Tác giả: Rim

CHƯỜNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 15.12.2019

CHƯỜNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 15.12.2019

in PHỤ NỮ on 9 Tháng Mười Hai, 2019

Chúa nhật 15.12.2019

  1. Đề tài: CA NGỢI CHÚA.
  2. Kinh Thánh: Thi thiên 150.
  3. Câu gốc: “Ha-lê-lu-gia! Hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va trong nơi thánh Ngài! Hãy ngợi khen Ngài trên bầu trời về quyền năng Ngài!” (Thi thiên 150:1).
  4. Đố Kinh Thánh: Không đố Kinh Thánh.
  5. Thể loại: Tổng dợt.

* CHỈ DẪN: Tổng dợt.

  1. Tuần này đặc biệt dành cho tổng dợt chương trình Giáng sinh nên mọi sinh hoạt hằng tuần tạm ngưng một buổi.
  2. Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng, những bài hát, thi ca, diễn văn, lời giới thiệu, bài cầu nguyện, bài giảng… đều được thực hiện theo đúng thứ tự trong chương trình để ban tổ chức lễ, có thể lượng định thời gian cần thiết, đánh giá ưu khuyết điểm, giúp những người có trách nhiệm kịp thời khắc phục để chương trình thực hiện tốt.
  3. Nên thực hiện cách nghiêm túc và đầy đủ tất cả các phần của chương trình.
  4. Sau khi đã chuẩn bị thật tốt, hãy cầu xin sự dẫn dắt của Chúa, chắc chắn chương trình lễ của Hội Thánh bạn sẽ đem lại kết quả, làm sáng danh Ngài.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

– Muốn thịt thỏ thơm ngon: Khi làm lông hoặc lột da thỏ xong, ta chớ nên rửa nước mà treo cả con lên cao. Để cách đó qua một đêm rồi hãy chặt ra xào nấu. Làm như vậy ăn thịt thỏ không nhão và thơm ngon hơn.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 08.12.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 08.12.2019

in PHỤ NỮ on 2 Tháng Mười Hai, 2019

Chúa nhật 08.12.2019

  1. Đề tài: SỨC MỚI.
  2. Kinh Thánh: Ê-sai 40.
  3. Câu gốc: “Nhưng ai trông đợi Đức Giê-hô-va thì chắc được sức mới, cất cánh bay cao như chim ưng; chạy mà không mệt nhọc, đi mà không mòn mỏi” (Ê-sai 40:31).
  4. Đố Kinh Thánh: Theo chủ đề ngày họp bạn.
  5. Thể loại: Họp bạn – Đố Kinh Thánh.

* CHỈ DẪN: Họp bạn.

  1. Tham dự: Mời một hay nhiều ban Phụ nữ của các Hội Thánh tham dự họp bạn.
  2. Chương trình: Nhiều tuần trước ngày họp bạn, mời đại diện các ban Phụ nữ họp lại để cùng hoạch định chương trình và phân chia công tác.

– Thời gian, địa điểm, chủ đề, câu gốc, thể loại thực hiện…

– Phân chia trách nhiệm cho từng ban: Tập hát, làm chứng, đố Kinh Thánh, phần thưởng, sinh hoạt, hướng dẫn chương trình, ẩm thực… mỗi ban chịu một số tiết mục, nên mời một người soạn và đố Kinh Thánh.

  1. Tiết mục: Các tiết mục nên có trong ngày họp bạn là: Bài ca mới, ca ngợi và cảm tạ, đố vui, kịch, trò chơi lớn…
  2. Bảng tên: Dự kiến số người tham dự và số người cho mỗi nhóm để chuẩn bị các giấy màu thích hợp cho việc chia nhóm, mỗi màu là một nhóm. Bảng tên phải ghi rõ tên và Hội Thánh, để mọi người dễ làm quen. Sau đó mỗi nhóm cử một trưởng nhóm, một thư ký nhóm điều khiển nhóm mình tham gia trò chơi và sinh hoạt.
  3. Phần thưởng: Phần thưởng cho sinh hoạt nhóm phải thích hợp cho giờ thông công sau đó.

* CHỈ DẪN: Đố Kinh Thánh.

+ Mỗi ban phụ nữ nên cử ra một đại diện tham gia ban giám khảo. Các giám khảo phải có đáp án trước để việc chấm điểm được chính xác và công bằng.

+ Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, sai bị trừ 5 điểm. Sau đó tổng kết và phát thưởng.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

Nếu tóc bạn bị bạc sớm: Bạn hãy dùng lá dâu tằm + lá mè, hai thứ bằng nhau, nấu với nước vo gạo nếp, để nguội gội đầu hàng ngày.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 1.12.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 1.12.2019

in PHỤ NỮ on 25 Tháng Mười Một, 2019

Chúa nhật 01.12.2019

  1. Đề tài: SINH NHẬT QUÝ IV.
  2. Kinh Thánh: Thi thiên 8.
  3. Câu gốc: “Hỡi Đức Giê-hô-va là Chúa chúng tôi, Danh Chúa được sang cả trên khắp trái đất biết bao; sự oai nghi Chúa hiện ra trên các từng trời!” (Thi thiên 8:1).
  4. Đố Kinh Thánh: Xuất Ê-díp-tô ký 10-13.
  5. Thể loại: Sinh nhật (Ca ngợi – Cảm ta).

* CHỈ DẪN: Sinh nhật (Ca ngợi & Cảm tạ).

  1. Thông báo danh sách những người có ngày sinh trong Quý 4 (tháng 10,11,12) trước một tuần lễ; bổ sung tên những người còn thiếu.
  2. Thư ký trao danh sách cho thủ quỹ mua quà. Quà tặng sinh nhật nên mua nhiều hơn số cần, phòng khi có khách, thân hữu… đến dự và cũng có ngày sinh trong quý đó.
  3. Những người không nhớ ngày sinh, có thể chọn ngày cưới, ngày tin nhận Chúa, ngày chịu báp-têm… để làm sinh nhật.
  4. Chuẩn bị một chiếc bánh sinh nhật (nếu có thể), kích thước chiếc bánh tùy theo số người tham dự.
  5. Mời những người có tên trong danh sách “Sinh nhật” lên phía trên, số người còn lại hát chúc mừng. Tất cả cùng cầm dao cắt bánh. Mời người cầu nguyện đặc biệt cho họ.
  6. Ban hướng dẫn tặng quà cho những người có sinh nhật.
  7. Mời một số người làm chứng, ca ngợi Chúa, chia sẻ những kinh nghiệm thuộc linh… Khi làm chứng nên trình bày thành thật, đừng thổi phồng.
  8. Chơi trò chơi, đố vui và ăn bánh sinh nhật…

* TRÒ CHƠI DÀNH CHO NGƯỜI CÓ SINH NHẬT.

BÔNG HOA SINH NHẬT.

– Chuẩn bị: Cắt một số hoa bằng giấy màu và viết lời yêu cầu thật vui cuộn tròn lại dán vào nhụy hoa. Dùng băng keo hai mặt dán bông hoa lên bảng (số hoa tương đương với số người có ngày sinh trong quí).

– Cách chơi: NHD sẽ mời từng người có ngày sinh trong quí lên chọn và hái cho mình một bông hoa. Quan sát kỹ trong bông hoa sinh nhật có gì đặc biệt, xem và đọc lớn rồi thực hiện lời yêu cầu.

 

* TRÒ CHƠI TẬP THỂ.

NẾU VÀ THÌ.

– Cách chơi: NHD chia các bạn tham gia thành hai nhóm bằng nhau. Mỗi nhóm xếp thành vài hàng ngang, hai nhóm ngồi đối diện nhau. NHD phát cho mỗi bạn của hai nhóm một tờ giấy trắng nhỏ (3 x 5 cm). Nhóm thứ nhất ghi mệnh đề “Nếu”, ví dụ: “Nếu tôi là bác sĩ” (hoặc “Nếu…”); nhóm thứ hai ghi mệnh đề “Thì”, ví dụ: “Thì phải dọn vệ sinh” (hoặc “Thì…”). Sau khi các bạn đã ghi xong rồi, NHD thu lại tất cả các câu trong giấy của nhóm thứ nhất và nhóm thứ hai để riêng ra. NHD bắt đầu mời một em của nhóm thứ nhất lên bóc một câu của phần mệnh đề “Nếu”; và một em của nhóm thứ hai lên bóc một câu của phần mệnh đề “Thì”. Sau đó, theo thứ tự em “Nếu” đọc trước rồi đến em “Thì” đọc sau.

Trò chơi giúp cho các em những thì giờ giải trí vui tươi lành mạnh. NHD nhớ dặn dò các em ghi những câu vui, nhưng phải tế nhị.


NƯƠNG TỰA LẪN NHAU.

– Cách chơi: Cho các bạn tập trung thành vòng tròn, người này đứng sát người kia trong tư thế như xếp hàng dọc. Sau đó NHD cho các bạn ngồi xuống và sẽ tạo thành một vòng tròn khép kín mà người này sẽ ngồi trên đùi người kia. Sau đó NHD cho các bạn bắt bài hát. Câu thứ nhất, cho các bạn di chuyển về phía trước vẫn trong tư thế ngồi; câu thứ nhì, cho các bạn di chuyển lùi phía sau. Trong khi di chuyển, đội nào té ngã là bị loại. NHD tiếp tục cho các bạn thu hẹp vòng tròn lại. Sau 3 lần hát những người nào còn lại là thắng.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

Cách tẩm bột tôm, cá nhanh gọn: Khi làm món ăn tôm, cá tẩm bột rán, muốn bột không dính be bét ra tay… thì sau khi rửa sạch cho tôm, cá, ta hãy cho luôn nó vào một bao nhỏ đựng bột (lượng vừa đủ) rồi lắc mạnh. Vừa lắc vừa lấy tay vỗ vào bao. Chỉ một lát sau, chúng đã phủ đều lên một lớp bột.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 10.11.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 10.11.2019

in PHỤ NỮ on 5 Tháng Mười Một, 2019

Chúa nhật 10.11.2019

  1. Đề tài: ẢNH HƯỞNG ĐỜI SỐNG (CN Trung Tráng Niên)
  2. Kinh Thánh: Rô-ma 13:12-14; 14:13-23.
  3. Câu gốc: “Điều thiện ấy là đừng ăn thịt, đừng uống rượu, và kiêng cữ mọi sự chỉ làm dịp vấp phạm cho anh em mình”
    (Rô-ma 14:21).
  4. Đố Kinh Thánh: Xuất Ê-díp-tô ký 4-6.
  5. Thể loại: Thảo luận.

*CHỈ DẪN: (xin xem chỉ dẫn Chúa nhật 21.07.2019).

Đề tài 1: Để có một đời sống có thể đem ảnh hưởng Cơ Đốc giáo đến cho người khác thì phải cố gắng sống đạo.

Đề tài 2: Tự chúng ta không thể ảnh hưởng Cơ Đốc giáo cho người khác được, nếu không giao đời sống chúng ta cho Chúa dẫn dắt.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Đã nửa khuya, ông Thông nhận được điện thoại của sở cảnh sát, cho biết cô Hằng con gái ông, và ba người bạn đi cùng xe với con ông đang nằm tại phòng cấp cứu của bệnh viện thành phố. Lý do, cô Hằng đã quá chén và gây ra tai nạn ở một góc phố.

Sau khi rời máy, Ông Thông liền gọi bà cho hay sự việc đã xảy ra, và thúc bà sửa soạn mau để cùng ông đến bệnh viện xem cô con gái duy nhất của họ thế nào. Vừa buồn, vừa bực ông nói với bà: “Tôi sẽ không tha thứ cho đứa nào đã đưa rượu cho con Hằng uống”.

Khi ông bà Thông bước nhanh qua phòng khách để ra xe, mắt ông chợt thấy cái gì là lạ nơi chiếc tủ đựng rượu của ông. Ghì tay bà chậm lại, ông đến tủ lấy ra một mảnh giấy viết vội:

“Ba thương: Con mượn đỡ chai rượu Whisky nầy của ba để vui với chúng bạn trong lễ ra trường của con tối nay. Ký tên – Hằng”.

Đọc xong mẩu thư ấy, ông Thông điếng người đi, ngồi phệt xuống chiếc ghế trong phòng và để cho đôi dòng nước mắt ăn năn tuôn chảy ràn rụa trên má ông. Bà Thông nhìn chồng thông cảm, nhưng bà không hiểu hết tâm tư ông.

Rượu và ma túy là kẻ thù của nhân loại qua mọi giai đoạn của lịch sử. Lời Kinh Thánh như tiếng nói ngọt ngào nhắc nhở chúng ta về tình thương của Thượng Đế. Ngài không muốn một ai rơi vào xiềng xích đọa đày khi nghiện ngập rượu chè và ma túy.


