê-hem – Ý nghĩa của việc xức dầu.

2. Vật liệu: Làm sẵn một bảng câu hỏi bằng giấy cứng (55 x 70cm), 4 tấm thiệp tài liệu (xem hình), xem Kinh Thánh và gạch dưới (Lu-ca 2:11), viết màu, mỗi em một thẻ trả lời nhỏ (3 x 5cm), kẹp giấy.

  1. Thực hiện:

– Giáo viên treo bảng câu hỏi lên.

– Phát cho mỗi em một thẻ trả lời 3 x 5cm (ghi “Em tìm được” và tên của em), sau đó giải thích qua nội dung của bốn bảng tài liệu.

– Xem bảng câu hỏi, em nào tìm ra câu trả lời, đem ngay thẻ của mình lên và kẹp kế bên câu hỏi (xem hình).

– Làm xong, giáo viên căn cứ theo thẻ kẹp trên bảng để hỏi và các em trả lời. Khen thưởng những câu trả lời đúng và bổ sung những câu trả lời thiếu hoặc sai.

Hình Sa-mu-ên và Ê-li-áp (xem phụ lục), 4 bảng tài liệu tham khảo (trong phần “Sinh hoạt đầu giờ”), tập học viên bài 3.

  1. BÀI HỌC KINH THÁNH.

* Phương pháp: Kể chuyện có hình, hỏi đáp và diễn kịch.

  1. Vào đề.

Đa-vít là con út trong tám người con trai của ông Y-sai, như vậy, Đa-vít có mấy người anh? (Bảy người). Hằng ngày Đa-vít được giao việc chăn bầy chiên cho cha mình. Đa-vít là người chăn chiên tốt, thường dẫn chiên đến đồng cỏ xanh tươi, suối nước bình tịnh. Lúc nào Đa-vít cũng hết lòng chăm sóc và bảo vệ chiên khỏi những hiểm nguy. Khi chiên đã no nê, nằm nghỉ trên thảm cỏ êm ái, Đa-vít ngồi dưới bóng cây râm mát, đàn hát cho chiên nghe những bài do ông sáng tác.

  1. Bài học.

Cứ thế, ngày tháng trôi qua, Đa-vít vui vẻ với cuộc sống chăn chiên cho đến một ngày, một chuyện lạ xảy ra làm thay đổi cuộc đời của cậu.

Hôm đó, Đa-vít dẫn bầy chiên ra đồng như thường lệ, không biết rằng có một cụ già tên là Sa-mu-ên đến thành Bết-lê-hem. Đức Chúa Trời bảo ông đến đây tìm một vị vua mới. Chúa phán với ông: “Sau-lơ là một vị vua không tốt, chẳng biết kính sợ Ta, cũng không vâng lời Ta. Vì thế, thay vì để con trai Sau-lơ lên nối ngôi cha, Ta sẽ chọn một vị vua mới. Ngươi hãy đến Bết-lê-hem, tìm gặp con trai của Y-sai. Ta sẽ chỉ cho ngươi chọn một trong tám con trai của Y-sai làm vua”.

Sa-mu-ên tìm đến nhà Y-sai và bảo muốn gặp các con của ông. Y-sai liền gọi các con mình từng người một đến trước mặt Sa-mu-ên. Đầu tiên là người con trưởng cao lớn, khôi ngô tuấn tú tên là Ê-li-áp. Sa-mu-ên nghĩ bụng: “Chắc đây là người Đức Chúa Trời chọn làm vua”, nhưng Đức Chúa Trời phán: “Chớ xem về bộ dạng và hình vóc cao lớn của nó, vì Ta đã bỏ nó. Loài người nhìn thấy bề ngoài nhưng Đức Chúa Trời nhìn thấy trong lòng”. Chúa là Đấng thấu hiểu lòng người. Ngài biết Ê-li-áp không phải là vị vua tốt.

Bây giờ chúng ta cùng đóng vai các con trai khác của Y-sai đến gặp Sa-mu-ên. (Giáo viên hướng dẫn các em đóng kịch theo tập học viên bài 29 – Diễn xong cho các em xem hình Sa-mu-ên xức dầu cho Đa-vít). Như vậy, cha và các anh của Đa-vít đã chứng kiến việc Sa-mu-ên xức dầu cho Đa-vít. Mọi người biết Đức Chúa Trời chọn Đa-vít làm một việc đặc biệt, nhưng chưa biết ấy là việc gì, vì Sa-mu-ên không nói ra điều đó.

