Chuyên mục: THIẾU NHI

BÀI 2. LỜI HỨA THÀNH HIỆN THỰC (GV-HV)

BÀI 2. LỜI HỨA THÀNH HIỆN THỰC (GV-HV)

in QUÍ II. 2016, THIẾU NHI on 27 Tháng Hai, 2018

BÀI 2. LỜI HỨA THÀNH HIỆN THỰC (GV)

I. KINH THÁNH: Sáng 21:1-21.
II. CÂU GỐC: “Vì tin chắc rằng điều chi Đức Chúa Trời đã hứa, Ngài cũng có quyền làm trọn được” (Rô-ma 4:21).
III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:
– Biết: Lời hứa mà Đức Chúa Trời hứa với Áp-ra-ham 25 năm về trước, đã trở thành hiện thực.
– Cảm nhận: Đức Chúa Trời là Đấng Thành tín và quyền năng.
– Hành động: Tin cậy và bền lòng cầu nguyện.
IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.
A. CHUẨN BỊ.
1. Chấm điểm thủ công tuần trước, nhớ đem theo để phát cho các em. Hỏi các em tuần vừa rồi đã cầu thay cho ai thì ghi vào bảng cầu thay của các em.
2. Bản đồ thế giới (nếu có).
3. Sưu tầm hình ảnh em bé từ sách báo, tạp chí…
B. BÀI HỌC KINH THÁNH.
1. Vào đề.
Khi cầu nguyện, các em có mong đợi sự trả lời của Chúa không? (Cho học viên trả lời). Khi Chúa chưa trả lời, các em có cảm thấy nản lòng không? Có lẽ Chúa muốn các em học bài học về sự kiên nhẫn và tin cậy, cũng có thể Ngài có ý chỉ tốt đẹp hơn.
2. Bài Học.
Áp-ra-ham liên tục cầu xin Chúa một điều, đó là điều gì, các em còn nhớ không? (Một con trai). Chúa trả lời cho Áp-ra-ham là hãy chờ đợi. Các em biết ông đã chờ bao nhiêu năm không? (Hai mươi lăm năm).
Các em có thể tưởng tượng hai mươi lăm năm là bao lâu không? Kể từ ngày các em sanh ra, lớn lên, đi học và học hết đại học.
Hai mươi lăm năm chờ đợi để có một con trai, thật là khó khăn đối với Áp-ra-ham và Sa-ra. Nhưng sự chờ đợi và lòng tin cậy của ông bà đã được Chúa ban thưởng. Khi Áp-ra-ham được 100 tuổi, thì Đức Chúa Trời thực hiện lời hứa của Ngài. Sa-ra đã có thai và sanh một con trai, đặt tên là Y-sác. Y-sác có nghĩa là vui cười. Các em có thể tưởng tượng được Áp-ra-ham vui mừng đến thế nào. Ông hết lòng tạ ơn về sự thành tín của Chúa.
1. Áp-ra-ham đãi tiệc mừng Y-sác.
Năm Y-sác thôi bú, Áp-ra-ham làm tiệc lớn, mời tất cả bà con, bạn bè hàng xóm đến dự, mọi người đều vui vẻ chúc mừng Áp-ra-ham và Sa-ra.
Nhưng rất tiếc, trong buổi tiệc xảy ra một việc không vui. Sa-ra thấy Ích-ma-ên, (con trai của Áp-ra-ham với nàng hầu A-ga) đùa cợt Y-sác, thì tức giận báo cho Áp-ra-ham biết và đòi đuổi hai mẹ con Ích-ma-ên ra khỏi nhà. Sở dĩ Sa-ra đòi đuổi A-ga và Ích-ma-ên là do lòng ích kỷ và ganh tị. Sa-ra nổi giận không chỉ đơn giản là vì Ích-ma-ên cười cợt Y-sác, mà cũng vì không muốn Ích-ma-ên kế nghiệp Y-sác. Hành động của Sa-ra cho thấy bà đã quên lời hứa của Đức Chúa Trời: Chỉ có Y-sác mới là người kế nghiệp Áp-ra-ham, cho nên điều đó không có gì đáng lo ngại.
Áp-ra-ham chắc là buồn lắm khi phải đuổi con trai ra khỏi nhà, nhưng Đức Chúa Trời hứa với Áp-ra-ham, sẽ làm cho Ích-ma-ên trở nên một dân tộc lớn. Lời hứa nầy an ủi Áp-ra-ham rất nhiều.
2. Đức Chúa Trời giúp đỡ Ích-ma-ên.
A-ga và Ích-ma-ên ra khỏi nhà, đi lang thang trong đồng vắng và cuối cùng bị lạc. Vừa nắng nóng, vừa khát, nước đem theo đã cạn, đồ ăn cũng đã hết, hai mẹ con lâm vào cảnh khốn cùng. A-ga ngồi bệt xuống đất và than thở.
Thình lình, thiên sứ của Chúa hiện ra và phán rằng: “Hỡi A-ga! Ngươi có điều gì vậy? Chớ sợ chi… Hãy đứng dậy đỡ lấy đứa trẻ và giơ tay nắm nó, vì ta sẽ làm cho nó nên một dân lớn”. Đức Chúa Trời đã biết trước sự khó khăn của A-ga. Ban đầu A-ga cảm thấy cô đơn và sợ hãi, nhưng bây giờ bà biết có Chúa ở cùng, giúp đỡ. Đức Chúa Trời dắt bà đến bên cạnh cái giếng. A-ga múc đầy bầu nước cho Ích-ma-ên uống và nhờ Chúa giúp đỡ, hai mẹ con đã vượt qua cơn khốn khó.
Đúng như lời Đức Chúa Trời đã hứa với Áp-ra-ham về Ích-ma-ên. Ích-ma-ên sống trong đồng vắng, được Đức Chúa Trời giúp đỡ, lớn lên thành chàng trai khỏe mạnh và có tài bắn cung. Từ Ích-ma-ên đã ra một dân tộc lớn, đó chính là vùng đất Ả-rập. Dòng dõi của Ích-ma-ên là người Ả-rập ngày nay (Chỉ lên bản đồ thế giới).
Sau nầy Y-sác lớn lên, lập gia đình và có rất nhiều con cháu. Đó là người Do-thái. Lời hứa của Chúa đã trở thành sự thực, dòng dõi của Áp-ra-ham đông như sao trên trời, như cát bãi biển.
3. Ứng dụng.
Bài học nầy cho các em thấy Đức Chúa Trời luôn luôn giữ lời hứa, vì Ngài là Đấng Thành tín. Điều gì Ngài đã hứa, thì sẽ làm thành, lâu hay mau đều tốt lành cho chúng ta, miễn là chúng ta cứ giữ vững lòng tin cậy nơi lời hứa của Chúa, và không nản lòng trong sự cầu nguyện.
Đức Chúa Trời đã ban cho các em rất nhiều lời hứa tuyệt diệu trong Kinh Thánh. Các em nên noi gương Áp-ra-ham, tin cậy Chúa. Có nhiều lời hứa Đức Chúa Trời đã làm thành, các em hãy tạ ơn Ngài. Nhưng cũng có nhiều lời hứa, Đức Chúa Trời bảo các em phải chờ đợi, thì cứ yên lòng chờ đợi và tiếp tục cầu nguyện. Các em nên nhớ rằng Áp-ra-ham đã chờ đợi hai mươi lăm năm. Chúng ta cúi đầu đồng lòng cầu nguyện, cảm tạ Chúa đã ban nhiều lời hứa, và cũng cảm tạ Ngài đã làm thành những gì mà chúng ta cầu xin, vì Ngài là Đấng Thành tín.

