Chuyên mục: QUÍ III. 2016

BÀI 4.  NHẠC SĨ CUNG ĐÌNH (GV-HV)

BÀI 4.  NHẠC SĨ CUNG ĐÌNH (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ III. 2016 on 16 Tháng Bảy, 2018

BÀI 4.  NHẠC SĨ CUNG ĐÌNH (GV)

 I. KINH THÁNH: 1Sa-mu-ên 16:14-23.

II. CÂU GỐC: “Hễ làm việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa, chớ không phải làm cho người ta” (Cô-lô-se 3:23).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Để tỏ lòng yêu mến Chúa, Đa-vít hết lòng làm tốt mọi việc theo ý Ngài.

– Cảm nhận: Chúa vui lòng khi các em biết dùng khả năng Ngài ban để phục vụ Chúa và giúp đỡ người khác.

– Hành động: Noi gương Đa-vít, em làm mọi việc thật tốt để bày tỏ lòng yêu mến Chúa.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

Hội họa.

1. Mục đích: Giúp các em biết dùng hình vẽ diễn đạt lòng yêu mến Chúa.

2. Vật liệu: Giấy vẽ, viết chì màu, một tờ giấy cứng gấp đôi (20 x 30cm). Ghi lên giấy như sau:

  1. Thực hiện:

– Các em làm theo hướng dẫn trên tờ giấy cứng.

– Giáo viên hỏi: “Các em có thích vẽ không? Các em vẽ rất đẹp. Các em biết không, vẽ tranh cũng là một cách bày tỏ lòng yêu mến Chúa”. Sau đó cho các em học câu gốc và cầu nguyện cảm tạ Chúa về mọi điều Ngài ban cho các em.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Các em thân mến, trong phần “Sinh Hoạt Đầu Giờ” các em đã được sinh hoạt: Đàn hát, vẽ và đọc Kinh Thánh. Các em thấy không, những điều các em vừa làm đều biểu hiện lòng yêu mến, ca ngợi và cảm tạ Chúa. Các em có thể dùng Thi Thiên của Đa-vít làm lời cầu nguyện của mình. Chúng ta cùng đọc Thi Thiên 19:4. Nhờ sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời nên Đa-vít làm được nhiều việc. Trong bài học tuần trước, các em còn nhớ Đa-vít làm được những gì nào? (Cho các em trả lời). Hôm nay các em chú ý lắng nghe bài học nầy xem Đa-vít sử dụng tài năng của mình như thế nào nhé!

  1. Bài học.

Mọi người trong gia đình đều tin Đức Chúa Trời sẽ giao công việc đặc biệt cho Đa-vít, nhưng chưa rõ việc gì vì chưa đến thời điểm Đa-vít lên ngôi. Vì vậy, Đa-vít vẫn tiếp tục chăn chiên, Sa-mu-ên trở về với công việc của mình, còn Sau-lơ vẫn làm vua.

Dù làm vua của một nước, được mọi người hầu hạ, vâng phục, nhưng Sau-lơ vẫn không cảm thấy vui (cho các em xem hình Sau-lơ), không ai có thể làm cho ông vui vẻ được! Một hôm, một vị quan của Sau-lơ tâu rằng: “Thưa bệ hạ, xin để tôi tìm một người đàn thật hay đến cùng bệ hạ. Có thể tiếng đàn êm ái du dương sẽ giúp bệ hạ vui lên”. Sau-lơ đồng ý: “Tốt lắm, hãy tìm cho ta một người đàn hay”. Một người khác nói tiếp: “Tâu bệ hạ, có một người đàn rất hay. Đó là con trai ông Y-sai ở Bết-lê-hem, một cậu bé dũng cảm và có Đức Chúa Trời ở cùng”. Các em biết người này đang nói về ai không? Chính là Đa-vít. Vua Sau-lơ bảo: “Hay lắm! Hãy tìm con trai của Y-sai đến đàn cho ta nghe”.

Thấy người của vua đến, Y-sai kinh ngạc và lo sợ vô cùng. Người của vua bảo: “Hãy gởi con trai ông là Đa-vít đến cung vua, vì vua muốn nghe cậu ấy đàn”. Y-sai càng ngạc nhiên hơn khi nghe như vậy. Ông liền chuẩn bị bánh, rượu và chiên con cho Đa-vít làm lễ vật dâng vua.

Đa-vít vâng lời cha, vào cung ra mắt vua. Từ đó, mỗi khi vua cảm thấy không vui, Đa-vít liền đàn cho vua nghe (xem hình). Tiếng đàn êm dịu của Đa-vít khiến Sau-lơ được an ủi, tâm hồn nhẹ nhàng, vui vẻ trở lại.

Các em thấy không, Đa-vít sử dụng tài năng trau dồi bấy lâu nay để giúp vua Sau-lơ. Đức Chúa Trời ban cho Đa-vít năng khiếu âm nhạc. Đa-vít cố gắng tập luyện nên cậu đàn rất hay. Cậu dùng âm nhạc bày tỏ lòng yêu mến Chúa và giúp người khác. Đức Chúa Trời cũng chuẩn bị cho Đa-vít cơ hội hầu việc Ngài. Các em cũng vậy, hãy trau dồi khả năng Chúa ban và làm những việc được giao cách hết lòng. Các em có làm được không? Chúa vui lòng khi các em biết dùng khả năng Chúa ban để giúp người khác và phục vụ Ngài.