Theo các em thì tại sao Đức Chúa Trời chọn Đa-vít làm vua? (Cho các em trả lời). Đức Chúa Trời biết Đa-vít yêu mến và vâng lời Ngài. Sau này, Đa-vít phạm tội không vâng lời Chúa nhưng vì ông ăn năn, nên Ngài tha thứ và giúp ông trở lại con đường ngay thẳng.

Đức Chúa Trời hiểu rõ lòng người, Ngài biết Đa-vít sẽ trở thành một vị vua tốt.

  1. Ứng dụng.

– Đa-vít yêu mến Chúa nhưng ông cũng biết vâng phục Chúa là một việc không dễ. Đôi khi các em cũng cảm thấy như vậy phải không? Các em có luôn vâng lời cha mẹ không?

– Đa-vít biết cần nhờ cậy Chúa để sống vâng phục Ngài. Câu gốc hôm nay là lời cầu nguyện của Đa-vít với Đức Chúa Trời.

– Để biết mức độ tiếp thu câu gốc của các em, có thể mời vài em giải thích câu gốc. Giáo viên giải thích cho các em biết, sự suy nghĩ của các em có liên quan đến người khác. Nếu suy nghĩ tốt về một người, các em sẽ đối xử tốt với họ và ngược lại. Vì thế, các em cần sự giúp đỡ của Chúa để có suy nghĩ và hành động tốt. Các em có muốn lời cầu nguyện của Đa-vít trở thành lời cầu nguyện của mình không? Các em cùng đọc câu gốc với cả tấm lòng.

– Các em cần biết mạng lệnh của Chúa để làm theo. Câu gốc nào cho các em biết ý muốn của Đức Chúa Trời? Hãy cùng đọc những câu Kinh Thánh sau đây: Ê-phê-sô 4:32; 6:1; Lê-vi Ký 19:11. Sau đó, hướng dẫn các em làm một bảng câu gốc treo tường.

– Trong khi các em thực hiện, giáo viên hướng dẫn các em cắt câu gốc theo hình mẫu trong tập học viên, dán lên giấy hoặc dây ruy băng; khuyến khích các em vâng phục Chúa.

– Làm xong, các em dán lên tường. Sau đó, giáo viên hướng dẫn các em cầu nguyện, xin Chúa giúp các em sẵn lòng vâng lời Ngài.

BÀI 3. NGƯỜI ĐƯỢC CHỌN (HV)

I. KINH THÁNH: 1Sa-mu-ên 16:1-13.

II. CÂU GỐC: “Nguyện lời nói của miệng tôi, sự suy gẫm của lòng tôi được đẹp ý Ngài” (Thi Thiên 19:14).

III. BÀI TẬP.

A. KỊCH.

Thay đổi câu chuyện Kinh Thánh thành vở kịch ngắn, dựa theo mẫu đối thoại dưới đây:

– Dẫn chuyện: Đức Chúa Trời bảo ông Sa-mu-ên đến nhà Y-sai để chọn một vị vua mới cho dân Y-sơ-ra-ên.

– Sa-mu-ên: Chào ông Y-sai, Đức Chúa Trời chọn một trong những người con của ông làm một việc rất đặc biệt. Tôi muốn gặp các con của ông để xem Ngài chọn ai.

– Y-sai: Ồ! Thật vậy à? Tôi sẽ gọi chúng đến ngay bây giờ.

Dẫn chuyện: Bảy người con trai lớn của Y-sai đi ngang qua trước mặt của Sa-mu-ên (Bảy em lần lượt đi ngang qua.) nhưng Sa-mu-ên cứ lắc đầu…

– Sa-mu-ên: (lắc đầu) Không, không phải, Đức Chúa Trời không chọn những người nầy. Y-sai, ông còn người con nào không?

– Y-sai: Tôi còn một con út, hãy còn nhỏ. Tên nó là Đa-vít, đang chăn chiên ngoài đồng.

– Sa-mu-ên: Ông gọi nó về cho tôi xem sao.

– Dẫn chuyện: Người ta gọi Đa-vít về, cậu đến trước mặt Sa-mu-ên. Đức Chúa Trời cho Sa-mu-ên biết cậu bé nầy chính là người được Ngài chọn. Sa-mu-ên đứng lên, lấy dầu đổ trên đầu Đa-vít.

– Sa-mu-ên (xức dầu cho Đa-vít): Đa-vít, Đức Chúa Trời chọn con làm một việc đặc biệt cho Ngài. Xin Chúa ban phước cho con và công việc của con.

B. EM LÀM.

* Làm câu gốc treo tường, để nhắc các em vâng giữ lời Chúa.