I. PHẨM HẠNH ĐÁNG KHEN (Rô-ma 13:12-14).

Phao-lô dùng hình ảnh “Đêm đã khuya” để nhắc đến cuộc sống hiện tại khó khăn với không biết bao nhiêu cám dỗ đang vây quanh chúng ta. “Ngày gần đến” nhắc đến một hy vọng sáng tươi, ngày Chúa trở lại. Ông khuyên chúng ta phải luôn chuẩn bị để gặp Ngài trong sự vinh hiển rạng ngời trong ngày Chúa trở lại. Việc chuẩn bị đó là chúng ta “hãy lột bỏ những việc tối tăm mà mặc lấy áo giáp sáng láng” vì chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời sáng láng. Chúng ta phải sống phản ảnh sự công nghĩa của Ngài, và tránh xa những ảnh hưởng xấu của thế gian là cuộc sống “Quá độ và say sưa, buông tuồng và bậy bạ, rầy rà và ghen ghét”. Thật đây là những cuộc sống hổ thẹn cần phải tránh bỏ:

“Quá độ và say sưa” là một đời sống không có kỷ luật, không kiểm soát. Đây là đời sống bị bản năng chủ động.

“Buông tuồng và bậy bạ” là đời sống để cho dục tính làm chủ con người, một đời sống đi ngược với đạo đức luân thường.

“Rầy rà và ghen ghét” là đời sống thích hơn thua, ích kỷ. Người có lối sống nầy thích được chú ý và có thái độ tự tôn, vị kỷ.

Phao-lô cảm thương cho những ai đang bị kiềm chế bởi tội lỗi, nên ông mạnh mẽ nhắc nhở họ hãy mặc lấy đời sống mới có phẩm hạnh giống như Chúa Giê-xu.

Là Cơ Đốc nhân bạn nghĩ mình phải mang ảnh hưởng gì đến cho gia đình và người chung quanh? Bạn có muốn chỉ sai đường cho một người đang tìm đến bệnh viện không? Thế giới tối tăm ngày nay đang cần Chúa và Ngài muốn dùng bạn để đưa dẫn người chưa tin đến với nguồn sống vĩnh cửu nơi Chúa Giê-xu.


II. HÀNH ĐỘNG YÊU THƯƠNG (Rô-ma 14:1).

Chữ “kẻ kém đức tin” (c.1) nói về cuộc sống Cơ Đốc nhân dù đã tin Chúa nhưng đời sống đức tin hãy còn non trẻ, vì chưa hiểu rõ thế nào là sự tự do trong Chúa. Lý do thật đơn giản vì họ có khuynh hướng nghiêng về việc giữ nghi lễ và thủ tục hơn là sự cảm thông trong Hội Thánh bằng tình thương của Đức Chúa Trời. Phao-lô khuyên những Cơ Đốc nhân trưởng thành hãy lấy tình yêu thương mà dìu dắt, nâng đỡ những anh em còn yếu kém và sa ngã. Đừng lấy những thói xấu của họ mà đối xử với họ, nhưng phải lấy đức yêu thương mà gây dựng nhau.

Khi bị chỉ trích về việc chè chén của mình, có người bảo rằng: “Tôi đâu có uống như hủ chìm, tôi chỉ dùng rượu để tạo thêm tình giao hảo thôi”. Nếu chúng ta chỉ có một cách dùng rượu để tạo tình giao hảo với người khác thì chúng ta nên xét lại động lực tìm bạn của mình. “Chớ hề dối mình; Đức Chúa Trời không chịu khinh dể đâu, vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy. Kẻ gieo cho xác thịt sẽ bởi xác thịt mà gặt sự hư nát song kẻ gieo cho Thánh Linh sẽ bởi Thánh Linh mà gặt sự sống đời đời” (Ga 6:7). Các bạn thân mến, chúng ta cần biết sống dưới ảnh hưởng rượu và ma túy là phạm tội. Vì chúng làm thương tổn đến đền thánh của Đức Chúa Trời. “Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh đang ngự trong anh em” (1Cô-rinh-tô 6:19a).


III. THỨ TỰ ƯU TIÊN TRONG CUỘC SỐNG (Rô-ma 14:16-17).

Chúng ta biết chính mình đã được chuộc bằng huyết báu của Chúa Giê-xu Vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. Vậy, hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời” (1Cô-rinh-tô 6:20). Bằng cách đặt đúng thứ tự ưu tiên cho đời sống mình: Chúa phải là trọng tâm, là ưu tiên hàng đầu trên đời sống của chúng ta. Phao-lô khuyên mọi chúng ta đừng để đời sống mình quá lệ thuộc vào thức ăn, đồ uống. Ông muốn chúng ta phải sống thế nào bày tỏ được sự công bình, bình an và vui vẻ bởi quyền năng Chúa Thánh Linh là Đấng đang sống trong chúng ta (c.16-17). Ông cũng khẳng định với các tín hữu ở Rô-ma rằng chỉ có Chúa Thánh Linh mới có thể giúp họ thiết lập được thứ tự ưu tiên và ban cho họ bông trái công bình, bình an và vui vẻ trong cuộc đời.

Mỗi chúng ta cần đến với Chúa xưng nhận tội mình và nhờ huyết Ngài làm sạch những gian ác trong chúng ta và nhường cuộc sống mình cho sự dẫn dắt hoàn toàn cửa Chúa Thánh Linh. Đó là chúng ta thiết lập đúng trật tự ưu tiên phải có trên đời sống mỗi một Cơ Đốc nhân.


IV. LÀM GƯƠNG SÁNG CHO NHAU (Rô-ma 14:21).

Đi xa thêm trong việc bày tỏ thế nào về lối sống của công dân Thiên quốc, Phao-lô khuyên chúng ta phải sử dụng quyền tự do Chúa cho mình một cách cẩn thận và đúng chỗ để khỏi mang ảnh hưởng xấu tới người chung quanh. Chúng ta cần làm gương hòa thuận trong gia đình, trong Hội Thánh hay nơi nào có sự hiện diện của chúng ta, vì đây là lời chứng sống về thẩm quyền của Chúa trên một người đã được hòa thuận với Đức Chúa Trời.

Chúng ta thường nghe nói “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”. Với Cơ Đốc nhân dù sống hay chết, chúng ta cũng phải làm sáng danh của Đức Chúa Trời qua đời sống mình.

Hai cựu Tổng thống Hoa Kỳ George Washington và Abraham Lincoln đã dùng đời sống trung tín và gương mẫu của họ để xây dựng đất nước mà Thượng Đế giao họ trông coi. Ngày nay đời sống họ như ngọn hải đăng ảnh hưởng và hướng dẫn xã hội Hoa Kỳ trong các lãnh vực, chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục, y khoa và tôn giáo.

Chúng ta biết ảnh hưởng của một người được thử nghiệm qua lối sống hằng ngày của người đó. Trong câu 21, Phao-lô nhắc: ngay cả việc ăn uống của chúng ta cũng chẳng phải là việc riêng tư vì nó có thể làm dịp vấp phạm cho anh em mình. Thế nên việc chè chén hay sử dụng ma túy sẽ không thể nào làm đẹp lòng Đức Chúa Trời và sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho những người chung quanh.

Làm sao để đời sống hằng ngày của chúng ta, là một bài ca ngợi Chúa, giữa những người chưa biết danh Ngài? Làm sao để bạn và tôi có thể mang ảnh hưởng tốt đến cho người thân và thế hệ trẻ trong Hội Thánh, trong cộng đồng chúng ta đang sống? Xin nhớ rằng đời sống hằng ngày của chúng ta sẽ tạo ảnh hưởng hoặc xấu hoặc tốt trên những người chung quanh trong hiện tại lẫn tương lai.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

Bảo quản hành lá, ngò, cần được tươi lâu: Rửa sạch, cắt khúc cho vào tô nhựa đậy kín, để vào ngăn chứa rau, giữ được từ 3 đến 5 ngày.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 03.11.2019

in PHỤ NỮ on 28 Tháng Mười, 2019

Chúa nhật 03.11.2019

  1. Đề tài: SỬ DỤNG ÂN TỨ ĐỂ PHỤC VỤ.
  2. Kinh Thánh: Rô-ma 12:1-21.
  3. Câu gốc: “Vì chúng ta có các sự ban cho khác nhau, tùy theo ơn đã ban cho chúng ta” (Rô-ma 12:6a).
  4. Đố Kinh Thánh: Xuất Ê-díp-tô ký 1-3.
  5.  Thể loại: Học Kinh Thánh

* Câu hỏi học Kinh Thánh.

(1.1) Phaolô khuyên điều gì cho những người đã được hưởng ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời? (Rô-ma 12:1,2).

(1.2) Dâng thân thể có ý nghĩa gì?

(1.3) Bạn học được gì qua việc dâng thân thể làm của lễ sống và thánh?

(2.1) Xin cho biết tại sao Phaolô phải nói đến một thân có nhiều chi thể? (Rô-ma 12:3-8).

(2.2) Việc nầy chứng tỏ điều gì qua điều Phaolô muốn nói đến?

(2.3) Bạn học được gì nơi Phaolô dạy bảo?

(3.1) Phaolô đưa ra phẩm chất nào để nói lên sự vâng lời và làm theo Lời Đức Chúa Trời dạy? (Rô-ma 12:9-18).

(3.2) Phẩm chất nầy nói lên điều gì giữa chúng ta với Đức Chúa Trời?

(3.3) Bạn đã thật sự yêu anh em mình chưa? Khi bạn đã làm điều đó rồi thì chính bạn cảm nhận được điều gì trong đời sống bạn? (điều đó nói lên rằng Chúa thật sự đang ở trong lòng bạn đó).


* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Sống ở thành phố chúng ta có dịp chứng kiến những công trình xây cất nhà ở. Thoạt đầu người ta dùng xe ủi để san bằng mảnh đất. Kế đến, người thợ hồ bắt tay vào việc. Ông thợ điện đem ánh sáng cho căn nhà, ông thợ sơn với những đường lả lướt mang một nét mặt mới đến với ngôi nhà. Qua lại trong bảy, tám tuần thì ngôi nhà xinh xắn có thể sẵn sàng cho người chủ mới dọn vào.

Điều nầy làm tôi liên tưởng đến những mái lá ở miền quê được dựng lên không đòi hỏi những người thợ có kinh nghiệm chuyên môn và những chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, nhà cửa họ dựng nên không bền vững và quy mô như công trình xây cất của những người thợ được huấn luyện và trang bị kỹ càng.

Đời sống Cơ Đốc nhân cũng như người thợ xây nhà, họ cần được Đức Chúa Trời huấn luyện và trang bị những ân tứ của Ngài.

I. THÂN THỂ CƠ ĐỐC NHÂN LÀ CỦA LỄ SỐNG (Rô-ma 12:1-2).

Trong một buổi nhóm cầu nguyện, một tín hữu bày tỏ lòng yêu mến Chúa qua câu hỏi cho nhóm. Tôi phải làm gì để minh chứng lòng yêu Chúa của tôi? Đây cũng là câu hỏi mà những tín hữu thành Rô-ma hai ngàn năm trước đã thắc mắc. Phao-lô khuyên họ nên dâng trọn thân thể họ như một của lễ sống và thánh cho Chúa. Điều đó có nghĩa họ nên dâng cho Chúa cả tâm linh, ước muốn, lẫn thân xác mà Chúa đã ban cho họ quyền quản trị trên nó.

Lý do là thân thể ấy đã được chuộc bằng một giá rất cao khi Con Đức Chúa Trời chịu hình thay cho họ trên cây thập tự. “Nhưng Người đã vì tội lỗi của chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt Người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi Người chúng ta được lành bệnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy: Đức Chúa Trời đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên Người” (Ê-sai 53:5-6).

Một bộ lạc người da đỏ ở châu Mỹ có phong tục rất đặc biệt. Bất cứ ai cứu mạng một người nữ da đỏ nào thì người nữ ấy sẽ trả ơn bằng cách suốt đời làm nô lệ săn sóc vị ân nhân đã cứu mạng mình. Lời Chúa kêu gọi Cơ Đốc nhân dâng mình cho Chúa không có nghĩa là trả ơn cứu tử, mà là lời kêu gọi vào một nếp sống tự do mới dưới sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời. Nói cách khác chúng ta được biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời. Chữ “Thánh” trong câu 1 có nghĩa là biệt riêng ra cho Chúa. Chúng ta được biệt riêng ra thành những của lễ đẹp lòng Chúa, mang thức hương thật, đến trước ngôi Ngài.