  1. Ứng dụng.

– Hướng dẫn các em đọc trong tập học viên và tìm câu trả lời (1) Đa-vít luyện tập gì? (2) Đa-vít giúp Sau-lơ bằng cách nào?

– Trong các em, có em biết đàn giống Đa-vít, có em hát hay, có em vẽ đẹp hoặc có nhiều tài năng khác.Trong mắt Đức Chúa Trời, các em đều đặc biệt. Đức Chúa trời dựng nên mỗi người với khả năng khác nhau.

– Hướng dẫn các em làm bài tập “Em thích làm gì?” Hãy đánh dấu các mục sinh hoạt em thích, vì có khả năng gì, em sẽ thích làm việc ấy.

– Các em không nhìn thấy ưu hay khuyết điểm của mình nhưng bạn bè thấy rất rõ. Vậy, các em hãy luân phiên nêu điểm tốt của nhau, khích lệ nhau những việc làm có ích, ví dụ: “Bạn An cẩn thận, luôn dọn dẹp mọi thứ gọn gàng, ngăn nắp…”. Giúp các em nhận thấy những ưu điểm của mình để phát huy những khả năng khác.

– Giải thích cho các em hiểu, không phải Đức Chúa Trời đòi hỏi mọi việc đều phải làm tốt, nhưng Ngài muốn các em phải làm cách hết lòng để bày tỏ lòng em yêu mến Ngài.

BÀI 4. NHẠC SĨ CUNG ĐÌNH (HV)

I. KINH THÁNH: 1Sa-mu-ên 16:14-23.

II. CÂU GỐC: “Hễ làm việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa, chớ không phải làm cho người ta” (Cô-lô-se 2:23).

III. BÀI TẬP.

A. EM THÍCH LÀM GÌ?

Đánh dấu X vào những việc mà em thích làm:

Bơi lội.           Đàn.

Đọc sách.      Nấu ăn.

Vẽ.      Chơi trò chơi.

Hát.     Những việc khác.

B. CÁC BẠN NẦY ĐÃ LÀM GÌ SAU KHI HỌC LỜI CHÚA?

 

  1. NHỮNG ĐIỀU EM LÀM:
  2. Viết ra những điều em làm trong tuần để bày tỏ lòng yêu mến Chúa…………………………….………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………

  1. Em sẽ lo trau dồi khả năng nào để giúp đỡ người khác?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

BÀI 3. NGƯỜI ĐƯỢC CHỌN (GV -HV)

BÀI 3. NGƯỜI ĐƯỢC CHỌN (GV -HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ III. 2016 on 13 Tháng Bảy, 2018

BÀI 3. NGƯỜI ĐƯỢC CHỌN (GV)

 I. KINH THÁNH: 1Sa-mu-ên 16:1-13.

II. CÂU GỐC: “Nguyện lời nói của miệng tôi, sự suy gẫm của lòng tôi được đẹp ý Ngài” (Thi Thiên 19:14).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Đức Chúa Trời chọn Đa-vít làm vua vì biết ông có lòng kính sợ và vâng phục Ngài.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời biết rõ mỗi lòng của các em, Ngài muốn các em sống đẹp ý Ngài.

– Hành động:

* Đọc Kinh Thánh để tìm hiểu Chúa muốn các em làm gì.

* Cầu nguyện xin Chúa giúp các em biết suy nghĩ chín chắn.

* Xin Chúa giúp các em biết vâng phục ý muốn của Ngài và thực hiện ngay từ hôm nay.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

Em tìm được không?

1. Mục đích: Giúp các em hiểu về:

Đa-vít – Bết-lê-hem – Ý nghĩa của việc xức dầu.

2. Vật liệu: Làm sẵn một bảng câu hỏi bằng giấy cứng (55 x 70cm), 4 tấm thiệp tài liệu (xem hình), xem Kinh Thánh và gạch dưới (Lu-ca 2:11), viết màu, mỗi em một thẻ trả lời nhỏ (3 x 5cm), kẹp giấy.

  1. Thực hiện:

– Giáo viên treo bảng câu hỏi lên.

– Phát cho mỗi em một thẻ trả lời 3 x 5cm (ghi “Em tìm được” và tên của em), sau đó giải thích qua nội dung của bốn bảng tài liệu.

– Xem bảng câu hỏi, em nào tìm ra câu trả lời, đem ngay thẻ của mình lên và kẹp kế bên câu hỏi (xem hình).

– Làm xong, giáo viên căn cứ theo thẻ kẹp trên bảng để hỏi và các em trả lời. Khen thưởng những câu trả lời đúng và bổ sung những câu trả lời thiếu hoặc sai.

Hình Sa-mu-ên và Ê-li-áp (xem phụ lục), 4 bảng tài liệu tham khảo (trong phần “Sinh hoạt đầu giờ”), tập học viên bài 3.

  1. BÀI HỌC KINH THÁNH.

* Phương pháp: Kể chuyện có hình, hỏi đáp và diễn kịch.

  1. Vào đề.

Đa-vít là con út trong tám người con trai của ông Y-sai, như vậy, Đa-vít có mấy người anh? (Bảy người). Hằng ngày Đa-vít được giao việc chăn bầy chiên cho cha mình. Đa-vít là người chăn chiên tốt, thường dẫn chiên đến đồng cỏ xanh tươi, suối nước bình tịnh. Lúc nào Đa-vít cũng hết lòng chăm sóc và bảo vệ chiên khỏi những hiểm nguy. Khi chiên đã no nê, nằm nghỉ trên thảm cỏ êm ái, Đa-vít ngồi dưới bóng cây râm mát, đàn hát cho chiên nghe những bài do ông sáng tác.