 

 

 

(HỌC VIÊN)

BÀI 2. LỜI HỨA THÀNH HIỆN THỰC (HV)

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 21:1-21.
II. CÂU GỐC: “Vì tin chắc rằng điều chi Đức Chúa Trời đã hứa, Ngài cũng có quyền làm trọn được” (Rô-ma 4:21).
III. BÀI TẬP.
1. Tin vui.
Đức Chúa Trời hứa sẽ ban cho Áp-ra-ham và Sa-ra một con trai. Ông bà đã đợi 25 năm lời hứa mới thành hiện thực, khi Áp-ra-ham được 100 tuổi và bà Sa-ra được 90 tuổi. Em bé Y-sác ra đời. Sự ban cho của Đức Chúa Trời khiến Áp-ra-ham vui mừng cảm tạ Chúa. Bây giờ, em hãy làm bản khai sanh cho em bé.

2. Lời hứa của Chúa.
Đức Chúa Trời ban cho em nhiều lời hứa trong Kinh Thánh. Tìm xem Chúa đã hứa với em điều gì? (Dùng lời văn của em để viết ra).

Ma-thi-ơ 7:7


1Giăng 1:9


Gia-cơ 1:5


3. Đánh dấu “X” vào câu có ý nghĩa tương tự câu gốc.
___Em thường hay tin lời hứa của Chúa.
___Em nhất định tin chắc vào lời hứa của Chúa.
___Em không chắc khi tin vào lời hứa của Chúa.

4. Em đọc câu chuyện có thật nầy và suy gẫm. 

a. Đức Chúa Trời đã làm thành lời cầu nguyện nào của em?




b. Hôm nay, em cầu nguyện điều gì với Chúa?




 

BÀI 1. ÁP-RA-HAM CẦU THAY (HV)

BÀI 1. ÁP-RA-HAM CẦU THAY (HV)

in QUÍ II. 2016, THIẾU NHI on 18 Tháng Một, 2018

BÀI 1. ÁP-RA-HAM CẦU THAY 

 

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 18:16-33; 19:1-3, 12-25.

II. CÂU GỐC:Phải bền đỗ và tỉnh thức trong sự cầu nguyện, mà thêm sự tạ ơn vào” (Cô-lô-se 4:2).

III. BÀI TẬP.

1. Em hãy tham khảo hai câu Kinh Thánh trên và viết tin tức nầy vào bản thông báo.

2. Em có thể cầu thay.
Cầu thay là em đem những khó khăn của người khác, trình bày với Đức Chúa Trời, để Ngài giải quyết.
a. Em sẽ cầu nguyện cho________________ (Viết tên người mà em sẽ cầu thay).
b. Em cầu xin Đức Chúa Trời _________________ (Ghi điều em cầu thay).
3. Đánh dấu X vào những câu trả lời đúng.
a. Thế nào là cầu nguyện?
___Những lời nói trong nhà thờ.
___Những lời nói khi đang ăn.
___Trò chuyện với Chúa.
___Lời của mẹ thưa với Chúa.
b. Tại sao em phải cầu nguyện?
___Chúa vui khi em trò chuyện với Ngài.
___Cầu xin Chúa giúp đỡ em.
___ Vì em cảm thấy cô đơn.
___ Xin Chúa tha thứ cho em.
c. Giờ cầu nguyện của em là:
___Mỗi ngày một lần.
___Lúc thức dậy buổi sáng.
___Bất cứ lúc nào.
___Chỉ buổi tối.
d. Nơi cầu nguyện của em.
___Chỉ ở nhà thờ.
___Chỉ ở trong nhà.
___Không cầu nguyện ở trường.
___Mọi lúc mọi nơi.
e. Em cầu nguyện như thế nào?
___Bằng tấm lòng.
___Lớn tiếng.
___Cho người khác nghe thấy.
f. Em cầu nguyện điều gì?
___Cầu thay cho người khác.
___Cầu nguyện cho chính mình.
___Mọi việc.
___Người thân trong gia đình.

BÀI 1. ÁP-RA-HAM CẦU THAY (GV)

BÀI 1. ÁP-RA-HAM CẦU THAY (GV)

in QUÍ II. 2016, THIẾU NHI on 18 Tháng Một, 2018

BÀI 1. ÁP-RA-HAM CẦU THAY

 

I. KINH THÁNH: Sáng 18:16-33; 19:1-3,12-25.

II. CÂU GỐC: “Phải bền đỗ và tỉnh thức trong sự cầu nguyện, mà thêm sự tạ ơn vào” (Cô-lô-se 4:2).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Áp-ra-ham cầu thay cho dân thành Sô-đôm, và cả nhà Lót được cứu.

– Cảm nhận: Không chỉ cầu nguyện cho nan đề của riêng mình, mà phải biết cầu nguyện cho nan đề của người khác.

 – Hành động: Liệt kê danh sách cần cầu thay, và cầu nguyện cho họ.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY

A. CHUẨN BỊ.

  1. Làm một bảng cầu thay bằng giấy bìa cứng. Trang trí thật đẹp và ghi những nan đề cần cầu nguyện. Bấm lỗ ở phía trên, cột dây và treo trong phòng học. Không quá cao để các em có thể thấy rõ ràng và khuyến khích các em cầu nguyện. Khi một nan đề được Chúa nhậm lời, bạn dán một cái hoa trước nan đề đó và thông báo cho các em biết để cảm tạ Chúa.
  2. Sưu tầm một số hình ảnh từ sách báo, tạp chí… nói về tội lỗi.
  3. Giấy bìa cứng, giấy màu, kéo, keo để làm thủ công.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

    1. Vào đề.

Các em còn nhớ Áp-ram không? Vì sao Áp-ram rời quê hương ra đi? Cháu của Áp-ram là ai? Áp-ram và vợ khao khát điều gì? Họ có chờ đợi Chúa hành động không? Sau sự việc đó, Áp-ram được Đức Chúa Trời đổi tên. Từ đây trở về sau, chúng ta không gọi ông là Áp-ram nữa mà gọi là Áp-ra-ham, có nghĩa là “cha của nhiều dân tộc”.

