Tác giả: andynguyen

BÀI 11. CHÚA GIÊ-XU SỐNG LẠI (GV-HV) 

BÀI 11. CHÚA GIÊ-XU SỐNG LẠI (GV-HV) 

in NHI ĐỒNG, QUÍ II. 2016 on 9 Tháng Bảy, 2018

BÀI 11. CHÚA GIÊ-XU SỐNG LẠI (GV) 

I. KINH THÁNH: Lu-ca 24:1-12.

II. CÂU GỐC: “Ngài không ở đây đâu, song Ngài đã sống lại rồi” (Lu-ca 24:6).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Chúa Giê-xu sống lại theo kế hoạch của Đức Chúa Trời.

– Cảm nhận: Sự kiện Chúa Giê-xu sống lại là sự thật.

– Hành động: Em tin chắc Chúa Giê-xu thật đã sống lại.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Tìm xem.

1. Chuẩn bị: Sách học viên, bài tập “Tìm xem”.

2. Thực hiện: Trước hết hướng dẫn các em hoàn tất bài tập “Tìm xem”. Sau đó hỏi các em: Khi đồ vật yêu thích của em bị thất lạc, em cảm thấy thế nào? Mục đích của bài tập nầy nhằm giúp các em nhận biết tâm trạng của những người phụ nữ khi không thấy xác của Chúa Giê-xu.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

(Chuẩn bị thị trợ: Photo lớn trang tài liệu 16-17 trong sách giáo viên, rồi tô màu cho đẹp).

  1. Vào đề.

Giả sử các em đau ốm hoặc bị lạc đường, thì ai sẽ lo lắng, đau buồn? (Cho các em trả lời). Đúng rồi, chắc chắn đó sẽ là người thân trong gia đình, bạn thân, thầy cô…

Các em còn nhớ tuần trước chúng ta có nói đến sự đau đớn của Chúa Giê-xu trên cây thập tự không? Hãy đoán xem những người nào sẽ đau lòng vì thương Chúa? Có phải là quân lính hành hình Ngài không? (Cho các em trả lời). Có phải là vị quan đã định tội Chúa Giê-xu? (Các em trả lời). Có phải là những người đã hãm hại Chúa? (Các em trả lời). Vậy đó là những ai? (Các em trả lời). Chắc chắn đó là những người yêu mến Chúa Giê-xu, tận mắt thấy cảnh Ngài chịu đau đớn. Họ là các môn đồ đi theo Chúa Giê-xu, mẹ của Chúa Giê-xu và những người phụ nữ chăm sóc Ngài, ngoài ra còn có những người tin kính Chúa Giê-xu cách kín giấu.

Trong số đó có một người rất giàu có tốt bụng, vì lòng yêu mến Chúa đã lấy ngôi mộ chuẩn bị cho mình chôn cất Chúa Giê-xu. Ông đến xin quan tổng đốc cho đem thi thể Chúa Giê-xu về, dùng vải liệm tốt nhất mà bọc, rồi cẩn thận để vào mộ. Thời xưa ngôi mộ là một cái huyệt đục vào đá, bên trong rộng như căn nhà, bên ngoài có một hòn đá lớn chặn cửa huyệt lại, để thú dữ không thể chui vào được.

Đêm thứ sáu, những người phụ nữ từ Ga-li-lê đi theo Chúa, tận mắt thấy Chúa Giê-xu đau đớn chết trên cây thập tự, họ xót xa vô cùng. Và khi thấy có người đứng ra an táng Chúa Giê-xu, họ cũng được an ủi phần nào. Mặc dù không muốn rời khỏi đó, nhưng họ cũng phải về vì ngày hôm sau là ngày Sa-bát, ngày nghỉ của dân Do-thái, không ai được làm bất cứ công việc gì.

Đến ngày thứ ba, tức là Chúa Nhật, trời vừa mờ sáng, những phụ nữ ấy chuẩn bị thuốc thơm đem đến mộ của Chúa. Họ nói với nhau: “Chúng ta hãy đi nhanh lên! Phải nhanh chóng đem thuốc thơm xức xác của Chúa Giê-xu”. Khi đến gần ngôi mộ của Chúa Giê-xu, họ hết sức ngạc nhiên. Các em có biết tại sao không? (Cho các em trả lời). Họ hỏi nhau: “Có phải chúng ta đã thấy tảng đá lớn chặn cửa mộ rồi phải không? Tại sao bây giờ cửa mộ lại mở toang như thế?” Khi phát hiện không có xác của Chúa Giê-xu trong mộ, họ rất bối rối. Làm thế nào đây? Ai đã lấy xác của Chúa Giê-xu? Đang thắc mắc, bỗng xuất hiện hai thiên sứ mặc áo sáng láng khiến họ sợ hãi, cúi mặt xuống đất. Thiên sứ nói với họ: “Tại sao các ngươi tìm người sống trong mồ mả? Chúa không ở đây đâu, Ngài sống lại rồi. Các người có nhớ Ngài từng nói rằng: Ngài phải bị nộp trong tay bọn gian ác, bị đóng đinh trên cây thập tự, đến ngày thứ ba sẽ sống lại sao?” Họ như sực tỉnh: “Đúng rồi, tôi đã nhớ lại rồi”. Họ nhanh chóng chạy về thuật lại cho mọi người, nhưng các môn đồ và những người khác lại không tin (trình bày hình vẽ). Phi-e-rơ liền chạy đến mộ, cúi xuống nhìn vào trong, chỉ thấy vải liệm mà thôi. Ông trở về, ngạc nhiên không biết thi hài Chúa ở đâu.

Các em có cảm thấy lạ không? Tại sao Chúa Giê-xu lại biết trước những sự việc sẽ xảy ra đối với Ngài? (Cho các em trả lời). Bởi vì Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời, Ngài biết kế hoạch của Đức Chúa Trời, và biết chắc rằng Đức Chúa Trời sẽ khiến Ngài từ kẻ chết sống lại. Em có tin chắc Chúa Giê-xu đã thật sự sống lại không?

  1. Ứng dụng.

Cho các em thảo luận bằng cách trả lời các câu hỏi sau: Ai đã an táng Chúa Giê-xu? Chúa Giê-xu được chôn ở đâu? Những người đàn bà đến mộ Chúa Giê-xu vào lúc nào? Tại sao họ kinh ngạc? Họ tìm được xác của Chúa Giê-xu không? Tại sao?

Sau đó hướng dẫn các em làm bài tập “Thật và giả”, rồi thảo luận về cách nhìn của hai sự kiện trên (1), (2), (3) là câu chuyện thần thoại, hư cấu, không thể xem là sự thật. Chỉ có sự kiện Chúa Giê-xu là sự thật. Ngài đã từ kẻ chết sống lại.

Các em thân mến, đa số các em thích xem truyện thần thoại hoặc phim khoa học giả tưởng, nhưng các em biết đó không phải là những sự việc có thật trong cuộc sống. Sự sống lại của Chúa Giê-xu không giống như những câu chuyện nầy mà đó là một sự kiện có thật. Bài học sau cô (thầy) sẽ đưa ra cho các em những chứng cứ khác. Bây giờ chúng ta cùng cầu nguyện: “Cha thân yêu của chúng con, Ngài thật kỳ diệu. Bởi quyền năng của Ngài có thể khiến Chúa Giê-xu từ kẻ chết sống lại. Chúng con hết lòng cảm tạ Ngài và cầu nguyện trong danh Chúa Giê-xu. Amen.

BÀI 11. CHÚA GIÊ-XU SỐNG LẠI (HV)

 I. KINH THÁNH: Lu-ca 24:1-12.

II. CÂU GỐC: “Ngài không ở đây đâu, song Ngài đã sống lại rồi” (Lu-ca 24:6).

III. BÀI TẬP.

A. TÌM XEM.

Lan không tìm thấy con gấu bông yêu thích của mình, em có thể tìm giúp Lan không?

B. THẬT HAY GIẢ.

Em hãy phân biệt những sự việc dưới đây, sự việc nào là thật đánh dấu V, sự việc giả đánh dấu X.

1. Hằng Nga lên mặt trăng.

2. Đô-rê-mon dẫn Nô-bi-ta đi đến tương lai.

3. A-li-ce đến đất nước người tí hon.

4. Chúa Giê-xu bị đóng đinh trên thập tự giá, ba ngày sau sống lại.

BÀI 11.  CỠI LỪA VÀO THÀNH (GV-HV)

BÀI 11.  CỠI LỪA VÀO THÀNH (GV-HV)

in ẤU NHI, QUÍ II. 2016 on 9 Tháng Bảy, 2018

 

BÀI 11.  CỠI LỪA VÀO THÀNH (GV)

 I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 21:1-11, 15-16; Mác 11:1-11; Lu-ca 19:29-40; Giăng 12:12-19.

II. CÂU GỐC: “Hãy ca tụng Đức Chúa Trời ngươi” (Thi 147:12).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Khi Chúa Giê-xu cỡi lừa vào thành cũng có nhiều trẻ em ca hát chúc tụng Ngài, hoan nghênh Ngài.

– Cảm nhận: Hát thánh ca là ca ngợi Đức Chúa Trời.

– Hành động: Dùng bài hát, thơ ca để ca ngợi Đức Chúa Trời bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

Cho các em hát những bài hát đã được tập, với tinh thần tôn vinh ca ngợi Chúa.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào bài.

Các em thân mến, mỗi lần đến lớp Trường Chúa nhật, giáo viên thường dạy các em hát, các em có thích không? Các em có biết ca hát là để làm gì không? Là để ca ngợi Đức Chúa Trời, để làm chúng ta vui vẻ. Chúa rất thích nghe các em hát. Các em biết không, trẻ thơ đã có lần làm cho Chúa Giê-xu cảm thấy thật là vui đó các em. Đó là dịp nào, các em hãy theo dõi câu chuyện để biết nhé.

  1. Bài học.

Một hôm, Chúa Giê-xu cùng các môn đồ đi vào thành Giê-ru-sa-lem. Các em tưởng tượng xem, Chúa Giê-xu đi bằng gì vào trong thành? (Cho các em trả lời). Chúa Giê-xu cỡi một con lừa con. Có em nào thấy con lừa chưa? Đây là hình con lừa (cho các em xem hình). Chúa Giê-xu đã cỡi lừa vào trong thành.

Khi dân chúng trong thành biết Chúa Giê-xu sắp vào thành, họ liền chạy ra đón rước Ngài. Nhiều người cởi áo mình trải ra trên đất để Chúa đi qua, cũng có nhiều người bẻ nhánh cây trải ra trên đường để đón Chúa, hoặc cầm trên tay phất lên để hoan nghênh Chúa. Họ cùng la lớn lên rằng: “Hô-sa-na! Hô-sa-na! (Nghĩa là “Đáng chúc tụng cho Đấng nhân danh Chúa mà đến”). Cả thành đều náo nức, rộn ràng chào đón Chúa Giê-xu.

