Chuyên mục: PHỤ NỮ

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 22.09.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 22.09.2024

in PHỤ NỮ on 16 Tháng Chín, 2024

Chúa nhật 22.09.2024.

  1. Đề tài: GIÔ-SI-A, NGƯỜI TÌM KIẾM ĐỨC CHÚA TRỜI.
  2. Kinh Thánh: 2Sử 34:1-33; 34-35.
  3. Câu gốc: “Hãy tìm kiếm Đức Giê-hô-va trong khi có thể gặp; hãy cầu khẩn đang khi Ngài ở gần!” (Ê-sai 55:6 BTTHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 37-39.
  5. Thể loại: Phỏng vấn.

* CHỈ DẪN: Phỏng vấn.

  1. Chọn một người đóng vai Giô-si-a, một người làm phóng viên.
  2. Dựa trên tài liệu tham khảo và phần Kinh Thánh làm nền để soạn ra nhiều câu hỏi và câu trả lời cho các diễn viên học thuộc. Các câu hỏi và trả lời đều ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa, đồng thời phải gây hứng thú cho người nghe để họ dễ nhớ nội dung của buổi học Kinh Thánh.
  3. Trong phần đúc kết, “Giô-si-a” sẽ tóm tắt nội dung bài học và đưa ra lời khuyên ban viên áp dụng sự dạy dỗ của lời Chúa vào đời sống mỗi ngày. Sau đó, tất cả đứng lên và mời một người thay mặt các bạn cầu nguyện.

* GỢI Ý PHỎNG VẤN.

Sau khi người hướng dẫn giới thiệu chương trình thờ phượng, phóng viên từ dưới đi lên và Giô-si-a từ ngoài bước vào phòng nhóm.

– PV: Bệ hạ vạn tuế!

– Giô-si-a: Chào các khanh!

– PV: Chúng thần rất vui vì hôm nay được bệ hạ quang lâm. Thay cho các phụ nữ trong Hội Thánh, Chúng thần xin bệ hạ cho biết về việc ngài tìm kiếm Đức Giê-hô-va.

– Giô-si-a: Ta sẵn sàng, các khanh cứ hỏi.

– PV: Tâu bệ hạ, đọc Kinh Thánh, chúng thần được biết ngài lên ngôi khi còn rất trẻ, vậy làm sao ngài biết tìm kiếm Chúa và lập lại sự thờ phượng Chúa cho dân sự?

– Giô-si-a: Đúng là ta lên ngôi vua lúc tám tuổi, nhưng mãi đến năm mười sáu tuổi ta mới bắt đầu tìm kiếm Đức Giê-hô-va.

PV: Cảm tạ bệ hạ đã giúp chúng thần hiểu được vấn đề và chúng thần muốn biết động cơ nào thúc đẩy ngài tìm kiếm Chúa?

– Giô-si-a: Động cơ chính thúc đẩy ta tìm kiếm Chúa là vì ta muốn được như vua Đa-vít, vị vua vĩ đại của nhà Y-sơ-ra-ên. Vị vua đã hết lòng yêu mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời.

PV: Bệ hạ thật là người khôn ngoan vì có quyết định đúng. Xin bệ hạ vui lòng cho chúng thần biết cách hướng dẫn dân sự thời ấy.

– Giô-si-a: Kinh Thánh chép về ta “người làm điều thiện trước mặt Đức Giê-hô-va”. Chính vì ta làm gương giữa vòng dân sự nên ta kêu gọi dân sự trở lại cùng Chúa gặp nhiều sự thuận lợi và phục hưng đạo cách nhanh chóng.

– PV: Xin bệ hạ cho biết về việc chấn chỉnh và phục hưng đạo mà ngài đã làm.

– Giô-si-a: Sau bốn năm tìm kiếm Chúa, Giô-si-a ra lệnh dọn sạch thần tượng trong cả nước. Nào tượng chạm, tượng đúc, thần A-sê-ra… tất cả đều bị phá dỡ, bẻ gãy, nghiền nát, thiêu đốt. Với sắc lệnh nầy sau một thời gian dài, từ Giê-ru-sa-lem đến khắp xứ Giu-đa không còn bóng dáng một thần tượng nào.

– PV: Việc bệ hạ làm thật là mạnh mẽ và quyết liệt. Phải có thái độ dứt khoát như thế mới cải cách được tôn giáo trong cả nước.

– Giô-si-a: Sau khi dọn sạch thần tượng trong xứ trong đền thờ rồi, ta cho sửa sang đền của Đức Giê-hô-va. Khi trùng tu đền thờ tìm lại được quyển luật pháp Môi-se.

– PV: Xin bệ hạ cho biết tầm quan trọng của việc tìm được quyển sách luật pháp ấy.

– Giô-si-a: Sau khi tìm được, thầy tế lễ Hinh-kia trao quyển sách cho thư ký Sa-phan đọc cho ta nghe. Khi nghe luật pháp của Đức Chúa Trời ta liền ăn năn thống hối trước mặt Chúa. Ta sai người đến nữ tiên tri Hun-đa để cầu hỏi ý chỉ của Đức Chúa Trời.

PV: Tâu bệ hạ, điều gì của lời Chúa khiến ngài ăn năn?

– Giô-si-a: Qua lời của luật pháp, ta biết rõ cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời giáng trên dân sự vì cớ tội lỗi quá lớn của các tổ phụ, họ đã xây bỏ điều răn Ngài.

– PV: Việc làm tiếp theo sau sự ăn năn của bệ hạ là gì?

– Giô-si-a: Kế đến, ta nhóm họp các trưởng lão, các thầy tế lễ, dân sự đến đền Đức Giê-hô-va và đọc cho họ nghe lời của Đức Chúa Trời. Ta và cả dân sự lập giao ước với Chúa, hứa vâng giữ luật pháp Ngài. Vì biết Lời Chúa, ta đã tổ chức một lễ Vượt qua vô cùng trọng thể và ý nghĩa, được Kinh Thánh ghi nhận: “Từ đời tiên tri Sa-mu-ên, trong Y-sơ-ra-ên người ta không có giữ lễ Vượt qua giống như vậy…” (2Sử 35:18).

– PV: So với cuộc chấn chỉnh và phục hưng trong thời vua Ê-xê-chia thì cuộc chấn chỉnh và phục hưng trong thời của bệ hạ có ảnh hưởng sâu xa hơn phải không?

­- Giô-si-a: Vua Ê-xê-chia hướng dẫn dân sự thờ phượng Chúa theo nghi lễ, còn ta hướng dẫn dân sự thờ phượng bằng sự vâng giữ điều răn Chúa. Theo ta, cách tốt nhất đem lòng dân sự trở về cùng Đức Chúa Trời là dạy cho họ học biết luật pháp Chúa.

PV: Điều bệ hạ đã làm cho dân sự là điều ngày nay chúng thần làm theo để giúp đỡ người khác biết thờ phượng Chúa bằng tâm thần và lẽ thật. Chúng thần sẽ noi gương bệ hạ hết lòng tìm kiếm Chúa và kêu gọi người khác tìm kiếm Chúa.

NHD: Thưa chị em! Chúng ta vừa nghe vua Giô-si-a nói chuyện về sự tìm kiếm Chúa. Người có lòng tìm kiếm Chúa là người yêu mến Chúa, người lo công việc nhà Chúa và ham thích học, làm theo lời Chúa dạy.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

I. GIỚI THIỆU.

Giô-si-a, một thiếu nhi 8 tuổi lên làm vua, vào khoảng năm 640 T.C. Giô-si-a tìm kiếm Đức Chúa Trời và làm điều thiện trước mặt Ngài. Đến năm thứ mười hai, Giô-si-a đã bắt đầu trùng tu đền thờ, Giô-si-a cai trị tại Giê-ru-sa-lem 31 năm và bị giết trong chiến trận giữa Ai Cập và A-sy-ri.

II. SUY GẪM.

  1. Vua Giô-si-a với quyển sách luật pháp Chúa.

Một sự kiện quan trọng trong lúc trùng tu đền thờ là tìm lại được quyển luật pháp Môi-se. Khi nghe luật pháp của Đức Chúa Trời, Giô-si-a xé áo mình, bày tỏ tấm lòng ăn năn. Vua sai người đến nữ tiên tri Hun-đa hỏi ý chỉ của Đức Chúa Trời. Giô-si-a biết cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời sẽ giáng trên dân sự vì cớ tội lỗi của các tổ phụ. Kế đến, vua nhóm họp tất cả đến đền thờ và đọc cho họ nghe lời của Đức Chúa Trời. Vua và cả dân sự lập giao ước với Chúa, hứa vâng giữ luật pháp Ngài (2Vua 23:1-19; 2Sử 34:18-33). Sau hết vua truyền tổ chức lễ Vượt qua (2Sử 35:1-19).

Vua Giô-si-a hết lòng tìm kiếm Đức Chúa Trời. Lời Đức Chúa Trời ví như tấm gương chỉ cho người thấy rõ tội mình, như gươm xuyên vào tâm ý để bẻ trách sửa dạy trong đường công bình của Ngài (Rô 3:20; 2Tim 3:15-17; Thi 119:105). Sự thờ phượng thật không phải chỉ với tâm thần mà bằng lẽ thật (Giăng 4:24). Sự hạ mình của Giô-si-a được Đức Chúa Trời đoái nhậm, Ngài không giáng họa trong đời vua. Dầu vậy qua sự bày tỏ của tiên tri Hun-đa, Ngài chẳng nguôi cơn thạnh nộ, vì cớ dân sự đã nhiều lần trái phạm luật pháp Chúa, đã đến mức đoán phạt. Tiên tri Ê-sai cảnh cáo kẻ làm ác (Ê-sai 55:6).