    2. Bài học.

Một ngày nọ, Áp-ra-ham tiếp hai vị khách đặc biệt, đó là hai thiên sứ của Chúa. Lần gặp nầy, Chúa hứa sang năm sẽ ban cho Áp-ra-ham một con trai. Khi hai vị khách chuẩn bị rời khỏi đó, Áp-ra-ham đưa tiễn, vừa đi vừa trò chuyện. Thiên sứ cho ông biết một tin xấu, Chúa chuẩn bị hủy diệt thành Sô-đôm, vì dân thành nầy làm nhiều điều ác, phạm tội với Đức Chúa Trời. (Sử dụng thị trợ 2 trong phần chuẩn bị).

            (1) Lời cầu thay của Áp-ra-ham.

Áp-ra-ham nghe vậy, liền nhớ ngay đến cháu mình là Lót đang sống tại thành Sô-đôm. Ông thưa với Chúa: “Chúa ơi! Nếu như trong thành có năm mươi người tốt, Chúa cũng diệt họ sao? Xin vì năm mươi người nầy mà tha thứ, đừng hủy diệt thành”.

Chúa phán rằng: “Nếu trong thành Sô-đôm có năm mươi người tốt, thì vì tình thương những người đó, ta sẽ tha hết cả thành”.

Áp-ra-ham biết lòng nhân từ của Chúa thật lớn, nhưng ông cũng lo lắng. Sô-đôm tuy là thành phố lớn, nhưng chưa chắc có năm mươi người tốt. Vì vậy, ông nài xin tiếp: “Thưa Chúa, nếu lỡ thiếu năm người, chỉ còn bốn mươi lăm người, thì Chúa có tha thứ không?”

Chúa trả lời rằng: “Nếu có bốn mươi lăm người, ta cũng chẳng diệt thành đâu”.

Dầu vậy, Áp-ra-ham vẫn không an tâm, tiếp tục cầu thay cho dân thành Sô-đôm. Từ bốn mươi lăm người, ông hạ xuống còn ba mươi, hai mươi. Cuối cùng, ông kiên nhẫn cầu xin: “Xin Chúa đừng giận, để cho tôi thưa một lần nầy nữa thôi. Nếu chỉ có mười người, thì  làm sao?” Ngài phán rằng: “Vì tình thương mười người đó, Ta cũng chẳng diệt thành đâu”.

Dù Đức Chúa Trời nhân từ, giàu lòng thương xót, nhưng tiếc thay, trong thành Sô-đôm chẳng tìm ra dù chỉ là mười người. Vì vậy, thành nầy phải bị hủy diệt.

            (2) Kết quả sự cầu thay.

Khi Đức Chúa Trời quyết định hủy diệt Sô-đôm và Gô-mô-rơ, thì Ngài nhớ lời cầu nguyện của Áp-ra-ham mà giải cứu Lót. Một buổi chiều, Lót đang ngồi trước cửa thành Sô-đôm, là nơi trung tâm buôn bán, thì thấy hai thiên sứ đi đến cửa thành. Lót đứng dậy tiếp rước và mời về nhà mình.

Ở trong nhà, thiên sứ cho Lót biết Đức Chúa Trời sẽ hủy diệt thành nầy, và dặn ông cùng vợ, con gái, con rể… đi ra khỏi thành ngay tức khắc, nếu không sẽ bị chung số phận với dân Sô-đôm.

Nghe vậy, Lót liền đi báo cho con gái và con rể biết, nhưng các chàng rể của Lót tưởng Lót nói giỡn nên không để ý gì cả.

Đến sáng hôm sau, hai thiên sứ thúc hối, nhưng Lót cứ chần chừ mãi. Cuối cùng, không thể chờ đợi được nữa, hai thiên sứ nắm tay kéo Lót, vợ và hai con gái dẫn ra khỏi thành, đồng thời phán dặn rằng: “Hãy chạy thật nhanh, đừng ngó lại đằng sau và cũng đừng đứng lại. Hãy chạy trốn lên núi, kẻo không kịp”.

Đáng lẽ phải vâng theo lời phán dặn của thiên sứ, nhưng Lót không đủ can đảm để tin rằng mình có thể chạy kịp trước khi thành bị hủy diệt. Vì thế ông xin được chạy đến ẩn núp tại một thành nhỏ gần đó, gọi là thành Xoa.

Thiên sứ đồng ý yêu cầu của Lót. Đức Chúa Trời đối với Lót thật nhân từ và thương xót, phải không các em?

Gia đình Lót chạy ra khỏi thành Sô-đôm rất vội vàng, không kịp mang theo bầy chiên, bò và tài sản. Thiên sứ đã nghiêm cấm họ không được ngó lại đằng sau hoặc dừng bước. Nhưng vợ của Lót không vâng lời, quay ngó lại thành Sô-đôm, nên hóa thành một tượng muối. Lót và hai con gái vừa đến thành Xoa, thì  Đức Chúa Trời khiến lửa từ trời đổ xuống thiêu hủy hai thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ.

    3. Ứng dụng.

Các em thân mến! Qua bài học nầy, các em thấy thái độ của Áp-ra-ham khi cầu thay như thế nào? (Ý kiến của các em là quý báu. Lắng nghe các em phát biểu và ghi trên bảng, rồi kết luận: Cầu nguyện là trò chuyện với Đức Chúa Trời).

Vì sao Áp-ra-ham có thể kiên nhẫn cầu thay cho Lót và dân thành Sô-đôm? (Áp-ra-ham quan tâm, và có lòng yêu thương). Các em nghĩ xem ai thường hay cầu nguyện cho các em? Tại sao cha mẹ, bạn thân của các em lại cầu nguyện cho các em? (Vì quan tâm, và yêu thương). Vậy thì các em hiểu định nghĩa của sự cầu thay là như thế nào rồi phải không? (Cho các em phát biểu. Cầu thay là trò chuyện với Đức Chúa Trời, thưa với Chúa những khó khăn của người mà mình quan tâm và yêu mến). Có điều gì các em phải cầu thay cho người thân và bạn bè không? Các em phải bày tỏ lòng yêu thương đối với họ bằng sự cầu thay, chắc chắn Chúa sẽ nghe lời cầu nguyện của các em và giúp đỡ họ, cũng như Ngài đã nghe lời cầu nguyện của Áp-ra-ham mà cứu Lót.

