Ngày: Tháng Bảy 10, 2018

BÀI 13. BÀI ÔN (GV-HV)

BÀI 13. BÀI ÔN (GV-HV)

in QUÍ II. 2016, THIẾU NHI on 10 Tháng Bảy, 2018

BÀI 13. BÀI ÔN (GV)

Cảm ơn Chúa đã giúp đỡ bạn truyền đạt cho các em xong loạt bài nầy. Bạn có thỏa lòng với việc giảng dạy của mình không? Các em của bạn có tiến bộ hơn trong sự nhận biết Chúa không? Trước khi qua loạt bài mới, bạn cho các em ôn lại những điều các em đã học trong ba tháng qua.

I. CÁCH ÔN: Có thể dùng những cách ôn trước.

Vì loạt bài nầy có nhiều nhân vật, đi theo đó là những tình tiết hay. Nên bạn có thể cho các em đóng kịch. Nhưng lần nầy các em không được chọn lựa, mà cử đại diện bốc thăm. Dĩ nhiên, bạn phải chuẩn bị thăm trước. Nhóm nào bốc thăm nhân vật nào, thì phải đóng kịch nhân vật đó. Cho các em thời gian chuẩn bị ngắn. Bạn khuyến khích các em tinh thần tập thể, đoàn kết, sáng tạo… Dầu vậy, bạn đừng quên cho các em nói lên sự dạy dỗ mà các em nhận được qua bài học đó, hoặc có những hành động cụ thể. Sau đó, cho các em làm bài khảo sát.

BÀI 13.  BÀI ÔN (HV)

BÀI KHẢO SÁT.

Em khoanh tròn câu đúng nhất.

1. Lót ở thành phố nào?

a. Ca-na-an.

b. Giê-ru-sa-lem.

c. Sô-đôm.

2. Vì sao Đức Chúa Trời giải cứu Lót, khi Ngài hủy diệt thành phố tội lỗi?

a. Áp-ra-ham cầu thay.

b. Chúa thương xót.

c. Cả hai đều đúng.

3. Y-sác ra đời sau 25 năm chờ đợi, cho em biết Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?

a. Chu đáo.

b. Thành tín.

c. Chữa lành.

4. Thử thách lớn nhất trong cuộc đời của Áp-ra-ham là gì?

a. Dâng Y-sác làm của lễ.

b. Ra khỏi quê hương.

c. Chia đất cho Lót.

5. Vì sao Áp-ra-ham xuất sắc vượt qua thử thách?

a. Có đức tin nơi Chúa.

b. Là người lãnh đạo.

c. Ông mạnh mẽ.

6. Ê-li-ê-se đã dựa vào điều gì để chọn vợ cho Y-sác?

a. Sự khôn ngoan của mình.

b. Cầu xin Chúa dẫn dắt.

c. Kinh nghiệm.

7. Vì sao Ê-sau thù ghét Gia-cốp?

a. Không hợp tính tình.

b. Cùng cha khác mẹ.

c. Gia-cốp lừa dối.

8. Hậu quả của sự thù ghét là gì?

a. Giết nhau.

b. Chạy trốn.

c. Không gặp nhau cho đến chết.

9. Sau 20 năm xa cách, tình cảm giữa Ê-sau và Gia-cốp có gì thay đổi?

a. Tha thứ nhau.

b. Làm hòa với nhau.

c. Cả hai đều đúng.

10. Nguyên nhân nào các anh ganh ghét Giô-sép?

a. Được cha yêu thương.

b. Kể những giấc mơ lạ.

c. Cả hai đều đúng.

12. Hành động ganh ghét của các anh biểu lộ như thế nào?

a. Bán Giô-sép làm nô lệ.

b. Chê bai.

c. Nói xấu.

12. Điều gì chứng tỏ Giô-sép được Chúa ở cùng khi cuộc sống hoàn toàn thay đổi?

a. Mọi việc làm đều tốt.

b. Mọi người tin tưởng và yêu mến.

c. Cả hai đều đúng.

13. Nhờ đâu Giô-sép ra khỏi ngục?

a. Giải nghĩa giấc mơ cho vua.

b. Vượt ngục.

c. Hết hạn tù.

14. Sau khi ra khỏi ngục, Giô-sép được vua ban cho chức vụ gì?

a. Phò mã.

b. Tể tướng.

c. Đại tướng.

15. Kế hoạch của Đức Chúa Trời đối với Giô-sép là gì?

a. Muốn ông chịu khổ.

b. Giàu có.

c.  Giúp đỡ gia đình qua cơn đói kém.

16. Vì sao Giô-sép tha thứ cho các anh?

a. Không cố chấp.

b. Nhận biết ý muốn của Chúa.

c. Yêu thương các anh.

d. Câu b, c đúng.

17. Gia đình Giô-sép được đoàn tụ và họ sinh sống tại đâu?

a. Tại Ai-cập.

b. Tại Si-chem.

c. Tại Ca-na-an.