Trong câu 2, Phao-lô giải thích cách sống mà tín đồ nên có. Ông cho biết lối sống của thế gian lắm khi tương phản với lối sống của Cứu Chúa Giê-xu, vì thế Phao-lô kêu gọi chúng ta đừng nên đua đòi theo lối sống của thế gian. Chúng ta nên nương tựa vào sự đổi mới của tâm linh từ khi được cứu rỗi, để sống đẹp lòng Đức Chúa Trời. Mỗi Cơ Đốc nhân nên tự hỏi: Từ khi tin nhận Chúa đời sống của cá nhân mình có gì thay đổi không? Những điều gian dâm, ô uế, say sưa, luông tuồng, gian dối… có còn là hành động của chúng ta nữa không? Trong khi sự cứu rỗi linh hồn của chúng ta là sự ban cho của Chúa, người nhận sự cứu rỗi phải ăn năn, từ bỏ nếp sống tội lỗi để sẵn sàng nhận lãnh ân tứ cứu rỗi của Ngài.


II. CÓ NHIỀU ÂN TỨ BAN CHO KHÁC NHAU (Rô-ma 12:3-8).

Trở lại vấn đề xây cất nhà cửa. Người thầu khoán chỉ mướn những người thợ có khả năng chuyên môn cho từng công việc chuyên môn. Thí dụ: Ông không thể mướn một người thợ điện để làm việc của thợ hồ, và ông cũng không bắt thợ hồ phải dùng dụng cụ của thợ điện để xây cất một công trình kiến trúc. Đời sống của con cái Chúa cũng vậy. Chúa ban cho mỗi chúng ta những ân tứ khác nhau để phục vụ Ngài. Người thì có ân tứ giảng dạy. Người thì có ân tứ giao thiệp. Người thì được ban cho sự thương xót. Người thì được ân tứ đức tin mạnh mẽ. Phao-lô gọi chung Cơ Đốc nhân là thân thể của Đấng Christ; và mỗi Cơ Đốc nhân là một chi thể khác nhau trong một thân là Hội Thánh Chúa. Thân thể được mạnh mẽ là khi tất cả các chi thể đều hợp tác và hành động theo khả năng, nhiệm vụ riêng. Lỗ tai không chịu nghe mà muốn thấy, thì thân thể sẽ bị điếc. Trong Hội Thánh, nếu các tín hữu không dùng những ân tứ Chúa ban cho từng cá nhân, nhưng tranh giành nhiệm vụ của người khác, thì Hội Thánh không phát triển được.

Cùng lúc, Phao-lô khuyên, tín đồ không nên có “tư tưởng cao quá lẽ”. Đừng nghĩ rằng ân tứ và nhiệm vụ của mình là quan trọng hơn người khác. Đôi mắt rất quan trọng cho cơ thể. Nhưng mũi, tai, lưỡi, chân cũng đều quan trọng. Trong Hội Thánh của Chúa, Mục sư và ban chấp sự không phải là những người ỷ vào quyền chức của mình để đòi hỏi tín đồ phải vâng phục. Động từ “cai trị” (c.8) có nghĩa là dìu dắt, hướng dẫn và phục vụ. Ga-la-ti 5:13 kêu gọi chúng ta “hãy lấy lòng yêu thương mà làm đầy tớ lẫn nhau”. Vài chữ quan trọng trong phần Kinh Thánh, mà chúng ta nên chú ý đến là: “buộc mình, chăm và siêng năng”. Hầu việc Chúa không phải là việc làm khi thuận tiện. Hầu việc Chúa không phải là việc làm chỉ khi nào vui thỏa. Hầu việc Chúa không phải là việc làm tạm thời. Nhưng hầu việc Chúa là sự kêu gọi trọn đời sống của Cơ Đốc nhân. Dầu bất cứ hoàn cảnh nào, vui, buồn, bận rộn hay rảnh rang, nếu được Chúa gọi làm một việc gì cho Ngài, chúng ta nên chuyên tâm để hoàn tất công việc vì biết rằng tất cả mọi việc trên thế gian nầy đều từ nơi Chúa mà đến.


III. KẾT QUẢ CỦA CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH (Rô-ma 12:9-18).

Sau khi giãi bày về các ân tứ, Phao-lô đi đến đề tài tình yêu thương. Bao nhiêu ân tứ thuộc linh của Chúa ban cho đều dùng với một mục đích trọng yếu là yêu mến Chúa. Chúng ta nên đề phòng đừng để sự cạnh tranh, tư lợi, khoe khoang làm động cơ thúc đẩy chúng ta trong công việc của Hội Thánh. Có khi nào chúng ta dâng hiến nhiều, không phải là yêu mến Chúa mà muốn cả Hội Thánh thấy chúng ta rộng lượng không? Có khi nào chúng ta hăng hái làm việc trong Hội Thánh, không phải vì yêu mến Chúa nhưng vì muốn ai ai cũng khâm phục chúng ta không? “Đừng cho tay tả biết tay hữu làm việc gì” (Ma-thi-ơ 6:3).

Ai thành thật yêu mến Chúa thì người đó phải thành thật yêu mến anh em mình Ai có các điều răn của Ta và vâng giữ lấy, ấy là kẻ yêu mến Ta; người nào yêu mến Ta sẽ được Cha Ta yêu lại, Ta cũng sẽ yêu người, và tỏ cho người biết Ta” (Giăng 14:21). Tình yêu thật sự bao gồm những đức tính như siêng năng, sốt sắng, nhịn nhục, khiêm nhường, rộng lượng. Kết quả của các ân tứ thuộc linh là tình yêu thương. Càng hầu việc Chúa nhiều chừng nào, chúng ta càng có lòng yêu mến Ngài và anh em của chúng ta nhiều chừng nấy.

Có một đôi vợ chồng tín đồ về hưu, tình nguyện dành thì giờ đi làm giáo sĩ ở Arizona. Sau một năm các bạn của họ đều thấy sự thay đổi trong đời sống của hai tín đồ nầy. Họ không còn thói chỉ trích, phàn nàn người khác như xưa nữa. Trái lại, họ vui vẻ, hòa thuận và cảm thông với mọi người. Lắm lúc trong Hội Thánh, những người chỉ trích nhiều chừng nào lại là những người ít nhúng tay vào công việc của Hội Thánh chừng nấy. Nếu ai ai trong Hội Thánh đều dùng ân tứ của Chúa ban để hợp tác làm việc thì không có thì giờ ngồi không để phàn nàn, đoán xét hoặc phê bình anh em mình.

Tất cả Cơ Đốc nhân đều được Chúa ban cho một số ân tứ. Ân tứ của bạn là gì? Bạn có sử dụng ân tứ đó để phục vụ Chúa chưa?

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

– Muốn nhổ lông vịt nhanh: Khi làm vịt, lúc cắt tiết, không nên để vịt xuống đất vì các lông măng của vịt sẽ mọc ra tua tủa. Sau đó nhúng vịt vào nước đun sôi có pha chút vôi ăn. Làm cách này vịt sẽ dễ nhổ lông.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 27.10.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 27.10.2019

in PHỤ NỮ on 21 Tháng Mười, 2019

Chúa nhật 27.10.2019

  1. Đề tài: SỨ ĐIỆP CỨU RỖI (KN Ngày Cải Chánh Hội Thánh).
  2. Kinh Thánh: Rô-ma 10:1-21.
  3. Câu gốc: “Vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi” (Rô-ma 10:10).
  4. Đố Kinh Thánh: Sáng thế ký 48-50.
  5. Thể loại: Chia sẻ.

* CHỈ DẪN: (xem chỉ dẫn Chúa nhật 07.07.2019).

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Một chiếc tàu buôn, sau cơn hỏa hoạn trôi lênh đênh trên biển Thái Bình Dương trong ba tuần lễ. Dù trên tàu còn thức ăn nhưng nước uống thì đã hết trong nhiều ngày qua. Từ thuyền trưởng cho đến các thủy thủ đoàn ai nấy điều kiệt quệ sau nhiều ngày thiếu nước. Đại dương mênh mông, đầy nước nhưng họ không tìm được nước nên họ rất khát. Bỗng nhiên họ phát giác: có một chiếc ghe không biết từ đâu đến gần bên họ. Mọi người dùng hết sức của mình, đứng lên và kêu xin nước uống. Người chèo ghe, sau khi hiểu ý liền chỉ tay xuống nước ra dấu bảo họ uống.

Các thủy thủ trên tàu đều ngạc nhiên, khi nếm thử nước dưới dòng thì biết nước quanh tàu không còn là nước mặn nữa. Lý do đơn giản là tàu họ đã được gió đưa vào cửa một con sông ở Peru xứ Nam Mỹ. Sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời cho nhân loại cũng cạnh bên chúng ta. Nhưng nhiều người không biết nên đã bỏ công, bỏ của, trèo đồi vượt núi đi tìm. Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời cho biết: “Đạo ở gần ngươi, ở trong miệng và trong lòng ngươi”
(Rô-ma 10:8a), chúng ta là những người đã nhận được sự cứu rỗi phải có trách nhiệm nói cho mọi người về sự cứu rỗi mà chúng ta đã nhận được.


I. XƯNG CÔNG BÌNH BỞI ĐỨC TIN (Rô-ma 10:4-7).

“Vì Đấng Christ là sự cuối cùng của luật pháp, đặng xưng mọi kẻ tin là công bình. Vả, Môise luận sự công bình đến bởi luật pháp cách nầy: Hễ ai làm theo điều đó thì nhờ đó mà sống. Nhưng sự công bình đến bởi đức tin, thì nói như vầy: Chớ nói trong lòng ngươi rằng: Ai sẽ lên trên trời? Ấy là để đem Đấng Christ xuống; hay là: Ai sẽ xuống vực sâu? Ấy là để đem Đấng Christ từ trong kẻ chết lại lên” (Rô-ma 10:4-7).

Trải qua nhiều thế kỷ, luật pháp nguyên thủy của Đức Chúa Trời mà Môi-se đã truyền cho dân Chúa bị các nhà lãnh đạo tôn giáo diễn dịch và thêm thắt hằng trăm điều. Đến nỗi họ làm lệch mất mục đích tốt lành mà luật Chúa bảo đảm cho mọi công dân Ngài.

Trong thời Chúa Giê-xu, luật ngày nghỉ, hay luật ngày Sa-bát được Chúa ban cho dân Ngài, như một ngày ngơi nghỉ, tịnh dưỡng, thể xác, tinh thần và tâm linh sau sáu ngày liên tục làm việc. Dù với mục đích tốt lành rõ rệt, nhưng luật ngày Sa-bát, bị áp dụng khắt khe đến nỗi những việc lành, cần phải làm trong ngày ấy cũng không một ai được quyền làm trọn. Chúa Giê-xu đã bị chỉ trích vì Ngài chữa lành cho người bệnh trong ngày Sa-bát, tại sao việc chữa bệnh lại bị xem như một công việc? Các nhà lãnh đạo tôn giáo xem việc chữa bệnh là một phần công việc của nghề bác sĩ, và việc hành nghề trong ngày Sa-bát bị ngăn cấm. Người quản lý nhà hội đã không thể nhìn vượt xa hơn luật pháp, để thấy lòng thương xót của Chúa Giê-xu, khi Ngài chữa lành cho người phụ nữ bại liệt này. Chúa Giê-xu làm cho ông ta và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác phải xấu hổ khi vạch rõ sự giả hình của họ. Họ sẵn sàng thả các gia súc của mình ra và chăm sóc chúng, nhưng lại không chịu vui mừng khi một người được giải thoát khỏi xiềng xích của Sa-tan.

Người Pha-ri-si ẩn núp đằng sau các bộ luật của họ để tránh những bổn phận của tình yêu thương. Chúng ta cũng vậy, có thể sử dụng văn tự của luật pháp để biện minh cho việc bỏ qua nghĩa vụ phải chăm sóc cho người khác (thí dụ, bằng cách dâng một phần mười đều đặn và rồi từ chối giúp đỡ một người láng giềng nghèo thiếu). Nhưng nhu cầu của tha nhân quan trọng hơn các luật lệ và quy tắc. Hãy dành thì giờ giúp đỡ người khác, cả khi làm như thế có thể tổn hại đến hình ảnh của bạn trước công chúng.

Người Do-thái trong nhiều năm đi tìm sự công chính, sự tha tội của Đức Chúa Trời bằng luật pháp quy định “Vả, Môise luận sự công bình đến bởi luật pháp cách nầy: Hễ ai làm theo điều đó thì nhờ đó mà sống” (c.5). Nhưng họ không biết sự cứu rỗi, không phải là việc họ phải làm gì, mà là Đức Chúa Trời đã làm gì cho họ.