Kết thúc bài học, chị sẽ kể cho các em nghe một câu chuyện có thật về một thanh niên tên Augustine. Augustine là một thanh niên rất hoang đàng, nhưng mẹ của anh là một phụ nữ yêu mến, kính sợ Chúa. Thấy con hư hỏng, bà rất buồn và luôn luôn cầu nguyện cho con mình. Một ngày nọ, Đức Chúa Trời đã đụng chạm vào tấm lòng của Augustins khiến anh rất xúc động. Từ đó anh ăn năn tội, tin nhận Chúa, đời sống được thay đổi và dâng mình hầu việc Ngài.

Cầu thay đem lại kết quả thật lạ lùng. Vậy, cứ tiếp tục bền đỗ trong sự cầu thay, các em nhé!

(Cho các em nêu các nan đề cần cầu thay và cầu nguyện).

BÀI 12. ĐỨC TIN DAO ĐỘNG (HV)

BÀI 12. ĐỨC TIN DAO ĐỘNG (HV)

in QUÍ I. 2016, THIẾU NHI on 19 Tháng Sáu, 2017

BÀI 12. ĐỨC TIN DAO ĐỘNG

 

I. KINH THÁNH: Sáng 14:1- 16; 15:1-5; 16:1-16.

II. CÂU GỐC: “Đức Chúa Trời chẳng phải là người để nói dối, … Điều Ngài đã phán, Ngài há sẽ chẳng làm ứng nghiệm sao?” (Dân 23:19).

III. BÀI TẬP.

  A. Căn cứ vào sự chỉ dẫn của các câu Kinh Thánh, em điền vào bản đồ trang 32 các địa danh chính xác. Sau đó, kết nối lại bằng một đường theo thứ tự cuộc hành trình.

 

 

 

 

 

 

  B. Những phương cách nào sau đây có thể giúp em vững vàng hơn trong đức tin. Đánh dấu x trước những phương cách đó.

1. Siêng năng học Kinh Thánh.

2. Làm bài tập Trường Chúa nhật.

3. Vâng lời ba mẹ.

4. Học trường Chúa Nhật.

5. Thường hay trò chuyện với Đức Chúa Trời.

6. Phó mặc tất cả.

7. Vâng lời Chúa.

8. Đọc sách báo.

9. Cố gắng bởi sức riêng.

10. Làm điều tốt.

  C. Em làm một bản thống kê như mẫu dưới đây.

* Gợi ý.

– Cột thứ nhất: Các thứ trong tuần: Hai, ba. Tư…

– Cột thứ hai: Những điều tốt mà em quyết định chọn lựa để làm trong tuần nầy.

– Cột thứ ba: Em có cầu nguyện cho việc mình chọn lựa không? Nếu có thì đánh dấu X vào ô có và ngược lại.

– Cột thứ tư: Cách chọn nầy có đẹp lòng Chúa không? Có hoặc không.

Suy nghĩ kỹ trước khi quyết định. Cầu nguyện xin Chúa giúp đỡ cho việc em đã chọn lựa làm trong tuần. Chúc em thành công.

BÀI 12. ĐỨC TIN GIAO ĐỘNG (GV)

BÀI 12. ĐỨC TIN GIAO ĐỘNG (GV)

in QUÍ I. 2016, THIẾU NHI on 19 Tháng Sáu, 2017

BÀI 12. ĐỨC TIN GIAO ĐỘNG

 

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 14:1-16; 15:1-5; 16:1-16.

II. CÂU GỐC: “Đức Chúa Trời chẳng phải là người để nói dối, … Điều Ngài đã phán, Ngài há sẽ chẳng làm ứng nghiệm sao?” (Dân 23:19).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Đức tin của Áp-ram bị giao động, khi trông đợi lời hứa của Đức Chúa Trời được thực hiện.

– Cảm nhận: Đức Chúa Trời là Đấng Thành tín. Ngài có cách và thời gian nhất định để nhậm lời cầu xin của chúng ta.

– Hành động: Em tin cậy Ngài và bền đỗ cầu nguyện.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY.

A. CHUẨN BỊ.

  1. Một cái hộp bằng giấy bìa cứng, hoặc bằng gỗ.
  2. Giấy trắng cắt từng miếng nhỏ, phát cho mỗi em một tờ. Sau đó cho các em viết nan đề mà các em đã cầu nguyện, nhưng Chúa chưa nhậm lời. Thời gian chờ đợi đã bao lâu? Thái độ của em đối với Chúa như thế nào? Xong bỏ vào hộp, khỏi cần ghi tên. Cuối giờ lấy ra để cùng thảo luận.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

    1. Vào đề.

Tuần vừa rồi có em nào đã quyết định một điều gì không? Có quyết định nào tốt, khiến cho người nhà vui mừng không? Chẳng hạn như quyết định cố gắng học giỏi, cầu nguyện mỗi ngày… (Cho các em phát biểu). Các em còn nhớ sự lựa chọn của Áp-ram và Lót không?

Lót chọn đồng bằng sông Giô-đanh gần thành Sô-đôm, còn Áp-ram và người nhà dời đến ở gần núi Hếp-rôn.

    2. Bài học.

Các em thân mến! Ngày xưa các nước chưa có quân đội chính thức như ngày nay. Mỗi một người lãnh đạo đều tổ chức quân đội cho riêng mình. Vì thế, Áp-ram tự chọn một số đầy tớ khỏe mạnh làm binh lính, trải qua huấn luyện, để họ trở thành những người lính bảo vệ tài sản và người trong gia đình khi có cần. Áp-ram có tới ba trăm mười tám người lính có huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

Một hôm nọ, Áp-ram nhìn thấy một người trông có vẻ như là chiến sĩ từ chiến trường chạy về, quần áo rách tả tơi. Sau khi được người lính kể lại, Áp-ram biết chỗ Lót ở đã bị quân giặc đến cướp phá, Lót, cháu mình bị bắt đi cùng với vợ con và tài sản.

      (1) Áp-ram đi cứu Lót.

Áp-ram lập tức triệu tập ba trăm mười tám người lính khỏe mạnh đã được huấn luyện, đuổi theo quân giặc. Tối đến, Áp-ram cho tấn công địch quân, và đánh thắng, thâu về đủ hết các sản vật mà quân giặc đã cướp lấy và cứu cháu mình là Lót cùng gia đình, tài sản. Sau đó, Lót dẫn gia đình và gia tài về nhà mình là thành Sô-đôm.