Các em xem hình vẽ: Ngoài Chúa Giê-xu, các môn đồ và nhiều người lớn, còn có ai nữa? (Để các em trả lời). Đúng rồi, còn có một số trẻ em cũng như các em vậy. Các em rất vui mừng vì được tận mắt nhìn thấy Chúa Giê-xu. Miệng của các em ca hát, chúc tụng Chúa Giê-xu, tay các em cũng cầm nhánh cây hoan nghinh Chúa.

Chúa Giê-xu thấy nhiều người chào đón như vậy, Ngài rất vui và thỏa lòng vì ngay cả những trẻ em cũng ca hát, chúc tụng Ngài rất sốt sắng, hết lòng.

Nhưng lúc ấy, trong lòng Chúa cũng biết rằng chỉ vài ngày nữa thôi, người ta sẽ bắt Ngài, đánh Ngài và đem đóng đinh trên thập tự giá. Nhưng Chúa Giê-xu vì yêu thương các em, yêu thương cô (thầy), yêu thương tất cả mọi người nên Ngài chịu những điều đó để có thể cứu chúng ta khỏi sự hình phạt của tội lỗi và khỏi sự chết.

  1. Ứng dụng.

Các em thân mến, Chúa yêu thương các em như vậy, các em có yêu mến Chúa không? Các em có thích hát ca ngợi Chúa không? Chúa rất thích nghe các em hát ca ngợi Ngài. Vì vậy, các em không chỉ hát khi đến nhà thờ, ở trong lớp Trường Chúa nhật thôi mà còn có thể hát bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào để Chúa vui lòng, các em nhé.

Bài 11. CỠI LỪA VÀO THÀNH (HV)

 I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 21:1-11, 15-16; Mác 11:1-11; Lu-ca 19:29-40; Giăng 12:12-19.

II. CÂU GỐC: “Hãy ca tụng Đức Chúa Trời ngươi” (Thi 147:12)

 

BÀI 10.  ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG QUÊN EM (GV-HV)

BÀI 10.  ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG QUÊN EM (GV-HV)

in QUÍ II. 2016, THIẾU NHI on 9 Tháng Bảy, 2018

BÀI 10.  ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG QUÊN EM (GV)

 I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 41,42.

II. CÂU GỐC: “Đàn bà há dễ quên con mình cho bú, không thương đến con trai ruột mình sao? Dầu đàn bà quên con mình, ta cũng chẳng quên ngươi” (Ê-sai 49:15).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Trong mọi sự, Giô-sép vẫn tin cậy Đức Chúa Trời, nên Ngài ban thưởng cho Giô-sép.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời không bao giờ quên con cái Ngài.

– Hành động: Yêu mến và phó thác cuộc sống, tương lai cho Chúa.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

Viết sẵn Thi Thiên 139:1-12 lên bảng. Viết to, rõ ràng để các em có thể thấy được. Sau đó cho các em biết rằng Đức Chúa Trời không bao giờ quên các em, vẫn ở cùng và giúp đỡ trong hoạn nạn. Vì thế, chúng ta phải ca ngợi Đức Chúa Trời. Ngày xưa, người Do thái xem Thi Thiên là những bài ca ngợi Chúa và họ thường đọc trong khi thờ phượng. Hôm nay, các em sẽ ca ngợi Chúa Thi Thiên 139:1-12. Nói rõ cho các em cách đọc như sau.

– Ngưng ở những nơi có dấu /.

– Đọc to và nhanh ở những chỗ có dấu – gạch dưới.

– Nhỏ và nhẹ nhàng ở những chỗ có dấu ~ gạch dưới.

– Ghi rõ những câu Kinh Thánh nào là tổ một đọc, những câu Kinh Thánh nào là tổ hai đọc, những câu Kinh Thánh nào đọc chung.

– Chia các em thành hai tổ, đọc theo qui ước như trên. Cho các em ngồi thẳng lưng, ngẩng cao đầu khi đọc, và hòa lòng vào phân đoạn Kinh Thánh nầy.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH

  1. Vào đề.

Các em thân mến! Khi các em xin cha mẹ một điều gì đó, mà cha mẹ vì bận rộn công việc chưa làm được, thì các em cảm thấy như thế nào? (Sẽ có nhiều ý kiến cho rằng cha mẹ không quan tâm, không thương… Lắng nghe ý kiến của các em). Các em đừng buồn, chị nghĩ rằng cha mẹ rất yêu thương và quan tâm đến các em. Nếu có sự chậm trễ xảy ra, chắc chắn phải có lý do hợp lý mà các em không hiểu tới, chứ không phải ba mẹ không yêu thương các em đâu. Trong phương diện tâm linh, Đức Chúa Trời là cha, Ngài cũng không bao giờ quên các em. Đời sống Giô-sép sẽ cho các em thấy điều đó.

  1. Bài học.

(1) Giô-sép ra khỏi tù.

Hai năm sau, Pha-ra-ôn nằm chiêm bao thật là lạ, và khi thức dậy, vua cảm thấy bồn chồn, lo lắng. Tức thì, tất cả những người thông minh tài giỏi nhất xứ Ai-cập đều được mời đến, để giải thích ý nghĩa của giấc chiêm bao. Nhưng không một ai có thể giải nghĩa được. Không khí trong cung điện trở nên căng thẳng, vì Pha-ra-ôn rất bực dọc. Các quan cận thần không biết phải làm sao, bỗng nhiên vị quan dâng rượu sực nhớ đến giấc mơ của mình hơn hai năm trước, và chàng trai trẻ đã giải nghĩa giấc mơ cho mình, đang ở trong tù. Vị quan dâng rượu vội vàng tâu với vua và lập tức tù nhân Giô-sép được thả ra.

(2) Giô-sép gặp vua.

Ra khỏi nhà giam với tâm trạng vui mừng lẫn hồi hộp, Giô-sép biết chắc Đức Chúa Trời không bao giờ quên chàng. Dù không biết điều lành hay điều dữ sẽ chờ đợi mình khi gặp Pha-ra-ôn, nhưng Giô-sép tin rằng Đức Chúa Trời đang dẫn dắt ở phía trước.

Giô-sép được sửa soạn tươm tất, ăn mặc chỉnh tề và ra mắt Pha-ra-ôn. Pha-ra-ôn nói: “Ta nghe nói ngươi có tài giải nghĩa giấc mơ, nên ta cho gọi ngươi đến đây, vì ta mơ một giấc mơ lạ mà không có ai giải nghĩa được”. Giô-sép đáp: “Tâu bệ hạ, tôi không có tài đó. Nhưng Đức Chúa Trời sẽ giải nghĩa giấc mơ nầy cho bệ hạ”.

Lúc trước, Giô-sép hay khoe điềm chiêm bao của mình, nhưng bây giờ đứng trước Pha-ra-ôn là người không tin Đức Chúa Trời, Giô-sép đã tôn cao Chúa và giành sự vinh hiển cho Ngài. Những ngày tháng gian khổ đã rèn luyện Giô-sép trưởng thành hơn, trong sự nhận biết Chúa.

Pha-ra-ôn thuật lại cho Giô-sép giấc mơ của mình. “Trẫm thấy từ dưới sông đi lên bảy con bò mập tốt, đứng ăn cỏ trên bờ. Bỗng nhiên, có bảy con bò khác gầy guộc cũng từ dưới sông đi lên, ăn thịt bảy con bò béo tốt. Ăn xong rồi mà vẫn thấy gầy guộc. Sau đó, ta lại thấy bảy gié lúa chắc mọc lên từ một cây lúa, rồi xuất hiện bảy gié lúa lép, bị gió thổi héo. Bảy gié lúa lép nuốt chửng bảy gié lúa chắc”.

Giô-sép lắng nghe điềm chiêm bao của Pha-ra-ôn, thì tâu rằng: “Hai giấc mơ của bệ hạ đều có ý nghĩa giống nhau. Đức Chúa Trời báo trước cho bệ hạ những việc Ngài sẽ làm. Trong xứ sẽ có bảy năm được mùa dư dật, nhưng bảy năm tiếp theo sẽ có đói kém lớn. Bệ hạ nên chọn một người thông minh sáng suốt, lập làm tể tướng. Người nầy có trách nhiệm thu mua lương thực, tồn trữ vào kho trong bảy năm được mùa, để chuẩn bị cho bảy năm đói kém. Như thế, xứ của bệ hạ sẽ không bị nạn đói kém làm cho điêu tàn”.

Pha-ra-ôn rất vui lòng với lời lẽ khôn ngoan của Giô-sép, và vua nhận thấy trong đất nước mình không có ai tài giỏi hơn chàng trai trẻ nầy. Giô-sép là người thích hợp nhất để chọn làm tể tướng. Pha-ra-ôn nói cùng Giô-sép: “Ngươi có sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Vậy, ngươi  sẽ lên cai trị đất nước của trẫm. Toàn dân sẽ vâng theo mệnh lệnh của ngươi. Trẫm lớn hơn ngươi chỉ vì ngự ngôi vua mà thôi”. Nói xong, vua tháo chiếc nhẫn trên tay mình, đeo vào tay Giô-sép (chiếc nhẫn biểu tượng cho uy quyền của vua), truyền đem áo cẩm bào mặc vào và đeo dây chuyền vàng vào cổ cho Giô-sép.

(3) Giô-sép làm tể tướng Ai-cập.

Thật là một sự đổi thay quá lớn đối với Giô-sép, mà chàng không bao giờ nghĩ tới. Từ một tù nhân trở thành tể tướng xứ Ai-cập, nắm quyền cai trị toàn đất nước. Bây giờ Giô-sép có quyền hành trong tay, đi đến đâu cũng được dân trong xứ quỳ lạy và tôn trọng. Trong bảy năm được mùa, Giô-sép làm việc rất bận rộn. Chàng đi đến vùng nào, thì thu mua lúa mì và chở về khu trung tâm của vùng đó. Lương thực được thu mua nhiều không xiết kể, chứa đầy các kho của Pha-ra-ôn. Đức Chúa Trời đã ban cho Giô-sép địa vị cao trọng nhất xứ Ai-cập, được giàu có, quyền thế và gia đình hạnh phúc.

  1. Ứng dụng.