Chúa Giê-xu đã chịu chết tại thập tự giá để làm sự công bình cho họ rồi. Giờ họ chỉ cần đến với Ngài để tội lỗi được tha thứ, và xây dựng mối quan hệ mới với Chúa Giê-xu.


II. SỰ CỨU RỖI CHO MỌI NGƯỜI (Rô-ma 10:8-13).

Có người nói rằng: Nếu sự cứu rỗi là điều có thể mua được bởi tiền bạc, thì người giàu sẽ sống, kẻ nghèo sẽ chết. Nhiều người
Do-thái xem họ là dân tộc duy nhất được Chúa chọn, những dân tộc khác đều là người dã man, thấp hèn không đáng để họ ăn cùng bàn. Nhưng với Phao-lô, ông tin rằng cả nhân loại đều được dựng nên bởi chung một Đức Chúa Trời yêu thương và giàu sự nhân từ.

Phao-lô cho biết: Đức Chúa Trời không có sự phân biệt giữa các dân tộc với nhau “Trong người Giuđa và người Gờréc không có sự phân biệt gì hết, vì họ có chung một Chúa, giàu ơn đối với mọi kẻ kêu xin Ngài” (c.12). Vì tất cả chúng ta đều do Ngài tạo dựng, Ngài là Đấng khoan hồng rộng lượng không thiên vị một ai. “Ngài muốn cho mọi người đều được cứu rỗi và hiểu biết lẽ thật”
(1Ti-mô-thê 2:4).

Phao-lô nhắc mọi người hãy tìm sự cứu rỗi nơi Đức Chúa Trời, và Chúa không ở đâu xa để họ phải khó nhọc đi tìm. Sự cứu rỗi ấy ở ngay bên họ, chỉ bởi sự xin và nhận Christ là Chủ đời sống họ. Một người kia ở Sài Gòn, trước khi bắt đầu chuyến du lịch xa, ông nhờ người bạn đưa ông ghé qua chợ một tí. Đến chợ, ông chạy nhanh vào hàng cá lia thia và mua một bịch lăng quăng. Sau đó ông đến lỗ cống cạnh lề đường, đổ cả bịch lăng quăng xuống cống. Người bạn đi cùng thấy chuyện lạ và hỏi: “Anh làm gì vậy?” Ông trả lời, “hôm nay là ngày tôi phải phóng sinh”. Chuyện phóng sinh từ lòng nhân từ và quan tâm đến sự sống của những vật thọ tạo thì thật là điều tốt. Nhưng nếu chúng ta lấy điều ấy như một nghi lệ, ghi thêm công đức mình để được sự cứu rỗi thì thật là sai. Vì Lời Chúa dạy rằng: “Vả, ấy là ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình”
(Ê-phê-sô 2:8-9).


III. RAO GIẢNG PHÚC ÂM CỨU RỖI (Rô-ma 10:8-9).

Vài năm trước ở tiểu bang Oregon, có nhiều cuộc xung đột xảy ra giữa những công nhân sống nghề khai thác gỗ thông và nhóm người bảo vệ thiên nhiên. Nhóm nầy không muốn thấy các rừng thông bị triệt khai, vì các khu rừng ấy là nơi nương tựa cuối cùng của loại chim mèo đốm (Spotted Owls) là giống chim gần bị diệt chủng. Nhìn vào câu chuyện trên chúng ta thấy, rất dễ cho con người vì miếng ăn, mà quên mất những phẩm giá cao quý, hoặc những gì tốt đẹp mà Chúa đang giao cho chúng ta nhiệm vụ bảo quản chúng.

Cảm tạ Chúa cho việc tăng trưởng mạnh mẽ của các Hội Thánh ở khắp nơi, vì Tin lành được nhiều con cái Chúa hết lòng rao giảng. Họ ý thức nhiều về trách nhiệm của mình trước những người cần được nghe Tin lành cứu rỗi mà Phao-lô đã thách thức “Nhưng họ chưa tin nhận Ngài thì kêu cầu sao được? Chưa nghe nói về Ngài thì thể nào mà tin? Nếu chẳng ai rao giảng, thì nghe làm sao? Lại nếu chẳng ai được sai đi, thì rao giảng thể nào?” (Rô-ma 10:14-15). Phao-lô muốn nói đến trách nhiệm rao giảng sự cứu rỗi của mỗi chúng ta, cho nhiều người chưa nghe, chưa biết Đức Chúa Trời. Trách nhiệm ấy không chỉ ở Mục sư hay chấp sự, mà ở mỗi một cá nhân tín đồ. Vì mỗi chúng ta đều là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời. Tôi có nghe một số tín hữu cầu xin Chúa cho Hội Thánh mình được tăng trưởng, nhưng họ không có sự quan tâm đến tội nhân, không nói về Chúa cho một ai ngay cả bạn hữu của họ. Chúng ta không thể viện lý do rằng. Tôi chưa tốt nghiệp ở trường Thần học, hay tôi quá bận rộn, tôi sợ bị người khác chống đối… Thật sự, chúng ta không cần phải tốt nghiệp Thần học để nói với người khác mình được Chúa cứu thế nào. Chúng ta không phải đi nói với người khác về Tin lành mỗi ngày, nhưng xin Chúa giúp chúng ta trung tín để nói về Chúa cho một người trong tuần cũng là quý rồi. Còn việc chống đối nếu có thì vì sự cứu chuộc quý giá của một linh hồn, chúng ta bằng lòng cam chịu sự hiểu lầm. Phao-lô cũng nêu lên nan đề người ngoại không nghe, không tin (c.16). Chúng ta đừng nên nản lòng trước những kết quả không y như mình muốn. Mà cần nhớ rằng hạt giống mình đã gieo ra sẽ đem lại những kết quả: “Hãy liệng bánh ngươi nơi mặt nước, vì khỏi lâu ngày ngươi sẽ tìm nó lại” (Truyền đạo 11:1).

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

Muốn rã đông thịt: Muốn rã đông thịt, dùng nước muối nhạt ngâm thịt vào, sau đó ngâm thịt vào tô nước gừng. Thịt sẽ chóng mềm và tươi ngon như cũ.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 20.10.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 20.10.2019

in PHỤ NỮ on 14 Tháng Mười, 2019

Chúa nhật 20.10.2019

  1. Đề tài: SỐNG HỮU ÍCH CHO NHAU.
  2. Kinh Thánh: Rô-ma 14:7-19.
  3. Câu gốc: “Vậy chúng ta hãy tìm cách làm nên hòa thuận và làm gương sáng cho nhau” (Rô-ma 14:19).
  4. Đố Kinh Thánh: Sáng thế ký 45-47.
  5. Thể loại: Thuyết trình

* CHỈ DẪN: (xem chỉ dẫn Chúa nhật 07.07.2019).

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Sau mỗi lần đi dự các đại hội của Hội Thánh về, anh chị em đại biểu được dịp tường trình kết quả và diễn tiến của đại hội với Hội Thánh. Mỗi sứ giả có những nhận xét khác nhau về đại hội. Người thì cho biết rằng đại hội thành công về việc nầy, kẻ thì khen về mặt kia. Tuy nhiên trong mọi sự đó, không một sứ giả nào có thể phủ nhận cái tình cảm khắng khít kỳ diệu, giữa vòng các sứ giả về những buổi đại hội. Hầu như một sợi dây vô hình nào đó đã buộc họ lại với nhau trong tình cảm đậm đà.

Thật vậy, là Cơ Đốc nhân chúng ta có rất nhiều điểm chung nhau. Chúng ta có cùng một Cha toàn năng trên trời, cùng được cứu bởi dòng huyết báu của Chúa Giê-xu, cùng được sự thông công trọn vẹn trong Chúa Thánh Linh, cùng một báp-têm và một đức tin. Chúa cứu chúng ta không nhằm mục đích để trang hoàng cho đẹp đền thờ. Nhưng Ngài muốn mỗi người được cứu sống như một nhân chứng sáng láng trong thế gian. Sau kinh nghiệm gặp Chúa, chúng ta cần được lớn lên trong mối tương giao với Chúa và với mọi người.

Từng ngày trưởng thành trong Chúa, càng giúp chúng ta thấy rõ rệt hơn về chỗ đứng của mình trong thân thể hay Hội Thánh của Chúa. Như một tuyển thủ của đội banh, mỗi chúng ta chẳng những trau giồi thể lực cho mình mà còn hiệp tác với các đồng đội để mang lại chiến thắng, vinh dự cho đội của mình.

Bài học hôm nay giúp chúng ta sống thể nào đẹp lòng Chúa và hữu ích cho anh em mình.


I. SỐNG TRONG CHÚA (Rô-ma 14:7-9).

Những câu nói mỉa mai được nhiều người ngày nay lấy làm phương châm cho cuộc sống họ: “Nó sống hay chết mặc kệ, có quan tâm cũng uổng thôi”, “Tôi làm gì mặc kệ, đừng ai đá động đến tôi”; hoặc “Con đã lớn khôn rồi, những lời khuyên đó chẳng giúp ích chi đâu!”.

Chủ nghĩa cá nhân đã mọc rễ sâu trong đời sống nhiều người. Thế nên Chúa đã dùng lời Phao-lô nhắc nhở Cơ Đốc nhân qua các thời đại là: Sự sống họ không thuộc riêng họ nữa, nhưng nó được buộc vào Chúa từ khi họ tiếp nhận Ngài. “Vả, chẳng có người nào trong chúng ta vì chính mình mà sống, cũng chẳng có người nào trong chúng ta vì chính mình mà chết; vì nếu chúng ta sống, là sống cho Chúa, và nếu chúng ta chết, là chết cho Chúa. Vậy nên chúng ta hoặc sống hoặc chết đều thuộc về Chúa cả” (Rô-ma 14:7-8). Một khi mục tiêu sống cho Chúa của chúng ta được xác định rõ rệt “sống là sống cho Chúa hoặc chết là chết cho Chúa” chúng ta sẽ kinh nghiệm được sự phục hưng. Chúa sẽ dùng đời sống chúng ta để làm sáng danh Ngài, để những người xung quanh nhận thấy được quyền năng Chúa thay đổi chúng ta ra làm sao.

Cơ Đốc nhân được buộc chặt vào Chúa Giê-xu. Chúng ta thuộc về Chúa, và Ngài cũng thuộc về chúng ta. Chúa là hình ảnh của người chủ nhân lành, đầy lòng yêu thương. Ngài đã đến cho mỗi chúng ta kinh nghiệm được “sự sống và sự sống dư dật” (Giăng 10:10). “Ngài đã đến trong xứ mình, song dân mình chẳng hề nhận lấy. Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời” (Giăng 1:11-12). Người tin Chúa có được hy vọng vĩnh cửu bởi Đấng Christ đã chiến thắng sự chết. Vì vậy, dù sống hay chết chúng ta được bảo đảm mình thuộc về Ngài.

Lịch sử nhân loại cho thấy nhiều vị anh hùng đã liều thân cho lý tưởng họ mến yêu. Có lần nào bạn tự hỏi mình đã yêu Chúa bao nhiêu? Mình đã để sức sống mới của Ngài chiếm hữu bao nhiêu phần trong cuộc sống? Đã bao nhiêu người thấy Chúa qua sự hiện hữu của bạn, của tôi? Điểm quan trọng ở đây không phải chúng ta làm gì cho Chúa, mà là Chúa đã dùng chúng ta làm gì cho những người chung quanh? Chúa đã dùng chúng ta để làm gì cho những anh chị em trong Hội Thánh của chúng ta?


II. ĐỪNG XÉT ĐOÁN (Rô-ma 14:10-13).

Chữ xét đoán tự nó không là xấu hay tốt. Đây là một động từ kép của hai chữ: “nhận xét” và “đoán định”. Bà nội trợ giỏi nhìn vào lượng và phẩm một miếng thịt trước khi mua về làm bữa cho gia đình bà. Viên chánh án xét những sự kiện xảy ra và dựa theo luật định mà kết án tội nhân. Trong 1Cô-rinh-tô 11:31, Phao-lô nói rằng: “Nếu chúng ta biết xét đoán lấy mình, thì khỏi bị xét đoán”. Ba trường hợp nêu trên là những hành động cần thiết. Vậy câu 10 có ý nghĩa gì?

Lời Chúa không cho phép chúng ta xét đoán anh em mình. Lý do đơn giản bởi chúng ta không phải là Chúa để thấy hết, hiểu hết mọi sự, cùng xét người một cách vô tư.