      (2) Lời hứa của Đức Chúa Trời đối với Áp-ram.

Tuy Áp-ram đã đánh thắng quân giặc, nhưng ông lo sợ họ có thể kéo đến đông hơn để trả thù, trong khi binh lính của ông không nhiều, không biết làm cách nào để đối phó? Nhưng Đức Chúa Trời phán với Áp-ram rằng: “Hỡi Áp-ram! Ngươi đừng sợ chi, ta đây là một cái thuẫn đỡ cho ngiươi, phần thưởng của ngươi sẽ rất lớn” (Sáng 15:1).

Đức Chúa Trời hứa sẽ bảo vệ Áp-ram và ban phần thưởng lớn cho Áp-ram. Đố các em, Áp-ram trông đợi phần thưởng gì? (Một con trai). Đức Chúa Trời có hứa ban cho Áp-ram một con trai không? (Có, lúc Áp-ram rời khỏi Cha-ran). Nhưng bây giờ Áp-ram lại hỏi Chúa rằng: “Lạy Chúa Giê-hô-va, Chúa sẽ ban cho tôi chi? Tôi sẽ chết không con” (Sáng 15:2). Lời nói của ông cho thấy ông rất đau buồn và tuyệt vọng, vì không có con. Theo tục lệ lúc bấy giờ, đến tuổi già mà không có con thì tất cả gia tài đều giao cho người quản gia. Áp-ram hỏi Đức Chúa Trời có phải người đầy tớ Ê-li-ê-se là người thừa kế sản nghiệp của mình không? (Quản gia của Áp-ram là Ê-li-ê-se ). “Đức Chúa Trời bèn phán cùng Áp-ram rằng: Không phải đâu! Nhưng ai ở trong gan ruột ngươi ra, sẽ là người kế nghiệp ngươi” (Sáng 15:4). Đức Chúa Trời một lần nữa nhắc nhở cho Áp-ram về lời hứa của Ngài và khích lệ ông thêm lòng tin cậy Chúa.

      (3) Thắc mắc của Áp-ram.

Thời gian trôi qua, Áp-ram chờ đợi Chúa ban cho một con trai như lời Ngài đã hứa, nhưng chờ đợi đã lâu lắm rồi, vẫn chưa thấy. Áp-ram thắc mắc, không biết Đức Chúa Trời còn nhớ lời đã hứa không? Ngài có thể làm được không, khi ông bà đã quá già? Kinh Thánh cho chúng ta biết “Đức Chúa Trời không giống như loài người, Ngài không thể nói dối”. Đức Chúa Trời là thành tín, khi đúng thời điểm mà Ngài thấy tốt đẹp cho chúng ta, thì Ngài sẽ làm thành lời đã hứa.

      (4) Kế hoạch của con người.

Một hôm, Áp-ram bàn với vợ mình là Sa-rai về lời hứa ban con trai của Đức Chúa Trời. Hai vợ chồng nhận thấy không thể chờ đợi thêm được nữa, vì mỗi ngày họ càng già hơn. Hai vợ chồng quyết định dùng cách của mình để giải quyết. Ở thời bấy giờ, một người đàn ông có thể cưới nhiều vợ. Sa-rai cho người hầu của mình làm vợ lẽ Áp-ram, và sau đó sanh được một con trai đặt tên là Ích-ma-ên. Nhưng Ích-ma-ên không phải là con trai mà Đức Chúa Trời hứa ban cho Áp-ram và Sa-rai. Lời hứa của Đức Chúa Trời sau nầy mới đến. Những bài học sau, các em sẽ được biết nhé!

    3. Ứng dụng.

Các em thân mến! Vì Áp-ram không vững lòng tin cậy Đức Chúa Trời, nên trong lúc đức tin bị giao động, ông đã làm theo ý riêng. Các em nghĩ xem Đức Chúa Trời có buồn lòng đối với hành động của Áp-ram không? Đôi lúc chúng ta cầu xin với Ngài một việc gì đo, nhưng rất lâu, Ngài vẫn chưa trả lời. Chúng ta sốt ruột, nóng nảy, nghi ngờ và bắt tay làm theo ý riêng của mình.

Kinh Thánh chép: “Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va, chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con” (Châm 3:5). Khi phải chờ đợi sự nhậm lời của Chúa, các em không nên lo lắng, nhưng giao phó và tin cậy Chúa. Hãy tin chắc chắn rằng Đức Chúa Trời luôn nghe lời cầu nguyện của các em và Ngài là Đấng Thành tín sẽ làm thành lời hứa. Các em là con cái của Chúa, Ngài yêu thương và sắm sẵn điều tốt lành nhất cho các em. Hãy vững lòng tin cậy Ngài và bền lòng cầu nguyện, các em nhé!

VII. SINH HOẠT.

Thảo luận những nan đề mà các em đã ghi trong phần đầu giờ.

VIII. THỦ CÔNG: Làm búp bê bằng vỏ trứng.

(Tuần trước dặn các em tuần nầy đem theo 1 vỏ trứng, chỉ bể một chút xíu trên chóp).

Cho cát vào nửa vỏ trứng, để vỏ trứng có thể đứng yên ở vị trí thẳng đứng (hình a). Lấy giấy trắng cắt như hình b, cuộn lại như cái phiễu, và dán vào đầu vỏ trứng, bẻ gập đầu (hình c). Vẽ mặt mũi miệng trên phần giấy trắng (hình d) là xong. Đưa ngón tay đẩy nhẹ, sẽ có một con búp bê biết lắc lư.

* Ghi chú:

Trong bài tập của học viên phần A, bạn phải chuẩn bị kỹ để giúp đỡ các em phần Kinh Thánh. Đọc câu Kinh Thánh, tìm ra địa danh, trong câu Kinh Thánh đó và ghi vào phía trên. Sau đó, cho các em dùng bút nối lại theo trình tự.

BÀI 11. SỰ CHỌN LỰA CỦA LÓT (HV)

BÀI 11. SỰ CHỌN LỰA CỦA LÓT (HV)

in QUÍ I. 2016, THIẾU NHI on 16 Tháng Sáu, 2017

BÀI 11. SỰ CHỌN LỰA CỦA LÓT

 

I. KINH THÁNH: Sáng 13:1-18.

II. CÂU GỐC: “… Ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục sự,…nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giê-hô-va” (Giô-suê 24:15).

III. BÀI TẬP.

  A. Dưới đây là một trò chơi. Em đi du lịch bắt đầu từ bên dưới góc phải. Mỗi khi đến một trạm, có hai bức hình cho em chọn lựa. Nếu em không thích hình nào, thì gạch chéo vào hình đó. Khi đi đến trạm cuối, em viết ra nội dung và sự dạy dỗ của hình đó.

