Tác giả: Quản trị

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI CHÚA NHẬT.20.10.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI CHÚA NHẬT.20.10.2019

in NAM GIỚI on 20 Tháng Mười, 2019

Chúa nhật 20.10.2019.

  1. Đề tài: NIỀM TIN CỦA SỰ SỐNG LẠI.
  2. Kinh Thánh: 1Cô-rinh-tô 15:1-19.
  3. Câu gốc: “…Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo Lời Kinh Thánh; Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh Thánh…” (1Cô-rinh-tô 15:3-4).
  4. Đố Kinh Thánh: Khải 17-19.
  5. Thể loại: Hướng dẫn học Kinh Thánh.

* CHỈ DẪN: Hướng dẫn học Kinh Thánh.

  1. Mời người hướng dẫn học Kinh Thánh.
  2. Người hướng dẫn dựa trên phần Kinh Thánh làm nền và tài liệu tham khảo để soạn. Cần lưu ý khi soạn, số câu hỏi phải tương ứng với nội dung của từng phần để có thể khai triển đúng mục tiêu của bài học.
  3. Đến giờ học, người hướng dẫn sẽ đưa ra nhiều câu hỏi để các bạn phát hiện sự kiện, giải thích và giúp họ áp dụng sự dạy dỗ vào đời sống thực tế.
  4. Người hướng dẫn chỉ nên dùng phương pháp vấn đáp (người hướng dẫn hỏi, người học đáp) hoặc phương pháp thảo luận (mọi người có thể đưa ra câu hỏi và trả lời, người hướng dẫn giữ phần đúc kết.
  5. Xin soạn 2-3 cụm câu hỏi, mỗi cụm có 3 phần: Sự kiện, ý nghĩa, áp dụng.

Sau đây là một số câu hỏi học Kinh Thánh bạn có thể tham khảo.

            (1.1) Từ câu 1-4 cho biết Tin Lành mà Phao-lô rao giảng gồm có hai yếu tố căn bản nào?

            (1.2) Xin giải thích tại sao hai yếu tố đó là quan trọng?

            (1.3) Hai yếu tố đó quan trọng như thế nào trong đời sống đức tin của bạn?

            (2.1) Từ câu 5-11 cho biết các lần hiện ra của Chúa Giê-xu.

            (2.2) Các lần hiện ra của Chúa Giê-xu minh chứng điều gì?

            (2.3) Bạn sẽ nói những gì để minh chứng cho sự sống lại của Chúa Giê-xu? Vì sao bạn nói những điều đó?

            (3.1) Từ câu 12-19 mô tả điều gì về sự sống lại của Chúa Giê-xu?

            (3.2) Vì sao đức tin của người Cơ đốc trở nên có giá trị khi tin vào sự sống lại của Chúa Giê-xu?

            (3.3) Sự sống lại của Chúa Giê-xu có giá trị như thế nào trên đời sống bạn?

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Sự chết và sự sống lại của Đấng Christ là hai điều không thể tách rời trong sứ điệp Tin Lành của Phao-lô.

Phao-lô không chỉ rao giảng về sự chết của Chúa Giê-xu nhưng ông còn là một nhân chứng về sự sống lại của Ngài nữa. Phao-lô đã xác chứng thế nào về sự sống lại của Đấng Christ? Tại sao sự sống lại của Ngài có liên quan đến niềm tin về sự sống lại của người Cơ đốc?

  1. DẪN GIẢI.
  2. Bằng chứng về sự sống lại của Chúa Giê-xu (15:1-18).

Sự sống lại của Chúa Giê-xu là điều chắc chắn, được Phao-lô trình bày qua những dẫn chứng sau đây:

  1. Sự ứng nghiệm của lời tiên tri trong Kinh Thánh (c.1-4).

Từ câu 1-2, Phao-lô nhắc cho tín hữu Cô-rinh-tô biết rằng Tin Lành mà ông rao giảng là Tin Lành được lập trên sự chết và sự sống lại của Chúa Giê-xu. Và hai điều nầy đã được xảy ra trong lịch sử nhân loại đúng như dự ngôn của Kinh Thánh qua các đấng tiên tri gần năm trăm năm trước đó. Chính Chúa Giê-xu cũng đã nói trước về sự chết và sự sống lại của Ngài. Nên khi Chúa sống lại các môn đồ nhớ Lời Chúa phán trước kia và hiểu lời tiên tri, bèn tin Ngài (Ê-sai 53; Giăng 20:8-9; Thi 16:10; Mat 16:21-23; Công vụ 26:23).