  1. Bài học.

Cứ thế, ngày tháng trôi qua, Đa-vít vui vẻ với cuộc sống chăn chiên cho đến một ngày, một chuyện lạ xảy ra làm thay đổi cuộc đời của cậu.

Hôm đó, Đa-vít dẫn bầy chiên ra đồng như thường lệ, không biết rằng có một cụ già tên là Sa-mu-ên đến thành Bết-lê-hem. Đức Chúa Trời bảo ông đến đây tìm một vị vua mới. Chúa phán với ông: “Sau-lơ là một vị vua không tốt, chẳng biết kính sợ Ta, cũng không vâng lời Ta. Vì thế, thay vì để con trai Sau-lơ lên nối ngôi cha, Ta sẽ chọn một vị vua mới. Ngươi hãy đến Bết-lê-hem, tìm gặp con trai của Y-sai. Ta sẽ chỉ cho ngươi chọn một trong tám con trai của Y-sai làm vua”.

Sa-mu-ên tìm đến nhà Y-sai và bảo muốn gặp các con của ông. Y-sai liền gọi các con mình từng người một đến trước mặt Sa-mu-ên. Đầu tiên là người con trưởng cao lớn, khôi ngô tuấn tú tên là Ê-li-áp. Sa-mu-ên nghĩ bụng: “Chắc đây là người Đức Chúa Trời chọn làm vua”, nhưng Đức Chúa Trời phán: “Chớ xem về bộ dạng và hình vóc cao lớn của nó, vì Ta đã bỏ nó. Loài người nhìn thấy bề ngoài nhưng Đức Chúa Trời nhìn thấy trong lòng”. Chúa là Đấng thấu hiểu lòng người. Ngài biết Ê-li-áp không phải là vị vua tốt.

Bây giờ chúng ta cùng đóng vai các con trai khác của Y-sai đến gặp Sa-mu-ên. (Giáo viên hướng dẫn các em đóng kịch theo tập học viên bài 29 – Diễn xong cho các em xem hình Sa-mu-ên xức dầu cho Đa-vít). Như vậy, cha và các anh của Đa-vít đã chứng kiến việc Sa-mu-ên xức dầu cho Đa-vít. Mọi người biết Đức Chúa Trời chọn Đa-vít làm một việc đặc biệt, nhưng chưa biết ấy là việc gì, vì Sa-mu-ên không nói ra điều đó.

Theo các em thì tại sao Đức Chúa Trời chọn Đa-vít làm vua? (Cho các em trả lời). Đức Chúa Trời biết Đa-vít yêu mến và vâng lời Ngài. Sau này, Đa-vít phạm tội không vâng lời Chúa nhưng vì ông ăn năn, nên Ngài tha thứ và giúp ông trở lại con đường ngay thẳng.

Đức Chúa Trời hiểu rõ lòng người, Ngài biết Đa-vít sẽ trở thành một vị vua tốt.

  1. Ứng dụng.

– Đa-vít yêu mến Chúa nhưng ông cũng biết vâng phục Chúa là một việc không dễ. Đôi khi các em cũng cảm thấy như vậy phải không? Các em có luôn vâng lời cha mẹ không?

– Đa-vít biết cần nhờ cậy Chúa để sống vâng phục Ngài. Câu gốc hôm nay là lời cầu nguyện của Đa-vít với Đức Chúa Trời.

– Để biết mức độ tiếp thu câu gốc của các em, có thể mời vài em giải thích câu gốc. Giáo viên giải thích cho các em biết, sự suy nghĩ của các em có liên quan đến người khác. Nếu suy nghĩ tốt về một người, các em sẽ đối xử tốt với họ và ngược lại. Vì thế, các em cần sự giúp đỡ của Chúa để có suy nghĩ và hành động tốt. Các em có muốn lời cầu nguyện của Đa-vít trở thành lời cầu nguyện của mình không? Các em cùng đọc câu gốc với cả tấm lòng.

– Các em cần biết mạng lệnh của Chúa để làm theo. Câu gốc nào cho các em biết ý muốn của Đức Chúa Trời? Hãy cùng đọc những câu Kinh Thánh sau đây: Ê-phê-sô 4:32; 6:1; Lê-vi Ký 19:11. Sau đó, hướng dẫn các em làm một bảng câu gốc treo tường.

– Trong khi các em thực hiện, giáo viên hướng dẫn các em cắt câu gốc theo hình mẫu trong tập học viên, dán lên giấy hoặc dây ruy băng; khuyến khích các em vâng phục Chúa.

– Làm xong, các em dán lên tường. Sau đó, giáo viên hướng dẫn các em cầu nguyện, xin Chúa giúp các em sẵn lòng vâng lời Ngài.

BÀI 3. NGƯỜI ĐƯỢC CHỌN (HV)

I. KINH THÁNH: 1Sa-mu-ên 16:1-13.

II. CÂU GỐC: “Nguyện lời nói của miệng tôi, sự suy gẫm của lòng tôi được đẹp ý Ngài” (Thi Thiên 19:14).

III. BÀI TẬP.

A. KỊCH.

Thay đổi câu chuyện Kinh Thánh thành vở kịch ngắn, dựa theo mẫu đối thoại dưới đây:

– Dẫn chuyện: Đức Chúa Trời bảo ông Sa-mu-ên đến nhà Y-sai để chọn một vị vua mới cho dân Y-sơ-ra-ên.