Các em thân mến! Cuộc đời của Giô-sép là bằng chứng về lòng thương xót của Chúa. Ngài không hề quên Giô-sép đang ở trong hoạn nạn và đúng thời điểm, Ngài đưa Giô-sép ra khỏi cơn hoạn nạn đó. Bởi lòng tin cậy Chúa, Đức Chúa Trời ban cho Giô-sép tất cả mọi sự, mà người khác dẫu mơ ước cũng không thể có được. Giấc mơ của Pha-ra-ôn, sự ra khỏi ngục một cách kỳ diệu, giải nghĩa giấc mơ một cách khôn ngoan và việc phong chức Giô-sép làm tể tướng… không phải là do sự may rủi, nhưng hoàn toàn do sự sắp xếp của Đức Chúa Trời, để bày tỏ cho Giô-sép thấy rằng, Ngài không bao giờ quên chàng. Có em nào ngồi đây đang ở trong sự khó khăn, hoạn nạn không? (Cho các em chia sẻ những khó khăn hoạn nạn của mình, nếu có). Các em nên nhớ rằng Chúa không bao giờ quên các em. Ngài biết tình trạng của mỗi em, để yêu thương và an ủi. Đúng thời điểm, Chúa sẽ đưa các em ra khỏi khó khăn, hoạn nạn và làm những điều hết sức kỳ diệu, đến nỗi các em không thể ngờ được. Khi những lời cầu xin của các em chưa được Chúa trả lời, thì đừng nghĩ rằng Chúa đã quên các em rồi. Không, Ngài không quên các em đâu. Chúa đang hành động mà các em không biết đó chứ! Ngài không quên các em, cũng như Ngài không quên Giô-sép vậy. Bây giờ, các em cùng đọc câu gốc của tuần lễ nầy và cầu nguyện cảm tạ Chúa, phó thác cuộc sống mình cho Ngài.

BÀI 10.  ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG QUÊN EM (HV)

 I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 41 – 42.

II. CÂU GỐC: “Đàn bà há dễ quên con mình cho bú, không thương đến con trai ruột mình sao? Dầu đàn bà quên con mình, ta cũng chẳng quên ngươi” (Ê-sai 49:15).

III. BÀI TẬP.

1. Ân tứ Đức Chúa Trời ban cho em.

Em đánh dấu “X” vào ân tứ nào mà em bằng lòng dâng cho Chúa sử dụng.

2. Đức Chúa Trời ở cùng em.

Viết hay vẽ lại câu chuyện của em hoặc của bạn em, chứng minh sự ở cùng của Đức Chúa Trời.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………3. Câu gốc tuần nầy một lần nữa nhắc nhở em biết, Đức Chúa Trời không bao giờ quên em. Em viết lời cảm tạ để bày tỏ lòng biết ơn Chúa.

 

BÀI 10.  CHÚA GIÊ-XU CHỊU CHẾT VÌ CHÚNG TA (GV-HV)

BÀI 10.  CHÚA GIÊ-XU CHỊU CHẾT VÌ CHÚNG TA (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ II. 2016 on 9 Tháng Bảy, 2018

 

BÀI 10.  CHÚA GIÊ-XU CHỊU CHẾT VÌ CHÚNG TA (GV)

 I. KINH THÁNH: Mác 15:22-47 (tham khảo thêm Giăng 3:16; 1Giăng 4:9; Ê-sai 53:4-10).

II. CÂU GỐC: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài” (Giăng 3:16).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Vì yêu thương loài người, Đức Chúa Trời sai Chúa Giê-xu đến thế gian chịu chết vì chúng ta.

– Cảm nhận: Tình yêu thương của Đức Chúa Trời thật là vĩ đại.

– Hành động: Sống xứng đáng với tình thương của Đức Chúa Trời.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Cây thập tự.

1. Chuẩn bị: Nhiều loại thập tự giá khác kiểu, có công dụng khác nhau. Ví dụ: Cây thập tự ở nhà thờ, cây thập tự của Hội Chữ Thập Đỏ, cây thập tự làm đồ trang sức v.v…

2. Thực hiện: Trình bày những vật trang trí, trang sức có hình thập tự giá nhiều kiểu, cho các em nói xem mỗi loại dùng để làm gì?

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Trong phần sinh hoạt đầu giờ, các em đã thấy những cây thập tự được làm rất đẹp, dùng để trang trí hoặc trang sức; có người dùng thập tự giá để đeo, có người đặt trên bàn, có người treo trên tường, nhưng các em có biết, thời cổ xưa, thập tự giá rất xấu xí, làm bằng hai cây gỗ rất lớn, dùng để xử tử những người phạm tội nặng như giết người, cướp của…

Bây giờ các em hãy nghĩ lại câu chuyện Kinh Thánh của tuần trước, Chúa Giê-xu đã chịu đau đớn như thế nào? (Cho các em trả lời). Ai là người cuối cùng xét xử Chúa Giê-xu? (Cho các em trả lời). Đúng rồi, Chúa Giê-xu bị đưa đến cho quan tổng đốc xét xử. Sau khi điều tra, quan tổng đốc thấy Chúa Giê-xu có phạm tội không? (Cho các em trả lời). Cuối cùng quan tổng đốc làm theo ý muốn của dân chúng, phán quyết Chúa Giê-xu thế nào? (Cho các em trả lời). Đóng đinh trên cây thập tự là một hình phạt rất khủng khiếp. Vừa rồi cô (thầy) có nói cây thập tự dùng để hành hình những ai? (Cho các em trả lời). Chúa Giê-xu vô tội nhưng lại bị đóng đinh trên cây thập tự!

  1. Bài học.

Chúa Giê-xu bị áp giải đến Gô-gô-tha, là nơi hành hình Ngài vào khoảng chín giờ sáng. Quân lính dùng búa đóng đinh tay chân Chúa Giê-xu lên cây thập tự. Các em thử tưởng tượng xem, mỗi nhát búa mà quân lính đóng vào khiến Chúa Giê-xu đau đớn là dường nào! Lúc ấy xung quanh có rất nhiều người đứng xem, mọi người đều cảm nhận được sự đau đớn của Chúa Giê-xu, nhưng không ai có thể giúp Ngài được. Một người nói: “Ông đã cứu người khác, bây giờ hãy cứu chính mình khỏi cây thập tự”. Có người lắc đầu nói: “Hắn đã cứu kẻ khác mà cứu mình không được”. Lại có người nói: “Ngươi nói mình là vua, bây giờ hãy xuống khỏi cây thập tự, thì chúng tôi sẽ tin”. Mỗi người một câu, họ nhạo báng Chúa Giê-xu. Các em đoán xem Chúa Giê-xu có từ trên cây thập tự nhảy xuống không? (Cho các em trả lời). Ngài không xuống khỏi cây thập tự. Bởi vì Chúa Giê-xu biết rằng Ngài phải chịu đau đớn để hoàn thành kế hoạch của Đức Chúa Trời. Kế hoạch của Đức Chúa Trời là gì? Một lát cô (thầy) sẽ nói cho các em nghe.

Chúa Giê-xu bị treo trên cây thập tự từ mười hai giờ trưa đến ba giờ chiều thì có một việc rất lạ xảy ra. Lúc ấy trời bỗng tối đen như là ban đêm vậy, mọi người đều rất sợ hãi. Cuối cùng Chúa Giê-xu kêu lớn tiếng: “Đức Chúa Trời tôi ơi, Đức Chúa Trời tôi ơi, sao Ngài lìa bỏ tôi?” Rồi Ngài trút hơi thở cuối cùng. Có một người đứng chứng kiến cảnh đó nói rằng: “Người nầy quả thật là Con Đức Chúa Trời”.

Đến tối, một người rất giàu có đến gặp quan tổng đốc La-mã, xin phép đem thi hài của Chúa Giê-xu xuống khỏi cây thập tự để chôn cất trong ngôi mộ của mình.

Tại sao Chúa Giê-xu bị người ta vu oan, bị đóng đinh đến chết mà Ngài không phản kháng? Tại sao Chúa Giê-xu phải chịu đau đớn như vậy? Đó là kế hoạch của Đức Chúa Trời, và Chúa Giê-xu làm hoàn thành kế hoạch đó. Kế hoạch nầy nhằm giải cứu nhân loại khỏi chết mất trong tội lỗi. Giải pháp duy nhất là Chúa Giê-xu, Con của Đức Chúa Trời, giáng thế trở thành con người, phải chịu đau đớn, chịu chết thay cho con người để chuộc tội cho nhân loại. Điều đó có nghĩa là Chúa Giê-xu chịu hình phạt thế cho chúng ta, để chúng ta hưởng được sự sống đời đời.

Các em nói xem, Chúa Giê-xu có vĩ đại không? Có phải Đức Chúa Trời rất yêu thương chúng ta không? (Cho các em trả lời).

  1. Ứng dụng.

Hướng dẫn các em làm bài tập phần A “Người ấy nói gì?” Gợi ý cho các em nhớ có một người đã nói một câu về Chúa Giê-xu là ai. Cho các em nói ra và ghi vào bài tập, để nhớ rằng Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời.

Trong bài tập phần B, giúp các em tưởng tượng mình đang có mặt nơi Chúa Giê-xu bị đóng đinh, chứng kiến cảnh Chúa Giê-xu chịu đau đớn và chết, em có cảm nhận gì? Sẽ nói gì?

BÀI 10. CHÚA GIÊ-XU CHỊU CHẾT VÌ CHÚNG TA (HV)

 I. KINH THÁNH: Mác 15:22-47 (tham khảo thêm Giăng 3:16; 1Giăng 4:9; Ê-sai 53:4-10.

II. CÂU GỐC: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài” (Giăng 3:16).

III. BÀI TẬP.

A. NGƯỜI ẤY NÓI GÌ?

Trong hình vẽ có một người, thấy cảnh tượng Chúa Giê-xu bị bị đóng đinh, chịu chết, người ấy ngạc nhiên nói một câu về Chúa Giê-xu. Người ấy đã nói câu gì? Hãy viết vào chỗ trống.

B. NẾU EM ĐỨNG Ở ĐÓ.

Giả sử em chứng kiến cảnh Chúa Giê-xu bị đóng đinh chết, em cảm thấy thế nào? Em sẽ nói gì? Hãy vẽ hoặc viết vào phía dưới.

BÀI 10. DẠY NGƯỜI CẦU NGUYỆN (GV-HV)

BÀI 10. DẠY NGƯỜI CẦU NGUYỆN (GV-HV)

in ẤU NHI, QUÍ II. 2016 on 9 Tháng Bảy, 2018

 

BÀI 10. DẠY NGƯỜI CẦU NGUYỆN (GV)

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 6:5-13; Mác 1:35; Giăng 14:12-14; 16:24-27.

I. CÂU GỐC: “Hãy cầu xin đi, các ngươi sẽ được” (Giăng 16:24).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Chúa Giê-xu dạy chúng ta cách cầu nguyện đẹp lòng Đức Chúa Trời.

– Cảm nhận: Chúa rất vui khi nghe lời cầu nguyện của chúng ta, nhất là của trẻ thơ.

– Hành động: Mỗi ngày đều thưa chuyện với Cha trên trời.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

Cho các em xếp thành vòng tròn; cùng hát bài “Cầu nguyện buổi tối”, tiếng hát sẽ nhỏ dần, cuối cùng, giáo viên hướng dẫn các em cầu nguyện theo từng câu.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào bài.