  1. Sự hiện ra của Chúa Giê-xu (c.5-11).

Sự sống lại của Chúa Giê-xu là một sự thật chớ không phải là điều tưởng tượng trong trí của môn đồ. Cũng không phải Ngài sống lại trong thần linh như một số người chủ trương. Vì chính Chúa đã hiện ra và bảo Thô-ma, vốn là người nghi ngờ rằng: “Hãy đặt ngón tay ngươi vào đây, và xem bàn tay ta, cũng hãy giơ bàn tay ngươi ra và đặt vào sườn ta…” (Giăng 20:27).

Sau đây là bảng liệt kê những nhân chứng về sự sống lại của Chúa Giê-xu theo thứ tự sự hiện ra của Ngài:

(1) Chúa hiện ra cho Sê-pha tức Phi-e-rơ (c.5). Có thể Phao-lô ám chỉ về sự kiện Chúa gặp Phi-e-rơ trên bờ biển Ga-li-lê để phó thác sứ mạng “Hãy chăn chiên Ta” (Giăng 21:27).

(2) Chúa hiện ra cho mười hai sứ đồ, dĩ nhiên không có Giu-đa Ích-ca-rốt (c.5).

(3) Chúa hiện ra cho năm trăm môn đồ. Có thể đây là lần hiện ra sau cùng trước khi Chúa về trời (Công vụ 1:10-11). Trong khi Phao-lô viết thơ này thì phần đông số người thấy Chúa hiện vẫn còn sống (c.7).

(4) Chúa hiện ra cho Gia-cơ (c.7). Nhiều nhà giải kinh cho rằng Gia-cơ này không phải là một trong các sứ đồ, nhưng là em của Chúa Giê-xu về phần xác, vì lúc trước, Gia-cơ không tin Ngài. Nhưng sau khi Ngài sống lại, Gia-cơ tin Chúa và trở thành lãnh đạo quan trọng trong Hội Thánh đầu tiên tại Giê-ru-sa-lem (Mat 13:55; Giăng 7:5; Công vụ 1:14; 12:17; 15:3; 21:18).

(5) Chúa hiện ra cho Phao-lô. Đối với anh em sứ đồ trước ông, Phao-lô ví sánh mình như một “thai sanh non”, là người sau cùng gặp được Chúa, đây là vinh hạnh lớn. Nhưng Phao-lô cảm thấy không xứng đáng chi bởi vì ông đã từng bắt bớ Hội Thánh của Đấng Christ. Cho nên Phao-lô nhận biết sự kiện ông gặp Chúa trên đường Đa-mách và được Ngài kêu gọi làm sứ đồ dân ngoại là đặc ân lớn bởi ân điển Ngài (Công vụ 9).

Vì vậy, Phao-lô đem hết tâm lực lao khổ vì Tin Lành đáp lại phần nào ân điển lớn mà Chúa đã ban cho ông (c.8-11).

  1. Từng trải về đời sống được đổi mới bởi quyền năng Tin Lành chứng thực sự sống lại của Chúa Giê-xu.

Từ c.12-18, Phao-lô dùng hệ quả để biện minh cho sự sống lại của Chúa Giê-xu.

Theo nguyên tắc đại diện: Chúa Giê-xu là trái đầu mùa của sự sống lại, nghĩa là: Chúa sống lại thì những kẻ chết trong Chúa sẽ sống lại. Phao-lô bắt đầu lý luận bằng cách đặt vấn đề:

– Nếu kẻ chết không sống lại như số người nghi ngờ, thì Đấng Christ không sống lại.

– Nếu kẻ chết thật không sống lại, thì Đức Chúa Trời cũng không khiến Đấng Christ sống lại.