18. Hoạn nạn mà Gióp chịu là gì?

a. Tài sản mất, con cái chết, bản thân bệnh.

b. Tài sản mất, bạn thân lìa bỏ.

c. Con chết, vợ trách móc.

19. Vì sao Gióp đứng vững trong hoạn nạn?

a. Yêu mến và kính sợ Chúa.

b. Được vợ an ủi.

c. Cả hai đều đúng.

20. Đức Chúa Trời ban cho Gióp những gì, sau khi ông vượt qua hoạn nạn?

a. Tài sản, con cái, sự sống.

b. Quyền thế.

c. Nhiều vợ.

 

 

 

 

BÀI 13.  BÀI ÔN (GV-HV)

BÀI 13.  BÀI ÔN (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ II. 2016 on 10 Tháng Bảy, 2018

BÀI 13.  BÀI ÔN (GV-HV)

 I. KINH THÁNH: Tất cả các đoạn Kinh Thánh đã học trong quí.

II. CÂU GỐC: Tất cả các câu gốc đã học trong quí.

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em

– Biết: Đức Chúa Trời là Đấng thành tín, lời hứa của Ngài được ứng nghiệm trong Kinh Thánh.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời luôn làm thành lời hứa của Ngài.

– Hành động: Em hết lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời, vì Ngài là Đấng thành tín.

IV. ÔN CÂU GỐC.

Chuẩn bị một số giấy trắng (số giấy tương ứng với số các em). Viết lên mỗi tờ giấy một câu gốc nhưng không viết địa chỉ, hoặc viết địa chỉ nhưng không viết câu gốc (những câu gốc đã học trong quí). Xếp giấy lại, cho các em lần lượt lên rút một tờ giấy và nói lên địa chỉ hoặc câu gốc còn thiếu. Em nào đáp đúng được thưởng một chiếc kẹo.

V. ÔN BÀI.

  1. Dùng thị trợ: Dùng những hình vẽ đã sử dụng khi dạy bài học để ôn bài sẽ có hiệu quả hơn. Bạn nên cùng các em hát xen vào lúc ôn bài để tạo sự hứng thú cho các em.
  2. Dùng những câu gợi ý cách gián tiếp: Giúp các em đoán ra nhân vật.

Ví dụ:

a. Tôi được Đức Chúa Trời hứa sẽ ở cùng, gìn giữ, bảo vệ tôi bất cứ nơi nào. Vậy tôi là ai?

b. Tôi được mẹ và bà ngoại dạy Kinh Thánh từ bé. Tôi rất ham thích học Kinh Thánh. Vậy tôi là ai?

 

TRANG TÀI LIỆU 1

 

TRANG TÀI LIỆU 2

 

TRANG TÀI LIỆU 3

 

TRANG TÀI LIỆU 4

 

TRANG TÀI LIỆU 5

 

TRANG TÀI LIỆU 6

 

TRANG TÀI LIỆU 7

 

TRANG TÀI LIỆU 8

 

TRANG TÀI LIỆU 9

 

TRANG TÀI LIỆU 10

 

TRANG TÀI LIỆU 11

 

TRANG TÀI LIỆU 12

 

TRANG TÀI LIỆU 13

 

TRANG TÀI LIỆU 14

 

TRANG TÀI LIỆU 15

 

TRANG TÀI LIỆU 16

 

TRANG TÀI LIỆU 17

 

 

BÀI 12. VỮNG LÒNG TIN CẬY TRONG HOẠN NẠN (GV-HV)

BÀI 12. VỮNG LÒNG TIN CẬY TRONG HOẠN NẠN (GV-HV)

in QUÍ II. 2016, THIẾU NHI on 10 Tháng Bảy, 2018

BÀI 12. VỮNG LÒNG TIN CẬY TRONG HOẠN NẠN (GV)

 I. KINH THÁNH: Gióp 1:1-2:10; 42:1-17.

II. CÂU GỐC: “Người sẽ kêu cầu ta, ta sẽ đáp lời người; trong sự gian truân, ta sẽ ở cùng người; giải cứu người và tôn vinh người” (Thi Thiên 91:15).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Trong hoạn nạn, Gióp vẫn giữ vững lòng tin cậy.

– Cảm nhận: Bất cứ việc gì xảy ra đều bởi ý muốn của Chúa, và Ngài không lìa bỏ chúng ta trong cơn hoạn nạn.

– Hành động: Nhờ cậy Chúa để đứng vững trong hoạn nạn.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ

Một tờ giấy làm báo tường, để giúp ghi nhớ lời hứa của Đức Chúa Trời. Chọn những câu Kinh Thánh có lời hứa của Đức Chúa Trời như: Giô-suê 1:9; 1Phi-e-rơ 5:7; Sáng 28:15; Hê-bơ-rơ 13:5; Thi 56:3…

Viết các câu Kinh Thánh nầy trên báo tường. Trang trí một số hình ảnh đơn giản và treo trong lớp, để nhắc nhở cho các em nên tin cậy vào lời hứa của Đức Chúa Trời.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào đề.