Các em thân mến, các em có biết nói chuyện không nào? Nói chuyện với ba mẹ, anh chị em, thầy cô, bạn bè… Dĩ nhiên là biết rồi, phải không? Ngày nào, các em cũng nói chuyện với những người đó, nhất là với ba mẹ của mình.

Cầu nguyện cũng vậy đó các em. Cầu nguyện là nói chuyện với Cha trên trời. Hôm nay, các em sẽ học biết phải cầu nguyện như thế nào nhé.

  1. Bài học.

Khi Chúa Giê-xu còn ở trên đất nầy, các môn đồ thấy Chúa Giê-xu thường hay đi riêng ra một nơi, có lúc thì sáng sớm, có lúc thì buổi tối, có lúc cả đêm khuya nữa và Ngài cho biết là để cầu nguyện. Các môn đồ không biết cầu nguyện là như thế nào và nói những gì.

Một hôm nọ, ông Phi-e-rơ thưa cùng Chúa Giê-xu: “Thưa thầy, bây giờ trời đã tối lắm rồi mà thầy cũng mệt mỏi, hay là thầy đến nhà con nghỉ lại đêm nay vậy”. Chúa Giê-xu vui vẻ nhận lời mời của ông. Ngài cùng các môn đồ đến nhà Phi-e-rơ để ngủ lại đêm đó.

Sáng sớm hôm sau, khi bên ngoài có tiếng lao xao, mọi người mới thức dậy, nhưng họ không thấy Chúa Giê-xu đâu cả. Họ tiếp tục tìm Chúa và cuối cùng, họ thấy Chúa Giê-xu đang ở một nơi yên tĩnh trên núi. Lúc đó, họ mới biết từ mờ sáng, Ngài đã thức dậy đi tìm nơi cầu nguyện với Cha trên trời.

Đợi khi Ngài cầu nguyện xong, các môn đồ hỏi Chúa: “Thưa thầy, thầy có thể dạy cho chúng con cầu nguyện không?” Chúa Giê-xu vui vẻ đáp: “Được, các con hãy đến đây, Ta sẽ dạy cho các con cầu nguyện”. Các môn đồ liền ngồi xuống chung quanh Chúa Giê-xu. Ngài bảo họ: “Khi các con cầu nguyện, phải nhớ là các con đang nói chuyện với Cha trên trời. Ngài rất thích nghe các con nói chuyện với Ngài. Ngài cũng rất vui lòng giúp đỡ khi các con cầu xin. Vì vậy, các con cứ nói những điều gì trong lòng mong ước”. Ngừng một chút, Chúa Giê-xu tiếp tục: “Khi cầu nguyện, trước hết, các con phải cảm tạ Cha các con ở trên trời. Khi phạm lỗi lầm, hãy cầu xin được tha thứ và xin Ngài giúp các con không sai phạm nữa”.

Kế đó, Chúa Giê-xu dạy họ học thuộc bài cầu nguyện chung mà ngày nay chúng ta và các con cái của Chúa thường hay đọc: “Lạy Cha chúng tôi ở trên trời. Danh Cha được tôn thánh…” (Ma-thi-ơ 6:5-13). Các em có biết bài cầu nguyện nầy không? (Cho các em trả lời).

  1. Ứng dụng.

Các em ơi, cầu nguyện là nói chuyện với Cha ở trên trời. Các môn đồ đã học để biết cầu nguyện như thế nào, còn các em, các em có muốn được cầu nguyện với Ngài không? Mỗi ngày, các em nên cầu nguyện vào lúc vừa thức dậy và mỗi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, các em còn cầu nguyện cảm tạ Chúa trước mỗi bữa ăn nữa. Cô (thầy) mong rằng kể từ hôm nay, em nào cũng nói chuyện với Cha trên trời mỗi ngày nhé.

Bài 10.  DẠY NGƯỜI CẦU NGUYỆN (HV)

 I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 6:5-13; Mác 1:35; Giăng 14:12-14; 16:24-27.

II. CÂU GỐC: “Hãy cầu xin đi, các ngươi sẽ được” (Giăng 16:24).

BÀI 9.  EM SẼ KHÔNG CÔ ĐƠN (GV-HV)

BÀI 9.  EM SẼ KHÔNG CÔ ĐƠN (GV-HV)

in QUÍ II. 2016, THIẾU NHI on 6 Tháng Bảy, 2018

BÀI 9.  EM SẼ KHÔNG CÔ ĐƠN (GV)

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 39,

II. CÂU GỐC: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đi cùng ngươi; Ngài chẳng lìa khỏi ngươi, chẳng từ bỏ ngươi đâu” (Phục Truyền 31:6b).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Dù bị các anh hãm hại, nhưng Giô-sép được Chúa ở cùng.

– Cảm nhận: Không bao giờ cô đơn, vì Đức Chúa Trời luôn ở cạnh em.

– Hành động: Kể ra hoàn cảnh nào em cảm thấy cô đơn, và lời hứa nào giúp em tin cậy.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ

Dùng dây kẽm làm 2 cái mắt kiếng (gương). Một cái làm tròng bằng giấy trắng, trên đó ghi chữ “Thương hại”, “Tuyệt vọng”. Còn cái kia làm tròng bằng giấy kiếng trong suốt, trên đó ghi chữ “Tin cậy”, “Không cô đơn”. Cho vài em đeo thử các loại mắt kính nầy, và so sánh.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH

  1. Vào đề.

Trong đời sống, có bao giờ các em cảm thấy cô đơn không? Khi cô đơn, các em có sợ hãi không? Ví dụ: Lần đầu tiên, các em đi đến một nơi xa lạ, không hề có ai quen biết, hoặc đi lạc đường… Khi ấy các em có cảm giác hoặc hành động như thế nào? (Cho các em nói ra suy nghĩ của mình).

Các em có biết Đức Chúa Trời hứa rằng sẽ luôn luôn ở cùng các em, nên các em không bao giờ bị cô đơn không? Dù các em ở đâu, Chúa cũng luôn đi cùng và giúp đỡ các em giống như Ngài đã đi cùng, giúp đỡ chàng trai trẻ Giô-sép.

  1. Bài học.

     (1) Giô-sép không cô đơn khi ở nhà Phô-ti-pha.

Các em thân mến! Các em còn nhớ Giô-sép đã gặp hoạn nạn nào không? Một mình đi đến nơi xa lạ, các em nghĩ xem Giô-sép có sợ hãi và cô đơn không? (Cho các em trả lời). Có lẽ Giô-sép vừa buồn vừa lo sợ, không biết điều gì sẽ chờ đợi mình ở phía trước. Dù Giô-sép có rất nhiều lý do để cô đơn, nhưng chúng ta biết chắc chàng không bị cô đơn, bởi cuộc sống của Giô-sép sẽ cho các em thấy điều đó.

Những người lái buôn dẫn Giô-sép đến nơi xa lạ, đó là Ai-cập. Khi đến nơi, Giô-sép bị bán vào một nơi chuyên buôn bán nô lệ, và một vị quan trong triều đình tên là Phô-ti-pha mua về nhà làm nô lệ.

Giô-sép đến chỗ mới, gia đình mới, và làm việc tại nhà Phô-ti-pha. Lẽ đương nhiên, hoàn cảnh mới nầy rất khó khăn cho Giô-sép, nhưng chàng vẫn cố gắng hết sức, vì cớ Giô-sép không chỉ muốn làm vui lòng chủ, mà quan trọng hơn là muốn làm đẹp lòng Đức Chúa Trời.

Giô-sép trung thành phục vụ Phô-ti-pha. Chàng rất siêng năng, cần mẫn trong công việc. Dù cuộc sống không còn sung sướng như lúc ở nhà cha nữa, nhưng Giô-sép vẫn tin cậy Đức Chúa Trời và Ngài ở cùng giúp đỡ chàng, khiến mọi việc chủ giao Giô-sép đều làm rất tốt. Phô-ti-pha hài lòng về người nô lệ nầy, không những về cách làm việc, mà còn về cả đời sống hiền lành, đạo đức. Phô-ti-pha nhận biết Đức Chúa Trời ở cùng Giô-sép. Vì thế, Giô-sép được Phô-ti-pha yêu mến và tin cậy, giao hết tài sản, công việc cho chàng quản lý.

Trong lúc mọi chuyện đều tốt đẹp, thì một tai họa đổ ập xuống đời sống của Giô-sép. Vợ của Phô-ti-pha rất thích Giô-sép và tìm cách cám dỗ chàng, nhưng Giô-sép từ chối. Không được như ý muốn, bà Phô-ti-pha vu khống cho Giô-sép có ý gian với bà. Thế là ông Phô-ti-pha tức giận tống giam Giô-sép vào ngục tối. Vậy, cuộc đời của Giô-sép chuyển sang một giai đoạn khác: Tên tội phạm.

  (2) Giô-sép không bị cô đơn ở trong tù.

Nếu chúng ta ở trong trường hợp của Giô-sép, chắc hẳn sẽ rất buồn bã, cô đơn và nghĩ rằng Đức Chúa Trời đã lìa bỏ, vì Ngài đã không can thiệp, không giải cứu. Có lẽ ban đầu Giô-sép cũng có cảm giác cô đơn, buồn nản, nhưng chàng phát hiện ra một bí mật lớn. Đó là Đức Chúa Trời không bao giờ bỏ rơi con cái của Ngài trong lúc khó khăn, khốn đốn. Sự phát hiện nầy giúp Giô-sép biết rằng Đức Chúa Trời cũng ở cùng chàng trong tù. Cuộc sống ở trong tù không thể vui vẻ thoải mái được, nhưng Đức Chúa Trời ở cùng Giô-sép nên có sự khác biệt lớn. Chàng vẫn vui vẻ, yêu thương mọi người. Khi được giao công việc, Giô-sép làm hết lòng. Kinh Thánh chép rằng: “Đức Giê-hô-va phù hộ Giô-sép và tỏ lòng nhân từ cùng chàng, làm cho được ơn trước mặt chủ ngục” (câu 21). Chủ ngục rất coi trọng và tin cậy Giô-sép, nên giao hết các phạm nhân để chàng cai quản.

Ở trong tù, có hai tù nhân trước kia đã từng làm quan dâng rượu, dâng bánh cho vua. Nhưng hai ông đã làm cho vua không vừa ý, nên bị tống giam vào ngục. Một ngày nọ, Giô-sép nhìn thấy hai người nầy có vẻ mặt buồn buồn, liền hỏi: “Có chuyện gì mà hai ông buồn vậy?” Họ đáp: “Tối qua chúng tôi có thấy một giấc mơ kỳ lạ, nhưng không hiểu và cũng không có ai giải nghĩa giúp chúng tôi”.

Giô-sép biết chắc rằng sự giải nghĩa giấc mơ thuộc về Đức Chúa Trời và Ngài sẽ bày tỏ cho chàng, để chàng có thể giúp đỡ hai vị quan nầy. Giô-sép khích lệ họ kể ra giấc mơ của mình.