Như vậy, Phao-lô là kẻ chứng dối cho Đức Chúa Trời vì cớ giảng sự sống lại của Đấng Christ và người tin vẫn còn ở trong tội lỗi. Nhưng thực sự đời sống của tín hữu đã được giải cứu bởi quyền năng của Tin Lành. Như vậy, Phao-lô không phải là kẻ chứng dối (Rô-ma 1:16). Do đó Chúa Giê-xu thật đã sống lại.

  1. Lẽ cần về sự sống lại của Chúa Giê-xu (c.1-2,12-19).

Tin Lành mà Phao-lô rao giảng được đặt trên nền tảng về sự chết và sự sống lại của Đấng Christ. Hai yếu tố căn bản này làm thành sự cứu rỗi trọn vẹn cho kẻ tin: Nhờ sự chết của Chúa, chúng ta được tha tội, nhờ sự sống lại của Chúa chúng ta được giải cứu khỏi sự chết (Rô 3:24-25; 4:25; 8:11,18-23). Vì lẽ cần này Phao-lô nêu lên nhiều dẫn chứng giúp các tín hữu biết chắc Chúa Giê-xu thật đã sống lại. Vì sự sống lại của Ngài là nền tảng của niềm tin về sự sống lại của Cơ Đốc nhân, nếu không thì đức tin trở nên vô ích. Chữ vô ích có nghĩa là nói về đức tin mù quáng, không mục đích. Vì cớ chúng ta được cứu bởi đức tin và trong niềm hy vọng về sự sống lại, tức là sự cứu chuộc thân thể chúng ta. Phao-lô nói, nếu không có sự trông cậy này thì trong đời này chúng ta là kẻ đáng thương nhất (c.19).

Tóm lại: Biết chắc về sự sống lại của Chúa sẽ làm vững niềm tin của chúng ta về sự sống lại.

  1. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.
  2. Theo c.1-5, Tin Lành mà Phao-lô rao giảng gồm có hai yếu tố căn bản nào? Tại sao hai yếu tố đó là quan trọng?
  3. Từ c.1-18, Phao-lô đã dùng dẫn chứng nào để tỏ rằng Đấng Christ thật đã sống lại?
  4. Qua các dẫn chứng trên, theo bạn dẫn chứng nào là mạnh nhất? Xin giải thích lý do.
  5. Tại sao Phao-lô muốn cho các tín hữu Cô-rinh-tô biết rõ sự sống lại của Đấng Christ là điều chắc chắn? (c.1-2).
  6. Điều Phao-lô nói với tín hữu Cô-rinh-tô trong câu 19 có ý nghĩa gì? Và cho thấy niềm tin có đặc điểm gì?

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT.06.10.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI. CHÚA NHẬT.06.10.2019

in NAM GIỚI on 30 Tháng Chín, 2019

Chúa nhật 06.10.2019.

  1. Đề tài: SỐNG YÊU THƯƠNG.
  2. Kinh Thánh: Ê-phê-sô 5:1-21.
  3. Câu gốc: “Hãy bước đi trong sự yêu thương, cũng như Đấng Christ đã yêu thương anh em…” (Ê-phê-sô 5:2).
  4. Đố Kinh Thánh: Khải 13-16.
  5. Thể loại: Kể chuyện hoặc thoại.
CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN.06.10.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN.06.10.2019

in THANH NIÊN on 30 Tháng Chín, 2019

Chúa nhật 06.10.2019.

  1. Đề tài: VÂNG PHỤC LẼ THẬT.
  2. Kinh Thánh: Ga-la-ti 5:7-12; Giăng 8:31-36.
  3. Câu gốc: “Các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi” (Giăng 8:32).
  4. Đố Kinh Thánh: A-mốt 1-5.
  5. Thể loại: Hướng dẫn học Kinh Thánh.
CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI CHÚA NHẬT.22.9.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI CHÚA NHẬT.22.9.2019

in NAM GIỚI on 17 Tháng Chín, 2019

Chúa nhật 22.09.2019.

  1. Đề tài: ÂN TỨ TRONG SỰ GIẢNG DẠY.
  2. Kinh Thánh: 1Cô-rinh-tô 14:1-25.
  3. Câu gốc: “Kẻ nói tiếng lạ, tự gây dựng lấy mình; song kẻ nói tiên tri, gây dựng cho Hội Thánh” (1Cô-rinh-tô 14:4).
  4. Đố Kinh Thánh: Khải 5-8.
  5. Thể loại: Phỏng vấn.