  1. Đời sống tin kính Chúa của vua Giô-si-a.

Giô-si-a được nhiều cảm tình của dân chúng. Có chút bướng bỉnh, chính vì nhược điểm này khiến vua phải bỏ mạng trên chiến trường (2Vua 22:3-8; 2Sử 35:22-25). Giô-si-a kính sợ Đức Chúa Trời, tìm kiếm Ngài từ lúc tuổi trẻ và cả cuộc đời trung thành vâng giữ luật pháp Đức Giê-hô-va với những đức tính cao đẹp (2Sử 34:26-27).

III. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

  1. Vua Giô-si-a với công việc trùng tu đền thờ.
  1. Xin đọc (2Sử Ký 34:3-8) Bởi cớ tích nào vua Giô-si-a nghĩ đến việc sửa sang đền thờ?
  2. Qua công việc xây sửa đền thờ cho chúng ta thấy tấm lòng của vua Giô-si-a như thế nào đối với Chúa và đền thờ của Chúa? (2Vua 22:3-6; 2Sa 7:1-3; Thi 69:9).
  3. Trong việc dọn sạch đền thờ người ta tìm được gì? (2Sử 34:14-15).

     2. Xin ghi nhận những điều vua Giô-si-a làm khi nghe đọc lời của Đức Chúa Trời (2Sử 34:19-27; 2Vua 23:4-20).

     3. Sự báo trước về sự sụp đổ của vương quốc Giu-đa.

  1. Nữ tiên tri Hun-đa đã loan báo cho vua Giô-si-a điều gì? (2Sử 34:22-28).
  2. Tại sao sự phục hưng trong thời Giô-si-a không thể cứu vãn sự sụp đổ của vương quốc Giu-đa? Và nhắc nhở người lãnh đạo trách nhiệm gì đối với nền an ninh của quốc gia dân tộc? (Ês 55:6; Giăng 9:4; 2Tim 4:2-5).

     4. Qua các công việc Giô-si-a làm trong sự chấn chỉnh và phục hưng đạo đức, Cá tính và đức tính của vua Giô-si-a (2Vua 22:1-2; 23:25; 2Sử 35:24-25).

     5. Bạn có hết lòng tìm kiếm vâng giữ Lời Chúa và truyền dạy cho kẻ khác biết Lời Chúa không?

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 15.09.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 15.09.2024

in PHỤ NỮ on 10 Tháng Chín, 2024

Chúa nhật 15.09.2024 (Chúa Nhật Thiếu Nhi Tin Lành).

  1. Đề tài: HIỂU TRẺ ĐỂ DẠY TRẺ!
  2. Kinh Thánh: 2Ti-mô-thê 3:14-17.
  3. Câu gốc: “Hãy dạy trẻ thơ con đường nó phải theo; để khi nó trở về già, nó cũng không hề lìa khỏi đó” (Châm 22:6 BTTHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 34-36.
  5. Thể loại: Tìm hiểu.

* CHỈ DẪN: Xem chỉ dẫn Chúa nhật 18.8.2024.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

HIỂU TRẺ ĐỂ DẠY TRẺ!

 “Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo; để khi nó trở về già, nó cũng không hề lìa khỏi đó” (Châm 22:6). Đây là một mệnh lệnh giáo dục con người, đúng với mọi thời đại. Dạy con từ thưở còn thơ bé là bổn phận của cha mẹ của gia đình. Phụ huynh sẽ phải chịu trách nhiệm trước mặt Chúa về việc giáo dục, hướng dẫn con cái.

TỪ 1 ĐẾN 5 TUỔI.

Đây là giai đoạn ấu thơ nhưng có ảnh hưởng quan trọng đến cả cuộc đời. Năm năm đầu đời nầy là những năm được xây đắp một nền tảng căn bản. Đứa trẻ nào được sống trong một gia đình đầm ấm yên vui sẽ phát triển tốt về mặt tinh thần, nhân cách. Những gì chúng ta đặt vào lòng trẻ lúc nầy sẽ có một giá trị lớn lao.

Đề nghị: Xin phụ huynh để thì giờ kể chuyện Kinh Thánh cho con em mình nghe.

Hãy cho chúng biết Chúa đã làm nên mọi sự, làm nên tay, chân của chúng. Dạy con làm quen với nếp sống đạo: Cầu nguyện trước khi ăn, khi ngủ, lúc thức dậy. Trong sinh hoạt hằng ngày, tìm mọi cách, lợi dụng mọi cơ hội để nhắc đến Chúa, gây cho trẻ một khái niệm về Đức Chúa Trời.

6 TUỔI.

Ở tuổi nầy trẻ chịu đựng một thay đổi lớn về thể xác và tinh thần nên rất khó dạy. Trẻ hay chống đối ba mẹ, luôn luôn trả lời “không”. Xin hãy hiểu vì nó đang ở trong tuổi thay răng sữa, bắt đầu đi học. Những thay đổi ấy làm ảnh hưởng nhiều đến tâm tính.

Đề nghị: Khi đi nhà thờ, xin quý vị chịu khó dẫn con theo, nó cần được bước vào những sinh hoạt Hội Thánh như cầu nguyện, hát thánh ca, nghe đọc Kinh Thánh… Trường học đối với nó là cả một khám phá mới mẻ, thích thú, có khi đáng sợ nữa.

7 TUỔI.

Trẻ bắt đầu biết lý luận nên đôi lúc nó “bị” cha mẹ coi như người lớn, “bị” đòi hỏi có trách nhiệm như người lớn. Thật ra, dầu lý luận, nhưng nó không có một ý thức rõ ràng như người lớn đâu. Nó lỗi lầm, quý vị hãy giải thích trong thông cảm, yêu thương, đừng buộc tội và phạt nặng.

Đề nghị: Quý vị có thể kể và giải thích về sự chết đền tội của Chúa Giê-xu, cũng như những hành vi tốt xấu theo Kinh Thánh.

8 TUỔI.

Đây là tuổi ồn ào, thiếu cẩn thận. Cái gì trẻ cũng muốn biết, cái gì cũng tò mò, cũng sưu tập và lại thích đổi chác, mua bán nữa. Quý vị gặp đủ thứ lỉnh kỉnh trong cặp, trong túi áo của trẻ hay có khi nó đem cái nầy đổi lấy cái kia của bạn. Trẻ cũng bắt đầu tìm bạn để chơi.

Đề nghị: Nên lưu tâm đến bạn bè của trẻ, nếu trẻ có bạn tin Chúa thì càng tốt. Hãy giải thích ân cần những gì trẻ muốn tìm hiểu. Lợi dụng tuổi ham thích tìm tòi thắc mắc nầy để giải thích kỹ hơn, cẩn thận hơn về Lời Chúa.

9 TUỔI.

Đây là giai đoạn yên lặng của trẻ, trẻ trở nên rất dễ bảo. Tuổi này ham học, nhớ lâu, ít đau ốm, có ý thức về trách nhiệm. Đề nghị: Dạy câu gốc, đọc Kinh Thánh, học thuộc lòng từng đoạn Kinh Thánh hằng ngày!

 

10 TUỔI ĐẾN 13 TUỔI.

Đây là tuổi trẻ thích tụ tập thành từng nhóm. Nếu ở tuổi nầy mà trẻ thích chơi một mình là trẻ bất thường, không phát triển đúng. Trong tuổi nầy, những sinh hoạt cộng đồng sẽ cuốn hút trẻ dễ dàng.

Đề nghị: Nên khuyến khích trẻ sinh hoạt tại nhà thờ, hướng dẫn, tìm giúp con những người bạn tốt, tin kính Chúa. Gây một không khí yêu thương trong gia đình để trẻ thấy được gia đình là chỗ yên vui, là nơi ấm cúng nó muốn trở về. Ba mẹ là những người bạn thân thiết nhất, hòa đồng với chúng nhất, sẽ giúp chúng giải tỏa những thắc mắc, chia sẻ với chúng những vui buồn. Dạy trẻ biết kính sợ Chúa, sống cho Chúa, gia đình nên duy trì giờ nhóm lễ bái.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 08.09.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 08.09.2024

in PHỤ NỮ on 6 Tháng Chín, 2024

Chúa nhật 08.09.2024.

  1. Đề tài: SỰ ĂN NĂN.
  2. Kinh Thánh: Lu-ca 15:7-10.
  3. Câu gốc: “…Hãy trở về với Giê-hô-va Đức Chúa Trời các con; vì Ngài nhân từ, thương xót, chậm giận và giàu tình thương, đổi ý không giáng tai họa” (Giô-ên 2:13b BTTHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Không đố Kinh Thánh.
  5. Thể loại: Truyền giảng.

* CHỈ DẪN: Truyền giảng.