     “Tôi thấy một cây nho có ba nhánh” Vị quan dâng rượu nói. “Trái chín từng chùm, tôi cầm cái chén của vua, hái nho ép thành rượu và dâng cho vua”. Nghe xong, Giô-sép nói: “Trong ba ngày nữa, ông sẽ được vua tha và được hầu hạ vua như cũ”. Thấy Giô-sép nói điều tốt lành, vị quan dâng bánh vội vàng kể giấc mơ của mình. “Tôi thấy ba cái giỏ bánh đội trên đầu, giỏ trên cùng đựng các loại bánh vua ăn. Rồi bỗng nhiên, lũ chim không biết từ đâu tới bay sà xuống, rỉa bánh ăn”. Giô-sép nói: “Đó là điềm xấu. Ba ngày nữa, vua sẽ ra lệnh tử hình ông”. Khi nghe xong, cả hai ông đều mang hai tâm trạng khác nhau, người vui người buồn. Nhưng tất cả đều mong đợi đến ngày đó, xem thử lời Giô-sép nói có đúng không.

Đến ngày thứ ba, là sinh nhật của vua, Pha-ra-ôn bày tiệc đãi tất cả các vị quan trong triều đình. Trong dịp nầy, vua ra lệnh thả quan dâng rượu và phục chức cho ông để ông tiếp tục hầu rượu cho vua, nhưng lại ra lệnh xử trảm quan dâng bánh, đúng y như lời Giô-sép nói. Trước khi quan dâng rượu được thả ra, Giô-sép nói với ông: “Xin ông làm ơn tâu với vua về nỗi oan ức của tôi. Tôi không có tội gì hết và muốn được ra khỏi ngục”. Quan dâng rượu nhận lời, hứa sẽ giúp đỡ chàng.

     (3) Không cô đơn trong khi chờ đợi.

Nếu cha mẹ, hoặc bạn thân hứa sẽ cho một món quà mà các em rất thích, nhưng chờ đợi hoài không thấy, thì cảm giác của các em lúc đó như thế nào? (Cho các em trả lời). Cảm thấy buồn và cô đơn phải không? Sau khi quan dâng rượu hứa sẽ tâu với vua về việc của Giô-sép, chàng đợi đến hai năm cũng không thấy gì. Nếu các em là Giô-sép, thì các em có suy nghĩ gì về vị quan dâng rượu, về Đức Chúa Trời, về chính bản thân mình? (Lắng nghe ý kiến của các em). Vị quan nầy không những quên lời hứa, mà còn quên luôn Giô-sép, không nhớ đến chàng nữa. Chắc các em nghĩ rằng Giô-sép cô đơn và tuyệt vọng lắm phải không? Dù cuộc sống ở trong tù không như ý muốn, nhưng Giô-sép vẫn tin rằng Đức Chúa Trời không bỏ rơi chàng. Ngài sẽ có cách của Ngài mà Giô-sép không thể biết được. Chàng chỉ biết một điều, Đức Chúa Trời ở cùng, ban thêm sức, an ủi và trong hoạn nạn càng thấy rõ tình yêu thương của Chúa.

  1. Ứng dụng.

Các em thân mến! Nếu những điều bất hạnh mà Giô-sép đã từng trải, xảy ra trên đời sống chúng ta, thì chúng ta có được như Giô-sép không? Bài học nầy cho các em thấy trong hoạn nạn, Giô-sép không cô đơn mà có Chúa ở cùng.

Đức Chúa Trời ở cùng và yêu thương Giô-sép như thế nào, thì Ngài cũng yêu các em như thể ấy. Đức Chúa Trời yêu các em, vì các em thuộc về Ngài. Khi các em có cảm giác bị người thân bỏ rơi, hoặc cô đơn sợ hãi, nên nhớ rằng Chúa Giê-xu là người bạn tốt nhất của các em. Ngài ở bên cạnh các em luôn luôn và sẵn sàng giúp đỡ khi các em kêu cầu. Chị nghĩ rằng Giô-sép luôn luôn cầu nguyện với Đức Chúa Trời trong những ngày tháng hoạn nạn.

Khi gặp hoạn nạn, chúng ta thường có hai cách để giải quyết. (Dùng thị cụ 1 trong phần chuẩn bị). Thứ nhất là tự thương hại, buồn cho mình gặp phải bất hạnh, thậm chí ghét bỏ người khác. Nếu giải quyết theo cách nầy, chúng ta sẽ thấy bế tắc tuyệt vọng và chán nản. Thứ hai là nhờ cậy Đức Chúa Trời giải quyết vấn đề của mình, cầu nguyện, và chờ đợi Chúa. Các em thường chọn cách nào? (Cho các em trả lời). Nên nhớ rằng dù hoàn cảnh có xấu đến đâu đi nữa, Đức Chúa Trời vẫn ở cùng và giải quyết khó khăn cho các em. Các em không bao giờ bị cô đơn. Cho các em đọc câu gốc tuần nầy.

BÀI 9.  EM SẼ KHÔNG CÔ ĐƠN (HV)

 I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 39 – 40.

II. CÂU GỐC: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đi cùng ngươi; Ngài chẳng lìa khỏi ngươi, chẳng từ bỏ ngươi đâu” (Phục Truyền 31:6b).

III. BÀI TẬP.

1. Giô-sép không cô đơn vì Chúa ở cùng. Cũng thế, em sẽ không cô đơn vì Chúa luôn ở cùng với em. Hãy đọc những câu Kinh Thánh sau, rồi cầu nguyện Chúa cho em hiểu được ý nghĩa.

Sau khi đọc xong, em dùng lời văn ngắn gọn của mình, để trả lời ba câu hỏi sau đây.

a. Các câu Kinh Thánh trên cho em biết điều gì?

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

b. Các câu Kinh Thánh trên dạy em phải làm gì?

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

c. Em cầu nguyện điều gì? Xin Chúa giúp đỡ những gì?

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

2. Viết ý kiến của em 

a. Em cảm thấy nan đề khó giải quyết nhất là gì?

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

b. Lúc nào, em cảm thấy cô đơn nhất?

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

c. Khi cô đơn, em làm gì?

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

BÀI 9. CHÚA GIÊ-XU CHỊU ĐAU ĐỚN VÌ CHÚNG TA (GV-HV)

BÀI 9. CHÚA GIÊ-XU CHỊU ĐAU ĐỚN VÌ CHÚNG TA (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ II. 2016 on 6 Tháng Bảy, 2018

BÀI 9. CHÚA GIÊ-XU CHỊU ĐAU ĐỚN VÌ CHÚNG TA (GV)

 I. KINH THÁNH: Mác 14:27-28, 43-46, 53-55, 60-65; 15:1, 6-15.

II. CÂU GỐC: “Bởi sự sửa phạt Ngài chịu chúng ta được bình an” (Ê-sai 53:5).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Chúa Giê-xu chịu hình phạt thay cho chúng ta như lời Đức Chúa Trời đã phán.

– Cảm nhận: Vì tội lỗi của chúng ta mà Chúa Giê-xu phải chịu đau đớn.

– Hành động: Cảm tạ Chúa Giê-xu vì Ngài đã gánh chịu hình phạt cho chúng ta.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Trò chơi: Oẳn tù tì.

Cho các em chia ra thành từng cặp để chơi oẳn tù tì, bên nào thua thì bên thắng đánh vào bàn tay một cái. Khi tất cả các em đều chơi một lần, cho các em chia sẻ cảm nhận khi em đánh người khác và bị người khác đánh.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

(Chuẩn bị thị trợ: Photo lớn trang tài liệu 12-15 trong sách giáo viên, rồi tô màu cho đẹp).

  1. Vào đề.

Các em ơi, trong các em có em nào từng bị người ta vu oan, mắng chửi, đánh đập không? Khi ấy em cảm thấy như thế nào? Đau đớn, buồn khổ lắm phải không? Khi Chúa Giê-xu sống trên thế gian nầy, Ngài đã phải chịu những sự đau đớn khủng khiếp hơn thế rất nhiều. Các em lắng nghe cô (thầy) kể chuyện tích Kinh Thánh hôm nay và xem những hình vẽ để biết Chúa Giê-xu phải chịu những đau đớn như thế nào nhé.

  1. Bài học.

(Trình bày hình 12) Các em nhìn thấy gì trong hình vẽ? (Cho các em trả lời). Chúa Giê-xu đang nói những lời mà các môn đồ cho rằng không thể nào xảy ra. Ngài nói: “Kinh Thánh chép lời Đức Chúa Trời phán rằng: ‘Ta sẽ đánh kẻ chăn chiên, thì bầy chiên sẽ tan lạc’. Ta biết các con sắp rời xa ta, chối bỏ ta”. Phi-e-rơ thưa: “Thưa thầy, con sẽ chẳng khi nào chối bỏ thầy”. Các môn đồ khác đều trả lời như vậy. Nhưng Chúa Giê-xu biết rằng chẳng bao lâu nữa việc đó sẽ xảy ra, trong lòng Ngài rất buồn! Em sẽ hiểu Chúa Giê-xu hơn nếu đặt chính mình vào hoàn cảnh của Ngài. Ví dụ: Các bạn thân của em không nói chuyện với em nữa, em cảm thấy thế nào? (Cho các em trả lời).

(Trình bày hình 13) Các em có biết địa điểm của hình vẽ là ở đâu? Trong thời gian nào không? (Cho các em trả lời). Tối hôm đó, Chúa Giê-xu và các môn đồ đến vườn Ghết-sê-ma-nê cầu nguyện. Nghĩ đến sự đau đớn mà Đức Chúa Cha muốn Ngài phải chịu, Chúa Giê-xu buồn lắm. Vậy mà các môn đồ thân cận của Ngài cũng không hiểu, không đồng lòng hiệp ý cầu nguyện với Ngài. Nhưng có một điều khiến Ngài càng đau buồn hơn nữa! Các em nhìn vào hình vẽ và đoán xem người hôn Chúa Giê-xu là ai? Trong lòng người đó định làm điều gì? (Cho các em trả lời). Đúng rồi, người ấy là Giu-đa, một trong các môn đồ của Chúa Giê-xu. Hãy xem đám người theo sau cầm gươm và gậy, thì biết là người đó không có ý tốt rồi. Chỉ vì ba chục miếng bạc mà Giu-đa phản bội Chúa Giê-xu, dùng cái hôn làm dấu hiệu để người ta bắt Ngài! Các em nghĩ xem Chúa Giê-xu có đau lòng không? (Cho các em trả lời). Nếu em bị bạn bè phản bội, em cảm thấy thế nào? (Cho các em trả lời).