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG  BAN THANH NIÊN 22.9.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN 22.9.2019

in THANH NIÊN on 17 Tháng Chín, 2019

Chúa nhật 22.9.2019.
1. Đề tài: BÀY TỎ ĐỨC TIN.
2. Kinh Thánh: Ga-la-ti 5:5-6; Gia-cơ 2:14-17.  
3. Câu gốc: “Anh em đã sống trên thế gian ăn uống vui sướng và xa xỉ, anh em đã làm cho lòng mình no nê trong ngày chém giết” (Gia-cơ 5:5).
4. Đố Kinh Thánh: Ô-sê 11-14.
5. Thể loại: Thảo luận.
* CHỈ DẪN: Thảo luận.
1. Từ nhiều tuần trước, Ủy viên linh vụ giao hai đề tài cho hai nhóm:
Đề tài 1: Bày Tỏ Đức Tin.
Đề tài 2: Không Bày Tỏ Đức Tin.
2. Mỗi nhóm họp lại đề cử hai người thay mặt nhóm để thảo luận và đưa ra những ý kiến để giúp cho việc thảo luận của nhóm có sức thuyết phục cao.
3. Ban hướng dẫn nhờ một người có ân tứ và hiểu biết Lời Chúa để đúc kết giờ thảo luận, vì đúc kết sai sẽ làm rối trí các ban viên và nguy hại cho Hội Thánh.
4. Giờ thảo luận.
a. Người hướng dẫn tuyên bố đề tài thảo luận và mời đại diện của hai nhóm lên ngồi đối diện nhau trước các ban viên.
b. Người hướng dẫn tuyên bố qui luật của buổi thảo luận: Mỗi nhóm tự do trình bày, bênh vực ý kiến của nhóm mình, nhưng không tranh cãi (tìm mọi cách để hạ đối phương và chiếm phần thắng cho mình). Thời gian: 20 phút. Sau đó, nhóm viên của hai nhóm có quyền tham gia thảo luận trong 10 phút.
c. Đúc kết (10 phút): Người chịu trách nhiệm đúc kết sẽ dựa trên Lời Chúa (chứ không phải lý luận) để nói lên chân lý.
* TÀI LIỆU THAM KHẢO.
I. DẪN GIẢI.
Con người với lý tánh xác thịt thường sống bởi mắt thấy chớ chẳng phải bởi đức tin. Nhất là trong thời đại văn minh cực thịnh như ngày nay, khi cuộc sống con người dường như nương dựa vào các kỹ thuật khoa học, và niềm tin nơi Chúa Giê-xu bị xem là điều chẳng thực tiễn. Tuy nhiên nguyên tắc bất di bất dịch “người công nghĩa sống bởi đức tin” vẫn là thiết thực và là lẽ sống cho Cơ đốc nhân trải qua các thời đại.
Tại sao đức tin là cần thiết? Thế nào là sống bởi đức tin?
A. Ý NGHĨA VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỨC TIN.
Tiếp theo lời cảnh cáo của mất ân điển trong Ga-la-ti 5:2-4, Phao-lô khuyến khích tín hữu tiến đến đời sống tự do với đời sống đức tin trong Thánh Linh. Theo sự bày tỏ của Kinh Thánh, chữ đức tin được hiểu trong hai khía cạnh:
1. Đức tin của sự cứu rỗi: Là đức tin nương cậy hoàn toàn vào công lao cứu chuộc của Chúa để được cứu, chớ không phải để cậy hay cộng vào công đức riêng tư nào của mình. Vì Đức Chúa Trời chỉ căn cứ trên sự đổ huyết của Chúa Giê-xu mà xưng nghĩa cho tội nhân, nên kẻ tin không phải làm chi cả, chỉ bởi đức tin tiếp nhận sự ban cho của Đức Chúa Trời trong Con Một yêu dấu của Ngài. Đức tin trong khía cạnh nầy, Phao-lô thường gọi là đức tin trong Đức Chúa Giê-xu, đức tin không bởi việc làm mà Phao-lô thường nói đến để nhấn mạnh sự xưng nghĩa ngoài luật pháp (Rô 3:24-28).