  1. Vì buổi truyền giảng dành cho người chưa biết Chúa nên chúng ta phải soạn chương trình như thế nào để họ có thể tham gia mọi tiết mục. Vì thế bạn phải:
  2. Để các tiết mục thường lệ của sự thờ phượng qua tuần kế tiếp như: Câu gốc khẩu hiệu, bài hát khẩu hiệu, hạt giống tốt (trả câu gốc cũ, học câu gốc mới), đố Kinh Thánh, dâng tiền, đọc bài cầu nguyện chung…
  3. Chương trình phải giản dị, ngắn (tối đa là 75 phút), dễ hiểu và linh động bằng cách thay đổi thể loại trình bày sứ điệp: Chia sẻ, thuyết trình, giải đáp thắc mắc, thảo luận, kịch, xem phim Tin Lành, ca nhạc thánh, sinh hoạt…
  4. Ban hướng dẫn chịu trách nhiệm buổi truyền giảng huy động mọi ban viên tham gia: Cầu nguyện, mời thân hữu, tiếp tân…
  5. Nên có giờ trà đàm: Ăn bánh, uống nước, thảo luận, làm chứng để tạo tình thân và kêu gọi tin nhận Chúa.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Sự ăn năn là một lẽ đạo rất cần cho mọi người muốn được cứu rỗi. Nếu không ăn năn, không thể nhận sự cứu rỗi (Lu 13:3-5, 2Phi 3:9). Có ăn năn mới có sự tha thứ (Công 2:38; 3:19; 17:30). Những bước cần thiết cho sự ăn năn là:

I. BIẾT MÌNH CÓ TỘI.

Chưa nhận biết có tội thì chưa ăn năn được. Kinh Thánh thường chỉ cho người ta thấy tội lỗi, nó giống như cái gương vậy. Câu chuyện Đa-vít (2Sa 11-12).

Phạm tội gì? (Rô 1:18-23, 29-32). Kinh Thánh cho biết mọi người đều phạm tội, chẳng trừ ra ai cả. Lòng người ta rất xấu xa gian ác, lắm khi người ta tìm cách che đậy, binh vực, cũng vì lẽ ấy mà khó ăn năn. Hay người ta cho tội mình nhỏ quá không có gì đáng phải ăn năn.

II. ĐAU ĐỚN VỀ TỘI LỖI.

Phải có lòng gớm ghê tội lỗi, xem tội lỗi như kẻ thù, vì cớ tội lỗi đã làm hại linh hồn và thân thể chúng ta phải bị hư mất đời đời. Có nhiều người biết mình có tội song họ yêu mến tội đó. Những tội đó là tham lam, giết người, trộm cắp, dối trá đủ thứ….Chúng ta phải nghĩ đến hậu quả ngày mai là “Phải ghê tởm nó, phải từ bỏ nó!” (Gióp 42:6).

III. LÌA BỎ TỘI LỖI.

Lắm người biết mình có tội, gớm ghê tội song không đủ sức lìa bỏ tội. Bỏ tội lỗi là một điều rất cần trong sự ăn năn, người ăn năn mà chưa lìa bỏ tội lỗi là ăn năn giả dối. Biết mình đi sai, có lỗi nên sửa ngay. Đó là sự ăn năn thật. Biết bao nhiêu người biết mình làm sai mà cứ làm, biết mình đi lạc mà cứ đi, cho rằng đã lỡ rồi! (Lu-ca 22:62).

IV. TRỞ LẠI CÙNG CHÚA.

Sự ăn năn có kết quả là hết lòng trở lại cùng Chúa, xin Ngài tha thứ (Ca 3:40, 41; Công 3:19; 26:20). Nếu nhận biết tội, ghê gớm tội, lìa bỏ tội mà không trở lại cùng Chúa thì tội chẳng bao giờ được tha. Con người thường có lòng kiêu ngạo, chẳng chịu hạ mình để xin Chúa tha thứ. Như vậy họ sẽ là kẻ bị hư mất trầm luân đời đời. Chúng ta phải học tập tinh thần của Đa-vít, chạy đến với Chúa với tấm lòng ăn năn, đau đớn về tội lỗi và cầu xin Chúa tha thứ tội lỗi (Thi thiên 51). Trở lại cùng Chúa là quý báu vô cùng, được Ngài tha thứ, Ngài chăm sóc, Ngài lo liệu một cách chu toàn. Như người con trai hoang đàng trở về nhà cha (Lu 15:11-32).

Mục sư Đoàn Văn Miêng.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 01.09.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 01.09.2024

in PHỤ NỮ on 28 Tháng Tám, 2024

Chúa nhật 01.09.2024.

  1. Đề tài: Ê-XÊ-CHIA SỐT SẮNG THỜ PHƯỢNG ĐỨC GIÊ-HÔ-VA.
  2. Kinh Thánh: 2Sử 29:1-36; 29-32.
  3. Câu gốc: “Vì sự sốt sắng về nhà Chúa thiêu đốt con” (Thi 69:9a BTTHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 31-33.
  5. Thể loại: Giải đáp thắc mắc.

* CHỈ DẪN: Giải đáp thắc mắc.

  1. Thông báo đề tài “Ê-xê-chia, người sốt sắng thờ phượng Đức Giê-hô-va” đến tất cả ban viên và thu thập những thắc mắc gởi cho Ủy viên linh vụ.
  2. Ủy viên linh vụ nhờ người có kinh nghiệm thuộc linh giải đáp thắc mắc.
  3. Các câu hỏi phải sắp xếp theo đúng bố cục để người nghe dễ dàng hiểu được nội dung của chủ đề. Sau mỗi câu hỏi được đọc lên và trả lời, cần dành ra ít phút để ban viên thảo luận hoặc hỏi thêm.
  4. Ban hướng dẫn cần kiên nhẫn tìm hiểu ban viên của mình và nêu lên những thắc mắc thay họ, vì có một số e ngại không dám hỏi. Ngoài ra ban hướng dẫn cũng nên soạn trước một số câu hỏi dựa theo nội dung của bài học, phòng khi có quá ít câu hỏi.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

I. GIỚI THIỆU.

Tên Ê-xê-chia nghĩa là Đức Giê-hô-va sức mạnh. Vua lên ngôi lúc 25 tuổi, vào khoảng năm 718 T.C.

Ê-xê-chia kính sợ Đức Chúa Trời, vì thế, được Đức Chúa Trời ở cùng, ban nhiều đặc ân. Khi bị A-sy-ri bao vây, vua kêu van, Ngài liền giải cứu. Khi mắc bệnh gần chết, Đức Chúa Trời chữa lành, và cho sống thêm mười lăm năm nữa với dấu lạ khiến bóng mặt trời lui lại mười độ. Hai mươi chín năm trị vì tại Giê-ru-sa-lem, Ê-xê-chia là vua lớn của Giu-đa. Xây hồ, đào kênh ngầm dẫn nước từ Ghi-hôn qua phía tây thành Đa-vít. Đem quốc gia khỏi tay Phi-li-tin và A-sy-ri.

II. SUY GẪM.

  1. Ê-xê-chia với việc thờ phượng Đức Chúa Trời.

Ê-xê-chia lên ngôi vua trong cảnh xứ sở bị đặt dưới sự đoán phạt của Đức Chúa Trời. Nếu tình trạng bội đạo cứ tiếp tục thì vương quốc Giu-đa chắc sẽ sụp đổ như vương quốc Y-sơ-ra-ên. Mục đích đem dân sự trở về cùng Đức Giê-hô-va, đây là cách duy nhất cứu vãn khỏi cơn thạnh nộ của Chúa (2Sử 29:6-10; 30:8-9).

  1. Dọn sạch đền thờ (2Sử 29:3-5, 16-19): Vua hội hiệp các người Lê-vi, giao cho công tác dọn sạch đền thờ, sắp đặt các khí cụ vào vị trí của nó.
  2. Dâng của lễ (2Sử 30:21-22): Vua họp các quan trưởng nơi đền thờ, dâng của lễ cho Đức Chúa Trời, xưng tội mình, lập lại mối thông công và cảm tạ Ngài.
  3. Giữ lễ vượt qua (2Sử 30:1, 21-22): Kêu gọi dân chúng khắp nơi đến ra mắt Đức Giê-hô-va và thờ phượng Ngài.
  4. Kết quả (2Sử 30:20, 26-27): Dân chúng vâng giữ lời Chúa về dự lễ với lòng tìm cầu.
  5. Dẹp bỏ thần tượng (2Sử 30:1): Họ trở về quê mình và cất bỏ hết hình tượng.
  6. Ê-xê-chia lập lại các ban thứ của những thầy tế lễ và của người Lê-vi để lo việc thờ phượng (2Sử 30:2-19).

Những điểm quan trọng: (1) Người muốn trở lại cùng Đức Chúa Trời thì trước nhất là phải thực lòng ăn năn. (2) Người được Chúa tha thứ sẽ được Ngài nghe (3) Người trở về cùng Đức Chúa Trời phải dẹp bỏ các thần tượng. (4) Luôn giữ mối thông công với Chúa. (5) Muốn đưa người khác trở lại cùng Chúa trước hết chính mình phải trở lại cùng Ngài.

  1. Đời sống tin kính của vua Ê-xê-chia.