– Sa-mu-ên: Chào ông Y-sai, Đức Chúa Trời chọn một trong những người con của ông làm một việc rất đặc biệt. Tôi muốn gặp các con của ông để xem Ngài chọn ai.

– Y-sai: Ồ! Thật vậy à? Tôi sẽ gọi chúng đến ngay bây giờ.

Dẫn chuyện: Bảy người con trai lớn của Y-sai đi ngang qua trước mặt của Sa-mu-ên (Bảy em lần lượt đi ngang qua.) nhưng Sa-mu-ên cứ lắc đầu…

– Sa-mu-ên: (lắc đầu) Không, không phải, Đức Chúa Trời không chọn những người nầy. Y-sai, ông còn người con nào không?

– Y-sai: Tôi còn một con út, hãy còn nhỏ. Tên nó là Đa-vít, đang chăn chiên ngoài đồng.

– Sa-mu-ên: Ông gọi nó về cho tôi xem sao.

– Dẫn chuyện: Người ta gọi Đa-vít về, cậu đến trước mặt Sa-mu-ên. Đức Chúa Trời cho Sa-mu-ên biết cậu bé nầy chính là người được Ngài chọn. Sa-mu-ên đứng lên, lấy dầu đổ trên đầu Đa-vít.

– Sa-mu-ên (xức dầu cho Đa-vít): Đa-vít, Đức Chúa Trời chọn con làm một việc đặc biệt cho Ngài. Xin Chúa ban phước cho con và công việc của con.

B. EM LÀM.

* Làm câu gốc treo tường, để nhắc các em vâng giữ lời Chúa.

1. Cắt hoặc viết lại những câu Kinh Thánh dưới đây, dán vào giấy hoặc dây ruy băng.

2. Trong tuần này, em làm theo câu gốc nào? Thêm ngôi sao vào bên cạnh câu gốc.

“Hỡi kẻ làm con cái, hãy vâng phục cha mẹ mình trong Chúa, vì điều đó là phải lắm” (Ê-phê-sô 6:1).

“Hãy ăn ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy” (Ê-phê-sô 4:32).

“Các ngươi chớ ăn trộm, ăn cắp, chớ nói dối và chớ lừa đảo nhau” (Lê-vi Ký 19:11).

Bài 2.  NGƯỜI CHĂN BẢO VỆ CHIÊN (GV-HV)

Bài 2.  NGƯỜI CHĂN BẢO VỆ CHIÊN (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ III. 2016 on 13 Tháng Bảy, 2018

Bài 2.  NGƯỜI CHĂN BẢO VỆ CHIÊN (GV)

 I. KINH THÁNH: Thi Thiên 23:4-6.

II. CÂU GỐC: “Dầu khi tôi đi trong trũng bóng chết, tôi sẽ chẳng sợ tai họa nào; vì Chúa ở cùng tôi, cây trượng và cây gậy của Chúa an ủi tôi” (Thi Thiên 23:4).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Đa-vít ca ngợi Chúa đã ở cùng, bảo vệ ông như người chăn đối với chiên mình.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời là Đấng chăn giữ em. Ngài sẵn lòng giúp đỡ, bảo vệ em trong mọi hoàn cảnh.

– Hành động: Cảm tạ Chúa vì Ngài luôn ở cùng, giúp đỡ và bảo vệ em.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Bối cảnh Kinh Thánh.

– Chuẩn bị “Bảng chọn lựa” theo mẫu sau đây (“Sinh hoạt đầu giờ” bài 1).

  1. Mục đích: Giúp các em biết cách người chăn bảo vệ chiên (Thi Thiên 23:4-6).
  2. Vật liệu: Giấy màu cứng (lớn nhỏ tùy ý nhưng màu sắc khác nhau), 4 tấm giấy cứng (12 x 15cm), bảng, keo dán.
  3. Thực hiện:

– Giáo viên chuẩn bị 4 tấm giấy cứng theo tập học viên bài 2.

– Chia các em thành 4 nhóm, mỗi nhóm chọn một mục để các em tự làm “Bảng chọn lựa”. Nếu học viên ít, có thể chọn ba mục còn một mục giáo viên giúp các em hoàn thành.

Gợi ý 1: Núi và trũng.

  1. Vật liệu: Giấy cứng 1, vải màu nâu, vài tờ giấy báo.
  2. Thực hiện: Giờ học, các em tự làm núi và thung lũng bằng vật liệu trên.

– Hỏi các em: “Trũng là gì?” (Khoảng đất giữa hai ngọn núi). “Có những lúc người chăn dẫn chiên đi vào vùng đất dốc hoặc băng ngang qua trũng. Em có thể tạo hình một trũng không?”

Gợi ý 2: Rắn, sói và sư tử.

  1. Vật liệu: Giấy cứng 2, đất sét, giấy vẽ 22 x 30cm, bút màu.
  2. Thực hiện: Cho các em dùng đất sét nặn hình rắn, sói, sư tử. Sau đó đặt rắn lên cỏ, để sói và sư tử vào nơi trũng.

– Xem trong Thi Thiên 23 những con vật nào muốn tấn công bầy chiên, và người chăn bảo vệ chiên bằng cách nào?

Gợi ý 3: Cây trượng và cây gậy.