2. Đức tin thực nghiệm sự cứu rỗi hay sự xưng nghĩa: Nếu đọc qua Gia-cơ 2:14-17, chúng ta thấy dường như có sự mâu thuẫn giữa Phao-lô và Gia-cơ trong quan điểm đức tin. Một đàng nhấn mạnh đức tin, một đàng nhấn mạnh việc làm. Nhưng thật ra cả hai nói đến hai khía cạnh của đức tin và có sự tương quan với nhau. Chữ “việc làm” trong Gia-cơ 2:14 có nghĩa là hành động, chỉ về sinh lực của đức tin bên trong nảy ra việc làm bên ngoài. Không phải làm để nhờ đó được xưng nghĩa, nhưng vì cớ đã được xưng nghĩa nên bày tỏ ra việc làm, phẩm hạnh xứng đáng với địa vị công nghĩa Chúa gọi. Vì vậy theo ý nghĩa nầy, Gia-cơ cảnh cáo rằng: “Đức tin không sanh ra việc làm, thì tự mình nó chết” (c.17). Điều nầy có nghĩa người nhờ đức tin được cứu, và đức tin đó cần phải được lớn lên song song với việc bày tỏ ra việc làm trong đời sống thánh hóa. Đây là bông trái của sự xưng nghĩa do công việc của Thánh Linh trong đời sống kẻ tin. Do đó đức tin trong khía cạnh thực nghiệm sự cứu rỗi cũng gọi là đức tin trong Thánh Linh mà Phao-lô bày tỏ trong câu 5-6.
Qua hai câu Kinh Thánh trên, đức tin thực nghiệm được mô tả trong hai phương diện:
(1) Chờ đợi: Chữ “nhận lãnh” trong câu 5, theo nguyên văn có nghĩa là chờ đợi (Phi-líp 3:20). Sự chờ đợi nầy được bao gồm trong hai khía cạnh:
– Chờ đợi với hy vọng về sự công nghĩa, tức là sự cứu chuộc của thân thể trong tương lai (Rô-ma 8:20-25).
– Chờ đợi với sự đầu phục ý muốn Chúa trong sự hầu việc Ngài.
(2) Việc làm nảy ra bởi tình yêu thương: Chữ “giá trị” trong câu 6 từ nguyên ngữ Hy-lạp là có năng lực. Trong khi người cậy phép cắt bì, nương tựa vào một nghi thức chết của tôn giáo, thì người sống bởi đức tin nhờ Thánh Linh, đức tin trở nên có năng lực bày tỏ ra những việc làm sống động bởi tình yêu thương. Đó mới là giá trị trong nếp sống đạo của Cơ đốc nhân, chớ không phải là phép cắt bì. Vì vậy, với đức tin trong Thánh Linh đã đưa Cơ đốc nhân dấn bước đến đời sống mới mẻ, đầy hứng thú trong sự khám phá quyền năng kỳ diệu của Chúa Giê-xu để làm những công việc lớn lao, làm vinh danh Đức Chúa Trời.
Tóm lại đức tin theo sự diễn giải trên là lẽ cần cho đời sống tự do của Cơ đốc nhân vì những lý do:
– Để cứ tiến bước trong đời sống nên thánh mà không bị rơi vào ách nô lệ của tội lỗi.
– Để công việc làm có giá trị thật trong Chúa Giê-xu (Hêb 11:6).
B. THỰC NGHIỆM ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN.
Từ câu 4-6, chúng ta tìm hiểu những mối liên quan giữa ân điển với đức tin và đức tin với Thánh Linh. Nhờ sự nâng đỡ của ân điển, tội nhân mới có thể đưa bàn tay yếu đuối của mình nhận lấy sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Vì vậy, ngoài ân điển của Chúa, không ai hưởng được sự cứu rỗi của Ngài (Êph 2:8). Và khi đức tin được bắt đầu trong kẻ tin, thì cũng bởi ân điển, Thánh Linh được ban cho.
Trong Thánh Linh, đời sống Cơ đốc nhân cũng sẽ được những kết quả như đức tin, trông cậy và yêu thương; là ba điều mà Phao-lô nói đến trong câu 5-6, và cả ba đều có mối liên quan cần thiết với nhau. Vì đức tin giúp hy vọng càng thêm vững chắc trong sự trông cậy về ngày cứu chuộc vinh hiển. Với hy vọng tràn đầy nầy, khiến đức tin nảy ra việc làm phục vụ Chúa mà tình yêu thương là động lực thúc đẩy. Qua mối tương quan nầy cho chúng ta thấy vai trò của Thánh Linh trong đời sống đức tin của con cái Chúa. Thiếu Ngài, Cơ đốc nhân cũng không thể nào đạt đến đời sống kết quả của sự xưng nghĩa bởi đức tin. Cho nên vâng theo sự dẫn dắt của Thánh Linh là bí quyết cho đời sống bởi đức tin của người sống vì vinh hiển danh Đức Chúa Trời.