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

  B. Dưới đây có ba trường hợp, em chọn một trường hợp và đặt mình trong trường hợp đó. Em sẽ cư xử ra sao?

 

1. Em đang xem tivi, mẹ bảo em dọn dẹp đồ chơi của em gái, thì em…………………………………………………….

2. Mẹ mắng em gái (Thật ra là lỗi tại em), em sẽ…………………………..

3. Em không thích bạn A gia nhập đội bóng đá của em, nên em…………………………………………

– Em chọn cách nào? …………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

– Sự chọn lựa của em, có phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời không? Tại sao?

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

BÀI 11. SỰ CHỌN LỰA CỦA LÓT (GV)

BÀI 11. SỰ CHỌN LỰA CỦA LÓT (GV)

in QUÍ I. 2016, THIẾU NHI on 16 Tháng Sáu, 2017

BÀI 11. SỰ CHỌN LỰA CỦA LÓT

 

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 13:1-18.

II. CÂU GỐC: “Tôi chẳng hề lìa bỏ các điều răn của môi Ngài, vẫn vâng theo lời của miệng Ngài hơn là ý muốn lòng tôi” (Gióp 23:12).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Tính ích kỷ làm cho sự chọn lựa trở nên sai lầm.

– Cảm nhận: Sự chọn lựa rất quan trọng, vì ảnh hưởng đến cả cuộc đời.

– Hành động: Quyết định chọn lựa trong ý muốn của Chúa.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY

A. CHUẨN BỊ.

  1. Chuẩn bị một cái hộp giấy. Vẽ các dấu hỏi (?) lên thân hộp. Trên nắp hộp ghi dòng chư “Làm thế nào để tôi chọn được điều tốt nhất?” Ghi chép các câu Kinh Thánh sau đây cho vào hộp: Thi 25:12; Châm 16:3; 21:1; Ma-thi-ơ 7:12; Phi-líp 4:8.
  2. Hai gói quà hình dáng khác nhau. Một gói trang trí thật đẹp, nhưng bên trong để ít quà, còn gói kia trang trí sơ sài, nhưng bên trong để nhiều quà.

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

    1. Vào đề.

Trong sinh hoạt thường ngày, các em mỗi người đều phải đối diện với sự chọn lựa khác nhau. Nếu các em chọn lựa đúng, thì đem lại niềm vui và ích lợi. Nếu các em chọn lựa sai lầm, thì sẽ mang lại thiệt hại. Trong tâm linh, các em thường hay chọn lựa giữa  vâng lời hay chống nghịch, nhân từ hay ích kỷ?

Sự chọn lựa rất quan trọng, cho nên phải cẩn thận. Qua bài học hôm nay, các em sẽ được chứng kiến sự chọn lựa của Áp-ram và Lót. Sự chọn lựa nầy sẽ đem đến cho hai người hai kết quả khác nhau. Các em cùng chú ý theo dõi nhé!

    2. Bài học.

      (1) Trở về xứ Ca-na-an.

Áp-ram dẫn theo người cháu tên Lót đi từ U-rơ đến Cha-ran, rồi đến xứ Ca-na-an. Không bao lâu, do trời không mưa, đất khô hạn không trồng được gì, nên có cơn đói kém. Áp-ram dẫn người nhà và bầy súc vật xuống xứ Ai-cập ở tạm.

Lúc mới đến, vua Ai-cập đối đãi rất tốt với Áp-ram và Lót, cho nhiều đàn gia súc như bò, chiên, lừa, lạc đà, đầy tớ. Nhưng không bao lâu, vua lại ra lịnh cho Áp-ram phải ra khỏi xứ Ai-cập. Thế là họ đành phải dọn về chỗ cũ, đó là xứ Ca-na-an. Áp-ram và Lót đóng trại ở tại đây.

      (2) Cuộc tranh giành xảy đến.

Lúc nầy, Áp-ram và vợ là Sa-rai đã cao tuổi rồi, nhưng vẫn chưa có con. Vì thế, hai ông bà rất thương cháu mình là Lót, coi Lót như con trai ruột của mình. Lót cũng được Đức Chúa Trời ban phước, nên có rất nhiều bầy bò, chiên và đầy tớ.

Nạn hạn hán đã qua rồi, cỏ mọc xanh khắp cánh đồng, nhưng vẫn không đủ cung cấp cho bầy chiên, bò của Áp-ram và Lót. Thế là việc tranh giành về đồng cỏ đã xảy ra giữa người chăn của Áp-ram và người chăn của Lót. Ai cũng muốn giành về mình phần tốt, trong lòng họ đầy sự ích kỷ.

      (3) Sự chọn lựa của Áp-ram.

Từ lâu, Đức Chúa Trời đã hứa ban cho Áp-ram miền đất tốt nhất, nhưng nay vì không đủ cỏ cho bầy súc vật, nên Áp-ram và Lót phải chia ra.

Áp-ram có quyền nói với Lót rằng: “Đây là đất của bác. Nơi nầy không đủ nước và cỏ, thì cháu hãy dẫn đàn chiên, bò đầy tớ của cháu mau mau đi chỗ khác”. Nhưng Áp-ram không phải là con người ích kỷ. Ông nói cùng Lót rằng: “Chúng ta là cốt nhục, xin ngươi cùng ta chẳng nên cãi lẫy nhau và bọn chăn ta cùng bọn chăn chiên ngươi cũng đừng tranh giành nhau nữa… Nếu ngươi lấy bên tả, ta sẽ qua bên hữu; nếu ngươi lấy bên hữu, ta sẽ qua bên tả” (Sáng 13:8-9).

Áp-ram nhường cho Lót chọn lựa trước. Ông chỉ nhận lấy phần còn lại, vì ông tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời.

      (4) Sự lựa chọn của Lót.

Khi nghe Áp-ram nói vậy, Lót liền nhìn khắp nơi, thấy đất mà Đức Chúa Trời ban cho Áp-ram có núi cao, có đồng bằng sông Giô-đanh màu mỡ, có nhiều nước, có nhiều đồng cỏ, chính là nơi lý tưởng cho việc chăn nuôi. Ông rất thích và muốn có tất cả cánh đồng đó. Lót là cháu của Áp-ram, đáng lẽ phải nhường phần đất tốt cho Áp-ram mới phải, nhưng Lót không có tấm lòng như vậy. Ngược lại, ông chọn cho mình phần tốt nhất. “Lót bèn chọn lấy cho mình hết cánh đồng bằng bên sông Giô-đanh” (Sáng 13:11).