  1. Vật liệu: Giấy cứng 3, dùng kẽm (5cm) làm trượng và (15cm) làm gậy, lấy đất sét bọc quanh kẽm.
  2. Thực hiện:

– Sau khi các em làm xong, đặt gậy và trượng vào tay người chăn.

– Xem trong Thi Thiên 23, cách người chăn dùng trượng để cứu những con chiên rơi xuống trũng và gậy để bảo vệ đàn chiên khỏi thú dữ.

Gợi ý 4: Cái chén.

  1. Vật liệu: Giấy cứng 4, đất sét.
  2. Thực hiện: Dùng đất sét làm chén và đặt vào bối cảnh lịch sử thời Kinh Thánh.

– Xem tấm giấy cứng 4 và Thi Thiên 23 để tìm ra công dụng của chén.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH

(Chuẩn bị thị cụ: Dùng 4 tấm giấy bìa vừa làm xong và hình vẽ phối hợp với kể chuyện.

1. Vào đề.

Các em thân mến, chắc hẳn có nhiều em trong các em đã thuộc lòng Thi Thiên 23. Tuần trước các em đã học phần I nói về việc người chăn dẫn chiên đến nơi an toàn. Hôm nay các em sẽ học phần II. Phần nầy nói đến việc người chăn dẫn chiên vượt qua những nguy hiểm. Bây giờ các em cùng lắng nghe nha!

2. Bài học.

a. Người Chăn Giải Cứu Khi Chiên Gặp Nguy Hiểm.

(Cho các em xem hình 2). Khi không còn đủ cỏ xanh và nước uống cho chiên, người chăn dẫn chiên đến vùng đất khác tốt hơn. Dù đôi lúc phải vượt qua những chỗ khó khăn, nguy hiểm, nhưng người chăn luôn dẫn chiên đến nơi bình yên, an toàn. Các em thử đoán xem khi đi qua những chỗ nguy hiểm chiên cảm thấy như thế nào? Điều gì khiến chiên sợ hãi? (Bóng tối, thú dữ rình rập tấn công). Người chăn luôn cầm trên tay vật gì? (Gậy và trượng). Người chăn dùng những vật nầy để làm gì? (Giúp các em nhớ lại những gì đã làm trong “Sinh Hoạt Đầu Giờ”).

Người chăn thường dùng cây trượng vỗ nhẹ lên lưng chiên để chỉ đường (dùng động tác làm ví dụ) hoặc báo hiệu người chăn đang ở gần bảo vệ chiên. Từ trong bóng tối của trũng, thú dữ có thể bất ngờ tấn công, nhưng cây trượng và cây gậy của người chăn luôn bảo vệ khiến chiên an lòng. Chiên biết người chăn yêu thương và sẵn sàng bảo vệ chiên trong bất kỳ hoàn cảnh nào “Tôi sẽ chẳng sợ tai họa nào” có ý nghĩa gì? (Tôi tin chẳng có điều nào có thể làm hại được tôi.)

Đáng sợ nhất là những con rắn ẩn trong cỏ rậm, có thể lao ra cắn chiên bất cứ lúc nào. Để đề phòng điều ấy, người chăn phải làm gì? (Dùng gậy đập đuổi rắn). Người chăn còn nhổ bỏ cỏ độc và cỏ gai để chiên khỏi bị nguy hiểm vì ăn nhằm những thứ đó.

Nhìn vào hình, em thấy gì trong hang núi? Khi chiên đang gặm cỏ, người chăn làm cách nào để bảo vệ chiên khỏi bị tấn công? Người chăn chuẩn bị tiệc cho chiên như thế nào? (Không phải một bàn đầy thức ăn, nhưng ý muốn nói dẫn chiên đến nơi có cỏ non xanh tươi và bình yên.)

b. Người Chăn Chăm Sóc Khi Chiên Mệt Mỏi Và Bị Thương.

Chiều tối, người chăn dẫn chiên về, đứng ngoài cửa chuồng và đếm từng con khi chiên vào. Vì sao phải làm thế? Người chăn muốn kiểm tra xem chiên có bị thiếu mất và bị thương tích gì không? Nếu có, theo các em, người chăn sẽ làm gì? (Kiếm tìm chiên lạc, xức thuốc, băng bó, chữa trị cho chiên bị thương). Vì thế, Kinh Thánh nói rằng: “Ngài xức dầu cho đầu tôi”. Người chăn làm gì khi chiên mệt mỏi, khát nước? Người chăn sẽ pha thuốc khi đổ nước vào máng cho chiên uống.

Chắc chắn khi viết Thi Thiên này, Đa-vít nghĩ đến việc hằng ngày người chăn chăm sóc chiên bằng nhiều cách. Cũng vậy, Đức Chúa Trời chăm sóc các em mỗi ngày (hình 2). Chiên tin cậy và sống vui vẻ trong tình thương của người chăn chiên, thì Đa-vít cũng vui hưởng tình thương vĩnh cữu của Đức Chúa Trời. Đa-vít đã luôn trông cậy vào Đấng yêu thương và chăm sóc ông.

3. Ứng dụng.

Đây là dịp tiện để giáo viên biết nguyên nhân khiến các em lo sợ. Chia các em thành từng nhóm nhỏ để dễ chia sẻ cảm xúc lo sợ ấy. Dùng câu hỏi gợi ý giúp các em thảo luận. Sau đó, giúp các em nhận biết và tin cậy nơi người chăn là Chúa Giê-xu, Ngài sẽ giúp các em giải quyết mọi nan đề.