Các em thân mến! Ví dụ như các em xin một món quà đó nhưng không được, các em có thất vọng không? Chắc là thất vọng lắm và nhiều khi chán nản nữa. Các em còn nhớ Giô-sép đã trông đợi hai năm trời ở trong tù không? Giô-sép không thất vọng mà tin rằng Đức Chúa Trời ở cùng. Đức Chúa Trời vẫn ở cùng các em trong lúc thuận lợi cũng như trong khó khăn.

Trong bài học hôm nay, các em sẽ được biết Đức Chúa Trời ở cùng với một người khác, tên là Gióp. Những điều mà Gióp gặp phải, các em không thể tưởng tượng được. Thật ra, nếu đem so sánh thì những điều mà Gióp gặp phải còn khó khăn hơn Giô-sép nhiều. Sau đây, chúng ta thử tìm hiểu xem, khó khăn có làm cho Gióp mất lòng tin nơi Chúa không?

  1. Bài học.

Trước hết, bài học giới thiệu cho các em biết về Gióp. Gióp là người sống ở xứ Út-xơ. Ông có một gia đình hạnh phúc, gồm bảy con trai và ba con gái. Các con ông rất hòa thuận và yêu thương nhau. Gióp là người giàu có, có ảnh hưởng rất lớn đối với mọi người chung quanh, nổi tiếng là ngay thẳng, tin kính và nhân hậu. Nhưng quan trọng hơn hết, Kinh Thánh chép về Gióp: “Người ấy vốn trọn vẹn và ngay thẳng, kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác” (Gióp 1:1).

(1) Lý do Gióp gặp hoạn nạn.

Đức Chúa Trời rất đẹp lòng về đời sống của Gióp, nhưng Sa-tan thì ghen tức, vì bản tính của Sa-tan là luôn muốn mọi người phạm tội. Một ngày kia, khi nghe Đức Chúa Trời khen ngợi Gióp, Sa-tan tức tối lắm. Dù không phủ nhận Gióp là người tin kính Chúa, nhưng Sa-tan cho rằng, do Đức Chúa Trời ban cho Gióp một gia đình giàu có, hạnh phúc… nên Gióp mới tin kính Chúa, chứ nếu như Đức Chúa Trời giáng tai họa, chắn chắc Gióp sẽ không tin kính. Sa-tan lý luận như thế. Đức Chúa Trời biết đức tin và lòng yêu mến Chúa của Gióp, nên cho phép Sa-tan thử thách Gióp, để cho Sa-tan hiểu rằng một người thật sự yêu mến và kính sợ Chúa sẽ là người như thế nào. Tuy nhiên, Chúa cho phép Sa-tan thử Gióp trong một phạm vi nhất định, không được đụng đến mạng sống của Gióp. Sa-tan đinh ninh rằng sẽ chứng minh cho Đức Chúa Trời thấy con người thật sự của Gióp, nhưng Sa-tan không hiểu rằng Gióp là người thật sự kính sợ và yêu mến Đức Chúa Trời. Sa-tan cũng không biết là Đức Chúa Trời rất thương yêu Gióp. Quyền năng của Ngài ở trên Sa-tan, nếu Gióp tiếp tục tin cậy Đức Chúa Trời, dù bất kể gặp phải hoạn nạn gì, Chúa đều chăm sóc Gióp. Sau đây chúng ta xem việc gì xảy ra.

Cuộc sống đang êm ấm, bỗng nhiên tai vạ từ các hướng đổ ụp xuống gia đình Gióp. Chỉ trong một ngày mà xảy ra biết bao nhiêu tai họa. Nào là kẻ thù xông vào cướp lấy bầy súc vật và giết hết các tôi tớ đang chăn ở ngoài đồng. Nào là lửa từ trời giáng xuống thiêu cháy người và súc vật. Nào là một cơn lốc dữ dội thổi tốc lên, khiến nhà bị sập đè chết các con trai và gái của Gióp đang ngồi dự tiệc ở trong nhà. Các em tưởng tượng một loạt tin dữ đến với Gióp như vậy, Gióp có chịu đựng nổi không? Nếu ở trong hoàn cảnh như Gióp, chúng ta thường làm gì? (Cho các em trả lời).

(2) Gióp đứng vững trong hoạn nạn.

Gióp hay tin, tay chân rụng rời, lòng đau đớn. Tài sản mất hết ông không đau lòng bằng bảy người con đều bị chết cùng một lúc. Quá đau đớn, ông xé áo mình, cạo đầu, và không thiết ăn uống. Nhưng những hành động đó không dẫn đến sự than vãn, oán trách Chúa, mà ông mang tấm lòng đau thương của mình đến với Chúa để Ngài xoa dịu. Hoạn nạn càng nhiều, ông càng đến gần Chúa hơn. Ông quyết tâm không thay đổi lòng yêu mến và kính sợ Chúa. Gióp đến trước mặt Chúa, sấp mình xuống mà cầu nguyện: “Con chỉ có hai bàn tay trắng khi lọt lòng mẹ, nay cũng trắng tay mà về. Chúa cho con mọi sự, nay Chúa lại lấy đi. Con xin ca ngợi Chúa” (Gióp 1:21). Đây là lời cầu nguyện đẹp biết bao! Gióp và Đức Chúa Trời thật là một đôi bạn thân. Gióp nhận biết tất cả những gì mình có là do Đức Chúa Trời ban cho, ngay cả con cái, thậm chí mất hết tất cả, vẫn tin rằng Đức Chúa Trời là bạn của mình. Trong cơn hoạn nạn mà cất tiếng ca ngợi Chúa là một điều không phải dễ. Kinh Thánh chép: “Trong mọi sự ấy, Gióp không phạm tội, và chẳng nói phạm thượng cùng Đức Chúa Trời” (Câu 22).