1. Cắt hoặc viết lại những câu Kinh Thánh dưới đây, dán vào giấy hoặc dây ruy băng.

2. Trong tuần này, em làm theo câu gốc nào? Thêm ngôi sao vào bên cạnh câu gốc.

“Hỡi kẻ làm con cái, hãy vâng phục cha mẹ mình trong Chúa, vì điều đó là phải lắm” (Ê-phê-sô 6:1).

“Hãy ăn ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy” (Ê-phê-sô 4:32).

“Các ngươi chớ ăn trộm, ăn cắp, chớ nói dối và chớ lừa đảo nhau” (Lê-vi Ký 19:11).

Bài 2.  NGƯỜI CHĂN BẢO VỆ CHIÊN (GV-HV)

Bài 2.  NGƯỜI CHĂN BẢO VỆ CHIÊN (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ III. 2016 on 13 Tháng Bảy, 2018

Bài 2.  NGƯỜI CHĂN BẢO VỆ CHIÊN (GV)

 I. KINH THÁNH: Thi Thiên 23:4-6.

II. CÂU GỐC: “Dầu khi tôi đi trong trũng bóng chết, tôi sẽ chẳng sợ tai họa nào; vì Chúa ở cùng tôi, cây trượng và cây gậy của Chúa an ủi tôi” (Thi Thiên 23:4).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Đa-vít ca ngợi Chúa đã ở cùng, bảo vệ ông như người chăn đối với chiên mình.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời là Đấng chăn giữ em. Ngài sẵn lòng giúp đỡ, bảo vệ em trong mọi hoàn cảnh.

– Hành động: Cảm tạ Chúa vì Ngài luôn ở cùng, giúp đỡ và bảo vệ em.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Bối cảnh Kinh Thánh.

– Chuẩn bị “Bảng chọn lựa” theo mẫu sau đây (“Sinh hoạt đầu giờ” bài 1).

  1. Mục đích: Giúp các em biết cách người chăn bảo vệ chiên (Thi Thiên 23:4-6).
  2. Vật liệu: Giấy màu cứng (lớn nhỏ tùy ý nhưng màu sắc khác nhau), 4 tấm giấy cứng (12 x 15cm), bảng, keo dán.
  3. Thực hiện:

– Giáo viên chuẩn bị 4 tấm giấy cứng theo tập học viên bài 2.

– Chia các em thành 4 nhóm, mỗi nhóm chọn một mục để các em tự làm “Bảng chọn lựa”. Nếu học viên ít, có thể chọn ba mục còn một mục giáo viên giúp các em hoàn thành.

Gợi ý 1: Núi và trũng.

  1. Vật liệu: Giấy cứng 1, vải màu nâu, vài tờ giấy báo.
  2. Thực hiện: Giờ học, các em tự làm núi và thung lũng bằng vật liệu trên.

– Hỏi các em: “Trũng là gì?” (Khoảng đất giữa hai ngọn núi). “Có những lúc người chăn dẫn chiên đi vào vùng đất dốc hoặc băng ngang qua trũng. Em có thể tạo hình một trũng không?”

Gợi ý 2: Rắn, sói và sư tử.

  1. Vật liệu: Giấy cứng 2, đất sét, giấy vẽ 22 x 30cm, bút màu.
  2. Thực hiện: Cho các em dùng đất sét nặn hình rắn, sói, sư tử. Sau đó đặt rắn lên cỏ, để sói và sư tử vào nơi trũng.

– Xem trong Thi Thiên 23 những con vật nào muốn tấn công bầy chiên, và người chăn bảo vệ chiên bằng cách nào?

Gợi ý 3: Cây trượng và cây gậy.

  1. Vật liệu: Giấy cứng 3, dùng kẽm (5cm) làm trượng và (15cm) làm gậy, lấy đất sét bọc quanh kẽm.
  2. Thực hiện:

– Sau khi các em làm xong, đặt gậy và trượng vào tay người chăn.

– Xem trong Thi Thiên 23, cách người chăn dùng trượng để cứu những con chiên rơi xuống trũng và gậy để bảo vệ đàn chiên khỏi thú dữ.

Gợi ý 4: Cái chén.

  1. Vật liệu: Giấy cứng 4, đất sét.
  2. Thực hiện: Dùng đất sét làm chén và đặt vào bối cảnh lịch sử thời Kinh Thánh.

– Xem tấm giấy cứng 4 và Thi Thiên 23 để tìm ra công dụng của chén.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH

(Chuẩn bị thị cụ: Dùng 4 tấm giấy bìa vừa làm xong và hình vẽ phối hợp với kể chuyện.