(Trình bày hình 14) Nhìn vào hình vẽ, các em thấy Chúa Giê-xu bị người ta đối xử thế nào? (Cho các em trả lời). Chúa Giê-xu bị nhiều người mắng chửi, nhổ vào mặt, họ bịt mắt Chúa lại, dùng tay đánh Ngài thật tàn nhẫn. Những người nầy là ai vậy? Nơi nầy là nơi nào? (Cho các em trả lời). À, thì ra đây là tòa công luận! Thẩm phán là thầy tế lễ thượng phẩm. Khi ấy tại nơi đó còn có thầy tế lễ, các thầy thông giáo và các trưởng lão. Họ đều là những người lãnh đạo dân Giu-đa. Họ làm chứng dối để vu cáo Chúa Giê-xu, họ cưỡng ép Chúa Giê-xu nhận tội. Các em thử nghĩ xem, bị người khác vu oan, đánh đập, nhục mạ, có khó chịu không? (Cho các em trả lời).

(Trình bày hình 15) Các em nhìn xem, trong hình vẽ nầy ngoài Chúa Giê-xu còn có nhiều người nữa phải không? Họ đang làm gì vậy? (Cho các em trả lời). Đúng rồi, có nhiều người giơ tay lên la lớn: “Hãy đóng đinh hắn vào thập tự giá”. Họ nói với ai vậy? Họ la lớn cho quan tổng đốc nghe thấy. Họ muốn thả tên tội phạm giết người ra, rồi đóng đinh Chúa Giê-xu trên thập tự. Mặc dù vị quan tổng đốc nầy không thấy Chúa Giê-xu có tội gì cả, nhưng vì không dám làm phật lòng dân chúng, nên ông làm theo ý của họ. Các em nghĩ xem có phải Chúa Giê-xu rất khốn khổ không? Nếu là em, em sẽ thế nào? (Cho các em trả lời).

Từ đầu đến cuối Chúa Giê-xu không phản kháng, không cãi lại, Ngài im lặng cam chịu. Tại sao vậy? Bởi vì Ngài biết đây là ý muốn của Đức Chúa Trời, Ngài phải chịu đau đớn thay cho chúng ta. Các em có thấy cảm động không? (Cho các em trả lời).

  1. Ứng dụng.

Cho các em thảo luận bằng cách trả lời những câu hỏi sau: Chúa Giê-xu nói gì với môn đồ? Tại sao Chúa Giê-xu nói như vậy? Vì sao Chúa Giê-xu bị đóng đinh trên thập tự giá? Đó là kế hoạch của ai?

Sau khi các em thảo luận xong, cho các em làm bài tập “sắp xếp câu chuyện”. Hướng dẫn các em đọc những câu trong bài tập, có thể mỗi em đọc một câu, sau khi đọc hết bốn câu mới ghi số thứ tự. Mục đích của bài tập nầy nhằm ôn lại quá trình thương khó của Chúa Giê-xu. (Đáp án: 1B, 2C, 3A, 4D).

Chúa Giê-xu phải chịu thương khó vì Ngài gánh lấy hình phạt thay cho chúng ta, chúng ta phải nói gì với Chúa Giê-xu?

BÀI 9. CHÚA GIÊ-XU CHỊU ĐAU ĐỚN VÌ CHÚNG TA (HV)

 I. KINH THÁNH: Mác 14:27-28, 43-46, 53-55, 60-65; 15:1, 6-15.

II. CÂU GỐC: “Bởi sự sửa phạt Ngài chịu chúng ta được bình an” (Ê-sai 53:5).

III. BÀI TẬP.

A. SẮP XẾP CÂU CHUYỆN.

Điền thứ tự 1, 2, 3, 4 vào dấu ngoặc để sắp xếp thứ tự của câu chuyện.

a. Chúa Giê-xu rất đau đớn vì bị nhổ vào mặt và bị đánh ( ).

b. Chúa Giê-xu rất buồn vì Ngài biết rằng sắp phải rời xa các môn đồ ( ).

c. Chúa Giê-xu rất đau buồn, bởi vì Giu-đa hôn Ngài, nhưng lại phản bội Ngài ( ).

d. Chúa Giê-xu vô tội nhưng Ngài bị đóng đinh trên cây thập tự ( ).

B. CẢM TẠ NGÀI.

Ghi tên của em vào.                                                                                                Chúa Giê-xu thân yêu, Ngài vì ……………….. chịu nhiều đau đớn để …………….. ……… được bình an, con thật cảm tạ Chúa.

BÀI 9. ĐI BỘ TRÊN MẶT BIỂN ( GV-HV)

BÀI 9. ĐI BỘ TRÊN MẶT BIỂN ( GV-HV)

in ẤU NHI, QUÍ II. 2016 on 6 Tháng Bảy, 2018

 

BÀI 9. ĐI BỘ TRÊN MẶT BIỂN  (HV)

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 14:22-33

II. CÂU GỐC: “Chúa Giê-xu liền phán:… Ta đây, đừng sợ” (Ma-thi-ơ 14:27).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Chúa Giê-xu đi bộ trên mặt biển và giúp các môn đồ trong cơn sóng gió.

– Cảm nhận: Có Chúa Giê-xu, lòng luôn được bình yên.

– Hành động: Tin và nhờ cậy nơi Ngài.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

Lấy ghế xếp thành vòng tròn (ít hơn số em chơi 1 ghế), tất cả các em đứng dậy, vừa hát bài “Đừng sợ, hãy tin” vừa đi theo vòng tròn làm động tác như chèo thuyền; khi có lệnh ngừng hát, mỗi em phải giành một ghế ngồi; em nào không có chỗ ngồi, bị để riêng ra chờ phạt, trò chơi lại tiếp tục và cứ mỗi lần như vậy lại bớt đi 1 ghế.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

* Chuẩn bị: Xếp một cái thuyền bằng giấy (hoặc dùng cái thuyền đồ chơi trẻ em), một thau nước nhỏ.

  1. Vào bài.

Các em nhìn xem, cái nầy là gì? (Cho xem chiếc thuyền). Đúng rồi, đây là chiếc thuyền, còn cái nầy? (Chỉ vào thau nước). Đúng, đây là thau nước. Bây giờ chúng ta xem như thau nước nầy là biển nhé. Các em chú ý xem, khi nước yên lặng thì chiếc thuyền trôi đi bình thường, nhưng nếu có gió mạnh (dùng miệng thổi mạnh lên mặt nước, dùng tay làm cho nước xao động mạnh), sóng lớn, các em thấy chiếc thuyền thế nào? Chiếc thuyền như muốn lật úp lại. Hôm nay, cô và các em sẽ cùng nghe qua câu chuyện Kinh thánh kể về các môn đồ của Chúa Giê-xu khi đang ở trên thuyền. Điều gì sẽ đến với họ và họ sẽ như thế nào, các em lắng nghe để biết nhé.

  1. Bài học.

Một lần nọ, Chúa Giê-xu bảo các môn đồ chèo thuyền đi trước qua bờ biển bên kia, còn Ngài ở lại, đi lên núi để cầu nguyện.

Các môn đồ vâng lời Chúa, chèo thuyền đi được một lúc xa, trời càng lúc càng tối dần. Họ vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ. Bỗng nhiên, gió từ đâu thổi đến ào ào, làm cho nước đánh mạnh vào hông thuyền. Chiếc thuyền chao nghiêng, nước tràn vào và những đợt sóng to cứ dồn dập kéo đến, khiến họ quá sợ hãi. Lúc ấy, các môn đồ nhớ đến Chúa Giê-xu, nhớ đến những phép lạ Ngài làm và họ kêu to lên: “Chúa Giê-xu ơi, xin Ngài đến cứu chúng con. Chúng con sắp chết rồi!” Họ lo lắng, sợ hãi lắm khi chung quanh trời tối mịt mà sóng gió vẫn chưa yên. Giữa lúc đó, bỗng họ thấy bóng ai lướt đi trên mặt biển, càng lúc càng đến gần họ. Hình ảnh kỳ lạ ấy càng khiến họ sợ hãi thêm. Họ la lớn: “Ôi, ma, ma, anh em ơi!” Nhưng khi vừa la lên như vậy, thì một giọng nói quen thuộc, nhỏ nhẹ cất lên: “Ta đây, các con đừng sợ!” Các em có đoán ra được là giọng nói của ai không? (Cho các em trả lời). À, đúng rồi, đó là giọng nói của Chúa Giê-xu. Các môn đồ mừng không các em? Có lẽ ban đầu họ còn nghi ngờ, nhưng khi đã biết chắc là Chúa Giê-xu rồi thì mừng lắm. Ngài biết họ đang gặp nguy hiểm, đang lo lắng, sợ hãi, nên vội đến để cứu giúp họ đúng lúc.

Các môn đồ mừng đón Chúa Giê-xu lên thuyền. Khi đó, Chúa cũng làm cho sóng gió ngừng, mặt biển trở nên yên lặng như trước. Các môn đồ quỳ lạy Chúa và nói: “Ngài thật là Con của Đức Chúa Trời vì Ngài đã làm những điều lạ lùng!”

  1. Ứng dụng.

Các em ơi, có lúc nào các em sợ hãi chưa? Ví dụ như ở trong bóng tối một mình, đi lạc hay gặp thú dữ… Khi đó, các em làm gì? (Cho các em trả lời – giáo viên nhắc lại những cách giải quyết của các em và hướng dẫn thêm). Các em có khi nào cầu nguyện với Chúa Giê-xu trong những lúc đó không? Các em nên nhớ Chúa Giê-xu của chúng ta là Con của Đức Chúa Trời. Ngài có quyền năng làm được mọi sự. Các em kêu cầu với Chúa, Ngài sẽ giúp đỡ, bảo vệ, vì Ngài rất yêu thương các em.

Bài 9. ĐI BỘ TRÊN MẶT BIỂN (HV)

I. KINH THÁNH: Ma-thi-ơ 14:22-33.

II. CÂU GỐC: “Chúa Giê-xu liền phán:… Ta đây, đừng sợ” (Ma-thi-ơ 14:27).

BÀI 8. BÔNG TRÁI CỦA LÒNG GANH GHÉT (GV-HV)

BÀI 8. BÔNG TRÁI CỦA LÒNG GANH GHÉT (GV-HV)

in QUÍ II. 2016, THIẾU NHI on 6 Tháng Bảy, 2018

BÀI 8. BÔNG TRÁI CỦA LÒNG GANH GHÉT  (GV)

I. KINH THÁNH: Sáng 37.

I. CÂU GỐC: “Vì ở đâu có những điều ghen tương tranh cạnh ấy, thì ở đó có sự lộn lạo và đủ mọi điều ác” (Gia-cơ 3:16).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Gia đình của Gia-cốp đã xảy ra nhiều điều không vui, do lòng ghen ghét giữa anh em với nhau.

– Cảm nhận: Ghen ghét dẫn đến tội lỗi. Cần trừ đi lòng ghen ghét trong lòng.