Sa-tan đã thử thách, nhưng Gióp đã đắc thắng. Đức Chúa Trời rất đẹp lòng và khen ngợi Gióp trước mặt Sa-tan, nhưng Sa-tan vẫn không tin Gióp sẽ giữ mãi lòng kính sợ Chúa, nếu như hoạn nạn mạnh hơn, đánh vào chính bản thân ông. Sa-tan thưa rằng: “Nếu Ngài cho phép hành hại đến thân thể Gióp, thì tôi tin Gióp sẽ nguyền rủa Ngài”.

Đức Chúa Trời cho phép Sa-tan làm điều đó, nhưng không được làm hại đến mạng sống của Gióp. Lần nầy, Sa-tan tin chắc Gióp sẽ lìa bỏ Đức Chúa Trời.

Các em có biết Sa-tan sẽ dùng tai vạ gì để thử Gióp không? Sa-tan làm cho Gióp bị ung nhọt khắp mình, từ bàn chân cho đến đỉnh đầu. Bệnh nầy làm cho vừa đau nhức, vừa ngứa ngáy rất khổ sở, mà ở thời đó không có thuốc chữa.

Thật tội nghiệp cho Gióp, có lẽ không có ai có thể hiểu được sự đau khổ mà Gióp phải chịu, ngay cả vợ và bạn thân. Gióp đáng thương lấy một mảnh sành để gãi và ngồi trong đống tro, còn vợ Gióp đã không an ủi chồng mà còn chế giễu: “Đến lúc nầy mà ông còn cương quyết sống đạo đức à? Sao không nguyền rủa Đức Chúa Trời và chết đi?” Có lẽ hơn bao giờ hết, trong lúc nầy Gióp cảm thấy cô đơn, không một ai cảm thông an ủi. Trong hoàn cảnh đó, rất dễ oán trách, thậm chí lìa bỏ Đức Chúa Trời. Các em xem Gióp hành động như thế nào nhé?

Gióp không nghe theo lời vợ mình, nhưng rầy la: “Sao bà nói năng như người ngu dại. Tại sao phước hạnh Đức Chúa Trời ban cho chúng ta, chúng ta nhận lấy, còn tai họa thì chúng ta chẳng nhận lãnh sao?” Chỉ có một đời sống thật sự yêu mến và kính sợ Chúa, mới có thể nói được như thế trong hoạn nạn. Kinh Thánh chép: “Trong mọi việc đó, Gióp không phạm tội bởi môi miệng mình” (Gióp 2:10).

Đức Chúa Trời cho phép Sa-tan hai lần thử thách Gióp, kết quả là Gióp vẫn kính sợ và không mất lòng tin nơi Ngài.

(3) Phần thưởng của Gióp.

Trong thời gian dài chịu thử thách, có đôi lúc Gióp cũng xuống tinh thần và nao núng. Nhưng Gióp không hề đánh mất đức tin nơi Chúa. Ông tâm sự với Đức Chúa Trời và nhận biết rằng, dù ở trong hoàn cảnh khốn cùng, Đức Chúa Trời vẫn không lìa bỏ mình. Qua hoạn nạn, Gióp càng nhận biết và yêu Chúa nhiều hơn. Cuối cùng, Đức Chúa Trời đem Gióp ra khỏi cơn khốn cùng và ban thưởng cho Gióp. Đức Chúa Trời chữa lành bệnh và ban chiên, bò, cùng tôi tớ cho Gióp nhiều hơn lúc đầu. Đức Chúa Trời ban cho Gióp một gia đình hạnh phúc gồm bảy con trai và ba con gái xinh đẹp. Sau khi hoạn nạn qua đi, rất nhiều bạn bè đến thăm, chung vui và tặng quà cho Gióp. Ông còn sống 130 tuổi nữa và qua đời khi tuổi đã rất cao.

  1. Ứng dụng.

Các em thân mến! Đời sống tin kính Chúa của Gióp cho chúng ta nhiều bài học. Mọi việc xảy ra trên đời sống của chúng ta đều do sự cho phép của Ngài và Ngài ở cùng với chúng ta trong hoạn nạn. Điều chúng ta đáng học hỏi ở đây là thái độ của Gióp trong hoạn nạn. Gióp không nói một lời nào phạm tội với Đức Chúa Trời, mà ở trong hoàn cảnh của Gióp rất dễ nói. Điều đó chứng tỏ Gióp rất yêu mến và kính sợ Chúa và Đức Chúa Trời đã tự hào về Gióp.