Kinh Thánh ghi chép nhiều gương sáng của đời sống bởi đức tin. Như Áp-ra-ham đã khám phá đất hứa và quê hương vĩnh viễn trên trời. Môi-se bởi đức tin từ bỏ danh vọng xứ Ai-cập để phục vụ dân sự Chúa trong tình thương (Hê-bơ-rơ 11). Bởi đức tin David Livingston vâng theo sự dẫn dắt của Thánh Linh, nên thay vì muốn đi Ấn Độ, lại đi Phi châu để phục vụ Chúa, và đã chinh phục lục địa nầy cho Đức Chúa Trời. Kỳ diệu thay là đời sống bởi đức tin trong Chúa Thánh Linh.
Nhưng đồng thời Kinh Thánh cũng cảnh cáo kẻ cậy mình và lòng cứng cỏi. Như dân Y-sơ-ra-ên, thay vì bởi đức tin bước vào đất hứa, nhưng lại cứng lòng nên cứ đi quanh quẩn và bị ngã chết trong đồng vắng mà chẳng bao giờ nếm trải được phước hạnh của đất hứa tự do (Dân số ký 13:30; 14:4; Hê-bơ-rơ 3:12-19).
Vì vậy người được cứu, cũng được thách thức trước sự lựa chọn quan trọng nầy: Cậy mình để bị lùi vào ách nô lệ hay nhờ đức tin để tiến đến đời sống sung mãn trong sự tự do Chúa gọi? Sự lựa chọn của người leo núi là nương mình vào sợi dây thừng được neo vững chắc từ phía trên để leo đến đích hay buông dây để bị rơi xuống hố sâu? Chiếc dây leo đó chính là đức tin của chúng ta. Chúng ta có sự lựa chọn nào? Hằng ngày chúng ta có nhờ Thánh Linh sử dụng chiếc dây leo đức tin ấy không hay sống với sự cậy sức riêng mình và bỏ mất đức tin trong Thánh Linh?
Tóm lại:
1. Thiếu Thánh Linh, đức tin cũng thiếu năng lực.
2. Người có đức tin thì cũng có hy vọng về sự vinh hiển. Người có hy vọng về sự vinh hiển không thể không nảy ra các việc làm bởi tình yêu thương.
3. Đức tin trong nếp sống đạo của Cơ đốc nhân là đức tin phải đi đôi với việc làm (hành động).
II. CÂU HỎI SUY GẪM VÀ ỨNG DỤNG.
1. a. Xem Ga-la-ti 5:5-6 và tìm hiểu mối tương quan giữa đức tin, sự trông cậy và tình yêu thương.
b. Qua mối tương quan nầy, chữ đức tin Phao-lô nói đến câu 5 và câu 6 có ý nghĩa gì?
c. Tại sao đức tin quan trọng hơn phép cắt bì? (c.6).
d. Tại sao cần phải có đức tin trong đời sống Cơ Đốc nhân? (Hêb 3:12-19).
2. a. Xem Ga-la-ti 3:2-5; 5:4-6, nói lên mối tương quan giữa:
(1) Ân điển và đức tin.
(2) Đức tin, hy vọng, yêu thương và việc làm.
b. Qua mối tương quan trên.
(1) Vai trò của Đức Thánh Linh trong đời sống đức tin của Cơ đốc nhân là gì?
(2) Cơ đốc nhân có trách nhiệm gì trong sự thể hiện đức tin của mình?
c. Bí quyết nào trong việc thực hành đời sống đức tin?
3. a. Trong Rô-ma 3:28, Phao-lô quả quyết rằng sự cứu rỗi hoàn toàn bởi đức tin chớ chẳng phải bởi việc làm. Trong Gia-cơ 2:17 nói rằng đức tin phải có việc làm. Điều nầy có mâu thuẫn nhau không? Xin giải thích.
b. Thế nào là người thực sự sống bởi đức tin?
4. a. Bạn đang sống trong sự cậy mình hay sống bởi đức tin? Trong đời sống bạn có bông trái nào của đức tin không?
b. Trong việc thể hiện đức tin trong đời sống, bạn thường gặp trở ngại nào? Làm thế nào để vượt qua và đắc thắng?
c. Đức tin của Môi-se đã nảy sinh ra các việc làm nào? Điều đó khuyến khích chúng ta dấn thân trong những công việc gì? (Hêb 11:23-28).