– Cho các em xem tập học viên bài 2. Hỏi các em: Nhìn gương mặt các bạn trong hình, các em đoán xem họ đang gặp phải chuyện gì? Tâm trạng như thế nào? (Đi lạc, ở nhà một mình, mẹ đi vắng nên sợ hãi…). Nếu các em chưa chuẩn bị câu trả lời, giáo viên có thể gợi ý: “Trời tối đen như mực, Minh cảm thấy vô cùng sợ hãi, còn Hồng thì khuya rồi mới nhớ mình quên học bài ngày mai”.

– Sau khi thảo luận, giáo viên hướng dẫn các em viết câu trả lời vào tập học viên.

– Sau đó, giáo viên hướng dẫn các em học câu gốc và tóm tắt Thi Thiên 23. Để dẫn chiên đến đồng cỏ xanh tươi, người chăn phải đưa chiên vượt qua trũng bóng chết. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào Chúa Giê-xu cũng bảo vệ, chăm sóc và an ủi các em.

– Hỏi các em: “Khi sợ hãi, lo âu các em làm gì?” (Cảm tạ Chúa đã luôn ở cùng em và cầu xin Chúa giúp đỡ em trong hoàn cảnh ấy). Hướng dẫn các em cùng cầu nguyện.

V. PHỤ LỤC.

– Giúp các em hiểu thế nào là sự chết và thiên đàng.

Trẻ 7-8 tuổi thường sợ chết vì các em nhận thức cách mơ hồ về điều nầy. Nếu giáo viên thấy cần giúp đỡ các em có quan niệm đúng đắn về sự chết, nhất là “trũng bóng chết” trong Thi Thiên 23, xin tham khảo một số ý kiến sau:

Khi người thân qua đời, chúng ta thường đau buồn một thời gian. Có em nào trải qua tâm trạng nầy chưa? Và việc gì sẽ xảy ra khi bước qua cuộc đời nầy? Giúp các em hiểu rằng con người chỉ chết phần thể xác, còn linh hồn không nhìn thấy được, không nắm bắt được sẽ không chết. Qua đó, các em nhận biết tình yêu thương của Chúa. Nếu em tin nhận Chúa Giê-xu và trở nên con cái Ngài, khi qua đời, linh hồn của em sẽ trở về thiên đàng để cùng sống đời đời với Chúa Giê-xu.

Các em không thể nhìn thấy thiên đàng, nhưng qua Kinh Thánh, chúng ta biết một số điều về nơi ấy. Kinh Thánh cho biết thiên đàng là nơi không có bệnh tật hoặc nước mắt, người sống trên thiên đàng sẽ không có sự chết hoặc đau khổ, linh hồn họ luôn vui mừng và an nghỉ trong Chúa. Vì thế, chết không phải là điều đáng sợ, vì sau khi chết các em sẽ đến thiên đàng gặp Chúa và sống đời đời với Ngài.

Nếu các em hỏi về thiên đàng mà bạn chưa biết, hãy thành thật nói: “Có nhiều điều hiện nay chúng ta chưa hiểu hết, nhưng đến lúc gặp Chúa, chúng ta sẽ biết rõ”.

Bài 2.  NGƯỜI CHĂN BẢO VỆ CHIÊN (HV)

I. KINH THÁNH: Thi Thiên 23:4-6.

II. CÂU GỐC: “Dầu khi tôi đi trong trũng bóng chết, tôi sẽ chẳng sợ tai họa nào; vì Chúa ở cùng tôi. Cây trượng và cây gậy Chúa an ủi tôi” (Thi Thiên 23:4).

III. BÀI TẬP.

A. TÔ MÀU HÌNH VẼ.

Em là người chăn chiên.

 

B. CHÚNG TA CÙNG LÀM.

1. Núi Và Thung Lũng.

Lấy giấy báo vo thành hình nón rồi phủ giấy hoặc vải màu nâu lên làm núi, đặt lên giấy màu xanh lá cây (thung lũng).

 

 

 

2. Rắn, Sói Và Sư Tử.

Vẽ hoặc lấy đất sét làm rắn, sói và sư tử, sau đó đặt vào núi và thung lũng.

 

 

 

 

3. Gậy Và Trượng.

Dùng đất sét và kẽm làm gậy. Người chăn chiên dùng gậy để bảo vệ chiên khỏi thú dữ làm hại.

Dùng đất sét và kẽm làm cây trượng.

Đọc Thi Thiên 23:4-6 rồi cho biết người chăn dùng cây trượng làm gì?

4. Chén.

Đôi khi bên cạnh giếng hoặc máng nước có đặt chén cho chiên con uống nước. Dùng đất sét làm chén, đặt bên cạnh giếng.

C. EM ĐOÁN XEM.

Nhìn nét mặt của hai bạn nầy như thế nào? Họ sợ gì? Họ nghĩ gì?

 

 

Bài 1. NGƯỜI CHĂN CHIÊN (GV-HV)

Bài 1. NGƯỜI CHĂN CHIÊN (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ III. 2016 on 12 Tháng Bảy, 2018

Bài 1. NGƯỜI CHĂN CHIÊN (GV)

 I. KINH THÁNH: Thi Thiên 23:1-3.

II. CÂU GỐC: “Đức Giê-hô-va là Đấng chăn giữ tôi, tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì” (Thi Thiên 23:1).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Đa-vít ca ngợi và cảm tạ Đức Chúa Trời đã yêu thương, chăm sóc ông như người chăn yêu thương, chăm sóc chiên.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời yêu thương em vô cùng, Ngài ban cho em đủ mọi nhu cầu trong cuộc sống.