Ê-xê-chia có lòng kính mến Đức Chúa Trời, sốt sắng về nhà Chúa, điểm nổi bật trong đời sống tin kính là lòng nhờ cậy Chúa. Trước sự đe dọa của vua A-sy-ri, Ê-xê-chia biết tìm cầu sự giải cứu của Chúa, trước chứng nan y phải chết, Ê-xê-chia nài xin ơn thương xót của Chúa và được chữa lành (2Vua 19:1-6; 2Sử 20:20-22; 32:24-26). Nhược điểm Ê-xê-chia tánh tự cao, dễ quên ơn Chúa (2Sử 32:24-25). Vua thiếu lòng nhờ cậy Chúa lúc an nhàn (2Vua 20:12-19; 2 Sử 32:31). Khi bị Chúa quở phạt, Ê-xê-chia biết hạ mình trước mặt Ngài (2Vua 18:6).

III. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

  1. Vua Ê-xê-chia với việc chấn chỉnh và phục hưng sự thờ phượng Đức Chúa Trời.
  1. Lý do nào khiến vua Ê-xê-chia nghĩ đến nhà Chúa? (2Sử 29:6-10).
  2. Tại sao đối với vua Ê-xê-chia, việc chấn chỉnh và phục hưng sự thờ phượng là điều cần thiết? (2Sử 30:8-9).
  3. Xin tìm bí quyết nào vua Ê-xê-chia đem dân sự trở lại cùng Đức Chúa Trời và duy trì sự phục hưng ấy?

Trong cuộc chấn chỉnh và phục hưng do vua Ê-xê-chia phát khởi cho thấy người lãnh đạo có ảnh hưởng gì đối với sự tin kính Chúa của dân tộc? Nhắc nhở Cơ Đốc nhân chúng ta hôm nay sứ mạng gì.

      2. Xin ghi nhận thái độ và hành động của vua Ê-xê-chia trước những sự kiện sau đây:

      (1) Trước lời đe dọa của vua A-sy-ri, vua Ê-xê-chia đã đối phó thế nào? (2Vua 19:1-6; 2Sử 20:20-22).

      (2) Trước cơn bệnh hiểm nghèo, vua Ê-xê-chia đã làm gì? (2Vua 20:1-6) Vua học được bài học gì? (2Sử 32:24-26; Ês38:15-17).

      (3) Trước sứ giả Ba-by-lôn, vua Ê-xê-chia tiếp đón thế nào? (2Vua 20:12-19; 2Sử 32:31). Có điều gì sai lầm trong vua Ê-xê-chia?

  1. a. Cá tính và những đức tính của vua Ê-xê-chia.

         b. Bạn có lòng khiêm nhu trước mặt Chúa và luôn biết ơn Ngài không?

         c. Bạn có lòng sốt sắng đem người đến cùng Chúa, trong sự thờ phượng Ngài không?

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 25.08.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 25.08.2024

in PHỤ NỮ on 20 Tháng Tám, 2024

Chúa nhật 25.08.2024.

  1. Đề tài: Ê-LI-SÊ, NGƯỜI CHỮA LÀNH DÂN SỰ.
  2. Kinh Thánh: 2Các vua 4, 5, 6; 2-8, 13.
  3. Câu gốc: “Cùng một Đức Thánh Linh… người thì được làm các phép lạ, người thì được nói tiên tri…” (1Cô-rinh-tô 12:9a, 10a BTTHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 28-30.
  5. Thể loại: Thảo luận.

* CHỈ DẪN: Thảo luận.

  1. Từ nhiều tuần trước, uỷ viên linh vụ giao đề tài cho hai nhóm:

Đề tài 1: Ê-li-sê không hơn Ê-li, vì “trò không hơn thầy”.

Đề tài 2: Ê-li-sê được nhận Thần Linh bội phần hơn Ê-li.

  1. Mỗi nhóm họp lại, cử hai người thay mặt nhóm để thảo luận và bênh vực ý kiến của nhóm mình. Cần chuẩn bị nội dung thật kỹ để buổi thảo luận sôi nổi và hào hứng.
  2. Ban hướng dẫn nhờ một người hiểu biết lời Chúa, từng trải thuộc linh để đúc kết giờ thảo luận. Phải hết sức cẩn thận vì đúc kết sai sẽ làm rối trí các ban viên và gây nguy hại cho Hội Thánh. Nếu cần, cho người ấy mượn tài liệu tham khảo mà bạn đang có.
  3. Giờ thảo luận.
  4. Người hướng dẫn tuyên bố đề tài thảo luận và mời đại diện hai nhóm lên ngồi đối diện nhau trước các ban viên.
  5. Người hướng dẫn tuyên bố quy luật của buổi thảo luận: Mỗi nhóm tự do trình bày, bênh vực ý kiến của nhóm mình (nhưng không tranh cãi để dành phần thắng). Thời gian: 20 phút.
  6. Đúc kết (15 phút): Người đúc kết phải dựa trên lời Chúa (chứ không phải lý luận) để nói lên chân lý.
  7. GIỚI THIỆU.

Ê-li-sê có nghĩa Đức Chúa Trời là sự cứu rỗi. Ê-li-sê sống trong thung lũng của Giô-đanh. Tiên tri Ê-li đi ngang qua thấy Ê-li-sê đang cày ruộng, bèn gọi như lời Đức Chúa Trời phán bảo, Ê-li-sê trở về từ giã cha mẹ và theo tiên tri Ê-li (1Vua 19:19-24).

Được người tiên tri đầy thần quyền huấn luyện, Ê-li-sê gọi tiên tri Ê-li là cha (2Vua 2:12). Khi Ê-li về trời để lại trong tay Ê-li-sê chiếc áo tơi của người tiên tri. Ê-li-sê là kẻ nối tiếp Ê-li và được nhận Thần Linh bội phần.

Ê-li-sê bắt đầu chức vụ tiên tri vào khoảng năm 856 T.C, chấm dứt dưới đời vua Giô-ách. Tiên tri Ê-li-sê qua đời bởi một cơn bệnh. Kinh Thánh nói rất nhiều đến các việc làm của Ê-li-sê gồm trong hai lãnh vực làm phép lạ và nói tiên tri.

  1. SUY GẪM.
  2. Ê-li-sê trong sự nói tiên tri.

(1) Báo tin cho người nữ son sẻ ở Su-nem về sự sanh con (2Vua 4:16). (2) Cơn đói kém bảy năm trong xứ (2Vua 8:1). (3) Dân thành Sa-ma-ri được giải cứu khỏi cơn đói (2Vua 7:1). (4) Sự chết của vị quan không tin lời tiên tri (2Vua 7:2). (5) Sự chết của Bên-ha-đát, vua Sy-ri (2Vua 8:7-10). (6) Sự lên ngôi của Ha-xa-ên (2Vua 8:11-15). (7) Sự chiến thắng Sy-ri của vua Giô-ách (2Vua 13:14-19). Những lời Ê-li-sê nói thảy đều xảy ra (2Vua 4:11-17; 7:1-20; 13:14-25).

  1. Ê-li-sê trong sự làm phép lạ.

(1) Rẽ nước sông Giô-đanh (2Vua 2:14). (2) Hóa dầu ra nhiều (2Vua 4:1-7). (3) Khiến người nữ son sẻ sanh con (2Vua 4:14-17). 4) Khiến đứa trẻ chết lại sống (2Vua 4:18-20, 32-37). (5) Cất chất độc trong đồ ăn (2Vua 4:38-41). (6) Hóa bánh cho 100 người ăn (2Vua 4:42-44). (7) Chữa lành bịnh phung cho Na-a-man (2Vua 5:1-19). (8) Giáng bịnh phung trên Ghê-ha-xi (2Vua 5:20-27). (9) Khiến lưỡi rìu nổi lên nước (2Vua 6:1-7). (10) Khiến đạo binh Sy-ri đui mù (2Vua 6:18-19). (11) Khiến đạo binh Sy-ri sáng mắt (2Vua 6:21-23)…

Các phép lạ Ê-li-sê làm có tính chất yêu thương hơn là đoán phạt, bảo vệ dân sự Chúa khỏi kẻ thù. Trước giờ lâm chung, vua Giô-ách đến thăm và khóc trước mặt Ê-li-sê (2Vua 13:14). Bởi đâu Ê-li-sê đã thành công trong chức vụ như vậy? Ê-li-sê biết được chiếc chìa khóa thần diệu này và cố nài nỉ thầy của mình (2Vua 2:9). Chức vụ của Ê-li-sê tiêu biểu cho chức vụ của Đấng Mê-si sắp đến, tức là Đấng Christ, như tiên tri Ê-sai dự ngôn (Ês 61:1; Lu 4:18-19). Tiên tri Ê-li-sê đem đến sự chữa lành dân sự về mặt thuộc thể và tinh thần. Chúa Giê-xu cũng đem đến cho con người sự chữa lành toàn vẹn cả thuộc thể lẫn tâm linh. Đây cũng là sứ mạng Chúa gọi Cơ đốc nhân (Giăng 14:12-14; Công 2:18;…).

  1. Đời sống chức vụ của tiên tri Ê-li-sê.

Ê-li với sứ mạng rao sự đoán phạt của Đức Chúa Trời. Còn Ê-li-sê xuất hiện như người chữa lành dân tộc. Ê-li-sê tánh nóng nảy, đã có lần nhân danh Chúa rủa sả đám trai trẻ (2Vua 2:23-24). Nhưng là người có lòng cảm thông kẻ khốn cùng, Ê-li-sê rất thẳng thắn với kẻ coi thường lẽ thật, nhắc nhở họ cầu nguyện, tìm kiếm Chúa.

III. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

  1. Cho biết tính chất, mục đích các phép lạ Ê-li-sê làm? Chúng ta tìm thấy được sứ mạng gì cho đời sống?
  2. Chức vụ Ê-li-sê có ý nghĩa gì đối với Cơ đốc nhân? Và khuyến khích bạn tìm kiếm điều gì cho đời sống phục vụ Chúa? (Giăng 14:12-14; công 2:18; 1Côr 12:4-11).
  3. Cho biết những ưu khuyết điểm trong đời sống Ê-li-sê. So sánh đời sống chức vụ Ê-li và Ê-li-sê? Đời sống bạn sẵn sàng làm công việc Chúa gọi không?
CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 18.08.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 18.08.2024

in PHỤ NỮ on 17 Tháng Tám, 2024

Chúa nhật 18.08.2024 (CN Thiếu niên Tin Lành)

  1. Đề tài: TÌM HIỂU TUỔI THIẾU NIÊN.
  2. Kinh Thánh: Truyền đạo 11:9-10.
  3. Câu gốc: “Hỡi người trẻ tuổi, hãy vui mừng trong tuổi thiếu niên! Hãy vui hưởng thời thanh xuân của con. Hãy đi theo đường lối lòng .……” (Truyền đạo 11:9 BTTHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 25-27.
  5. Thể loại: Tìm hiểu.

* CHỈ DẪN: Tìm hiểu.

– Mời hai hoặc ba người trong BHD nghiên cứu đề tài “Tìm Hiểu Tuổi Thiếu Niên” và trình bày cho ban phụ nữ. Có thể chia ra hai hoặc ba phần để mỗi người trình bày.

– Mời một người lên đúc kết và cầu nguyện.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

TUỔI THIẾU NIÊN LÀ TUỔI THAY ĐỔI.

Tuổi thiếu niên là khoảng thời gian những đứa nhỏ chuyển mình để trở thành người lớn: Thay đổi về thể xác, tâm lý, tình cảm cũng như thay đổi trong cách suy nghĩ, làm việc và cách xử sự với người chung quanh.

  1. THAY ĐỔI VỀ THỂ XÁC.

Thay đổi rõ ràng nhất chúng ta nhìn thấy nơi tuổi thiếu niên là thay đổi về thể xác. Các em trai thì bể tiếng, giọng nói trầm xuống, bắp thịt rắn chắc, dáng điệu cứng cáp, mạnh mẽ. Các em gái thay đổi vóc dáng, thân thể phát triển, dịu dàng, yểu điệu. Có em bước vào tuổi dậy thì rất sớm, có em tuổi dậy thì trễ. Sự thay đổi về thể xác, mất đi sự hồn nhiên vô tư, đó là lý do thường hay soi gương, chải chuốt, để ý đến áo quần hơn trước. Khi thấy các em thay đổi như thế, người lớn nên tránh chế giễu, phê bình hay la mắng, đó là một trong những lý do khiến các em không muốn gần người lớn.

Trong thời gian thay đổi về thể xác, các em còn có những thay đổi: Mặc cảm tự ti, mệt mỏi, lười biếng, tay chân các em vụng về. Tuy nhiên, không phải lúc nào các em cũng lừ đừ, mệt mỏi, có lúc lại có quá nhiều sinh lực. Hiểu đặc tính này, nên cho các em ăn ngủ đầy đủ, giao công việc. Mặt khác, cho các em có cơ hội chơi thể thao, tham gia những sinh hoạt ở trường và tham dự các sinh hoạt của thanh thiếu niên trong Hội Thánh.

  1. THAY ĐỔI VỀ TÂM LÝ.

Về mặt tâm lý và tình cảm, cũng có những thay đổi mà cha mẹ khó chấp nhận như:

  1. Các em muốn được tự do và tự lập:

Khi bước vào tuổi thiếu niên, các em muốn được tự do, tự lập, không muốn ở dưới quyền kiểm soát của cha mẹ. Hầu hết các em còn đi học, chưa thể tự nuôi sống, tuy nhiên, vì cảm thấy đã lớn, các em không muốn tuân theo kỷ luật, nhưng muốn cha mẹ cho được tự do làm điều các em muốn. Để giúp các em lớn lên có thể tự lo, tự lập, cha mẹ cần giao công việc và trách nhiệm cho các em khi còn nhỏ. Nếu không giao công việc khi các em còn nhỏ, đến tuổi thiếu niên sẽ quen tính lười biếng. Lúc đó nếu tức giận, la mắng cũng không có lợi gì, nếu áp dụng kỷ luật quá gắt gao, các em có thể phản loạn.

  1. Các em muốn được tôn trọng:

Trong thực tế có những bậc cha mẹ dù con bao nhiêu tuổi cũng vẫn xem là con nít, luôn luôn sai bảo la mắng, bắt làm theo ý mình. Đây là điều sai lầm, cũng là lý do khiến các em bực bội, không muốn ở gần. Tuy các em còn xử sự như trẻ con, nhưng đã bắt đầu thay đổi và muốn được đối xử như người lớn.

  1. Các em bắt đầu thách thức thẩm quyền của cha mẹ:

Khi còn nhỏ, các em rất sợ uy quyền của cha mẹ. Lúc đến tuổi thiếu niên, bắt đầu hiểu biết, bắt đầu phân tích vấn đề và biết lý luận để bênh vực mình. Khi bị cha mẹ la mắng, thường trả lời hoặc bào chữa cho chính mình. Những lúc đó cha mẹ thường phản ứng lại bằng sự tức giận và càng gắt gao hơn vì cho là ngang bướng, hổn hào, dám cãi lại. Đây là lý do khiến giữa phụ huynh và con em trong tuổi thiếu niên thường hay có sự căng thẳng hoặc một khoảng cách, không gần gũi, thân mật như khi còn nhỏ.

Để tránh sự căng thẳng trong tuổi thiếu niên, cần hiểu và thông cảm với con, nhất là đừng xem chúng là con nít. Khi con bày tỏ ý kiến hay nói lên những lời như có ý phê bình cha mẹ, chúng ta không nên giận dữ, cho là hổn hào hay là làm khôn. Có thể những khuyết điểm của chúng ta mà con cái nhìn thấy là đúng, chúng ta cần nhận lỗi và sửa đổi để không mất lòng kính trọng và tin cậy của con. Chúng ta cũng nên tôn trọng, đừng đánh đập hay mắng con bằng những lời thô tục khiến con xấu hổ và mất lòng tin nơi chính mình (Êph 6:4; Côl 3:21).

  1. Các em bắt đầu nhìn thấy khuyết điểm của cha mẹ:

Ở tuổi nầy các em bắt đầu nhận ra rằng cha mẹ không phải lúc nào cũng đúng. Với những kiến thức thu thập ở trường và sự phát triển của trí khôn, các em dần dần hiểu biết nhiều hơn, lắm khi các em biết những điều cha mẹ không biết. Các em cũng muốn làm người lớn khiến có ý xem cha mẹ cũng không có gì hơn các em. Vì suy nghĩ như thế, các em hay cãi, lý luận không vâng lời cách tuyệt đối như khi còn nhỏ.

Nếu muốn con nên người, phải nêu gương tốt cho con noi theo. Không chỉ dạy bằng lời nói nhưng dạy bằng hành động, nhất là trong cách cư xử hằng ngày. Khi con đã hiểu biết, chúng ta nên trò chuyện với con cách thân mật như bạn. Đừng ngại cho con biết những khuyết điểm hay lỗi lầm, khi làm như thế con sẽ thấy gần với cha mẹ hơn. Nếu con nhận xét chúng ta cách sai lầm, đừng bực bội nhưng bình tĩnh giải thích cho con.

III. THAY ĐỔI VỀ TÌNH CẢM.

Thay đổi tình cảm là điều các bậc phụ huynh khó chấp nhận. Các em cũng có vẻ như không cần đến sự chăm sóc, hướng dẫn của cha mẹ nữa. Vì thái độ của con, cha mẹ không còn nói những lời ngọt ngào, âu yếm. Sự thay đổi này không ai giải thích được, cũng không ai hiểu để giải thích cho ai, cứ thế, giữa cha mẹ và con cái có một sự cách biệt. Các em không hiểu tại sao tình thương của cha mẹ không đáp ứng được sự mong chờ khao khát trong lòng.

  1. Tình yêu thương.

Đây là tình cảm tự nhiên mà Đấng Tạo Hóa đã đặt để trong cha mẹ, đặc biệt là khi con còn nhỏ, tuy nhiên, đến tuổi thiếu niên, tình thương này chấm dứt. Dầu vậy, các em vẫn cần tình thương của cha mẹ bày tỏ theo một cách khác, thích hợp hơn. Cha mẹ cần tế nhị trong cách bày tỏ tình yêu thương, chẳng hạn như tránh ôm hôn chỗ đông người hay trước mặt bạn bè của con, tránh xoa đầu, ôm cổ, mắng yêu con trước mặt người khác.

  1. Tình bạn.

Tình bạn thường phát sinh giữa những người làm việc chung với nhau. Những người cùng lứa tuổi, cùng hoàn cảnh, trình độ, giai cấp và cùng đeo đuổi một mục tiêu dễ trở thành bạn của nhau. Riêng cha mẹ và con cái, tình bạn ít khi có, cha mẹ và con cái khác nhau về tuổi tác, kinh nghiệm, thẩm quyền, trình độ… khó trở thành bạn của nhau.

