Latest News From Our Blog

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 13.08.2023

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG DÀNH CHO BAN THANH NIÊN. CHÚA NHẬT 13.08.2023

By K' Abel in THANH NIÊN on 7 Tháng Tám, 2023

Chúa nhật 13.08.2023.

  1. Đề tài: TIN LÀNH CH KHÔNG PHẢI PHÉP BÁP TÊM.
  2. Kinh Thánh: 1Cô-rinh-tô 1:13-17a.
  3. Câu gốc: “Đấng Christ đã sai tôi, chẳng phải để làm phép báp têm đâu, nhưng để rao giảng Tin lành” (1Cô-rinh-tô 1:17a).
  4. Đố Kinh Thánh: 2Các Vua 21-25.
  5. Thể loại: Giải đáp thắc mắc.

* CHỈ DẪN: Giải đáp thắc mắc.

  1. Thông báo đề tài “Tin lành chứ không phải phép báp têm” đến tất cả ban viên và thu thập những thắc mắc gởi cho ủy viên linh vụ.
  2. Ủy viên linh vụ nhờ người có kinh nghiệm thuộc linh giải đáp thắc mắc.
  3. Các câu hỏi phải sắp xếp theo đúng bố cục để người nghe dễ dàng hiểu được nội dung của chủ đề. Sau mỗi câu trả lời, cần dành ít phút để ban viên thảo luận hoặc hỏi thêm.
  4. Ban hướng dẫn cần kiên nhẫn tìm hiểu ban viên của mình và nêu lên những thắc mắc thay họ, vì có một số e ngại không dám hỏi. Ngoài ra, ban hướng dẫn cũng nên soạn trước một số câu hỏi dựa theo nội dung của bài học, dự phòng khi có quá ít câu hỏi, bạn cũng có thể hoàn tất mục tiêu được đề ra cho buổi nhóm.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Qua lời giải đáp của Phao-lô, chúng ta biết, lý do thứ nhất khiến Hội Thánh chia rẽ là vì có cái nhìn sai về người làm đầu Hội Thánh, và lý do thứ hai là vì xem trọng lễ báp têm hơn là quyền năng cứu rỗi của Tin lành.

  1. DẪN GIẢI.
  2. CÁI NHÌN SAI VỀ LỄ BÁP TÊM.

Từ chỗ nhìn sai về người đứng đầu Hội Thánh, các tín hữu Cô-rinh-tô rơi vào sai lầm về việc tôn cao con người hơn tôn cao Chúa.

Từ chỗ tôn cao con người hơn tôn cao Chúa đã đưa các tín hữu đến lỗi thứ hai là coi trọng lễ báp têm được thực hiện bởi con người mà họ tôn cao, họ nghĩ rằng nhờ người ấy làm lễ báp têm mà họ được cứu! Chung qui lại thì cũng chỉ để khoe khoang: “Tôi là người được ông Phao-lô làm báp têm!”

Sự nhầm lẫn này có thể đưa tín hữu đến chỗ sai lạc, là chú trọng nghi lễ bên ngoài mà không nhìn biết quyền năng cứu rỗi của Tin lành.

  1. TIN LÀNH CỨU RỖI TRỌNG HƠN LỄ BÁP TÊM.

Trước sự sai lầm trên, Phao-lô làm sáng tỏ ba điều:

(1) Lễ báp têm phải được thực hiện trong danh của Ba Ngôi Đức Chúa Trời, chứ không phải nhân danh cá nhân Phao-lô. Vì đây là mạng lệnh của Chúa Giê-xu truyền dạy (1Cô-rinh-tô 1:13b; Ma-thi-ơ 28:19).

(2) Không phải Phao-lô là người làm báp têm cho các tín hữu Cô-rinh-tô, nên đừng ai cậy vào “báp têm của Phao-lô”. Theo câu 14-16, Phao-lô xác nhận ông có làm báp têm cho Cơ-rít-bu, Gai-út và gia đình Sê-pha-na. Chúng ta không rõ con số chính xác, nhưng có thể thấy số người trên không nhiều.

(3) Sứ mạng chính của Phao-lô là giảng Tin lành, chứ không phải là làm báp têm. Đây là sứ điệp Phao-lô nhận từ Đấng Christ (c.17).

Sự nhấn mạnh sứ điệp Tin lành không có nghĩa Phao-lô phủ nhận giá trị của lễ báp têm. Nhưng điểm quan trọng Phao-lô bày tỏ ở đây là, người ta được cứu rỗi là do quyền năng của Tin lành chứ không phải do nghi lễ của báp têm nhân danh một người nào đó. Nghĩa là phép báp têm không phải là phép rửa tội để nhờ đó chúng ta được cứu.

Vậy báp têm có nghĩa gì?

Báp têm là một giáo nghi do Chúa Giê-xu truyền dạy các môn đồ thực hiện cho người tin. Nhưng đó không phải là điều kiện của sự cứu rỗi, mà là dấu hiệu bày tỏ những ý nghĩa sau đây:

  1. Là sự bày tỏ đức tin bên trong cách công khai trước mặt mọi người về sự xưng nhận Chúa của mình.
  2. Là hình bóng chỉ về người tin Chúa cùng chết với Đấng Christ trong đời sống cũ; và cùng sống lại với Ngài trong đời sống mới thuộc về Đức Chúa Trời (Rô-ma 6:1-11).

Theo Mác 16:16; Công vụ 8:35-38, thì lễ báp têm chỉ thực hiện cho người tin nhận Chúa. Vì vậy, nếu đặt thứ tự quan trọng thì phép báp têm phải đứng hàng thứ hai sau sự cứu rỗi bởi quyền năng Tin lành.

Cho nên, nếu người chưa được cứu rỗi bởi quyền năng Tin lành thì sự nhận lễ báp têm chẳng ích gì. Nhưng người thật lòng tin Chúa, thì phép báp têm sẽ là sự bày tỏ ý nghĩa trọn vẹn về sự cứu rỗi.

Tóm lược.

– Sự nhân danh loài người mà làm báp têm là điều đi ngược với mạng lệnh của Chúa Giê-xu (Ma-thi-ơ 28:19).

– Báp têm không tẩy sạch tội, chỉ có huyết của Chúa
Giê-xu mới có quyền rửa sạch tội chúng ta mà thôi (1Giăng 1:7).

– Trong sự kêu gọi con người đến sự cứu rỗi, sứ điệp Tin lành phải được nhấn mạnh.

  1. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.
  2. Tìm hiểu nghi lễ báp têm:
  3. Báp têm có phải là cứu cánh của sự cứu rỗi không?
  4. So với sự giảng Tin lành, báp têm được đặt trong thứ tự quan trọng nào? (Mác 16:16; Công Vụ 8:35-38; Rô-ma 6:1-11).
  5. 2. Nhìn lại chính mình, xin cho biết:

– Đối với bạn, lễ nghi báp têm và quyền năng cứu rỗi của Tin lành, điều nào quan trọng hơn? Tại sao?

 

 

 

Post CommentLeave a reply