– Hành động: Cám ơn Chúa đã yêu thương và chăm sóc em.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

B. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

Bối cảnh thời đại Kinh Thánh.

1. Vật liệu: Một tấm giấy dày (hoặc bảng), 6 tờ giấy màu cắt thành băng dài, bút màu, keo dán.

2. Thực hiện: Giáo viên vẽ theo mẫu sau đây lên giấy màu, sau đó cắt ra và dán lên bảng (xem hình).

* NGƯỜI CHĂN CHIÊN.

1. Mục đích: Giúp các em biết công việc chăm sóc chiên của người chăn để thấy được chân lý trong Thi Thiên 23:1-3.

2. Vật liệu: Giấy cứng, dây kẽm, xốp hoặc bông gòn, vải trắng, kéo, viết, keo dán, đất sét.

3. Thực hiện:

Giáo viên chuẩn bị trước bốn tờ giấy cứng (xem tập học viên bài 27) và hình người chăn chiên theo chỉ dẫn sau đây:

 

– Giờ học, chia các em thành 4 tổ, mỗi tổ làm một loại đề mục.

* Gợi ý 1: Đồng cỏ và chiên con.

1. Vật liệu: Giấy cứng, 2 dây kẽm dài 7,5cm, 3 dây kẽm dài 10cm, bông gòn, giấy hoặc vải màu xanh, kéo, keo dán, màu.

2. Thực hiện:

– Giáo viên nhìn theo hình mẫu và hướng dẫn các em làm.

– Khi các em làm xong, giáo viên hỏi: Đồng cỏ là gì? Chiên con làm gì ngoài đồng cỏ? Đặt thị cụ vừa làm xong bên cạnh thiệp.

* Gợi ý 2: Con đường.

1. Vật liệu: Giấy cứng, giấy nhám hoặc giấy màu nâu, kéo.

2. Thực hiện:

– Trước hết, dùng bút gạch dưới câu Kinh Thánh Giăng 10:4.

– Hướng dẫn các em cắt giấy màu nâu thành hình con đường, rồi dán vào giấy cứng (xem).

– Hướng dẫn các em cắt giấy màu nâu thành hình con đường, rồi dán vào giấy cứng (xem hình).

– Hỏi các em: Làm thế nào chiên biết được đường đi? Người chăn đi trước hay đi sau chiên? Sau đó hướng dẫn các em đọc Giăng 10:4.

* Gợi ý 3: Đồi và suối nước.

1. Vật liệu: Giấy cứng, giấy màu xanh dương, bông gòn, kéo, đá nhỏ, chì màu, keo dán.

2. Thực hiện: Làm theo hướng dẫn trong hình (xem hình).

– Hỏi các em: Người chăn phải làm thế nào để cho chiên con uống nước? (Người chăn làm một cái máng riêng để chiên con có thể thoải mái uống nước). Có thể đập bể máng với một viên đá nhỏ không? (Không, vì máng làm bằng đá rất cứng).

* Gợi ý 4: Giếng và máng nước.

1. Vật liệu: Giấy cứng, đất sét, đá nhỏ.

2. Thực hiện:

– Dùng đá nhỏ xây giếng và máng nước lên một tờ giấy cứng (xem hình).

– Hỏi các em: Người chăn làm gì khi chiên khát nước? (Người chăn đến bên giếng, múc nước đổ vào máng cho chiên con uống).

B. BÀI HỌC KINH THÁNH

(Chuẩn bị thị cụ: Kinh Thánh, hình trong phần “Sinh hoạt đầu giờ” (xem phụ lục), tập học viên bài 1).

  1. Bài Ca Người Chăn Chiên.

Các em biết không, Thi thiên là một sách ở giữa Kinh Thánh (mở Kinh Thánh ra), gồm có 150 bài thơ. Các em sẽ nhận biết về Chúa nhiều hơn khi học Thi Thiên. Hôm nay chúng ta sẽ cùng xem Thi Thiên 23. (Giáo viên đọc cả đoạn rồi hướng dẫn các em đọc câu 1. Có thể mở tập học viên đọc câu gốc bài 1).

Thi Thiên 23 được gọi là “Bài Ca Của Người Chăn”. Chúa Giê-xu phán: “Ta là người chăn hiền lành”. (Hỏi các em ý nghĩa của câu nầy). Ngài yêu thương và chăm sóc các em như người chăn chăm sóc chiên của mình vậy.

  1. Người Chăn Đáp Ứng Nhu Cầu Của Chiên.

(Cho các em đọc Thi Thiên 23:2). Thế nào là đồng cỏ xanh tươi? (Cho các em xem hình 1 hoặc “Gợi ý 1” trong “Sinh Hoạt Đầu Giờ”).