1. Vào đề.

Các em thân mến, chắc hẳn có nhiều em trong các em đã thuộc lòng Thi Thiên 23. Tuần trước các em đã học phần I nói về việc người chăn dẫn chiên đến nơi an toàn. Hôm nay các em sẽ học phần II. Phần nầy nói đến việc người chăn dẫn chiên vượt qua những nguy hiểm. Bây giờ các em cùng lắng nghe nha!

2. Bài học.

a. Người Chăn Giải Cứu Khi Chiên Gặp Nguy Hiểm.

(Cho các em xem hình 2). Khi không còn đủ cỏ xanh và nước uống cho chiên, người chăn dẫn chiên đến vùng đất khác tốt hơn. Dù đôi lúc phải vượt qua những chỗ khó khăn, nguy hiểm, nhưng người chăn luôn dẫn chiên đến nơi bình yên, an toàn. Các em thử đoán xem khi đi qua những chỗ nguy hiểm chiên cảm thấy như thế nào? Điều gì khiến chiên sợ hãi? (Bóng tối, thú dữ rình rập tấn công). Người chăn luôn cầm trên tay vật gì? (Gậy và trượng). Người chăn dùng những vật nầy để làm gì? (Giúp các em nhớ lại những gì đã làm trong “Sinh Hoạt Đầu Giờ”).

Người chăn thường dùng cây trượng vỗ nhẹ lên lưng chiên để chỉ đường (dùng động tác làm ví dụ) hoặc báo hiệu người chăn đang ở gần bảo vệ chiên. Từ trong bóng tối của trũng, thú dữ có thể bất ngờ tấn công, nhưng cây trượng và cây gậy của người chăn luôn bảo vệ khiến chiên an lòng. Chiên biết người chăn yêu thương và sẵn sàng bảo vệ chiên trong bất kỳ hoàn cảnh nào “Tôi sẽ chẳng sợ tai họa nào” có ý nghĩa gì? (Tôi tin chẳng có điều nào có thể làm hại được tôi.)

Đáng sợ nhất là những con rắn ẩn trong cỏ rậm, có thể lao ra cắn chiên bất cứ lúc nào. Để đề phòng điều ấy, người chăn phải làm gì? (Dùng gậy đập đuổi rắn). Người chăn còn nhổ bỏ cỏ độc và cỏ gai để chiên khỏi bị nguy hiểm vì ăn nhằm những thứ đó.

Nhìn vào hình, em thấy gì trong hang núi? Khi chiên đang gặm cỏ, người chăn làm cách nào để bảo vệ chiên khỏi bị tấn công? Người chăn chuẩn bị tiệc cho chiên như thế nào? (Không phải một bàn đầy thức ăn, nhưng ý muốn nói dẫn chiên đến nơi có cỏ non xanh tươi và bình yên.)

b. Người Chăn Chăm Sóc Khi Chiên Mệt Mỏi Và Bị Thương.

Chiều tối, người chăn dẫn chiên về, đứng ngoài cửa chuồng và đếm từng con khi chiên vào. Vì sao phải làm thế? Người chăn muốn kiểm tra xem chiên có bị thiếu mất và bị thương tích gì không? Nếu có, theo các em, người chăn sẽ làm gì? (Kiếm tìm chiên lạc, xức thuốc, băng bó, chữa trị cho chiên bị thương). Vì thế, Kinh Thánh nói rằng: “Ngài xức dầu cho đầu tôi”. Người chăn làm gì khi chiên mệt mỏi, khát nước? Người chăn sẽ pha thuốc khi đổ nước vào máng cho chiên uống.

Chắc chắn khi viết Thi Thiên này, Đa-vít nghĩ đến việc hằng ngày người chăn chăm sóc chiên bằng nhiều cách. Cũng vậy, Đức Chúa Trời chăm sóc các em mỗi ngày (hình 2). Chiên tin cậy và sống vui vẻ trong tình thương của người chăn chiên, thì Đa-vít cũng vui hưởng tình thương vĩnh cữu của Đức Chúa Trời. Đa-vít đã luôn trông cậy vào Đấng yêu thương và chăm sóc ông.

3. Ứng dụng.

Đây là dịp tiện để giáo viên biết nguyên nhân khiến các em lo sợ. Chia các em thành từng nhóm nhỏ để dễ chia sẻ cảm xúc lo sợ ấy. Dùng câu hỏi gợi ý giúp các em thảo luận. Sau đó, giúp các em nhận biết và tin cậy nơi người chăn là Chúa Giê-xu, Ngài sẽ giúp các em giải quyết mọi nan đề.