Trong một lớp xã hội học, vị giáo sư nêu lên một trường hợp điển hình để học sinh ông suy nghĩ. Ông nói: Một bà ăn mặc rất sang trọng vào mua thực phẩm tại một siêu thị. Khi trả tiền, bà đã dùng phiếu trợ cấp cho người nghèo để trả. Sau đó bà mang đồ lên một chiếc xe hết sức đắt tiền và lái đi. Để kết luận, giáo sư hỏi: Các bạn đánh giá thế nào về bà nầy? Cả lớp học gầm nét mặt, tức giận đồng lên án bà là người gian dối, lường gạt chính quyền. Chờ cho lớp học lắng dịu, vị giáo sư ôn tồn cho biết: Bà ấy tuy giàu có nhưng đầy lòng hảo tâm. Hôm đó bà đã bỏ thì giờ riêng để đi trợ giúp một bà cụ bị bệnh.

Khi đặt mình vào địa vị một quan án, chúng ta đã phạm tội cùng Chúa vì chúng ta giành quyền xét đoán của Ngài. Và khi xét đoán một người, là chúng ta xem mình cao trọng hơn người bị mình xét đoán. Dù đi trong Chúa hay trong đường đời có dài hơn người khác bao lâu, chúng ta cần nâng đỡ, yêu thương anh em mình, hơn là xét đoán những yếu kém của họ. Chúa đã yêu thương, ân cần, ngọt ngào và xem chúng ta là một phần quan trọng trong thân thể Ngài, thì chúng ta là kẻ trưởng thành phải yêu thương nâng đỡ anh chị em khác thể ấy. Vì một ngày kia, mọi chúng ta sẽ phải ứng hầu trước tòa án của Đức Chúa Trời để trả lời về thái độ, lối cư xử của mình.


III. QUÝ TRỌNG ANH EM TRONG CHÚA (Rô-ma 14:14-19).

Một nan đề làm rối loạn trong Hội Thánh lúc bấy giờ là: Một số tín hữu cho rằng việc ăn của cúng hình tượng là không đẹp lòng Chúa. Trong khi một số tín hữu khác cho rằng các tà thần là việc hư không, vô nghĩa nên cũng chẳng hại gì. Đây là nan đề mà Hội Thánh Chúa qua các thời đại đều gặp phải, nan đề bất đồng quan điểm. Khi nói về quan điểm thì không ai trong chúng ta có câu trả lời đúng cho mọi trường hợp. Trước hoàn cảnh nầy Phao-lô cho ta một vài nguyên tắc để suy nghĩ:

  1. Thực phẩm tự nó là trung dung “Tôi biết và tin chắc trong Đức Chúa Giê-xu rằng, chẳng có vật gì vốn là dơ dáy; chỉn có ai tưởng vật nào là dơ dáy, thì nó là dơ dáy cho người ấy mà thôi” (Rô-ma 14:14).

Việc ăn hay không ăn, không quan trọng.

  1. Nguyên tắc yêu thương “Vả, nếu vì một thức ăn, ngươi làm cho anh em mình lo buồn, thì ngươi chẳng còn cư xử theo đức yêu thương nữa. Chớ nhân thức ăn làm hư mất người mà Đấng Christ đã chịu chết cho” (Rô-ma 14:15). Hội Thánh nào cũng có người yếu kẻ mạnh. Chúng ta phải quan tâm đến sự hiện hữu của anh em hơn là lấy những khác biệt của họ mà luận xét.
  2. Đừng để việc ăn uống nhỏ nhoi làm mất sự công bình, bình an, vui vẻ mà Thánh Linh đã ban cho mỗi con cái Chúa và Hội Thánh Ngài “Vì nước Đức Chúa Trời chẳng tại sự ăn uống, nhưng tại sự công bình, bình an, vui vẻ bởi Đức Thánh Linh vậy” (Rô-ma 14:17).
  3. Hãy tìm mọi cách sống hòa thuận và làm gương tốt đẹp cho nhau “Vậy chúng ta hãy tìm cách làm nên hòa thuận và làm gương sáng cho nhau” (Rô-ma 14:19).

Những Cơ Đốc nhân giàu kinh nghiệm trong Chúa, hãy vì anh em yếu kém hơn mình, mà chậm bước lại để họ theo cùng. Vì công khó anh em trong Chúa không bị khinh dể đâu. Một trong sự trưởng thành của người mới đến với Chúa là bắt chước những anh chị đi trước trong niềm tin. Không phải là người mới tin không cần học theo gương Chúa, nhưng thái độ, việc làm của người tin Chúa lâu không ít thì nhiều, sẽ ảnh hưởng cho những anh chị em mới.

Dù muốn hay không, đời sống hằng ngày của mọi chúng ta sẽ là tấm gương cho nhiều người soi rọi, Chúa muốn chúng ta hãy nên hòa thuận và làm gương sáng cho nhau.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

Khi thức ăn lỡ bị nêm mặn: Dùng 1 lòng trắng trứng cho vào nồi thức ăn, đun lại cho sôi rồi vớt bỏ lòng trắng. Lòng trắng đã hút bớt chất mặn trong canh, súp.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 13.10.2109

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 13.10.2109

in PHỤ NỮ on 8 Tháng Mười, 2019

Chúa nhật 13.10.2019 (Chúa Nhật Thiếu Niên Tin lành)

  1. Đề tài: THIẾU NIÊN TIN LÀNH.
  2. Kinh Thánh: 2Ti-mô-thê 3:14-17; Truyền đạo 11:9-10; Tít 2:6-8.
  3. Câu gốc: “Hỡi kẻ trẻ kia, hãy vui mừng trong buổi thiếu niên, khá đem lòng hớn hở trong khi còn thơ ấu, hãy đi theo đường lối lòng mình muốn, và nhìn xem sự mắt mình ưa thích, nhưng phải biết rằng vì mọi việc ấy, Đức Chúa Trời sẽ đòi ngươi đến mà đoán xét” (Truyền đạo 11:9).
  4. Đố Kinh Thánh: Sáng thế ký 42-44.
  5. Thể loại: Kịch

* CHỈ DẪN: KỊCH.

  1. Mời ban Thiếu niên trong Hội Thánh nhóm chung với ban Phụ nữ và mời vài người trong ban chấp sự của Hội Thánh làm giám khảo.
  2. Cách thực hiện chương trình:

* Cách 1: Từ nhiều tuần trước, ban hướng dẫn ban Phụ nữ và ban Thiếu niên họp lại để giao cho mỗi ban vài vở kịch ngắn với đề tài về “Thiếu niên Tin lành”. Các ban về tập dợt trước. Tùy theo số nhóm của 2 ban mà định thời gian của vở kịch, nhưng không được quá 10 phút.

* Cách 2: Trước giờ nhóm, ban hướng dẫn chia xen lẫn người của ban Phụ nữ và ban Thiếu niên ra làm 4 nhóm và cho ngồi riêng từng nhóm. Đến tiết mục kịch 5 phút, ban hướng dẫn giao cho mỗi nhóm một câu chuyện ngắn với đề tài về “Thiếu niên Tin lành”. Trong 20 phút, các nhóm phải biến câu chuyện thành vở kịch, phân vai và tập kịch.

– Các nhóm lần lượt diễn kịch.

+ Giới thiệu nội dung vở kịch.

+ Diễn kịch.

+ Đúc kết.

– Cách chấm điểm.

+ Thời gian: Đúng giờ (5 phút hoặc 10 phút) 10 điểm. Mỗi phút dư bị trừ một điểm.

+ Tinh thần: Tất cả nhóm viên (phụ nữ và thiếu niên) đều tham gia vào vở kịch: 10 điểm. Thiếu một người trừ 1 điểm.

+ Diễn xuất: 10 điểm.

+ Nội dung: 10 điểm (nếu là vở kịch tự chọn).

– Phát thưởng.


* NHỮNG CÂU CHUYỆN THAM KHẢO.

GIỎ HOA THÁNG NĂM VÀ SỰ THA THỨ

Tôi nhớ lại rất rõ hôm đó là ngày 1/5, khi tôi đang học lớp 5. Năm đó tôi phải đối đầu với một thách thức liên quan đến người bạn thân yêu nhất của tôi. Bạn ấy sống tại ngôi nhà đối diện, và chúng tôi đã cùng sát cánh bên nhau đến trường hàng ngày, từ lớp một đến giờ.

Pam lớn hơn tôi một tuổi, nhưng cô ấy đã bắt đầu thay đổi những sở thích mà chúng tôi đã có cùng với nhau. Có một gia đình mới chuyển đến thị trấn nhỏ của chúng tôi, và Pam đã không còn chơi thân với tôi như trước kia. Cô dành nhiều thời gian hơn cho những người bạn mới này. Điều này khiến tôi bị tổn thương ghê gớm.

Khi mẹ tôi hỏi tôi con có mang giỏ hoa 1/5 đến nhà của Pam không thì tôi đã đáp lại một cách giận dữ: “Chắc chắn là không”. Mẹ tôi dừng lại, cúi xuống và ôm tôi vào lòng. Mẹ bảo tôi đừng lo, tôi sẽ có thêm nhiều người bạn khác trong suốt cuộc đời.

“Nhưng Pam đã là người bạn tốt nhất của con” tôi khóc và nói. Mẹ vuốt nhẹ mái tóc tôi, lau nước mắt cho tôi, mẹ nói rằng hoàn cảnh thay đổi và con người cũng thay đổi. Mẹ giải thích rằng điều vĩ đại nhất mà bạn bè có thể cho nhau đó là hãy tạo cho nhau có cơ hội để lớn lên, để thay đổi, để phát triển toàn vẹn thành con người Chúa muốn. Và đôi khi, điều đó có nghĩa là người bạn đó sẽ chọn kết bạn với những người bạn khác.

Mẹ tiếp tục giải thích rằng tôi cần tha thứ cho Pam vì đã làm tổn thương tôi, và tôi có thể bày tỏ sự tha thứ bằng việc tặng giỏ hoa 1/5 cho bạn ấy. Đó là một quyết định thật khó, nhưng tôi đã làm được. Tôi đã làm thêm một giỏ hoa đặc biệt nữa với rất nhiều hoa màu vàng vì tôi biết Pam rất thích. Tôi nhờ 2 em gái cùng mang giỏ hoa của sự tha thứ này đến nhà Pam. Từ chỗ ẩn nấp, chúng tôi thấy Pam nâng niu bó hoa lên, âu yếm ngửi nó, và nói to để chúng tôi có thể nghe thấy: “Cảm ơn bạn, Susie! Hy vọng rằng bạn sẽ mãi nhớ tới tôi”.

Ngày hôm đó tôi đã có một quyết định thay đổi cả cuộc đời: Tôi đã quyết định luôn luôn giữ tình bạn thật thân thiết ở trong trái tim mình.


NGHE LỜI MẸ DẶN

Nhà tôi nghèo, ba mất sớm. Mẹ làm nghề nuôi tằm rồi dệt thành vải. Tiền nuôi sống hai mẹ con và lo cho tôi ăn học là số tiền bán vải kiếm được.

Cùng theo mẹ đến trường vào giờ mẹ đi bán vải ngoài chợ. Giờ ra về, mẹ tôi đã chờ ngoài cổng trường tự bao giờ. Trên tay lúc nào cũng có quà bánh mà tôi thích.

Mà trẻ con nhà quê thì sở thích cũng đơn giản. Một cái bánh cam, một cái bánh ít, hay con tò he bằng đất đã là món quà quý lắm rồi. Tôi nhảy chân sáo lại bên mẹ và tíu tít khoe đủ thứ. Mẹ cười, ậm ừ rồi hôn lên tóc tôi.

Tuổi thơ tôi lớn lên bên mẹ. Tôi thương mẹ lắm, vì thế chẳng bao giờ dám làm mẹ buồn cả. Tôi lờ mờ hiểu rằng mình là người đàn ông duy nhất trong gia đình. Do vậy tôi phải biết nghe lời và chăm sóc mẹ.

Có một lần, vì mãi chơi, tôi sợ mẹ buồn nên tìm cách nói dối. Qua ngày hôm sau tôi lo sợ và chắc rằng mình sẽ bị ăn đòn vì tội dối trá. Thế nhưng mẹ tôi chẳng hề la mắng gì cả. Mẹ ôm tôi vào lòng, vuốt tóc tôi, ngẫm nghĩ một lát và nói:

– Con ơi! Con có nhớ cha không?

Tôi hơi ngỡ ngàng nhưng nhanh nhảu trả lời:

– Con nhớ lắm mẹ ạ. Nhiều lúc thấy cha của bạn mà con khóc thầm vì nhớ đến cha.

Mẹ tôi buồn buồn và nói tiếp:

– Con nhớ lúc hấp hối cha đã dặn gì không? Cha đã dặn con phải sống dũng cảm, suốt đời phải là người chân thật, không được dối trá.

– Mẹ ơi! Người chân thật nghĩa là gì hả mẹ? Tại sao họ không được nói dối?