Các em có gặp khó khăn như: bệnh tật, không được may mắn, bị cám dỗ, không được yêu thương …không? Lúc đó, các em đừng mãi ngồi ưu tư, than thân trách phận, hoặc đặt ra một loạt câu hỏi “Tại sao?” nữa, nhưng hãy tin cậy và không làm buồn lòng Chúa trong khi gặp hoạn nạn. Muốn có được những điều đó, các em phải hết lòng yêu mến và kính sợ Chúa. Khi gặp phải hoạn nạn, Đức Chúa Trời ban cho các em một lời hứa lạ lùng trong Thi 91:15 (Câu gốc của bài học). Các em cùng đọc và tìm ra bốn lời hứa trong câu Kinh Thánh nầy nhé!

  1. Đức Chúa Trời đáp lời cầu xin của các em.
  2. Trong sự khó khăn, Đức Chúa Trời ở cùng các em.
  3. Giúp đỡ các em.
  4. Làm cho các em được vinh dự.

Vậy, nên nhớ bất cứ khó khăn nào, Đức Chúa Trời đều biết cả, và hứa sẽ ở cùng các em.

BÀI 12.    VỮNG LÒNG TIN CẬY TRONG HOẠN NẠN (HV)

 I. KINH THÁNH: Gióp 1:1 – 2:10; 42:1-17.

II. CÂU GỐC: “Người sẽ kêu cầu ta, ta sẽ đáp lời người; trong sự gian truân, ta sẽ ở cùng người; giải cứu người và tôn vinh người” (Thi Thiên 91:15).

III. BÀI TẬP.

1.  Em hãy viết 4 điều mà Đức Chúa Trời đã làm cho Gióp cũng như cho em, trong lúc hoạn nạn và mạng lệnh của Chúa đối với em khi đứng trước hoạn nạn.

2. Điền vào chỗ trống (Giả sử em là Gióp, em hãy tự giới thiệu về mình).

– Kính sợ. Ba. Bảy. Tôi tớ. Giàu có. Súc vật. Út-xơ.

Tôi là Gióp. Tôi ở trong xứ ___ Tôi rất _____ Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời ban phước cho tôi có __ con trai và __ con gái. Tôi có thể kể là người _______  nhất trong cả dân sự, vì Đức Chúa Trời ban cho tôi rất nhiều_____ và _____

3. Đức Chúa Trời ban sức cho em.

Những ngày qua, có thể em đã gặp khó khăn. Em hãy viết nó lên trên hàng rào, rồi kế đó, viết cách để em vượt qua khó khăn.

BÀI 12. CHÚA GIÊ-XU HIỆN RA VỚI CÁC MÔN ĐỒ (GV-HV)

BÀI 12. CHÚA GIÊ-XU HIỆN RA VỚI CÁC MÔN ĐỒ (GV-HV)

in NHI ĐỒNG, QUÍ II. 2016 on 10 Tháng Bảy, 2018

BÀI 12. CHÚA GIÊ-XU HIỆN RA VỚI CÁC MÔN ĐỒ (GV)

 I. KINH THÁNH: Giăng 20:19-23 (Giáo viên tham khảo thêm Lu-ca 24:35-41; 1Cô-rinh-tô 15:5-8).

II. CÂU GỐC: “Lòng các ngươi chớ hề bối rối; hãy tin Đức Chúa Trời, cũng hãy tin ta nữa” (Giăng 14:1).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Sau khi sống lại, Chúa Giê-xu hiện ra với các môn đồ, để an ủi và củng cố đức tin của họ.

– Cảm nhận: Chúa Giê-xu sống lại là một Tin Lành, một sự vui mừng cho mọi người.

– Hành động: Em nói về Tin Lành của Chúa Giê-xu cho mọi người.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

* Tin Vui.

1. Cho các em mở sách học viên, hướng dẫn các em làm bài tập “Tin Vui”.

2. Mọi người lần lượt chia sẻ tin vui của mình, hoặc của gia đình mình trong thời gian gần đây cho cả lớp cùng nghe.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

(Dùng cách đóng vai diễn để kể chuyện, gây cho các em không khí hứng thú để trả lời).

  1. Vào đề.

Trong bài học tuần trước, các em có nhớ một số phụ nữ khi đến thăm mộ Chúa Giê-xu, họ phát hiện điều gì? (Cho các em trả lời). Họ phát hiện Chúa Giê-xu không có trong ngôi mộ, Ngài đã sống lại. Thiên sứ báo cho họ biết tin nầy và dặn họ đi nói với các môn đồ. Khi nghe tin tức nầy, các môn đồ tin hay không? (Cho các em trả lời). Bây giờ các em hãy tưởng tượng rằng mình là các môn đồ của Chúa Giê-xu. Trong lúc cô (thầy) kể chuyện, sẽ hỏi các em về phản ứng cũng như cảm nhận của các em, còn các em hãy xem như mình là môn đồ của Chúa Giê-xu mà trả lời nhé.