– Cho các em xem tập học viên bài 2. Hỏi các em: Nhìn gương mặt các bạn trong hình, các em đoán xem họ đang gặp phải chuyện gì? Tâm trạng như thế nào? (Đi lạc, ở nhà một mình, mẹ đi vắng nên sợ hãi…). Nếu các em chưa chuẩn bị câu trả lời, giáo viên có thể gợi ý: “Trời tối đen như mực, Minh cảm thấy vô cùng sợ hãi, còn Hồng thì khuya rồi mới nhớ mình quên học bài ngày mai”.

– Sau khi thảo luận, giáo viên hướng dẫn các em viết câu trả lời vào tập học viên.

– Sau đó, giáo viên hướng dẫn các em học câu gốc và tóm tắt Thi Thiên 23. Để dẫn chiên đến đồng cỏ xanh tươi, người chăn phải đưa chiên vượt qua trũng bóng chết. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào Chúa Giê-xu cũng bảo vệ, chăm sóc và an ủi các em.

– Hỏi các em: “Khi sợ hãi, lo âu các em làm gì?” (Cảm tạ Chúa đã luôn ở cùng em và cầu xin Chúa giúp đỡ em trong hoàn cảnh ấy). Hướng dẫn các em cùng cầu nguyện.

V. PHỤ LỤC.

– Giúp các em hiểu thế nào là sự chết và thiên đàng.

Trẻ 7-8 tuổi thường sợ chết vì các em nhận thức cách mơ hồ về điều nầy. Nếu giáo viên thấy cần giúp đỡ các em có quan niệm đúng đắn về sự chết, nhất là “trũng bóng chết” trong Thi Thiên 23, xin tham khảo một số ý kiến sau:

Khi người thân qua đời, chúng ta thường đau buồn một thời gian. Có em nào trải qua tâm trạng nầy chưa? Và việc gì sẽ xảy ra khi bước qua cuộc đời nầy? Giúp các em hiểu rằng con người chỉ chết phần thể xác, còn linh hồn không nhìn thấy được, không nắm bắt được sẽ không chết. Qua đó, các em nhận biết tình yêu thương của Chúa. Nếu em tin nhận Chúa Giê-xu và trở nên con cái Ngài, khi qua đời, linh hồn của em sẽ trở về thiên đàng để cùng sống đời đời với Chúa Giê-xu.

Các em không thể nhìn thấy thiên đàng, nhưng qua Kinh Thánh, chúng ta biết một số điều về nơi ấy. Kinh Thánh cho biết thiên đàng là nơi không có bệnh tật hoặc nước mắt, người sống trên thiên đàng sẽ không có sự chết hoặc đau khổ, linh hồn họ luôn vui mừng và an nghỉ trong Chúa. Vì thế, chết không phải là điều đáng sợ, vì sau khi chết các em sẽ đến thiên đàng gặp Chúa và sống đời đời với Ngài.

Nếu các em hỏi về thiên đàng mà bạn chưa biết, hãy thành thật nói: “Có nhiều điều hiện nay chúng ta chưa hiểu hết, nhưng đến lúc gặp Chúa, chúng ta sẽ biết rõ”.

Bài 2.  NGƯỜI CHĂN BẢO VỆ CHIÊN (HV)

I. KINH THÁNH: Thi Thiên 23:4-6.

II. CÂU GỐC: “Dầu khi tôi đi trong trũng bóng chết, tôi sẽ chẳng sợ tai họa nào; vì Chúa ở cùng tôi. Cây trượng và cây gậy Chúa an ủi tôi” (Thi Thiên 23:4).

III. BÀI TẬP.

A. TÔ MÀU HÌNH VẼ.

Em là người chăn chiên.

 

B. CHÚNG TA CÙNG LÀM.

1. Núi Và Thung Lũng.

Lấy giấy báo vo thành hình nón rồi phủ giấy hoặc vải màu nâu lên làm núi, đặt lên giấy màu xanh lá cây (thung lũng).

 

 

 

2. Rắn, Sói Và Sư Tử.

Vẽ hoặc lấy đất sét làm rắn, sói và sư tử, sau đó đặt vào núi và thung lũng.

 

 

 

 

3. Gậy Và Trượng.

Dùng đất sét và kẽm làm gậy. Người chăn chiên dùng gậy để bảo vệ chiên khỏi thú dữ làm hại.

Dùng đất sét và kẽm làm cây trượng.

Đọc Thi Thiên 23:4-6 rồi cho biết người chăn dùng cây trượng làm gì?

4. Chén.

Đôi khi bên cạnh giếng hoặc máng nước có đặt chén cho chiên con uống nước. Dùng đất sét làm chén, đặt bên cạnh giếng.

C. EM ĐOÁN XEM.

Nhìn nét mặt của hai bạn nầy như thế nào? Họ sợ gì? Họ nghĩ gì?