Mẹ tôi hôn lên tóc tôi và nói:

– Con ơi! Người chân thật khi buồn muốn khóc là khóc, khi vui muốn cười là cười, yêu ai thì cứ bảo là yêu, ghét ai thì cứ bảo là ghét. Cho dù ai có dụ dỗ hay dọa nạt cũng không nói vui thành buồn, không nói ghét thành yêu. Cho dù phải nguy hiểm đến tính mạng cũng không đổi trắng thay đen.

– Thưa mẹ, con đã hiểu. Con xin lỗi mẹ vì hôm qua con đã là đứa nói dối. Con đã ham chơi với bạn, không lo học lại còn nói dối mẹ. Con sẽ không làm cho mẹ buồn nữa, con hứa luôn nghe lời cha dạy.

Từ đó khi có ai hỏi tôi: – Con thương ai nhất? Nhớ lời cha dạy, tôi trả lời: – Con thương mẹ và những người chân thật nhất.

Có người không tin, lắc đầu cho rằng tôi là một con vẹt nhỏ. Chỉ biết nói lên những điều mà mình chẳng hiểu gì cả. Tuy nhiên những lời cha dạy bảo đã in sâu vào tâm trí tôi rồi. Đó là phương châm sống cho cả cuộc đời tôi sau này.


CHUYỆN CỦA VIỆT

Việt là một cậu bé mồ côi bố từ nhỏ, mẹ của cậu thì đau ốm triền miên, hai mẹ con sống bằng đồng tiền ít ỏi mà mẹ cậu kiếm được bằng việc bán rau hàng ngày ở chợ. Những ngày mưa gió mẹ trở bệnh thì hai mẹ con phải nhịn ăn…

Ở tuổi của Việt các bạn khác được đến trường, còn Việt phải phụ mẹ đi mua rau, rồi đi làm mướn cho người ta vào mùa thu hoạch để kiếm thêm tiền mua gạo. Việt nhìn những người bạn đồng lứa tuổi được bố mẹ đón về từ trường học, Việt nói với chính mình: Sao ông trời bất công với mình thế nhỉ? Có những người thì sung sướng từ khi còn rất bé cho đến khi lớn, ăn những bữa cơm ngon, thức ăn dư thừa. Còn mình, ước ao một bữa ăn ngon cũng không được. Việt vừa đi vừa khóc…

Trang trên đường đi học về, cô bé nhảy chân sáo, vừa đi vừa hát: “Chúa yêu em lòng em vui thay…”. Thấy Việt đang khóc, Trang hỏi: “Việt, sao bạn lại khóc, có ai bắt nạt bạn à”.

Việt: “Không có ai bắt nạt tôi nhưng tôi thấy tủi thân vì hoàn cảnh của mình. Các bạn được sinh ra trong gia đình khá giả, có bố mẹ, được học hành đầy đủ, còn tôi mồ côi lại nhà nghèo không được đi học. Người ta thường hắt hủi và ghét bỏ tôi, không một ai thương tôi hết…”.

Trang: “Việt ơi, có một Đấng rất yêu thương bạn mà bạn chưa biết đó thôi”.

Việt: “Đó là ai vậy bạn? Tôi có thấy ai đối xử tốt với tôi đâu? Bạn là người bạn đầu tiên lắng nghe tôi nói chuyện đấy”.

Trang: “Có một Đấng cũng luôn luôn lắng nghe bạn đấy, Việt à”.

Việt: “Bạn làm tôi tò mò quá. Ai mà yêu tôi, và luôn lắng nghe tôi vậy, sao tôi không biết”.

Trang: “Đó là chính là Thượng Đế, Việt à. Mà Đấng đó người Tin Lành như Trang gọi là Đức Chúa Trời. Ngài yêu thương tất cả mọi người. Và bởi sự yêu thương của Ngài, Ngài ban Chúa Giê-xu xuống thế gian, đã chịu chết trên thập tự giá để tha tội lỗi cho chúng ta đấy. Ngài chính là Đấng yêu thương bạn, luôn lắng nghe bạn, và gìn giữ bạn”.

Việt: “Vậy ư? Thượng đế yêu tôi lắm sao?”

Trang: “Chúa Giê-xu muốn tất cả chúng ta trở lại với Ngài, và khi chúng ta trở lại với Ngài, chúng ta được trở nên con cái của Chúa. Chúng ta gọi Ngài là Cha”.

Việt: “Tôi cũng muốn trở nên con của Chúa Giê-xu. Tôi phải làm thế nào để được trở thành con của Chúa?”

Trang: “Tôi sẽ đưa bạn đến nhà thờ, và gặp Mục sư, ông sẽ cầu nguyện cho bạn tiếp nhận Chúa, và trở nên con cái Chúa”.

Việt: “Ừ, được đấy. Trang đưa tôi đến gặp Mục sư đi”.

Trang: “Sẵn sàng thôi. Bây giờ Việt đi cùng Trang nhé!”

Việt hớn hở cùng Trang đến nhà thờ. Trang đưa Việt vào gặp ông mục sư.

Sau khi giãi bày thêm về đạo Chúa, ông Mục sư hướng dẫn Việt cầu nguyện tiếp nhận Chúa. Bây giờ Mục sư vỗ vai Việt và nói: “Con đã trở nên con cái của Chúa sau khi con cầu nguyện tiếp nhận Chúa. Chúc mừng con. Mỗi sáng Chúa nhật con đến nhà thờ vào học Kinh Thánh với Trang và các bạn nhé”. Việt chào Mục sư rồi ra về lòng lâng lâng vui sướng, mong mau đến Chúa nhật được đi học Kinh Thánh tại nhà thờ.

Sáng Chúa nhật, Trang dẫn Việt vào lớp giới thiệu bạn mới cho cô giáo và cả lớp biết.

Cả lớp vui mừng và ai cũng ôm lấy Việt.

Việt vui lắm, và em khóc. Việt nói với cô giáo: “Chưa khi nào em nhận được tình yêu thương như thế này… Em hạnh phúc lắm cô à”.

Việt ra về, nhảy chân sáo về nhà và hát bài hát vừa được tập sáng nay: “Chúa yêu em lòng em vui thay!”

Kể từ đó, Việt không còn cô đơn, buồn tủi nữa. Cứ mỗi buổi chiều thứ năm, Việt đến nhà thờ tập hát ca ngợi Chúa, và sáng Chúa nhật, Việt đi học Kinh Thánh và thờ phượng Chúa với các bạn. Việt đang cầu nguyện xin Chúa sớm nói cho mẹ Việt biết Chúa và tin Chúa như Việt.


NHỮNG VẾT THẸO TRONG CUỘC ĐỜI

Cách đây vài năm, vào một mùa hè nóng bức ở miền Nam bang Florida, một cậu bé quyết định ra bơi ở cái hồ nhỏ bên cạnh nhà. Trong lúc vội vàng muốn nhảy xuống bể nước mát, cậu bé chạy ra cửa sau, để lại quần áo, giày vớ ở đó rồi chạy đi. Cậu nhảy ùm xuống nước và bơi thẳng về phía giữa hồ mà không hề biết rằng có một con cá sấu đang bơi ngược lại từ bờ bên kia.

Cha cậu đang làm việc ở sân sau, chợt trông thấy một cảnh tượng quá sức hãi hùng, đứa con trai mình và cá sấu đang bơi ngày một gần nhau hơn. Trong nỗi hoảng sợ, ông chạy về phía hồ nước, la lớn hết sức gọi cho con trai. Nghe tiếng cha, cậu bé chợt nhận ra mối hiểm nguy cận kề và lập tức quay đầu bơi hết tốc lực vào bờ, nơi cha mình đang lo lắng gào thét.

Nhưng đã quá trễ. Ngay khi cậu sắp đến được với cha, con cá sấu đã đến kịp cậu bé. Từ trên bờ, người cha chộp lấy cánh tay đứa con trai, nhưng con cá sấu đã ngoặm vào chân cậu. Thế là bắt đầu một cuộc chiến giằng co lạ thường giữa hai bên.

Tuy rằng con cá sấu mạnh sức hơn người đàn ông nọ, nhưng tình thương mãnh liệt của một người cha khiến ông không buông tay chịu thua. May mắn, có một người nông dân lái xe đi ngang qua, nghe tiếng kêu la thất thanh, đã vội lái chiếc xe tải lao tới, ông ta lấy súng và bắn chết con cá sấu.

Điều lạ lùng là sau nhiều tuần lễ chữa trị trong bệnh viện, cậu bé cuối cùng đã sống sót. Đây quả là phép lạ. Tuy vậy, đôi chân của cậu có những vết thẹo khủng khiếp bởi cuộc tấn công dữ dội của con cá sấu. Và, trên cánh tay cậu, cũng có những vết xước dài và sâu, do móng tay của người cha đã bấu vào thịt của cậu khi ông cố sức giành giật cậu con trai với cá sấu hung dữ.

Một phóng viên báo chí đã tìm đến phỏng vấn cậu bé từng trải qua cơn bi kịch khủng khiếp nọ, và anh đề nghị rằng cậu có thể cho mọi người xem những vết sẹo của vụ cá sấu tấn công hay không. Cậu bé kéo ống quần lên. Và rồi, với sự tự hào không giấu được, cậu nói, “Nhưng hãy nhìn vào cánh tay của cháu. Cháu có những vết sẹo lớn ở trên cánh tay nữa. Cháu mang những vết thẹo này vì cha cháu đã nhất định không buông cháu ra cho cá sấu”.

Bạn và tôi có thể cũng giống cậu bé này. Chúng ta cũng có những vết sẹo, không phải do cá sấu, nhưng do những quá khứ đau buồn. Có những vết thẹo xấu xí và làm cho chúng ta phải hối tiếc. Nhưng, cũng có những vết thẹo do Đức Chúa Trời đã không buông ta ra. Giữa cơn khủng hoảng, đấu tranh của chúng ta, Ngài ở đó và nắm giữ lấy chúng ta.

Thánh Kinh dạy rằng Chúa yêu chúng ta. Bạn là một đứa con của Ngài. Ngài muốn bảo vệ chúng ta và ban cho ta đầy đủ trong mọi sự. Nhưng thỉnh thoảng, chúng ta cũng tự mình bơi vào những hoàn cảnh nguy hiểm mà không biết chuyện gì đang đợi mình phía trước. Cái hồ bơi của cuộc đời này đầy những hiểm nguy, và chúng ta quên mất kẻ thù đang chờ đợi cơ hội để tấn công. Nếu bạn có những vết sẹo bởi tình yêu Chúa, thì hãy thật sự biết ơn Ngài. Bởi Chúa đã không và sẽ không bao giờ buông ta ra. Như trong Thi thiên 139:5 “Chúa bao phủ tôi phía sau và phía trước, đặt tay Chúa trên mình tôi”.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

– Muốn giấm chua lâu: Hãy cho vào giấm một số tỏi và ớt, giấm sẽ chua đến 4, 5 tháng.

– Để cơm nấu chín, không bị thiu nhanh: Khi nấu cho thêm vài lát gừng hoặc ít giấm, lúc hong cơm lại, cho thêm tí muối. Cơm sẽ bảo quản từ 2 đến 3 ngày.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 06.10.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 06.10.2019

in PHỤ NỮ on 1 Tháng Mười, 2019

Chúa nhật 06.10.2019

1. Đề tài: SỐNG THEO THÁNH LINH.

2. Kinh Thánh: Rô-ma 8:1-11.

3. Câu gốc: “Vì luật pháp của Thánh Linh sự sống đã nhờ Đức Chúa Giêxu Christ buông tha tôi khỏi luật pháp của sự tội và sự chết” (Rô-ma 8:2).

4. Đố Kinh Thánh: Sáng thế ký 39-41.

5. Thể loại: Trò chơi lớn.

* CHỈ DẪN: Trò chơi lớn.

CHỦ ĐỀ: SỐNG THEO THÁNH LINH.

Địa điểm: Khuôn viên nhà thờ (hoặc nơi sinh hoạt).

Thời gian: 90 phút.


I. CHUẨN BỊ.

– Cần ít nhất 2 người để phối hợp soạn câu hỏi và đặt mật thư tại mỗi trạm, chấm điểm, theo dõi để có thể hướng dẫn khi cần. Chuẩn bị nội dung cho mỗi trạm để các nhóm thảo luận, cung cấp giấy bút cho các nhóm có yêu cầu. Sau khi nhận mật thư, cả nhóm sẽ tham gia giải mật thư, trình ban tổ chức và đến trạm kế tiếp…

– Mật mã: Từ nhiều tuần trước, hướng dẫn ban viên ôn lại chữ điện tín, các mật mã đã dùng trong các tài liệu trước và học thêm mật mã mới. Chỉ nên dùng mật mã nào ban viên có thể dịch thành thạo.