  1. Bài học.

Đêm Chúa nhật hôm Chúa Giê-xu sống lại, các em tập trung tại một căn phòng mà các em thường nhóm lại. Cửa phòng được khóa chặt. Tại sao các em làm vậy? (Các em trả lời). Có phải là sợ những người đã giết hại Chúa Giê-xu đến hại các em không? (Các em trả lời). Có phải vì thi thể của Chúa Giê-xu không tìm thấy, các em sợ quân lính đến làm khó? (Các em trả lời). Có phải các em tập trung lại để bàn cách đối phó? (Các em trả lời). Hay là vì lo lắng không biết thi hài Chúa Giê-xu thế nào rồi? (Các em trả lời).

Đang lúc mọi người đều bối rối, đột nhiên có tiếng nói quen thuộc: “Bình an cho các ngươi”. Lúc đó các em có phản ứng gì? (Mời từng em trả lời). Có thể là sợ đến nỗi không biết nói gì. Sau khi lấy lại bình tĩnh, có ai đó hỏi: “Có phải là Chúa không?” Rồi nhiều người nói lao xao: “Chúa là người hay ma vậy?” “Đúng là Chúa rồi!” “Tại sao cửa đóng mà Ngài có thể vào được?” (Giáo viên phải dùng giọng nói khác nhau để diễn đạt).

Chúa Giê-xu nói: “Đừng sợ, các ngươi hãy xem tay và sườn ta, còn in dấu những vết thương. Hãy sờ vào ta, hồn ma thì không có xương thịt”. Nghe Chúa Giê-xu nói như vậy, các em sẽ làm gì? (Các em trả lời). Đúng rồi, sẽ đến gần Chúa để xem và sờ vào Ngài phải không? Lúc đó tâm trạng của các em như thế nào? (Các em trả lời). Từ buồn rầu trở nên vui mừng phải không? Mọi người nói với nhau: “Chúa đã sống lại rồi! Đây thật là một tin tức tốt lành”. “Thật sung sướng vì Chúa lại ở cùng chúng ta”. (Dùng giọng nói khác nhau để diễn đạt).

Chúa Giê-xu mỉm cười với họ: “Bình an cho các ngươi! Đức Chúa Trời đã sai ta thực hiện kế hoạch của Ngài, bây giờ ta cũng sai các ngươi tiếp tục hoàn thành kế hoạch đó. Hãy rao truyền Tin Lành cho mọi người được biết”. Các em có biết “Tin Lành” mà Chúa Giê-xu nói là gì không? (Các em trả lời). Đúng rồi đó là Tin Lành về Chúa Giê-xu đã chịu chết để chuộc tội cho nhân loại và Ngài đã từ kẻ chết sống lại.

Hãy đoán xem, nếu lúc đó Chúa Giê-xu không hiện ra với các em thì các em sẽ như thế nào? (Các em trả lời). Rất có thể trở nên thất vọng, chán nản, không có dũng khí để tự nhận mình là môn đồ của Chúa Giê-xu, không còn tâm trí nào để nhắc đến những sự việc xảy ra với Chúa Giê-xu, thậm chí suốt đời không vui. Vì vậy sau khi Chúa Giê-xu sống lại, Ngài phải hiện ra với các môn đồ. Thứ nhất là để an ủi họ, thứ nhì là để củng cố đức tin của họ. Sau đó, các môn đồ đã thật sự mạnh mẽ, dạn dĩ rao truyền Tin Lành Chúa Giê-xu sống lại.

Hiện nay các em có vui không khi biết rằng Chúa Giê-xu đã sống lại? Các em có đem tin vui nầy nói với người khác không? (Cho các em trả lời).

  1. Ứng dụng.

Cho các em thảo luận bằng cách trả lời những câu hỏi sau: Tại sao các môn đồ tập trung tại căn phòng họ thường nhóm lại? Khi Chúa Giê-xu chào thăm họ, họ có phản ứng gì? Sau đó họ làm thế nào xác định Chúa Giê-xu đã thật sự sống lại? Chúa Giê-xu căn dặn các môn đồ điều gì?

Cho các em làm bài tập “Dán ký hiệu đặc biệt”, sau đó hướng dẫn các em làm bài tập “Truyền cho ai”. (Đáp án: Thiên sứ – Những người phụ nữ – môn đồ – chúng ta – những người thân chưa tin Chúa). Sau khi hoàn thành, mời một hoặc hai em lên chia sẻ tại sao phải truyền Tin Lành cho các đối tượng đó.

Cuối cùng giáo viên nói với các em: Mỗi khi có tin vui, em thường thích nói với người khác, nhất là bạn thân và người trong gia đình của em. Qua bài học nầy các em biết được Tin Lành về Chúa Giê-xu đã từ kẻ chết sống lại vì mọi người, đó là một tin vui cho mọi người. Vì thế các em phải vui mừng nói với mọi người về điều nầy để ai cũng có thể tin nhận Chúa Giê-xu và được cứu rỗi.