Vào thời ấy, trong xứ không có nhiều đồng cỏ xanh tươi như vậy (cho các em xem hình 2), nên người chăn rất vất vả khi tìm kiếm đồng cỏ xanh tươi cho chiên ăn. Nếu bị đói khát, sợ hãi hoặc ruồi muỗi quấy nhiễu, chiên không thể nào ngủ yên được. Vì thế, ngoài việc lo thức ăn, nước uống, người chăn phải canh chừng để cho chiên được yên ổn. Suối nước đã ít lại khó tìm, mùa nắng lại khô cạn. Theo các em thì ngoài sông suối ra, tìm nước ở đâu cho đàn chiên uống? (Cho các em xem hình giếng và máng nước). Lúc gặp dòng suối chảy mạnh, người chăn thận trọng khi cho chiên uống vì sợ dòng nước chảy xiết khiến chiên hoảng sợ, té xuống và bị nước cuốn trôi.

  1. Người Chăn Dẫn Dắt Chiên.

(Đọc Thi Thiên 23:3). Lúc chiên đi lạc đường, người chăn lặn lội tìm kiếm. Khi tìm được chiên thì người chăn bồng chiên lên và đem về nhà. “Ngài bổ lại linh hồn tôi”, nghĩa là Ngài tha thứ mọi tội lỗi và cho chúng ta được an nghỉ khi mệt mỏi. (Đọc Thi Thiên 23:3a, cho các em mô tả lại sự việc xảy ra trong hình). Làm thế nào chiên biết đường đi? (Người chăn dẫn dắt).

  1. Ứng dụng.

Em có thể mô tả tình yêu thương của người chăn đối với chiên không? Đức Giê-hô-va là Đấng chăn giữ chúng ta. Ngài ban cho chúng ta mọi nhu cầu và dẫn dắt chúng ta như người chăn dẫn dắt chiên mình.

– Nhu cầu hằng ngày của các em là gì? (Thức ăn, quần áo, gia đình, nhà cửa…). Là người chăn, Đức Chúa Trời dùng cách gì để cung cấp mọi nhu cầu cho các em? (Ngài ban cho thực vật và động vật làm thức ăn, áo quần và những vật liệu khác. Ngài ban cho các em cha mẹ và những người yêu thương các em). Hướng dẫn các em học câu gốc và cùng cầu nguyện cảm tạ Đức Chúa Trời đã cung cấp mọi sự.

– Đức Chúa Trời dạy dỗ các em bằng cách nào? (Qua Kinh Thánh, cha mẹ, thầy cô và những người chung quanh…).

– Hướng dẫn các em hoàn tất bài tập, sau đó khuyến khích các em chia sẻ lại những điều đã học được trong tuần nầy.

V. PHỤ LỤC.

* Thị cụ: Sổ tay “Bài ca người chăn chiên”.

1. Vật liệu: 6 tờ giấy, bút màu, bút chì, bấm sách.

2. Thực hiện: Trước tiên, giáo viên xếp đôi 6 tờ giấy, bấm thành quyển sách. Sau đó vẽ theo các hình dưới đây và chép vào các câu Kinh Thánh liên quan (xem hình).

 

* Hình phụ trợ.

1. Vật liệu: 2 tờ giấy trắng cứng, bút màu, bút chì.

2. Cách làm: Giáo viên vẽ hình lên giấy cứng theo mẫu (1) và (2) rồi tô màu (xem hình).

Bài 1.  NGƯỜI CHĂN CHIÊN (HV)

I. KINH THÁNH: Thi Thiên 23:1-3.

II. CÂU GỐC: “Đức Giê-hô-va là Đấng chăn giữ tôi, tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì” (Thi Thiên 23:1).

III. BÀI TẬP.

A. CHÚNG TA CÙNG LÀM.

* Người chăn chăm sóc chiên như thế nào?

  1. Đồng Cỏ Và Chiên Con.

Đồng cỏ là một vùng đất rộng mênh mông, mọc đầy cỏ xanh tươi tốt (Dùng giấy hoặc vải màu xanh lá cây để làm đồng cỏ.)

 

 

 

 

 

Làm mấy con chiên đặt lên đồng cỏ; đọc Thi Thiên 23: “Bài ca chăn chiên”. Tìm xem chiên làm gì trên đồng cỏ. Em có làm cho con chiên của mình được như vậy không?

  1. Đường Đi.

Dùng giấy màu nâu hoặc giấy nhám làm mấy con đường.

 

 

 

 

  1. Khe Núi, Thung Lũng Và Dòng Suối.

Dùng giấy màu xanh dương làm dòng suối chảy ra sông lớn. Dùng đất sét làm núi rồi dán giấy màu xanh lên cho suối chảy từ triền núi xuống thung lũng, bên bờ suối có những hòn sỏi nhỏ.

 

 

 

 

  1. Giếng Và Máng Nước.

Dùng đất sét làm một cái giếng và máng nước (làm từng viên gạch xếp lên nhau). Đây là nơi người chăn cho chiên uống nước.

 

 

 

B. CHÚA GIÊ-XU LÀ NGƯỜI CHĂN HIỀN LÀNH.

  1. Chúa dạy em phải đối xử với người khác như thế nào?

Viết những điều Chúa dạy em vào đây:

 

 

 

  1. Đọc những câu Kinh Thánh dưới đây và làm theo.

– Đánh dấu X vào ô vuông trước câu Kinh Thánh em đã làm theo.

“Hỡi kẻ làm con cái, hãy vâng phục cha mẹ mình trong Chúa, vì điều đó là phải lắm” (Ê-phê-sô 6:1).

“Các ngươi hãy yêu nhau cũng như Ta đã yêu các ngươi” (Giăng 15:12).

“Hãy yêu kẻ thù mình, làm ơn cho kẻ ghét mình” (Lu-ca 6:27).