– Mật thư: Mật thư phải được viết và giữ kín đáo, kiểm tra kỹ để tránh sai sót. Nội dung mật thư là một mệnh lệnh hoặc gợi ý về những nhân vật, nơi chốn… Mật thư phải ngắn gọn và đủ nghĩa. Mật thư được giấu tại trạm hay do người đứng trạm giữ. Nếu đặt tại trạm, không nên tập trung tại một chỗ.

– Địa điểm: Vẽ những dấu chỉ đường.

– Vật dụng: Kinh Thánh, giấy, bút, các bản mật mã đã học.

II. THỰC HIỆN.

  1. Thể lệ cuộc thi và cách chấm điểm.                                                                                                   a. Thể lệ cuộc thi.

– Tất cả nhóm viên tham gia đầy đủ.

– Đến trạm, phải xếp hàng ngay ngắn và báo cáo kết quả của trạm trước.

– Thực hiện tất cả yêu cầu tại mỗi trạm.

b. Cách chấm điểm.

– Tinh thần tham gia (đầy đủ nhóm viên) 10 điểm.

– Giải chính xác mật thư………………….. 10 điểm.

– Thực hiện đạt yêu cầu tại trạm………. 10 điểm.

– Đến trạm sớm nhất……………………….. 10 điểm.

– Thực hiện tốt nội dung thảo luận….. 10 điểm.

  1. Diễn tiến trò chơi.                                                                                                                                a. Mở đầu.

Ban tổ chức chia số người tham gia sinh hoạt ra làm nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 8-10 người. Nhóm xếp hàng dọc. Cử nhóm trưởng và thư ký nhóm, đặt tên nhóm. Khi các nhóm đã ổn định, người hướng dẫn giới thiệu chủ đề: SỐNG THEO THÁNH LINH.

– Thưa các bạn! Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng nếu muốn có một đời sống Cơ Đốc nhân hiệu quả hay là phước hạnh thì đời sống đó phải biết sống theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Mời chị em tham gia vào chương trình sinh hoạt nầy để biết được làm thế nào để có một đời sống theo sự dẫn dắt của Thánh Linh.

b. Xuất phát.

NHD cho các nhóm xuất phát bằng trò chơi: Chanh Chua.

– Cách chơi: Tất cả đứng thành vòng tròn, xen kẽ người của các nhóm. Tay phải người nầy để lên lòng bàn tay trái của người kia. NHD đứng giữa hô:

NHD                 Tất cả     

Chanh               Chua

Cua                    Kẹp

* Lưu ý: Mọi người được quyền rút tay ra khỏi lòng bàn tay người bên cạnh khi NHD hô xong cua-kẹp. Ai bị kẹp sẽ bị loại. Sau một vài vòng chơi (quy định trước), nhóm nào có số người còn lại đông nhất là thắng.

– Nhóm thắng cuộc sẽ được nhận mật thư trước và tập trung nhóm lại để giải mật thư.

* Mật thư 1: HAYX CHO BIEETS NGUOWIF SOONGS THEO THANHS LINH SEX NHAANJ DDUOWCJ DDIEEUF GIJ?

– Chìa khóa: Chữ điện tín.

Ö Trạm 1.

² Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi đã viết sẵn trên giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời ra giấy hoặc hỏi đáp.

* Xin xem Kinh Thánh Rô-ma 8:1-4.

  1. Tại sao người ở trong Chúa thì không còn bị đoán phạt?
  2. Đức Chúa Trời đã làm gì cho con người khi con người bất lực trong tội lỗi?
  3. Muốn nhận được sự cứu rỗi chúng ta phải làm gì?

* Mật thư 2: GIF QUAR HAAUJ LAAYS NHAANJ SEX THITJ XACS THEO SOONGS NGUOWIF HIEEUR TIMF HAYX

– Chìa khóa: Cá lội ngược dòng.

Ö Trạm 2.

² Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi đã viết sẵn trên giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời ra giấy hoặc hỏi đáp.

  1. Là Cơ Đốc nhân thì chúng ta phải sống như thế nào?
  2. Đời sống chỉ sống theo xác thịt, thì có đem sự ích lợi gì cho chúng ta không? Hay chỉ là niềm vui tạm bợ?
  3. Qua bài học nầy bạn cần phải thay đổi thái độ của mình như thế nào để đem đến sự ích lợi cho tâm linh?

* Mật thư 3: LAMF GIF THEES DEER NAOF TIN NHAANJ VAF BIEETS VIEECJ DUOWCJ DOWIF TOOI CHO DDANG LAMF SOONGS VAF THEO LAMF THANHS CHUAS LINH.

– Chìa khóa: Ăn miếng nhả miếng.

Ö Trạm 3.

² Yêu cầu:

– Tập trung nhóm thành hàng dọc, báo cáo số người trong nhóm.

– Phát câu hỏi đã viết sẵn trên giấy, cho nhóm thảo luận và trả lời ra giấy hoặc hỏi đáp.

  1. Người sống theo Thánh Linh, và sống theo xác thịt sẽ khác nhau ở điểm nào? (Rô-ma 8:9).
  2. Bạn có đang sống theo sự dẫn dắt của Thánh Linh không?

– NHD phát lệnh: “Các nhóm tập trung về điểm xuất phát”.

  1. Kết thúc.

– NHD cùng ban Phụ nữ tóm lược lại bài học sống theo Thánh Linh.

– Kêu gọi các ban viên học tập để có thể luôn sống trong sự dẫn dắt của Thánh Linh để nhờ đó mà mỗi chúng ta thật sự kinh nghiệm về ơn của Đức Chúa Trời dành cho mỗi chúng ta.

– Công bố kết quả và phát thưởng.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Mục sư Bob Mumford ở thành phố New Orleans thuộc tiểu bang Louisiana là một Mục sư khác thường. Nhiều người gọi ông là Mục sư tuyên úy của đường Bourbon. Thay vì quản nhiệm một Hội Thánh, Mục sư Mumford đã được Chúa Thánh Linh kêu gọi một cách đặc biệt vào chức vụ nầy. Mục sư hằng ngày giới thiệu về Chúa cho những khách qua lại trên đường Bourbon. Đây là một con đường lừng danh về những quán rượu, phòng trà, đĩ điếm, cướp bóc, và tội ác.

Mục sư kể lại chuyện có lần ông gặp một khách lạ trên đường Bourbon, Thánh Linh bảo Mục sư phải nói về Chúa cho người đó. Mục sư liền đi theo ông ấy đến tận nhà. Mục sư gõ cửa nhà để xin vào. Khi cửa được mở, Mục sư bắt đầu làm chứng về Chúa cho chủ nhà. Chủ nhà lập tức đóng cửa bỏ vào nhà. Vì vâng lời Chúa Thánh Linh, Mục sư không dám tự ý bỏ đi. Ông ngồi trước cửa nhà cầu nguyện lớn tiếng. Những người lân cận nghe tiếng ông và hé cửa nhìn. Chủ nhà từ trong nhà nhìn ra thấy nhiều người nhìn vào nhà ông thì lấy làm ngại, nên mở cửa để Mục sư Mumford vào. Được biết chủ nhà là một thương gia độc thân rất giàu, nhưng cuộc sống chẳng có niềm vui và hy vọng. Chỉ một giờ sau, trái tim lạnh lùng của người nhà giàu đó đã gặp Chúa Giê-xu và tìm được hy vọng trong Ngài.

Mục sư Mumford đã vâng theo tiếng Chúa Thánh Linh và Ngài đã dùng ông để đem hy vọng đến cho người khác.


I. ĐƯỢC BUÔNG THA KHỎI TỘI LỖI (Rô-ma 8:1-4).

Trong câu 1, Phao-lô bắt đầu chữ “cho nên” để nói lên kết quả của sự cứu rỗi nơi Chúa Giê-xu. Những ai tin nhận Ngài làm Cứu Chúa trong đời sống mình sẽ tránh được sự phán xét trong ngày sau rốt. Người Việt chúng ta có quan niệm “Công thưởng, tội đền”. Tức là chúng ta được khen thưởng khi lập công và phải đền tội khi phạm lỗi. Và vì một số người chưa biết nhiều về sự dạy dỗ của Chúa qua Thánh Kinh, nên họ có ý lên án Đạo của Đức Chúa Trời là không công bằng. Thật khó cho họ chấp nhận ơn phước tha tội của Chúa trên những kẻ tin Ngài.

Một số người khác dù đã đến với Chúa rồi nhưng vẫn thấy sự cứu chuộc của Chúa Giê-xu chưa đủ. Họ tìm cách nầy hay cách nọ để làm giảm tội của mình. Thật họ là những người có thiện chí, nhưng sai lầm vì không hiểu biết chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Cặp vợ chồng nọ đã phải ra tòa vì tội cấm quẹo trái trên đường. Sau một thời gian biện luận không xong cho vợ mình, người chồng thưa với vị thẩm phán rằng: “Thưa chánh án, tôi biết nhà tôi quẹo như thế là trái luật, nhưng chính tôi là người ngồi cạnh bảo nhà tôi quẹo trái. Vậy xin chánh án hãy bắt tội tôi mà tha cho vợ tôi”. Người chồng nầy có ý yêu vợ nhưng không biết luật pháp của chính quyền. Bởi thế mọi chúng ta cần biết mình là một tội nhân Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Rô-ma 3:23), chúng ta không thể tự cứu lấy mình được. Chúng tôi hết thảy đã trở nên như vật ô uế, mọi việc công bình của chúng tôi như áo nhớp; chúng tôi thảy đều héo như lá, và tội ác chúng tôi như gió đùa mình đi” (Ê-sai 64:6). Vì tất cả mọi công đức của chúng ta chỉ như chiếc áo nhớp trước mặt Đức Chúa Trời. Vì Đức Chúa Trời là Đấng công bình nên mọi tội lỗi của chúng ta phải bị trừng phạt. Nhưng Cứu Chúa Giê-xu đã xuống thế gian để chịu trừng phạt thay cho chúng ta nơi thập tự giá. Vậy nên những ai tin Ngài không còn bị luật pháp lên án nữa vì luật pháp của Thánh Linh đã xưng họ là công bình.


II. HẬU QUẢ CỦA LỐI SỐNG XÁC THỊT (Rô-ma 8:5-8).

Gia đình nọ có ba người con, người con trưởng sống buông tuồng không nhìn biết Đức Chúa Trời. Ngày ngày, anh cứ say sưa và chỉ nghĩ đến mình. Cô con út đã bỏ Chúa để theo đạo chồng. Gia đình cô giàu có, những đứa con của cô bề ngoài trông lễ độ. Cô con gái giữa là vợ một Mục sư. Gia đình đủ ăn, họ sống vui tươi luôn trong lời dạy của Kinh Thánh.

Nếu đặt câu hỏi trong ba người con của gia đình nầy, ai là người hạnh phúc nhất? Chúng ta sẽ tìm câu trả lời ở đâu? Phao-lô cho biết: “Kẻ sống theo xác thịt thì chăm những sự thuộc về xác thịt; còn kẻ sống theo Thánh Linh thì chăm những sự thuộc về Thánh Linh” (c.5). Ba người con của gia đình ấy đại diện cho hai lối sống tương phản với nhau. Rất khó để chúng ta phân tích được đâu là lối sống theo Thánh Linh, bởi chúng không có biên giới, không có hình thể rõ rệt để có thể đo lường. Theo câu chuyện trên người anh cả say sưa ích kỷ dễ cho chúng ta nhận thức. Còn cô em út được hưởng mọi sự tốt lành từ tiền của, đến con cái thì ta đánh giá ra sao? Cô vợ Mục sư có thật là theo Chúa hay theo chồng? Chúng ta không có quyền đánh giá ai, chỉ một mình Chúa là Đấng thẩm định bởi Ngài biết mọi sự. Ở đây Phao-lô khuyên chúng ta nên xét lấy mình, hầu tránh được đoán xét của Chúa. Vả, chăm về xác thịt sanh ra sự chết, còn chăm về Thánh Linh sanh ra sự sống và bình an” (c.6).

Một luật gia nổi tiếng hỏi sinh viên của ông: “Sau khi lấy xong bằng luật sư các bạn sẽ làm gì?” Một sinh viên trả lời: “Tôi sẽ làm luật sư để có nhiều tiền”. Luật sư hỏi tiếp: “Rồi sao nữa?” Anh sinh viên im lặng như hiểu thấu bài học quý giá của thầy mình. “Đoạn, sự chết và âm phủ bị quăng xuống hồ lửa. Hồ lửa là sự chết thứ hai” (Khải huyền 20:14). Đó là sự trừng phạt đời đời cho những ai sống bởi công đức riêng, khước từ sự cứu chuộc của Chúa Giê-xu.