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI.15.9.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN NAM GIỚI.15.9.2019

in NAM GIỚI on 9 Tháng Chín, 2019

Chúa nhật 15.09.2019.

  1. Đề tài: CHÚA NHẬT THIẾU NHI TIN LÀNH.
  2. Kinh Thánh: Thi thiên 119.
  3. Câu gốc: “Người trẻ tuổi phải làm sao cho đường lối mình được trong sạch? Phải cẩn thận theo Lời Chúa” (Thi thiên 119:9).
  4. Đố Kinh Thánh: Đố theo chủ đề.
CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN.08.9.2019

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG BAN THANH NIÊN.08.9.2019

in Chưa được phân loại on 8 Tháng Chín, 2019

Chúa nhật 08.9.2019.

  1. Đề tài: CẢM TẠ CHÚA (Sinh nhật quí 3).
  2. Kinh Thánh: Ê-sai 38:18-20.
  3. Câu gốc: “Đức Giê-hô-va là Đấng cứu tôi! Trọn đời chúng tôi sẽ đàn và hát trong nhà Đức Giê-hô-va” (Ê-sai 38:20).
  4. Đố Kinh Thánh: Ô-suê 1-5.
  5. Thể loại: Sinh nhật.

* CHỈ DẪN: Sinh nhật.

  1. Mỗi quí tổ chức một buổi sinh nhật cho các bạn sinh trong quí đó. Quí 1 dành cho các bạn sinh trong (tháng 1,2,3), quí 2 (tháng 4,5,6), quí 3 (tháng 7,8,9), quí 4 (tháng 10,11,12).
  2. Với những người không nhớ ngày sinh, xin lấy ngày tin Chúa, hoặc ngày cưới, hay bất kỳ ngày tháng nào có nhiều kỷ niệm đáng ghi nhớ để làm sinh nhật.
  3. Thư ký ghi danh sách và ngày sinh của từng ban viên. Giao danh sách các ban viên có ngày sinh nhật trong quí cho thủ quỹ để mua quà. Thủ quỹ mua quà nhiều hơn số cần, phòng khi có khách, thân hữu… đến dự và cũng có ngày sinh trong quí đó. Món quà nho nhỏ và có thể giữ lâu (cây viết bi, tấm thiệp câu gốc…).
  4. Mời những người “sinh nhật” lên phía trên. Toàn ban hát chúc mừng và cầu nguyện đặc biệt cho họ. Nếu có bánh sinh nhật thì tất cả những người sinh nhật cùng cầm dao và cắt bánh trước khi cầu nguyện.
  5. Tặng quà cho mỗi người sinh nhật.
  6. Mời từng người “sinh nhật” có lời cảm tạ Chúa hoặc hát tôn vinh Ngài. Họ có quyền mời các bạn cùng hát bài thánh ca mà mình thích.
  7. Trò chơi và ăn bánh sinh nhật

                                                      MỪNG SINH NHẬT

 

                                                    CẢM TẠ CHÚA