Lót rất hài lòng với sự lựa chọn của mình, nghĩ rằng đã chọn phần đất tốt nhất rồi. Nhưng Lót không ngờ mình đã chọn lựa sai lầm. Đúng là Lót chọn phần đất phì nhiêu, nhưng đất nầy ở gần thành phố tội lỗi, đó là thành Sô-đôm. Không bao lâu, Lót sống trong một thành phố tội lỗi. Lót tính toán thiệt hơn, kết quả là mất tất cả, vì sau nầy Đức Chúa Trời hủy diệt thành Sô-đôm. Sự lựa chọn của Lót xém chút nữa hủy diệt cuộc đời của ông.

      (5) Sự ban thưởng của Đức Chúa Trời.

Sau khi Lót dọn sang thành Sô-đôm, Áp-ram dời trại mình đến xứ Hếp-rôn, là nơi có nhiều đồi núi. Việc ông làm đầu tiên là lập một bàn thờ cho Đức Giê-hô-va.

Áp-ram không giành phần đất phì nhiêu, vì biết làm như vậy là đẹp lòng Đức Chúa Trời. Không bao lâu, Đức Chúa Trời hiện ra cùng Áp-ram và hứa ban phước nhiều hơn cho ông. “Vì cả xứ nào ngươi thấy, ta sẽ ban cho ngươi và cho dòng dõi ngươi đời đời. Ta sẽ làm cho dòng dõi ngươi như bụi trên đất; thế thì, nếu kẻ nào đếm đặng bụi trên đất, thì cũng sẽ đếm đặng dòng dõi ngươi vậy” (Sáng 13:15-16).

    3. Ứng dụng.

Các em thân mến! Lót chọn lựa theo sự khôn ngoan riêng của mình, cuối cùng chẳng được gì cả. Trong khi đó, Áp-ram chọn lựa theo ý muốn của Chúa, không tranh giành, hết lòng tin cậy Chúa, nên được phước hạnh. Chắc chắn trong cuộc sống, có lúc các em cũng phải lựa chọn. Trước khi lựa chọn làm gì, chơi gì, đi đâu… các em cần phải suy nghĩ thật kỹ, xem điều em sắp làm có đẹp lòng Chúa hay không? Có những lúc các em cảm thấy bối rối bởi không biết phải lựa chọn như thế nào, các em có thể cầu nguyện xin Chúa ban cho sự khôn ngoan để quyết định đúng. Hoặc các em xin ý kiến của người lớn chỉ dẫn, để không có những quyết định sai lầm. Nhưng quan trọng hơn hết là chọn lựa sống theo ý Chúa chớ không sống theo ý riêng, tin cậy Chúa, vâng lời, sống đẹp lòng Chúa và làm vui lòng ba mẹ. Nếu các em chọn lựa trong ý muốn của Chúa, chắc chắn đời sống của các em sẽ được phước hạnh. Khi các em đã quyết định chọn Chúa, hãy cầu nguyện để Chúa giúp đỡ các em.

BÀI 10. ĐỨC TIN CỦA ÁP-RAM (HV)

BÀI 10. ĐỨC TIN CỦA ÁP-RAM (HV)

in QUÍ I. 2016, THIẾU NHI on 15 Tháng Sáu, 2017

BÀI 10. ĐỨC TIN CỦA ÁP-RAM

 

I. KINH THÁNH: Sáng 11:31- 12:9.

II. CÂU GỐC: “Xin dạy tôi làm theo ý muốn Chúa, vì Chúa là Đức Chúa Trời tôi; nguyện Thần tốt lành của Chúa dẫn tôi vào đất bằng thẳng” (Thi 143:10).

III. BÀI TẬP.

  A. Em hãy tưởng tượng mình cũng có mặt trong cuộc hành trình ra khỏi xứ U-rơ của Áp-ram. Em viết thư kể lại tình hình dọc đường của cuộc hành trình cho bạn thân của em.

  B. Sự chọn lựa của em.

  1. Đánh dấu x vào những hình có việc làm vâng lời Đức Chúa Trời.
  2. Suy nghĩ kỹ và chọn một hình mà em quyết định vâng lời Chúa làm theo trong tuần nầy. Khoanh tròn hình đó.

Cầu xin Chúa ban ơn để em có thể vâng lời Chúa mỗi ngày.

BÀI 10. ĐỨC TIN CỦA ÁP-RAM (GV)

BÀI 10. ĐỨC TIN CỦA ÁP-RAM (GV)

in QUÍ I. 2016, THIẾU NHI on 15 Tháng Sáu, 2017

BÀI 10. ĐỨC TIN CỦA ÁP-RAM

 

I. KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 11:31 – 12:9.

II. CÂU GỐC:Xin dạy tôi theo ý muốn Chúa, vì Chúa là Đức Chúa Trời tôi; nguyện Thần tốt lành của Chúa dẫn tôi vào đất bằng thẳng” (Thi 143:10).

III. MỤC ĐÍCH: Giúp các em:

– Biết: Áp-ram tin cậy Đức Chúa Trời, làm theo lời phán dặn của Ngài.

– Cảm nhận: Bằng lòng tin cậy, đi theo sự hướng dẫn của Chúa, chắc chắn được phước.

– Hành động: Em tin cậy và vâng lời Ngài.

IV. PHẦN ĐỀ NGHỊ TRONG GIỜ DẠY

A. CHUẨN BỊ.

  1. Phân loại chương trình truyền hình hàng ngày, loại nào có ích, loại nào có hại.
  2. Sưu tầm một số sách báo, truyện… Cho các em phát biểu loại sách nào hợp với lứa tuổi của các em, loại nào không, sách nào giúp ích, sách nào có hại…

B. BÀI HỌC KINH THÁNH.

    1. Vào đề.

Hằng ngày, các em đọc sách gì? Nghe nhạc gì? Chương trình truyền hình có quan trọng đối với các em không? Không xem có được không?

Có một số em thích xem truyền hình, có một số em lại thích đọc sách. Đó là những cách giải trí tốt, và có thể giúp các em hiểu biết thêm. Nhưng nếu nội dung của chương trình truyền hình, sách báo không tốt, không phù hợp với lứa tuổi của các em, thì sẽ rất có hại, dẫn các em đi đến những suy nghĩ và hành động sai trái. Thật ra, chỉ có Kinh Thánh và sự hướng dẫn của Chúa mới đưa các em đến suy nghĩ, và hành động đúng. Do vậy, các em có thể hoàn toàn tin cậy Kinh Thánh và Đức Chúa Trời. Các em biết không, có một người luôn tin cậy và sẵn sàng làm theo mạng lệnh của Chúa, không một chút nghi ngờ. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu về con người nầy nhé!