BÀI 12. CHÚA GIÊ-XU HIỆN RA VỚI CÁC MÔN ĐỒ (HV)

 I. KINH THÁNH: Giăng 20:19-23.

II. CÂU GỐC: “Lòng các ngươi chớ hề bối rối; hãy tin Đức Chúa Trời, cũng hãy tin ta nữa” (Giăng 14:1).

III. BÀI TẬP.

A. TIN VUI.

Hãy viết tin vui mà em muốn chia sẻ vào khung trống.

 

Tin vui: Mẹ mình vừa sinh một bé gái

Tin vui: “Mẹ ơi! Tuần sau nhà trường tổ chức cắm trại”.

B. KÝ HIỆU ĐẶC BIỆT.

Các môn đồ nhìn vào vị trí nào trên thân thể Chúa Giê-xu để khẳng định, Ngài thật sự là Chúa? Em hãy khoanh vào hình nhé! Vì sao đó là dấu trên thân thể Chúa Giê-xu, em còn nhớ không? Hãy chia sẻ.

 

  1. TRUYỀN CHO AI?

Tin Chúa Giê-xu sống lại được truyền đi như thế nào? Hãy dán giấy cắt dán và ghi tên gọi vào dấu ngoặc đơn. Trong vòng tròn vẽ hình chúng ta và người chưa tin Chúa. (Đáp án trong sách giáo viên).

 

 

TRANG CẮT DÁN

 

THƯ CẢM TẠ ĐỨC CHÚA TRỜI.

 

Em hãy viết lời cảm tạ Đức Chúa Trời vào khung, có thể vẽ hình để diễn đạt, sau khi hoàn tất, có thể cắt ra dán vào báo tường hoặc góc học tập.

 

Cha trên trời thân yêu.

 

 

Kinh Thánh.

 

 

 

Vui vẻ cô đơn sợ hãi buồn rầu.

Cô đơn hoảng sợ rất đau thương rất buồn.

Cô đơn hoảng sợ rất đau thương rất buồn.

Cô đơn hoảng sợ rất đau thương rất buồn.

 

Gương tốt Gương tốt.

 

Bài số 2.

 

 

 

TRÁI TIM CỦA TÔI.

 

1. Khi thấy Chúa Giê-xu bị bắt, tôi cảm thấy….

 

2. Khi thấy Chúa Giê-xu bị đóng đinh trên thập tự giá, tôi cảm thấy…

 

3. Khi phát hiện xác Chúa Giê-xu không có trong mộ, tôi cảm thấy….

 

4. Khi Chúa Giê-xu hiện ra, tôi cảm thấy…

Bài 12. CHÚA SỐNG LẠI (GV-HV)

Bài 12. CHÚA SỐNG LẠI (GV-HV)

in ẤU NHI, QUÍ II. 2016 on 10 Tháng Bảy, 2018

Bài 12. CHÚA SỐNG LẠI (GV)

 I. KINH THÁNH: Lu-ca 24:1-32.

II. CÂU GỐC: “Đấng cứu chuộc tôi vẫn sống” (Gióp 19:25).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Chúa Giê-xu đã chết, sau đó sống lại và sẽ sống mãi.

   – Cảm nhận: Chúa Giê-xu sống thì Ngài cũng có thể ban sự sống đời đời cho những ai tin Ngài.

  – Hành động: Vui mừng và nói về sự sống lại của Chúa cho bạn bè.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY BÀI.

A. SINH HOẠT ĐẦU GIỜ.

Cho các em hát và chơi trò chơi, bày tỏ lòng vui mừng.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

  1. Vào bài.

Các em có thấy người chết lần nào chưa? Khi chết thì như thế nào? (Cho các em trả lời). Không còn nhúc nhích, cử động được, không ăn uống, không mở mắt, chạy nhảy, nói năng… gì được, phải không? Các em có thấy người chết sống lại bao giờ chưa? Chắc là chưa. Khó có ai trên đất nầy chết đi mà sống lại được. Nhưng có một người đã sống lại đó các em ạ. Sự sống lại của người nầy thật là cần thiết cho mọi người. Các em có muốn biết người đó là ai không? Các em hãy theo dõi câu chuyện nhé.

  1. Bài học.

Các em biết Chúa Giê-xu đã bị bắt bớ, bị đánh đập, bị đóng đinh trên cây thập tự và Ngài đã chết.

Sau khi chết, Chúa Giê-xu đã được chôn trong ngôi mộ bằng đá. Những người yêu thương Chúa rất buồn. Vì vậy, ngay ngày đầu tiên trong tuần, có mấy người đàn bà đem thuốc thơm đến mộ để xức cho xác của Chúa.