– Hành động: Nêu ra những vấn đề do lòng ghen ghét gây ra, và trình bày rõ cách đối phó.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

Viết lên giấy bìa cứng những chữ: Giận hờn, ghen ghét, tàn nhẫn, độc ác… rồi phân phát cho các em để nói lên ý nghĩa. Ví dụ để minh họa.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Ganh ghét là gì? Ganh ghét là không muốn người khác có những cái mà mình không có. Ví dụ: Ganh ghét người khác có chiếc áo mới, có đồ chơi mới… Ganh ghét là tội lỗi, thường mang lại cho ta sự bực bội và nhiều sự rắc rối trong cuộc sống. Trong xã hội chúng ta đang sống, có rất nhiều tội lỗi xảy ra do lòng ghen ghét gây nên. Hôm nay, các em sẽ thấy những bất hạnh trong gia đình của Gia-cốp do lòng ganh ghét gây ra.

  1. Bài học.

     (1) Nguyên nhân dẫn đến sự ganh ghét.

  1. Giô-sép được cha yêu thương hơn.

Sau khi làm hòa với Ê-sau, Gia-cốp dẫn người nhà của mình đến sinh sống tại xứ Ca-na-an. Gia-cốp có mười hai người con trai. Hai cậu con út tên là Giô-sép và Bên-gia-min. Gia-cốp đặc biệt yêu thương Giô-sép hơn tất cả các con trai mình. Hàng ngày, các anh phải dẫn bầy chiên ra đồng ăn cỏ, Giô-sép lúc đó mười bảy tuổi cũng phụ các anh của mình đi chăn chiên.

Gia-cốp rất yêu thương Giô-sép, nên cho cậu một cái áo có nhiều màu sắc sặc sỡ, rất đẹp. Giô-sép liền đem cái áo mới khoe với các anh mình.

(Mời một vài em nói lên cảm nghĩ của mình nếu ở trong trường hợp là các anh của Giô-sép, khi thấy Giô-sép được cha cho cái áo nhiều màu, còn mình thì không?) Các em suy nghĩ xem, các anh của Giô-sép ganh ghét là có lý do không? Nếu cha của em yêu thuơng một người nào trong gia đình nhiều hơn em, thì em cảm thấy thế nào? Dù cho rằng em có đủ lý do để ganh ghét, nhưng Chúa có muốn các em làm như thế không?

Các anh thấy cha thương Giô-sép hơn bọn mình, thì ganh ghét và nói với Giô-sép bằng những lời lẽ hằn học.

  1. Những giấc mơ lạ của Giô-sép.

Một đêm nọ, Giô-sép nằm ngủ và mơ một giấc mơ rất lạ. Sáng hôm sau, Giô-sép phấn khởi thuật lại giấc mơ của mình cho các anh nghe. “Chúng ta đang ở ngoài đồng bó lúa. Em thấy bó lúa của em dựng đứng lên, còn bó lúa của các anh đều ngã nằm xuống chung quanh bó lúa của em”.

Các anh của Giô-sép vốn đã ganh ghét cậu, bây giờ nghe về giấc mơ, thì họ càng ghét hơn và quát: “Mày muốn làm lớn hơn chúng tao sao?”

Không bao lâu, Giô-sép lại nằm chiêm bao lần nữa, và cậu vẫn kể cho các anh nghe. “Em thấy mặt trời, mặt trăng và mười một ngôi sao đều sấp mình xuống trước mặt em”. Lần nầy cha của Giô-sép nghe và la rầy cậu: “Có phải tao, mẹ, và các anh mầy đều phải đến sấp mình xuống đất trước mặt mầy chăng?” Dù la rầy nhưng ông ghi nhớ những điều Giô-sép đã nói, còn các anh thì ghét cay, ghét đắng, và từ đó gọi chàng là “thằng nằm mộng”.

 (2) Hành động của sự ganh ghét.

Cũng như mọi ngày, các anh của Giô-sép đi chăn bầy súc vật ở ngoài đồng. Nhưng lúc nầy, các anh phải dẫn bầy súc vật đi thật xa mới có đồng cỏ và suối nước. Đã mấy ngày rồi, các anh vẫn chưa về, vì thế cha rất lo lắng cho các con trai của mình. Lúc bấy giờ, chưa phát minh ra điện thoại, nên không thể liên lạc để biết tin tức của họ được, chỉ có cách là sai Giô-sép đi tới tận nơi để thăm.

Giô-sép vâng lời cha ra đi. Cậu đi đến nơi nhưng không thấy các anh đâu cả. Có một người cho chàng biết các anh đã dẫn bầy chiên đi nơi khác rồi. Thế là Giô-sép phải đi thêm một chặng đường nữa. Khi gần đến nơi, các anh đã nhìn thấy Giô-sép và họ nói với nhau: “Coi kìa! Thằng nằm mộng đến kìa”.

Họ nhớ đến giấc mơ của Giô-sép, thì rất căm giận và nói: “Chúng ta giết nó đi, quăng xuống một cái hố nước nào đó, rồi chúng ta nói với cha là nó đã bị thú rừng xé xác, để xem thử các điềm chiêm bao của nó ra sao?”

Nhưng một người anh của Giô-sép tên Ru-bên, nói rằng: “Chúng ta đừng giết chết nó. Hãy liệng nó xuống hố nước ở chỗ kia”. Chàng nói vậy là tính tìm cách cứu Giô-sép. Tất cả mọi người đều đồng ý và chờ khi Giô-sép đến gần, các anh xông tới lột cái áo có nhiều màu sắc mà cậu đang mặc, rồi quăng Giô-sép xuống một hố rất sâu. Cậu không thể tự mình trèo ra khỏi hố được. Giữa lúc hiểm nghèo nầy, Giô-sép rất tuyệt vọng vì không có ai giúp đỡ, nhưng cậu không hiểu rằng Đức Chúa Trời đã có kế hoạch trên đời sống mình và Ngài là Đấng đoái xem.

Mặc cho Giô-sép kêu cứu, khóc lóc, van nài, các anh vẫn ngồi trên miệng hố ăn uống vui mừng, mà không một chút thương xót. Ngay lúc đó, có một đoàn lái buôn đi ngang qua, các anh của Giô-sép nghĩ đến một cách có lợi hơn. “Hãy đem bán nó cho đoàn lái buôn nầy. Chúng ta sẽ được một ít tiền”. Tất cả đều đồng tình và họ kéo Giô-sép lên khỏi hố. Giô-sép cứ tưởng các anh đã tha thứ cho mình, nào ngờ vừa lên khỏi hố, cậu đã bị dẫn đến bán cho những người xa lạ để lấy hai mươi miếng bạc. Chàng công tử bột Giô-sép chỉ trong phút chốc đã trở thành tên nô lệ và bị mang sang xứ Ai-cập.

Khi Giô-sép bị bán rồi, thì Ru-bên trở lại hố để cứu em mình, nhưng không thấy đâu cả. Ru-bên xé áo mình, khóc lóc: “Ôi! Đứa trẻ đâu mất rồi! Tôi biết đi đâu để tìm lại nó bây giờ?” Ru-bên không đủ can đảm để nói với cha sự thật, chỉ còn cách là cùng nói dối cha. Các anh giết một con dê đực, rồi lấy áo nhiều màu mà cha tặng cho Giô-sép, nhúng vào trong máu. Làm như vậy để nhìn có vẻ là Giô-sép đã bị thú dữ cắn chết rồi.

Họ trở về mang theo cái áo nhúng máu của Giô-sép và làm bộ buồn rầu nói: “Cái áo nầy chúng con tìm thấy ở ngoài đồng vắng. Cha xem thử có phải là cái áo mà cha đã cho Giô-sép không?” Gia-cốp nhìn và nói rằng: “Đây chính là áo của con trai cha, chắc nó đã bị thú dữ ăn thịt rồi”. Nói xong, ông khóc lóc, đau đớn đến nỗi mọi người xúm lại an ủi, nhưng vẫn không nguôi được.

Kế hoạch của các anh đã thành công. Họ không chỉ nói dối, mà còn lường gạt cha mình. Gia-cốp cứ tưởng Giô-sép thật sự đã bị thú dữ giết rồi.

Thật là một thảm kịch! Giô-sép bị bán sang một xứ xa lạ, người cha mất đi đứa con cưng, đau khổ đến nổi muốn chết. Không biết các anh của Giô-sép có cảm thấy lương tâm bị cắn rứt khi nhìn thấy sự đau khổ của cha không? Nhưng chúng ta tin rằng Giô-sép không phải một mình xuống Ai-cập, mà có Chúa cùng đi.

  1. Ứng dụng.

Các em có biết tại sao các anh của Giô-sép ganh ghét Giô-sép không? (Giô-sép khoe điềm chiêm bao của mình, và cũng vì được cha yêu thương nhiều hơn, may cho một chiếc áo nhiều màu sắc). Sự ganh ghét sanh ra tội lỗi, khiến cho các anh của Giô-sép quên đi tình anh em, làm cho cha đau khổ và phạm tội với Đức Chúa Trời.

Sự ganh ghét có thường xảy ra trong đời sống các em không? Khi thấy bạn làm bài được điểm cao, thi đậu còn em thi rớt, họ có nhiều bạn bè yêu mến hơn các em, thì các em có sinh lòng ganh ghét không? Lúc ganh ghét người khác, các em cảm thấy hoặc hành động như thế nào? (Cho các em trả lời).

Chúa cho mỗi người có một ân tứ khác nhau, không nên ganh ghét hay so sánh với người khác. Chỉ cần các em tận tâm hoàn thành công việc của mình là tốt rồi. Các em à! Ganh ghét thường hay lẻn vào xâm chiếm đời sống của chúng ta, nên cần phải có sự giúp đỡ của Chúa. Cảm tạ Chúa và thỏa lòng với những điều Chúa ban cho các em, đừng sa vào bẫy của ma quỷ. Bây giờ, hãy cầu xin Chúa giúp đỡ các em nhé.

BÀI 8.  BÔNG TRÁI CỦA LÒNG GANH GHÉT (HV)

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 37.

II. CÂU GỐC: “Vì ở đâu có những điều ghen tương, tranh cạnh ấy, thì ở đó có sự lộn lạo và đủ mọi đều ác” (Gia-cơ 3:16).

III. BÀI TẬP.

  1. Tâm tình của Giô-sép.

Thông thường, người ta thường hay ganh ghét người khác vì họ có những điều mà mình không có. Giô-sép đã bị mười người anh của mình ganh ghét và hãm hại, vì cha cho riêng Giô-sép cái áo nhiều màu sắc. Em hãy giúp Giô-sép nói lên tâm tình của mình, bằng cách điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp.   

 

Tôi tên là Giô-sép. Tôi có _______ anh em.

Bố tôi tên là __________. Bố tôi ____________ tôi hơn các anh. Ông cho tôi một _________________, vì thế gây cho các anh _____________ tôi. Dù họ_______ tôi, tôi vẫn______________ họ.