Hơn nữa, khi con đã lớn, nhất là đến tuổi thiếu niên, các em bận rộn nên ít khi có mặt bên cha mẹ. Riêng cha mẹ thấy con lớn rồi nên để nhiều thì giờ hơn để lo những công việc riêng của mình, chứ không để ý đến con nhiều như trước. Từ đó, những giây phút đẹp đẽ giữa cha mẹ và con cái ngày càng hiếm hoi và cuối cùng chấm dứt, khi con đến tuổi thiếu niên, tình yêu thương tự nhiên cũng như tình bạn giữa cha mẹ và con cái đều không còn.

  1. Tình yêu lãng mạn.

Khi tạo dựng nên con người, Chúa ban cho con người nhu cầu về tình yêu. Đây là tình yêu liên quan đến tính dục và tạo ra sự khao khát nơi người mình yêu. Chính trong tình yêu nầy, thấy được hạnh phúc, toàn vẹn và thỏa lòng. Dù tình yêu này thường chỉ thấy nơi vợ chồng và những người yêu nhau, nhưng theo các nhà tâm lý học, những người thân trong gia đình cũng có tình yêu này, đặc biệt giữa cha mẹ và con cái.

Nhưng khi con đến tuổi thiếu niên, tình yêu này giữa các em và cha mẹ cũng chấm dứt. Các em thiếu niên không muốn cha mẹ ôm ấp vỗ về nữa, các em không muốn làm người đáp lại sự khao khát tình yêu của cha mẹ nữa. Trong các em bây giờ cũng có sự khao khát một tình yêu lãng mạn, nhưng cha mẹ không phải là người các em tìm đến để sự khao khát đó được đáp ứng.

  1. Tình yêu vị tha.

Đây là tình yêu mà Chúa dùng để yêu chúng ta, cũng là loại tình yêu Kinh Thánh nói đến rất nhiều. Khi con cái đến tuổi thiếu niên, cha mẹ cần thương con bằng tình yêu này, vì lúc đó các em có nhiều điều khó thương, làm những điều khiến cha mẹ xấu hổ hay buồn phiền. Chỉ có tình yêu thương hi sinh vô điều kiện mới có thể đem cha mẹ và con cái đến gần với nhau. Nếu không, con có thể tìm cách lìa xa cha mẹ, cha mẹ cũng không muốn giữ con trong gia đình.

  1. THAY ĐỔI MỐI QUAN HỆ VỚI NGƯỜI CHUNG QUANH.

Đặc điểm trong thay đổi về tâm lý nơi các em thiếu niên là các em muốn tách rời khỏi hay muốn vượt ra ngoài vòng kiểm soát của cha mẹ. Thật ra đây là một thay đổi bình thường và cần thiết, nằm trong chương trình tăng trưởng mà Đức Chúa Trời đã định cho con người. Trong (1Cô-rinh-tô 13:11), sứ đồ Phao-lô viết: “Khi tôi còn là con trẻ, tôi nói như con trẻ, tư tưởng như con trẻ, suy xét như con trẻ; khi tôi đã thành nhân, bèn bỏ những sự thuộc về con trẻ”. Câu Kinh Thánh này nói về sự tăng trưởng tâm linh nhưng cũng áp dụng về sự tăng trưởng về thể xác, tâm lý và tình cảm.

  1. THAY ĐỔI VỀ CẢM XÚC.

Tuổi thiếu niên là tuổi có những cảm xúc lên xuống và thay đổi đột ngột nhất. Chính vì vậy cha mẹ cần ghi nhớ những điều sau đây để chúng ta hiểu con và thông cảm với con hơn.

Cảm xúc của con người tự nó không có gì là sai quấy hay tội lỗi.

– Tuổi thiếu niên là tuổi có cảm xúc rất mạnh.

– Các em thiếu niên thường dùng cảm xúc để đạt được điều mình muốn.

Cha mẹ cần biết một số cảm xúc thường có trong các em như sau: Giận dữ, thờ ơ, lãnh đạm, dễ chán, hay buồn, hay mang mặc cảm, sợ hãi và lo lắng, tinh thần căng thẳng, vui vẻ thái quá, tình yêu. Những thay đổi đột ngột, kỳ cục nơi con em chúng ta trong tuổi thiếu niên là điều tự nhiên và bình thường, nhưng đó là những thay đổi cần thiết.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 11.08.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 11.08.2024

in PHỤ NỮ on 7 Tháng Tám, 2024

Chúa nhật 11.08.2024.

  1. Đề tài: SINH NHẬT QUÝ III.
  2. Kinh Thánh: Thi Thiên 111.
  3. Câu gốc: “Đức Giê-hô-va hay làm ơn và đầy lòng thương xót, Ngài ban thực phẩm cho người kính sợ Ngài” (Thi 111:4b-5a BTTHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 22-24.
  5. Thể loại: Ca ngợi – Cảm tạ.

* CHỈ DẪN: Sinh nhật (Ca ngợi & Cảm tạ).

  1. Thông báo danh sách những người có ngày sinh trong quý III (tháng 7,8,9) trước một tuần lễ; bổ sung những tên còn thiếu.
  2. Thư ký trao danh sách cho thủ quỹ mua quà. Quà tặng sinh nhật nên mua nhiều hơn số cần, phòng khi có khách, thân hữu… đến dự và cũng có ngày sinh trong quý đó.
  3. Những người không nhớ ngày sinh, có thể chọn ngày cưới, ngày tin nhận Chúa, ngày chịu báp-tem… để làm sinh nhật.
  4. Chuẩn bị một chiếc bánh sinh nhật (nếu có thể), kích thước chiếc bánh tùy theo số người tham dự.
  5. Mời những người có tên trong danh sách “sinh nhật” lên phía trên, số người còn lại hát chúc mừng. Tất cả cùng cầm dao cắt bánh. Mời người cầu nguyện đặc biệt cho họ.
  6. Ban hướng dẫn tặng quà cho những người có sinh nhật.
  7. Mời một số người làm chứng, ca ngợi Chúa, chia sẻ những kinh nghiệm thuộc linh… Khi làm chứng nên trình bày thành thật, đừng thổi phồng.
  8. Chơi trò chơi, đố vui và ăn bánh sinh nhật…

* TRÒ CHƠI DÀNH CHO NGƯỜI CÓ SINH NHẬT.

THẮP NẾN SINH NHẬT.

– Chuẩn bị: Dùng giấy bìa cứng làm một số cây nến, ghi lời yêu cầu vui, ngắn gọn lên giấy, cuộn lại nhét vào cây nến, dùng băng keo dán cây nến lên bảng (số nến tương đương với số người có ngày sinh trong quí).

Nếu dùng nến thật thì cũng gắn lời yêu cầu vào như nến bằng giấy rồi bạn đốt nến và sắp lên bàn sao cho đẹp mắt.

Ví dụ về lời yêu cầu: “Chúc bạn sinh nhật vui vẻ! Mời bạn uống một lượt 5 ly nước”, hoặc “Mừng sinh nhật bạn! Bạn có thể mời người hát tặng bạn một bài”…

– Cách chơi: NHD mời từng người có ngày sinh trong quí lên và chọn cho mình một cây nến. Tìm xem cây nến có chứa điều gì bí ẩn và khi tìm ra được hãy đọc lớn điều bí ẩn đó lên và thực hiện.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 04.08.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 04.08.2024

in PHỤ NỮ on 29 Tháng Bảy, 2024

Chúa nhật 04.08.2024 (Kỷ niệm 17 năm HTTGPA)

  1. Đề tài: HỘI THÁNH SỐNG.
  2. Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 16:18-19
  3. Câu gốc: Còn Ta, Ta bảo con rằng: Con là Phi-e-rơ, Ta sẽ xây dựng Hội Thánh Ta trên đá nầy, các cửa âm phủ không thắng được Hội đó” (Ma-thi-ơ 16:18 BTTHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 19-21.
  5. Thể loại: Chia sẻ.

* CHỈ DẪN: Chúa nhật 07.07.2024

* TÀI LIỆU THAM KHẢO: (Xin xem trong Chương trình kỷ niệm 17 năm thành lập HTTGPÂ sẽ được đăng trên zalo HTTGPÂ).

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 28.07.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 28.07.2024

in PHỤ NỮ on 23 Tháng Bảy, 2024

Chúa nhật 28.07.2024.

  1. Đề tài: Ê-LI, NGƯỜI CẦU NGUYỆN.
  2. Kinh Thánh: 1Các 18:1-46; 17-19; Gia-cơ 5:16-18.
  3. Câu gốc: “Lời cầu nguyện của người công chính có quyền năng và rất linh nghiệm” (Gia-cơ 5:16b BTTHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 16-19.
  5. Thể loại: Học Kinh Thánh nhóm.

* CHỈ DẪN: Học Kinh Thánh nhóm.

  1. Tài liệu: Ủy viên linh vụ dựa vào tài liệu để chọn phương pháp học Kinh Thánh, soạn câu hỏi, viết sẵn trao cho các nhóm.
  2. Phương pháp học Kinh Thánh phải tùy theo phần Kinh Thánh làm nền và khả năng của ban viên.
  3. Nếu bạn không có phương pháp học Kinh Thánh, bạn có thể soạn 2-3 cụm câu hỏi cho giờ học Kinh Thánh nhóm. Mỗi cụm câu hỏi gồm có:

– Câu hỏi quan sát (nêu việc xảy ra).