2. Bài học.

Sau sự vi phạm tại tháp Ba-bên, con người bị làm cho lộn xộn tiếng nói. Họ phải di tản ra khắp nơi mà ở, có nhiều người dời đến một nơi xa gọi là Canh-đê. Họ định cư tại đó, và xây một thành phố tên là U-rơ. Dân ở đây thờ lạy thần tượng và sống trong tội lỗi. Nhưng có một người tên là Áp-ram kính sợ Đức Chúa Trời và thờ phượng Ngài.

Đức Chúa Trời sắp đặt sẵn một kế hoạch tốt đẹp cho cuộc đời của Áp-ram.

      (1) Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ram.

Một ngày nọ, “Đức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ram rằng: ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn, ta sẽ ban phước cho ngươi, cũng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước” (Sáng 11:1-3).

Nghe lời phán của Chúa, Áp-ram liền chia tay với bà con bạn bè và ra đi. Kinh Thánh chép rằng: “Bởi đức tin, Áp-ram vâng lời Chúa gọi, đi đến xứ mình sẽ nhận làm cơ nghiệp: người đi mà không biết mình đi đâu” (Hê-bơ-rơ 11:8). Lúc đó, không có bản đồ, cũng không có bảng chỉ đường dựng ở dọc đường như ngày nay, thậm chí không có đường để mà đi. Nhưng Áp-ram không lo lắng hay nghi ngờ, mà vui lòng tuân lịnh Đức Chúa Trời.

      (2) Sự vâng phục của Áp-ram.

Không có ai muốn rời bỏ quê hương của mình ra đi hết, phải không các em? Nếu có, chỉ vì những lý do đặc biệt và họ biết chắc nơi mình sẽ đến tốt đẹp hơn. Nhưng Áp-ram thì không biết nơi mình sẽ đến là nơi nào, có tốt đẹp hơn không? Ông chỉ biết là rời khỏi nhà ra đi, sẽ mất bạn bè và những người thân thích, sẽ rất buồn, rất xa lạ. Nhưng Áp-ram vâng phục sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời, tin chắc Chúa sẽ gìn giữ, cho nên ông không lo sợ gì.

Áp-ram ra đi dẫn theo cha là Tha-rê, vợ là Sa-rai và cháu là Lót (ghi tên lên bảng), và rất đông đầy tớ để chăn đàn bò, chiên, lạc đà.

Đoàn người và bầy súc vật vượt qua nhiều khó khăn, đi qua nhiều nơi, cuối cùng họ đến một nơi gọi là Cha-ran.

Kinh Thánh không ghi họ ở Cha-ran được bao lâu, mà chỉ cho biết là ông Tha-rê, cha của Áp-ram qua đời tại Cha-ran. Theo sự chỉ dẫn của Chúa, Áp-ram lại ra khỏi Cha-ran, tiếp tục cuộc hành trình. Lúc đó, ông đã bảy mươi lăm tuổi.

      (3) Lời hứa của Đức Chúa Trời.

Hành trình từ U-rơ đến Si-chem rất dài. Đi trên con đường dài như vậy, Áp-ram luôn nhớ lời hứa tốt đẹp của Đức Chúa Trời: “Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi… Ta sẽ ban cho dòng dõi ngươi đất nầy” (Sáng 12:7), nên ông vững lòng tin cậy nơi Ngài.

Bây giờ thì Áp-ram đã làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, đi đến nơi Ngài đã chỉ định. Tiếp đó, ông đóng trại mình trên một sườn đồi, và để bày tỏ lòng cảm tạ Chúa, Áp-ram xây một bàn thờ bằng đá để dâng của lễ cho Đức Chúa Trời.

    3. Ứng dụng.

Các em thân mến! Áp-ram dẫn một đoàn đông người và súc vật đi trên sa mạc là bởi lòng tin cậy Đức Chúa Trời, không chút nghi ngờ, không do dự, không bàn luận, chỉ vâng phục, là một gương sáng cho chúng ta noi theo. Ở trong hoàn cảnh của Áp-ram, một sa mạc vắng bóng người, rộng mênh mông, thì có thể nương cậy vào ai? Chỉ tin cậy vào Đức Chúa Trời. Lời hứa của Đức Chúa Trời không chỉ dành cho Áp-ram, mà dành cho tất cả những ai tin cậy và vâng lời Ngài.

Đức Chúa Trời rất yêu thương các em, đã ban Chúa Giê-xu đến thế gian, xả thân trên cây thập tự vì các em. Các em có bằng lòng tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa của các em và sống cho Ngài không? Chắc chắn Chúa sẽ giúp đỡ các em vâng phục ý muốn của Đức Chúa Trời! Các em cùng đọc lớn Thi Thiên 143:10 là câu gốc của tuần nầy, và cũng là lời cầu nguyện. Cầu xin Chúa chỉ dạy cho chúng ta biết vâng theo ý chỉ của Ngài, vì Ngài là Đấng Toàn Năng, giúp đỡ cho đời sống hàng ngày của chúng ta.

BÀI 9. THÁP BA-BÊN (HV)

BÀI 9. THÁP BA-BÊN (HV)

in QUÍ I. 2016, THIẾU NHI on 15 Tháng Sáu, 2017

BÀI 9. THÁP BA-BÊN

 

I. KINH THÁNH: Sáng 11:1-9.

II. CÂU GỐC: “Sự kiêu ngạo đi trước, sự bại hoại theo sau, và tánh tự cao đi trước sự sa ngã” (Châm 16:18).

III. BÀI TẬP.

  A. Khoanh tròn chữ đúng với câu đúng, và ngược lại.

  1. Đức Chúa Trời đẹp lòng việc xây tháp Ba-bên. Đúng – sai.
  2. Họ cầu xin sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời. Đúng – sai.
  3. Loài người mong được đẹp lòng Đức Chúa Trời. Đúng – sai.
  4. Họ nài xin Đức Chúa Trời giúp đỡ. Đúng – sai.
  5. Đức Chúa Trời làm cho họ nói những ngôn ngữ khác nhau. Đúng – sai.
  6. Họ đã xây xong thành và tháp. Đúng – sai.

  B. Tôi không cần Đức Chúa Trời ở trong kế hoạch của tôi, khi tôi:

Đây là kế hoạch của………………… không phải là kế hoạch của……………………..

Tôi sống theo kế hoạch của………………… không phải là kế hoạch của……………………

  C. Em đã từng gạt bỏ Đức Chúa Trời ra ngoài kế hoạch của em. (Viết hoặc vẽ hình)

  D. Nếu có Đức Chúa Trời trong kế hoạch của em, thì sẽ ra sao? (Viết hoặc vẽ hình).