III. KẾT QUẢ CỦA LỐI SỐNG THEO THÁNH LINH (Rô-ma 8:9-11).

Những nông trại tại Hoa Kỳ thường đốt các ấn đồng mà làm dấu trên gia súc của họ để họ có thể nhận diện khi chúng thất lạc.

Phao-lô khuyên chúng ta nên xét xem mình có ấn chứng hiện hữu của Chúa Thánh Linh trong đời sống chưa? “Về phần anh em, nếu thật quả Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong mình, thì không sống theo xác thịt đâu, nhưng theo Thánh Linh” (c.9). Phao-lô muốn mọi chúng ta tự hỏi: Tôi đã thật sự tin nhận Chúa Giê-xu làm Người Chủ duy nhất chưa?

Một vị Mục sư giảng Lời Chúa trên đài phát thanh kể. Có lần kia ông được điện thoại của một thính giả, xin cầu nguyện tin Chúa sau bài giảng của ông. Thính giả đó là một bà cụ bảy mươi tuổi, bà đi nhóm thờ phượng hằng tuần từ khi còn bé. Trong quá khứ bà nghĩ: bất cứ ai đi nhà thờ thường xuyên là đủ tiêu chuẩn để trở nên con cái Đức Chúa Trời. Nhưng ý niệm ấy thật quá sai lầm. Vì bà cụ chưa lần nào ăn năn tội và mời Chúa Thánh Linh vào làm chủ đời sống bà. Nay bà cụ mời Chúa Thánh Linh vào đời sống, một kinh nghiệm bình an lạ thường tràn ngập lòng bà. Nhiều người vì cảm tình với Hội Thánh, hay có lần nào đó đã cầu nguyện tin nhận Chúa, họ đi nhóm hằng tuần, nhưng vẫn giữ đạo cũ của họ. Đối với những người ấy Chúa Giê-xu chỉ là một trợ thần trong số các thần mà họ đang tôn thờ. Chúa Giê-xu phán: “Nếu ai muốn theo Ta, phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo Ta. Vì ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất; còn ai vì cớ Ta và đạo Tin lành mà mất sự sống, thì sẽ cứu” (Mác 8:34-35). Từ khi tin Chúa đến nay bạn có sống theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh chưa? Sống theo sự hướng dẫn của Thánh Linh là sống “Đầu phục”, “Vâng lời” Chúa dạy. Đây là vấn đề then chốt đưa người tin đến mối liên hệ khắng khít với Đức Chúa Trời. Mục tiêu chính của người “Đầu phục” Chúa là làm vinh hiển danh Ngài. Chúng ta biết chắc những người đó sẽ được Chúa gìn giữ, ấn chứng bởi Thánh Linh và làm hữu hiệu đời sống họ.

Chúng ta biết lời dạy của Chúa qua Thánh kinh nhưng lắm lúc chúng ta không đủ sức làm trọn. Người sống theo Thánh Linh cũng là người biết nhờ cậy sức toàn năng của Ngài để ham mến sự Ngài ham mến, có bình an trong hoạn nạn, có ánh sáng của Chúa khi cuộc đời tối tăm. Kết quả của người sống theo Thánh Linh là được dự phần hy vọng sống lại với Chúa. Đời sống họ là một bằng chứng sống về sự hiện hữu của Thần Đức Chúa Trời giữa thế gian nầy. “Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có, Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự” (Phi-líp 2:5-8).

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

Để luộc lòng heo được ngon, trắng, giòn: Khi luộc lòng heo không nên cho muối vào mà cho cục phèn chua chừng nửa lóng tay, rồi bỏ lòng heo vào.

CHƯỜNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 15.09.2019

CHƯỜNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG PHỤ NỮ 15.09.2019

in PHỤ NỮ on 9 Tháng Chín, 2019

Chúa nhật 15.09.2019 (Thiếu nhi Tin lành)

  1. Đề tài: TRÁCH NHIỆM CỦA CHÚNG TA ĐỐI VỚI THIẾU NHI.
  2. Kinh Thánh: Châm ngôn 22:6; Mác 9:36-37,42.
  3. Câu gốc: “Kìa, con cái là cơ nghiệp bởi Đức Giê-hô-va mà ra; bông trái của tử cung là phần thưởng” (Thi thiên 127:3).
  4. Đố Kinh Thánh: Sáng thế ký 29-31.
  5. Thể loại: Tâm tình.

* CHỈ DẪN: TÂM TÌNH.

– Mời diễn giả hoặc một người có trình độ thuộc linh trong Hội Thánh nghiên cứu đề tài “TRÁCH NHIỆM CỦA CHÚNG TA ĐỐI VỚI THIẾU NHI” và trình bày cho ban nữ giới.

– Sau đó mời một người lên đúc kết và cầu nguyện.


* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Thiếu nhi là tương lai của Hội Thánh. Thiếu nhi ngày nay là Hội Thánh ngày mai. Lo cho thiếu nhi ngày nay là lo cho Hội Thánh ngày mai. Con cái là cơ nghiệp của Chúa ban cho. Có gieo trồng, có phần vun trồng tưới nước, mới mong có hy vọng một mùa phong phú.

I. PHẢI BẢO VỆ THIẾU NHI (Xuất 2:1-10).

Môi-se đã không may mắn, ra đời nhằm lúc Hoàng đế Ai-cập ra lệnh hễ người đàn bà Y-sơ-ra-ên sanh con gái thì để cho sống, sanh con trai thì ném xuống sông. Chắc bấy giờ đã có một số bà mẹ ném con mình xuống sông, vì sợ mạng lệnh của vua. Song mẹ của Môi-se rất yêu con, tin cậy Chúa, nên không làm như vậy (Hê 11:23).

Đâu có ý chí, đó có phương pháp, ai có đức tin, có đường lối Chúa: Chúa đã cho bà có một phương pháp là làm chiếc rương mây, bỏ con mình vào đó… Kết quả con bà không bị ném xuống sông mà được làm con nuôi của công chúa Ai-cập, bà nuôi con của bà mà được công chúa trả lương.

Nếu chúng ta có đức tin, Chúa sẽ làm những việc phi thường; vì đã làm bằng sức mạnh, bằng sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.

Đừng làm như người vú của Mê-phi-bô-sết (2Sa-mu-ên 4:4). Vì không bảo vệ hay không biết bảo vệ thiếu nhi mà để cậu bé 5 tuổi phải té, bị què cho đến suốt đời.

Về phương diện thuộc linh, cha mẹ hoặc người hướng dẫn không biết bảo vệ thiếu nhi, nên có đứa đã bị què quặt thuộc linh, rơi vào tay của ma quỉ làm công cụ cho nó: trở thành con trẻ du đãng, bất hiếu với cha mẹ, thiếu sự tự tin…

II. PHẢI GIÁO DỤC THIẾU NHI (Châm 22:6).

Bảo vệ thiếu nhi đã khó, giáo dục thiếu nhi còn khó hơn. Sanh con, nuôi con là khó, dạy con nên người còn khó hơn biết bao! Song trong Chúa, chúng ta nhờ cậy Chúa để có đủ khả năng ân tứ làm việc đó, như vô số người đã làm.

  1. Lô-ít và Ơ-nít (2Tim 1:5a; 3:15).

Bà ngoại và mẹ có đức tin đã truyền đạt đức tin. Bà truyền cho mẹ, mẹ truyền cho con. Lại còn dạy dỗ cháu và con ngay khi thơ ấu, nên Ti-mô-thê đã được cứu và sớm được Chúa dùng Nơi đó, có một môn đồ tên là Tithê, con của một người đàn bà Giuđa đã tin…” (Công vụ 16:1).

  1. Giô-kê-bết dạy Môi-se (Xuất 2:10).

Bà đã dạy trong thời gian từ khi ra đời cho đến 5,7 tuổi thôi, thế mà Môi-se đã biết Chúa, tin Chúa, làm việc lớn cho Chúa. Bởi đức tin, Môi-se lúc đã khôn lớn, bỏ danh hiệu mình là con trai của công chúa Pha-ra-ôn, đành cùng dân Đức Chúa Trời chịu hà hiếp hơn là tạm hưởng sự vui sướng của tội lỗi” (Hê 11:24-25).

  1. An-ne dạy Sa-mu-ên (1Sa 1:28; 2:11).

Trong thời gian từ khi sanh ra đến khi thôi bú và khôn lớn,
Sa-mu-ên đã học biết phục vụ Chúa ngay khi đó và đã trở nên nhà tiên tri lớn, được Chúa trọng dụng phục hưng dân Y-sơ-ra-ên trong thời tối tăm hơn hết.

Không ai dạy con tốt bằng mẹ. Không thời gian nào tốt hơn để dạy con bằng lúc chúng còn thơ ấu. Không nơi nào tốt để giáo dục thiếu nhi bằng gia đình, mặc dầu có nhà thờ, nhưng vì con cái ta đến nhà thờ mỗi tuần có một lần thôi.

Chúa Giê-xu đã bảo thể nào về trách nhiệm của chúng ta đối với thiếu nhi?

– Tiếp đón thiếu nhi (Mác 9:36,37).

– Không làm cho thiếu nhi vấp phạm (Mác 9:42).

Muốn trở thành bậc làm cha làm mẹ tốt hơn, chúng ta cần nhận biết rõ sự cứu rỗi của Đấng Christ trong đời sống và trong lòng mình, và trở thành một Cơ Đốc nhân đứng đắn. Một người chỉ có thể đóng góp cho xã hội qua con cái mình, những gì đời sống mình đã đóng góp vào đó thì nó sẽ tồn tại lâu dài. Người ta chỉ có thể xây dựng một tổ ấm vững bền trên nền tảng Đấng Christ mà thôi, nếu các bậc cha mẹ không phải là Cơ Đốc nhân, họ chỉ là người xây nhà mình trên cát lún (Mat 7:24-29).


* BÀI ĐỌC THÊM.

GỞI CHA MẸ THÂN YÊU

  1. Xin đừng chìu con. Con biết rất rõ rằng mình không thể có được tất cả những gì mình vòi vĩnh. Con chỉ thử cha mẹ đó thôi.
  2. Đừng sợ phải tỏ ra cương quyết với con. Con thích như vậy. Nó khiến con cảm thấy an toàn hơn.
  3. Đừng để con tập làm quen các thói xấu. Con trông cậy cha mẹ phát giác chúng ngay trong những giai đoạn đầu đời.
  4. Đừng khiến con cảm thấy mình nhỏ nhoi hơn thực trạng của mình. Điều đó chỉ khiến con ngu ngốc tỏ ra mình là “lớn”.
  5. Đừng sửa phạt con trước mặt người khác nếu cha mẹ có thể tránh được việc đó. Con sẽ lưu ý nhiều hơn nếu cha mẹ từ tốn dạy bảo con cách riêng tư.
  6. Đừng bảo vệ con khỏi các hậu quả. Nhiều khi con cũng cần học biết con đường đau khổ nữa.
  7. Đừng quá quan tâm đến những điều đau khổ nhỏ nhặt của con. Con hoàn toàn có khả năng giải quyết.
  8. Đừng cằn nhằn. Nếu cha mẹ làm như thế, con sẽ phải tự vệ bằng cách làm mặt ngơ, tai điếc.
  9. Đừng hứa cuội. Nên nhớ là con cảm thấy mình bị khinh dể thậm tệ khi cha mẹ bỏ qua các lời hứa.
  10. Đừng quên rằng con không thể tự biện bạch lưu loát như đáng lẽ con có thể làm như vậy. Vì vậy không phải lúc nào con cũng nói năng chính xác.
  11. Đừng tiên hậu bất nhất. Điều đó hoàn toàn khiến con bối rối và mất lòng tin nơi cha mẹ.
  12. Đừng gạt ngang khi con đặt câu hỏi. Nếu cha mẹ làm như vậy, con sẽ nghĩ là mình phải thôi hỏi han, và tự tìm lấy câu trả lời nơi khác.
  13. Đừng bảo với con rằng điều con sợ hãi là ngốc nghếch. Chúng có thật, và cha mẹ có thể trấn an con nếu biết chịu khó tìm hiểu để thông cảm với con.

Trích “Nhiệm vụ nên, và không nên thực hiện”.

* HIỂU BIẾT THƯỜNG THỨC.

Để gà rán thơm, giòn: Gà làm sạch, để ráo, ngoài những thứ gia vị như đường, muối, tiêu, bột ngọt… dùng để ướp thịt, bạn nên cho thêm vài muỗng mật ong.