– Câu hỏi giải thích (tìm sự dạy dỗ của lời Chúa).

– Câu hỏi áp dụng (ứng dụng sự dạy dỗ vào đời sống).

Dưới đây là một số câu hỏi đề nghị bạn tham khảo.

(1.1) Câu hỏi quan sát: Xin cho biết nguyên nhân Đức Chúa Trời khiến hạn hán, đói kém xảy ra trong xứ? (c.18).

(1.2) Câu hỏi suy luận: Đức Chúa Trời cho phép điều nầy xảy ra nhằm mục đích gì?

(1.3) Câu hỏi ứng dụng: Bạn nhìn thấy mục đích của Chúa cho đời sống bạn trong mọi hoàn cảnh như thế nào? Xin cho biết.

(2.1) Tiên tri Ê-li phải đối đầu với bao nhiêu tiên tri của Ba-anh?

(2.2) Vì sao Ê-li dám đối đầu với 450 tiên tri của Ba-anh?

(2.3) Trước thế lực buộc bạn bỏ Chúa hay chết, bạn sẽ chọn con đường nào? Vì sao bạn chọn như thế?

(3.1) Chúa đã nhậm lời cầu nguyện của Ê-li như thế nào?

(3.2) Chúa nhậm lời cầu nguyện của Ê-li nhằm mục đích gì?

(3.3) Bạn được Chúa nhậm lời cầu nguyện như thế nào? Và đem lại những kết quả nào cho đời sống bạn, cho công việc Chúa?

  1. GIỚI THIỆU.

Tên Ê-li có nghĩa là Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Ê-li, tiên tri của đồng vắng, lúc ẩn, lúc hiện. Ê-li đem sứ mạng của Đức Chúa Trời đến cho các vua Y-sơ-ra-ên.

Ê-li sống dưới thời vua A-háp, một vua làm điều ác, nhu nhược để cho người vợ ngoại đạo Giê-sa-bên lập thờ thần Ba-anh. Tiên tri Ê-li xuất hiện trước A-háp loan báo sự đoán phạt của Đức Chúa Trời sắp đến! Cơn hạn hán xảy ra trong xứ suốt ba năm sáu tháng, Đức Chúa Trời dùng chim quạ và một người đàn bà góa nuôi Ê-li. Tiên tri Ê-li đề nghị cùng vua cho diễn ra một cuộc thách đố với tiên tri Ba-anh để xem ai là Chân Thần (1Vua 17-18).

A-háp nhận lời cho nhóm họp 450 tiên tri Ba-anh trên núi Cạt-mên. Đôi bên đều dâng của lễ cho thần mình và đồng ý nguyên tắc: Hễ thần nào đáp lời bằng lửa trên của lễ, thì đó là Chân Thần. Tiên tri Ba-anh hết sức kêu van, nhưng không thấy thần nào. Tiên tri Ê-li gọi dân sự đến gần, lấy mười hai hòn đá tùy theo số các chi phái Y-sơ-ra-ên mà dựng lại bàn thờ và đặt con sinh lên. Ông cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời, một ngọn lửa lòe ra thiêu hóa của lễ của Ê-li, thấy vậy dân sự sấp mình xuống đất và la lên: Giê-hô-va là Đức Chúa Trời! Sau đó Ê-li lên núi cầu xin mưa xuống (1Vua 18).

Nghe điều Ê-li làm cho các tiên tri Ba-anh, Giê-sa-bên căm giận, thề lấy mạng sống Ê-li, Ê-li sợ hãi chạy trốn. Ê-li kiệt sức ngồi nghỉ dưới gốc cây bên giếng và cầu chết, một thiên sứ của Đức Chúa Trời đem cho Ê-li bánh và nước. Nhờ đó, Ê-li phục hồi sức lực và tiếp tục bốn mươi ngày đêm trong đồng vắng cho đến Hô-rếp, Ê-li gọi Ê-li-sê làm kẻ nối tiếp chức vụ mình (1Vua 19). Cao điểm trong chức vụ Ê-li là sự cầu nguyện và được mặc lấy thần quyền của Chúa (1Vua 17:10-16; 2Vua 1:10-12). Sứ mạng của Ê-li để lại cho môn đệ Ê-li-sê. Đức Chúa Trời cất Ê-li trong một cơn gió lốc, Ê-li về trời không trải qua sự chết (2Vua 2).

  1. SUY GẪM.
  2. Tiên tri Ê-li với sứ điệp của Chúa.

 Tiên tri Ê-li mạnh dạn loan báo tai vạ hạn hán Đức Chúa Trời sắp giáng xuống trong xứ và sự đoán phạt trên nhà A-háp (1Vua 17:3, 18:17, 21:17-29; 2Vua 9:25-37). Với sự cầu hỏi thần Ba-anh của vua A-cha-xia, tiên tri Ê-li cho vua biết trước bịnh vua không được chữa lành vì cớ (2Vua 1:2-17). Với Giô-ram vua Giu-đa, người theo đường gian ác của A-háp, tiên tri Ê-li viết thư (2Sử 21:12-20).

Đức Chúa Trời chẳng bao giờ giáng họa trên kẻ ác mà không có sự báo trước. Dầu người có ăn năn hay không, sự cảnh cáo vẫn là sứ mạng của tiên tri.

  1. Tiên tri với sự làm phép lạ.

(1) Khiến cơn hạn hán và dừng cơn hạn hán (1Vua 17:1; 18:41-45; Gia 5:17-18).

(2) Khiến lửa từ trời thiêu hóa của lễ (1Vua 18:24, 36-38).

(3) Khiến lửa từ trời đốt cháy đạo binh vua A-cha-xia (2Vua 1:10-12)…..

Các phép lạ tiên tri Ê-li làm có tánh chất đoán phạt lẫn yêu thương. Trong chức vụ tiên tri sự làm phép lạ đôi lúc cũng cần thiết để hữu hiệu hóa sứ điệp của Chúa. Bí quyết tiên tri Ê-li thực hiện phép lạ là bằng sự cầu nguyện. Chúa Giê-xu cầu nguyện cùng Cha trước khi gọi La-xa-rơ từ kẻ chết sống lại, Ngài cầu nguyện trước khi hóa bánh nuôi đoàn dân đông (Giăng 6:11; 11:41-42). Ngài cũng hứa sẽ bày tỏ việc quyền năng cho người có đức tin nhân danh Ngài (Giăng 14:12-14).

  1. Tiên tri Ê-li với các tiên tri Ba-anh.

Một mình đối chọi với 450 tiên tri Ba-anh trong một cuộc thách đố thử xem ai là Chân Thần. Lòng sốt sắng về Đức Chúa Trời thúc đẩy tiên tri Ê-li chẳng hề nao núng. Với lòng tin vững chắc nơi Đức Chúa Trời Ê-li được Chúa đáp lời cầu xin lửa Ngài lòe ra thiêu hóa lễ của Ê-li. Kết quả các tiên tri Ba-anh bị diệt và danh Đức Chúa Trời được tôn cao (1Vua 18).

  1. Đời sống chức vụ của tiên tri Ê-li.

Ê-li xuất hiện trước mặt vua, dân sự khi có sứ điệp của Chúa. Một điểm sáng chói trong đời sống chức vụ Ê-li là (1Vua 19:14). Ê-li nóng nảy đối với tội lỗi, như lửa sẵn sàng thiêu hóa kẻ bội nghịch cùng Đức Chúa Trời.

Ê-li đem hết cuộc đời bày tỏ Giê-hô-va là Đức Chúa Trời cho các vua. Câu hỏi tại sao Ê-li sợ hãi chạy trốn trước lời hăm doạ của Giê-sa-bên? (1Vua 19). Tại sao Ê-li ngã lòng, cầu Chúa cất mạng sống đang lúc đắc thắng? (1Vua 18, 19). Có nhiều lý do: (1) Ê-li bị đuối sức sau một ngày dài đối địch các tiên tri Ba-anh trên núi Cạt-mên. (2) Trong sự mệt mỏi Ê-li bị mất phương hướng. Ê-li cô đơn thấy chỉ có một mình phải đương đầu với lực lượng mạnh mẽ của Ba-anh! (3) Ê-li không thấy được chương trình của Ngài (1Vua 19:4-8). Sự ngã lòng của Ê-li cho chúng ta nhận biết rằng dầu người có nhiệt tâm, can đảm như Ê-li, cũng có lúc ngã lòng (Ê-sai 40:27-31). Hai đặc điểm của tiên tri Ê-li:

(1) Thần quyền của Chúa: Lời nói của Ê-li có quyền năng đóng hay mở cửa trời (2Vua 2:12).

(2) Sự cầu nguyện linh nghiệm của Ê-li: Sự cầu nguyện là điều cần thiết cho đời sống phục vụ Chúa.

III. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

  1. Tiên tri Ê-li với sứ mạng Chúa gọi:
  2. Ê-li có sứ điệp gì của Đức Chúa Trời cho các vua Y-sơ-ra-ên và vua Giu-đa?
  3. Cơ Đốc nhân chúng ta có trách nhiệm gì đối với người anh em đi sai lạc đường lối Chúa?
  4. Các phép lạ Ê-li làm có tính chất gì? Và bí quyết nào để thực hiện? (Gia 5:17-18; 1Vua 17:20-21; 18:36-38, 42-45; 2Vua 1:10-12).
  5. Sự cầu nguyện của Ê-li nhắc nhở chúng ta điều quan trọng nào trong đời sống phục vụ Chúa? (Gia 5:16-17).
  6. Ê-li với các tiên tri Ba-anh.
  7. Động lực nào khiến Ê-li thách đố với các tiên tri Ba-anh và sự thách đố này với mục đích gì? (1Vua 19:14; 18:21; 36-39).
  8. Xin tìm hiểu lý do tại sao Ê-li từ người can đảm trở nên ngã lòng? Chúng ta tìm được bài học gì cho chính mình trong đời sống phục vụ Chúa? (1Vua 19:1-4, 14).
  9. Theo (2Vua 2:12) chức vụ tiên tri của Ê-li đã đóng vai trò như thế nào đối với quốc gia Y-sơ-ra-ên? Ảnh hưởng này nhắc nhở Cơ Đốc nhân vai trò gì trong thế gian? (Mat 5:12-16).
CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 21.07.2024

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN PHỤ NỮ. CHÚA NHẬT 21.07.2024

in PHỤ NỮ on 23 Tháng Bảy, 2024

Chúa nhật 21.07.2024.

  1. Đề tài: SA-LÔ-MÔN, NGƯỜI XÂY CẤT ĐỀN CHÚA.
  2. Kinh Thánh: 1Các Vua 6 và 8.
  3. Câu gốc: “Nguyện mắt của Chúa ngày và đêm đoái xem nhà nầy, là nơi Chúa đã phán rằng: Danh Ta sẽ ngự tại đó” (1Vua 8:29a BTTHĐ).
  4. Đố Kinh Thánh: Ê-sai 13-15.
  5. Thể loại: Thuyết trình.

* CHỈ DẪN: Thuyết trình.

  1. Giao đề tài thuyết trình cho nhóm trước nhiều tuần.
  2. Nhóm sẽ họp lại nghiên cứu đề tài: “Sa-lô-môn, người xây cất đền Chúa”.
  3. Cử một nhóm viên phụ trách thuyết trình. Cả nhóm có trách nhiệm cung cấp thêm tài liệu. Người thuyết trình dựa vào tài liệu để soạn.
  4. Soạn xong, người thuyết trình sẽ trình bày những ý chính trước nhóm để lấy ý. Tránh đưa ra những ý kiến riêng.
  5. Sau giờ thuyết trình, các nhóm khác sẽ đặt câu hỏi, cả nhóm chịu trách nhiệm đề tài cùng nhau trả lời.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

  1. GIỚI THIỆU.

Sa-lô-môn được vua cha giới thiệu với dân chúng là hoàng tử kế vị mình (1Sử 22:9; 1Vua 1:39-40). Đời trị vì của Sa-lô-môn gồm ba giai đoạn:

  1. Sự bắt đầu ngôi vua Sa-lô-môn (1Vua 1-8).

Sa-lô-môn lên ngôi khoảng năm 965 T.C. Vua tìm kiếm Đức Chúa Trời của Đa-vít, cầu xin sự khôn ngoan, đem thịnh vượng cho quốc gia. Đa-vít là vị vua của chiến trận, Sa-lô-môn là vua của hòa bình. Đa-vít đã dùng sức mạnh quân sự chinh phục các nước láng giềng, đời Sa-lô-môn không có chiến tranh với các nước lân bang. Sa-lô-môn khởi công xây cất đền thờ cho Đức Giê-hô-va tại Giê-ru-sa-lem.

  1. Thời hoàng kim của vua Sa-lô-môn (1Vua 9-10).

Đức Chúa Trời chẳng những ban cho Sa-lô-môn sự khôn ngoan, còn cho vua quyền thế, danh vọng, giàu sang. Sa-lô-môn là vua đầu tiên mở mang hàng hải, giao thương, xây những cung điện lộng lẫy. Sự khôn ngoan của Sa-lô-môn không chỉ trong việc trị quốc, còn là trước giả của ba sách trong Kinh Thánh: Châm ngôn, Truyền đạo và Nhã ca.

  1. Sự suy vong của ngôi vua Sa-lô-môn (1Vua 11).

Trong tuyệt đỉnh của vinh quang, Sa-lô-môn kiêu ngạo và sa ngã. Ngoài công chúa Ai Cập đã cưới, còn nhiều vợ ngoại đạo, họ dẫn vua vào thờ hình tượng, lìa bỏ Đức Chúa Trời. Những năm cuối đời, nhiều kẻ dấy nghịch cùng vua, sự giàu sang, cuộc sống xa hoa của Sa-lô-môn trở thành gánh nặng.

  1. SUY GẪM.
  2. Vua Sa-lô-môn trong công việc xây cất đền thờ.
  3. Sự chuẩn bị xây đền thờ: (1) Về vật liệu. (2) Về chuyên viên: Bằng tài ngoại giao khéo léo, vua đã hợp đồng với Hi-ram, vua Ty-rơ. (3) Về nhân lực: chiêu mộ trong dân sự 30.000 người, 150.000 nhân công ngoại bang.
  4. Sự xây cất đền thờ: Đền thờ toạ lạc trên núi Mô-ri-a (2Sử 3:1). Đặc điểm trong công việc xây cất là kỹ thuật (1Vua 6:7). Kỹ thuật xây cất “ráp” vì nhờ phép toán tinh vi của ngành kiến trúc.
  5. Sự hoàn thành đền thờ: Đền thờ được xây cất bảy năm (1Vua 6:1-37). Điều quan trọng là sự hiện diện của Đức Chúa Trời (1Vua 6:11-13).
  6. Sa-lô-môn trong sự khánh thành đền thờ.

Lễ khánh thành được tổ chức trọng thể. Hòm Giao ước được rước vào đền thờ, sự vinh quang đầy dẫy. Vua dâng lên lời cầu nguyện tạ ơn, dâng hiến đền thờ. Vua xin Đức Chúa Trời tiếp nhận đền thờ làm nơi ngự trị, để những kẻ ngoại bang hướng về đền thờ kêu cầu, tìm kiếm ơn thương xót của Ngài (1Vua 8:27-43; 1Sử 7:12-16). Thời Cựu Ước, thờ phượng Đức Chúa Trời tập trung tại Giê-ru-sa-lem. Trong thời Tân Ước, Chúa Giê-xu và môn đồ Ngài đã làm sáng tỏ ý nghĩa về đền thờ trong 3 điểm sau đây: (1) Đức Chúa Trời không ngự trong đền do loài người xây cất, nhưng ngự trong lòng người. (2) Ngài hiện diện khắp mọi nơi, sự thờ phượng Ngài không phải giới hạn ở một ngôi đền, nhưng với tâm thần và lẽ thật. (3) Người được cứu chuộc bởi huyết Chúa Giê-xu, đời sống được biệt riêng ra thánh làm nơi ngự trị cho Ngài (Giăng 4:24; Công 7:45-50; 1Côr 3:17a; 1Phi 2:5).

  1. Đời sống tin kính của vua Sa-lô-môn.

Khi mới lên ngôi, vua vâng giữ điều răn Ngài, nhưng khi tột đỉnh giàu có, danh vọng, bắt đầu kiêu ngạo, sa ngã, cưới nhiều vợ ngoại đạo, xúi giục thờ hình tượng (1Vua 11). Đời sống nhiều khuyết điểm như nóng nảy, tàn bạo, tự phụ, cứng lòng, không tiết chế lòng tham.

Những ưu cũng như những khuyết điểm của Sa-lô-môn, cho thấy rằng dầu là bậc vĩ nhân lỗi lạc đến đâu, cũng không ai trọn vẹn. Chúng ta tìm kiếm Đấng tôn trọng hơn đó là Chúa Giê-xu Christ (Mat 12:42). Ngài là Đấng toàn thiện, toàn mỹ, chân lý, đường đi và sự sống; là cứu cánh duy nhất.

(1) Tận dụng mọi ân tứ và tài năng Chúa ban cho.

(2) Sứ mạng quan trọng nhất đem Tin Lành đến cho mọi người, hướng dẫn tội nhân tin Chúa.

III. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.

  1. Sa-lô-môn trong công tác xây cất đền thờ.

Khi được lập làm vua Y-sơ-ra-ên, Sa-lô-môn được ủy thác công tác gì? Do ai? (2Sa 7:12-13; 1Sử 28:6).

  1. Sa-lô-môn trong sự khánh thành đền thờ:

Tìm hiểu đền thờ Sa-lô-môn xây cất có mục đích, ý nghĩa gì? (1Vua 8:27-43, và 2Sử 7:12-16, Ê-sai 56:7).

  1. Đời sống tin kính Chúa của vua Sa-lô-môn.

Xin ghi nhận những ưu khuyết điểm trong đời sống tin kính Chúa của Sa-lô-môn và tìm hiểu lý do tại sao? (1Vua 3:3, 6-9, 11:1-2).

  1. Đối với công việc nhà Chúa.

Bạn có vận dụng hết tài năng, sức lực và tấm lòng để làm cách tốt nhất chưa?