Khi đi đến gần ngôi mộ, họ vô cùng sửng sốt vì thấy cánh cửa mộ to chắc, nặng nề, đã bị ai đẩy qua một bên. (Giáo viên cho các em biết rõ ngôi mộ thời Chúa Giê-xu là đục từ trong một tảng đá lớn, thành như một cái hang, ngoài cửa hang có một tảng đá rất lớn che lại. Khi có người chết, người ta chỉ cần cho xác chết vào bên trong, lăn tảng đá chặn cửa lại). Họ vội đi vào bên trong mộ, nhưng không thấy xác Chúa Giê-xu đâu cả!

“Đã xảy ra chuyện gì?” Họ hỏi lẫn nhau, “Vì sao xác Chúa Giê-xu lại không có ở đây?” Bỗng nhiên có hai vị thiên sứ, mặc áo sáng láng hiện ra. Họ sợ hãi, úp mặt xuống đất, nhưng thiên sứ nói rằng: “Sao các ngươi tìm Giê-xu ở đây làm gì? Ngài đã sống lại rồi như lời Ngài đã phán với các ngươi”. Lúc đó, họ nhớ lại lời Chúa Giê-xu đã từng phán: “Sau ba ngày, Ngài sẽ sống lại”. Họ vui mừng lắm, không còn buồn rầu nữa, nhanh chóng trở về thành Giê-ru-sa-lem, báo cho những người môn đồ khác biết rằng Chúa Giê-xu đã sống lại!” Thế là mọi người vui mừng, loan truyền tin từ người nầy sang người khác, nơi nầy đến nơi kia. Ai nấy đều hân hoan, phấn khởi.

Dù vậy, trong số họ cũng có hai môn đồ không tin lắm. Họ vẫn còn buồn rầu vì việc Chúa Giê-xu đã chết. Họ không biết tiếp tục ở lại Giê-ru-sa-lem để làm gì, nên quyết định trở về quê. Trên đường về, hai người vừa đi vừa trò chuyện mê mãi đến nỗi không biết có người đang đến gần mình. Người lạ (đó là Chúa Giê-xu) hỏi: “Các ông nói chuyện gì cùng nhau vậy?” Họ trả lời: “Chúng tôi đương nói về việc của Chúa Giê-xu. Ông chắc là người ở xa mới đến nên không biết việc vừa xảy ra trong thành mấy ngày vừa qua?”. Chúa Giê-xu hỏi lại: “Việc gì vậy? Xin các ông kể cho tôi nghe với”. Họ đáp: “Đó là việc Chúa Giê-xu bị bắt, bị đóng đinh trên cây gỗ. Ngài đã chết rồi. Nhưng khi còn sống, Ngài đã báo trước sau ba ngày, Ngài sẽ sống lại”. Chúa Giê-xu hỏi họ: “Thế các ông có tin điều đó không?” Họ bối rối thưa: “Chúng tôi cũng không biết nữa, vì sáng sớm hôm nay có vài người đàn bà đến báo tin là không thấy xác Ngài trong mộ và có thiên sứ hiện ra bảo rằng Ngài đã sống lại rồi”. Từ lúc đó Chúa Giê-xu bắt đầu giảng dạy lời của Đức Chúa Trời cho họ, giúp cho họ hiểu được lời Chúa và tin vào những lời báo trước của Ngài.

Cứ đi cùng nhau như vậy cho đến gần ngôi làng của họ. Họ mời Chúa Giê-xu ở lại cùng dự bữa ăn. Chúa Giê-xu vui vẻ nhận lời. Ngài lấy bánh ra, cầu nguyện, rồi bẻ ra mà đưa cho họ. Hành động nầy của Chúa khiến họ thấy thật là quen thuộc. Họ nhớ đến hình ảnh Chúa Giê-xu trước đây và như chợt tỉnh ra, họ nhận biết chính là Chúa Giê-xu đang ở trước mặt mình. Nhưng lúc đó, Chúa Giê-xu liền biến đi, không ở với họ nữa. Hai môn đồ nầy vui mừng lắm vì chính họ được thấy Chúa, cùng ngồi ăn với Ngài, nghe lời Ngài dạy dỗ… Bây giờ họ không còn buồn bã nữa, vội quay trở lại thành Giê-ru-sa-lem, báo cho mọi người biết rằng, Chúa thật đã sống lại.

  1. Ứng dụng.

Các em có thấy vui mừng khi biết Chúa Giê-xu sống lại và đến bây giờ Ngài vẫn đang sống không? Ngài là Con của Đức Chúa Trời, không có việc gì Ngài không làm được. Chúa cũng sẽ ban sự sống cho những ai tin Ngài. Đó là điều khiến chúng ta vui mừng lắm, phải không các em? Chúa Giê-xu muốn các em tin Ngài là Con Đức Chúa Trời, tin Ngài đã sống lại, đang sống và chắc chắn sẽ trở lại đón chúng ta vào ở với Ngài trong nước thiên đàng.

Bài 12.  CHÚA SỐNG LẠI (HV)

 I. KINH THÁNH: Lu-ca 24:1-32.

II. CÂU GỐC: “Đấng cứu chuộc tôi vẫn sống” (Gióp 19:25).