 

  1. Con đường Giô-sép đi.
  2. Tô màu đỏ trên con đường Giô-sép đi tìm các anh.
  3. Tô màu đen trên con đường Giô-sép

bị bán dẫn đi đến Ai-cập.

  1. Đánh dấu X vào những hành động em thường làm, và dấu K vào những hành động mà em nghĩ mình không nên làm.
Những hành động trong đời sống Nên

Không nên

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

Em thường………………………………………………..

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

………..

 

 

 

 

BÀI 8. KINH THÁNH BÀY TỎ ƠN CỨU RỖI ( GV-HV)

BÀI 8. KINH THÁNH BÀY TỎ ƠN CỨU RỖI ( GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ II. 2016 on 6 Tháng Bảy, 2018

 

BÀI 8. KINH THÁNH BÀY TỎ ƠN CỨU RỖI  ( GV)

 I. KINH THÁNH: Công Vụ 16:1-5; 2Tim 1:5; 2:1-2; 3:14-16

II. CÂU GỐC: “Kinh Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Giê-xu Christ” (2Tim 3:15).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Ti-mô-thê học biết Kinh Thánh và dạy cho người khác nhận biết ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời.

– Cảm nhận: Kinh Thánh bày tỏ ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời cho chúng ta.

– Hành động: Học Kinh Thánh để nhận biết ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời đối với chúng ta.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Tấm gương tốt.

  1. Chuẩn bị: Viết chì, gôm, giấy cắt dán bài số 8 sách học viên.
  2. Thực hiện: Cho các em mở sách học viên bài 8, hướng dẫn các em nêu lên tên của các bạn có gương tốt, điền vào chỗ trống của bài tập, rồi dán giấy cắt dán (làm theo hướng dẫn trong bài tập).

Sau đó giáo viên chia sẻ những điểm tốt nào cần phải học tập. (Lưu ý: Không nên dùng quá nhiều thời gian).

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

(Chuẩn bị: Một tấm giấy cứng ghi tên Ti-mô-thê; một người đóng vai Ti-mô-thê. Bài nầy theo thể loại phỏng vấn. Giáo viên đóng vai phóng viên phỏng vấn Ti-mô-thê).

  1. Vào đề.

Hôm nay cô (thầy) sẽ giới thiệu một người được rất nhiều người yêu mến, khen ngợi để cho các em quen biết. Người đó tên là… Ti-mô-thê (Đưa bảng giấy có chữ Ti-mô-thê lên). Bây giờ các em cùng vỗ tay đón chào ông Ti-mô-thê đến với chúng ta nào!

(Ông Ti-mô-thê đi ra trong tiếng vỗ tay của các em).

  1. Phỏng vấn.

– Giáo viên: Chào Ti-mô-thê! Tôi là giáo viên Trường Chúa Nhật lớp Nhi đồng của Hội Thánh ……………………… Tôi tên là………………………… Rất vui vì anh nhận lời mời của chúng tôi đến nói chuyện với các em nhi đồng hôm nay.

– Ti-mô-thê: Xin chào! Tôi rất vui vì được quen biết các em nhi đồng tại đây. Tôi thấy các em thật là dễ thương và xinh đẹp.

– Giáo viên: Được gặp anh, tất cả các em đều rất phấn khởi!

– Ti-mô-thê (nhìn xuống hỏi các em): Có thật vậy không các em? (Các em trả lời). Cám ơn các em rất nhiều.

– Giáo viên: Bây giờ chúng ta bắt đầu cuộc trò chuyện nhé! Xin hỏi anh có phải là người Giu-đa không? Nhà anh ở đâu?

– Ti-mô-thê (cười): Tôi chỉ có một nửa là người Giu-đa. Bởi vì cha tôi là người Hy-lạp, mẹ tôi là người Giu-đa, chúng tôi sống tại thành phố Lít-trơ.

– Giáo viên: Nghe nói anh rất am hiểu Kinh Thánh, anh có thể cho chúng tôi biết ai đã dạy anh không?

– Ti-mô-thê: Bạn quá khen! Thật ra từ bé, tôi đã được bà ngoại và mẹ kể rất nhiều về Đức Chúa Trời cho tôi nghe. Ví dụ: Đức Chúa Trời giải cứu tổ phụ của bà và mẹ tôi ra khỏi xứ Ai-cập như thế nào, Đức Chúa Trời ban Mười Điều Răn cho con người tuân giữ, những lời hứa của Đức Chúa Trời… Những điều ấy được chép trong Kinh Thánh. Vì vậy tôi biết Đức Chúa Trời yêu thương chúng tôi, Ngài hứa ban một Cứu Chúa để giải cứu chúng tôi, nhưng lúc ấy tôi chưa nhận biết “Cứu Chúa” là ai.

– Giáo viên: Vậy có nghĩa là sau nầy anh mới nhận biết phải không? Vì sao anh lại biết?

– Ti-mô-thê: Đúng vậy, sau nầy tôi mới nhận biết. Tôi nhớ một ngày nọ, có hai người rất lạ đến thành Lít-trơ. Họ đã chữa lành bệnh cho một người què từ lúc mới sinh, lại còn khuyên mọi người trở về với Đức Chúa Trời, Đấng đã tạo dựng nên thế giới nầy. Mẹ tôi đã dẫn tôi đến nghe họ giảng Tin Lành, và tôi được biết Chúa Giê-xu chính là “Cứu Chúa” mà tôi chờ đợi.

– Giáo viên: Hai người mà anh vừa nhắc đến có phải là ông Phao-lô và Ba-na-ba không?

– Ti-mô-thê: Đúng rồi! Ong Phao-lô đã dạy tôi hiểu biết Kinh Thánh, cũng như về ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời.

– Giáo viên: Nghe nói ông Phao-lô rất yêu thương anh phải không?

– Ti-mô-thê: Ong Phao-lô thấy tôi hiểu Kinh Thánh, lại có đức tin, nên dẫn tôi đi truyền giảng Tin Lành. Ông Phao-lô mở Hội Thánh mới, gây dựng Hội Thánh xong, bảo tôi ở lại đó dạy tín đồ học Kinh Thánh, giúp họ nhận biết ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời.

– Giáo viên: Có vẻ ông Phao-lô xem anh như là môn đồ của ông ấy vậy, đúng không?

– Ti-mô-thê: Ong Phao-lô xem tôi như con, trong các bức thư, ông Phao-lô thường gọi tôi là “con yêu dấu”.

– Giáo viên: Anh thật là gương tốt cho chúng tôi. Rất cám ơn anh đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn nầy. Tôi tin chắc rằng buổi phỏng vấn nầy sẽ đem lại ích lợi cho các em nhi đồng tại Hội Thánh chúng tôi.

– Ti-mô-thê: Tôi cũng ước mong các em nhi đồng tại đây hiểu biết Kinh Thánh và ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời như tôi, để các em kinh nghiệm được tình thương của Đức Chúa Trời và sống cho Ngài. Mong rằng tôi sẽ được nghe những tin tức tốt lành về các em. Xin chào tạm biệt tất cả các em.

– Giáo viên: Nào, các em cùng nói: Xin chào tạm biệt ông Ti-mô-thê.

(Trong khi Ti-mô-thê đi vào, các em vẫy tay chào).

  1. Ứng dụng.

Hướng dẫn các em mở sách học viên bài 8, xem những câu Kinh Thánh liệt kê trong bài tập “Hãy tra xem”, để điền vào chỗ trống. Sau khi hoàn tất, đọc ra từng câu, giáo viên giải thích:

(1) Rô-ma 3:23: Cho chúng ta biết, mọi người đều phạm tội.

(2) Rô-ma 6:23: Cho chúng ta biết, hậu quả của tội lỗi là sự chết.

(3) Giăng 3:16: Cho biết Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta, ban Chúa Giê-xu xuống thế gian để cứu chúng ta.

(4) Ga-la-ti 3:26: Cho biết những người tin nhận Chúa Giê-xu là con cái của Đức Chúa Trời.

Sau đó cho các em thảo luận bằng cách trả lời những câu hỏi sau đây: Tại sao Ti-mô-thê hiểu biết Kinh Thánh? Qua Kinh Thánh Ti-mô-thê nhận biết Đức Chúa Trời ban điều gì? (Ban sự cứu rỗi qua Chúa Giê-xu). Ai dẫn dắt Ti-mô-thê đi truyền giảng Tin Lành?

Từ nhỏ Ti-mô-thê đã nghe mẹ kể về Kinh Thánh, hiểu biết ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Sau đó, Ti-mô-thê dạy Kinh Thánh cho người khác để họ cũng hiểu được ơn cứu rỗi và tiếp nhận. Ti-mô-thê là gương tốt cho chúng ta noi theo. Chúng ta phải luôn học Kinh Thánh để hiểu biết về lời hứa, ý muốn, mạng lệnh và ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời để sống đẹp lòng Ngài.

BÀI 8. KINH THÁNH BÀY TỎ ƠN CỨU RỖI  (HV)

 I. KINH THÁNH: Công Vụ 16:1-5; 1Tim 1:5; 2:1-2; 3:14-16.

II. CÂU GỐC: “Kinh Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Giê-xu Christ” (2Ti-mô-thê 3:15).

III. BÀI TẬP.

A. ĐOÁN XEM.

Thành Lít-trơ có một thiếu niên được mọi người yêu mến. Mẹ của cậu ấy là người Giu-đa tin Chúa. Vì vậy từ nhỏ cậu đã được học về Kinh Thánh, biết được nhiều điều về Đức Chúa Trời. Khi lớn lên, cậu ấy dạy Kinh Thánh, giúp người khác nhận biết về ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời.

Em đoán xem cậu thiếu niên ấy tên gì?

Đức Chúa Trời giải cứu tổ tiên chúng ta, dạy chúng ta giữ các Điều Răn của Ngài. Ngài còn hứa ban cho chúng ta một Cứu Chúa!

B. TẤM GƯƠNG TỐT.

Em ghi tên hai người có gương tốt vào khung phía dưới, chia sẻ những điểm tốt của họ đáng cho chúng ta học tập, rồi dán giấy cắt dán “gương tốt”.

C. EM TRA XEM.

Mở Kinh Thánh xem những câu gợi ý về ơn cứu rỗi, điền từ hợp nghĩa vào chỗ trống.

  1. Rô-ma 3:23 “Vì mọi người đều đã phạm ……………. thiếu mất sự vinh hiển của ………………………………”
  2. Rô-ma 6:23 “Vì tiền công của ………………………… là sự chết, nhưng sự ban cho của ……………………….. là sự sống đời đời trong Đức Chúa Giê-xu Christ, Chúa chúng ta”.
  3. Giăng 3:16 “Vì Đức Chúa Trời ……………………… thế gian, đến nỗi đã ban ………………………… của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời”.

4. Ga-la-ti 3:26 “Vì chưng anh em bởi tin Đức Chúa Giê-xu Christ, nên hết thảy đều là ………………………… của Đức Chúa Trời”.